8 Trang 4 I Khái quát chung về xã hội học 1.1 Khái niệm xã hội họcXã hội học là một khoa học thuộc lĩnh vực khoa học nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt, đi sâu nghiên cứu một các
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên: TS Mai Linh Lớp: SOC1051 2
Thực hiện: Nhóm 8
Chủ đề:
Nghiên cứu về tiểu sử và sự đóng góp cho xã hội học của
Emile Durkheim
Hà Nội, tháng 3 năm 2024
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM
STT Tên thành viên MSSV Nhiệm vụ Đánh
giá
2
Thực hiện phần tiểu sử, những hoạt động cụ thể và tác phẩm tiêu biểu
A+
3 Trịnh Thu Uyên 23030219 góp về đối tượng nghiên cứu Thực hiện phần 3.1 Đóng A+
4 Nguyễn Thị Thùy Linh 23030180 Thực hiện phần 4 Đánh giá
góp về lý luận và tổng hợp
nội dung
A+
7
Nguyễn Hữu Hoàn 23030171 Thuyết trình và nghiên cứu
cuốn sách “Tự tử”
A+
Làm slide và thực hiện phần
1 Khái quát về xã hội học A+
9 Nguyễn Danh Thái 23030204 Làm slide và thực hiện phần
1 Khái quát về xã hội học A+
Trang 3Mục Lục
N ô ̣i dung
I) Khái quát chung v ề xã hội học 3
1.1 Khái ni ệm xã hội học 3
1.2 Ý nghĩa sự ra đời của xã hội học 3
1.3 S ự ra đời và phát triển của xã hội học 4
1.3.1 S ự ra đời của xã hội học là như cầu khách quan 4
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 4
1.3.3 Ti ền đề khoa học – tư tưởng 5
II) Gi ới thiệu về Emile Durkheim 5
2.1 Ti ểu sử 5
2.2 Nh ững hoạt động cụ thể, tác phẩm tiêu biểu 6
2.3 Cu ốn sách “Tự tử” (Suiside) (1897) 7
III) Đóng góp của Emile Duckheim đối với Xã hội học 8
3.1 Đóng góp về đối tượng nghiên cứu 8
3.2 Đóng góp về lý luận 9
3.3 Đóng góp về phương pháp luận 12
IV Đánh giá về đóng góp của Emile Durkheim đối với Xã hội học 12
4.1 Ưu điểm: 12
4.2 H ạn chế: 13
DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 4I) Khái quát chung v ề xã hội học
1.1 Khái niệm xã hội học
Xã hội học là một khoa học thuộc lĩnh vực khoa học nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt, đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan xã hội và hành vi, hoạt động của con người trong các nhóm tổ chức nhóm xã hội Mối tương tác này tác này liên hệ với nền văn hóa rộng lớn cũng như toàn bộ cơ cấu xã hội
Theo các nhà xã hội học Liên Xô trước đây thì “xã hội học Macxit-Lenin là khoa học về các quy luật phổ biến và đặc thù các sự hoạt động và phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội, về các cơ chế hoạt động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân các tập đoàn xã hội, các giai cấp, các dân tộc”1
1.2 Ý nghĩa sự ra đời của xã hội học
Xã hội học cung cấp cho ta kiến thức về các cấu trúc và tổ chức xã hội, cũng như các hiện tượng xã hội bất bình đẳng, phân biệt đối xử, và biến đổi xã hổi Kiến thức này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của xã hội và nhưng yếu tố ảnh hương đến nó
Xã hội học giúp chúng ta xác định nguyên nhân của các vấn đề xã hội và đưa ra các giải pháp hiệu quả để giải quyết chúng Ví dụ, xã hội có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân của bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử, bạo lực học đường… từ
đó đưa ra các chính sách và chương trình để giảm thiểu những vấn đề này
Xã hội học phát triển khả năng phản biện về các vấn đề xã hội và các giả định của chúng ta về thế giới, hiểu rõ hơn về sự đa dạng văn hóa và xã hội Nó khuyến khích chúng ta tôn trọng sự khác biệt và thúc đẩy sự khoan dung và hòa nhập giữa các nhóm
1 Trang số 6,7 giáo trình “Xã Hội Học Đại Cương” của Nguyễn Sinh Huy
Trang 5người với nhau….2
1.3 S ự ra đời và phát triển của xã hội học
1.3.1 Sự ra đời của xã hội học là như cầu khách quan
“Xã hội học ra đời do yêu cầu của bản thân hoặc sự vận động xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều biến động hoặc xung đột xã hội” 3
Các công trình nghiên cứu xã hội đầu tiên đã ra đời ở Pháp, ở Đức vào giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với những tác gia nổi tiếng như Emile Dukheim (Pháp), C.Mac… Tuy nhiên xét một cách khách quan, cho đến nay vẫn còn nhiều cách tiếp cận khác nhau trong từng trường phái xã hội học , do đó ngay trong các hệ thống khái niệm, các giả định các hướng phát triển lí thuyết cũng khác nhau, do vậy cùng là tác phẩm xã hội học nhưng mỗi hướng tìm tòi, ngoài những điều giống nhau, thống nhất, vẫn biểu lộ
sự khác biệt, đôi khi rất xa nhau về quan điểm, về lí thuyết mà chúng ta học tập, nghiên cứu cũng cần biết rõ xu thế phát triển đa dạng này
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Vào nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhiều quốc gia ở Tây Âu nền kinh tế, chính trị có những bước phát triển mạnh mẽ có tính chất đột biến (chủ nghĩa tư bản sau
100 năm hình thành (Tk XIX)) đã tạo nên một khối lượng sản phẩm, của cải vật chất khổng lồ tương đương với những gì mà con người sáng tạo nên từ khi xuất hiện cho đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành Biến đổi mạnh mẽ trong kinh tế, trong sản xuất đã làm thay đổi mạnh mẽ mọi lĩnh vực hoạt động của con Lao động công nghiệp, cơ khí hóa trong công xưởng đã thay thế nông nghiệp cổ truyền, lối sống đô thị theo phong cách công nghiệp đã đẩy lùi ảnh hưởng của lối sống điền đã, tản mạn… rất nhiều nhân tố mới xuất hiện, xã hội đổi mới đã xuất hiện Hiện tượng dân cư tập trung chen chúc ở đô thị, làm nảy sinh các vấn đề về dân số, về môi trường, về bệnh tật và nạn thất nghiệp Nhu cầu phải nghiên cứ kĩ càng, nghiêm túc để lý giải và tìm cách giải quyết vấn đề trên ngày càng trở nên mạnh mẽ
2 Ý nghĩa của XHH trong xã hội hiện đại của Bùi Quang Toàn, Tạp chí Xã hội học, số 2/2023
3 Xã hội học nhập môn-Viện Đại Học mở Tp HCM - 1993
Trang 6Từ những tiền đề kinh tế xã hội và sự phát triển kể trên đã đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng nghiên cứu, phát hiện tìm kiếm các quy luật, xu thế phát triển của xã hội và con người, định hướng cho sự phát triển xã hội tương lai Không thể nghiên cứu các vấn
đề trên chỉ trong phạm vi triết học, kinh tế học, dân tộc học, văn hóa học và cũng không thể chỉ bằng lý thuyết sẵn có, tất cả tạo ra tiền đề cho sự xuất phát triển của đời sống xã hội đó là xã hội học mà chúng ta đang nghiên cứu
1.3.3 Tiền đề khoa học – tư tưởng
Xã hội học cũng như bất kì một khoa học nào khác sẽ không thể nào phát triển được nếu chỉ xuất phát, căn cứ từ nhu cầu thực tiễn mà thiếu những tiền đề lý thuyết, cơ
sở khoa học nhất định
Emile Durkheim trong tác phẩm nổi tiếng “Các quy tắc của phương pháp xã hội học”, càng có quan điểm nhất quán, xem xã hội cũng như một cơ thể sống, có cấu trúc
và vận hành theo quy luật nhất định, và nếu có thể nghiên cứu được cơ thể của sinh vật thì chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu được cơ cấu và vận hành của xã hội dù đó là một cấu trúc hết sức phức tạp 4
Đáp ứng nhu cầu đó, trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo các thành tựu của khoa học đương thời, xã hội học với đối tượng, phạm vi nghiên cứu đã xác định đã ngày càng trở thành một khoa học độc lập và phát triển Ngày nay xã hội học đã được áp dụng vào tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, có những đóng góp đáng kể vào những thành tự
to lớn về kinh tế - xã hội ở nhiều nước và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của các nghành khoa học, ngày càng trở thành một khoa học có “cách tiếp cận xã hội đa diện”, có giá trị cao cả về ý nghĩa lí luận và vai trò thực tiễn trong đời sống xã hội
2.1 Tiểu sử
Emile Durkheim sinh ngày 15 tháng 4 năm 1858 trong một gia đình Do thái (mất năm 1917), là một nhà Xã hội học người Pháp, chịu ảnh hưởng từ các nhà tư tưởng châu
4 Trang số 20-21, giáo trình XHH của Nguyễn Huy Sinh
Trang 7Âu, nhất là những nhà tư tưởng Pháp như Saint-Simon, Auguste Comte.5
Emile Durkheim được coi là một trong những người sáng lập Xã hội học cùng với Auguste Comte, là một trong những người đầu tiên nghiên cứu Xã hội học làm đối tượng nghiên cứu có tính khoa học Durkheim tin rằng xã hội là sinh vật sống và phức tạp, có thể được nghiên cứu và phân tích như bất kì hiện tượng tự nhiên nào khác Durkheim thiết lập các quy tắc cho xã hội học như một khoa học xác định
2.2 Nh ững hoạt động cụ thể, tác phẩm tiêu biểu
Năm 1879, do học giỏi, Durkheim đã được nhận vào Trường École Normale Supérieure Paris và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài "Nghiên cứu về tổ chức của các xã hội tiên tiến" (A study of the organization of advanced societies)
Năm 29 tuổi, Durkheim giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Bordeaux; trong thời gian làm việc ở Bordeaux
Trước tuổi 40, Durkheim được bổ nhiệm cho một chức vụ quyền lực và danh giá với tư cách là một giáo sư tại Sorbonne Tại đây, ông viết một trong những tác phẩm xã hội học độc đáo và quan trọng nhất của mình: "Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo" (The elementary forms of religious life).Việc Durkheim đưa vào giảng dạy môn xã hội học trong nhà trường đại học đã mở đầu cho bước tiến quan trọng của xã hội học với tư cách là khoa học.6
Các tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm: Bàn về phân công lao động xã hội (1893), Các nguyên tắc phương pháp luận (1895), Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo (1912).7
5 Giáo trình Xã hội học đại cương trang 67-Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Khoa Xã hội học
6 Wikipedia
7 Giáo trình Xã hội học đại cương trang 67-Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Khoa Xã hội học
Trang 82.3 Cu ốn sách “Tự tử” (Suiside) (1897)
Ông sống qua thời kì thay đổi diện rộng nhanh chóng của Pháp Từ một xã hội nông nghiệp truyền thống thành một đô thị kinh tế công nghiệp Ông thấy rằng đất nước đang giàu lên, rằng chủ nghĩa tư sản năng suất phi thường và cũng cởi mở hơn trong vài khía cạnh Nhưng cái nổi bật với ông và trở thành điểm chính trong sự nghiệp học thuật của ông đó là sự tác động kì lạ của hệ thống kinh tế lên tâm trí con người Nó đã đẩy họ đến tự tử với số lượng ngày càng gia tăng Đây là sự sáng suốt vĩ đại được thể hiện trong công trình quan trọng nhất của ông: Tự tử, xuất bản năm 1897 Quyển sách ghi chép lại đáng phát hiện đáng chú ý và bi thảm rằng tỉ lệ tự tử tăng vọt khi quốc gia đã công nghiệp hóa và Chủ nghĩa tư bản tiêu dùng chiếm ưu thế
Durkheim giải thích tự tử là một triệu chứng của sự lệch lạc xã hội tập thể, giống như chứng nghiện rượu hoặc giết người
Ông đã tạo ra một lý thuyết chuẩn mực về việc tự sát tập trung vào các điều kiện của cuộc sống nhóm Đề xuất bốn kiểu tự tử khác nhau, bao gồm ích kỷ , vị tha , dị thường và chí mạng , Durkheim bắt đầu lý thuyết của mình bằng cách vẽ biểu đồ quy định xã hội trên trục x trong biểu đồ của mình và hội nhập xã hội trên trục y
Tự sát vị kỷ tương ứng với mức độ hòa nhập xã hội thấp Khi một người không hòa nhập tốt vào một nhóm xã hội, điều đó có thể dẫn đến cảm giác rằng họ không tạo ra được sự khác biệt nào trong cuộc sống của bất kỳ ai
Tự sát vị tha tương ứng với việc hòa nhập xã hội quá nhiều Điều này xảy ra khi một nhóm thống trị cuộc sống của một cá nhân đến mức họ cảm thấy vô nghĩa đối với xã hội
Tự tử bất thường xảy ra khi một người không có đủ quy định xã hội Điều này bắt nguồn từ thuật ngữ xã hội học anomie , có nghĩa là cảm giác không mục đích hoặc tuyệt vọng nảy sinh từ việc không thể mong đợi một cách hợp lý rằng cuộc sống sẽ có thể dự đoán được
Tự sát định mệnh là kết quả của quá nhiều quy định xã hội Một ví dụ về điều này
là khi một người tuân theo cùng một thói quen ngày này qua ngày khác Điều này dẫn
Trang 9đến niềm tin rằng không có gì tốt đẹp để mong đợi Durkheim cho rằng đây là hình thức
tự sát phổ biến nhất đối với tù nhân
VD: Durkheim khám phá tỷ lệ tự tử khác nhau giữa những người theo đạo Tin lành
và Công giáo => Công Giáo có tỷ lệ thấp hơn
Do: Xã hội Công giáo có mức độ hội nhập bình thường trong khi xã hội Tin Lành
có mức độ hội nhập thấp
Nghiên cứu này đã được các học giả sau này thảo luận rộng rãi và đã xuất hiện một số lời chỉ trích lớn Đầu tiên, Durkheim lấy hầu hết dữ liệu của mình từ các nhà nghiên cứu trước đó, đặc biệt là Adolph Wagner và Henry Morselli, những người cẩn thận hơn nhiều trong việc khái quát hóa từ dữ liệu của chính họ Thứ hai, các nhà nghiên cứu sau này phát hiện ra rằng sự khác biệt giữa Công giáo và Tin lành trong vấn đề tự sát dường như chỉ giới hạn ở khu vực châu Âu nói tiếng Đức và do đó có thể luôn là sự phản ánh giả mạo của các yếu tố khác
Bất chấp những hạn chế của nó, công trình nghiên cứu về tự tử của Durkheim đã ảnh hưởng đến những người ủng hộ lý thuyết kiểm soát và thường được nhắc đến như một nghiên cứu xã hội học cổ điển
Cuốn sách đi tiên phong trong nghiên cứu xã hội hiện đại và giúp phân biệt khoa học xã hội với tâm lý học và triết học chính trị.8
3.1 Đóng góp về đối tượng nghiên cứu
Durkheim quan niệm đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các sự kiện xã hội 9
Sự kiện xã hội là tất cả những cái tồn tại bên ngoài cá nhân nhưng có khả năng chi phối, điều khiển hành vi của các nhân Ông phân thành 2 loại:
Sự kiện xã hội vật chất là những quan hệ mà chúng ta có thể quan sát được, đo lường được
8 Wikipedia
9 Giáo trình Xã hội học đại cương trang 67-Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Khoa Xã hội học
Trang 10VD: Cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội, cộng đồng xã hội
Sự kiện xã hội phi vật chất là sự kiện xã hội không thể quan sát được hay khó quan sát, phải dùng đến trí tưởng tượng để hình dung ra
VD: Quan niệm xã hội, hệ thống giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán, đặc điểm,…10
Từ quan niệm như vậy, ông đã nêu ra 3 đặc trưng của sự kiện xã hội như sau:
Thứ nhất: Sự kiện xã hội phải là những gì bên ngoài cá nhân Cá nhân không chỉ sinh ra trong môi trường đã có sẵn các sự kiện như: thiết kế, chuẩn mực, giá trị… mà còn học tập, tiếp thu, tuân theo các chuẩn mực, giá trị tức là các sự kiện xã hội Khi các cá nhân tích cực chủ động tạo dựng các chuẩn mực, giá trị, quy tắc xã hội…thì tất cả những cái
đó đều có thể trở thành các sự kiện xã hội tức là trở thành hiện thực bên ngoài cá nhân
Thứ hai: Các sự kiện xã hội bao giờ cũng là chung đối với nhiều cá nhân tức là được cộng đồng xã hội cùng chia sẻ, chấp nhận
Thứ ba: sự kiện xã hội có sức mạnh kiểm soát và cưỡng chế hành động và hành vi của cá nhân (ví dụ: xã hội có những quy định và nếu vi phạm thì bị trừng phạt; các điều khoản luật là những ví dụ rất rõ về đối tượng của sự kiện xã hội)11
3.2 Đóng góp về lý luận
Émile Durkheim đã có nhiều đóng góp quan trọng về lý luận Dưới đây là một số điểm nổi bật về lý luận và đóng góp của ông:
Xã hội là một trật tự, một sự thống nhất về đạo đức giữa mọi người hay một ý thức tập thể Theo ông, xã hội bao giờ cũng tồn tại ngoài cá nhân, có trước cá nhân, có nghĩa
là cá nhân được sinh ra trong xã hội và phải tuân thủ các chuẩn mực, phép tắc của xã hội
Xã hội học cần phải xem xét hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội và các hiện tượng xã hội với
tư cách là các sự vật, các bằng chứng, các sự kiện Xã hội học Durkheim sử dụng các
10 Thư viện chia sẻ luận văn
11 Trang 68 sách giáo trình Xã hội học đại cương – khoa Xã hội học
Trang 11phương pháp thực chứng để nghiên cứu, giải thích nguyên nhân, chức năng của các sự kiện (Trịnh Văn Tùng, 2015).12
Xã hội học của Durkheim chủ yếu xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa con người
và xã hội Ông cố gắng trả lời câu hỏi: làm thế nào để đảm bảo tự do cá nhân mà không làm tăng tính ích kỷ của con người, trong khi vẫn tạo ra được trật tự xã hội và ông đã nêu ra sự nhất trí về giá trị và thiết chế trong trật tự hoạt động xã hội (Phạm Tất Dong và
Lê Ngọc Hùng, 2008) Durkheim chỉ ra vai trò đoàn kết của xã hội, của phân công lao động trong xã hội đối với việc duy trì trật tự xã hội nói riêng và hệ thống xã hội nói chung Durkheim phân tích các quá trình vi mô làm nền tảng của trật tự xã hội
Chẳng hạn, ông nghiên cứu các quá trình tương tác trực tiếp, giao tiếp cá nhân và các nghi thức xã hội, và các hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo để giải thích cách tổ chức và phát triển xã hội
Durkheim trả lời câu hỏi cơ bản của xã hội về mối quan hệ giữa con người và xã hội theo hai hình thức: đoàn kết cơ giới và đoàn kết hữu cơ, cụ thể như sau:
Đoàn kết xã hội chính là sự tồn tại các liên kết xã hội thể hiện qua những hành vi hợp tác với nhau giữa các thành viên của một nhóm xã hội (Akoun và Ansart, 1999: 496)
Đoàn kết cơ giới là mối liên kết xã hội qua sự giống nhau gần như tuyệt đối Sự giống nhau ấy tập hợp các cá nhân có chung các kĩ năng và có chung niềm tin
Đoàn kết hữu cơ là kiểu liên kết xã hội trong đó lao động của người này phụ thuộc vào lao động của người khác Như vậy, cá nhân ở vào tình thế gắn bó hữu cơ với cấu trúc xã hội (Lê Ngọc Hùng, 2008; Lebert, 2012)
Như vậy, đoàn kết cơ giới và đoàn kết hữu cơ là hai nét đặc trưng cơ bản khi nghiên cứu liên kết xã hội Và người ta có thể dùng các khái niệm này để hiểu được rất nhiều hiện tượng xã hội mà hiện tượng "luật" là một ví dụ Quả vậy, hệ thống luật thể hiện sự liên kết xã hội hay đoàn kết xã hội rất rõ Trong các xã hội có sự đoàn kết cơ giới hay đoàn kết máy móc, thì luật pháp dành chỗ cho những chế tài mạnh mẽ gắn với ý
12 Trang 69 sách giáo trình Xã hội học đại cương – khoa Xã hội học