Bài tiểu luận môn công tác xã hội cá nhân và nhóm xử lý tình huống với vai trò là người điều hành buổi sinh hoạt về chủ đề“phòng chống bạo lực gia đình

13 1 0
Bài tiểu luận môn công tác xã hội cá nhân và nhóm xử lý tình huống với vai trò là người điều hành buổi sinh hoạt về chủ đề“phòng chống bạo lực gia đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHHỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAMBÀI TIỂU LUẬN MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ NHÓM Họ tên học viên: Nguyễn Thị Phú Lớp: Chuyển đổi cao học K4 Ch

lOMoARcPSD|39108650 TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM BÀI TIỂU LUẬN MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ NHÓM Họ tên học viên: Nguyễn Thị Phú Lớp: Chuyển đổi cao học K4 Chuyên ngành: Công tác xã hội Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 7 năm 2022 0 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 MỤC LỤC PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………… … 3 PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH ……………………………………………… 5 PHẦN III: KẾT LUẬN …………… …………………….…………….…… 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 12 1 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU Công tác xã hội với cá nhân là thiết lập mối quan hệ tốt giữa nhân viên xã hội với thân chủ, giúp cho họ hiểu rõ về chính họ (khám phá bản thân), xác định lại mối tương quan giữa họ với những người xung quanh, giúp họ tăng khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội (tài nguyên) và của bản thân để thay đổi Nói một cách khác, Công tác xã hội cá nhân nhằm phục hồi, củng cố và phát triển sự thực thi bình thường chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang diễn ra và bị tác động Công tác xã hội nhóm là hoạt động có mục đích với các nhiệm vụ và trị liệu nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm xã hội và hoàn thành nhiệm vụ Hoạt động này hướng trực tiếp tới cá nhân các thành viên trong nhóm và tới toàn thể nhóm trong một hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội Công tác xã hội nhóm có vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ thân chủ yếu thế có những khó khăn trong xã hội Vai trò quan trọng của công tác xã hội nhóm thể hiện ở những tác động về mặt tâm lý, tình cảm mang lại cho các cá nhân có khó khăn trong cuộc sống như giải tỏa tâm tư, tình cảm, giúp họ lấy lại sự lạc quan, giá trị bản thân Bên cạnh đó, công tác xã hội nhóm còn đóng vai trò quan trong việc hỗ trợ cá nhân về mặt xã hội, giúp họ tự tin trong quản lý cuộc sống của bản thân họ, của gia đình họ vào hòa nhập hơn với cuộc sống xã hội Trong quá trình làm việc, nhân viên công tác xã hội sẽ gặp và phải xử lý rất nhiều tình huống liên quan đến công tác xã hội cá nhân và công tác xã hội nhóm Tùy theo tình huống sẽ có những cách xử lý khác nhau, sử dụng linh hoạt những kỹ năng khác nhau Trong bài tiểu luận này tôi sẽ trình bày về 2 nội dung chính: 1 Trình bày về một tình huống cần sử dụng công tác xã hội cá nhân Vận dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc xác định vấn đề và xây dựng kế hoạch can thiệp trợ giúp thân chủ trong tình huống 2 Xử lý tình huống với vai trò là người điều hành buổi sinh hoạt về chủ đề “phòng chống bạo lực gia đình” Vì thời gian nghiên cứu chưa nhiều và lượng kiến thức còn nhiều thiếu sót nên bài tiểu luận không tránh khỏi hạn chế, khuyết điểm Do đó tôi thành thật mong rằng sẽ được các thầy cô chỉ bảo và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích để giúp tôi hoàn thiện kiến thức và nâng cao khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn công tác của bản thân 2 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Quý thầy, cô của trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài tiểu luận này 3 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH I Tình huống cần sử dụng công tác xã hội cá nhân 1 Khái niệm công tác xã hội cá nhân Có nhiều khái niệm về Công tác xã hội cá nhân được sử dụng trên thế giới dựa trên nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tế của những người làm CTXH chuyên nghiệp Bà Mary Richmond –nhà công tác xã hội tiên phong người Mỹ – cho rằng “Công tác xã hội cá nhân là nghệ thuật làm việc với từng cá nhân với các vấn đề khác nhau, thông qua việc nhân viên xã hội cùng hợp tác với thân chủ, giúp thân chủ thực hiện chức năng xã hội, cải thiện mối quan hệ giữa họ và môi trường xã hội trở nên tốt hơn.” Theo cố Thạc sỹ Phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp can thiệp (của Công tác xã hội) quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm Mục đích của Công tác xã hội cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thường các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình Hay theo Sách giáo khoa/ bách khoa (Encyclopedia) về công tác xã hội của Philippines: “Công tác xã hội cá nhân là một hình thức cá biệt hóa việc giúp đỡ con người đối phó vói những vấn đề cá nhân thường liên quan đến sự sa sút hay gãy đổ trong việc thực hiện các chức năng xã hội một cách đầy đủ” Những điểm chung của các định nghĩa về CTXH cá nhân bao gồm: - Nhấn mạnh đây là một trong những phương pháp làm việc của CTXH nhằm hỗ trợ cho từng cá nhân theo mối quan hệ một – một; - Nhấn mạnh đến chức năng xã hội của cá nhân, những tiềm năng vốn có để cá nhân tự giải quyết vấn đề của mình; - Đề cập đến yếu tố môi trường xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề hiện tại của cá nhân đặc biệt là việc thực hành chức năng xã hội của cá nhân 2 Ví dụ về một tình huống cần sử dụng công tác xã hội cá nhân T là con gái của vợ chồng anh S và chị H Năm nay em 15 tuổi Nhà nghèo nên mẹ em đi xuất khẩu lao động ở Malaysia Bố làm ruộng, hái chè và làm thuê cho các công trình ở gần nhà, thu nhập bấp bênh không ổn định Hơn 1 năm kể từ ngày đi xuất khẩu lao động mẹ không thấy liên lạc với gia đình Bố em vì nhớ và lo cho vợ nên buồn chán, ông thường xuyên uống rượu để giải sầu, cứ mỗi lần say rượu, ông lại vào phòng con gái và thực hiện các hành vi sờ mó, hôn con gái và dùng vũ lực để bắt ép T quan hệ tình dục với mình Sau mỗi lần quan hệ xong ông 4 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 ta đe dọa T không được kể với ai nếu không sẽ bị giết Do sợ bị giết nên T không giám nói với ai Từ đó T trở nên lầm lì,ít nói, không muốn tiếp xúc với mọi người xung quanh, kết quả học tập giảm sút T thường xuyên đến trường sớm và về muộn hơn mọi khi, nhìn em có vẻ buồn và hay khóc một mình Em thường hay cáu gắt với mọi người Một hôm bà ngoại của em sang nhà thăm cháu và thấy T có các biểu hiện như: nôn mửa, mắc ói và trông em rất mệt mỏi, có các biểu hiện như người có thai Bà gặng hỏi chuyện nhưng em nói không có gì đâu bà ạ, chỉ là cháu bị ốm nên thế thôi Bà ngoại vẫn cảm thấy nghi ngờ nên về nhà và bảo với con gái là chị D (gì của cháu) Sau đó chị D đến nhà và chở cháu đi khám.Chị D đã té ngửa khi nghe bác sỹ bảo cháu T có thai được 2 tháng Sau đó cả họ hàng hai bên nội ngoại tâp trung vào hỏi chuyện mới hay rằng bố của đứa bé trong bụng của cháu T chính là con của anh S- bố cháu T 3 Vận dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc xác định vấn đề và xây dựng kế hoạch can thiệp trợ giúp thân chủ trong tình huống trên 3.1 Các bước trong tiến trình công tác xã hội cá nhân Tiến trình công tác xã hội cá nhân gồm 7 bước như sau: Bước 1: Tiếp cận và xác định vấn đề ban đầu: Nhằm tạo mối quan hệ với thân chủ hướng đến việc hợp tác và chia sẻ thông tin; xác định xem thân chủ đang gặp phải vấn đề gì Bước 2: Thu thập thông tin: Tiểu sử xã hội, điểm mạnh, điểm yếu - Vấn đề - Những ấn tượng và đề xuất của NVXH Bước 3: Chẩn đoán, khẳng định lại vấn đề thân chủ gặp phải; nguyên nhân dẫn đến vấn đề; vấn đề cần được giải quyết ở đâu; công việc trị liệu bắt đầu như thế nào Bước 4: Lập kế hoạch trị liệu: Mục tiêu cần đạt được; xác định thời gian trị liệu; xây dựng kế hoạch trị liệu theo từng mốc thời gian; xác định nguồn lực hỗ trợ Lưu ý: kế hoạch được xây dựng trên cơ sở những thông tin thu thập được từ chính thân chủ và hiểu biết của NVXH về các hệ thống hỗ trợ, hệ thống mục tiêu Kế hoạch phải mang tính bao quát ở các mức can thiệp khác nhau (vi mô, trung mô, vĩ mô – nếu cần thiết) Bước 5: Thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch: Giám sát tiến trình và nội dung; ghi chép lại quá trình thực hiện, đánh dấu những điều làm được, những điều chưa làm được, những điều tiến bộ, những điều cản trở tiến trình phát triển Hỗ trợ thân chủ trong việc theo đuổi kế hoạch; có kỹ năng nhận biết sự thay đổi; lượng giá từng giai đoạn nhỏ và có sự điều chỉnh kịp thời Bước này vai trò 5 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 của NVXH giảm dần và thân chủ tham gia nhiều hơn, chủ động hơn Phát triển một số kế hoạch tiếp theo (nếu cần thiết) Bước 6: Lượng giá: Lượng giá về tiến trình và kết quả đầu ra : Những việc đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân, những kiến nghị, đề xuất Lưu ý: Lượng giá này dựa trên những công việc thực hiện được nhằm hướng đến việc giải quyết vấn đề của thân chủ Bước 7: Kết thúc: NVXH có thể phát triển một số kế hoạch tiếp theo để thân chủ theo đuổi thực hiện Thông thường, giai đoạn kết thúc diễn ra khi các mục tiêu can thiệp đạt được hay vấn đề của thân chủ được giải quyết Tuy nhiên, vẫn còn có một số lý do khác khiến việc can thiệp phải kết thúc đột ngột như: Thân chủ tự vượt qua được; thân chủ không đủ khả năng theo đuổi kế hoạch; thân chủ qua đời hoặc thân chủ không đồng ý tiếp nhận dịch vụ… 3.2 Vận dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc xác định vấn đề và xây dựng kế hoạch can thiệp trợ giúp thân chủ trong tình huống trên Trong tình huống đã nêu trên việc áp dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc xác định vấn đề và xây dựng kế hoạch can thiệp trợ giúp thân chủ thực hiện như sau: Trước tiên cần tiến hành tham vấn cá nhân cho T để giúp T chia sẻ cảm xúc, tìm hiểu nhu cầu và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề mà T đang gặp phải Ở bước này nhân viên xã hội cần tạo mối quan hệ với thân chủ hướng đến việc hợp tác và chia sẻ thông tin; Thiết lập mối quan hệ trợ giúp; Mối quan hệ này tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp CTXH Ở giai đoạn này nhân viên CTXH cần tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi từ việc thu thập các thông tin thông qua các câu hỏi liên quan đến môi trường sống, nền tảng của thân chủ và các mối tương quan với thân chủ Tìm hiểu các thông tin về tiểu sử xã hội của thân chủ bằng cách sử dụng những câu hỏi về điều kiện sống hiện tại của thân chủ: học tập, sinh hoạt, các nhu cầu khác…Tìm hiểu về các hệ thống trợ giúp: gia đình, bạn bè, xóm giềng… Những thông tin cần thiết ở nhiều khía cạnh như giáo dục, những mối quan hệ, tiểu sử công việc, tiểu sử pháp luật…Nhu cầu, mong muốn hiện tại của thân chủ Đây là giai đoạn mà nhân viên CTXH hiểu cơ bản về bối cảnh và điều kiện của thân chủ cũng như nhu cầu và các mong đợi được hỗ trợ Đánh giá ban đầu về những vấn đề thân chủ đang gặp phải; Những gì thân chủ cần để làm cho cuộc sống ổn định hơn và giải quyết vấn đề hiện tại; Đưa ra những nhận xét tổng quan tích cực để thúc đẩy động lực của thân chủ thực hiện các chức năng xã hội và có được sức khỏe tâm trí ổn định 6 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Sau khi xác định được vấn đề, đánh giá được các nhu cầu của thân chủ thì nhân viên CTXH cần thảo luận với thân chủ về những kế hoạch can thiệp có thể hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề Kế hoạch can thiệp được xây dựng trên cơ sở những thông tin thu thập được từ chính thân chủ và hiểu biết của NVXH về các hệ thống hỗ trợ, hệ thống mục tiêu Kế hoạch phải mang tính bao quát ở các mức can thiệp khác nhau từ vi mô, trung mô đến vĩ mô (nếu cần thiết); Theo trình tự thời gian như ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (nếu cần thiết); Trong đó nêu rõ địa điểm thực hiện, thời gian, những nguồn lực dự kiến cần huy động để hỗ trợ kế hoạch can thiệp Kế hoạch can thiệp này cần lưu ý đến những rủi ro có thể xảy ra với thân chủ vì không phải kế hoạch nào cũng toàn diện Trong tình huống tiến hành lập kế hoạch can thiệp, trợ giúp cho trường hợp nạn nhân T bị cha ruột xâm hại tình dục đã nêu ở trên Sau khi đã tiếp nhận được những thông tin ban đầu cần đánh giá sơ bộ, xác định vấn đề ưu tiên cần giải quyết - vẽ sơ đồ phả hệ, sơ đồ sinh thái - vẽ sơ đồ swot - xác định nhu cầu của thân chủ - lập kế hoạch can thiệp trợ giúp và thực hiện các giải pháp can thiệp khẩn cấp Đánh giá mức độ tổn thương của T là ở mức cao, đe dọa đến tinh thần, sức khỏe và tâm lý sau này Mức độ nguy cơ của T nếu không được hỗ trợ: T sẽ dần khép mình, lo sợ Khả năng phục hồi của T trước các tổn thương: thấp(không có khả năng tự phục hồi) Khả năng tự bảo vệ của T trước các khó khăn: thấp ( T không có khả năng kháng cự khi đối diện với nguy hiểm) Các biện pháp can thiệp khẩn cấp Nhu cầu khẩn cấp Biện pháp dịch vụ cung cấp Đơn vị cung cấp dịch vụ Thời gian thực hiện II Xử lý tình huống với vai trò là người điều hành buổi sinh hoạt về chủ đề “phòng chống bạo lực gia đình” 1 Vai trò của công tác xã hội nhóm Công tác xã hội nhóm trước hết phải được coi là một phương pháp can thiệp của công tác xã hội Đây là tiến trình trợ giúp, trong đó các thành viên được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm, những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm đạt được những mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của cá nhân, thành viên giải tỏa những vấn đề khó khăn Trong hoạt động công tác xã hội nhóm, một nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của người trưởng nhóm (có thể là nhân viên xã hội và có thể là thành viên của nhóm) và đặc biệt là sự trợ giúp, điều phối của nhân viên xã hội (trong trường hợp trưởng nhóm là thành viên của nhóm) Tóm lại công tác xã hội nhóm có vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ thân chủ yếu thế có những khó khăn trong xã hội Vai trò 7 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 quan trọng của công tác xã hội nhóm thể hiện ở những tác động về mặt tâm lý, tình cảm mang lại cho các cá nhân có khó khăn trong cuộc sống như giải tỏa tâm tư, tình cảm, giúp họ lấy lại sự lạc quan, giá trị bản thân Bên cạnh đó, công tác xã hội nhóm còn đóng vai trò quan trọng việc hỗ trợ cá nhân về mặt xã hội, giúp họ tự tin trong quản lý cuộc sống của bản thân họ, của gia đình họ vào hòa nhập hơn với cuộc sống xã hội Công tác xã hội nhóm có vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ thân chủ yếu thế có những khó khăn trong xã hội Vai trò quan trọng của công tác xã hội nhóm thể hiện ở những tác động về mặt tâm lý, tình cảm mang lại cho các cá nhân có khó khăn trong cuộc sống như giải tỏa tâm tư, tình cảm, giúp họ lấy lại sự lạc quan, giá trị bản thân Bên cạnh đó, công tác xã hội nhóm còn đóng vai trò quan trong việc hỗ trợ cá nhân về mặt xã hội, giúp họ tự tin trong quản lý cuộc sống của bản thân họ, của gia đình họ vào hòa nhập hơn với cuộc sống xã hội 2 Tình huống và xử lý tình huống với vai trò là người điều hành buổi sinh hoạt về chủ đề “phòng chống bạo lực gia đình” 2.1 Mô tả tình huống Một nhóm phụ nữ đang sinh hoạt về chủ đề “phòng chống bạo lực gia đình”, bỗng có một người đàn ông đập cửa đi vào và quát tháo một chị trong nhóm (vợ người đàn ông đó), bắt chị ta đi về, không cho tham gia sinh hoạt Là người điều hành buổi sinh hoạt anh/chị xử lý tình huống trên như thế nào? Vận dụng các kiến thức đã học lý giải vì sao? Liệt kê những kỹ năng anh/chị sẽ sử dụng? 2.2 Xử lý tình huống Với vai trò là người điều hành buổi sinh hoạt, nhân viên công tác xã hội cần đòi hỏi có nhiều kỹ năng để xử lý tình huống như: Kỹ năng nhận biết và mô tả suy nghĩ của các thành viên; Kỹ năng vấn đàm; Kỹ năng thu thập thông tin và đặt câu hỏi gợi mở; Kỹ năng tổng hợp suy nghĩ, cảm xúc và hành động; Kỹ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn Trước hết nhân viên xã hội cần có kỹ năng nhận biết và mô tả suy nghĩ của các thành viên, hướng dẫn cho người đàn ông nhận dạng được suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình thông qua việc cung cấp thông tin về những dấu hiệu nhận dạng của những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi Nhân viên xã hội cần cung cấp những dấu hiệu nhận dạng trạng thái cảm xúc như khi giận dữ, cơ thể sẽ nóng lên, nhịp tim đập nhanh hơn, khó kiểm soát được ngôn ngữ (quát mắng hoặc sử dụng từ ngữ không suy nghĩ trước) Nhân viên xã hội có thể hỗ trợ người đàn ông nhận ra họ có hành vi làm cho vợ mình nhận thấy bị xúc phạm hay không được tôn trọng 8 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 như khi nói hay chỉ tay vào mặt người khác … mặc dù người đàn ông có thể không có ý đồ xúc phạm hoặc không tôn trọng vợ mình Tiếp theo là có buổi vấn đàm với cá nhân gặp khó khăn, kế đó là với các thành viên trong gia đình từng người riêng lẻ và cả gia đình một lượt để phát hiện nơi xuất phát mâu thuẫn, đồng thời những thuận lợi có thể huy động nhằm giải quyết vấn đề Các thành viên trong gia đình có những quyền lợi chung, họ trung thành với nhau nhưng đang thực hiện các vai trò khác nhau, tuổi tác khác nhau và có những nhu cầu khác nhau Cần vấn đàm cả cặp vợ chồng càng sớm càng tốt Mặc dù quan tâm đến toàn gia đình NVXH cần giúp họ cùng thấy trách nhiệm chung để cải thiện điều kiện và nếp sống gia đình Vấn đàm cặp vợ chồng ngay sẽ giúp chẩn đoán tốt Gặp họ một lượt sẽ giúp NVXH thấy được mối quan hệ giữa họ và khả năng cùng hành động của họ Một loạt vấn đàm chung sẽ giúp hiểu sâu về tính chất của mối quan hệ giữa họ mà các cuộc vấn đàm riêng rẽ không cho thấy được Các thành viên gia đình có thể có những ý kiến trái ngược nhau hay họ không chịu nói thẳng với NVXH Nếu cuộc vấn đàm chung bế tắc, NVXH phải tháo gỡ bằng những cuộc tiếp xúc riêng để các cá nhân chịu điều chỉnh phần nào lối suy nghĩ của mình Sau đó mới tiếp tục các cuộc vấn đàm chung Các cuộc vấn đàm cần được chuẩn bị trước Trước khi bắt đầu NVXH phải xác định mục đích và các mục tiêu muốn đạt tới cho từng cuộc vấn đề để chuẩn bị các câu hỏi hướng dẫn NVXH phải được trang bị kỹ năng để chuẩn bị và thực hiện cuộc vấn đàm Trong trường hợp này NVXH ngay từ đầu cần tính toán để tiếp tục làm việc với cả hai người trên cơ sở bình đẳng Trường hợp có mâu thuẫn vợ chồng, giúp họ bộc lộ với nhau những xúc cảm thật của họ xung quanh những vấn đề trong hôn nhân Đó cũng là cách giúp họ xử lý các mâu thuẫn Cùng với cả hai xem xét cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của gia đình Vấn đề nhóm giúp cải thiện mối quan hệ vợ chồng, đời sống gia đình và hành vi cá nhân Vấn đàm nhóm giúp các thân chủ học trao đổi, lên kế hoạch, và hành động chung như một gia đình thay vì theo xu hướng cá nhân Sau khi có được tất cả những thông tin thông qua kỹ năng thu thập, vấn đàm, nhân viên xã hội tóm lược, chắp nối một cách logic những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi chủ đạo của hai vợ chồng Đây cũng là công việc kết nối các ý nghĩa đằng sau những hành động, bộc lộ kế hoạch được che giấu, làm rõ cảm xúc hoặc suy nghĩ, kết nối các giao tiếp để chỉ ra các quan điểm chính và xu hướng trong hành động và lời nói của hai vợ chồng và các thành viên Kỹ năng tổng hợp này rất hữu 9 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 ích trong việc đưa ra phản hồi cho thành viên về cách các thành viên khác nhìn nhận về họ Cuối cùng là kỹ năng giải quyết xung đột và mâu thuẫn nhóm Đây là kỹ năng rất cần thiết cho công tác lãnh đạo và điều phối nhóm Xung đột và mâu thuẫn của cặp vợ chồng xuất hiện khi hai vợ chồng có sự khác biệt trong nhu cầu, nhận thức, mục tiêu, kinh nghiệm và giá trị Ngoài ra, xung đột và mâu thuẫn còn xuất phát vì sự thiếu thông tin liên lạc của mọi người trong nhóm Vì vậy, nếu nhân viên xã hội hiểu được nhu cầu, nguyện vọng, giá trị, nhận thức,… của các thành viên trong nhóm thì lúc đó có thể tránh được những mâu thuẫn Khi phải xử lý với mâu thuẫn bên trong của mỗi cá nhân, nhân viên xã hội cần cùng các thành viên cố gắng tìm ra các gốc rễ của vấn đề và giải quyết vấn đề Thứ hai, tìm kiếm những điểm tương đồng về lợi ích của các bên Thứ ba, nhanh chóng điều chỉnh ngôn ngữ, hành vi phù hợp để ngăn chặn cho những dấu hiệu xấu có các cơ hội bùng phát và được hưởng ứng ở trong nhóm Thứ tư, giải quyết xung đột và mâu thuẫn trên cơ sở cùng có lợi và vì lợi ích chung của toàn thể nhóm Trong tình huống trên để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng cần tiến hành các bước sau: - Nhận diện mâu thuẫn, xung đột - Tìm hiểu nguyên nhân, cơ sở làm nảy sinh mâu thuẫn - Ứng dụng mô hình và biện pháp giải quyết mâu thuẫn Mô hình giải quyết mâu thuẫn: - Nêu và xác định nhu cầu của mỗi bên - Đưa ra các hướng giải quyết có tính khả thi - Phân tích và đánh giá mặt mạnh và yếu của từng hướng giải quyết - Lựa chọn giải pháp phù hợp với lợi ích của mỗi người và cả hai vợ chồng - Thực hiện giải pháp - Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp 10 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 PHẦN 3: KẾT LUẬN Với khoảng thời gian trên 70 năm phát triển chính thức và theo hình thức chuyên nghiệp, công tác xã hội nhóm đã được công nhận là một phương pháp giúp đỡ hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương Hiện nay, công tác xã hội nhóm được sử dụng rộng rãi trong nghề công tác xã hội cả về đào tạo và phương pháp thực hành Ở Việt Nam, công tác xã hội nhóm đã được đào tạo và được coi là một cơ sở khoa học cho việc phát triển thành một phương pháp của nghề công tác xã hội chuyên nghiệp trong việc giúp đỡ các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hộ 11 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 SDRC- ESP (2012) Tài liệu tập huấn CTXH cá nhân và gia đình 2 Charles H, Zastrow (1999) The Practice of Social Work – CTXH Thực hành Cole Publishing Company, United States of America 3 Dean H Hepworth & Jo Ann Larsen (1993) Direct Social Work Practice – Hướng dẫn CTXH Thực hành Cole Publishing Company, Pacific Grove, California 4 Nguyễn Thị Oanh (1998) Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục 5 Bùi Thị Xuân Mai và Nguyễn Thái Lan, (2012) Giáo trình Công tác xã hội cá nhân, NXB Lao động – Xã hội 6 Bùi Thị Xuân Mai (2014) Giáo trình nhập môn công tác xã hội, NXB Lao động - Xã hội 7 Nguyễn Thị Thái Lan, (2012) Giáo trình Công tác xã hội nhóm, NXB Lao động – Xã hội 8 Nguyễn Ngọc Lâm Sách bỏ túi dành cho Nhân viên xã hội NXB Đại học Mở- Bán Công thành phố HCM 12 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan