1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô tả thực trạng và xu hướng đầu tư nước ngoài (fdi) tại việt nam kể từkhi đổi mới (1986

15 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Tả Thực Trạng Và Xu Hướng Đầu Tư Nước Ngoài (Fdi) Tại Việt Nam Kể Từ Khi Đổi Mới (1986)
Thể loại bài luận
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 710,26 KB

Nội dung

Ví dụ: Công ty TNHH Dệt và NhuộmHưng Yên, Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Toyota Việt Nam…Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, 1993: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI làhoạt động đầu tư được t

Trang 2

1 Mô tả thực trạng và xu hướng đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam kể từ khi đổi mới (1986).

Với mọi quốc gia, việc khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực có ý nghĩa quyết định đối sự tăng trưởng, phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh

tế Trong bối cảnh hiện nay, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế,

ý nghĩa của việc đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài lại càng quan trọng

Về nguyên tắc, muốn tích lũy vốn phải tăng cường sản xuất và thực hiện tiết kiệm do đó quá trình này cần có thời gian, trong khi đó thì thu hút vốn đầu tư nước ngoài ( gọi tắt là FDI) là một cách tạo vốn nhanh nhất, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển

FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment Nó dùng để chỉ các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tức là các tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hay cổ đông Ví dụ: Công ty TNHH Dệt và Nhuộm Hưng Yên, Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Toyota Việt Nam…

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là

hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực

sự doanh nghiệp

Theo Ngân hàng Thế giới (WB): FDI là dòng đầu tư ròng (thuần) vào một quốc

gia để nhà đầu tư có được quyền quản lý lâu dài (nếu nắm được ít nhất 10% cổ phần thường) trong một doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác (đối với chủ đầu tư)

Theo Luật Đầu tư Việt Nam: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do

nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia khác để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia này, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình

Có thể nói đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng (FDI) thì nó luôn là một xu hướng của thời đại trong hoạt động kinh tế đối ngoại, luôn có vị trí và vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của mỗi

Trang 3

quốc gia Điều đó cũng không ngoại lệ đối với một nước đang phát triển như Việt Nam

Sau khi việt Nam thực hiện chính sách đổi mới thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã trở thành một bộ phận quan trọng trong sự phát triển kinh tế Việt Nam Nó tạo ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đưa Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế thế giới

a Thực trạng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam:

- Giai đoạn tìm hiểu thị trường (năm 1991 – 1993): Đây là giai đoạn đầu nên số

dự án chưa được nhiều, quy mô nhỏ, chưa tác động rõ rệt đối với nền kinh tế, song nó cũng tạo tiền đề cho quá trình thúc đẩy mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Sở dĩ có sự đầu tư thấp như vậy vì trong giai đoạn này, các nhà đầu tư nước ngoài chưa có nhiều thông tin về tiềm năng và cơ hội đầu

tư tại Việt Nam Số vốn đầu tư vào rất thấp Nó chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê; lĩnh vực công nghiệp hầu như không có dự án lớn Hình thức xí nghiệp liên doanh được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất

- Giai đoạn tăng trưởng (năm 1994 – 1996): Trong giai đoạn này thì Việt Nam

xuất hiện nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài So với giai đoạn trước, quy

mô của một số dự án ở giai đoạn này đã tăng lên đáng kể

- Giai đoạn suy thoái (năm 1997 – 2003): Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính

tiền tệ Châu Á và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia trong việc thu hút FDI đã làm cho nguồn vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh Ở giai đoạn này, một số dự án đầu tư Vào Việt Nam giảm mạnh, có một số dự án có quy mô giảm so với giai đoạn trước

- Giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh trở lại (năm 2004 đến nay): Trước tình

hình suy thoái đầu tư, Việt Nam đã có một loạt các sự nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư cùng với sự chuyển biến của tình hình quốc tế, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi trở lại Thêm vào đó việc Việt Nam gia nhập WTO đã làm cho dòng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh, bất chấp khủng hoảng toàn cầu diễn ra vào cuối năm 2007 đến đầu năm 2008

Trang 4

Tuy nhiên do sự lan rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới, vốn đầu tư có xu hướng giảm dần nhưng đến năm 2012, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới thì vốn FDI bắt đầu có xu hướng tăng trở lại

b Xu hướng đầu tư vào Việt Nam

* Giai đoạn 1991 – 2013:

- Trong cơ cấu đầu tư thì 3 ngành thu hút nhiều vốn FDI nhất là ngành công nghiệp, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, khách sạn, nhà hàng Trong đó, vốn đầu tư trung bình của ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn là cao nhất, sau đó là ngành công nghiệp

- Nhật Bản luôn là nhà đầu tư dẫn đầu trong việc đầu tư vào Việt Nam Đài Loan

ở vị trí thứ 2 Sau đó là Singapore, Hàn Quốc, Samoa, Hồng Không,

* Giai đoạn 2010 – 2020:

- Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2020 Việt Nam đã thu hút được tổng số vốn đăng ký trên 377 tỷ USD với tổng số 33.148 dự án từ các quốc gia và vùng lãnh thổ Có 10 quốc gia cam kết với số vốn trên 10 tỷ USD Trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 69,3 tỷ USD và 9.149

dự án đầu tư (chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư); Nhật Bản đứng thứ hai với 60,1

tỷ USD và 4.674 dự án đầu tư (chiếm gần 15,9% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc chiếm 14,8%, 8,9%, 6,6% và 4,7%

- Trong giai đoạn 2016 - 2020, số quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng lên, tính đến cuối năm 2020 thì con số này lên tới 139 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong đó thì Hàn Quốc là quốc gia có nhiều vốn đầu

tư tại Việt Nam nhất với tổng vốn đầu tư chiếm từ 17 - 19% tổng số vốn FDI Đứng thứ hai là Nhật Bản với vốn đầu tư luôn dao động trong khoảng 14 - 17% tổng vốn FDI vào Việt Nam Ngoài 2 nước có số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn kể trên thì trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam cũng nhận được rất nhiều các khoản đầu tư FDI từ các nước và vùng lãnh thổ khác như: Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông…

2 Tác động tích cực và tiêu cực về kinh tế - xã hội của đầu tư FDI ở Việt Nam.

Trang 5

Tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ tương quan thuận chiều với tốc độ tăng thu hút FDI thực hiện hành năm ở Việt Nam Vốn FDI chiếm một tỷ trọng nhất định trong vốn đầu tư của toàn xã hội Việc gia tăng vốn FDI được giải ngân sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng có những đóng góp trực tiếp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

a Tác động tích cực của đầu tư FDI ở Việt Nam.

- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước

Tính đến tháng 12/201, cả nước có 14.522 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký đạt 216,5 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đã giải ngân được 97,4 tỷ USD Đầu tư nước ngoài là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước Có thể nói, tác động của ĐTNN đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện rõ hơn thông qua:

+ Bổ sung cho tổng vốn đầu tư xã hội: Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tăng trưởng nhanh

+ Góp phần quan trọng vào xuất khẩu: Chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu, qua đó giúp chúng

ta từng bước tham gia và cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu Đầu tư nước ngoài góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hành sơ cấp, tăng tỷ trọng hàng chế tạo

Nó có tác động tích cực trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu tới các nước như Hoa Kỳ, EU làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu, đua đưa Hoa kỳ thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Đầu tư nước ngoài còn góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập khẩu siêu thông qua việc cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao do doanh nghiệp trong nước

Trang 6

nước sản xuất thay vì phải nhập khẩu từ nước ngoài như trước đây

Khu vực có vốn đầu tư có vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam tiến lên vị trí của nhóm 20 nước thành viên có tỷ trọng thương mại lớn nhất trong WTO năm 2020 Riêng đối với xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu từ khu vực FDI hiện nay chiếm 71,8% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam Với vai trò đầu tàu xuất khẩu, các doanh nghiệp FDI cũng giúp kéo theo nhiều doanh nghiệp của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua việc cung cấp nguyên phụ liệu và hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp FDI

+ Đóng góp vào nguồn thu ngân sách: Đóng góp của đầu tư nước ngoài vào ngân sách ngày càng tăng

- Đầu tư nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa

+ Hiện nay, 58,4% vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với trình độ công nghệ cao hơn mặt bằng chung của cả nước Đến nay, khu vực ĐTNN đã tạo ra gần 45% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế biến đầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng…ĐTNN đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuát khẩu và tiếp thu một số công nghệ tiên tiên tiến, giống cây đạt chuẩn quốc tế, tạo ra một số phương thức mới,

có hiệu quả cao, nhất là những dự án đầu tư phát triển ở những vùng lạc hậu, góp phần cải thiện tập quán canh tác và điều kiện

cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên bộ mặt mới trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao như khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, siêu thị…Các dịch vụ

Trang 7

cũng góp phần tạo ra phương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động thương mại nội địa và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

- Đầu tư nước ngoài tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động

+ Hiện nay khu vực ĐTNN tạo ra khá nhiều cơ hội làm việc, góp phần tạo công ăn việc làm cho nên trên 2 triệu lao động trực tiếp

và khoảng 3 – 4 triệu lao động gián tiếp, có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp – hiện đại hóa DN ĐTNN được xem là tiên phong trong việc đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, nâng cao trình độ của công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý, trong đó một bộ phận đã có năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài Ngoài ra, ĐTNN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lao động trong việc nâng cao chất lượng lao động thông qua hiệu ứng lan tỏa lao động, cập nhật kỹ năng cho bên cung ứng và bên mua hàng

+ Khu vực FDI góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm cho người lao động Theo Tổng cục Thống kê (2019), kết quả Điều tra Lao động - Việc làm quý 1/2019, khu vực doanh nghiệp FDI

đã và đang tạo công ăn việc làm cho 3,8 triệu người lao động, chiếm trên 7% trong tổng lực lượng lao động (trên 54 triệu lao động), chiếm trên 15% trong tổng lao động làm công ăn lương (25,3 triệu người) ở Việt Nam Bên cạnh tạo việc làm trực tiếp, khu vực FDI cũng gián tiếp tạo việc làm cho rất nhiều lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ hay các doanh nghiệp khác nằm trong chuỗi cung ứng hàng hoá cho các doanh nghiệp FDI + Mức lương bình quân của lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp có vốn FDI cao hơn so với trong khu vực nhà nước hoặc khu vực ngoài nhà nước Cụ thể, mức lương trung bình của lao động trong khu vực có vốn FDI là 8,2 triệu đồng/tháng, trong đó

Trang 8

đối với lao động nam là 9,2 triệu đồng/tháng và lao động nữ là 7,6 triệu đồng/tháng Trong khi đó, lao động trong khu vực nhà nước có mức lương trung bình là 7,7 triệu đồng/tháng và đối với khu vực ngoài nhà nước là 6,4 triệu đồng/tháng (Tổng cục Thống

kê, 2019)

+ Bên cạnh mức lương cao, khu vực FDI cũng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thông qua hệ thống đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp hoặc liên kết với các cơ

sở đào tạo ngoài doanh nghiệp

- Đầu tư nước ngoài có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp

độ quốc gia, DN và sản phẩm

+ Nhiều sản phẩm xuất khẩu Việt Nam đủ sức cạnh tranh và có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản Kết quả phân tích các chỉ tiêu về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thị trường và năng lực tham gia mạng sản xuất toàn cầu cho thấy năng lực cạnh tranh của khu vực ĐTNN cao hơn so với khu vực trong nước

+ Đồng thời, nó cũng có tác động thúc đẩy cạnh tranh của khu vực nói riêng và của nền kinh tế nói chung thông qua thúc đẩy năng suất, tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động

- Đầu tư nước ngoài là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế

+ Khu vực đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ cao hơn hoặc bằng công nghệ tiên tiến dã có trong nước hoặc thuộc loại phổ biến trong khu vực

+ Thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, khu vực đầu tư góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực Xét về cấp độ chuyển giao công nghệ, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hiệu

Trang 9

quả cao nhất Tác động lan tỏa công nghệ của khu vực đầu tư nước ngoài được thực hiện thông qua mối liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước tiếp cận hoạt động chuyển giao công nghệ

- Góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị DN, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh

- Đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế

+ Hoạt động thu hút ĐTNN đã góp phần phá thế bao vây cấm vận,

mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tọa thế thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN, Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ,

b Tác động tiêu cực.

- Chuyển dịch máy móc công nghệ lạc hậu: nguồn vốn FDI vừa là cơ cấu chuyển dịch cơ cấu công nghệ nhưng đôi khi biến các quốc gia nhận đầu

tư FDI thành những bãi rác công nghệ nơi tiêu thụ những công nghệ lỗi thời không còn đáp ứng tiêu chuẩn ở mẫu quốc

- Hiệu quả tổng thể nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa cao: Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lắp ráp, ít cơ sở hạ tầng Dịch

vụ, dự án bất động sản cao nhưng vẫn chậm triển khai Đầu tư vào các vấn đề khác vẫn còn hạn chế Đối tác nước ngoài chủ yếu là châu Á, nhà đầu tư là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chiếm tỷ lệ cao

- Mục tiêu thu hút công nghệ, chuyển giao công nghệ chưa được như kỳ vọng

- Số lượng tạo ra việc làm chưa tương xứng, đời sống người lao động chưa cao, tranh chấp và đình công có xu hướng gia tăng

- Một số dự án cấp phép nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, chưa đầy đủ tới an ninh quốc phòng

- Có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế

- Nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn FDI: nguồn vốn FDI tuy đóng vai trò quan trọng nhưng không thể để quốc gia phụ thuộc

Trang 10

hoàn toàn vào FDI Bởi lẽ FDI dù sao vẫn là nguồn vốn nước ngoài khó

có thể kiểm soát và có thể rời quốc gia đầu tư nếu có biến cố chính trị Khi đó nền kinh tế quốc gia sẽ lâm nguy đe dọa tới an ninh của đất nước

- Cạnh tranh với sản xuất trong nước: Nguồn vốn FDI đầu tư vào nước ta

đã làm gia tăng cạnh tranh với nền sản xuất trong nước đặt biệt là những ngành mà lâu nay nhà nước ta vẫn đang bảo hộ như ô tô, viễn thông, mía đường, bán lẻ…

- Nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn FDI: nguồn vốn FDI tuy đóng vai trò quan trọng nhưng không thể để quốc gia phụ thuộc vào nguồn vốn FDI FDI dù sao vẫn là nguồn vốn nước ngoài, khó có thể kiểm soát và có thể rời quốc gia đầu tư nếu có biến động chính trị

3 Phân tích chính sách và khuyến nghị ở Việt Nam.

a Chính sách

Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công, trở thành điểm đến đầu tư tin cậy, hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài Đầu tư nước ngoài đóng vai trò là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, mức đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP của cả nước tăng từ 9,3% năm 1995 lên 19,6% năm 2017

Chính sách thuế

Từ năm 2011 đến nay, Chính phủ tiến hành cải cách thuế giai đoạn 4 Trong giai đoạn này, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi Việc áp dụng mô hình tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, vốn và lao động chất lượng thấp, giá

rẻ đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại Điều này đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo tính bền vững Theo đó, cải cách hệ thống thuế giai đoạn này hướng đến thực hiện mục tiêu thay đổi mô hình tăng trưởng Cụ thể như sau:

Về thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Thay đổi quan trọng nhất nhằm tăng khả năng cạnh tranh về thuế và thu hút đầu tư là chủ trương giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông Sau các lần sửa đổi,

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w