1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Đề án giáo dục phụ nữ về tỷ lệ sinh và sức khỏe trẻ em

29 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 849,94 KB
File đính kèm Đề án giáo dục phụ nữ về tỷ lệ sinh.rar (771 KB)

Nội dung

Tại Hội nghị về dân số và phát triển Liên Hợp Quốc tổ chức tại Cairo Ai Cập năm 1994, nhấn mạnh “ Giáo dục là nhân tố cơ bản trong sự phát triển bền vững, là một thành phần của phúc lợi và là phương tiện để các cá nhân nhận được kiến thức. Giáo dục góp phần giảm tỷ lệ sinh , giảm tỷ lệ tử vong, tăng quyền năng và vị thế cho phụ nữ, nâng cao chất lượng dân số, cả cung và cầu dịch vụ giáo dục sẽ quyết định trình độ học vấn của dân số nói riêng và chất lượng dân số nói chung”. Người phụ nữ được giáo dục là những người có hiểu biết, có khả năng có thu nhập cao, có năng suất lao động cao. Thu nhập cao sẽ khuyến khích xu hướng vươn tới trình độ cao hơn, làm tăng kỹ năng của người phụ nữ. Họ có nhiều lựa chọn trong công việc, có khả năng đàm phán trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Họ sẽ nhận thức tốt hơn về công tác kế hoạch hóa gia đình, về chi phí cơ hội của việc sinh con. Số con trung bình sẽ tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn của họ vì họ kiểm soát được tất cả những yếu tố như: thu nhập gia đình, tiếp cận với các dịch vụ về sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình. Người phụ nữ có trình độ học vấn biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai một cách hiệu quả để giãn khoảng cách sinh và chủ động thời điểm sinh con. Khi mang thai, họ sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe cho mình để sinh ra một đứa con khỏe mạnh và an toàn.

Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Đề tài GIÁO DỤC PHỤ NỮ VỚI TỶ LỆ SINH VÀ SỨC KHỎE TRẺ EM Mục lục: Lời mở đầu 2 Phần 1 : Mô tả lý thuyết .2 1.1 Giáo dục và vai trò của giáo dục trong phát triển .2 1.2 Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội: 5 1.3 Giáo dục và phát triển phụ nữ 6 Phần 2 Giáo dục phụ nữ với tỷ lệ sinh và sức khỏe trẻ em 7 2.1 Tỷ lệ sinh 7 2.2 Sức khỏe trẻ em .8 2.3 Giáo dục phụ nữ ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh và sức khỏe trẻ em 9 2.3.1 Ở các quốc gia phát triển………………………………………………………9 2.3.2 Ở các quốc gia đang phát triển……………………………………………….10 Phần 3: Liên hệ thực tế 14 3.1 Thực trạng về tỷ lệ sinh và vấn đề sức khỏe trẻ em ở Việt Nam 14 3.2 Vấn đề sức khỏe bà mẹ và trẻ em 18 Phần 4 Kết luận và một số ý kiến 22 Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Lời mở đầu Trong xu thế hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa đã đưa các quốc gia xích lại gần nhau hơn Các quốc gia cùng hợp tác trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm phát triển vì mục tiêu nhân loại nói chung và mục tiêu quốc gia nói riêng đã trở thành xu hướng tất yếu và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó Việt Nam đã có những thành tựu nhất định góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước và góp phần vào giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu Nhưng để quá trình hội nhập ngày càng phát triển hơn nữa, nước ta cần giữ gìn, tạo lập và đảm bảo các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực Đây là nguồn lực cơ bản, chủ yếu nhất cho quá trình hội nhập, phát triển Nguồn nhân lực vừa là lực lượng lao động vừa là người tiêu dùng trong xã hội, vấn đề nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Do đó, việc điều chỉnh và duy trì quy mô dân số hợp lý để phù hợp với quá trình phát triển đang là một thách thức của nước ta Các chính sách phát triển dân số như thế nào là phù hợp, cần tác động vào điểm mấu chốt nào để dân số nước ta đảm bảo đáp ứng tốt về số lượng và chất lượng cho quá trình phát triển kinh tế xã hội? Chính là phải thông qua quá trình giáo dục và cần quan tâm hơn cả là giáo dục người phụ nữ để họ có những hiểu biết về tỷ lệ sinh như thế nào để cả nước có một tốc độ tăng dân số hợp lí, và phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Giáo dục phụ nữ để nâng cao nhận thức, trình độ học vấn và khả năng hiểu biết về vấn đề sinh sản và chăm sóc sức khỏe của trẻ em Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Phần 1 : Mô tả lý thuyết 1.1 Giáo dục và vai trò của giáo dục trong phát triển Giáo dục là quá trình hoạt động có mục đích, có ý thức, có kế hoạch nhằm truyền đạt cho lớp người mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội và về tự duy để họ có thể có đủ khả năng tham gia vào lao động và đời sống xã hội Giáo dục được biểu hiện qua trình độ học vấn, trình độ dân trí nhằm phản ánh các cấp độ hiểu biết, các kỹ năng đạt được của con người sau một quá trình tiếp nhận các luồng thông tin khác nhau và từ đó tạo ra khả năng nhận thức tác động đến hành vi của họ Theo nghĩa rộng, giáo dục là quá trình xã hội hóa nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thông qua các hoạt động và mối quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm giúp mỗi cá nhân tiếp thu được các kiến thức xã hội, lịch sử của loài người, từ đó phát triển sức mạnh của bản thân sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội Giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình tác động giúp người được giáo dục tiếp nhận và chuyển hóa tích cực các chuẩn mực xã hội, từ đó hình thành ý thức, thái độ và hệ thống hành vi phù hợp với các mục tiêu giáo dục Có hai hình thức giáo dục là giáo dục chính thống và giáo dục không chính thống + Giáo dục chính thống là nền giáo dục trong nhà trường, Nó gồm 3 yếu tố cơ bản không thể thiếu là người giáo dục, người được giáo dục và môi trường giáo dục Quá trình giáo dục này được thực hiện thông qua hoạt động có tổ chức của Hệ thống giáo dục quốc dân, do những người có chuyên môn được xã hội phân công Giáo dục chính thống tạo ra vốn con người cho các cá nhân + Giáo dục không chính thống là giáo dục trong gia đình và xã hội , nó không có quy mô hay tổ chức rõ ràng nhưng lại gớp phần quan trọng trong việc hình thành nền tảng đạo đức và nhân phẩm của con người Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Giáo dục ảnh hưởng đến thu nhập và năng suất lao động của con người: + Giáo dục ảnh hưởng đến thu nhập : Trên thực tế, người lao động luôn hy vọng có mức tiền lương càng cao càng tốt và người tuyển dụng lao động luôn theo đuổi mục đích tối thiểu hóa giá thành để tối đa hóa lợi nhuận Do đó, người tuyển dụng lao động luôn có sự phân biệt về mức đãi ngộ, mức lương của người lao động Trình độ giáo dục là tiêu chuẩn và căn cứ để doanh nghiệp lựa chọn, tuyển dụng và trả lương cho người lao động Các cá nhân có trình độ giáo dục cao thường được doanh nghiệp trả một mức lương cao hơn Vì khi sử dụng lao động có trình độ cao hơn doanh nghiệp có thể giảm được phần nào chi phí đào tạo lại lao động đồng thời năng suất lao động của những người có trình độ cao hơn sẽ cao hơn Mối quan hệ này đúng trong mọi lĩnh vực Bên cạnh đó, khả năng kiếm được việc làm của người lao động cũng tăng lên cùng với trình độ giáo dục cao hơn Do đó, nhìn chung những người được đi học nhiều thường có thu nhập cao hơn những người đi học ít Bên cạnh việc đem lại lợi ích cho cá nhân, việc đi học của cá nhân còn có thể mang lại lợi ích cho toàn xã hội, gọi là lợi ích “lan tỏa” hay còn gọi là ngoại ứng tích cực Một số ngoại ứng tích cực tiềm năng của việc đi học dễ dàng nhận thấy như: Tác động lan tỏa về sức khỏe ( con cái của những người mẹ có học vấn cao thường khỏe mạnh hơn, như vậy trẻ em của các gia đình khác cũng có lợi vì giảm khả năng lây lan bệnh tật ), làm giảm tội phạm, xã hội được hưởng môi trường lễ phép, văn minh, lành mạnh do dân trí được nâng cao, tỷ lệ sinh con ngày càng giảm phù hợp với định hướng mà nhà nước vạch ra vì người phụ nữ có giáo dục sẽ biết sinh bao nhiêu con để giáo dục và nuôi dạy tốt nhất… + Giáo dục ảnh hưởng đến năng suất lao động: Giáo dục tạo ra vốn con người nên nó là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất lao động Trên thực tế, giáo dục có tác động tới tốc độ bắt kịp và lan truyền công nghệ Nó tạo ra khả năng cho một quốc gia áp dụng, tiếp nhận và thực hiện những công nghệ mới từ nước khác và ảnh hưởng tới khả năng sang tạo trong nước Giáo dục được xem là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế và năng suất nhân tố tổng hợp thông qua sự đóng góp của mình vào việc thực hiện và đổi mới công nghệ Một khi công nghệ được thực thi, giáo dục là nhân tố quan trọng tác động tới tính hiệu quả của việc sử dụng, tiếp nhận và bắt chước những công nghệ mới Một lần nữa, nếu Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân giáo dục có tác động tích cực vào việc tăng tính hiệu quả thì khả năng tiếp nhận của các tổ chức phụ thuộc vào trình độ giáo dục Sự có mặt của những người được đào tạo tốt tạo điều kiện thuận lợi cho công việc quản lí và do đó làm tăng hiệu quả công nghệ Giáo dục tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có kĩ năng làm việc với năng suất cao là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững + Hệ số tương quan giữa giáo dục cơ bản và tăng trưởng dân số: Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa giáo dục cơ bản và tăng trưởng dân số Tỷ lệ đi học của phụ nữ Tỷ lệ tăng dân số Tốc độ tăng trưởng GNP Tỷ lệ biết chữ của phụ nữ 1970 – 1980 bình quân -0,31 +0,49 -0,47 -0,54 Nghiên cứu tại 94 quốc gia của Rosenzweig đã chỉ ra mối liên hệ nghịch biến giữa tăng trưởng dân số và tỷ lệ đi học của phụ nữ trong độ tuổi 10-14 Giáo dục phụ nữ được chứng minh là có mối liên hệ đồng biến khá rõ ràng với tốc độ tăng thu nhập bình quân.Giáo dục có thể khiến tỷ lệ sinh con giảm xuống và thu nhập bình quân tăng lên, tuy nhiên, ngược lại, tăng trưởng thu nhập cũng mở rộng cơ hội giáo dục Ngoài ra, giáo dục giúp cho việc cung cấp các kiến thức và những thông tin để người dân đặc biệt là người phụ nữ có thể sử dụng những công nghệ nhằm tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng Chẳng hạn tỷ lệ tử vong trẻ em giảm xuống, tỷ lệ dinh dưỡng trẻ em tăng lên cùng với học vấn của cha mẹ vì biết sinh hoạt vệ sinh hơn hay biết cách sử dụng những thức ăn giàu dinh dưỡng hơn 1.2 Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội Lịch sử cổ, trung và cận đại luôn coi người phụ nữ là nguồn hạnh phúc, là chủ thể quan trọng trong việc chăm sóc chồng con, đỡ đần cho cha mẹ khi già yếu, là chỗ dựa cho gia đình trong nhiều phương diện cuộc sống Đã từng có người cho rằng: “Nếu một người đàn ông hư hỏng thì chỉ hư hỏng một người, nhưng một người phụ nữ hư hỏng thì hư hỏng Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân cả nhà” Từ xưa đến nay, với vai trò người yêu, người vợ, người mẹ - người phụ nữ luôn được yêu thương và chiếm vị trí quan trọng trong mọi tầng lớp xã hội Phụ nữ là người có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất đến thế hệ trẻ nói riêng và toàn thể loài người nói chung vì họ là người trực tiếp sinh đẻ và giáo dục con cái Trong xu thế hội nhập và phát triển, phụ nữ tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò to lớn của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Một khi nền kinh tế càng phát triển thì phụ nữ càng có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình biến đổi cách mạng và sâu sắc, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào quá trình biến đổi đó Vai trò của người phụ nữ ở phần lớn các nước trên thế giới và ở nước ta trong những thế kỷ qua đã có những thay đổi đáng kể Phụ nữ đã có mặt trong nhiều lĩnh vực, ngoài phạm vi gia đình và nghề nghiệp, mặc dù sự tham gia đó còn khiêm tốn và thiếu đồng bộ Không chỉ với vai trò là một công dân, người phụ nữ còn làm tốt vai trò người vợ, người mẹ, người con trong gia đình, có trách nhiệm lớn lao trong chia sẻ trách nhiệm và giữ gìn giá trị truyền thống văn hóa, bản sắc của mỗi một dân tộc Trong điều kiện đời sống còn gặp nhiều khó khăn, cùng những tác động phản diện của nền kinh tế thị trường, phụ nữ đã thể hiện tình thương và trách nhiệm, lòng nhân ái, đức hy sinh, kết hợp với sự hiểu biết, ứng xử khéo léo trong các mối quan hệ gia đình, họ tộc, trọn đạo hiếu thảo, là điểm tựa vững chắc cho chồng con công thành danh toại, trong đó có việc nuôi dạy con cái Họ chính là những người phụ nữ có đầy đủ đức tính tốt đẹp, xứng đáng với sự đánh giá: “Phúc đức tại mẫu, nhân hiền tại mẫu” 1.3 Giáo dục và phát triển phụ nữ Tại Hội nghị về dân số và phát triển Liên Hợp Quốc tổ chức tại Cairo Ai Cập năm 1994, nhấn mạnh “ Giáo dục là nhân tố cơ bản trong sự phát triển bền vững, là một thành phần của phúc lợi và là phương tiện để các cá nhân nhận được kiến thức Giáo dục góp phần giảm tỷ lệ sinh , giảm tỷ lệ tử vong, tăng quyền năng và vị thế cho phụ nữ, nâng cao chất lượng dân số, cả cung và cầu dịch vụ giáo dục sẽ quyết định trình độ học vấn của dân số nói riêng và chất lượng dân số nói chung” Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Người phụ nữ được giáo dục là những người có hiểu biết, có khả năng có thu nhập cao, có năng suất lao động cao Thu nhập cao sẽ khuyến khích xu hướng vươn tới trình độ cao hơn, làm tăng kỹ năng của người phụ nữ Họ có nhiều lựa chọn trong công việc, có khả năng đàm phán trong gia đình cũng như ngoài xã hội Họ sẽ nhận thức tốt hơn về công tác kế hoạch hóa gia đình, về chi phí cơ hội của việc sinh con Số con trung bình sẽ tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn của họ vì họ kiểm soát được tất cả những yếu tố như: thu nhập gia đình, tiếp cận với các dịch vụ về sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình Người phụ nữ có trình độ học vấn biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai một cách hiệu quả để giãn khoảng cách sinh và chủ động thời điểm sinh con Khi mang thai, họ sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe cho mình để sinh ra một đứa con khỏe mạnh và an toàn Phần 2 Giáo dục phụ nữ với tỷ lệ sinh và sức khỏe trẻ em 2.1 Tỷ lệ sinh: Tỷ lệ sinh là số trẻ em được sinh ra sống trên một nghìn dân, trong một năm - Tỷ suất sinh thô: Tỷ suất sinh thô phản ánh khả năng sinh đẻ của của dân số nói chung xảy ra trong một thời kì nào đó và thường được đánh giá trong phạm vi một năm Nó được xác đinh bằng cách lấy số trẻ em mới được sinh ra trong năm (B) chia cho số lượng dân số tính bình quân trong năm hoặc giữa năm (P) và thường được biểu thị bằng 0/00 hoặc % CBR = PB × 1000 Chỉ tiêu tỷ suất sinh thô rất dễ tính toán nhưng chịu ảnh hưởng mạnh của cơ cấu tuổi sinh đẻ Do đó đôi khi tỷ suất sinh thô không phản ánh chính xác mức sinh - Tỷ suất sinh chung: GFR Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Tỷ suất sinh chung là tỷ số giữa số trẻ em mới được sinh ra (B) so với số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ( tuổi 15- 49) tính trung bình trong năm hoặc giữa năm Tỷ suất này được đánh giá bằng 0/00 hoặc % B GFR = Pw 15−49 ¿ × 1000 ¿ - Tổng tỷ suất sinh (ký hiệu TFR): Tổng tỷ suất sinh (TFR) là tổng cộng các tỷ suất sinh đặc trưng theo từng nhóm tuổi và là số con trung bình của một bà mẹ tính đến hết tuổi sinh đẻ TFR là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất mức sinh của dân số ở một địa phương, một khu vực, một nước, vì không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu tuổi - Tăng trưởng dân số = Tỷ lệ sinh con × Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: vì vậy cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh và tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ để có những chính sách phát triển dân số phù hợp - Các biến số tác động trực tiếp đến tỷ lệ sinh con: + Việc sử dụng các biện pháp tránh thai + Độ tuổi kết hôn + Khoảng cách sinh con + Nạo phá thai 2.2 Sức khỏe trẻ em 2.2.1 Sức khỏe Theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO): “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về cả thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay thương tật” + Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất là hoạt động thể lực, hình dáng, ăn ngủ,… tất cả các hoạt động sống trên đều ở trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi + Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần là bình an trong tâm hồn Biết cách chấp nhận và đương đầu với các căng thẳng trong cuộc sống Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân + Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội là nghề nghiệp với thu nhập đủ sống An sinh xã hội được đảm bảo + Không có bệnh tật hay thương tật là không có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, bệnh liên quan đến xã hội và sự an toàn về mặt xã hội Sức khỏe là vấn đề được con người quan tâm hàng đầu, và quan trọng hơn hết đó là sức khỏe trẻ em Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em luôn được quan tâm hàng đầu Vì vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe của trẻ em rất được quan tâm kể từ xưa tới nay 2.2.2 Các tiêu chí đánh giá tình trạng sức khỏe:  Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ tử vong: - Tuổi thọ bình quân - Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi - Tỷ suất chết của bà mẹ có liên quan đến thai sản  Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ bệnh tật: - Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng 6 loại vacxin - Tỷ lệ mắc/chết do một số bệnh dịch nguy hiểm  Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng/ thể lực - Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi - Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân  Chỉ số tổng hợp để đánh giá tình trạng sức khỏe: Tuổi thọ bình quân điều chỉnh theo tình trạng sức khỏe : HALE ( Healthy life expectancy ) 2.2.3 Vai trò của sức khỏe với phát triển kinh tế  Sức khỏe với tăng thu nhập và tăng trưởng kinh tế: Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Cải thiện sức khỏe dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, thu nhập cao hơn và đói nghèo giảm dần Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi thọ bình quân tăng lên trong thời kỳ trước đã dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn trong thời kỳ sau Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng mang tính chất hiệu suất giảm dần, có nghĩa là khi tuổi thọ bình quân đầu người còn ở mức thấp, một năm tuổi thọ tăng lên có ảnh hưởng lớn hơn đến tăng trưởng so với khi tuổi thọ bình quân đã đạt mức cao hơn Một nghiên cứu điển hình cho biết, sau khi giữ nguyên các nhân tố khác có ảnh hưởng đến tăng trưởng, thì cứ 10% tăng lên trong tuổi thọ sẽ làm tăng từ 0,3 đến 0,4 điểm phần trăm một năm trong tăng trưởng kinh tế Sự khác biệt giữa tuổi thọ bình quân 75 năm ở các nước có thu nhập cao với 45 năm ở các nước có thu nhập thấp được chuyển thành tốc độ tăng trưởng nhanh hơn khoảng 1,5 điểm phần trăm một năm  Sức khỏe với tăng năng suất lao động: Những người có sức khỏe tốt thường làm việc năng suất hơn bởi vì họ có nhiều năng lượng hơn và minh mẫn hơn Công nhân khỏe mạnh có thể thu hoạch được nhiều sản phẩm hơn, đóng nhiều bàn ghế hơn, lắp ráp nhiều máy tính hơn, làm được nhiều dịch vụ hơn là một lao động ốm yếu và bệnh tật Các công nhân khỏe mạnh không chỉ có năng suất trong khi làm việc mà còn ít nghỉ làm do bị ốm hơn, do đó họ cũng nhận được tiền lương cao hơn Ngoài ra, sức khỏe của các thành viên trong gia đình còn ảnh hưởng đến việc giáo dục con cái, điều này ảnh hưởng đến thu nhập trong tương lai của họ Sức khỏe thời thiếu niên có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động sau này, khi đứa trẻ lớn lên và tham gia vào lực lượng lao động Việc được chăm sóc tốt và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đây được coi là một trong những yếu tố cấu thành nên chất lượng lao động, đảm bảo cho người lao động có năng suất lao động cao  Sức khỏe và đầu tư: Cải thiện sức khỏe ngoài việc có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất lao động còn có thể ảnh hưởng đến các nhân tố quan trọng khác, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đó là nâng cao tiết kiệm và đầu tư Khi con người nghĩ là sẽ sống thọ, họ sẽ có nhiều động lực để đầu Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân  Tất cả những hành vi của người phụ nữ liên quan đến việc sinh sản hay chăm sóc sức khỏe và nuôi dạy trẻ em đều chịu ảnh hưởng bởi trình độ văn hóa, trình độ học vấn của người phụ nữ, vì vậy giáo dục người phụ nữ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đảm bảo tỷ lệ sinh ở mức ổn định, hợp lí và đảm bảo trẻ em được chăm sóc sức khỏe và phát triển toàn diện Phần 3: Liên hệ thực tế 3.1 Thực trạng về tỷ lệ sinh và vấn đề sức khỏe trẻ em ở Việt Nam Trong năm thập kỷ qua, Việt Nam thực thi chính sách giảm sinh thông qua chương trình dân số, chú trọng đến công tác giáo dục phụ nữ, chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm cả kế hoạch hóa gia đình Quy mô gia đình nhỏ đang được khuyến khích Cùng với việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, rất nhiều các hoạt động tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi được tổ chức nhằm trang bị các kiến thức và khuyến khích các cặp vợ chồng thực hiện mục tiêu kế hoạch hóa gia đình Chính vì vậy, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên hàng năm là mối quan tâm lớn của các cơ quan truyền thông dân số và kế hoạch hóa gia đình Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Hình 3.1 Tỷ lệ phụ nữ 15 - 49 sinh con thứ ba trở lên chia theo thành thị - nông thôn 2005 – 2009 Hình 3.1 trình bày tỷ lệ phụ nữ 15 - 49 tuổi sinh con thứ ba trở lên ở Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2009 chia theo thành thị và nông thôn Số liệu cho thấy,những người phụ nữ ở thành thị có xu hướng ít sinh con thứ 3 so với phụ nữ ở nông thôn Trong thời gian qua tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên trên phạm vi cả nước giảm từ 20.8% năm 2005 xuống còn 16.1% năm 2009 Tỷ lệ phụ nữ sinh thêm con sau khi có từ 1 đến 2 con ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều giảm, đặc biệt ở khu vực thành thị góp phần tích cực làm giảm mức sinh ở Việt Nam Xu hướng này giúp Việt Nam có cơ hội ổn định dân số, giảm bớt gánh nặng phụ thuộc, tạo thời cơ thuận lợi cho Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và chất lượng Có sự khác biệt về tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên theo vùng địa lý Những vùng có tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 thấp là Đông Nam Bộ (10.9%), Đồng bằng sông Cửu Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Long (12.4%) và Đồng bằng sông Hồng (13.2%) Tỷ lệ này cao nhất là ở Tây Nguyên (27.4%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (21.1%) (Bảng 1) Có thể rút ra được quy luật đó là ở những nơi có trình độ phát triển cao thì tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba càng thấp, và ngược lại ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, cuộc sống còn có nhiều khó khăn thì tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 càng cao Bảng 3.1: Tỷ lệ phần trăm phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên theo vùng, 2005-2009 Vùng 2005 2006 2007 2008 2009 ĐB Sông Hồng 17 14,7 13,7 13,8 13,2 Đông Bắc 19 17,1 15,0 14,7 18,7 Tây Bắc 23 20,7 17,7 18,0 Bắc Trung Bộ 29 28,3 23,5 26,5 21,1 Nam Trung Bộ 23 22,4 21,8 19,4 Tây Nguyên 39 32,2 30,0 26,9 27,4 Đông Nam Bộ 17 14,3 13,8 14,4 10,9 ĐB sông Cửu Long 16 13,9 12,6 12,6 12,4 Nguồn: - UNFPA: Thực trạng dân số Việt Nam 2008; Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên có liên quan chặt chẽ với trình độ học vấn của phụ nữ Theo số liệu điều tra năm 2007, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên trong số phụ nữ chưa đi học tới 43.1%, giảm xuống còn 28.1% đối với phụ nữ chưa tốt nghiệp tiểu học, 19.4% đối với phụ nữ tốt nghiệp tiểu học, 15.3% đối với phụ nữ tốt nghiệp trung học cơ sở và chỉ còn 4.5% đối với phụ nữ có trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên (Hình 2) Hình 3.2: Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên chia theo trình độ học vấn, 2007 (%) Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Chưa đi Chưa tốt Tốt Trung học Trung học học nghiệp nghiệp cơ sở phổ thông tiểu học tiểu học Nguồn: UNFPA: Như vậy, người phụ nữ có trình độ càng cao thì tỷ lệ sinh con thứ ba càng thấp Học vấn cao nên họ nhận thức được rằng con cái sinh ra phải được chăm sóc và nuôi dạy cho tốt nên tất yếu họ không có nhu cầu sinh nhiều con Thêm vào đó, có thể do khả năng nhận thức và sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả hơn ở những người có trình độ học vấn cao nên tỷ lệ sinh con thứ ba ở những nhóm người này là thấp hơn so với những nhóm người không có trình độ học vấn Bởi vậy, muốn thay đổi hành vi sinh con nhiều, chương trình kế hoạch hóa gia đình cần tập trung tuyên truyền cho các phụ nữ có trình độ học vấn thấp Đây cũng thường là những người có thu nhập thấp, sống tại nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa Vì thế, hình thức tuyên truyền và kênh tuyên truyền cần thiết kế thích hợp với nhóm đối tượng này Có thể nhận thấy, Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc vận động cặp vợ chồng không sinh con thứ ba Việt Nam đã đạt được thành tựu trong việc giảm tốc độ gia tăng dâm số, tuy nhiên vẫn còn tình trạng các cặp vợ chồng sinh con thứ ba, đặc biệt ở một số vùng tỷ lệ các cặp vợ chồng sinh con thứ ba lại có chiều hướng gia tăng Nhiều nguyên nhân liên quan đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình ở địa phương như: có sự thỏa mãn với những thành tích đạt được; có sự buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số; hệ thống tổ chức bộ máy Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân làm công tác dân số kế hoạch hóa chưa đủ mạnh và quá tải về công việc; việc tuyên truyền, giáo dục, cung cấp dịch vụ và xây dựng chính sách, chế độ còn nhiều bất cập, Đó là những nguyên nhân khách quan, còn nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến tình trạng phụ nữ sinh con thứ ba? Trước hết, đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ, dẫn đến tâm trạng thèm khát có con trai Các gia đình đã sinh 2 con nhưng một bề toàn con gái, lâu nay không dám có con thứ ba, nay lại sinh với hi vọng được cậu con trai Những trường hợp này rơi nhiều vào cán bộ, công nhân viên chức ở các thành phố, đô thị Thứ hai, có những gia đình đã có hai con trai nhưng lại muốn đủ trai, đủ gái cho bằng bạn, bằng bè, vì theo quan niệm của người Việt, sinh con phải đầy đủ nghĩa là "có nếp, có tẻ" Vì thế, nếu như có điều kiện thuận lợi thì những gia đình đã có con trai cũng cố sinh thêm con thứ 3 để có được người con gái Tuy nhiên, áp lực phải sinh thêm một bé gái không lớn bằng áp lực phải sinh một bé trai Thứ ba, tâm lý thích đông con vì khi về già có nơi nương tựa, có người trông nom Vì nếu có đông con, đặc biệt là con trai, những lúc ốm đau, khi tuổi già, không ở nhà đứa này thì ở nhà đứa khác, Về già có người chăm sóc, nuôi dưỡng là hết sức quan trọng vì hiện nay đông đảo nông dân không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Ngay cả với công nhân viên chức, các phụ cấp bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cũng quá ít ỏi Vì vậy, khi ốm đau, tai nạn chủ yếu họ trông cậy vào gia đình, con cái Đông con thì mỗi đứa một tay, cuộc sống người già, người ốm đau, bệnh tật được bảo đảm hơn Có thể kết luận rằng, cùng với việc ban hành và thực thi chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trên phạm vi cả nước trong những năm qua có xu hướng giảm xuống Xét theo khu vực địa lý, những nơi có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp, như khu vực Tây Nguyên thường có xu hướng sinh con thứ ba cao hơn những nơi có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn Những người có học vấn thấp thường sinh con thứ ba nhiều hơn những người có học vấn cao Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba có mối quan hệ tỉ lệ thuận với trình độ học vấn của người phụ nữ Đề án Kinh tế phát triển GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Ở các huyện miền núi, việc tuyên truyền và phổ biến công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình đến các gia đình còn khá sơ sài nên tỷ lệ sinh ở các vùng này còn khá cao Việc chăm sóc sức khỏe người phụ nữ và trẻ em mới sinh vẫn còn nhiều thiếu thốn, khó khăn Cần có chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân số đến mọi tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng Tập trung tuyên truyền về nâng cao chất lượng dân số, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, bình đẳng giới, phòng chống tảo hôn, tổ chức giáo dục tư vấn SKSS cho vị thành niên, thanh niên trong hệ thống các trường học Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số thông qua công tác tập huấn nghiệp vụ và kiểm tra giám sát Để ngăn chặn sự gia tăng mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, giảm tình trạng tảo hôn và mất cân bằng giới tính khi sinh, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng dân số trong những năm tới, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực: Đẩy mạnh sự tăng cường lãnh đạo đối với công tác Dân số – KHHGĐ, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong công tác tuyên truyền, tích cực giáo dục người dân, đưa nội dung công tác dân số – KHHGĐ nội dung thi đua của từng đơn vị 3.2 Vấn đề sức khỏe bà mẹ và trẻ em Tính đến nay, đất nước ta đã qua hơn 20 năm đổi mới, gần 7 năm chính thức gia nhập WTO, hội nhập sâu với thế giới, kinh tế xã hội của đất nước đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như chúng ta đã vượt qua ngưỡng thu nhập thấp với thu nhập trên 1000 USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12% Trong vòng một thập kỉ trở lại đây, cùng với sự phát triển chung về kinh tế xã hội của cả nước, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng có nhiều thay đổi đáng kể: Tuổi thọ bình quân của Việt Nam đã đạt 73,4 tuổi ( năm 2012); tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi cũng giảm nhanh, từ 30 0/00 ( năm 2001) xuống còn 15,3 0/00 ( năm 2012), đã đạt mục tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011- 2015 là giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi xuống dưới 150/00 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc-xin năm 2010 và 8 loại vắc-xin năm 2011-2012 và tỷ lệ dân số tham gia BHYT (66,8% so với kế hoạch 66,0%) Riêng chỉ tiêu tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã chưa đánh giá được do từ năm 2011 mới bắt

Ngày đăng: 14/03/2024, 21:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w