1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án di cư trong nước và di cư quốc tế

25 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Di Cư Trong Nước Và Di Cư Quốc Tế
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 166,66 KB
File đính kèm Đề án di cư trong nước và di cư quốc tế.rar (147 KB)

Nội dung

Biến động dân số bao gồm 2 cấu thành cơ bản là tăng tự nhiên và tăng cơ học. Tăng trưởng tự nhiên của dân số gắn liền với quá trình sinh học sinh ra, tồn tại và mất đi của con người theo thời gian. Quá trình này thông qua các hiện tượng sinh và chết. Di biến động dân cư còn do tác động cơ học của quá trình di dân. Trong mọi quốc gia, những luồng di cư tạo nên những phân bố lại dân cư, đồng thời làm tăng giảm mật độ dân cư giữa các vùng miền địa lý. Di dân về bản chất không phải các hiện tượng sinh học như sinh, chết. di dân có thể diễn ra nhiều lần, lặp đi lặp lại trong cuộc đời của mỗi cá nhân trong khi sinh đẻ và tử vong chỉ diễn ra một lần. Di dân là quá trình phân phối lại lực lượng lao động và dân cư, và là nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tại những nước đang phát triển, các đô thị lớn luôn luôn là điểm thu hút các luồng di chuyển. Ngoài ra, sự di chuyển đến các địa bàn nông thôn. Ngược lại, ở các nước phát triển người dân ở nông thôn có xu hướng di chuyển đến các đô thị nhỏ vệ tinh xung quanh những khu đô thị lớn. Di dân và quá trình tập trung dân số ở địa bàn nơi đến luôn đặt ra những thử thách mới cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội bền vững, đặc biệt trong mối quan hệ với các nguồn lực tự nhiên, môi trường của các vùng miền đất nước. Về chính sách, di dân và đô thị hóa đã trở thành những mối quan tâm chính của hầu hết các quốc gia như được thể hiện trong nội dung chương trình hành động của hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tổ chức tại Cairo năm 1994. Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này di dân đồng nhất vơi sự di động dân cư. Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoản thời gian nhất định (Liên hợp quốc). Khái niệm này khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới. Theo Henry S. Shryock, di dân là một hình thức di chuyển về địa lý hay không gian kèm theo sự thay đổi nơi ở thường xuyên giữa các đơn vị hành chính. Theo ông những thay đổi nơi ở tạm thời, không mang tính lâu dài như thăm viếng, du lịch, buôn bán, làm ăn, kể cả qua lại biên giới, không nên phân loại là di dân. Theo tác giả, di dân còn phải gắn liền với sự thay đổi các quan hệ xã hội của người di chuyển. Tóm lại, di dân là sự di chuyển của người dân theo lãnh thổ với những chuẩn mực về không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau khi xem xét khái niệm di dân, có thể tóm tắt một số điểm chung được chấp nhận như sau:  Người di dân di chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đến một nơi khác sinh sống. Nơi đi và nơi đến phải được xác định là một vùng lãnh thổ hay một đơn vị hành chính (khoảng cách giữa hai địa điểm là độ dài di chuyển).  Người di chuyển bao giờ cũng có những mục đích, họ đến một nơi nào đó và định cư tại đó trong một khoảng thời gian để thể hiện mục đích đó. Nơi xuất phát là đầu đi và nơi nơi ở mới là đầu đến. Tính chất thay đổi nơi cư trú này chính là điều kiện cần để xác định di dân.  Khoảng thời gian ở lại bao nhiêu là là tiêu chí quan trọng để xác định di dân. Thông thường, tùy theo mục đích nghiên cứu và loại hình di dân, thời gian đó có thể là một số năm, một số tháng, thậm chí là một số tuần.  Có thể đưa thêm một số đặc điểm khác nữa khi xem xét di cư như sự thay đổi các hoạt động sống thường ngày, thay đổi các quan hệ xã hội. Di dân gắn liền với sự thay đổi công việc, nơi làm việc, công việc, nghề nghiệp, sở thích, lối sống, … Tuy nhiên, đây không nhất thiết là những tiêu chí bắt buộc trong việc xác định khái niệm di dân. Trong nghiên cứu di dân, người ta còn phân biệt hai yếu tố cấu thành quá trình này là hai khái niệm xuất cư và nhập cư:  Xuất cư là việc di chuyển nơi cư trú từ nơi này sang nơi khác trong khuôn khổ một quốc gia để sinh sống tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hoặc dài. Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia do tình trạng dự mức sống, thu nhập và lao động phân phối không đồng đều đặc biệt ở nông thôn và thành thị. Các địa bàn xuất cư thường là những nơi có mức sống thấp, điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa chậm phát triển.  Nhập cư là sự di chuyển dân cư, lao động đến một nơi cư trú nhất định có thể đến từ các địa bàn khác trong cùng một vùng hay lãnh thổ của một quốc gia. Nhập cư vào các thành phố lớn, hay đến các khu vực miền núi cao, đất rộng người thưa là các hình thái phổ biến ở các quốc gia đang phát triển hiện nay. Có nhiều cách phân loại di dân theo góc độ khác nhau, tùy vào mục đích nghiên cứu và thậm chí tùy theo từng người làm nghiên cứu khác nhau. Cách phân loại, tuy vậy chỉ có tính chất tương đối và không tách bạch với nhau. Sau đây là một số phân loại cơ bản di dân:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DI CƯ TRONG NƯỚC VÀ DI CƯ QUỐC TẾ 1 MỤC LỤC 1 Mô tả lý thuyết 3 1.1 Một số khái niệm cơ bản về di cư .3 1.2 Một số hướng tiếp cận lý thuyết 6 2 Tình trạng di cư hiện nay 7 2.1 Di cư trong nước ở Việt Nam .7 2.2 Di cư quốc tế .9 2.2.1 Các nước nhỏ có tỷ trọng nhập cư cao nhất 9 2.2.2 Mỹ và Pháp - hai nước nhập cư cũ 9 2.2.3 Tây Ban Nha - nước nhập cư mới 12 2.2.4 Người nhập cư chiếm 3% dân số thế giới .13 3 Ảnh hưởng của việc di cư trong nước và di cư quốc tế đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia .13 3.1 Ảnh hưởng đến Việt Nam 14 3.1.1 Di cư nông thôn – thành thị 14 3.1.2 Di cư giữa các vùng và các tỉnh 14 3.1.3 Di cư và quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 15 3.2 Ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới 17 3.2.1 Tác động của việc nhập cư đến EU 18 4 Đánh giá của bản thân về tình hình di cư trong nước và quốc tế hiện nay .19 4.1 Tích cực 19 4.1.1 Di cư tự do vào Hà Nội 20 4.2 Tiêu cực 20 4.2.1 Di cư tự do ở Hà Nội 20 4.2.2 Tình trạng chảy máu chất xám 22 4.3 Nhận xét 23 2 4.4 Hướng giải quyết tình trạng di cư hiện nay cho hiệu quả 23 4.4.1 Cần có số liệu chính xác và có sự hiểu biết hơn nữa về các quá trình di cư trong nước nhằm tạo cơ sở cho quá trình hoạch định chính sách 23 4.4.2 Đảm bảo an toàn và thành công cho di cư trong nước 23 4.4.3 Giải quyết các vấn đề và tăng cường lợi ích di cư trong nước tại nơi đến 24 4.4.4 Giải quyết các vấn đề và nâng cao lợi ích của di cư trong nước tại nơi đi 25 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: 15 nước có số người nhập cư cao nhất, 2010 Bảng 2 15 nước có tỷ trọng xuất cư cao nhất (**) Bảng 3: Tỷ suất nhập cư, tỷ suất di cư và tỷ suất di cư thuần theo khu vực theo số liệu mẫu điều tra của Tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009 Biểu 4: Dân số di cư và tỷ lệ trên tổng dân số theo từng loại đô thị năm 2009 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 http://www.gopfp.gov.vn/so-8- 125;jsessionid=7947ED8DA96E8754BB556F602945C7C9? p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=vi ew&p_p_col_id=column- 3&p_p_col_count=1&_62_INSTANCE_Z5vv_struts_action=%2Fjournal_articles %2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_groupId=18&_62_INSTANCE_Z5vv_articleId= 69695&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0 2 http://www.un.org.vn/images/stories/pub_trans/ Migration_Main_Paper_VIE_FINAL.pdf 3 http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-nhung-chinh-sach-va-quy-dinh-phap-luat- ve-van-de-nhap-cu-va-quyen-cua-cong-dan-nuoc-thu-ba-tai-eu-38662/ 4 https://www.google.com.vn/url? sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=3&cad=rja&uact=8&ved=0CDoQFjAC &url=http%3A%2F%2Fwww.fetp.edu.vn%2Fattachment.aspx%3FID 3 %3D2478&ei=lPY9U8OkOceKkgWuxYCoBg&usg=AFQjCNEQIRyb5ugrhSQO8K 6qeSClUHZsFA&sig2=gT2ehuacIGfyCNk-HfVRhg 5 http://www.gopfp.gov.vn/vi/so-4- 85;jsessionid=F48CA46A125529EE614767470DB85A99? p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&_62_INSTAN CE_Z5vv_struts_action=%2Fjournal_articles %2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0&_62_INSTANCE_Z5vv_groupId=1 8&_62_INSTANCE_Z5vv_articleId=2315 1 Mô tả lý thuyết 1.1 Một số khái niệm cơ bản về di cư Biến động dân số bao gồm 2 cấu thành cơ bản là tăng tự nhiên và tăng cơ học Tăng trưởng tự nhiên của dân số gắn liền với quá trình sinh học sinh ra, tồn tại và mất đi của con người theo thời gian Quá trình này thông qua các hiện tượng sinh và chết Di biến động dân cư còn do tác động cơ học của quá trình di dân Trong mọi quốc gia, những luồng di cư tạo nên những phân bố lại dân cư, đồng thời làm tăng giảm mật độ dân cư giữa các vùng miền địa lý Di dân về bản chất không phải các hiện tượng sinh học như sinh, chết di dân có thể diễn ra nhiều lần, lặp đi lặp lại trong cuộc đời của mỗi cá nhân trong khi sinh đẻ và tử vong chỉ diễn ra một lần Di dân là quá trình phân phối lại lực lượng lao động và dân cư, và là nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội Tại những nước đang phát triển, các đô thị lớn luôn luôn là điểm thu hút các luồng di chuyển Ngoài ra, sự di chuyển đến các địa bàn nông thôn Ngược lại, ở các nước phát triển người dân ở nông thôn có xu hướng di chuyển đến các đô thị nhỏ vệ tinh xung quanh những khu đô thị lớn Di dân và quá trình tập trung dân số ở địa bàn nơi đến luôn đặt ra những thử thách mới cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đặc biệt trong mối quan hệ với các nguồn lực tự nhiên, môi trường của các vùng miền đất nước Về chính sách, di dân và đô thị hóa đã trở thành những mối quan tâm chính của hầu hết các quốc gia như được thể hiện trong nội dung chương trình hành động của hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tổ chức tại Cairo năm 1994 Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn Với khái niệm này di dân đồng nhất vơi sự di động dân cư Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoản thời gian nhất định (Liên hợp quốc) Khái niệm này khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới Theo Henry S Shryock, di dân là một hình thức di chuyển về địa lý hay không gian kèm theo sự thay đổi nơi ở thường xuyên giữa các đơn vị hành chính Theo ông những 4 thay đổi nơi ở tạm thời, không mang tính lâu dài như thăm viếng, du lịch, buôn bán, làm ăn, kể cả qua lại biên giới, không nên phân loại là di dân Theo tác giả, di dân còn phải gắn liền với sự thay đổi các quan hệ xã hội của người di chuyển Tóm lại, di dân là sự di chuyển của người dân theo lãnh thổ với những chuẩn mực về không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau khi xem xét khái niệm di dân, có thể tóm tắt một số điểm chung được chấp nhận như sau:  Người di dân di chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đến một nơi khác sinh sống Nơi đi và nơi đến phải được xác định là một vùng lãnh thổ hay một đơn vị hành chính (khoảng cách giữa hai địa điểm là độ dài di chuyển)  Người di chuyển bao giờ cũng có những mục đích, họ đến một nơi nào đó và định cư tại đó trong một khoảng thời gian để thể hiện mục đích đó Nơi xuất phát là đầu đi và nơi nơi ở mới là đầu đến Tính chất thay đổi nơi cư trú này chính là điều kiện cần để xác định di dân  Khoảng thời gian ở lại bao nhiêu là là tiêu chí quan trọng để xác định di dân Thông thường, tùy theo mục đích nghiên cứu và loại hình di dân, thời gian đó có thể là một số năm, một số tháng, thậm chí là một số tuần  Có thể đưa thêm một số đặc điểm khác nữa khi xem xét di cư như sự thay đổi các hoạt động sống thường ngày, thay đổi các quan hệ xã hội Di dân gắn liền với sự thay đổi công việc, nơi làm việc, công việc, nghề nghiệp, sở thích, lối sống, … Tuy nhiên, đây không nhất thiết là những tiêu chí bắt buộc trong việc xác định khái niệm di dân Trong nghiên cứu di dân, người ta còn phân biệt hai yếu tố cấu thành quá trình này là hai khái niệm xuất cư và nhập cư:  Xuất cư là việc di chuyển nơi cư trú từ nơi này sang nơi khác trong khuôn khổ một quốc gia để sinh sống tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hoặc dài Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia do tình trạng dự mức sống, thu nhập và lao động phân phối không đồng đều đặc biệt ở nông thôn và thành thị Các địa bàn xuất cư thường là những nơi có mức sống thấp, điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa chậm phát triển  Nhập cư là sự di chuyển dân cư, lao động đến một nơi cư trú nhất định có thể đến từ các địa bàn khác trong cùng một vùng hay lãnh thổ của một quốc gia Nhập cư vào các thành phố lớn, hay đến các khu vực miền núi cao, đất rộng người thưa là các hình thái phổ biến ở các quốc gia đang phát triển hiện nay Có nhiều cách phân loại di dân theo góc độ khác nhau, tùy vào mục đích nghiên cứu và thậm chí tùy theo từng người làm nghiên cứu khác nhau Cách phân loại, tuy vậy chỉ có tính chất tương đối và không tách bạch với nhau Sau đây là một số phân loại cơ bản di dân: Theo khoảng cách di chuyển 5 Đây là cách phân loại di dân quan trọng thông qua sự phân biệt di dân xa hay gần giữa nơi đi hay nơi đến Theo địa bàn nơi đi (xuất cư) và nơi đến (nhập cư), thông thường người ta còn phân loại di dân theo hình thức địa bàn nơi cư trú:  Di dân nông thôn – đô thị  Di dân nông thôn – nông thôn  Di dân đô thị - nông thôn  Di dân đô thị - đô thị Theo tính chất di dân: Cách phân loại di dân này được dựa trên tính chất tự nguyện hay ép buộc của di dân, phân biệt giữa di dân tự nguyện và di dân không tự nguyện (ép buộc) Di dân tự nguyện là trường hợp người di chuyển tự nguyện di chuyển theo đúng mong muốn hay nguyện vọng của mình Trong khi đó, di dân ép buộc hay còn gọi là di dân cưỡng ép diễn ra trái với nguyện vọng di chuyển của người dân Loại hình di chuyển này thường đem lại những hậu quả không mong muốn cho xã hội và cần được hạn chế tối đa Theo độ dài thời gian cư trú:  Di chuyển ổn định: Bao gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc, với mục đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi đến Phần lớn người di cư là do điều động công tác, người tìm cơ hội việc làm mới và thoát ly gia đình,… Những đối tượng này thường không quay trở về sống tại quê hương cũ  Di chuyển tạm thời: Sự vắng mặt tại nơi ở gốc là không lâu, khả năng quay trở về là chắc chắn Loại hình này không bao gồm các hình thức di chuyển làm việc theo thời vụ, đi công tác dài ngày, hoặc trường hợp ra nước ngoài học tập rồi về nước  Ngoài ra còn có các loại hình di dân mùa vụ, di chuyển con lắc là dòng di chuyển của cư dân nông thôn vào thành phố trong thời kỳ những dịp nông nhàn, hoặc trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên, việc làm có thu nhập Hình thái di cư này có xu hướng gia tăng trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển Theo đặc trưng di dân:  Di dân có tổ chức: là hình thái di chuyển dân cư được thực hiện theo kế hoạch và các chương trình mục tiêu nhất định do nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra và tổ chức, chỉ đạo thực hiện, với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội Về nguyên tắc, người dân di chuyển có tổ chức được nhà nước và chính quyền địa phương nơi nhập cư giúp đỡ Di dân có tổ chức có thể giảm bớt khó khăn cho những người nhập cư, tăng nguồn lực sức lao động địa phương, có thể tránh được việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bữa bãi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái Trong lịch sử di dân quốc tế, chính phủ và các tổ chức xã hội hoặc phi chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp người di chuyển 6  Di dân tự phát: Di dân không có tổ chức hay còn gọi là di dân tự phát (tự phát) đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội ở Việt Nam Hình thái di dân ngày nay mang tính cá nhân do bản thân người di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền Di dân tự phát phản ánh tính năng động và vai trò độc lập của cá nhân và hộ gia đình trong việc giải quyết đời sống, tìm công ăn việc làm Quản lý di dân là một hợp thành quan trọng của công tác quản lý dân cư, trong đó chính sách di dân có vai trò quan trọng Chính sách di dân là hệ thống những giải pháp nhằm đảm bảo sự phân bố dân số - nguồn lao động hài hòa với nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, phù hợp và góp phần thúc đẩy với mục tiêu phát triển Là chính sách dân số trong lĩnh vực đặc thù, chính sách di dân nhằm góp phần vào công tác quản lý dân cư như một trong những lĩnh vực quản lý xã hội quan trọng Đó là sự quản lý hành chính về mặt nhà nước trên lĩnh vực dân số, được phân bố theo các vùng lãnh thổ của đất nước Chính sách di dân đều có mục tiêu cụ thể theo thời gian, đồng thời có các biện pháp để đạt được mục tiêu đề ra trong việc thay đổi, điều chỉnh hoặc thậm chí ngăn chặn các luồng di chuyển lao động và dân cư 1.2 Một số hướng tiếp cận lý thuyết Nghiên cứu di dân trên thế giới mới chỉ bắt đầu dưới thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản ở phương Tây với sự hợp tác của nhiều ngành khoa học khác nhau (địa lý nhân văn, kinh tế, lịch sử, xã hội học, nhân học, thống kê, toán học, …) Mặc dù các lý thuyết này có thể được vận dụng cho các luồng di dân khác nhau (nông thôn – thành thị, nông thôn – nông thôn, di dân trong nước, di dân quốc tế,…), song hầu hết các lý thuyết về di dân đều tập trung trả lời câu hỏi là: Tại sao người dân di chuyển? Các nhân tố nào dẫn đến quyết định di chuyển? Tại sao những người hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, người di cư vẫn tồn tại và vươn lên? Di dân có tính tuyển chọn ra sao? Có sự khác biệt cơ bản nào giữa người di cư và người ở lại, mối liên hệ giữa các cộng đồng dân cư? Lý thuyết quá độ di dân đã chỉ ra tầm quan trọng tương đối của các hình thái di chuyển khác nhau tương ứng với trình độ phát triển của xã hội Tương tự như lý thuyết quá độ về dân số, và chi phối mạnh mẽ của thuyết hiện đại hóa, lý thuyết này phân chia các giai đoạn cơ bản phát triển kinh tế - xã hội tương ứng với quy mô di dân: giai đoạn đầu của các xã hội truyền thống trong đó quy mô di dân bị hạn chế, diễn ra dưới hình thức nhỏ lẻ Sau đó đến giai đoạn chuyển tiếp của xã hội được đặc trưng bởi thời kỳ đầu của công nghiệp hóa và quá trình đô thị hóa nhanh về quy mô di dân (đặc biệt là di dân nông thôn – đô thị) trong giai đoạn tiền công nghiệp hóa Sau đó bước sang giai đoạn phát triển cao ở các xã hội hiện đại, di dân ra đô thị đạt đến ngưỡng bão hòa Dòng di dân này được thay thế bởi quá trình phi đô thị hóa với sự mở rộng các hình thái di chuyển quốc tế và đến các khu vực ngoại vi Điều đáng lưu ý từ lý thuyết quá độ di dân là các 7 giai đoạn phát triển cơ bản thường xen kẽ nhau, dẫn đến các hình thức và quy mô di dân khác nhau có thể đồng thời xuất hiện trên cùng một khu vực, và trong cùng một thời kỳ nhất định Từ hướng tiếp cận của kinh tế học, lý thuyết kinh tế về di dân còn xem xét quá trình di dân từ hai phía là cung và cầu về lao động – việc làm Hướng tiếp cận lý thuyết này cho rằng sự tồn tại nhu cầu lao động dịch vụ ở đầu đến là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng khả năng cung cấp lao động và dịch vụ thông qua di cư Todaro (1971) đã phát triển lý thuyết kinh tế về di dân và giải thích sự chênh lệch về tiền lương và cơ hội làm việc giữa hai khu vực nông thôn và thành thị Con người ta về cơ bản sẽ có xu hướng chuyển đến nơi có điều kiện kinh tế tốt hơn Theo Todaro, nơi nào có điều kiện kinh tế tốt hơn sẽ khiến cho di dân chuyển về nơi đó nhiều hơn Ngày hôm nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng quốc tế hóa với mô hình đầu tư, quản lý tài chính, huy động vốn xuyên quốc gia, sức lao động và các dịch vụ mà người lao động di cư đem lại cũng vận hành theo xu hướng toàn cầu Kết quả là di cư lao động quốc tế, vượt quá biên giới và khuôn khổ của một quốc gia không còn là hiện tượng ít thấy trong khu vực châu á cũng như trên thế giới hiện nay Tiếp theo trường phái lý thuyết về di dân, lý thuyết hai khu vực kinh tế được hình thành nhằm lý giải quá trình di chuyển dân số và lao động từ khu vực truyền thống sang khu vực hiện đại của nền kinh tế, nơi có mức tiền lương cao hơn nhiều hơn Nói một cách khái quát hóa, di dân diễn ra từ khu vực truyền thống, ngoại vi đến khu vực hiện đại của nền kinh tế Tuy nhên, trong giai đoạn kinh tế đình đốn và khủng hoảng, các dòng di dân lao động tập trung vào các khu vực kinh tế phi chính thức Điều này xảy ra ngay cả ở các quốc gia đang phát triển, ở đó các luồng di chuyển lao động và dân cư đến các khu vực truyền thống và hiện đại đan xen với nhau, và cả hai hình thức này đều diễn ran gay ở tại trung tâm cũng như ngoại vi 2 Tình trạng di cư hiện nay 2.1 Di cư trong nước ở Việt Nam Công cuộc đổi mới không chỉ trực tiếp đem lại cho người dân những cơ hội kinh tế mà còn tác động đến di cư bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt trong việc thúc đẩy các luồng di cư lao động từ nông thôn Về bản chất, sự nghiệp Đổi mới đem lại những biến đổi về cấu trúc xã hội, với sự chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế trường Sự gia tăng tốc độ thương mại hóa sản xuất nông nghiệp và sự thay thế lao động sống bằng vốn đầu vào là nhân tố cơ bản để giải phóng một bộ phận lao động dư thừa ở nông thôn và khuyến khích họ đi làm ăn xa nhằm tìm kiếm những cơ hội kinh tế và thu nhập tốt hơn Lao động ngoại tỉnh đã trở thành một nguồn lực quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường dịch vụ và việc làm tại các trung tâm đô thị Gắn liền với di cư lao động, các sự kiện liên quan đến việc tham gia vào lực lượng 8 lao động cũng thay đổi, từ sự chuyển dịch nhỏ lẻ ở từng địa phương cho đến quy mô cả nước như hiện nay Di cư ở nước ta thường gắn với tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn, đặc biệt là ở Đồng bằng châu thổ sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao Thất nghiệp và thiếu việc làm là do tăng trưởng của nền sản xuất nông nghiệp, song lại không đủ khả năng thu hút được hết số lao động dư thừa Sự gia tăng quy mô dân số độ tuổi lao động tiếp tục làm trầm trọng thêm sự ép về việc làm Trung bình mỗi năm, Việt Nam cần phải tạo ra 1,5 triệu việc làm mới Số lượng thanh niên tham gia và độ tuổi lao động hằng năm ước tính là 1,4 triệu người Con số này đương nhiên chưa bao gồm những người thất nghiệp từ năm trước song vẫn chưa tìm được việc làm Những lao động trẻ này khi tham gia vào thị trường lao động phải cạnh tranh gay gắt trong tìm kiếm cơ hội làm việc phù hợp Di cư thường gắn liền với thay đổi về giáo dục và nghề nghiệp mà mỗi người di cư đều phải trải qua Ngoài ra, việc thiếu các cơ sở đào tạo trình độ cao và việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn cũng là một nhân tố thúc đẩy xuất cư trong nhóm thanh niên có nhu cầu học tập Các kết quả nghiên cứu sơ bộ từ cuộc điều tra di cư Việt Nam năm 2004 cho thấy, thu nhập và việc làm là hai nhân tố hàng đầu thúc đẩy di cư Sự khác biệt kinh tế - xã hội và chênh lệch về thu nhập từ công việc giữ nông thôn và thành thị dẫn đến những tác động bất lợi cho người dân ở nông thôn và thúc đẩy họ ra đi Định hướng phát triển thiên lệch của các thành phố lớn và đô thị mang lại những cơ hội học vấn và nghề nghiệp phong phú hơn và tạo nên sự hấp dẫn thu hút người dân ở nông thôn chuyển ra các thành phố lớn kiếm sống, lao động và học tập Động lực thị trường tác động đến các vùng đia lý cho phép lien kết các địa bàn sâu, xa với dân số của nơi đó thành một hệ thống kinh tế mở, không chỉ hạn chế ở mức địa phương, mà đã mở rộng ở cả cấp vùng, miền và cấp quốc gia cùng đan xen với nhau Cùng với sự chuyển đổi này, nới lỏng kiểm soát trong hệ thống hộ khẩu, vốn một thời gắn liền với việc phân công công tác và cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết hằng ngày, phát triển cơ hội việc làm ở các thành phố lớn đã trở thành những nhân tố tác động chủ yếu đến quy mô và loại hình luồng di dân khỏi nông thôn ở Việt Nam trong suốt 20 năm qua Các sự kiện cuộc sống cá nhân gắn liền với việc làm, học tập, hôn nhân có thể thúc đẩy di cư Đối với Việt Nam, cũng như ở các khu vực khác trên thế giới, di cư trong nước có sự tham gia của nhóm dân số trẻ Giai đoạn đặc biệt này trong cuộc sống thường phải đối mặt với những thách thức cũng như cơ hội về học tập, kết hôn hoặc việc làm, những điều kiện đó có thể đòi hỏi thay đổi chỗ ở Một công trình nghiên cứu trước đây sử dụng số liệu Tổng điều tra cho thấy những người di cư chưa có gia đình chiếm tỷ trọng cao hơn trong luồng di dân giữa các tỉnh, thành phố Di cư của nhóm dân số trẻ cũng gia tăng theo trình độ học vấn bởi người có học vấn cao hơn có xu hướng di cư nhiều hơn Trong mối 9 liên hệ với công việc, di cư là một quá trình có tính chọn lựa cao Di cư lao động chiếm một tỷ trong lớn trong sản xuất công nghiệp và xây dựng Trong lĩnh vực dịch vụ, phần lớn người di cư chủ yếu tham gia vào các hoạt động buôn bán nhỏ, kinh doanh, vận tải, phục vụ nhà hàng, quán ăn và giúp việc gia đình Lao động di cư chiếm tỷ trọng thấp nhất trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp Những nhân tố thúc đẩy di cư không chỉ liên quan đến các sự kiện trong cuộc sống cá nhân, mà còn có các sự kiện trong đời sống hộ, nhất là khi chiến lược kinh tế của hộ bước vào giai đoạn phát triển mở rộng Quyết định di cư thường là kết quả của những đắn đo, tính toán trong một thời gian dài, bao gồm việc cân nhắc giữa cái được và cái mất giữa các thành viên trong hộ, ở vào những giai đoạn khác nhau của đời sống gia đình Nếu như không tham gia vào hoạt động kinh tế tăng thu nhập, các hộ ở nông thôn sẽ không thể có đủ thu nhập để tồn tại và/hoặc để chi trả những khoản chi tiêu khi đau ốm và cho việc học tập Thông qua di cư, các thành viên trong hộ sẽ chung sưc đóng góp thu nhập, tích lũy vốn để phát triển Tiền gửi về của người di cư, của nguồn trong nước và nước ngoài, tạo nên một cấu thành quan trọng trong thu nhập của nhiều nông hộ, tiền gửi về trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược sống của hộ sau di cư Tiền do người di cư gửi về được dùng cho mục đích sản xuất và tiêu dùng Thông thường, người dân thường cho biết góp phần để chi tiêu hằng ngày, trang trải nợ nần, chỉ cho học tập, khám chữa bệnh và xây dựng nhà Mặc dù số tiền gửi có thể không đủ chi dùng cho những nhu cầu trong gia đình, song khi kết hợp thu nhập bằng tiền hay hiện vật th được qua hoạt động sản xuất nông nghiệp, thì hộ có khả năng đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu và tích lũy được vốn cho phát triển Việc kết hợp nguồn thu từ nông nghiệp, phi nông và tiền do người di cư gửi về là quan trọng đối với cuộc sống ở nông thôn Xu hướng này đang ngày càng trở nên quan trọng đối với cuộc sống của nhiều hộ ở Việt Nam hiện nay 2.2 Di cư quốc tế 2.2.1 Các nước nhỏ có tỷ trọng nhập cư cao nhất - Với 23% người nhập cư, Thụy Sỹ có tỷ trọng nhập cư cao hơn cả Mỹ và Pháp, trong khi tỷ trọng nhập cư ở Luxembourg thậm chí còn cao hơn (35%) Sự thu hút và quy mô dân số của quốc gia đều có vai trò quan trọng - Các nước càng nhỏ có thể có tỷ trọng dân cư trú sinh ở nước ngoài cao hơn Ngược lại, các nước càng lớn thì tỷ trọng dân cư trú sinh ở nước ngoài chắc chắn càng nhỏ Năm 2010, Ấn Độ có 0,4% dân nhập cư, và Trung Quốc là 0,1% Tuy nhiên, nếu coi mỗi tỉnh của Trung Quốc là một quốc gia độc lập thì có hơn chục tỉnh thành có số dân trên 50 triệu người, tỉnh Hà Nam có hơn 100 triệu dân – tỷ trọng nhập cư sẽ cao hơn, nếu người dân di cư từ tỉnh này sang tỉnh khác, tăng về quy mô trong những năm gần đây, được tính là di cư quốc tế mà không tính là di cư trong nước Ngược lại, nếu Liên minh 10 Châu Âu được xem chỉ là một nước, thì người nhập cư sẽ giảm đi đáng kể, vì các công dân của một nước thuộc EU sống ở nước khác sẽ không được tính nữa Phạm vi tương đối của hai loại di cư – di cư trong nước và di cư quốc tế - vì vậy có quan hệ chặt chẽ với phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia khác nhau 2.2.2 Mỹ và Pháp - hai nước nhập cư cũ - Tỷ trọng người nhập cư trong một nước phản ánh quy mô của dòng người nhập cư trong quá khứ Ở Mỹ, có 13% dân số sinh ra ở nước ngoài (43 triệu người), là nước chủ nhà có thứ hạng cao nhất đối với người di cư, hạn chế chỉ tiêu quốc gia, đã làm chậm đáng kể các dòng nhập cư từ năm 1924 đến năm 1965 Cho đến nay Mỹ vẫn là nước nhập cư, và số người di cư thuần (chênh lệch giữa người đến và người đi hoặc người nhập cư và người xuất cư) ước tính lên tới khoảng 1 triệu người/năm trong thời kỳ 2005-2010 Nước Số người nhập cư (triệu người) Mỹ 42,8 Nga (*) 12,3 Đức 10,8 Pháp 6,7 Ấn Độ 5,4 Canada 7,2 Ukraina 5,3 Ả rập 7,3 Anh 6,5 Pakistan 4,2 Úc 4,7 Hồng Kông 2,7 Côdivoa 2,4 I ran 2,1 Tây Ban Nha 6,4 Bảng 1: 15 nước có số người nhập cư cao nhất, 2010 - (*)Bao gồm nhiều người quốc tịch Nga hoặc Ukraina sinh ra ở một nước của Liên bang Xô viết hoặc Ukraina trước đây và trở về Nga hoặc Ukraina sau khi Liên bang Xô viết tan rã Nước Tỷ trọng người xuất cư/tổng dân 11 số (%) Mexico 10,0 Ấn Độ 0,9 Bangladesh 5,0 Trung Quốc 0,5 Anh 7,1 Đức 4,9 Philippin 4,3 Pakistan 2,4 Ý 5,7 Thổ Nhĩ Kỳ 4,5 Afganistan 9,9 Maroc 9,0 Mỹ 0,8 Ai cập 3,5 Angieri 6,7 Bảng 2 15 nước có tỷ trọng xuất cư cao nhất (**) (**) Người sinh ra ở trong nước và sống ở nước ngoài - Pháp cũng là một nước nhập cư cũ, với những người di cư đến từ các nước láng giềng như Bỉ, Anh, Đức, Thụy Sỹ trong thế kỷ 19 Đến thế kỷ 20, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người di cư đến từ Bồ Đào Nha, Nam Phi, và gần đây hơn là những người đến từ Tiểu sa mạc Sahara và Châu Á Trong những năm 1950 và 1960, di cư thuần có liên quan đến dân số, ở Pháp cao hơn ở Mỹ (trung bình năm là 4‰ ở Pháp và 2‰ ở Mỹ), do quy định về chỉ tiêu nhập cư vào Mỹ.Từ năm 1970 có sự đảo ngược, dòng người tràn vào Pháp đã giảm, trong khi ở Mỹ lại tăng lên, đặc biệt là những năm 1990 Trong hai thập kỷ vừa qua, trung bình hàng năm, di cư thuần đứng ở mức 4‰ ở Mỹ so với mức chỉ hơn 1‰ ở Pháp Ngoài sự khác nhau về bối cảnh, cả hai nước đều có lịch sử nhập cư lâu dài Cho dù với mức độ vừa phải trong những thời điểm cụ thể, dòng người nhập hầu dường như vẫn duy trì trong hơn một thế kỷ - Ở hai nước này, dân số nhập cư tăng dần qua các năm Nhiều người di cư, cho dù đến làm việc hay để hợp nhất gia đình, họ ở lại và sống tại nước đến Họ bắt đầu cuộc sống gia đình, nuôi con, già đi và một số người chết ở đó Một số người di cư khác thì về nước hoặc chuyển đi nơi khác Dân số nhập cư hiện tại là nhóm dân số được hình thành từ các làm sóng nhập cư trừ đi những người đã rời đi và chết 2.2.3 Tây Ban Nha - nước nhập cư mới 12 - Ở Tây Ban Nha, tỷ trọng người nhập cư (14% năm 2010), gần bằng mức của Mỹ và Pháp, nhưng không giống như hai nước này, dân số nhập cư vào Tây Ban Nha trong một thời gian rất ngắn Đến cuối những năm 1980, Tây Ban Nha vẫn là nước xuất cư và chỉ là nước nhập cư từ đầu những năm 1990 Dòng người nhập cư tăng mạnh và đạt mức rất cao, với số lượng người nhập cư thuần là hơn 600.000 người/năm trong thời kỳ 2002 - 2007 Với dân số 43 triệu người vào năm 2005, tỷ lệ này tương ứng là 15‰, gấp gần 10 lần so với Pháp trong cùng kỳ Cho dù khoảng thời gian nhập cư ngắn, nhưng số người di cư rất lớn và tỷ trọng người nhập cư cuối cùng đã vượt Pháp Tuy nhiên, dân số nhập cư của hai nước này khác nhau Trung bình người nhập cư sống ở Pháp lâu hơn so với người nhập cư sống ở Tây ban Nha, vì vậy tuổi trung vị của họ cũng cao hơn 2.2.4 Người nhập cư chiếm 3% dân số thế giới - Theo Liên hợp Quốc, tổng số người nhập cư là 214 triệu người trong năm 2010, chiếm một phần nhỏ của dân số thế giới (3,1%); Phần lớn người dân sống ở nước sinh ra họ Tỷ trọng nhập cư tăng nhẹ trong những thập kỷ gần đây (20 năm trước, năm 1990 là 2,9% và 45 năm trước, năm 1956 là 2,3%) Trong 100 năm qua tỷ lệ nhập cư chỉ thay đổi rất ít - Mặt khác, phân bố của người nhập cư cũng không giống thế kỷ trước Một trong số những thay đổi là do sự đảo ngược của các luồng di cư, giữa Bắc và Nam, với phần lớn người di cư quốc tế đến từ các nước phía Nam Theo Liên hợp quốc ngày nay người di cư có thể chia làm 3 nhóm có quy mô tương đối cân bằng: Người di cư sinh ra ở các nước miền Nam nhưng sống ở các nước miền Bắc (62 triệu người năm 2005), di cư Nam- Nam (61 triệu) gần những người di cư từ các nước phía Nam đến các nước phía Nam khác, và người di cư Bắc-Bắc (53 triệu) Nhóm thứ tư-những người sinh ra ở các nước phía Bắc di cư đến các nước phía Nam-nổi trội ở thế kỷ trước nhưng ngày nay có số lượng nhỏ hơn rất nhiều (14 triệu người) 3 Ảnh hưởng của việc di cư trong nước và di cư quốc tế đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia 3.1 Ảnh hưởng đến Việt Nam 3.1.1 Di cư nông thôn – thành thị Số liệu của Tổng điều tra dân số năm 1999 cho rằng di cư tới các khu vực đô thị chiếm hơn một nửa tổng số di cư trong nước của Việt Nam với 53%, trong đó 27% di cư từ các khu vực nông thôn ra thành thị và 26% di cư giữa các khu vực thành thị Đối với những người di cư từ nông thôn ra thành thị, các nơi đến phổ biến nhất là các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng Dòng di cư tới các khu đô thị này chiếm 1/3 mức tăng dân số của các khu đô thị trong giai đoạn 1994-1999 Trong trường hợp thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, số dân di cư làm tăng gấp đôi dân số ở hai thành phố này Gần đây di cư đã góp phần phát triển các thành phố địa phương 13 như Cần Thơ, Long Xuyên, Cà Mau tại khu vực Đồng bằng sông Mê kông và góp phần phát triển các trung tâm kinh tế như Quảng Ninh, Bình Dương và Đồng Nai Di cư trong khu vực nông thôn cũng đóng góp một phần không nhỏ vào di cư trong nước, chiếm 47% dòng di dân được thống kê trong cuộc tổng điều tra năm 1999 Thực tế Điều tra biến động dân số năm 2008 cho thấy dòng di cư trong nước tới các khu vực nông thôn cao hơn di cư tới các khu vực thành thị trong năm trước của cuộc điều tra78 Hầu hết dòng di cư lâu dài nông thôn - nông thôn ở Việt nam là sự di chuyển của người dân từ những vùng có năng suất nông nghiệp thấp tới những vùng có năng suất cao hơn nhờ những cơ hội mới trong nông nghiệp Chẳng hạn có những sự di chuyển đáng kể từ những vùng đông dân tại Đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam tới khu vực Tây Nguyên79 Dòng di cư tạm thời và di cư mùa vụ từ nông thôn - nông thôn thường là những người di cư làm việc trong các khu công nghiệp, lao động di cư tới các địa bàn dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nơi sẽ xây dựng đường, cầu, nhà máy điện, đường ray xe lửa và các phương tiện giao thông khác 3.1.2 Di cư giữa các vùng và các tỉnh Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy 50% con số những người di cư là di cư nội tỉnh và nửa còn lại (50%) di chuyển liên tỉnh, điều này thể hiện sự tăng lên của dòng di cư nội tỉnh so với số liệu của cuộc điều tra năm 1999 Vùng Đông Nam bộ là khu vực thu hút người dân di cư vì có nhiều khu công nghiệp và có một số lượng lớn đầu tư nước ngoài, đã vượt qua khu vực Tây Nguyên về số lượng người di cư đến và tỷ suất di cư thuần Trong những năm 1990, các vùng Tây Nguyên thu hút một số lượng lớn người di cư theo kế hoạch của Chính phủ và cả những người di cư tự do đi tìm đất trồng và đất đai màu mỡ, để đầu tư trồng cà phê do có sự bùng nổ xuất khẩu cà phê trong thập kỷ đó82 Hai vùng Duyên hải miền trung và Đồng bằng sông Mê Kông là các khu vực gần với các vùng có mức sống cao hơn và nhiều cơ hội việc làm Điều này lý giải lý do tại sao số người di cư đi của các khu vực này cao hơn các khu vực vùng cao nghèo khác ở miền Bắc Nếu xem xét theo tỉnh, các khu vực có các khu công nghiệp và các thành phố lớn là những nơi thu hút nhiều người di cư nhất chẳng hạn như thành phố Hồ Chí Minh với tỷ suất di cư thuần là 116%, Đà Nẵng là 77,9%, Đồng Nai là 64,4% và Hà Nội là 50%83 Có lẽ trường hợp đặc thù nhất là tỉnh Bình Dương với tỷ suất di cư thuần lên tới 341,7% do có một số lượng lớn các khu công nghiệp đóng ở đây Bảng 3: Tỷ suất nhập cư, tỷ suất di cư và tỷ suất di cư thuần theo khu vực theo số liệu mẫu điều tra của Tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009 Vùng Tỷ suất nhập cư Tỷ suất di cư Tỷ suất di cư thuần Đông Bắc 1999 2009 1999 2009 1999 2009 16,15 15,9 27,53 33,5 - 11,38 - 17,5 14 Tây Bắc 13,24 14,57 -1,32 Đồng Bằng Sông Hồng 23,28 35,0 32,61 36,7 -9,33 - 1,7 Duyên hải miền trung phía Bắc 8,61 31,97 -23,36 Duyên hải miền 16,0 50,6 - 34,6 trung phía Nam 17,02 29,74 12,71 Tây Nguyên 86,24 43,3 16,22 32,1 70,02 11,2 Đông Nam 68,33 135,4 26,80 27,7 41,53 107,7 Đồng Bằng sông Mê Kông 14,71 16,3 24,59 56,7 -9,88 - 40,4 Tỷ suất nhập cư là tỷ số giữa số người nhập cư trên tổng số dân địa phương (nghìn) Tỷ suất di cư là tỷ số giữa số người di cư trên tổng số dân địa phương (nghìn) Tỷ suất di cư thuần là tỷ số của tổng số người nhập cư trừ đi tổng số người di cư trên tổng số dân địa phương (nghìn) 3.1.3 Di cư và quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 3.1.3.1 Đô thị hóa Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế, đô thị hóa được hiểu là sự di cư từ nông thôn tới đô thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng lãnh thổ đô thị Mức độ đô thị hóa của một quốc gia được đo lường bằng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân về mặt xã hội, đô thị hóa được hiểu là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của con người đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư và những yếu tố vật chất, mà còn làm chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống kinh tế-xã hội, phổ biến lối sống đô thị tới các vùng nông thôn, và toàn bộ xã hội Như vậy, quá trình đô thị hóa không chỉ diễn ra về mặt số lượng như tăng trưởng dân số, mở rộng lãnh thổ, tăng trưởng về sản xuất, mà còn thể hiện cả về mặt chất lượng, nâng cao mức sống, làm phong phú hơn các khuôn mẫu và nhu cầu văn hóa Cho đến thế kỷ 20, quá trình đô thị hóa thế giới chủ yếu diễn ra theo bề rộng, ở đó các dấu hiệu về sự tăng trưởng số dân đô thị, số lượng các thành phố, sự mở rộng lãnh thổ các đô thị-chiếm ưu thế Nửa sau của thế kỷ được đánh dấu bởi quá trình đô thị hóa theo chiều sâu, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển sự gia tăng của các dấu hiệu định lượng chững lại, thậm chí sút giảm (do phi tập trung hóa đô thị, quá trình đô thị hóa ) Thay vào đó, các dấu hiệu định tính được chú ý đề cao: chất lượng, tiêu chuẩn sống đô thị được nâng cao, sự đa dạng và phong phú các kiểu mẫu văn hóa và nhu cầu Tuy nhiên, 15 đối với các nước thuộc thế giới thứ ba, quá trình đô thị hóa vẫn còn nằm trong khuôn khổ của quá trình đô thị hóa theo bề rộng 3.1.3.2 Di cư và đô thị hóa Nhìn chung, số liệu TđTDs năm 2009 cho thấy các tỉnh có tỷ lệ dân số đô thị cao thì cũng có tỷ lệ dân số di cư cao TP Hồ Chí Minh và đà Nẵng là những tỉnh có tỷ lệ dân số đô thị đặc biệt cao (chiếm trên 80% dân số) và tỷ lệ dân số di cư cũng rất cao Hà Nội cũ trước khi hợp nhất với tỉnh Hà Tây cũng nằm trong nhóm này Hà Nội hiện tại và Cần Thơ – hai thành phố trực thuộc trung ương khác có tỷ lệ dân số di cư cao và tỷ lệ dân số đô thị cũng cao Hải Phòng là một ngoại lệ vì không thu hút được một tỷ lệ đáng kể người di cư tới đây mặc dù tỷ lệ dân số đô thị ở đây cũng tương đối cao.Một số trường hợp “ngoại lệ” như trường hợp các tỉnh Bình Dương, đồng Nai, đắk Nông, Bình Phước và Lai Châu sự hiện diện của những trường hợp ngoại lệ này cho thấy tính đa dạng của các yếu tố thu hút di cư Như đã đề cập đến, Bình Dương và đồng Nai là hai tỉnh có sự tập trung rất cao của các khu công nghiệp, cung lao động trong tỉnh không thể đáp ứng nổi nhu cầu rất lớn này và vì vậy nhu cầu lao động nhập cư ở các tỉnh này rất cao Lai Châu, đắk Nông và Bình Phước là những tỉnh mới tách và vì thế cầu lao động di cư ở các tỉnh này cũng tương đối lớn 3.1.3.3 Di cư phân theo Loại đô thị Số liệu TĐTDS cũng cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa di cư và đô thị hóa Biểu 4.1 trình bày số lượng và cơ cấu dân số di cư phân theo loại hình di cư hoặc dòng di cư và loại đô thị trong năm 2009 Các kết quả trong Biểu này cho thấy so với dân số di cư giữa các huyện, dân số di cư giữa các tỉnh đóng góp một phần lớn hơn cho dân số ở tất cả các loại đô thị Hơn nữa, khi phân tích theo loại hình di cư, các kết quả phân tích còn cho thấy các khu vực “càng đô thị hơn” thì càng có tỷ lệ người di cư, kể cả người di cư giữa các tỉnh lẫn giữa các huyện huyện, lớn hơn Các phân tích theo dòng di cư cũng cho các kết quả tương tự, các đô thị lớn hơn có tỷ lệ người di cư cao hơn Biểu 4: Dân số di cư và tỷ lệ trên tổng dân số theo từng loại đô thị năm 2009 Đô thị đặc Đô thị loại Đô thị loại Đô thị loại Đô thị loại III IV & V biệt I II 3 875 846 6 924 957 Dân số đô thị 8 151 292 3 271 084 3 151 083 141 981 138 633 Dân số di cư theo loại hình di cư 3,7 2,0 Di cư Số lượng 231 231 137 373 168 851 150876 104757 Phần trăm 3,9 1,5 trong 2,8 4,2 5,4 huyện Số lượng Di cư giữa Phần trăm 573408 161423 121196 7,0 4,9 3,8 16 các huyện Số lượng 107820 225445 211091 160317 270478 Di cư giữa Phần trăm 4,1 3,9 13,2 6,9 6,7 các tỉnh 257399 379742 6,6 5,5 Dân số di cư theo dòng di cư 185280 120167 Di cư Số lượng 905662 250147 269222 4,8 1,7 nông thôn Phần trăm – thành thị 11,1 7,6 8,5 Số lượng Di cư Phần trăm 926156 262911 224543 thành thị - thành thị 11,4 8,0 7,1 3.2 Ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới Theo ước tính của Liên hiệp quốc, người di cư chỉ chiếm 3% dân số thế giới Ở hầu hết các nước có thu nhập cao, trong khoảng từ năm 1980 đến 2000, mức độ nhập cư tăng khoảng 2%/năm Nước Mỹ và Đức chiếm hơn 70% mức độ tăng của toàn thế giới Ở hầu hết các nước khác, số người nhập cư là tương đối thấp Ở các nước giàu vấn đề nhập cư không được ưa chuộng Người ta lo rằng người nhập cư sẽ sẵn sang làm các công việc lương thấp, và sẽ lấy mất dần công việc của người bản xứ, hoặc tạo áp lực khiên tiền lương giảm Họ cũng cho rằng dân nhập cư là một gánh nặng lên các chương trình xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở Nhưng trên thực tế lại không ủng hộ quan điểm này Người nhập cư không có kỹ năng đang làm các công việc mà người bản xứ không muốn làm, ít nhất là ở mức lương công tu đang trả Người nhập cư có kỹ năng thì đang đóng góp vào trữ lượng vốn con người và kiến thức ở mọi nơi họ tới, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước này Lợi ích ròng của các dòng di chuyển quốc tế ở các nước giàu thật ra là lớn, nhưng các nước này vẫn dùng hàng tỷ đô la để hạn chế nhập cư Năm lực đẩy không tránh khỏi sẽ thúc đẩy di cư trên thế giới tăng trong những năm sắp tới - Khoảng chênh lệch về tiền lương giữa nước giàu và nước nghèo Khi đo được theo phương pháp cân bằng sức mua, khoảng cách tiền lương này đã lớn hơn rất nhiều từ thế kỷ 19, khi mà hàng triệu người đã di cư từ châu Âu sang Bắc Mỹ để kiếm sống Mức chênh lệch này là một động lực để người di cử sang nước khác để sinh sống dù điều đó là bất hợp pháp Chênh lệch tiền lương cũng thúc đẩy các chủ lao động tìm thuê nhân công ở nước có chi phí lao động thấp hoặc thuê lao động di cư bất hợp pháp ở quốc gia mình - Nhân khẩu học Nước giàu đang ngày càng già hơn và cơ cầu tuổi ở các nước nghèo trẻ hơn Có tới 31% dân số ở nước nghèo dưới 14 tuổi, trong khi ở nước giàu là 18% Khi lao động già đi, nước giàu sẽ phải tìm nguồn lao động để phát triển kinh tế 17 Nếu không có những người nhập cư, dân số ở Đức, Ý, Thụy Điển có thể sẽ giảm theo giá trị tuyệt đối trong 20 năm qua Nếu không có những người lao động mới chính phủ sẽ tới lúc không đủ lương để trả cho những người già đang tăng Ngân hàng thế giới (WB) ước lượng rằng tới năm 2025, cứ 100 lao động ở nước ngoài nuôi 111 người phụ thuộc, chủ yếu là những người nhận lương hưu - Toàn cầu hóa Ngày nay việc di chuyển từ nước này sang nước khác và việc giưc liên lạc với người thân và bạn bè ở khoảng cách rất xa ngày càng trở nên dễ đang hơn rất nhiều Vì vậy, chi phí của việc di cư ngày càng rẻ hơn so với trước - Những yếu tố không phải toàn cầu hóa Đó là nhóm dịch vụ phi ngoại thương Khi xã hội ngày càng phát triển, người ta có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn các dịch vụ cá nhân mà không thể nhập khẩu hay mua ở nước ngoài Ví dụ chăm sóc người già, em bé, dọn dẹp nhà cửa … - Khi một quốc gia tiếp tục phát triển, nguồn nhân lực sống trong biên giới địa lý của quốc gia đó chưa chắc đã đủ để tận dụng hết các cơ hội kinh tế Nước phát triển nhanh cần nhiều lao động, và lao động có chất lượng cao Nếu lao động không được dịch chuyển sang các nước phát triển nhanh, lương ở đây sẽ tăng và kìm hãm lại động lực tăng trưởng 3.2.1 Tác động của việc nhập cư đến EU  Về cơ bản, chính sách và pháp luật của EU về quản lý di cư, thúc đẩy di cư hợp pháp và đảm bảo quyền con người của công dân nước thứ ba được xây dựng rất quy mô với các biện pháp áp dụng ở nhiều lĩnh vực: chính sách về thị thực, trao đổi và phân tích thông tin, chính sách hồi hương và tái nhận người nhập cư, các biện pháp liên quan đến quản lý biên giới, Europol và luật hình sự Và vấn đề nhập cư cũng có ưu điểm của nó khi mà: - Không thể phủ nhận được rằng: xã hội châu Âu cần người nhập cư Người châu Âu sống lâu hơn và có ít con hơn Nếu không nhập cư, dân số của các nước châu Âu sẽ giảm xuống - Châu Âu có thể sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn nhân lực, các nền kinh tế sẽ giảm tốc độ phát triển và một xã hội trì trệ hơn sẽ xuất hiện Ngược lại các nước nghèo được hưởng lợi từ hoạt động di cư, vì hằng năm, họ sẽ nhận được khoản tiền kiều hồi khá lớn do người di cư gửi về Chỉ thị “thẻ xanh EU” của Hội đồng châu Âu được thông qua với mục đích ưu tiên cấp giấy cư trú và làm việc đặc biệt theo thủ tục nhanh gọn cho các lao động trình độ cao từ các nước thứ 3 làm việc tại các nước thành viên EU Người được cấp “thẻ xanh EU” sẽ được tiếp cận tốt hơn tới thị trường lao động cũng như được hưởng một số quyền lợi kinh tế - xã hội, và những điều kiện đoàn tụ gia đình, thậm chí tự do đi lại trên khắp châu Âu Chính sách này dựa trên một xã hội gắn bó, bao dung lẫn nhau, trên khuôn khổ pháp luật 18 và những giá trị đạo đức chung của EU Điều này có nghĩa đồng thời với việc tôn trọng tôn giáo và văn hóa truyền thống khác nhau ở mỗi nước, trên cơ sở tuân thủ luật pháp EU và những giá trị truyền thống về nhân cách sống, phẩm hạnh con người Tuy nhiên chính sách và pháp luật của EU chưa ngăn cản được dòng nhập cư trái phép từ các nước châu Phi, châu Á bởi thực tế còn vẫn còn rất nhiều sự chệnh lệch giữa liên minh châu Âu và các nước thứ 3 này: đói nghèo, sự chênh lệch về thu nhập, về cơ hội làm việc …  Chính sách của EU là nhất thể hóa các quốc gia trong mọi lĩnh vực, nên chỉ thực hiện bảo vệ biên giới ngoài, còn biên giới trong của các quốc gia hầu như được xóa bỏ Nhìn từ góc độ an ninh khu vực, nhập cư bất hợp pháp cùng với các hình thức tội phạm khác như khủng bố, tội phạm có tổ chức, buôn người, buôn ma túy, vũ khí, nếu dễ dàng thâm nhập vô được thị trường EU sẽ ảnh hưởng tới đời sống của người dân các quốc gia thành viên Vì vậy vai trò của nhà làm luật là rất lớn nhằm thỏa mãn hai mục tiêu vừa phát triển EU, thu hút “chất xám” tới đây, nhưng cũng vừa đảm bảo được an ninh trật tự khu vực để ổn định chính trị Ngoài ra hợp tác và đối thoại đã được chứng minh trong những năm gần đây là một yếu tố cần thiết để đạt được một quản lý hiệu quả của các dòng nhập cư vào EU, bao gồm cả về mặt thúc đẩy sự di cư lao động có cấu trúc hơn và chống nhập cư bất hợp pháp và buôn bán con người 4 Đánh giá của bản thân về tình hình di cư trong nước và quốc tế hiện nay 4.1 Tích cực Di cư vừa là động lực thúc đẩy lại vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Tổng điều tra năm 2009 của Việt Nam cho thấy có 6,6 người di cư trong nước giai đoạn 2004-2009 Con số này thể hiện sự gia tăng đáng kể so với 4,5 triệu người di cư trong nước ghi nhận từ cuộc Tổng điều tra năm 1999 Phần lớn người di cư tìm kiếm các cơ hội việc làm ở các đô thị đang phát triển và các khu công nghiệp, như thành phố HCM và Hà Nội Chính điều này dẫn tới sự tăng dân số ở khu vực thành thị với tỷ lệ tăng dân số hàng năm lên tới 3,4 phần trăm so với mức tăng dân số ở khu vực nông thôn là 0,4 phần trăm 4.1.1 Di cư tự do vào Hà Nội Thủ đô Hà Nội, hàng năm đã tiếp nhận hàng chục vạn lao động từ các tỉnh thành khác tới tìm việc làm tạo sức ép rất lớn về dân số, ảnh hưởng đến cuộc sống và các điều kiện sinh hoạt ở thành phố, gây khó khăn cho việc quản lý nhân khẩu và phòng chống các tệ nạn xã hội ….vai trò tích cực của di dân là không thể phủ nhận Nông thôn nước ta không đủ đất canh tác so với mức tăng trưởng dân số và lao động khi các ngành nghề phi nông nghiệp lại chưa phát triển Thông qua khối lượng hàng tiền mà người lao động mang, chuyển, gửi về cho gia đình, di cư đang góp phần điều chỉnh lại sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần thực hiện công bằng xã hội Lao động ngoại tỉnh không 19 thể coi là mối đe dọa thất nghiệp của người dân thành phố Trái lại, họ đã trở thành nguồn nhân lực không thể thiếu trong thị trờng dịch vụ đa dạng ở đô thị, góp phần đáng kể vào sự tăng trởng của các trung tâm đô thị và công nghiệp Sự chuyển dịch lao động thông qua di cư là một tiềm năng quan trọng góp phần làm giảm sức ép lao động việc làm ở nông thôn, tạo nguồn thu nhập, góp phần ổn định xã hội 4.2 Tiêu cực 4.2.1 Di cư tự do ở Hà Nội Song song với những tác động tích cự thì di dân tự do cũng có các tác động của di cư tự do vào Hà Nội, những tác động đối với đời sống xã hội ở đô thị, gây nên nhiều khó khăn phức tạp cho công tác quản lý xã hội ở đô thị nh vấn đề nhà ở, giao thông, mỹ quan đô thị, điện nước… Hơn nữa di dân tự do tới đô thị còn làm nảy sinh một số vấn đề xã hội phức tạp nh mất trật tự an ninh, xung đột giữa người di dân và người địa phương, nạn cờ bạc, nghiện hút, mại dâm và cả những vụ phạm pháp hình sự ở địa bàn thành phố Theo thống kê của công an Thành phố Hà Nội năm 2007 đã có 2.159 vụ phạm pháp hình sự do dân di cư gây ra, chiếm 30,8% tổng số vụ phạm pháp hình sự trong toàn Thành phố Số vụ việc do dân di cư gây ra hàng năm có chiều hướng gia tăng theo số vụ và số đối tượng tham gia các vụ phạm pháp hình sự Năm 2005 có 1.317 vụ với 2.293 đối tượng tham gia thì đến năm 2007, số vụ việc đã tăng lên 2159 vụ với 3.841 đối tượng, tăng so với năm 2006 là 1,6 lần về số vụ và 1,7 lần về số đối tượng tham gia Việc càng nhiều đối tượng tham gia vào các vụ phạm pháp hình sự, cho thấy đã xuất hiện sự cấu kết thành băng ổ nhóm hoạt động phạm tội giữa những ngời di cư tự do Lao động tự do di chuyển vào Hà Nội, nhất là di cư mùa vụ tìm việc làm và cư trú trong những khoảng thời gian không xác định, họ thường không đăng ký tạm trú hoặc th- ường trú, điều này gây ra những khó khăn nhất định cho việc quản lý nhân khẩu tại đô thị Việc hình thành nhiều chợ lao động (chợ người ) phần nào làm phức tạp thêm cuộc sống tại các đô thị Chợ lao động là hình thức vốn có của thị trường lao động những hiện nay do không đợc tổ chức và kiểm soát chặt chẽ đã dẫn đến hiện tượng mất trật tự công cộng và an toàn xã hội Một bộ phận ngời di cư tự do khi đến Hà Nội vì những lý do khác nhau, kể cả những người vướng mắc đến pháp luật, có tiền án, tiền sự, lênh truy nã …đã gây ra hiện tượng làm mất trật tự an ninh, nhất là ở nơi công cộng, giao thông đường phố làm nảy sinh thêm nhiều vấn đề phức tạp cho dân cư đô thị Về những ảnh hưởng của di dân tự do đối với môi trường, kiến trúc đô thị: Khi chuyển đến nơi cư trú mới, người di cư có một số nhu cầu cần đợưc đáp ứng, trước hết là nhà ở Tuy nhiên, do diện tích nhà ở của người dân Thành phố Hà Nội thấp, việc tìm một nơi trú ngụ đối với người nhập cư là hết sức khó khăn Phần lớn dân di cư tự do tự tìm cho mình chỗ ở tại các “xóm lều” với những mái nhà được dựng lên tạm bợ bằng những 20

Ngày đăng: 14/03/2024, 21:18

w