1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án kinh tế phát triển thể chế và phát triển kinh tế

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Án Kinh Tế Phát Triển Thể Chế Và Phát Triển Kinh Tế
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 93 KB
File đính kèm Đề án thể chế và phát triển kinh tế.rar (22 KB)

Nội dung

Thể chế và phát triển kinh tế, tầm quan trọng của thể chế đối với sự phát triển kinh tế được đề cấp đến rất nhiều qua các lý thuyết về phát triển kinh tế. Về mặt lý thuyết, thể chế tác động lên tăng trưởng kinh tế trên nhiều khía cạnh, các tác động quan trọng là giảm chi phí giao dịch, giảm sự không chắc chắn trong hoạt động kinh tế, ảnh hưởng lên cấu trúc khuyến khích của nền kinh tế. Qua các tác động đó, thể chế ảnh hưởng lên tăng trưởng kinh tế. Kết quả tổng hợp lược các nghiên cứu thực tiến cho thấy thể chế có tác động có ý nghĩa thống kê lên tăng trưởng kinh tế. Như vậy, cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy vai trò quan trọng của thể chi đối với phát triển kinh tế. Chương I LÝ THUYẾT VỀ THỂ CHẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Khái niệm, bản chất của sự phát triển kinh tế I.1 Khái niệm về phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (sự tăng trưởng kinh tế) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về qui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. I.2 Các chỉ số phản ánh sự phát triển kinh tế Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế: • Tổng thu nhập (GNP, GDP, NNP, NI) • Thu nhập bình quân đầu người (GNPngười, GDPngười, NNPngười, NIngười) • Tốc độ tăng trưởng Các chỉ số phản ánh sự thay đổi cơ cấu kinh tế: • Chỉ số về mức tiết kiệm và đầu tư (I) • Chỉ số về cơ cấu nông thôn và đô thị • Chỉ số về cơ cấu nguồn lao động • Chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương Các chỉ số phản ánh sự tiến bộ xã hội

Thể chế và sự phát triển kinh tế MỤC LỤC 1 Thể chế và sự phát triển kinh tế LỜI MỞ ĐẦU Thể chế và phát triển kinh tế, tầm quan trọng của thể chế đối với sự phát triển kinh tế được đề cấp đến rất nhiều qua các lý thuyết về phát triển kinh tế Về mặt lý thuyết, thể chế tác động lên tăng trưởng kinh tế trên nhiều khía cạnh, các tác động quan trọng là giảm chi phí giao dịch, giảm sự không chắc chắn trong hoạt động kinh tế, ảnh hưởng lên cấu trúc khuyến khích của nền kinh tế Qua các tác động đó, thể chế ảnh hưởng lên tăng trưởng kinh tế Kết quả tổng hợp lược các nghiên cứu thực tiến cho thấy thể chế có tác động có ý nghĩa thống kê lên tăng trưởng kinh tế Như vậy, cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy vai trò quan trọng của thể chi đối với phát triển kinh tế 2 Thể chế và sự phát triển kinh tế Chương I LÝ THUYẾT VỀ THỂ CHẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I Khái niệm, bản chất của sự phát triển kinh tế I.1 Khái niệm về phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (sự tăng trưởng kinh tế) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về qui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định I.2 Các chỉ số phản ánh sự phát triển kinh tế - Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế:  Tổng thu nhập (GNP, GDP, NNP, NI)  Thu nhập bình quân đầu người (GNP/người, GDP/người, NNP/người, NI/người)  Tốc độ tăng trưởng - Các chỉ số phản ánh sự thay đổi cơ cấu kinh tế:  Chỉ số về mức tiết kiệm và đầu tư (I)  Chỉ số về cơ cấu nông thôn và đô thị  Chỉ số về cơ cấu nguồn lao động  Chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương - Các chỉ số phản ánh sự tiến bộ xã hội 3 Thể chế và sự phát triển kinh tế  Hệ số Gini  Chỉ số phát triển giới GDI  Tủ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em, tỷ lệ chết của trể em dưới 5 tuổi  Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch  Chỉ tiêu y tế công cộng bình quân đầuu người  Tỷ lệ người lớn biết chữ, yỷ lệ phổ cập giáo dục các cấp, số năm đi học trung bình  Diện tích nhà ở bình quân  Tỷ lệ gia tăng dân số, tỷ lệ tăng dân số thành thị và nông thôn  Tỷ lệ tội phạm trên 1000 người dân  GDP xanh, tỷ lệ che phủ rừng  Chỉ số phát triển còn người (HDI)  Chỉ số nghèo khổ (HPI) I.3 Nguồn gốc của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế I.3.1 Các nhân tố kinh tế Hàm sản xuất trên cho thấy rằng sự phối hợp các nguồn lực đầu vào của quốc gia sẽ tạo thành tổng sản lượng quốc gia, tức là tổng mức cung Hàm sản xuất tổng hợp nói lên sản lượng tối đa có thể đạt được tùy thuộc và lượng các đầu vào với trình độ kỹ thuật công nghệ nhất định Như vậy, mối yếu tố đầu vào sẽ có vai trò nhất định trong việc tạo ra sự gia tăng sản lượng Số lượng các yếu tốc đầu vào cơ bản ảnh hưởng tới tăng trưởng đầu ra bao gồm:  Vốn sản xuất  Nguồn lao động  Tài nguyên thiên nhiên  Kỹ thuật công nghệ mới 4 Thể chế và sự phát triển kinh tế Ngoài các yếu tố sản xuất như tên ngày nay các nhà kinh tế còn đưa ra một loạt các nhân tố kinh tế khác tác động tới tổng mức cung như lợi thế do qui mô sản xuất, chất lượng lao đông, trình độ tổ chức quản lý Qua phân tích ở trên và kinh nghiệm thực tế đã cho thấy vốn và công nghệ đóng vai trò quan trọng Nhưng vốn và công nghệ xét trên phạm vi Vĩ mô phải do qui mô thị trượng tác động Điều đó không còn là sự ảnh hưởng riêng của các nhân tố đầu vào và sản lượng nữa mà nó còn phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế xã hội quốc gia và vấn đề thể chế I.3.2 Các nhân tố phi kinh tế Qua phân tích khái niệm phát triển kinh tế và các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển kinh tế cho thấy ngoài những tiêu chuẩn thông thường để đánh giá sự phát triển kinh tế, sự tiến bộ xã hội, mỗi quốc gia còn có những quan điểm riêng về sự phát triển kinh tế Các quan điểm đó nhiều khi không chỉ là vấn đề kinh tế, của cải vật chất và sự phân phối tiêu dùng nó cho tất cả các thành viên trong xã hội mà nó thể hiện cả một quan niệm về cuộc sống, về địa vị của mỗi cá nhân, gia đình tập thể tron công đồng xã hội Điều đó đôi khi trở thành mục tiêu của quốc gia, tạo ra động lực mạnh hơn cả những thế lực kinh tế thông thường hoặc chi phối và làm biến dạng những qui luật của các mối quan hệ kinh tế vốn có Đương nhiên các động lực đó cùng chiều thì tạo ra sự thúc đẩy qua trình tăng trưởng và phát triển kinh tế và nếu ngược chiều sẽ cản trở quá trình này Các nguồn lưucj không trực tiếp nhằm vào mục tiêu kinh tế nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế gọi chung là các nhân tố phi kinh tế  Đặc điểm văn hóa xã hội  Thể chế chính thức Trong kinh tế học hiện đại ngày nay người ta thừa nhận vai trò của thể chi như là một nhân tốc trong quá trình phát triển kinh tế Nó có vai trò quan trọng và nhiều khi mang tính chất quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Thể chế được thể hiện thông qua bộ máy tổ chức thưc hiện, những nguyên tắc quản lý, các chế độ chính sách, các mục tiêu đặt ra trong chiến lược Một thể chế chinch trị kinh tế xã hội ổn định có ảnh hưởng lớn đến việc tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng Ngược lại một thể chế không 5 Thể chế và sự phát triển kinh tế phù hơp sẽ tạo nên những rào cản, gây ra sự mất ổn định thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những mối quan hệ cơ bản là cho nền kinh tế của một quốc gia lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái, gây ra những xung đột về chính trị kinh tế xã hội Chính vì vậy thể chế chính trị kinh tế xã hội đóng vai trò tạo ra hành lang thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia Dù rất quan trọng nhưg sẽ là sai lầm nghiêm trong khi cho rằng có thể dùng thể chế để làm thay cho tất cả và tạo ra tất cả theo ý muốn của quan của con người  Cơ cấu tôn giáo  Cơ cấu dân tộc II Khái niệm, bản chất của thể chế chính thức, thể chế phi chính thức Tăng trưởng kinh tế được dịch nghĩa là sự gia tăng về sản lượng (hay thu nhập) trong nền kinh tế trong một thời gian nhất định, thường là năm Mục đích của lý thuyết tăng trưởng kinh tế là đi giải thích nguyên nhân tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Nhược điểm lớn nhất của các lý thuyết tăng trưởng truyền thống là vai trò mờ nhạt của thể chi tác động tới tăng trưởng Maddison (1995) cho rằng các lý thuyết tăng trưởng truyền thống chỉ nhấn mạnh đến các yếu tố trực tiếp như vốn, lao động, tiến bộ kỹ thuật mà quyên đi các yếu tố tác động phía sau như thể chi hay chinch sách Bản thân Solow (2001) – cha đẻ của lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển cũng thừa nhận thiếu sót này và cho rằng các nhân tố trong hàm sản xuất thật ra là bao hàm nhiêuf nhân tố phi kỹ thuật không đo lường được, trong đó có thể chế II.1 Khái niệm về thể chế chính thức, thể chế phi chính thức Theo Douglass, thể chế được định nghĩa là các “ràng buộc do con người tạo ra nhằm để cấu trúc tương tác giữa người với người” Thể chế bao gồm thể chế chính thức, thể chế phi chính thức Thể chế chính thức là những ràng buộc chế tài Nhà nước như hiến pháp, luật, các quy định Thể chi phi chính thức là những ràng buộc không thuộc phạm vi chi tài của nhà nước như tập quán, quy tắc hành xử, văn hóa… 6 Thể chế và sự phát triển kinh tế Tại sao thể chế quan trọng? North đã trả lời câu hỏi này rằng sự khác biệt giữa chất lượng thể chế cuối cùng sẽ dẫn đến sự khác biệt về thành quả phát triển Việc phát triển kinh tế học thể chế dựa trên các hạn chế của kinh tế học tân cổ điển về giả định thông tin hoàn hảo, thể chế hoàn hảo và chi phí thị trường cho các giao dịch kinh tế bằng không Như chúng ta biết, nền tảng của nền kinh tế thị trường là dựa trên trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân và nhóm người với nhau Nếu không có thể chế thì các hoạt động này không thể diễn ra bởi vì người này không thể tương tác với người khác mà không có sự mặc định chung về cách người kia sẽ đáp lại và một sự chế tài nào đó nếu người kia hành động tùy tiện và ngược lại với thỏa thuận Các cá nhân và doanh nghiệp chỉ có thể mua bán, thuê mướn lao động, đầu tư nếu họ có một mức độ tin tưởng nhất định rằng các thỏa thuận hợp đồng của họ sẽ được thực hiện (Kapper và Streit, 1998) Nếu không có thể chế để tương tác giữa người với người trở nên đầy bất trắc, rủi ro và là mảnh đất màu mỡ cho các hành vi lừa đảo, cơ hội, thoái thác trách nhiệm… khi đó, chi phí của các giao dịch kinh tế trở nên rất cao và rất rủi ro là cho các hoạt động gây ra khó xảy ra và không hiệu quả Vai trò của thể chế là là giảm tính bất định và rủi ro của các giao dịch kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua trao đổi, tăng kinh tế quy mô và tăng cường phân công lao động Theo North(1990), các cá nhân tham gia giao dịch thường không có đủ thông Do đó, sẽ có các chi phí phát sinh gọi là chi phí giao dịch Các chi phí bao gồm như chi phí tìm kiếm xem có loại hàng hóa và dịch vụ gì đang có trên thị tường, giá cả của chúng, các đặc tính của hàng hóa, các quyết định về tài sản được giao dịch, cơ chế thực thi và giám sát thực hiện hợp đồng Một ảnh hưởng khác của thể chi lên tăng trưởng inh tế là một cấu trúc, thể chi tạo ra một cấu trúc khuyến khích nhất định, ảnh hưởng đến quyết định đến việc phân bổ tài nguyên tho hướng tốt hay xấu cho tăng trưởng kinh tế, cho rằng khi có cơ cấu thể chi không khuyến khích tài năng kinh doanh sang tạo mà chỉ khuyến khích tái phân phối, tìm việc tài phân phối, tìm kiếm đặc lợi thì tăng trưởng kinh tế sẽ thấp đi II.2 Các thành phần của thể chế Đi vào các thể chế cụ thể, tổng định nghĩa về thể chế cho thấy đây là một phạm trù rất rộng Các nhà kinh tế luôn tìm cách lượng hóa để có thể so sánh, đánh giá Do đó, các nhà kinh tế dùng một số biến đại diện để đo lường chất 7 Thể chế và sự phát triển kinh tế lượng thể chế ở các nước các tác giả Knack và Keer (1995) đã dùng bốn biến đại diện sau để đo lường chất lượng thể chi ở các nước, đó là: II.2.1 Tham nhũng Tham nhũng được định nghĩa là sự lạm dụng quyền lực và tài sản công cho lợi ích riêng Tác hại của tham nhũng đối với tăng trưởng kinh tế có thể được tóm tắt như sau: tham nhũng là một loại thuế tùy tiện, không biết trước, làm gia tăng chi phí và sự bất định của các hoạt động doanh nghiệp (wei, 1997) II.2.2 Chất lượng bộ máy hành chính Chất lượng bộ máy hành chính có liên hệ chặt chẽ với mức độ tham nhũng Tuy nhiên, chất lượng bộ máy hành chính bao gồm các phạm vi khác rộng hơn Nó bao hàm cả chất lượng dịch vụ công cộng Có thể có một bộ máy hành chính khá trong sạch, nhưng chất lượng cung cấp dịch vụ công cộng lại kém Chất lượng dịch vụ công cộng ở đây bao gồm hạ tầng kỹ thuật công cộng như đường sá, điện, nước đến các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ, hành chinch công như giấy tờ, thủ tục… II.2.3 Tuân thủ pháp luật Knack và keefer định nghĩa tuân thủ pháp luật là sự phản ánh mực độ người dân của một nước sẵn sang chấp nhận các thể chi hiện hành để điều chỉnh hàn phi và giải quyết tranh chất để có mức tuân thủ pháp luật cao cần phải có một hệ thống tư pháp mạnh, hữu hiệu và tương đối trong sạch Mức độ tuân thủ pháp luật thấp đồng nghĩa với viêc người dân thường đứa và cách hành xử ngoài luật pháp, thường sử dụng vũ luwcj và các hành động phi pháp để giải quyết các tranh chấp với nhau Khi mức độ tuân thủ luật pháp thấp thì quyền về tài sản II.2.4 Bảo vệ quyền tài sản Quyền tài sản được cho là quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trên một khái cạnh sau: bất kỳ giao dịch kinh tế nào thực chất là giao dịch về dịch chuyển các quyền về tài sản Do đó, nếu các quyền về tài sản không được xác định rõ ràng và không được bỏa vệ thì chi phí phát sinh sẽ lớn và như vậy sẽ không khuyến khích các giao dịch kinh tế xảy ra Khi quyền về tài sản không được bảo vệ tốt thì người chủ tài sản phải chi phí nhiều hơn cho việc bảo vệ tài 8 Thể chế và sự phát triển kinh tế sản sản xủa chính mình, do đó làm hạ thấp giá trị của tài sản trên thị trường, làm cho đầu tư ít đi để phát triển tài sản đó, bởi vì lợi ích người ta thu được từ đầu tư bị chia sẻ Cấu trúc về quyền tài sản có thể dẫn đến phân bổ nguồn lực không hiệu quả Trong một xã hội mà quyề về tài sản không được đảm bảo, thì những người sở hữu tài sản có khuynh hướng liên kết với các quan chức nhà nước để tìm kiếm sự bảo hộ Do đó, việc đầu tư vào các dự án hiệu quả chưa chắc được chọn 9 Thể chế và sự phát triển kinh tế Chương 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA THỂ CHẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ II.1 Tổng lược các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế và tăng tưởng Để kiểm nghiệm mối quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế học sử dụng phổ biến hàm hồi quy tăng trưởng Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế là biến phụ thuộc và các biến đo lường thể chế đã nêu ở trên là biến độc lập cùng với các biến kiểm soát khác Bộ dữ liệu chạy hàm hồi quy là bộ dữ liệu bao gồm các nước mà số liệu thu thập được Các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng bộ dữ liệu về chất lượng thể chế của Knack và Keefer (1995), Mauro (1995) Các bộ dữ liệu này có số liệu bắt đàu từ những năm 1980 các nghiên cứu gần đây có sử dụng bộ số liệu Các chỉ số quản trị toàn cầu của ngân hàng thế giới WB Tuy nhiên, hạn chế của bộ dữ liệu này là số liệu chỉ có từ năm 1996 nên hạn chế trong việc chạy hàm hồi quy với thời gian dài Dưới đây là kết quả một số nghiên cứu tiêu biểu Knack và Keefer đã đi tiên phong trong việc sử dụng các chỉ số trực tiếp phản ánh chất lượng thể chế Các dữ liệu này được rút ra từ tập tài liệu International Country Risk Guide, được xuất bản bởi nhóm dịch vụ rủi ro, trụ sở chính hoa kỳ Knack và Keefer đã chạy hàm hồi quy cho 97 quốc gia trong giai đoạn 1974 – 1989 những biến giải thích bao gồm chất lượng thể chế, thu nhập bình quân đầu người GDP tại thời điểm ban đầu, vốn con người tại thời điểm ban đầu, tổng chi tiêu trung bình hằng năm của chính phủ/GDP, chỉ số về sự bóp méo giá cả thị trường, và một số biến về ổn định chính trị Để tránh ảnh hưởng tương quan có thể xảy ra giữa tăng trưởng và chất lượng thể chế, các tác giả chọn giá trị ban đầu đối của các chỉ số thể chế thay vì giá trị trung bình cho toàn giai đoạn Những kết quả này chỉ ra rằng chỉ số này có tác động tương đối và có ý nghĩa thống kê với tăng trưởng trong các mô hình Các nghiên cứu tiếp theo như Mauro, Barro và các tác giả (2004) đều cho kết quả tác động có ý nghĩa thống kê của chất lượng thể chế lên tăng trưởng hoặc thu nhập Nhìn chung khảo sát các nghiên cứu về tăng trưởng giữa các quốc gia cho thấy hầu hết các nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy tăng trưởng chỉ ra mối quan hệ dương giữa chất lượng thể chế tốt thì thường có tốc độ tăng trưởng cao hơn II.2 Thể chế chính thức đối và sự phát triển kinh tế Thể chế chính thức có ảnh hưởng to lớn đến việc tạo ra tốc độ tăng trưởng và sự phát triển kinh tế Thể chế đóng vai trò tạo ra hành lang thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia Theo Elliot (1997), Gray và K (1998), tham nhũng có khuynh hướng làm giảm thu nhập của chinch phủ bởi vì tiền của công chúng được đưa vào túi riêng Theo Bardhan (1997) và … , tham nhũng sẽ dẫn đến phân bổ nguồn lực 10 Thể chế và sự phát triển kinh tế kém hiệu quả Trong khu vực công tham nhũng có xu hướng chuyển đến các dự án đầu tư sang lĩnh vực dễ dàng tham nhũng nhất nhưng chưa chắc là hiệu quả nhất trong khu vực tư, tham nhũng có khuynh hướng khuyến khích những nhà đầu tư nào có liên hệ mật thiết với các quan chức tham nhũng hơn hơn là khuyến khích các nhà đầu tư nào hiệu quả nhất tham nhũng còn là sai lệch phân bổ tài năng trong xã hội, theo đó những người tài năng nhất có thể theo đuổi những nghề dễ tham nhũng nhất như là quan chức hơn là những ngành tạo ra của cải vật chất thật sự cho xã hội Tham nhũng sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, làm cho quá trình chuyển giao kỹ thuật và vốn từ bên ngoài vì đủ thứ các loại thủ tục, giấy phép Quá trình này sẽ dẫn tới giảm đầu tư và tăng trưởng Một bộ máy mặc dù không tham nhũng nhưng cung cấp dịch vụ kém thì cũng sẽ làm giảm tốc độ tăng trường kinh tế chung II.3 Tác động của thể chế phi chính thức đối với sự phát triển kinh tế Thể chế phi chính như tập quán, quy tắc hành xử, văn hóa…là một trong những nhân tố to lớn tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia Trong một quốc gia trình độ văn hóa cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia Trình độ văn hóa của một dân tốc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng của lao động, của kỹ thuật công nghê, của trình độ quản lý kinh tế xã hội Trình độ văn hóa cao là một mục tiêu phấn đấu quan trọng của sự phát triển Một thể chế không ổn định, không phù hợp sẽ tạo nên những rào cản, gây ra những mất ổn định thậm chí đến chỗ phá vỡ nhưng mối quan hệ cơ bản làm cho nền kinh tế của một quốc gia lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng gây ra những xung đột về chinch trị, kinh tế, xã hội Thể chế không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế 11 Thể chế và sự phát triển kinh tế Chương 3 THỂ CHẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM III.1 Một số nét khái quát về tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam trước và sau thời kì đổi mới Trong thời kì kế hoạch hóa tập trung,vai trò cua rcacs định hướng phát triển kinh tế - xã hội bị lu mờ trước vai trò mệnh lên của kế hoạch nhà nước Từ khi tiến hành công cuộc đổi mớ, vai trò định hướng phát triển kinh tế xã hội đã ngày càng được đề cao và thực hiện nghiêm túc bên cạnh việc thu hẹp dần vai trò của kế hoạch pháp lệnh Công cụ của viêc định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước bao gồm nhiều loại, trong đó chủ yếu là: hoạch định chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển, kế hoạch phát triển Các công cụ ngày có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau những vấn đề: chung – riêng, tổng thể - bộ phận, định tính – định lượng dài hạn – trung hạn – ngắn hạn… III.1.2 Pháp luật với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng công cụ kế hoạch Khi chuyển sang quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc ban hành khuôn khổ pháp luật cho sự hoạt động của nền kinh tế chuyển đổi này trở thành một đòi hỏi vừa rất cấp bách trước mắt, vừa rất cơ bản lâu dài, trong đó có những thức có thể sửa đổi bô sung từ hệ thống pháp luật đã có mặc dù rất ít (như Hiến pháp), có những thứ (số này chiếm đại bộ phận) hoàn toàn mới, phải làm từ đầu, chưa có tiền lệ (như luật Đầu tư nước ngoài) Do nhà nước Viêt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, trong đó quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nên hệ thống luật pháp trong nền kinh tế thị tường ở nước ta cũng đã ban hành nhiều thể loại khác nhau, trong đó có những vấn đề do Quốc hội ban hành dưới hình thức văn bản hiến pháp, luật (hoăc bộ luật), pháp lệnh, có những vấn đề do Chinhs phủ ban hành dưới các hình thức văn bản nghị quyết và nghị định của chinch phủ, quyết định và chỉ thị của Thủ tướng Chinch phủ, quyết định và thông tư của Bộ trưởng, có những vấn đề do hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ban hành dưới các hình thức văn bản nghị quyết của hội đồng nhân dân, quyết định và chỉ thị của ủy bạn nhân dân - Giai đoạn đổi mới trong khi Hiến pháp 1980 vẫn còn hiệu lực thì hành (1986 – 1991) 12 Thể chế và sự phát triển kinh tế Đặc điểm quan trọng nhất của giai đoạn này là nhiều chủ trương, chinch sách đổi mới của Đảng được Nghị quyết Đại hội VI xác định đã vượt ra khỏi khuôn khổ của Hiến pháp năm 1980 nhưng vẫn chưa được sửa đổi kịp thời Do có độ trễ này, quản lý nhà nước về kinh tế mặc dù đã có nhiều cố gắng trong đổi mới tổ chức, quản lý, điều hành , nhưng không vực dậy được nền kinh tế đang đà suy thoái Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế năm 1987 giảm xuống còn 3,4%, năm 1998 tăng lên đạt 4,6%, năm 1989 lại giảm xuống còn 2,7%, năm 1980 chỉ có 2,3% - Giai đoạn Hiến pháp 1992 đến nay Đặc điểm quan trọng nhất của đổi mới pháp luật trong giai đoạn này là đã ban hành và đưa vào thực hiện một hệ thống luật pháp theo yêu cầu xây dựng nền thể chế của nền kinh tế thị trường dựa trên quan điểm của Việt Nam được xác định tại Đại hội VI và hoàn thiện dần qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX của Đảng Thực trạng đổi mới pháp luật kinh tế giai đoạn này nổi lên các vấn đề sau:  sửa đổi hiến pháp 1980, ban hành Hiến pháp sửa đổi năm 1992, trong đó về chế độ kinh tế: Hiến pháp 1992 thừa nhận sở hữu tư nhân là 1 trong 3 chế độ sở hữu hợp pháp trong nền kinh tế (Hiến pháp 1980 không có sự thừa nhận này) Hiến pháp 1992 thừa nhận 5 thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước (Hiến pháp 1980 chỉ thừa nhận 2 thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã) Hiến pháp 1980 khẳng định Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hê kinh tế khác với nước ngoài Điều này đã không còn giữ lại trong Hiến pháp 1992 Cùng với những sửa đổi khác, việc sửa đooir những quy định của Hiến pháp về chế độ kinh tế thị trường, đồng thời cũng đặt nền tảng pháp lý cho việc đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế Từ sau khi Hiến pháp 1992 ban hành đến nay, Nhà nước đã ban hành hàng loạt vănn bản luật, bộ luật, pháp lệnh phục vu cho công cuộc đổi mới nói chung và quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng, trong đó quan trọng chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã giải phóng năng lực sản xuất bị kiềm chế trong xã hội mà nổi bật là sự phát triển tới cuối năm 2003 của khoảng 150 nghìn doanh nghiệp và công ty thuốc sở hữu tư nhân, hơn 3,2 nghìn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Chủ trương chinhs sách này cũng đã và đan phát huy tác dụng trong việc sắp xếp và đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ hợp tác xã kiểu cũ, xây dựng hợp tác xã kiểu mới 13 Thể chế và sự phát triển kinh tế Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, thiết bị máy móc tuyêt đại bộ phận đều do Nhà nước phân phối trong quá trình đổi mới, chinch sách xóa bỏ tem phiếu lương thực, thực phẩm, chinhs sách xóa bỏ ngăn sông cấm chợ trong giao lưu hàng hóa các tỉnh và thành phố trong nước, chinc sách khuyến khách các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu để có ngoại tệ nhập khẩu các loại hàng hóa trong nền kinh tế Năm 1997, Nhà nước ban hành luật thương mại để điều chỉnh các hành vi thương mại từ năm 1997 đến nay, trong khi tăng trưởng của ngành dịch vụ giảm từ 7,1% năm 1997 xuống còn 6,57% năm 2003 thì năm 2004 đã vượt mức 8,2%, trong đó hoạt động ngoại thương biểu hiện qua xuất nhập khẩu, nội thương biểu hiện qua bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thương mại lại có mức tăng trưởng cao hơn ,( tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 1997 là 10,9% lên 17,7% năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng từ 12,9% lên 27,2%) Từ năm 1993, đất đai được khẳng đinh không phải là hàng hóa, do vậy Nhà nước cấm mua bán đất dưới mọi hình thức Sauk hi luât đất đai ban hành năm 1993 thay thế luật đất đai 1987, nhà nước công nhận quyền của người sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp, thừa kế, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất từ đó, thị trường quyền sử dụng đất được hình thành, phát triển và kéo theo việc giải phóng thị trừng nhà ra khỏi những bế tắc do việc cấm mua bán gây ra Trong số những người được thụ hưởng lợi ích do luật đất đai thì phải kể tới việc tuyệt đại bộ phận trong số hơn 11 triệu hộ nông dân đã được nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền đây là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu góp phần tạo ra những thành tựu phát triển nông nghiệp đầy ấn tường và ổn định xã hội nước ta tỏng những năm vừa qua Thực hiện điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp thông qua các hình thức thuế mới như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, từng bước miễn giảm thuế cho hộ nông dân Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của nhà nước Bảo vệ quyền tự do kinh doanh và tự do cạnh trah của các doanh nghiệp Tập trung vốn ngân sách nhà nước để đầu tư vào phát trienr cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội (đường sá, cầu cống, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, hệ thống pahts và phân phối điện, trường học, bệnh viên, cắt giảm việc đầu tư của ngân sách vào các lĩnh vực kinh doanh Tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế Hạn chế Hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, bất cập so với thực tiễn Nhiều đạo luật quan trọng chưa được ban hành, thiếu nhất quán trong phạm vi một văn bản pháp luật, thiếu nhất quán giữa các văn bản pháp luật, bị 14 Thể chế và sự phát triển kinh tế động trước diễn biến của cuộc sống nên luôn luôn sửa đổi, bổ sung Các doanh nghiệp lợi dụng khe hở của pháp luật để tham nhũng,… Chính sách bảo hộ công nghiệp trong nước chậm được giảm thiểu và hủy bỏ đã làm cho nhiều ngành công nghiệp đến nay vẫn ở trong tình trạng yếu kém về năng lực cạnh tranh, kể cả thị trường quốc tế và ngay trong thị trường Việt Nam Chỉ riêng yếu tố giá cả đã cho thấy sự yếu kém này chất lượng thể chế của Việt Nam thay đổi như thế nào trong giai đoạn 1996 – 2008) Trong các chỉ số tính hiệu quả cảu chính quyền có cải thiện đôi chút, từ -0,47 năm 1996 giảm còn -0,28 năm 2011 các chỉ số còn lại đề không có dấu hiệu cải thiện, thậm chí còn xấu đi Quác các số liêu trên, chúng ta thấy rằng chất lượng thể chế của Việt Nam không tốt, đứng gấn cuối bảng trong các nước ở khu vực và cũng không có cải thiện đáng kể trong vòng 15 năm qua (1996 – 2011) Chất lượng thể chế thấp là một nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn của nền kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã chậm lại đáng kể Do vậy, cải thiện chất lượng thể chế là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay cho phát triển nhanh và bền vững trong tương lai 15 Thể chế và sự phát triển kinh tế KẾT LUẬN Xét về cả lý thuyết và thực tiễn các nước, thể chế có tác động quan trọng đến tăng trưởng kinh tế Do đó, các nước muốn duy trì tốc độ tăng trưởng, cải thiện các điều kiện xã hội thì cần phải cải thiện chất lượng thể chế Các yếu tố cụ thể của thể chế bao gồm: sự bảo vệ đối với quyền tài sản, tuân thủ pháp luật, kiểm soát tham nhũng, nâng cao chất lượng bộ máy hành chính Chất lượng thể chế của nước ta còn thấp, nên muốn duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững trong tương lai Việt Nam cần phải cải thiện chất lượng thể chế nhiều hơn nữa Các lĩnh vực càn ưu tien cải thiện là kiểm soát tham nhũng, tăng cường sự bảo vệ đối với quyền về tài sản , đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, nâng cao chất lượng bộ máy hành chính Quyền đối với tài sản bao gồm các quyền tự do kinh doanh, các quyền về tài sản của cá nhân và tổ chức cần qui định rõ ràng, được Nhà nước bảo vệ và dễ thực thi Việc tuân thủ pháp luật cần xây dựng hệ thống luật pháp đảm bảo cho các giao dịch kinh tế được thực hiện một cách hiệu quả cà cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng, minh bạch, thuận tiện Để thực hiện được các mục tiêu trên đòi hỏi quyết tấm chính trị rất lớn trong việc chống tham nhũng, xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, hiệu quả và xây dựng nhà nước pháp quyền đây là những vấn đề lớn, đòi hỏi nỗ lực liên tục,trong thời gian dài 16 Thể chế và sự phát triển kinh tế 17

Ngày đăng: 14/03/2024, 21:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w