1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án kinh tế phát triển vai trò của ngoại thương

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ngoại thương là quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa – dịch vụ giữa các quốc gia với nhau. Trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài, và nhập khẩu chính là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài. Toàn bộ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong ngoại thương của các nước hay một nhóm nước được gọi là mậu dịch quốc tế hay thương mại quốc tế. 2. Chức năng của hoạt động ngoại thương Chức năng của ngành kinh tế là một phạm trù khách quan, được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động xã hội. Ngoại thương thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá giữa trong nước với nước ngoài. Chức năng này được nhìn dưới hai góc độ: Là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, ngoại thương có ba chức năng chính. Thứ nhất, tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước. Thứ hai, chuyển hoá giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng và tích luỹ. Thứ ba, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hoá giữa trong nước với nước ngoài, chức năng cơ bản của ngoại thương là tổ chức quá trình lưu thông hàng hoá với bên ngoài, thông qua mua bán để nối liền một cách hữu cơ theo kế hoạch giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, thoả mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng về hàng hoá theo số lượng, chất lượng, mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp với chi phí thấp nhất.

Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 Phần 1: Cơ sở lý thuyết của hoạt động ngoại thương 5 I Khái niệm, chức năng của hoạt động ngoại thương .5 1 Khái niệm 5 2 Chức năng của hoạt động ngoại thương .5 II Nguồn gốc ra đời của hoạt động ngoại thương 6 III Kinh nghiệm một số nước trong việc lựa chọn chiến lược ngoại thương 9 1 Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô .9 2 Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu (chiến lược hướng nội) 11 3 Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế (chiến lược hướng ngoại) 14 4 Chiến lược phát triển tổng hợp 15 Phần 2: Vai trò của ngoại thương với phát triển kinh tế 16 I Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH 17 1 Sự tác động của ngoại thương đến phát triển lực lượng sản xuất .17 1 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân 2 Sự tác động của ngoại thương đến các quan hệ hợp tác quốc tế 18 3 Sự tác động của ngoại thương đến tiến bộ khoa học công nghệ .18 II Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế mở 19 III Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập 20 Phần 3: Vai trò của ngoại thương trong công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam 21 I Thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển mạnh 21 1 Xuất khẩu .21 2 Về hoạt động nhập khẩu hàng hóa .22 II Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ODA và kiều hối .23 III Tăng trưởng phát triển kinh tế và xã hội 24 1 Về tăng trưởng phát triển kinh tế 24 2 Về phát triển xã hội 25 KẾT LUẬN .26 2 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát trển của lịch sử loài người, các hoạt động kinh tế diễn ra với quy mô càng lớn, phạm vi các quan hệ kinh tế càng rộng, tính chất của chúng ngày càng phức tạp, trình độ phát triển của chúng ngày càng cao Từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, quan hệ thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển về cả chiều sâu và chiều rộng, sự phân công lao động diễn ra ở tầm quốc tế, các doanh nghiệp tìm cách mở rộng thị trường ra nước ngoài, các quan hệ kinh tế dễn ra không chỉ trên lĩnh vực thương mại mà trên các lĩnh vực: đầu tư, chuyển giao công nghệ, di chuyển quốc tế sức lao động và nhều lĩnh vực khác Mặt khác, tăng trưởng và phát triển bền vững là mục tiêu phấn đấu mọi quốc gia Có bốn yếu tố chính tạo nên tăng trưởng và phát triển đó là: lao động, tài nguyên, vốn và khoa học công nghệ Tuy nhiên, ngày nay có thêm 1 nhân tố mới có vai trò quan trọng không kém đó là ngoại thương Nó có vai trò như chiếc cầu nối liên kết hoạt động kinh tế của các quốc gia, biến nền kinh tế thế giới thành một guồng máy hoạt động có hiệu quả hơn Trong giai đoạn hiện nay, khi xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa bùng nổ thì việc mở cửa để hòa nhập, phát triển kinh tế, tránh bị tụt hậu là chính sách chung của mọi quốc gia Càng mở cửa, hòa nhập thì hơn bao giờ hết, ngoại thương lại càng khẳng định vai trò quan trọng của mình NỘI DUNG 3 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Phần 1: Cơ sở lý thuyết của hoạt động ngoại thương I Khái niệm, chức năng của hoạt động ngoại thương 1 Khái niệm Ngoại thương là quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa – dịch vụ giữa các quốc gia với nhau Trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài, và nhập khẩu chính là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài Toàn bộ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong ngoại thương của các nước hay một nhóm nước được gọi là mậu dịch quốc tế hay thương mại quốc tế 2 Chức năng của hoạt động ngoại thương Chức năng của ngành kinh tế là một phạm trù khách quan, được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động xã hội Ngoại thương thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá giữa trong nước với nước ngoài Chức năng này được nhìn dưới hai góc độ: Là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, ngoại thương có ba chức năng chính Thứ nhất, tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước Thứ hai, chuyển hoá giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng và tích luỹ Thứ ba, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh Là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hoá giữa trong nước với nước ngoài, chức năng cơ bản của ngoại thương là tổ chức quá trình lưu thông hàng hoá với bên ngoài, thông qua mua bán để nối liền một cách hữu cơ theo kế hoạch giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, thoả mãn nhu cầu của 4 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân sản xuất và tiêu dùng về hàng hoá theo số lượng, chất lượng, mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp với chi phí thấp nhất Trong khi thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá với bên ngoài, ngoại thương phải chú trọng cả giá trị và giá trị sử dụng hàng hoá Việc thoả mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư chỉ được thực hiện bằng giá trị sử dụng hàng hoá Do vậy mối quan tâm hàng đầu của ngoại thương chính là việc đưa đến cho sản xuất và tiêu dùng trong nước những giá trị sử dụng phù hợp với số lượng và cơ cấu của nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng Tuy vậy trước khi được thực hiện với tư cách là giá trị sử dụng, thì hàng hoá đã được thưc hiện với tư cách là giá trị Việc thay đổi hình thái giá trị hàng hoá thông qua mua bán không những là phương tiện và điều kiện để thực hiện giá trị sử dụng hàng hoá mà còn tạo khả năng tái sản xuất mở rộng các giá trị sử dụng, nhờ vào tăng nhanh tốc độ chu chuyển hàng hoá, rút ngắn thời gian lưu thông, góp phần tăng tốc độ của toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội II Nguồn gốc ra đời của hoạt động ngoại thương Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người đã biết tự tìm kiếm, khai thác những vật thể trong tự nhiên để sinh tồn Qua thời gian, trước những thử thách khắc nghiệt của tự nhiên con người đã phát triển không ngừng, kinh nghiệm sống được đúc rút Cũng qua quá trình phát triển, phân công lao động (PCLĐ) nảy sinh và ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc hơn Từ chỗ con người phải tự tổ chức mọi việc nhằm phục vụ cho nhu cầu bản thân, dần dần, họ đã biết chia sẻ công việc cho nhiều người Mỗi người làm một hoặc một số phần việc nhất định, phù hợp nhất với khả năng cá nhân Kết quả là tạo ra được năng suất lao động cao hơn Quá trình PCLĐ lúc đầu chỉ diễn ra trong phạm vi một tổ chức, một nhóm người, sau đó là giữa những nhóm người trong xã hội (PCLĐ xã hội) Và đến một ngưỡng nhất 5 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân đinh, sự phân công đó vượt ra ngoài khuôn khổ một quốc gia và trở thành quá trình PCLĐ quốc tế Chính PCLĐ là cơ sở hình thành, là nguồn gốc cho sự ra đời của hoạt động ngoại thương ngày nay Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho đến nay đã trải qua 3 giai đoạn PCLĐ xã hội lớn  Giai đoạn 1: Chăn nuôi tách rời trồng trọt Các bộ lạc chăn nuôi mang sữa, thịt để đổi lấy ngũ cốc, rau quả của các bộ lạc trồng trọt Đó là mầm mống ra đời của quan hệ sản xuất, trao đổi hàng hoá giản đơn  Giai đoạn 2: Nghề thủ công tách khỏi nghề nông Sản xuất chuyên môn hoá bắt đầu phát triển, dẫn đến sự ra đời của ngành công nghiệp Đặc biệt, với sự xuất hiện của tiền tệ đã khiến cho quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá-tiền tệ ra đời, thay thế cho sản xuất và trao đổi hàng hoá giản đơn  Giai đoạn 3: Tầng lớp thương nhân xuất hiện, lưu thông hàng hoá tách khỏi lĩnh vực sản xuất vật chất Điều này khiến cho các quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá-tiền tệ thêm mở rộng, phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi để ngoại thương quốc gia phát triển và thương mại quốc tế ra đời Như vậy, có thể nói PCLĐ quốc tế chính là cơ sở hình thành, là điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó, sôi động nhất và cũng chiếm vị trí, vai trò, động lực quan trọng nhất cho sự tăng trưởng, phát triển nền kinh tế mở của mỗi quốc gia và cho cả nền kinh tế thế giới là các hoạt động thương mại quốc tế (hoạt động ngoại thương) Ngoài ra, còn có một yếu tố quan trọng tác động đến sự hình thành hoạt động ngoại thương, đó là sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá- tiền tệ, kèm theo đó là sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp Khi sản xuất phát triển, con người sản 6 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân xuất ra không những đủ phục vụ bản thân mà còn dư thừa để trao đổi Ban đầu trao đổi chỉ dưới hình thức đơn hình là hàng đổi hàng Hình thức này có điểm nhiều hạn chế và khó thực hiện khi mà khoảng cách xa, khối lượng cồng kềnh và khó xác định đúng giá trị Nhưng từ khi tiền tệ ra đời, trao đổi hàng hoá thuận tiện hơn rất nhiều và ngày càng phát triển Đặc biệt là sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp- một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá của tư bản công nghiệp Lúc này đã có một bộ phận chuyên sản xuất và một bộ phận khác( tư bản thương nghiệp) chuyên phụ trách việc tiêu thụ hàng hoá- tức lưu thông hàng hoá Nhờ vậy tư bản công nghiệp có điều kiện tập trung sản xuất, năng suất lao động sẽ tăng lên, quá trình sản xuất được rút ngắn,rút ngắn thời gian lưu thông tăng nhanh tốc độ chu chuyển tư bản Đây chính là mầm mống ban đầu của ngoại thương Đồng thời mục đích trao đổi không còn là để thoả mãn nhu cầu ngày càng phong phú nữa mà là để kiếm lợi nhuận 7 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân III Kinh nghiệm một số nước trong việc lựa chọn chiến lược ngoại thương 1 Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô dựa chủ yếu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi của đất nước Sản phẩm xuất khẩu thô là các sản phẩm chưa qua chế biến hoặc đang còn ở dạng sơ chế, đó là các sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm khai khoáng Như vậy, thực chất có thể gọi đây là chiến lược hướng ngoại nhưng ở trình độ thấp Do vậy chiến lược này chủ yếu được sử dụng ở các nước đang phát triển với trình độ sản xuất còn thấp kém, đặc biệt là trình độ của ngành công nghiệp và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế còn hạn chế Đối với phát triển kinh tế, nó có những tác động nhất định, thể hiện ở những điểm sau: Tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế theo chiều rộng: Dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất các sản phẩm sơ chế, từ đó, nó thúc đẩy các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng Kết quả là tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tăng đội ngũ công nhân lành nghề và tất yếu dẫn đến tăng quy mô sản xuất của nền kinh tế Ví dụ, từ khi xuất khẩu dầu mỏ, ở Việt nam đã giải quyết việc làm trực tiếp cho gần 10 nghìn lao động và nông nghiệp tăng mạnh, diện tích đất trông cây công nghiệp tăng hàng nghìn hecta mỗi năm, và cùng với việc mở rộng đất canh tác, một lượng lao động tương ứng đã được huy động Tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu của nền kinh tế: Ban đầu là sự phát triển của công nghiệp khai khoáng và các ngành nông nghiệp chăn nuôi, trồng cây lương thực và cây công nghiệp có khả năng xuất khẩu Tiếp đến là sự phát triển của công nghiệp chế biến tạo ra các sản phẩm sơ chế như gạo, cà phê, cao su Sự phát triển của công nghiệp chế biến tạo cơ hội cho việc gia tăng xuất khẩu sản phẩm thô, nó 8 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân lại có tác động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu, tạo ra “mối liên hệ ngược”, ví dụ như sự phát triển của công nghiệp dệt sẽ tạo ra nhu cầu đối với nguyên liệu như bông hoặc thuốc nhuộm, do đó đẩy mạnh sản xuất những ngành này Tác động của “mối liên hệ ngược” đặc biệt có hiệu quả nhờ vào quy mô sản xuất lớn làm giảm chi phí sản xuất và tăng cạnh tranh trên thịt trường quốc tế Sự phát triển của các ngành có liên quan còn được thể hiện qua “mối liên hệ gián tiếp” thông qua nhu cầu về hàng tiêu dùng Mối liên hệ nảy sinh khi phần lớn lực lượng lao động có mức thu nhập ngày càng tăng tạo ra nhu cầu tăng thêm về hàng tiêu dùng Tạo ra nguồn tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế: Mọi sự khởi đầu đều cần có cái gốc cơ bản Một nước muốn đi lên thì đòi hỏi về vốn là rất cần thiết, không thể phát triển kinh tế với “2 bàn tay trắng” Do vậy, với các nước kém và đang phát triển được tự nhiên ưu đãi, việc thực thi chiến lược này sẽ góp phần tạo ra 1 nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho giai đoạn đầu của quá trình phát triển, tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết cho nền kinh tế tăng trưởng Trước những năm 50 chiến lược này đã mang lại sự tăng trưởng đáng kể cho nhiều nước, trong đó có cả 1 số quốc gia phát triển như Mĩ, Canada, Cộng hoà liên bang Đức do có các lợi thế so sánh về xuất khẩu lương thực, thực phẩm và 1 số khoáng sản thô khác Cũng bằng con đường này, 1 số nước nghèo như Côlômbia, Mêhicô, Malaysia, Philipin trong thời kì đầu CNH (những năm 50-60) đã tạo ra được những động lực đầu tiên cho sự phát triển nhờ có lợi thế so sánh về một số sản phẩm xuất khẩu như: cao su, cà phê, dầu dừa, dầu cọ, quặng kim loại Thực trạng này đã lý giải vì sao đến cuối những năm 60, xuất khẩu hàng thô và sơ chế chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước đang phát triển Tuy nhiên, 9 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân việc thực thi chiến lược này cũng có nhiều hạn chế, trở ngại đối với các nước Nó thể hiện:  Hiệu quả kinh tế không cao: Nhiều nàh kinh tế đã đưa ra kết luạn rằng: đây là loại chiến lược “bán rẻ tài nguyên thiên nhiên” Các nước này do trình độ sản xuất còn thấp kém nên phải xuất khẩu các sản phẩm thô và sơ chế với giá rẻ mạt, không khai thác hết được hết các giá trị từ nguyên liệu của mình  Gây ra hậu quả xấu về môi trường sinh thái: vì tư lợi, việc khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên để xuất khẩu là khó tránh khỏi, trong đó, có cả những sản phẩm phục vụ trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước 2 Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu (chiến lược hướng nội) Phương pháp tiếp cận với chiến lược này là: Trước hết, các nhà sản xuất trong nước cần xác định rõ nhu cầu thị trường trong nước qua số lượng nhập khẩu thực tế hàng năm để lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh Sau đó, sẽ tiến tới đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nước, mà trước hết là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, tiếp đến là các ngành công nghiệp khác để thay thế các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước Nhà nước sẽ có trách nhiệm bảo đảm dư các điều kiện cần thiế để các nhà sản xuất trong nước có thế tự là chủ toàn bộ quá trình hàng rào bảo vệ cho sản xuất và mậu dịch trong nước phát triển bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan Bằng chiến lược này, trong thực tiễn phát triển, nhiều nước đã đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế nhờ khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh về lao động, tài nguyên để phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu với chi phí, giá thành hợp lí Tuy nhiên, để thực hiện thành công chiến lược này cần phải có được những điều kiện nhất định cho nó phát huy khả năng Các điều kiện đó là: 10 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân khuôn máy móc Một điển hình cho việc áp dụng không thành công chiến lược phát triển hướng nội là Myanma Nhìn lại lịch sử ta thấy Myanma đã kiên trình theo đuổi chiến lược này trong suốt những năm 50-60 Nhưng trong quá trình thực hiện, do điều kiện không phù hợp, các chính sách đưa ra không hợp lí đã dẫn đến thất bại Kết quả là Myanma lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, trở thành một nước nghèo nhất thế giới: GDP/ người chỉ có 200USD, mặc dù Myanma có lực lượng lao động đông, diện tích đất đai lớn, có trữ lượng khá về dầu lửa và nhiều nguồn tài nguyên khác, đặc biệt là có nhiều khả năng phát triển nông- lâm-ngư nghiệp Nhưng như vậy, không có nghĩa là chiến lược này lợi ít hơn hại Thất bại của Myanma chỉ là một minh chứng cho việc lựa chọn chiến lược không hợp lí chứ không phải là kết quả tất yếu do chiến lược này gây ra 3 Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế (chiến lược hướng ngoại) Ngược hẳn với chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu thể hiện sự vận dụng quy luật lợi thế so sánh ở mức độ cao nhất, do đó, nó đặc biệt đề cao việc mở cửa, phát triển mạnh hướng ngoại của nền kinh tế Nội dung cơ bản của chiến lược là: các nước khác nhau đều có những lợi thế so sánh khác nhau về nguồn lực sản xuất vốn có như vốn, lao động, tài nguyên, vị trí địa lí vì thế các nước cần “phụ thuộc” lẫn nhau trong quá trình phát triển để có thể trao đổi cho nhau các lợi thế so sánh đó thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại như ngoại thương, liên doanh liên kết để cùng phát triển sản xuất kinh doanh Đến nay, qua thực tiễn phát triển ở nhiều nước đã khẳng định tính hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với xu thế phát triển của chiến lược này Ví dụ thành công nhất trong việc áp dụng chiến lược hướng ngoại phải kể đến “4 con rồng châu Á” là các nước: Đài Loan, Hongkong, Hàn Quốc và Singapo Cả 4 nước này đều nghèo tài nguyên, kinh tế chậm phát triển, nhưng nhờ áp dụng đúng đắn, sáng tạo 12 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân chiến lược hướng ngoại, lấy xuất khẩu dẫn đường, thúc đẩy kinh tế phát triển Kết quả là chỉ sau 20-30 năm kể từ khi bắt đầu tiến hành CNH, các nước này đã đạt được nhiều thành tựu trên con đường phát triển, trở thành các nước công nghiệp của châu Á (NIES) Việc thực thi chiến lược này tạo ra nhiều tác động tích cực đối với phát triển kinh tế Điều này được thể hiện:  Hướng ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế  Thúc đẩy việc tạo ra một cơ cấu kinh tế mới năng động hơn, thông qua việc phát huy đầy đủ các mối liên kết trong kinh tế  Hướng ra thị trường thế giới còn góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước Bên cạnh những ưu điểm trên, chiến lược này cũng có những giới hạn nhất định Đó là sự phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu, giá cả thị trường thế giới; các quan hệ ràng buộc, chi phối bởi sự đầu tư tư bản nước ngoài; sự tập trung quá mức vào 1 số ngành sản xuất chuyên môn hoá cho xuất khẩu đôi khi lại dẫn đến toan bộ nền kinh tế bị phụ thuộc vào sự bién động của những ngành đó, dễ khiến cho nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, trở thành nền kinh tế “nhị nguyên” như thuyết phát triển của W Lewis đã đề cập Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng chiến lược này, mỗi nước nếu biết sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và có bàn tay tích cực từ phía chính phủ thì những trở ngại trên sẽ được hạn chế rất nhiều Cho đến nay, chiến lược CNH hướng vào xuất khẩu vẫn được đánh giá là ưu việt hơn cả, phù hợp với tình hình quốc tế, với xu thế phát triển của thời đại là quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và hợp tác vì sự phát triển chung của nhân loại 13 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân 4 Chiến lược phát triển tổng hợp Sự phân định thành 3 loại chiến lược phát triển trên trong thực tiễn phát triển của nhiều nước chỉ mang tính ước lệ, tương đối Hầu hết các nước này đều không theo đuổi hẳn một loại chiến lược nào mà thực hiện sự kết hợp đồng bộ của 2 hay cả 3 loại chiến lược thành chiến lược phát triển hỗn họp, mặc dù khi thực hiện nó, tuỳ theo từng thời kỳ lịch sử cụ thể, những đặc điểm, quy định cụ thể của tiến trình CNH mà mỗi nước đều có sự nhấn mạnh trọng tâm vào phát triển loại chiến lược này hay chiến lược khác Cũng qua thực tiễn áp dụng, ta có thể khẳng định tính ưu việt, hơn hẳn của nó đối với phát triển kinh tế Bởi lẽ nó tạo ra một sự kết hợp hài hoà, cân đối giữa các chiến lược, từ đó có thể phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của từng chiến lược Khó có thể thực thi riêng biệt, rạch ròi từng chiến lược cụ thể mà cần có sự tương trợ lẫn nhau giữa chúng, đặc biệt là giữa hướng nội và hướng ngoại Không thể hướng ngoại khi chưa hướng nội, chưa đủ sức cạnh tranh; cũng không nên bỏ qua hướng ngoại khi hướng nội đã đến giai đoạn chín muồi Thực tiễn hoạt động của ngoại thương Việt Nam hiện nay cho thấy rằng chúng ta đang theo đuổi chiến lược phát triển tổng hợp này, tuy nhiên, mức độ sử dụng và kết quả đạt được chưa cao Sự hạn chế này là do chúng ta chưa hội đủ các điều kiện cần thiết và chưa tạo được môi trường thuận lợi cho chiến lược phát huy tác dụng ở mức độ cao nhất Thời gian tới, Việt Nam cần xác định tiếp tục theo đuổi chiến lược phát triển tổng hợp với trọng tâm là ưu tiên cho chiến lược hướng ngoại Với hướng đi này, cộng thêm các chính sách hỗ trợ thích đáng, hợp lí từ phía chính phủ, chiến lược này sẽ phát huy tác dụng một cách cao nhất 14 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Phần 2: Vai trò của ngoại thương với phát triển kinh tế Trong cơ chế mở, ngoại thương giữ vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Điều này được thể hiện qua 3 tác động cơ bản sau của ngoại thương: I Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Những nhân tố cơ bản tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một đất nước đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật và các quan hệ hợp tác quốc tế về đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài Chính ngoại thương là chủ thể tác động trực tiếp, sâu sắc tới những nhân tố này, từ đó thúc đẩy các nhân tố phát triển không ngừng và kết quả là cơ cấu kinh tế cũng không ngừng được chuyển dịch, tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, phù hợp và ngày càng hoàn thiện theo hướng CNH, HĐH 1 Sự tác động của ngoại thương đến phát triển lực lượng sản xuất Điều này được thể hiện qua việc chuyên môn hoá sản xuất và phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội càng cao, chuyên môn hoá càng sâu sắc, cũng có nghĩa là lực lượng sản xuất càng phát triển Ngoại thương với quy luật chi phối là lợi thế cạnh tranh đã đã hướng các hoạt động sản xuất đi vào chuyên sâu trong việc sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ Các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao nhất sẽ được các nước tập trung sản xuất, với các sản phẩm bất lợi họ sẵn sàng nhập khẩu từ các nước khác và dành việc sản xuất chúng cho những nước có điều kiện thuận lợi hơn Sự phân công lao động quốc tế từ đâu nảy sinh và không ngừng tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hiện đại 15 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Như đã đề cập, phân công lao động quốc tế là điều kiện tiên quyết để phát triển ngoại thương Điều này đã đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất đang diễn ra đồng bộ ở tất cả các quốc gia và hầu hết các lĩnh vực khác nhau của quan hệ kinh tế quốc tế Thông qua cầu nối thương mại quốc tế, các nước dù ở trình độ phát triển khác nhau đều có thể thực hiện sự hợp tác, phân công lao động quốc tế chặt chẽ theo hướng chuyên môn hoá ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động sản xuất kinh doanh về cùng một loại sản phẩm hay nhiều loại sản phẩm, nhiều chi tiết sản phẩm khác nhau từ đó, các ngành, lĩnh vực sản xuất của từng nước không ngừng được cơ cấu lại theo yêu cầu của chuyên môn hoá và dần dần tiến tới một cơ cấu ngày càng hiện đại 2 Sự tác động của ngoại thương đến các quan hệ hợp tác quốc tế Với vấn đề hợp tác quốc tế về đầu tư và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, ngoại thương cũng có quan hệ chặt chẽ, là yếu tố chi phối quan hệ hợp tác này Thông thường, bất kỳ một nước nào trước khi quyết định cần hợp tác về đầu tư với ai, trong lĩnh vực kinh doanh nào đều phải căn cứ vào các mục tiêu đặt ra trước đó, trong đó có xuất khẩu và nhập khẩu là một mục tiêu rất quan trọng thường được các bên đối tác đầu tư đặc biệt quan tâm Quá trình này thường chỉ diễn ra một chiều từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển và đang phát triển Những ngành và lĩnh vực nào trong nước được đầu tư nước ngoài chú ý sẽ ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa và không ngừng chuyển dịch trong cơ cấu của nền kinh tế 3 Sự tác động của ngoại thương đến tiến bộ khoa học công nghệ Đối với hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ, như đã biết, đó là các kinh doanh chuyên môn hoá và hợp tác hoá ở tầm quốc tế trong lĩnh vực sản xuất, 16 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân nghiên cứu khoa học và trao đổi công nghệ Có nhiều phương thức, con đường khác nhau để thực hiện hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó thông qua ngoại thương với các hoạt động xuất - nhập khẩu là một trong những phương thức, con đường mang lại hiệu quả cao trong việc chuyển giao giữa các nước với nhau về các kết quả, thành tựu phát triển khoa học - công nghệ Có thể nói sự tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ có tác động trực tiếp và thể hiện rõ nét nhất trong việc cấu trúc lại nền kinh tế của một nước theo hướng CNH - HĐH II Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế mở qua việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại Cán cân thanh toán quốc tế là bản quyết toán tổng hợp toàn bộ các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước Cấu thành cán cân thanh toán quốc tế bao gồm nhiều bộ phận, trong đó cán cân ngoại thương ( hay còn gọi là cán cân mậu dịch hay cán cân hữu hình) là một bộ phận cấu thành Trong cán cân ngoại thương thì cán cân thanh toán vãng lai (do cán cân dịch vụ và cán cân chuyển tiền đơn phương hợp thành) lại giữ vị trí quan trọng nhất Sự dư thừa hay thiếu hụt của nó có tác động trực tiếp đến cung - cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối của một nước, nghĩa là trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá của các ngoại tệ so với đồng nội tệ của nước đó Như vậy, phát triển hoạt động ngoại thương góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thông qua đó, nó điều tiết đến tỷ giá, lạm phát và vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô của một đất nước Song song với sự phát triển của hoạt động ngoại thương hữu hình, các hoạt động ngoại thương vô hình cũng không ngừng gia tăng, sôi động như: Du lịch quốc tế, GTVT quốc tế, thông tin liên lạc quốc tế, bảo hiểm quốc tế, dịch vụ kiều hối Các hoạt động này không chỉ làm tăng hiệu quả của hoạt động ngoại thương 17 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân mà nó còn những tác động tích cực thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác phát triển Các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, nếu đạt được hiệu quả tốt, đến lượt mình lại tác động tích cực trở lại để ngoại thương tiếp tục phát triển tốt hơn và do đó sẽ tiến tới mục tiêu là tất cả các hoạt động kinh tế đối ngoại đều đạt được hiệu quả ngày càng cao hơn trở thành động lực trực tiếp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh III Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống thực tế cho các tầng lớp dân cư Đây là những tác động tích cực tất yếu của ngoại thương đối với phát triển kinh tế mỗi quốc gia Rõ ràng, thông qua ngoại thương, các nước không chỉ có lợi về mặt ngoại tệ thu được qua hoạt động xuất nhập khẩu mà quan trọng hơn là phát triển sản xuất trong nước, tạo việc làm cho người lao động Trong phát triển kinh tế, thất nghiệp bao giờ cũng là một vấn đề bức xúc đối với mỗi quốc gia Thất nghiệp gia tăng sẽ tạo ra sức ép lớn không chỉ về mặt kinh tế mà cả mặt chính trị, ổn định xã hội Bài toán thất nghiệp luôn được chính phủ các nước quan tâm tìm lời giải Qua hoạt động ngoại thương, phần nào đã tháo gỡ được khó khăn này với việc phát triển sản xuất kinh doanh trong nước phục vụ xuất khẩu, phát triển các ngành nghề liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư quốc tế Từ chỗ việc làm được giải quyết, thu nhập thực tế và mức sống của dân cư được nâng cao, sẽ tạo ra các khối vững chắc cho nền kinh tế phát triển trên cả 2 phương diện, kinh tế và xã hội 18 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân Phần 3: Vai trò của ngoại thương trong công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam I Thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển mạnh 1 Xuất khẩu 1.1 Xuất khẩu hàng hóa Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1991, đặc biệt là từ năm 1995 đến nay đã không ngừng tăng trưởng và thực sự trở thành động lực chính, quan trọng của sự phát triển kinh tế Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tương đối cao, do đó giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, nếu so sánh năm 2012 với năm 1986, thì kim ngạch xuất khẩu tăng gấp khoảng 167.5 lần (132.135 triệu USD/789 triệu USD)1 Mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạng, có nhiều nhóm hàng “chủ lực” đạt kim ngạch lớn Nếu như năm 2004 chỉ có 6 nhóm hàng/mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, thì năm 2010 là 18, năm 2013 là 22, trong đó có 3 nhóm hàng đạt trên 10 tỷ USD, 5 nhóm hàng đạt ngưỡng từ 5 đến 10 tỷ USD và 14 nhóm hàng đạt ngưỡng từ 1 đến 5 tỷ USD2 Hàng hóa xuất khẩu của VN đã có mặt trên thị trường 220 nước và vùng lãnh thổ, hầu hết các châu lục, chủ yếu là châu Á Các thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn của VN là Mỹ, EU, ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc “Câu lạc bộ” các thị trường xuất khẩu (năm 2013) đạt 1 tỷ USD của Việt Nam gồm 27 nước và vùng lãnh thổ, trong đó thấp nhất là Cộng hòa Áo: 1,67 tỷ USD, cao nhất là Mỹ 23.9 tỷ USD3 19 Đề án môn học GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân 1.2 Xuất khẩu dịch vụ Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT), VN đã nhanh chóng phát triển một số ngành dịch vụ, như: Bưu chính, viễn thông, hàng không, hàng hải, tài chính, ngân hàng, du lịch … Nhờ đó mà xuất khẩu dịch vụ ngày càng tăng tiến, đặc biệt là khi VN gia nhập WTO Hiện có tới 70 loại hình dịch vụ của VN được xuất khẩu (mỗi loại hình lại có nhiều hoạt động cụ thể) Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong 5 năm (2001-2005) kim ngạch dịch vụ xuất khẩu đạt 21,824 tỷ USD, tăng bình quân 15,7%/năm, chiếm tỷ trọng 10,8%GDP của 5 năm đó Từ khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ: 7.176 triệu USD4 Phát triển xuất khẩu đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với khu vực nông thôn Phát triển xuất khẩu cũng có tác dụng tích cực trong việc nâng cao trình độ của người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 Về hoạt động nhập khẩu hàng hóa Hoạt động nhập khẩu cũng gia tăng mạnh mẽ: Năm 1995 so với 1985, kim ngạch nhập khẩu tăng gấp gần 5 lần (8.155,4 triệu USD/1.857,4 triệu USD); năm 1996 kim ngạch nhập khẩu là 11.143,6 triệu USD, đến năm 2006 là 44.981,1 triệu USD, tăng gấp khoảng gần 4 lần so với năm 1996 Năm 2013 so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu tăng gấp hơn 2,9 lần (132.125 triệu USD/44.891 triệu USD) Điều đáng lưu ý trong suốt 28 năm, Việt Nam luôn luôn ở trong tình trạng nhập siêu (trừ năm 1992 có thặng dư là 40 triệu USD và năm 2012 là 78 triệu USD) và giá trị kim ngạch nhập siêu ngày càng tăng – từ 348 triệu USD năm 1990 lên 5,064 tỷ USD năm 2006, năm 2010 là 13.172 tỷ USD5 Thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan và Singapore 20

Ngày đăng: 14/03/2024, 21:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w