Đề án kinh tế phát triển ngoại thương

36 0 0
Đề án kinh tế phát triển ngoại thương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngoại thương (thương mại quốc tế) là hoạt động trao đổi, mua, bán hàng hóa và dịch vụ vượt biên giới một quốc gia, thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu. Theo cách định nghĩa này, trong hoạt động ngoại thương bao gồm: hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài và nhập khẩu là việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài. Ngoại thương bao gồm: thương mại hàng hóa hữu hình như: xe hơi, máy móc, quần áo, nguyên, nhiên, vật liệu…; thương mại hàng hóa vô hình như: bằng phát minh, dịch vụ bảo trì máy móc…; gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công; tái xuất khẩu, chuyển khẩu và xuất khẩu tại chỗ… 1.1.1.2. Chức năng: Chức năng của ngoại thương được xem xét dưới hai khía cạnh: Một là, ngoại thương là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận lưu thông hàng hóa giữa trong nước và nước ngoài. Trên khía cạnh này, chức năng cơ bản của ngoại thương là: tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa với bên ngoài, thông qua mua bán, làm cho thị trường trong nước gắn với thị trường bên ngoài. Trên cơ sở đó, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân của các tổ chức, cá nhân về hàng hóa, dịch vụ theo số lượng, chất lượng, mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp. Hai là, ngoại thương là một khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội quốc tế. Xét dưới khía cạnh này, ngoại thương có các chức năng sau: 1) ngoại thương tạo vốn cho quá trình gia tăng vốn đầu tư trong nước; 2) Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, dịch vụ đã được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất của các nước; 3) Góp phần làm nền kinh tế tăng trưởng. 1.1.1.3. Nhiệm vụ: Ngoại thương có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Một là, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu, thuê gia công… Bởi vì, khi tham gia trao đổi trên thị trường thế giới, nền kinh tế của một nước phải chấp nhận cạnh tranh trên thị trường nên phải tính toán sao cho có lãi, phải ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, cải tiến quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, giá thành sản phẩm, nghĩa là phải làm ăn có hiệu quả. Hai là, góp phần giải quyết vốn, công ăn, việc làm, sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả. Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, hàng hóa, dịch vụ sản xuất được tiêu thụ sẽ tạo thêm công việc cho người dân trong nước, khai thác nguồn tài nguyên một cách có kế hoạch và hợp lý phục vụ xuất khẩu, qua đó có thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Ba là, ngoại thương thông qua hoạt động nhập khẩu có nhiệm vụ tiếp cận đến các nguồn công nghệ tiên tiến, hiện đại và nhất là có thể tiếp nhận những công nghệ phù hợp cho sự phát triển của sản xuất, nhất là sản xuất cho xuất khẩu

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - - ĐỀ ÁN MÔN HỌC: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề tài:NGOẠI THƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI THƯƠNG VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Đề án môn học MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 PHẦN 1.MÔ TẢ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 5 1.1 Ngoại thương 5 1.1.1 Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của ngoại thương 5 1.1.1.1.Khái niệm: 5 1.1.1.2.Chức năng: 5 1.1.1.3.Nhiệm vụ: 6 1.1.2 Nguồn gốc của ngoại thương 6 1.1.3 Các lý thuyết lợi thế trong hoạt động ngoại thương: 6 1.1.3.1.Lý thuyết lợi thế tuyệt đối: 6 1.1.3.2.Lý thuyết lợi thế tương đối ( lợi thế so sánh): .7 1.1.3.3.Lý thuyết Heckscher – Ohlin (lý thuyết H – O) 9 1.2 Vai trò của ngoại thương với bảo vệ môi trường .10 1.2.1 Khái niệm bảo vệ môi trường 10 1.2.2 Các khía cạnh ảnh hưởng của ngoại thương đối với bảo vệ môi trường 10 1.2.3 Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của ngoại thương đối với bảo vệ môi trường: 11 1.2.3.1.Ảnh hưởng tích cực của ngoại thương tới môi trường: .11 1.2.3.2.Ảnh hưởng tiêu cực của ngoại thương tới môi trường: .12 PHẦN 2.LIÊN HỆ THỰC TẾ NGOẠI THƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI THƯƠNG VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 13 2.1 Hoạt động ngoại thương của Việt Nam: 13 2.1.1 Chiến lược ngoại thương của Việt Nam: 13 2.1.2 Hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong những năm gần đây 13 2.1.2.1.Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 13 2.1.2.2.Những thành tựu đạt được về chất lượng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam 17 2.1.2.3.Những hạn chế chủ yếu về chất lượng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam 19 2.2 Vai trò của ngoại thương với bảo vệ môi trường ở Việt Nam 23 2.2.1 Ảnh hưởng của ngoại thương đối với môi trường ở Việt Nam .23 2.2.2 Những thách thức của môi trường trong phát triển ngoại thương ở những năm tới: 25 2.2.3 Xây dựng tiêu chuẩn môi trường trong ngoại thương: 26 PHẦN 3.NHẬN XÉT CHUNG .29 3.1 Ý kiến riêng của bản thân 29 3.2 Giải pháp nhằm điều hòa, cân bằng giữa phát triển ngoại thương và bảo vệ môi trường ở nước ta .29 3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước .29 Đề án môn học 3.2.1.1.Sữa đổi, bổ sung các pháp luật, chế tài có liên quan đến ngoại thương và môi trường 29 3.2.1.2.Hoàn thiện các chính sách của nhà nước 29 3.2.1.3.Các giải pháp khác 30 3.2.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp 30 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 PHỤ LỤC 33 Đề án môn học DANH MỤC HÌNH Hình 2 - 1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 1986 – 2012 (tỉ USD) 14 Hình 2 - 2 Tỷ lệ xuất khẩu chia theo Khu vực của nền kinh tế .14 Hình 2 - 3 Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2012 và so sánh với năm 2011 15 Hình 2 - 4 Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2012 và so với năm 2011 17 Hình 2 - 5 Số lượng mặt hàng có lợi thế so sánh cao 21 DANH MỤC BẢNG Bảng 2 - 1 Lượng nhập khẩu ô tô các loại theo thị trường năm 2011 và năm 2012 .15 Bảng 2 - 2 Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD ( Phụ lục) .18 Bảng 2 - 3 RCA của các nhóm hàng phân loại theo SITC cấp 1 chữ số (Phụ lục) 18 Bảng 2 - 4 Số lượng và tỷ trọng các nhóm hàng có lợi thế so sánh phân loại theo SITC cấp độ 3 chữ số .19 Bảng 2 - 5 Mặt hàng xuất khẩu và nguyên phụ liệu nhập khẩu tương ứng năm 2012 (Phụ lục) 20 Bảng 2 - 6 Tỷ trọng trong xuất khẩu của quốc gia, theo mức độ phức tạp của hàng hóa 22 Bảng 2 - 7 Những mặt hàng XK của Việt Nam trong top 10 có độ phức tạp nhất 23 Bảng 2 - 2 Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD 33 Bảng 2 - 3 RCA của các nhóm hàng phân loại theo SITC cấp 1 chữ số .34 Bảng 2 - 5 Mặt hàng xuất khẩu và nguyên phụ liệu nhập khẩu tương ứng năm 2012 35 Đề án môn học ỜI MỞ ĐẦU Ngoại thương là một trong những khâu quan trọng của tái sản xuất nền kinh tế - xã hội Nó không những là cầu nối giữa tiêu dùng với sản xuất, mà còn có tác dụng định hướng tiêu dùng thân thiện hơn với môi trường và bảo đảm phát triển bền vững Bởi vậy, sự phát triển của các hoạt động ngoại thương, một mặt, góp phần tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân loại; mặc khác, trong một chừng mực nào đó, rất đặc thù, có thể tác động nhiều chiều đến môi trường sống của con người trên toàn thế giới cũng như ở mỗi quốc gia, nhất là trong quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu hiện nay Vậy việc giải quyết và xử lý mối quan hệ giữa ngoại thương và môi trường hiện nay là vấn đề mới, nhưng rất quan trọng của toàn thế giới và của mỗi quốc gia khi bước vào thế kỷ XXI trước xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu 1 MÔ TẢ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1 Ngoại thương 1.1.1 Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của ngoại thương 1.1.1.1 Khái niệm: Ngoại thương (thương mại quốc tế) là hoạt động trao đổi, mua, bán hàng hóa và dịch vụ vượt biên giới một quốc gia, thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu Theo cách định nghĩa này, trong hoạt động ngoại thương bao gồm: hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài và nhập khẩu là việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài Ngoại thương bao gồm: thương mại hàng hóa hữu hình như: xe hơi, máy móc, quần áo, nguyên, nhiên, vật liệu…; thương mại hàng hóa vô hình như: bằng phát minh, dịch vụ bảo trì máy móc…; gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công; tái xuất khẩu, chuyển khẩu và xuất khẩu tại chỗ… 1.1.1.2 Chức năng: Chức năng của ngoại thương được xem xét dưới hai khía cạnh: Một là, ngoại thương là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận lưu thông hàng hóa giữa trong nước và nước ngoài Trên khía cạnh này, chức năng cơ bản của ngoại thương là: tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa với bên ngoài, thông qua mua bán, làm cho thị trường trong nước gắn với thị trường bên ngoài Trên cơ sở đó, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân của các tổ chức, cá nhân về hàng hóa, dịch vụ theo số lượng, chất lượng, mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp Hai là, ngoại thương là một khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội quốc tế Xét dưới khía cạnh này, ngoại thương có các chức năng sau: 1) ngoại thương tạo vốn cho quá trình gia tăng vốn đầu tư trong nước; 2) Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, Đề án môn học dịch vụ đã được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất của các nước; 3) Góp phần làm nền kinh tế tăng trưởng 1.1.1.3 Nhiệm vụ: Ngoại thương có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Một là, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu, thuê gia công… Bởi vì, khi tham gia trao đổi trên thị trường thế giới, nền kinh tế của một nước phải chấp nhận cạnh tranh trên thị trường nên phải tính toán sao cho có lãi, phải ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, cải tiến quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, giá thành sản phẩm, nghĩa là phải làm ăn có hiệu quả Hai là, góp phần giải quyết vốn, công ăn, việc làm, sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, hàng hóa, dịch vụ sản xuất được tiêu thụ sẽ tạo thêm công việc cho người dân trong nước, khai thác nguồn tài nguyên một cách có kế hoạch và hợp lý phục vụ xuất khẩu, qua đó có thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển Ba là, ngoại thương thông qua hoạt động nhập khẩu có nhiệm vụ tiếp cận đến các nguồn công nghệ tiên tiến, hiện đại và nhất là có thể tiếp nhận những công nghệ phù hợp cho sự phát triển của sản xuất, nhất là sản xuất cho xuất khẩu… 1.1.2 Nguồn gốc của ngoại thương Hai nguyên nhân cơ bản được xem là nguồn gốc của ngoại thương đó là: (1) Xuất phát từ quy luật khan hiếm Xét ở bình diện dân tộc quốc gia, nhu cầu của quốc gia là vô hạn trong khi các nguồn lực của quốc gia có giới hạn nên trong những điều kiện khác nhau, quốc gia buộc phải giao thương với bên ngoài để thỏa mãn một cách tối ưu nhất các nhu cầu của quốc gia Sự giới hạn về các nguồn lực của quốc gia là do yếu tố khách quan và cả chủ quan Yếu tố khách quan đó là các nguồn lực tự nhiên như tài nguyên, khoáng sản quốc gia Yếu tố chủ quan đó là trình độ nguồn nhân lực và cả trình độ sử dụng nguồn nhân lực (2) Hoạt động ngoại thương mang lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia Lợi ích vừa là mục tiêu và đồng thời là động lực thúc đẩy các quốc gia giao thương với nhau 1.1.3 Các lý thuyết lợi thế trong hoạt động ngoại thương: 1.1.3.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối ra đời vào cuối thế kỷ XVIII (1752) Người đề xướng đầu tiên là David Hume (1711-1776) và được Adam Smith (1723 – 1790) phát triển thành lý thuyết hoàn thiện Trên cở sở so sánh chi phí sản xuất để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm giữa các nước với nhau, lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong thương mại quốc tế khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn có thể nhập sản phẩm đó từ nước có chi phí sản xuất thấp hơn Mô hình lý thuyết lợi thế tuyệt đối được dựa trên giả thiết: Đề án môn học (1) Thế giới có 2 quốc gia và mỗi quốc gia sản xuất hai mặt hàng (2) Đồng nhất chi phí sản xuất với tiền lương cá nhân (chi phí lao động) (3) Giá cả hàng hóa do chi phi sản xuất quyết định Thương mại quốc tế dựa vào lợi thế tuyệt đối mang lại lợi ích cho cả 2 nước Đối với nước có chi phí sản xuất thấp hơn sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán trên thị trường quốc tế (giá xuất khẩu >chi phí sản xuất trong nước) Đối với nước có chi phí sản xuất cao hơn sẽ có được những sản phẩm mà trong nước không có khả năng sản xuất, hoặc sản xuất với chi phí cao, không đem lại lợi nhuận Điều này gọi là bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước Ngày nay, đối với các nước đang phát triển, việc khai thác lợi thế tuyệt đối vẫn có ý nghĩa quan trọng khi chưa có khả năng sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là tư liệu sản xuất với chi phí chấp nhận được Khi tiến hành nhập những tư liệu sản xuất này, công nhân trong nước bắt đầu học cách sử dụng máy móc thiết bị mà trước đây họ chưa biết, và sau đó học cách sản xuất ra chúng Về khía cạnh này, vai trò đóng góp của ngoại thương giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển thông qua bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất tư liệu sản xuất và yếu kém về kiến thức công nghệ của các nước đang phát triển cũng được đánh giá là lợi thế tuyệt đối Mặc dù vậy, lý thuyết lợi thế tuyệt đối có những nhược điểm nhất định, đó là coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị Ngoài ra, lý thuyết lợi thế tuyệt đối không giải thích được hiện tượng phân công lao động quốc tế và thương mai quốc tế sẽ diễn ra như thế nào ở những nước không có lợi thế tuyệt đối 1.1.3.2 Lý thuyết lợi thế tương đối ( lợi thế so sánh): Khắc phục những nhược điểm của lý thuyết lợi thế tuyệt đối do A Smith đưa ra, D Ricardo đã phát triển thành một lý thuyết mang tính tổng quát hơn về thương mại quốc tế vào thế kỉ 19 là lợi thế so sánh Theo Ricardo, thương mại giữa 2 nước dựa trên lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) Trên cơ sở so sánh chi phí cơ hội để sản xuất các loại sản phẩm giữa các nước, một nước sẽ có lợi thế tương đối về sản xuất một sản phẩm nào đó so với nước khác khi nó có thể sản xuất sản phẩm đó với chi phí cơ hội thấp hơn Theo đó, trong thương mại quốc tế, các nước sẽ đi vào chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh để nhập khẩu về các sản phẩm mà các nước khác có thể sản xuất rẻ hơn một cách tương đối Mô hình lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo được dựa trên các giả thiết sau: (1) Có 2 quốc gia tham gia chương trình quốc tế và mỗi quốc gia có thể sản xuất 2 loại hàng hóa (2) Chi phí sản xuất được tính bằng tiền lương của người lao động (3) Các yếu tố sản xuất dễ dàng dịch chuyển giữa các ngành trong phạm vi quốc gia, nhưng không dịch chuyển ra khỏi biên giới quốc gia (4) Chi phí vận chuyển bằng 0 (5) Hàng hóa đem trao đổi là giống hệt nhau Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi ích từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác Đề án môn học trong việc sản xuất mọi hàng hóa Để chứng minh điều này chúng ta cùng xem xét ví dụ sau: Chi phí sản xuất Sản phẩm Việt Nam Nhật Bản Gạo (ngày công/ tấn) 5 4 Tivi ( ngày công/ chiếc) 35 20 Xét theo chi phí sản xuất thì Việt Nam sản xuất gạo và tivi đều có chi phí cao hơn Nhật Bản Lý thuyết lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng Việt Nam không có khả năng xuất khẩu bất cứ sản phẩm nào sang Nhật Bản Song nếu xét theo lý thuyết lợi thế so sánh thì lại có cách nhìn khác Chi phí cơ hội (chi phí so sánh) Sản phẩm Việt Nam Nhật Bản Chi phí cơ hội SX tivi tính theo gạo 7 5 Chi phí cơ hội SX gạo tính theo tivi 1/7 1/5 Nhìn vào bảng trên có thể thấy rằng ở Việt Nam sản xuất gạo rẻ hơn tương đối so với ở Nhật Bản vì 1 tấn gạo ở Nhật bản sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1/5 chiếc tivi trong khi ở Việt Nam, để sản xuất 1 tấn gạo chỉ phải tốn chi phí tương đương với chi phí sản xuất 1/7 chiếc tivi Tương tự như vậy, ở Nhật Bản sản xuất tivi rẻ hơn tương đối so với ở Việt Nam Hay nói cách khác, Nhật Bản có lợi thế so sánh về sản xuất tivi còn Việt Nam có lợi thế so sánh về sản xuất gạo, và cả hai nước sẽ cùng có lợi nếu chỉ tập trung vào sản xuất sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh: Việt Nam chỉ sản xuất gạo còn Nhật Bản chỉ sản xuất tivi rồi trao đổi thương mại với nhau Có thể mô tả lợi ích thu được đơn giản như sau: Gọi giá trao đổi 2 sản phẩm tivi và gạo xuất nhập khẩu (giá trên thị trường quốc tế) là Pf , giá này phụ thuộc vào cung cầu tivi và gạo ở từng nước cũng như trên thị trường thế giới và vì theo giả thiết chỉ có trao đổi giữa 2 nước nên giá này sẽ nằm trong khoảng chi phí sản xuất của 2 mặt hàng này ở 2 nước 20< Pf tivi

Ngày đăng: 14/03/2024, 21:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan