1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tuân thủ quy trình thay băng vết mổ cho người bệnh tại bệnh viện đa khoa phụ dực tỉnh thái bình năm 2023

32 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Thay Băng Vết Mổ Cho Người Bệnh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Phụ Dực Tỉnh Thái Bình Năm 2023
Trường học Bệnh viện Đa Khoa Phụ Dực
Chuyên ngành Y tế
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,84 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (6)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (6)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (11)
  • Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (15)
    • 2.1. Đặc điểm Bệnh viện Đa khoa Phụ Dực tỉnh Thái Bình (15)
    • 2.2. Thực trạng thay băng vết mổ cho người bệnh tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đa Khoa Phụ Dực tỉnh Thái Bình năm 2023 (16)
    • 2.3. Thực trạng thay băng vết mổ cho người bệnh tại khoa Ngoại Tổng hợp (18)
  • Chương 3: BÀN LUẬN (20)
    • 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (20)
    • 3.2. Thực trạng thay băng vết mổ cho người bệnh tại khoa Ngoại Tổng hợp (20)
    • 3.3. Các ưu, nhược điểm (25)
  • KẾT LUẬN (27)
  • PHỤ LỤC (32)

Nội dung

Tại Việt Nam tỷ lệ NTVMchiếm từ 5-10% ở NB sau phẫu thuật.Việc người ĐD lên kế hoạch dành ít nhất 10 đến 20 phút mỗi ngày để chămsóc vết mổ cho mỗi NB, hoặc nhiều hơn nếu vết mổ cần được

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

1.1.1 Vết mổ: a Đại cương vết mổ

Vết mổ là vết thương được tạo ra trong quá trình phẫu thuật Sau khi kết thúc cuộc phẫu thuật, VM thường được khâu lại bằng chỉ phẫu thuật hoặc bằng các Clip kim loại nhằm giữ cho các mép VM được liền nhau, giúp quá trình liền

VM xảy ra nhanh chóng Chăm sóc VM sau phẫu thuật đúng cách là hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ giúp VM nhanh lành.

Hình ảnh vết mổ không bị nhiễm khuẩn

VM là các thương tổn gây rách, đứt da, cân cơ và các phần khác của cơ thể

Sự liền VM là một quá trình phục hồi cơ bản trong bệnh lý ngoại khoa, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mức độ, tính chất thương tổn, sức chống đỡ của cơ thể và cách xử trí.

Thời gian liền VM tùy thuộc vào loại phẫu thuật và tình trạng sức khỏe của NB Thông thường, ở người khỏe mạnh VM sẽ liền sau 2 tuần Thời gian liền

VM sẽ dài hơn nếu NB có bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc gây ức chế miễn dịch. b Diễn biến của vết mổ : Diễn biến của VM trải qua 2 quá trình đó là liền

VM kỳ đầu và liền vết mổ kỳ hai.

* Liền vết mổ kỳ đầu

Khi VM gọn sạch, Chất tơ huyết đọng ở 2 mép VM có tác dụng như keo: kết dính Các mô bào, nguyên bào sợi, bạch cầu tập trung lấp đầy khe giữa 2 mép VM và mô hạt được hình thành.

Quá trình tổng hợp chất collagen do nguyên bào sợi được tiến hành từ ngày thứ hai, đạt cao điểm ở ngày thứ năm, thứ bảy.

Quá trình mô hoá ở lớp biểu bì hoặc ở lớp niêm mạc hoàn thành trong 6 đến 8 ngày, như vậy VM liền ngay ở kỳ đầu Mức độ liền chắc của 2 mép và VM cũng đạt kết quả cao ở ngày thứ 5, thứ 7.

*Liền vết mổ kỳ hai: Khi VM bị nhiễm khuẩn thì quá trình liền VM sẽ diễn biến dài hơn, nếu thể tích thương tổn lớn thì cơ thể phải huy động các nguồn dự trữ đến để bảo vệ và tái tạo VM.

Nhiễm khuẩn VM (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu thuật implant) Theo WHO là nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế (Healthcare Associate Infection).

Vết mổ bị nhiễm khuẩn

* NKVM được chia thành 2 loại:

NKVM nông gồm nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc tổ chức dưới da tại vị trí rạch da;

NKVM sâu gồm nhiễm khuẩn tại lớp cân và/hoặc cơ tại vị trí rạch da. NKVM sâu cũng có thể bắt nguồn từ NKVM nông để đi sâu bên trong tới lớp cân cơ Nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể. a Nhiễm khuẩn VM nông: Phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau

-Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật.

-Chỉ xuất hiện ở vùng da hay vùng dưới da tại đường mổ.

-Có ít nhất một trong các triệu chứng sau:

+Chảy mủ từ VM nông.

+Phân lập được vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô khuẩn từ VM.

+ Có ít nhất một trong những dấu hiệu hay triệu chứng sau: đau, sưng, nóng, đỏ và cần mở bung VM, trừ khi nuôi cấy phân lập vi khuẩn từ VM âm tính.

+Bác sĩ lâm sàng chẩn đoán nhiễm khuẩn VM nông. b Nhiễm khuẩn VM sâu : Phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau

-Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt implant.

-Xảy ra ở mô mềm sâu của đường mổ.

-Có ít nhất một trong các triệu chứng sau:

+Chảy mủ từ VM sâu nhưng không từ cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật.

+Vết thương hở da sâu tự nhiên hay do phẫu thuật viên mở vết thương khi NB có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau: sốt trên 38⁰C, đau, sưng, nóng, đỏ, trừ khi nuôi cấy vi khuẩn từ VM âm tính.

+ Áp xe hay bằng chứng nhiễm khuẩn VM sâu qua thăm khám, phẫu thuật lại, Xquang hay giải phẫu bệnh.

+Bác sĩ chẩn đoán nhiễm khuẩn VM sâu.

1.1.3 Nguyên tắc điều trị và chăm sóc vết mổ.

1.1.3.1 Đánh giá VM Điều dưỡng nhận định tình trạng mép VM phẳng gọn thì quá trình lành nhanh nhưng nếu VM bờ nham nhở thì khả năng hai mép VM khó khép chặt lại VM mới tiến triển lành tốt hơn VM cũ, VM có kèm tổn thương khác cũng làm tình trạng VM dễ bị ô nhiễm hơn, giảm sức đề kháng hơn và khả năng lành

VM cũng kéo dài Thể trạng tốt cũng giúp VM mau lành, người béo phì hay suy dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến khả năng lành VM, thường là lành

VM kém Có kèm bệnh lý khác kèm theo: tiểu đường, lao, ung thư thì việc bục vết khâu có nguy cơ xảy ra và tiến trình lành VM chậm lại.

Mở rộng VM dẫn lưu tốt: sự ứ đọng dịch, máu cũ, dị vật, cung cấp thức ăn cho vi khuẩn Sự ứ dịch làm mô VM không có khả năng tăng sinh mô hạt Vì thế cần dẫn lưu dịch thật tốt để kích thích mô hạt mọc đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

Hình ảnh thay băng vết mổ

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Các nghiên cứu trong và ngoài nước

Năm 1999, CDC và NNIS đã có khuyến cáo về phòng ngừa NKVM và được bổ sung thường xuyên đó là: Mọi NVYT, NB và người nhà NB phải tuân thủ qui định và qui trình phòng ngừa và kiểm soát NKVM trước trong và sau phẫu thuật.

Sử dụng KSDP phù hợp với các nguyên nhân gây bệnh, đúng liều lượng, thời điểm và đường dùng Thường xuyên và định kỳ giám sát phát hiện NKVM ở NB phẫu thuật, giám sát tuân thủ thực hành phòng ngừa và kiểm soát NKVM ở NVYT và thông tin kịp thời các kết quả giám sát cho các đối tượng liên quan.

Chuẩn bị NB trước phẫu thuật: Phải được kiểm tra và điều chỉnh đường máu, Protid máu; Phải bỏ thuốc lá; Xác định và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trước mổ; Nằm viện trước mổ càng ngắn càng tốt; Tắm; Vệ sinh, bỏ lông - tóc vùng mổ; Sát khuẩn vùng mổ cần theo đúng nguyên tắc; Che, bọc vùng mổ.

Dùng kháng sinh dự phòng: Lựa chọn loại kháng sinh thích hợp; Thời điểm thích hợp đưa kháng sinh vào cơ thể; Hạn chế thời gian sử dụng kháng sinh sau mổ và áp dụng liệu pháp KSDP

-Nhóm các biện pháp phòng ngừa trong PT: Nhân viên phòng mổ và kíp PT; Môi trường phòng mổ và tổ chức trong khu PT.

- Nhóm các biện pháp phòng ngừa sau phẫu thuật: Chăm sóc VM sau phẫu thuật

-Giám sát nhiễm khuẩn VM theo CDC.

Tác giả Đỗ Thị Hương Thu và cộng sự cho thấy 21% ĐD chưa tuân thủ đúng các qui trình thay băng, nghiên cứu của Ngô Thị Huyền chỉ có 38,9% ĐD thực hành đúng qui trình thay băng và 52,5% ĐD có kiến thức đúng về thay băng “Đánh giá thực trạng thực hành thay băng vết thương sau phẫu thuật của ĐD khoa Ngoại Tổng Hợp BV Nguyễn Tri Phương” nhằm đánh giá sự tuân thủ qui trình thay băng vết mổ của ĐD khoa ngoại trong BV để kịp thời cải tiến qui trình theo trào lưu phát triển của các thủ thuật và phẫu thuật mới góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho BN

Theo Nguyễn Thị Hoan 100% số lần quan sát có đủ dung dịch sát khuẩn vết thương theo quy định và 95% có đủ phương tiện thu gom chất thải theo quy định và đây cũng là con số của chuẩn bị dung dịch sát khuẩn tay nhanh, bông gạc, găng tay vô khuẩn 64% lượt thay băng không có cốc mới đựng dung dịch sát khuẩn vết thương (dùng lại) Điều này do cơ số hộp dụng cụ vô khuẩn của hai khoa chưa đủ, đồng thời cũng thể hiện sự dự trù đề suất của điều dưỡng trưởng chưa tốt 35% lượt thực hành thay băng ĐDV-NHS không chuẩn bị lót nilon hoặc khay hạt đậu Có tới 25% kỹ thuật thực hành thay băng ĐDV- NHS chuẩn bị sai (không ghi ngày pha hóa chất ) hoặc không chuẩn bị xô/chậu đựng hóa chất xử lý dụng cụ 4% chuẩn bị chưa đúng hộp dụng cụ thay băng, 5% số lần TB người thực hiện không chuẩn bị găng tay vô khuẩn khi TB, trong khi bệnh viện trang bị đủ găng phục vụ cho công việc làm thủ thuật, 5% số lần quan sát, không mang theo xe để dụng cụ khi thay băng trong khi cả hai khoa đều được trang bị xe thay băng , một lần nữa chứng tỏ công tác chuẩn bị của một số cán bộ khi thay băng chưa tốt Có 5% số lần quan sát thực hiện chuẩn bị bông gạc vô khuẩn chưa đúng (quá hạn sử dụng).

Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn VM ở một số Bệnh viện tuyến Trung ương: Các bệnh viện này đều ban hành nhiều qui chế phòng ngừa NKVM và có Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động hiệu quả Các biện pháp phòng ngừa NKVM chủ yếu tập trung vào: Tắm khử khuẩn NB; Loại bỏ lông; Sử dụng KSDP; Vệ sinh tay Ngoài ra, kết hợp với các biện pháp hành chính khác như: Thiết lập hệ thống giám sát; Phản hồi và đánh giá NKVM.

Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn VM ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Tổ chức kiểm soát NKVM và NKBV (Giám sát nhiễm khuẩn VM; Giám sát thực hành và nguồn lực kiểm soát nhiễm khuẩn; Vệ sinh tay; Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ sung trong BV; Khử tiệt khuẩn dụng cụ, đồ vải) Chuẩn bị NB phẫu thuật (Điều chỉnh tình trạng bệnh lý; Chuẩn bị da – loại bỏ lông; Kháng sinh dự phòng) Yêu cầu thông khí và môi trường phòng mổ; Làm sạch và khử khuẩn bề mặt môi trường; Tiệt khuẩn dụng cụ và đồ vải phẫu thuật; Vệ sinh tay; Kỹ thuật vô khuẩn và phẫu thuật Chăm sóc VM sau phẫu thuật: Chăm sóc VM sau phẫu thuật; Giám sát nhiễm khuẩn VM.

1.2.2 Quy trình thay băng VM thường quy:

-Tất cả các vết thương, vết mổ thay băng theo chỉ định của bác sỹ

-Kích thước vết mổ, tổn thương da

-Nhiễm khuẩn vết mổ a Chuẩn bị điều dưỡng

- Trang phục theo đúng quy định b Chuẩn bị NBvà gia đình bệnh nhân

-Giải thích cho gia đình bệnh nhân c Chuẩn bị dụng cụ

-Hộp dụng cụ thay băng.

-Kéo, băng dính, băng cuộn, nilon.

-Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

-Chậu ngâm dụng cụ có chứa dung dịch khử khuẩn.

-Xô đựng rác thải theo quy định.

-Để người bệnh ở tư thế thích hợp

-Trải nilon ở dưới vùng thay băng

- Rửa vết mổ/vết thương từ trong ra ngoài bằng dung dịch oxy già 3%

-Rửa vết mổ/vết thương từ trong ra ngoài bằng dung dịch NaCl 0,9% lần 2

-Sát khuẩn từ trong ra ngoài bằng dung dịch betadin 10%

-Băng vết thương bằng gạc bông

-Giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái

-Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi chép hồ sơ bệnh án, thấy bất thường cần báo ngay cho bác sỹ.

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Đặc điểm Bệnh viện Đa khoa Phụ Dực tỉnh Thái Bình

Địa chỉ: Thị trấn An Bài Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình

Quá trình thành lập và phát triển: Bệnh viện Đa khoa Phụ Dực được thành lập cho đến nay theo Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, phòng y tế thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, bệnh viện đã không ngừng đổi mới cả về mặt kĩ thuật và trang thiết bị, ngoài phục vụ nhân dân trong huyện, bệnh viện còn đón nhận rất nhiều bệnh nhân từ các huyện, tỉnh lân cận, vì là huyện xa trung tâm tỉnh nên việc chuyển bệnh nhân hoặc xin sự hỗ trợ của tuyến trên trong những trường hợp cấp cứu gặp nhiều khó khăn.

Bệnh viện Đa khoa Phụ Dực là Bệnh viện hạng III, quy mô 200 giường bệnh kế hoạch; 300 giường bệnh thực kê Bệnh viện đa khoa Phụ Dực được trang bị máy Xquang số hóa, máy chụp CT scanner, hệ thống xét nghiệm huyết học, hóa sinh tự động, siêu âm màu 4D, máy nội soi dạ dày, nội soi cổ tử cung, nội soi tai mũi họng, ghế răng, máy đo điện não, điện tim, máy thở, monitor theo dõi bệnh nhân, các thiết bị phục hồi chức năng.

Cơ cấu tổ chức: gồm 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và 14 khoa phòng khám chuyên môn, các phòng ban khác.

Số biên chế được giao (tổng số 146; công chức 1; viên chức 145)

Trong đó: có 01 BSCKII, 07 BSCKI, 02 DSCKI, ĐD Đại học 12/53, nữ hộ sinh ĐH 2/9

Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của các dự án nên điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Bệnh viện và 2 phòng khám đa khoa khu vực đều được đầu tư đảm bảo đáp ứng điều kiện hoạt động chuyên môn của đơn vị.

Khoa ngoại là một trong những khoa lớn của Bệnh viện Phụ Dực, có chức năng khám, điều trị và giải quyết các chế độ quyền lợi cho người bệnh, tuyên truyền phòng chống một số bệnh cho nhân dân trên địa bàn của huyện, là tuyến trên trực tiếp của Y tế cơ sở Cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại gồm 10 buồng bệnh có hệ thống vệ sinh khép kín và 01 nhà mổ với 02 phòng mổ được trang bị các trang thiết bị máy móc hiện đại.

-Biên chế của khoa gồm: 11 cán bộ và nhân viên:

Khoa ngoại có chức năng nhiệm vụ quản lý khoa phòng điều trị, quản lý nhà mổ và chuẩn bị đầy đủ để sẵn sàng cho phẫu thuật cấp cứu Ngoại, cấp cứuSản và chấn thương, Bác sỹ Trưởng phòng KH - NV chịu trách nhiệm gây mê và quản lý phòng nội soi tiêu hoá và trực tiếp làm kỹ thuật nội soi.

Thực trạng thay băng vết mổ cho người bệnh tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đa Khoa Phụ Dực tỉnh Thái Bình năm 2023

2.2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu a Đối tượng nghiên cứu

- Chủ thể nghiên cứu: Quy trình thay băng vết mổ cho người bệnh sau phẫu thuật.

- Khách thể nghiên cứu: là điều dưỡng công tác tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đa Khoa Phụ Dực tỉnh Thái Bình. b Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 09 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023.

-Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa Khoa Phụ Dực tỉnh Thái Bình năm 2023.

2.2.2 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Phân bố người điều dưỡng theo tuổi

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ

Nhận xét: Kết quả cho thấy, đối tượng nghiên cứu trên 30 tuổi chiếm phần đa số

88,9%, dưới 30 tuổi chỉ có 11,1%. c Giới

Bảng 2: Phân bố Điều dưỡng theo giới

Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Kết quả cho thấy, chủ yếu người bệnh thay băng là nữ giới chiếm 88,9%, còn nam giới chỉ có 11.1%.

Bảng 3 Phân bố về trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ (%) Đại học 2 22,2%

Nhận xét: Kết quả cho thấy, trình độ của điều dưỡng đại học là 22,2%, trình độ của điều dưỡng cao đẳng là 77,8%.

Bảng 4 Phân bố về thâm niên công tác

Thâm niên công tác Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Kết quả cho thấy, một số ít điều dưỡng viên có thâm niên công tác dưới 5 năm Có 22,2% nhân viên có thâm niên từ 6 đến 10 năm, nhân viên có thâm niên trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,6%.

Thực trạng thay băng vết mổ cho người bệnh tại khoa Ngoại Tổng hợp

khảo sát 50 lượt thay băng VM cho người bệnh sau phẫu thuật tại khoa Ngoại Tổng hợp BV Đa khoa Phụ Dực quỳnh Phụ Thái Bình chúng tôi thu được kết quả:

Bảng 5 thực trạng thay băng vết mổ

Chuẩn bị của người điều dưỡng: rửa tay Chuẩn bị bệnh nhân, đặt NB ở tư thế thích hợp

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐD sát khuẩn tay, đi găng, trải nilon dưới vị trí thay băng, tháo bỏ băng cũ. Đánh giá tình trạng vết mổ/ vết thương, tháo găng, chọn dung dịch rửa thích hợp.

Có Không n Tỷ lệ n Tỷ lệ

Mở hộp dụng cụ, đổ dung dịch rửa ra bát

3 inox Đi găng vô khuẩn.

Rửa vết mổ/vết thương từ trong ra ngoài

4 bằng NaCL 0.9% Thấm khô vết mổ/ vết thương.

Sát khuẩn từ trong ra ngoài bằng dung dịch

5 Betadin10% Băng vết mổ/ vết thương bằng gạc không bông, tháo găng.

Sát khuẩn tay, giúp NB trở lại tư thế thoải

6 mái Dặn NB và người nhà những điều cần thiết

Thu dọn dụng cụ, sát khuẩn tay, ghi hồ sơ

Có Không n Tỷ lệ n Tỷ lệ

Nhận xét: Kết quả cho thấy, chỉ có 8 lần (chiếm 16%) ĐD rửa tay trước khi thay băng; đặt NB ở tư thế thích hợp trước khi thay băng đạt 78%; 100% các nội dung chuẩn bị dụng cụ, đánh giá tình trạng vết mổ/ vết thương, tháo găng, chọn dung dịch rửa thích hợp, mở hộp dụng cụ, đổ dung dịch rửa ra bát inox, đi găng vô khuẩn, sát khuẩn từ trong ra ngoài bằng dung dịch Betadin10% Băng vết mổ/ vết thương bằng gạc không bông, tháo găng; 82% ĐD sát khuẩn tay, đi găng, trải nilon dưới vị trí thay băng, tháo bỏ băng cũ; 96% rửa vết mổ/vết thương từ trong ra ngoài bằng NaCL 0.9% Thấm khô vết mổ/ vết thương; 94% dát khuẩn tay, giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái Dặn người bệnh và người nhà những điều cần thiết; tuy nhiên chỉ có76% Thu dọn dụng cụ, sát khuẩn tay, ghi hồ sơ bệnh án.

BÀN LUẬN

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được qua khảo sát các độ tuổi thì độ tuổi ≤30 tuổi và trên 30 tuổi tương ứng là 22,2% và 77,8% Độ tuổi trung bình 39,5; tuổi nhỏ nhất là 28 và lớn nhất là 54 tuổi.

Giới nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn là 88,9%; giới nam là 11,1%

Trình độ đại học của đối tượng nghiên cứu đạt 22,2%; trình độ cao đẳng là 77,8%.

Tỷ lệ điều dưỡng làm việc dưới 2 năm chiếm tỷ lệ 11,1%, điều dưỡng làm việc từ 2-5 năm chiếm tỷ lệ 11,1%, điều dưỡng làm việc từ 2- 5 năm chiếm tỷ lệ22,2%, tỷ lệ điều dưỡng có thâm niên công tác trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất55,6%.

Thực trạng thay băng vết mổ cho người bệnh tại khoa Ngoại Tổng hợp

3.2.1 Chuẩn bị của người điều dưỡng

Người ĐD cần rửa tay trước khi thay băng vết mổ tránh nhiễm khuẩn chéo, việc này đã được quy định trong quy trình chăm sóc thay băng thường quy Tuy nhiên, trên thực tế việc này không khả thi vì hầu hết NB được thay băng tại giường do vậy việc rửa tay sẽ làm rất nhiều thời gian.

Thực trạng số ĐDV thực hiện chưa đúng cách và không đủ thời gian(chiếm 84%) Đa số ĐDV chỉ rửa tay khi bắt đầu làm thủ thuật và rửa tay lại khi thay băng xong cho tất cả người bệnh.

Rửa tay thường quy trước khi thay băng

-Người bệnh trước khi thay băng được người ĐD làm tốt công tác tư tưởng, động viên Tư thế người bệnh được nằm thoải mái tiện cho việc thay băng, bộc lộ vùng cần thay băng.

-Qua quan sát chúng tôi thấy:

+ĐDV có giao tiếp và giải thích rõ ràng cho người bệnh trước khi thay băng chiếm 78%, còn 22% ĐDV chưa giao tiếp trước khi thay băng hoặc giao tiếp chưa hợp lý Điều này một phần cũng do cản trở của việc đeo khẩu trang trong khi làm thủ thuật và khối lượng công việc của ĐDV quá lớn.

+ Tuy nhiên đây cũng là vấn đề cần khắc phục ngay Điều dưỡng trưởng khoa Ngoại tổng hợp cần phối hợp với phòng Điều dưỡng tăng cường công tác tập huấn kỹ năng giao tiếp cho tất cả các ĐDV trong khoa.

Chuẩn bị tư thế bệnh nhân

3.2.3 Chuẩn bị dụng cụ: Trước khi chuẩn bị dụng cụ người điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang

Sử dụng khẩu trang: Khi thực hiện quy trình thay băng ĐDV bắt buộc phải mang khẩu trang khi tiến hành làm thủ thuật, ĐDV thực hiện tốt đạt 100% Tuy nhiên, trên thực tế việc đeo khẩu trang cả ngày và bảo quản khẩu trang không tốt có thể là nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm bệnh cho chính bản thân ĐDV.

Sử dụng găng tay: Việc sử dụng găng tay khi thay băng là quy định bắt buộc đối với ĐDV khi thực hiện thay băng VMNK cho NB (100% ĐDV có đeo găng tay khi thay băng VM Tuy nhiên không tuân thủ việc thay găng tay sau khi thay băng cho từng NB mà chỉ sử dụng một đôi găng tay cho tất cả các NB hoặc sau 2, 3 NB mới thay găng tay như vậy sẽ làm tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn chéo cho bệnh nhân) vậy nên mỗi bệnh nhân thay băng cần có từ 1-2 đôi trong lúc làm thủ thuật thay băng.

Dụng cụ cho việc thay băng được khoa phòng chú trọng chỉ đạo nhắc nhở; tuy nhiên vẫn còn trường hợp thiếu một vài dụng cụ trong quá trình thay băng dẫn đến việc phải nhờ người lấy hoặc ĐDV phải trực tiếp quay lại phòng thủ thuật lấy dụng cụ.

Người ĐD chuẩn bị dụng cụ thay băng

3.2.4 Tiến hành thay băng vết mổ người ĐD cần:

-Sát khuẩn tay, đi găng, trải nilon dưới vị trí thay băng, tháo bỏ băng cũ.

- Lót giấy báo hoặc mảnh nylon nhỏ phía dưới VM giữ cho giường không bị bẩn.

-Chỉ những trường hợp có vế thương, vết mổ lớn thì ĐDV mới thực hiện lót tấm nylon nhỏ phía dưới vết mổ Nhưng một số vết mổ nhỏ vẫn làm rơi vãi dung dịch sát khuẩn ra giường dẫn đến bẩn giường nằm của người bệnh nên có

-Tháo bỏ băng bẩn bằng găng sạch hoặc bằng kẹp bỏ băng bẩn vào túi giấy, hoặc khay hạt đậu (nếu dịch VM thấm dính vào băng cần thấm dung dịch Nacl 0,9% lên băng để tháo dễ dàng, tránh đau đớn cho người bệnh).

- Việc ĐD thực hiện đánh giá VM trước khi tiến hành thay băng là rất cần thiết Thực tế các ĐDV trước khi thực hiện thủ thuật đã thực hiện nhận định vết mổ đạt 100%.

Thực trạng chúng tôi quan sát thấy:

-Có 22 % người bệnh không được được đặt ở tư thế thích hợp thuận tiện cho việc thay băng.

- Có 18% không mang găng tay sạch, bộc lộ vết thương, tháo bỏ băng gạc bẩn Trong đó có một số trường hợp quên sát khuẩn tay nhanh.

-100% ĐDV có quan sát và đánh giá tình trạng VM.

+78% thực hiện đúng, đầy đủ rửa vết mổ/vết thương từ trong ra ngoài bằng Natriclorid 0.9% Thấm khô vết mổ/ vết thương.

+ 100% thực hiện sát khuẩn từ trong ra ngoài bằng dung dịch

Betadin10% Băng vết mổ/ vết thương bằng gạc không bông, tháo găng. Đây là bước quan trọng nhất và được ĐDV thực hiện cẩn thận, chính xác cho người bệnh.

Người ĐD thay băng cho NB

Thu dọn dụng cụ Sau khi tiến hành xong thủ thuật tất cả ĐDV đã tiến hành thu dọn dụng cụ tuy nhiên còn 24% không sát khuẩn tay nhanh và 100% thực hiện ghi hồ sơ tại phòng hành chính.

Người ĐD ghi hồ sơ bệnh án sau khi thay băng

Các ưu, nhược điểm

Tất cả ĐDV trong khoa đều có tinh thần học hỏi và cố gắng trong quá trình làm việc Thường xuyên được tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng nhu tinh thần phục vụ người bệnh. Đã áp dụng được quy trình thay băng VM trong quá trình thực hành chăm sóc cho người bệnh, thực hiện việc chăm sóc vết mổ.

Thực hiện 3 năm tổ chức một lần thi tay nghề để đánh giá năng lực và cùng giao lưu, học tập, nâng cao trình độ.

Dụng cụ thay băng, gói thay băng 1 lần đã được đáp ứng đầy đủ theo quy trình kỹ thuật thay băng của BYT.

Trong các bước chuẩn bị của quy trình, rửa tay thường quy là một bước rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ nhưng ĐDV khoa ngoại tổng hợp chưa được thực hiện đầy đủ 100% về ý thức vệ sinh tay trước khi làm thủ thuật.

Sau khi thay băng vết mổ xong cần ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án để theo dõi tình trạng vết mổ của người bệnh, 100% ĐD đã ghi hồ sơ, tuy nhiên một số hồ sơ còn chưa được ghi đầy đủ vào phiếu chăm sóc sau khi thay băng.

Một số ít NB chưa hài lòng vì khi thay băng ĐDV chưa hướng dẫn, giải thích cụ thể về thủ thuật.

Công tác giao tiếp, giáo dục sức khỏe cho người bệnh chưa được thực hiện tốt và đầy đủ.

3.3.3 Nguyên nhân của việc đã làm được và chưa làm được a Nguyên nhân của việc đã làm được: Được sự quan tâm của Lãnh đạo Bệnh viện, các phòng ban chức năng đặc biệt là phòng Điều dưỡng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để công tác chăm sóc người bệnh nói chung và chăm sóc người bệnh có NKVM nói riêng được thực hiện đầy đủ.

Cán bộ ĐD của khoa Ngoại tổng hợp nói riêng và cán bộ ĐD của bệnh viện nói chung luôn có ý thức tinh thần học hỏi cao, luôn đoàn kết và rất cố gắng trong công việc. b Nguyên nhân của việc chưa làm được

- Người bệnh vào viện đông, rất nhiều người bệnh còn đến muộn, Cán bộ Điều dưỡng còn thiếu so với tỷ lệ bác sỹ/Điều dưỡng và người bệnh.

-Do số lượng Điều dưỡng chưa được đáp ứng đầy đủ mặt khác lại bao chùm nhiều công việc như làm hành chính về thuốc, thanh toán, báo cáo nên thời gian thực tế giành cho chăm sóc trực tiếp người bệnh cũng bị hạn chế hơn.

Kỹ năng giao tiếp, tư vấn, giáo dục sức khỏe của ĐD với người bệnh còn chưa được phát huy hiệu quả, còn nhiều hạn chế.

-Sự hiểu biết của người bệnh về NKVM còn chưa đầy đủ.

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w