CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
Theo định nghĩa của WHO: Tiêu chảy cấp là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày (≥ 3 lần trong 24 giờ) phân lỏng, nhiều nước hoặc phân sống [7] Tiêu chảy cấp là bệnh tiêu chảy khởi đầu cấp tính, kéo dài không quá 14 ngày.
Khái niệm về đợt tiêu chảy: Là giai đoạn bắt đầu từ khi tiêu chảy trên 3 lần trong 24 giờ cho đến ngày cuối cùng trẻ còn tiêu chảy trên 3 lần, kế tiếp ít nhất là 2 ngày trẻ đi ngoài phân trở lại bình thường Nếu sau 2 ngày trẻ tiếp tục đi tiêu chảy lại trên 3 lần/ngày, thì phải đánh giá lại tình trạng mất nước và ghi nhận là đợt tiêu chảy mới.
Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp (TCC) thường gây bệnh bằng đường phân - miệng Phân trẻ bị bệnh làm nhiễm bẩn thức ăn hay nước uống Trẻ bị TCC khi ăn phải thức ăn, nước uống này hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây [7].
Rotavirus: Thường là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ dưới 24 tháng tuổi Các virus khác có khả năng gây tiêu chảy:
Coli đường ruột Escherichia Coli (E.Coli) có 5 týp gây bệnh.
Coli sinh độc tố ruột Esterotoxigenic E.Coli (E.T.E.C).
Coli bám dính Enteroadherent E Coli (E.A.E.C).
Coli gây bệnh Entero pathogenic E Coli (E.P.E.C).
Coli xâm nhập Enteroinvasive E Coli (E.I.E.C).
Coli gây chảy máu ruột Enterohorrhagic E Coli (E.H.E.C)
Trong 5 loại trên, Coli sinh độc tố ruột (ETEC) là tác nhân quan trọng gây tiêu chảy cấp, phân toé nước ở người lớn và trẻ em ở các nước đang phát triển ETEC không xâm nhập vào niêm mạc ruột mà gây tiêu chảy bằng các độc tố không chịu nhiệt là LT (heat labile toxin) và độc tố chịu nhiệt ST (heat stable toxin) với cơ chế gần giống tả [3].
Trực khuẩn lỵ (Shigella): Gây hội chứng lỵ phân máu.
Campylobacter jejuni: Gây bệnh ở trẻ nhỏ, tiêu chảy phân nước hoặc phân máu.
Vi khuẩn tả Vibrio cholerae: Gây tiêu chảy xuất huyết bằng độc tố tả, mất nước và mất điện giải nặng ở cả trẻ và người lớn.
Entamoeba histolytica: Entamoeba hystolytica xâm nhập vào liên bào đại tràng hay hồi tràng, gây nên các ổ áp xe nhỏ, rồi loét, làm tăng tiết chất nhày lẫn máu.
Giardia lamblia: Là đơn bào bám dính lên liên bào ruột non, làm teo các nhung mao ruột, dẫn đến giảm hấp thu, gây ra ỉa chảy.
Cryptosporidium: Cryptosporidium thường gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ, ở những bệnh nhi suy giảm miễn dịch và cũng gây bệnh ở nhiều loại gia súc Chúng bám dính lên liên bào ruột non, làm teo nhung mao ruột, gây tiêu chảy nặng và kéo dài.
Gây bệnh tiêu chảy hay gặp là do nấm Cadida albicans, loại nấm thường sống ký sinh trong ống tiêu hoá, không gây bệnh tự nhiên mà khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây tiêu chảy (ví dụ: Dùng thuốc kháng sinh kéo dài ).
Không rõ nguyên nhân: Có khoảng 20% trong tổng số các nguyên nhân gây tiêu chảy
Cơ địa: Trẻ đẻ non, đẻ yếu.
Tiêu chảy do virus thường xảy ra vào mùa đông.
Tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra vào mùa hè.
Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy [14]:
Trẻ không được bú mẹ, ăn nhân tạo không đúng phương pháp. Cho trẻ bú bình, vì bình và vú cao su rất khó rửa sạch. Ăn sam sớm, thức ăn để lâu.
Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Chế độ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống kém.
Các nhiễm khuẩn ngoài ruột cũng có thể gây ỉa chảy:
Viêm tai giữa, viêm tai xương chũm.
Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tình trạng lạm dụng kháng sinh:
Tình trạng lạm dụng kháng sinh ở trẻ, nhất là các loại kháng sinh dùng bằng đường uống sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi cho cơ thể, gây nên ỉa chảy do loạn khuẩn tránh khỏi tử vong.
Mất kali và bicarbonat là do chúng bị đào thải theo phân, từ đó dẫn đến giảm kali máu và toan hoá máu Khi kali máu giảm sẽ dẫn đến giảm trương lưc cơ: Nhẹ là liệt ruột cơ năng gây chướng bụng, nặng hơn sẽ gây nhược cơ toàn thân, loạn nhịp tim và có thể tử vong.
Do vậy, cách đề phòng tử vong tốt nhất đối với trẻ bị tiêu chảy là không để trẻ mất nước nặng bằng cách bồi phụ nước và điện giải cho trẻ ngay từ khi bắt đầu ỉa chảy.
1.1.3 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
Tiêu chảy: Tiêu chảy thường xảy ra đột ngột bởi dấu hiệu ỉa nhiều lần phân nhiều nước, có thể có lẫn nhầy, máu và có mùi chua, tanh, nồng hoặc thối khẳn Có trường hợp phân tự chảy ra do bị liệt cơ co thắt hậu môn [7].
Nôn: Nôn thường xuất hiện sớm trước khi có triệu chứng ỉa lỏng từ vài giờ đến vài chục giờ Nôn có thể xảy ra liên tục hoặc chỉ nôn một vài lần trong ngày làm trẻ mất nước, mất H+ và Cl Trong trường hợp này, nguyên nhân gây bệnh thường do Rotavirus hoặc tụ cầu.
Biếng ăn: Biếng ăn thường xuất hiện sớm ngay sau khi trẻ bị tiêu chảy. Trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường, chỉ thích uống nước.
Mắt: Nhìn có trũng không? Hỏi người mẹ có khác khi bình thường? Nước mắt: Khi trẻ khóc có nước mắt không?
Miệng và lưỡi khô hay ướt: Phải nhìn bên trong niêm mạc miệng, má để đánh giá. Độ chun giãn của da: Dùng ngón tay cái và trỏ véo da thành nếp ở vùng bụng hoặc mặt trước trong đùi, nếu véo da mất chậm hoặc rất chậm
> 2 giây là biểu hiện mất nước hoặc mất nước nặng (chú ý khi trẻ bụ bẫm, trẻ phù hoặc suy dinh dưỡng thể teo đét), phải kết hợp với đánh giá các triệu chứng khác để đánh giá mất nước).
Chân tay: Da ở phần thấp của chân, tay bình thường ấm và khô, móng tay có màu hồng Khi mất nước nặng, có dấu hiệu sốc thì da lạnh và ẩm, nổi vân tím.
Mạch: Khi mất nước, mạch quay và mạch bẹn nhanh hơn, nếu nặng có thể nhỏ và khó bắt.
Thở: Tần số tăng khi trẻ bị mất nước nặng do toan chuyển hoá. Sụt cân:
Giảm dưới 5%: Chưa có dấu hiệu mất nước trên lâm sàng.
Mất 5 -10 %: Có biểu hiện mất nước vừa và nhẹ.
Mất nước trên 10%: Có biểu hiện mất nước nặng.
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới
Tiêu chảy là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên thế giới Việc giảm tỷ lệ mắc và tử vong do tiêu chảy ở trẻ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới Năm 1978, WHO đã thành lập chương trình phòng chống và quản lý bệnh tiêu chảy góp phần làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh gây ra; trong đó, kiến thức của các bà mẹ có vai trò rất quan trọng Nghiên cứu về kiến thức - thái độ - thực hành của bà mẹ về tiêu chảy và bổ sung nước cho trẻ của Famara Sillah tại Gambia 68% bà mẹ biết chính xác định nghĩa tiêu chảy; trong đó, chỉ có 5,3% biết tiêu chảy dẫn đến mất nước [17] Nghiên cứu của Manijieh Khalili về tiêu chảy trẻ nhỏ và chế độ ăn cho thấy 64,3% bà mẹ có kiến thức tốt liên quan đến tiêu chảy; 3,7% có chế độ ăn đúng, chỉ có 2,3% thực hành tốt [19].
Nghiên cứu về kiến thức - thái độ - thực hành về bù nước đường uống cho trẻ tiêu chảy của Famara Sillah cho thấy các bà mẹ có học vấn thì có kiến thức về bệnh tiêu chảy cao hơn đáng kể, việc sử dụng dung dịch bù nước đường uống trong thực tế còn thấp 4%; Nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa tuổi mẹ, tình trạng kinh tế, xã hội với thực hành chăm sóc trẻ tiêu chảy [17].
Nghiên cứu của Kudlova năm 2010 cho thấy tỷ lệ rất thấp các bà mẹ có kiến thức về ORS và sử dụng ORS trong giai đoạn cuối cùng của bệnh Điều này có mối liên hệ rõ ràng với trình độ học vấn của các bà mẹ trong nghiên cứu [18].
1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Một nghiên cứu tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, tác giả Nguyễn Minh Sơn và cộng sự cho thấy 121 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp, thì tỷ lệ trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn trẻ nữ tương ứng là 69,4% và 30,6% Độ tuổi nhập viện do tiêu chảy cấp thường gặp là 6-12 tháng tuổi chiếm 63,6% [11].
Khi trẻ bị ốm thì việc nhận thức và chăm sóc đúng cách của các bà mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị và khỏi bệnh của trẻ Nghiên cứu của Mai Thị Thanh Xuân và cộng sự trên các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy tại bệnh viện Đa khoa Đăk Lăk cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ và hành vi đúng về bệnh tiêu chảy lần lượt là 34,4%; 96,3% và 35,4% [15].
Nghiên cứu của Trịnh Ngọc Hân về kiến thức, thực hành của bà mẹ trong phòng chống tiêu chảy cho trẻ dưới 5 tuổi ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy là khá cao, dao động trung bình từ 21,6%; 15,8%, và 22,2% [5].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Mai năm 2006 “Đánh giá kiến thức và thực hành một số bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương” Trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức về pha ORS tương đối cao (93%) nhưng tỷ lệ các bà mẹ thực hành pha ORS đúng cách lại thấp hơn đáng kể (54,5%) [9].
Một nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Chi năm 2013 về mô tả kiến thức về bệnh TCC của 53 bà mẹ có con từ 6 tháng đến 5 tuổi đang điều trị TCC tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho thấy: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về định nghĩa bệnh TCC chỉ chiếm 18,9% [2].
Nghiên cứu của Tống Văn Hạnh năm 2014 về khảo sát kiến thức và đánh giá hiệu quả can thiệp một số kỹ năng thực hành cho 86 bà mẹ có con bị TCC Kết quả nghiên cứu cho thấy: 8,1% các bà mẹ biết TCC là gì, 18,6% các bà mẹ hiểu đúng hậu quả của bệnh TCC [4].
Nghiên cứu của Lê Thanh Nguyên cho rằng: Các bà mẹ nhận biết dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn bình thường là 83,3%, dấu hiệu thay đổi tính chất phân lỏng toàn nước 72%, dấu hiệu phân nhầy máu 16,4%, số bà mẹ biết đúng định nghĩa tiêu chảy 10% và cung cấp bữa ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy 72,2% [10].
Nghiên cứu của Nguyễn Viết Sơn về thực trạng dinh dưỡng của trẻ và kiến thức, thực hành về bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc cho thấy có 65,9% các bà mẹ biết về biểu hiện đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, 34,9% các bà mẹ biết về biểu hiện đi ngoài phân lẫn nước, có 78,6% các bà mẹ biết về cách cho trẻ uống dung dịch ORS; 66,8% các bà mẹthực hành cho uống ORS tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy cấp; Có71,4% các bà mẹ thực hành cho uống kháng sinh tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy cấp; 53,1% các bà mẹ cho trẻ ăn kiêng khi trẻ bị tiêu chảy [12].
Nghiên cứu của Đinh Thị Kim Anh về thực trạng dinh dưỡng trẻ dưới 25 tháng tuổi tiêu chảy cấp và kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ tại bệnh viện Nhi Thái Bình cho thấy có 40,1% bà mẹ cho con ăn uống bình thường; 22,1% cho ăn nhiều hơn bình thường; 35,8% cho ăn ít hơn bình thường và 2,0% kiêng không cho ăn 67,2% số bà mẹ được hỏi biết được tác dụng đúng của gói ORS đó là phòng chống mất nước; vẫn còn 2,7% các bà mẹ không biết tác dụng của ORS [1].
MÔ TẢ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Thông tin chung về Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ
Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ là Bệnh viện đa khoa tuyến huyện hạng II Năm 2022 có tổng lượt khám bệnh là 5821 lượt khám bệnh Tại khoa Nhi, Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ có khoảng 2393 trẻ vào điều trị nội trú Theo thống kê hàng năm tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy nhập viện đứng sau viêm đường hô hấp và thường tăng vào các tháng mùa hè nóng ẩm và mùa đông Theo thống kê của khoa Nhi trung bình trẻ bị tiêu chảy 3 lần/năm trong đó nhóm trẻ tại vùng nông thôn có tỷ lệ mắc cao 5-6 lần/ năm do ý thức vệ sinh kém, trẻ không được chăm sóc cẩn thận. Để phòng tránh mắc bệnh và giảm tỷ lệ tử vong do tiêu chảy ngoài vấn
Thực trạng kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy cấp tại Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ, Hải Dương
* Tiêu chuẩn chọn bà mẹ
- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ, Hải Dương đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bà mẹ có con trên 5 tuổi
- Bà mẹ có con bị bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn, tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy mạn tính
2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu :
Từ 03/07 đến 29/09/2023 tại Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Chọn mẫu theo phương pháp tiện ích Chúng tôi chọn được 40 bà mẹ tham gia nghiên cứu.
2.2.4 Bộ công cụ thu thập số liệu
Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền năm 2018 theo tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em của Bộ y tế [6] và xin ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nhi khoa
Phiếu khảo sát gồm 2 phần:
+Phần 1: Thông tin chung của đối tượng được phỏng vấn gồm 8 câu hỏi.
+ Phần 2: Kiến thức của bà mẹ có con mắc tiêu chảy cấp gồm có 13 câu hỏi.
2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu trong chuyên đề được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn
Tiến hành tập huấn cho nhóm tham gia khảo sát sử dụng bộ công cụ để thu thập số liệu một cách thuần thục, phát phiếu điều tra thử trên
10 người bệnh để đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ.
-Một ngày sẽ phát bộ câu hỏi cho từ 2 đến 3 đối tượng khảo sát trong một buổi khảo sát Thời gian thu thập số liệu từ 30-45 phút đối với một bà mẹ.
- Sau khi hoàn thành bộ câu hỏi, nhóm khảo sát kiểm tra lại các thông tin bà mẹ tự điền trong bộ câu hỏi tránh bỏ sót câu trả lời.
- Dữ liệu sẽ được làm sạch, mã hóa, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để nhập và phân tích Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.1 Đặc điểm tuổi của đối tượng khảo sát (n@)
Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Độ tuổi Từ 18 – 35 tuổi 32 80
Trình độ học THPT 16 40 vấn TC, CĐ, ĐH 19 47.5
Nghề nghiệp Công chức, viên 9 22.5 chức
Nhận xét: Kết quả bảng 2.1 cho thấy tuổi của các bà mẹ là ở nhóm sinh đẻ 18-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao 80% 100% các bà mẹ là dân tộc kinh Các bà mẹ có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,5 Bà mẹ là công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 47,5%
Bảng 2.2 Số lần mắc tiêu chảy của trẻ (n = 40)
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Từ lần thứ 2 trở đi 16 40
Nhận xét: Kết quả bảng 2.2 cho thấy số trẻ mắc tiêu chảy từ lần đầu chiếm tỷ lệ cao nhất 60%, còn lại 40% số trẻ mắc tiêu chảy lần thứ 2 trở lên
Bảng 2.3 Đặc điểm về nguồn nước gia đình sử dụng (n = 40)
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Nhận xét: Kết quả bảng 2.3 cho thấy nguồn nước gia đình sử dụng chủ yếu là nước máy chiểm 87,5%, chỉ có 12,5% các gia đình sử dụng nước giếng khoan
Bảng 2.4 Kiến thức đúng về nguyên nhân mắc tiêu chảy (n = 40)
Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Ăn thức ăn không hợp vệ sinh 40 100
Uống nước chưa đun sôi 36 90
Trẻ bị bệnh kéo dài 24 60
Vệ sinh trẻ không tốt 30 75
Tiêm phòng chưa đầy đủ 22 55
Nhận xét: Kết quả bảng 2.4 cho thấy: 100% bà mẹ trả lời đúng nguyên nhân mắc tiếu chảy là do thức ăn không hợp vệ sinh, 90% biết nguyên nhân là do uống nước chưa đun sôi, 75% biết nguyên nhân do vệ sinh trẻ không tốt, còn lại nguyên nhân trẻ bị bệnh kéo dài và tiêm phòng không đầy đủ là được biết đến ít nhất với tỷ lệ 55%
Bảng 2.5 Cách xử trí đúng khi trẻ mắc tiêu chảy trong 24 giờ đầu (n = 40)
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Sử dụng dung dịch bù nước và điện giải 28 70 Theo dõi trẻ số lần đi ngoài và các dấu hiệu khác 40 100 Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế 25 62,5
Nhận xét: Kết quả bảng 2.5 cho thấy 100% các bà mẹ theo dõi số lần đi ngoài và các dấu hiệu khác khi trẻ mắc tiêu chảy trong 24 giờ đầu, có 70% các bà mẹ biết sử dụng dung dịch bù nước và điện giải và có 62,5% các bà mẹ quyết định đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Bảng 2.6 Kiến thức đúng về Oresol (n = 40)
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Phòng và chống mất nước 38 95
Nhận xét: Kết quả bảng 2.6 cho thấy 100% các bà mẹ có biết đến dung dịch Oresol và có 95% các bà mẹ trả lời đúng tác dụng của Oresol là phòng và chống mất nước dung dịch thay thế đúng
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Pha đúng theo hướng dẫn trên 10 25 bao bì
Dùng nước để pha Oresol
Dung dịch thay thế Oresol
Nhận xét: Bảng 2.7 cho thấy 25% các bà mẹ pha Oresol theo đúng hướng dẫn trên bao bì, 75% các bà mẹ pha hết cả gói Oresol, 100% các bà mẹ sử dụng nước đun sôi để nguội để pha Oresol Tỷ lệ các bà mẹ sử dụng Oresol trong 24 giờ chiếm 92,5% Tỷ lệ trả lời đúng dung dịch thay thế Oresol là cháo muối là 77,5%, nước gạo rang chiếm 22,5%
Bảng 2.8 Chế độ nuôi dưỡng đúng khi trẻ bị tiêu chảy cấp (n = 40)
Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Ăn uống như hàng ngày 13 32,5 Ăn ít hơn hàng ngày 3 7,5 Ăn nhiều hơn hàng ngày 18 45 Ăn kiêng 6 15
Nhận xét: Bảng 2.8 cho thấy có 45% bà mẹ được phỏng vấn nên cho trẻ ăn nhiều hơn thường ngày khi trẻ bị tiêu chảy Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ ăn uống như hàng ngày khi bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao là 32,5%, vẫn còn 7,5% bà mẹ cho ăn ít hơn hàng ngày, 15% bà mẹ cho trẻ ăn kiêng khi trẻ bị tiêu chảy
Bảng 2.9 Dấu hiệu đưa trẻ đến cơ sở y tế (n = 40)
Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Đi ngoài quá nhiều 40 100
Có dấu hiệu li bì 39 97,5
Nhận xét: Bảng 2.9 cho thấy 100% các bà mẹ cho trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu đi ngoài quá nhiều, phân có máu và mắt trũng; 97,5% khi có dấu hiệu lờ đờ; 75% khi trẻ bị nôn; 70% khi trẻ bị sốt và chỉ 37,5% các bà mẹ cho trẻ nhập viện khi có dấu hiệu mất nước.
BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tượng khảo sát
Qua kết quả ở bảng 2.1 độ tuổi của các bà mẹ có con mắc tiêu chảy cấp từ 18 -35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 80 % Kết quả thu được có thể thấy đa số các bà mẹ tham gia khảo sát đều nằm trong độ tuổi sinh đẻ, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận các thông tin liên quan đến phòng bệnh và chăm sóc trẻ bị tiêu chảy kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền tỷ lệ này là 76,6% [6].
Kết quả cho thấy tỷ lệ các bà mẹ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,5%, tiếp theo là trình độ trung học phổ thông chiếm 40%, có 5% bà mẹ chỉ mới tốt nghiệp trung học cơ sở Trình độ học vấn của các bà mẹ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kiến thức chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tỳ lệ này cũng tương đồng với tác giả Lê Thanh Nguyên tỷ lệ này chiếm 50,1% [10]
Nghề nghiệp của các bà mẹ chiếm tỷ lệ cao nhất là công nhân (47,5%), tiếp đó là công chức, viên chức (22,5%), buôn bán (25,%) và nông dân (5%). Điều này là hoàn toàn phù hợp vì phần lớn các bà mẹ đều đang trong độ tuổi lao động; kết quả có khác so với nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền tỷ lệ này là công nhân 36,67%, nông nghiệp 20% viên chức 13,3%; sự khác biệt là do tính chất vùng miền của hai địa điểm nghiên cứu [6]. Đa số trẻ mắc tiêu chảy lần đầu chiếm tỷ lệ 60%, từ lần thứ 2 trở đi chiếm 40% Tuy nhiên, qua phỏng vấn có nhiều bà mẹ có con đã bị tiêu chảy cấp nhưng do không tìm hiểu kỹ về bệnh và cách phòng bệnh dẫn đến tình trạng trẻ bị mắc lại Do vậy, cần nâng cao kiến thức về phòng bệnh cũng như xử trí ban đầu khi trẻ mắc tiêu chảy góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ mắc cũng như tái nhập viện kết quả này khác so với tác giả Nguyễn Diệu Chi Mai, Vũ Đình Thiểm, Nguyễn Thị Thơ [8] khảo sát cho thấy 100% các bà mẹ có biết về ORS, 100% bà mẹ lựa chọn theo dõi số lần đi ngoài của trẻ, còn 64,3% các bà mẹ lựa chọn đưa ngay đến cơ sở y tế Khi trẻ bị tiêu chảy thì nguy cơ mất nước và điện giải rất cao, có thể thấy các bà mẹ đã biết được tầm quan trọng của việc sử dụng các dung dịch chống mất nước cho trẻ tại nhà.
3.1.1 Kiến thức của bà mẹ về cách xử trí khi trẻ mắc tiêu chảy cấp
Kết quả bảng 2.5 cho thấy 100% các bà mẹ đều theo dõi số lần đi ngoài và các dấu hiệu khác khi trẻ mắc tiêu chảy trong 24 giờ đầu, có 70% bà mẹ biết sử dụng dung dịch chống mất nước và có 62,5% các bà mẹ quyết định đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế Kiến thức của bà mẹ về sử dụng Oresol: Hiện nay, Oresol là dung dịch bù nước và điện giải rất phổ biến, được ưu tiên lựa chọn vì hiệu quả và tính tiện dụng của nó, có 95,% bà mẹ biết đúng tác dụng phòng và chống mất nước của Oresol Oresol được bào chế dưới dạng thuốc bột với hàm lượng các thành phần thay đổi tùy thuộc vào lượng nước sử dụng theo hướng dẫn Qua phỏng vấn, có 25% các bà mẹ pha đúng theo hướng dẫn trên bao bì thuốc Nước để pha Oresol là nước sôi để nguội, kết quả 100% các bà mẹ đều có kiến thức này. Thời gian sử dụng Oresol sau khi pha theo khuyến cáo của Bộ Y tế chỉ sử dụng trong vòng 24h, vẫn có 7,5% bà mẹ có kiến thức chưa đúng về vấn đề này Cũng theo khuyến cáo của Bộ Y tế, dung dịch thay thế Oresol có thể là nước cháo muối, nước muối đường, nước dừa non, nước đun sôi để nguội Có 77,5% bà mẹ biết dung dịch thay thế là nước cháo muối; trong khi đó, có 22,9% bà mẹ biết dung dịch thay thế là nước gạo rang Kết quả cho thấy các bà mẹ có kiến thức về sử dụng dung dịch Oresol tuy nhiên vẫn còn chưa đầy đủ, cần hướng dẫn các bà mẹ cách pha đúng liều lượng của dung dịch Oresol cũng như cách pha các loại dung dịch thay thế tại nhà đúng cách để việc xử trí ban đầu trong việc phòng chống mất nước do tiêu chảy thực sự hiệu quả Bên cạnh việc bù nước và điện giải cho trẻ thì chế độ ăn cũng vô cùng quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giúp trẻ mau chóng phục hồi và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng do tiêu chảy gây lên Kết quả khảo sát cho thấy có 32,5% bà mẹ tiếp tục duy trì chế độ ăn uống như thường ngày, thấp hơn nghiên cứu của Tống Văn Hạnh 2014 (43,02%) [4], tương đồng với nghiên cứu của Đinh Thị Kim Anh 2019 (40,1%) [1], 45% bà mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường khi bị tiêu chảy, cao hơn nghiên cứu của Đinh Thị Kim Anh 2019 (22,1%) [1], vẫn còn 7,5% bà mẹ cho trẻ ăn uống ít hơn thường ngày và 15% cho trẻ ăn kiêng khi bị tiêu chảy Điều này cho thấy việc tư vấn giáo dục sức khoẻ về dinh dưỡng trong tiêu chảy cho các bà mẹ là rất cần thiết.
Nhận biết được các dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế là một nội dung quan trọng trong xử trí ban đầu khi trẻ mắc tiêu chảy Kết quả khảo sát cho thấy 100% các bà mẹ cho trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu đi ngoài quá nhiều, phân có máu và mắt trũng 97,5% khi có dấu hiệu lờ đờ, 75% khi trẻ bị nôn, 70% khi trẻ bị sốt và chỉ có 37,5% các bà mẹ cho trẻ nhập viện khi có dấu hiệu khát nước bệnh cũng trực tiếp tư vấn, hướng dẫn gia đình cách chăm sóc, cách dùng thuốc, chế độ ăn, vệ sinh và phòng bệnh cho trẻ Bên cạnh đó khoa còn có một góc truyền thông treo các bài tư vấn, tờ rơi hướng dẫn xử trí, chăm sóc, theo dõi và phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ.
3.1.2 Kiến thức của bà mẹ về chế độ nuôi dưỡng khi trẻ mắc tiêu chảy cấp
Qua bảng 2.8 cho thấy có 45% bà mẹ được phỏng vấn cho rằng nên cho trẻ ăn nhiều hơn thường ngày khi trẻ bị tiêu chảy, đây là một hiểu biết đúng về chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ ăn uống như hàng ngày khi bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao là 32,5%, vẫn còn 7,5% bà mẹ cho trẻ ăn ít hơn hàng ngày, 15% bà mẹ cho trẻ ăn kiêng Mặc dù trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%, do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem,thì trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường Nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.
3.1.3 Kiến thức của BM về dấu hiệu đưa trẻ mắc tiêu chảy cấp đến CSYT Kết quả bảng 2.9 cho thấy 100% các bà mẹ cho trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu đi ngoài quá nhiều, phân có máu và mắt trũng 97,5% khi có dấu hiệu lờ đờ, 75% khi trẻ bị nôn, 70% khi trẻ bị sốt và chỉ có 37,5% các bà mẹ cho trẻ nhập viện khi có dấu hiệu khát nước Tiêu chảy ở trẻ em thường là dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm trùng Tuy tình trạng này không nguy hiểm nhưng cha mẹ không được chủ quan vì trẻ bị tiêu chảy hay đi kèm với mất nước, nếu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, kết quả này của tôi có khác với kết quả của tác giả Lê Thanh Nguyên nhận biết trẻ tiêu chảy nhiều hơn so với bình thường là 83,3%, tính chất phân lỏng toàn nước 72%, cung cấp các bữa ăn giàu dinh dưỡng co trẻ tiêu chảy là 72,2% Kết quả có khác liên quan đến địa bàn, văn hoác, học vấn của đối tượng nghiên cứu và cỡ mẫu của nghiên cứu [10].
Ưu điểm, tồn tại hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục
- Cơ sở hạ tầng của Trung tâm khang trang rộng rãi.
- Trang thiết bị cũng đảm bảo được về số lượng và chất lượng với số lượng bệnh nhi trong kế hoạch được giao.
- Theo chỉ đạo của Trung tâm y tế, của phòng Điều dưỡng nhằm tăng cường kiến thức chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy cấp nói chung cho các bà mẹ cũng như gia đình của bệnh nhi, các khoa lâm sàng đều phải lên kế hoạch tư vấn giáo dục sức khỏe cho người nhà cũng như bệnh nhi trong quá trình điều trị tại Trung tâm Thời điểm hiện tại thực hiện đúng chỉ đạo của Trung tâm Dựa trên sự tư vấn của đội ngũ nhân viên y tế Trung tâm đã xây dựng một số bài tư vấn giáo dục sức khỏe và tổ chức định kì hàng tuần, có sự tham gia của gia đình bệnh nhi, 1 điều dưỡng của Trung tâm, điều dưỡng trưởng, 1 bác sĩ điều trị.Buổi tư vấn giáo dục sức khỏe diễn ra ngay tại phòng hành chính Câu hỏi của gia đình bệnh nhi về bệnh hay bệnh lý liên quan sẽ được trực tiếp bác sĩ giải thích và được điều dưỡng tại khoa hướng dẫn trực tiếp Hằng ngày điều dưỡng trưởng đi buồng, điều dưỡng viên khi vào buồng.
3.2.2 Tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và trang thiết bị thì thực tế còn tồn tại rất nhiều khó khăn:
+ Không phải tất cả các gia đình đều tham gia nghe tư vấn giáo dục sức khỏe
+ Trình độ của gia đình bệnh nhi khác nhau dẫn đến nhận thức khác nhau
+ Quan điểm, lối sống của gia đình bệnh nhi khác nhau cũng ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp.
+ Người chăm sóc bệnh nhi trong khi nằm viện thường không cố định, khi thì là mẹ, khi lại là bố, là bà.
+Điều dưỡng thực hiện giáo dục sức khỏe về trình độ chưa đồng đều.
+ Hình thức tư vấn, GDSK mới chỉ một chiều, còn mang tính hình thức, không có nhiều thời gian để thảo luận và hướng dẫn cụ thể cho từng cá nhân.
+ Tình trạng quá tải của bệnh nhi ở một số thời điểm cũng ảnh hưởng tới công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhi, người nhà bệnh nhi.
+Chưa đánh giá lại được chất lượng của giáo dục sức khỏe. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Từ kết quả thu được và thực trạng trên tôi xin đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức chăm sóc trẻ của bà mẹ có con mắc tiêu chảy cấp tại Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ như sau:
Đối với bệnh viện
Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe: Về chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy cấp Đặc biệt cần chú ý đến những bà mẹ làm nghề nông không có điều kiện tiếp xúc nhiều với thông tin truyền thông đại chúng để giúp nâng cao trình độ nhận thức của các bà mẹ trong việc phòng ngừa và chăm sóc trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp/ Luôn chú trọng, nâng cao vai trò của của người cán bộ y tế: Người điều dưỡng trực tiếp chăm sóc, tiếp xúc với các bà mẹ và bệnh nhi Phải thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe, giải thích rõ cho bà mẹ về định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiện mất nước cũng như là cách xử trí đúng, cách chăm sóc, vệ sinh cho trẻ Hướng dẫn cụ thể cho bà mẹ biết khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế nhằm giảm thiểu các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra cũng như hạn chế tình trạng quá tải bệnh viện Giải đáp mọi thắc mắc, câu hỏi của bà mẹ đúng đắn và phù hợp với trình độ nhận thức của họ.
Lên chương trình giáo dục sức khoẻ: Với các mục tiêu khác nhau, tránh lặp lại gây nhàm chán cho người nghe và người trực tiếp thực hiện. Đa dạng các hình thức truyền thông, giáo dục sức khỏe Thực hiện các bảng kiểm đánh giá lại chất lượng của buổi giáo dục sức khoẻ cho người nhà bệnh nhi Nên có sự kết hợp giữa điều dưỡng và bác sỹ để tăng thêm hiệu quả của buổi giáo dục sức khoẻ.
Tổ chức các buổi truyền thông trên màn hình điện tử tại các sảnh chờ của khu khám bệnh, sắp xếp các tờ rơi truyền thông giáo dục sức khỏe tại các điểm tư vấn và quầy hướng dẫn của bệnh viện, các góc truyền thông của các khoa lâm sàng.
Đối với điều dưỡng
Mỗi cán bộ y tế cũng phải luôn học tập, rèn luyện kỹ năng tay nghề và nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện của người dân Các cơ sở y tế cần phải thường xuyên huấn luyện chương trình quốc gia phòng chống tiêu chảy đến từng nhân viên y tế để họ trở thành nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy giúp cho các bà mẹ được tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ và chính xác nhất Cần tiến hành nhiều hơn những nghiên cứu đánh giá về thực trạng nhận thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cũng như những nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe cho bà mẹ nhằm nâng cao kiến thức trong chăm sóc trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ và cộng đồng.
Đối với bà mẹ
Chọn lọc các thông tin chính thống về phòng và chăm sóc trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp đặc biệt từ cán bộ nhân viên y tế.
Tham gia các buổi tập huấn cũng như trao đổi kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của nhân viên y tế.
Vệ sinh môi trường nơi trẻ sống luôn sạch sẽ và thông thoáng, đối với trẻ đã ăn dặm lựa chọn các thực phẩm đảm bảo sạch để chế biến đồ ăn cho trẻ, với trẻ còn đang bú mẹ thì người mẹ cũng phải lựa chọn đồ ăn cho hợp lý và sạch sẽ, vệ sinh bầu vú trước và sau khi cho trẻ bú.
Kiến thức của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em tại Trung tâm y tế huyện Tứ Kỳ năm 2023 còn hạn chế:
- 25% bà mẹ pha Oresol theo hướng dẫn trên bao bì thuốc, có 75 % các bà mẹ pha Oresol với 1 lít nước.
- 77,5% bà mẹ trả lời đúng dung dịch thay thế Oresol là nước cháo muối, 22,5% bà mẹ trả lời là nước gạo rang.
- 45% bà mẹ trả lời, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường khi trẻ bị tiêu chảy; 32,5% bà mẹ cho trẻ ăn uống như hàng ngày khi bị tiêu chảy; 7,5% bà mẹ cho trẻ ăn ít hơn hàng ngày; 15% bà mẹ cho trẻ ăn kiêng khi bị tiêu chảy.
- 100% các bà mẹ cho trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu đi ngoài quá nhiều, phân có máu và mắt trũng; 97,5% khi có dấu hiệu lờ đờ; 75% khi trẻ bị nôn; 70% khi trẻ bị sốt và chỉ có 37,5% các bà mẹ cho trẻ nhập viện khi có dấu hiệu khát nước.
1 Đinh Thị Kim Anh (2019) Thực trạng dinh dưỡng trẻ dưới 25 tháng tuổi tiêu chảy cấp và kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học dự phòng, Trường Đại học Y dược Thái Bình.
2 Đỗ Thị Kim Chi (2013) Mô tả kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con từ 6 tháng đến 5 tuổi đang điều trị tiêu chảy cấp tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân điều dưỡng, Trường đại học Y Hà Nội.
3 Nguyễn Thị Việt Hà (2011) Giáo trình Nhi khoa cho lớp cử nhân Điều dưỡng, Bộ môn Nhi trường đại học Y Hà Nội
4 Tống Văn Hạnh (2014) Khảo sát kiến thức và đánh giá hiệu quả can thiệp một số kỹ năng thực hành cho các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại bệnh viện Bạch Mai, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân điều dưỡng, Trường đại học Y Hà Nội.
5 Trịnh Ngọc Hân (2016) Tình trạng dinh dưỡng, tập quán nuôi dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dưới 4 tháng tuối dân tộc Mường tại huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa năm 2016, Luận văn thạc sỹ
Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
6 Phạm Thanh Huyền (2018), Đánh giá nhận thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp tại bệnh viện nhi tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng,.
7 Nguyễn Gia Khánh, (2009) Bài giảng Nhi khoa Tập 1 Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8 Nguyễn Diệu Chi Mai, Vũ Đình Thiểm, Nguyễn Thị Thơ (2017).
“Đặc điểm dịch tễ học của các ca mắc tiêu chảy cấp nhập viện do vi rút Rota ởtrẻ dưới 2 tuổi tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn”, Tạp chí Y học dự phòng, 27(8), 281-283.
9 Nguyễn Thị Như Mai (2006) Đánh giá kiến thức và thực hành của một số bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại khoa Tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung ương, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.
10 Lê Thanh Nguyên (2016) Kiến thức, thực hành của bà mẹ có con từ 3- 5 tuổi về chăm sóc dinh dưỡng trẻ tiêu chảy tại các trường mẫu giáo thuộc thị xã Lagi tỉnh Bình Thuận, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y học dự phòng, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
11 Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Thị Thắng, Cao Xuân Ngọc và CS
(2015) “Thực trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 6 đến 23 tháng tuổi tại khoa Nhi bệnh viện Xanh Pôn năm 2013-2014” Tạp chí Y học dự phòng, 25(6), 748.
12 Nguyễn Viết Sơn (2017) Thực trạng dinh dưỡng của trẻ và kiến thức, thực hành về bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc năm 2016, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược Thái Bình.
13 Nguyễn Thị Thơ (2012) Đánh giá kiến thức về bệnh tiêu chảy và hiệu quả của việc giáo dục sức khỏe ở các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại khoa tiêu hóa Bệnh viện nhi Trung ương, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
14 (2006) Điều dưỡng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
15 Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Đình Thành, Chu Thị Giang Thanh và CS (2019) “Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk năm 2016” Tạp chí Điều Dưỡng, 2(2), 27-30.
16 WHO UNICEF và Bộ Y tế Việt Nam (2003) Hướng dẫn xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em (IMCI) Nhà xuất bản Y học.
17 Famara Sillah, M.Sc and Hsin-Jung Ho (2013) The use of oral rehydration saltin managing children under 5 y old with diarrhea in the Gambia: Knowledge, attitude, and practice.
18 Kudlova E.(2010) “Home management of acute diarrhoea in Czech children” JPediatr Gastroenterol Nutr.2010 May, 50(5), 510- 515.
19 Manijeh Khalili, Maryam Mirshahi, Amin Zarghami, et al.(2013).
“MaternalKnowledge and Practice Regarding Childhood Diarrhea and Diet in Zahedan”, Iran International quarterly.
20 Rome Foundation (2006) “Guidelines Rome III Diagnostic Criteria for Functional Gastrointestinal Disorders” Journal of Gastrointestinal and Liver Disease,
21 UNICEF -WHO (2016) Diarrhoea rains a leading killer of young children, despite the availability of a simple treatment solution.
WHO (2009) Diarrhoea: Why children are still dying and what can be donehttp://www.who.int/maternal_child_adolescent/documents.
23 WHO (2013) DiarrhoealDisease https://www.unicef.org/specialsession/about/sgreport-pdf/19_Diarrhoeal Disease_
D7341Insert_English.pdf 9 YasminMumtaz et al (2014).
24 ZulfiqarA Bhutta and Rehana A Salam (2012) Global
Nutrition Epidiology and Trends Ann Nutr Metab 61(1), 19-27.