1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học khoa học lãnh đạo - Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về lãnh đạo, quản lý vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay

26 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Cơ Bản Của Hồ Chí Minh Về Lãnh Đạo, Quản Lý Vận Dụng Vào Thực Tiễn Lãnh Đạo Quản Lý Ở Nước Ta Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Khoa Học Lãnh Đạo
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 52,2 KB

Nội dung

Chủ tịch Hồ ChíMinh khẳng định rõ điều chủ chốt trong phong cách làm việc của cán bộ lãnhđạo, quản lý là phải: "Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốtđường l

Trang 1

TIỂU LUẬNMÔN: KHOA HỌC LÃNH ĐẠO

Đề tài:

TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

II NỘI DUNG 3

2.1 Về vị trí, vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗingười 32.2 Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về lãnh đạo, quản lý 42.2 Vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo quản lý lãnh đạo ở nước ta hiện nay theo

tư tưởng Hồ Chí Minh 132.3 Một số phương hướng và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vềlãnh đạo, quản lý vào thực tế hiện nay 18

KẾT LUẬN 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở nước ta, cho đến nay Hồ Chí Minh là người duy nhất đồng thời giữhai cương vị cao nhất trong bộ máy Đảng, Nhà nước ta là Chủ tịch Đảng vàChủ tịch nước một thời gian lâu dài Người sáng lập Đảng Cộng sản ViệtNam, làm Chủ tịch Đảng 18 năm; sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,làm Chủ tịch nước đầu tiên trong 24 năm, đưa cách mạng Việt Nam đi từthắng lợi này tới thắng lợi khác Người để lại một di sản tư tưởng vô giá vàmột phong cách làm việc mẫu mực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ởnước ta học tập và làm theo

Phong cách làm việc là bộ mặt của tâm hồn là trang phục của tư tưởng,

là sự thể hiện bản chất và tính cách, của con người Tư tưởng Hồ Chí Minh vềphong cách làm việc thể hiện tư tưởng, đạo đức, nhân cách vĩ đại của Người.Kết hợp tính nguyên tắc cứng rắn với biện pháp thực hiện linh hoạt, mềm dẻo

Yêu cầu đầu tiên trong phong cách làm việc của người lãnh đạo, quản

lý là phải có sự thống nhất giữa tính Đảng, tính nguyên tắc cao với tính năngđộng, sáng tạo, sự nhạy cảm với cái mới

"Trung với Đảng", "Trung với nước, hiếu với dân" là phẩm chất cơbản xuyên suốt mọi hoạt động của người lãnh đạo, quản lý Chủ tịch Hồ ChíMinh khẳng định rõ điều chủ chốt trong phong cách làm việc của cán bộ lãnhđạo, quản lý là phải:

"Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốtđường lối chính sách của Đảng Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân laođộng lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình Hết lòng hết sức phục

vụ nhân dân Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọicông việc"[5]

Trang 4

Trong mọi công tác, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, người lãnh đạo, quản

lý có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để hoàn thành chứctrách, nhiệm vụ của mình Tuy nhiên, ở đây cần có sự vững vàng, không thayđổi trong những vấn đề thuộc về nguyên tắc Những vấn đề có tính Cươnglĩnh, quan điểm cơ bản của Đảng, mục tiêu, chính sách, pháp luật của Nhànước là bất biến, phải giữ vững như sắt đá

Để thực thực hiện những điều bất biến đó, các hình thức, phương pháp,biện pháp, bước đi phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt mới có thể đạt kết quả.Như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn những người lãnh đạo quản lý phải cóbản lĩnh Dĩ bất biến ứng vạn biến

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu đấu tranh bất biếncủa Hồ Chí Minh, của Đảng ta và dân tộc ta Con đường đi đến mục tiêu đó làcon đường đấu tranh lâu dài, đầy khó khăn gian khổ, đòi hỏi trí tuệ, sự hysinh, phấn đấu của nhiều lớp người, nhiều thế hệ Trong mỗi bước đi lên, cáchmạng phải đối phó với muôn vàn sự biến đổi khó lường.Người cách mạng,các nhà lãnh đạo, quản lý phải luôn tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén để linh hoạtbiến đổi sách lược, có những hình thức, biện pháp đấu tranh biến hóa thíchhợp với những điều kiện lịch sử cụ thể, đối tượng, con người cụ thể trong mỗibước đi lên của cách mạng đặt ra

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản

và toàn diện về đạo đức, bao gồm: vị trí, vai trò, nội dung của đạo đức; nhữngphẩm chất đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới;yêu cầu rèn luyện đạo đức với mỗi người cách mạng Tư tưởng Hồ Chí Minh

về phong cách làm việc thể hiện tư tưởng, đạo đức, nhân cách vĩ đại của

Người Chính vì lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Tư tưởng cơ bản của Hồ

Chí Minh về lãnh đạo, quản lý vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay” làm tiểu luận hết môn của mình

Trang 5

II NỘI DUNG

2.1 Về vị trí, vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi người

- Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của ngườicách mạng Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểmthuộc “tư cách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn vềđạo đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và vớiviệc Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới làmột sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, mộtcuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh đượcnặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nềntảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”

- Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và pháttriển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối Người viết:

“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Câyphải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trongmọi thử thách Người viết : “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, giankhổ, thất bại không rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữvững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “lo trước thiên hạ, vuisau thiên hạ”; “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặthưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủhóa”

- Với yêu cầu đó, Hồ Chí Minh nêu ra năm điểm đạo đức mà ngườiđảng viên phải giữ gìn cho đúng, đó là:

+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân

Trang 6

+ Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng

+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch,luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, khôngchịu cúi đầu

+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trênhết

+ Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quầnchúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng

- Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phảixây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”.Người thường nhắc lại ý của V I Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trítuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại

- Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện.Người nêu yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xãhội, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội,trong cả ba mối quan hệ của con người: đối với mình, đối với người, đối vớiviệc Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đứccủa cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền Trongbản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảngviên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệmliêm chính, chí công vô tư”

2.2 Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về lãnh đạo, quản lý

Ở nước ta, cho đến nay Hồ Chí Minh là người duy nhất đồng thời giữhai cương vị cao nhất trong bộ máy Đảng, Nhà nước ta là Chủ tịch Đảng vàChủ tịch nước một thời gian lâu dài Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt

Trang 7

Nam, làm Chủ tịch Đảng 18 năm; sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,làm Chủ tịch nước đầu tiên trong 24 năm, đưa cách mạng Việt Nam đi từthắng lợi này tới thắng lợi khác Người để lại một di sản tư tưởng vô giá vàmột phong cách làm việc mẫu mực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ởnước ta học tập và làm theo.

Phong cách làm việc là bộ mặt của tâm hồn là trang phục của tư tưởng,

là sự thể hiện bản chất và tính cách, của con người Tư tưởng Hồ Chí Minh vềphong cách làm việc thể hiện tư tưởng, đạo đức, nhân cách vĩ đại của Người

Ở đây, chỉ xin nêu 6 quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phongcách làm việc cần thiết của người cán bộ lãnh đạo, quản lý

2.2.1 Kết hợp tính nguyên tắc cứng rắn với biện pháp thực hiện linh hoạt, mềm dẻo

Yêu cầu đầu tiên trong phong cách làm việc của người lãnh đạo, quản

lý là phải có sự thống nhất giữa tính Đảng, tính nguyên tắc cao với tính năngđộng, sáng tạo, sự nhạy cảm với cái mới

"Trung với Đảng", "Trung với nước, hiếu với dân" là phẩm chất cơbản xuyên suốt mọi hoạt động của người lãnh đạo, quản lý Chủ tịch Hồ ChíMinh khẳng định rõ điều chủ chốt trong phong cách làm việc của cán bộ lãnhđạo, quản lý là phải:

“Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốtđường lối chính sách của Đảng Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân laođộng lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình Hết lòng hết sức phục

vụ nhân dân Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọicông việc”[1]

Trong mọi công tác, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, người lãnh đạo, quản lý

có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để hoàn thành chức

Trang 8

trách, nhiệm vụ của mình Tuy nhiên, ở đây cần có sự vững vàng, không thayđổi trong những vấn đề thuộc về nguyên tắc Những vấn đề có tính Cươnglĩnh, quan điểm cơ bản của Đảng, mục tiêu, chính sách, pháp luật của Nhànước là bất biến, phải giữ vững như sắt đá.

Để thực thực hiện những điều bất biến đó, các hình thức, phương pháp,biện pháp, bước đi phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt mới có thể đạt kết quả.Như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn những người lãnh đạo quản lý phải cóbản lĩnh Dĩ bất biến ứng vạn biến

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu đấu tranh bất biến của

Hồ Chí Minh, của Đảng ta và dân tộc ta Con đường đi đến mục tiêu đó là conđường đấu tranh lâu dài, đầy khó khăn gian khổ, đòi hỏi trí tuệ, sự hy sinh,phấn đấu của nhiều lớp người, nhiều thế hệ Trong mỗi bước đi lên, cáchmạng phải đối phó với muôn vàn sự biến đổi khó lường.Người cách mạng,các nhà lãnh đạo, quản lý phải luôn tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén để linh hoạtbiến đổi sách lược, có những hình thức, biện pháp đấu tranh biến hóa thíchhợp với những điều kiện lịch sử cụ thể, đối tượng, con người cụ thể trong mỗibước đi lên của cách mạng đặt ra

2.2.2 Kết hợp tính cách mạng với tính khoa học

Người xưa nói:“Thiếu Nhiệt hứng tất không thành đại sự” Chủ tịch

Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Muốn lên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phảicao”[2] Vì có nhiệt tình cách mạng, người cán bộ lãnh đạo, quản lý mới say

mê, tận tuỵ với công việc để tìm tòi, sáng tạo, đề ra những phương án tối ưunhằm thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao

Song, nhiệt tình cách mạng của người cán bộ lãnh đạo chỉ đem lại hiệuqủa thiết thực cho cuộc sống của nhân dân khi nó kết hợp chặt chẽ với trithức khoa học, tôn trọng và tuân theo quy luật khách quan

Trang 9

Nhiệt tình cách mạng sẽ trở thành duy tâm, duy ý chí nếu thiếu tínhkhoa học Nhiệt tình cách mạng của người cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ cóhiệu quả cao khi họ thực sự am hiểu công việc, tinh thông nghiệp vụ theocương vị mình phụ trách Có nhiệt tình mà thiếu tri thức khoa học sẽ dẫn tớilàm sai đường lối, chính sách, hành động trái quy luật, thậm chí dẫn đến pháhoại một cách vô ý thức “Nhiệt tình cộng với dốt nát bằng đại phá hoại”.

Tính khoa học trong phong cách làm việc phải được đảm bảo bằng trithức khoa học, do vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên các cán bộ lãnh đạo,quản lý: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời Suốt đời phải gắn liền lýluận với công tác thực tế Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hếtrồi Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ngày càng tiến bộ, cho nên chúng

ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”[3] “Bất kỳ ở hoàn cảnhnào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc,

cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tri thức và chính trị củamình.”[4]

2.2.3 Kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách và quyết đoán

Là những người có trọng trách trong một tập thể, cán bộ lãnh đạo, quản

lý cần rèn luyện phong cách làm việc dân chủ, tập thể Thực hành nguyên tắctập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Hồ Chí Minh chỉ rõ: Một người dù tàigiỏi đến đâu cũng không thể nắm được hết mọi mặt của một vấn đề phức tạp,cũng như không thể biết hết được mọi việc trong đơn vị cũng như đời sống xãhội Cho nên, cần phải có cách làm việc tập thể để phát huy được trí tuệ củatập thể, của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm hoàn thành sự nghiệp củamột tập thể, một đơn vị hay địa phương mà riêng một mình cán bộ lãnh đạo,quản lý không làm nổi Tập thể lãnh đạo là dân chủ Lãnh đạo, quản lý khôngphát huy trí tuệ tập thể, thì sẽ dẫn đến tệ bao biện, độc đoán, chủ quan, chuyênquyền

Trang 10

Tuy nhiên, có ý thức tập thể cao, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiếntập thể, phát huy trí tuệ tập thể, nhưng lại không có tính quyết đoán, khôngdám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, thì không thể có những quyếtđịnh kịp thời đáp ứng yêu cầu cuộc sống đòi hỏi và công việc cũng không thểtiến triển được.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý các cán bộ lãnh đạo, quản lý rằng:

“Không phải vấn đề gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người vẫn có thể giảiquyết được, cũng cứ đưa ra bàn mới là tập thể lãnh đạo Nếu làm như vậy làhiểu máy móc Kết quả là cứ khai hội mà hết ngày giờ Những việc bìnhthường, một người có thể giải quyết đúng, thì người phụ trách cứ cẩn thậngiải quyết đi Những việc quan trọng mới cần tập thể quyết định”[5]

Đặc biệt trong những thời điểm then chốt, khi có thời cơ người lãnhđạo, quản lý phải dám nghĩ, dám làm, dám quyết đoán Như Người khẳngđịnh: “Lạc nước hai xe đành bỏ phí Gặp thời một tốt cũng thành công”[6]

Phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đúng đắn làphải kết hợp chặt chẽ giữa cách làm việc dân chủ tập thể với tính quyếtđoán, dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, trước quốc dân đồng bào,kịp thời đưa ra những quyết sách đúng Những hiện tượng coi thường tậpthể, hoặc dựa dẫm, ỷ lại tập thể, không dám quyết đoán, không nêu cao tráchnhiệm cá nhân đều làm trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lýcủa người cán bộ

2.2.4 Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói với làm

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Lý luận như cái kim chỉ nam,

nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế Không có lý luậnthì lúng túng như nhắm mắt mà đi”[7].“Làm mà không có lý luận thì khôngkhác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp”[8] Cán bộ

Trang 11

lãnh đạo, quản lý cần phải có lý luận mới có thể hoàn thành nhiệm vụ củamình.

Song, Người cũng chỉ rõ sự cần thiết phải biết liên hệ lý luận với thựctiễn trong công tác “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn

mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”[9] Lýluận cốt để áp dụng vào thực tế Chỉ học thuộc lòng, để đem lòe thiên hạ thì lýluận ấy cũng vô ích Thậm chí, thuộc lý luận mà xa rời thực tiễn thì sẽ dẫn tớibệnh giáo điều, sách vở, làm tổn hại cho phong trào cách mạng

Một trong những yêu cầu về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo,quản lý là phải có năng lực vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn Hồ ChíMinh chỉ rõ: “Học tập chủ nghĩa Mác- Lênin là học tập cái tinh thần xử trímọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân

lý phổ biến của chủ nghĩa Mác- Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàncảnh thực tiễn ở nước ta.”[10] Bác Hồ nói chuyện với cán bộ và sinh viênBách khoa

Điểm nổi bật nhất ở Hồ Chí Minh, chính là luôn luôn có sự thống nhấtgiữa lý luận với thực tiễn, tư tưởng và hành động, nói đi đôi với làm Cả cuộcđời cách mạng đầy phong ba, bão táp của Người là một bài học lớn chiếu sángnguyên tắc tư tưởng, đạo đức, phong cách làm việc - Nói đi đôi với làm.Người nói: “1 tấm gương sống còn giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyêntruyền”[11] Với người lãnh đạo, quản lý “Phải lấy kết quả thiết thực đã giúpsức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng củamình Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lốilàm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”[12]

2.2.5 Phong cách làm việc quần chúng

Trang 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, đảng viên nói chung và các cán

bộ lãnh đạo, quản lý trong mọi công tác của Đảng, của Chính phủ, Đoàn thể,phong cách làm việc tốt nhất là phải:

"Từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng Nghĩa là gom gópmọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắpđặt nó thành những ý kiến có hệ thống Rồi đem nó tuyên truyền, giải thíchcho quần chúng và làm nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quầnchúng giữ vững và thực hành ý kiến đó Đồng thời nhân lúc quần chúng thựchành, ta xem xét lại, coi ý kiến đó có đúng hay không Rồi lại tập trung ý kiếncủa quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm,tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành

Cứ như thế mãi thì lần sau chắc đúng mực hơn, hoạt bát hơn, đầy đủhơn lần trước Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt" [13]

Các cán bộ lãnh đạo, quản lý do không biết gom góp ý kiến của quầnchúng, kinh nghiệm của quần chúng, cho nên ý kiến của họ thành ra lý thuyếtsuông, không hợp với thực tế Vì vậy, ngay trong công tác xây dựng, chỉnhđốn Đảng, trong cải cách bộ máy Nhà nước và nhiều công việc khác, cần phảithực hành cách liên hợp sự lãnh đạo với quần chúng và liên hợp chính sáchchung với sự chỉ đạo riêng Phải dùng cách “Từ trong quần chúng ra, trở lạivới quần chúng” Biết làm như vậy mới thật là biết lãnh đạo, quản lý

Đứng đầu Đảng, Nhà nước, quyền cao, chức trọng, nhưng Hồ Chí Minhkhông xa cách với quần chúng, Người có phong cách sống và làm việc sâu sátvới thực tiễn, gần gũi với nhân dân, thấu hiểu và chia sẻ mọi niềm vui và nỗivất vả của người dân Với quần chúng, Hồ Chí Minh vừa là người đồng hànhvừa là người dẫn dắt

Hồ Chí Minh dành nhiều công sức giáo dục cho các cán bộ lãnh đạo,quản lý phong cách làm việc đi sâu, đi sát quần chúng, mong muốn họ trở

Trang 13

thành những người lãnh đạo, quản lý thành công do được dân tin, dân yêu,dân phục, dân theo, dân ủng hộ.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý không được quan liêu, hách dịch, coi thườngquần chúng nhân dân Họ phải biết đời sống thực, khả năng thực của nhân dân

ra sao? Cần biết được tâm tư, băn khoăn, thắc mắc của quần chúng, để cùng

Dân có tin Đảng, Nhà nước hay không? Đảng, Nhà nước có hiểu dânhay không, có phát huy được sức mạnh của dân hay không phụ thuộc rấtnhiều vào phong cách làm việc và năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý HồChí Minh khẳng định: "Lãnh đạo tốt nghĩa là thực hiện đầy đủ những nghịquyết của Đảng, biến quyết tâm của Đảng thành quyết tâm của nhân dân phải

đi đúng đường lối quần chúng, phải đi sâu vào cơ sở, hợp tác xã Phải tuyêntruyền giáo dục cho mọi người thấm nhuần ý thức trách nhiệm tinh thần làmchủ tập thể, cần kiệm xây dựng hợp tác xã, xây dựng nước nhà"[15]

Xa rời quần chúng, người cán bộlãnh đạo, quản lý sẽ giống như cá bịtách ra khỏi nước, mất hết khả năng và sức sống

2.2.6 Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

Ngày đăng: 13/03/2024, 08:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w