* Về căn cứ xác định văn bản quy phạm pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung Sửa đôi, b6 sung được áp dụng đối với những văn bản quy phạm pháp luật có tínhchất và mức độ khiếm khuyết nhỏ, c
Trang 1BỘ GIAO DỤC VÀ DAO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KỶ YEU
TOA ĐÀM KHOA HỌC CÁP KHOA
SỬA DOI BO SUNG VAN BẢN QUY PHAM PHÁP LUAT — MOT SO VAN DE CAN BAN LUẬN
Ha Noi, ngay 23 thang 6 nam 2023
Trang 2MỤC LỤC KỶ YÊU TỌA ĐÀM
“SUA DOL, BO SUNG VĂN BẢN QUY PHAM PHÁP LUẬT
- MỘT SO VAN DE CAN BAN LUẬN”
Hà Nội, ngày 23 thang 6 năm 2023
ThS Nguyễn Văn Thọ
Phân hiệu Đắk Lắk — Trường Đại học Luật Hà NộiThâm quyên và nội dung sửa đôi, bô sung văn bản quy phạm pháp luật
ThS Ngô Linh Ngọc Khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước, trường Đại học Luật Hà Nội
23
Sửa đôi, bô sung văn bản quy phạm pháp luật với việc hợp nhất văn bản quy
phạm pháp luật.
ThS Lê Thị Hồng HạnhKhoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước, trường Dai học Luật Ha Nội
Sửa đôi, bô sung văn bản quy phạm pháp luật ở một sô quốc gia trên thê giới
và kinh nghiệm cho Việt Nam.
ThS Nguyễn Hoài AnhKhoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước, trường Đại học Luật Hà Nội
40
Bảo đảm tính kịp thời trong hoạt động sửa đôi, bô sung văn bản quy phạm
pháp luật trước dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng tới Việt
Nam.
Trần Thế NghĩaHọc viên Cao học Trường Đại học Luật Hà Nội
46
Trang 3THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
VE SUA DOI, BO SUNG VAN BẢN QUY PHAM PHÁP LUẬT
ThS Ngé Tuyét Mai!Tóm tat: Sửa đối, bồ sung các văn bản quy phạm pháp luật sao cho phù hop với nhucâu điễu chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội là một trong những hoạt động rat quantrọng của xây dựng pháp luật Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích cácquy định của pháp luật hiện hành về sửa đồi, bồ sung văn bản quy phạm pháp luật trênbình diện chung nhất, từ đó đưa ra một vài ý kiến nhận xét và kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả cua hoạt động nay trong thời gian tới.
Từ khoá: sửa đổi, bố sung, văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạmpháp luật, văn bản quy phạm pháp luật khiếm khuyét
Nội dung bài viết:
Sửa đổi, b6 sung là hoạt động thường xuyên của các chủ thé ban hành văn bản quyphạm pháp luật nhằm đảm bảo tính phù hợp của văn bản trong hệ thống pháp luật và điềukiện phát triển kinh tế - xã hội Sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật là việc chủ thé có thẩmquyên ra văn bản dé làm thay đổi một phan nội dung văn bản pháp luật hiện hành trong khivẫn giữ nguyên những nội dung khác Do đó chỉ có phan văn bản bị sửa đôi mất hiệu lực,còn toàn bộ văn bản vẫn có hiệu lực pháp luật Còn bổ sung văn bản quy phạm pháp luật làviệc chủ thé có thầm quyền ra văn ban dé thêm vào nội dung văn bản quy phạm pháp luậtnhững quy định mới trong khi van giữ nguyên nội dung vốn có của văn bản đó Bồ sungkhông làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp luật của văn bản mà chỉ làm thay đổi nội dung,quy mô của văn bản được bổ sung Nhu vậy, sửa bồi, b6 sung văn bản quy phạm pháp luật
có thé hiểu là việc thay đổi một phan nội dung của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành,hoặc tăng thêm quy mô của văn bản quy phạm pháp luật đó, giúp nội dung của văn bản quyphạm pháp luật trở nên phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và yêu cầu của thực tiễn
đặt ra.
1 Quy định pháp luật về sửa đối, bố sung văn bản quy phạm pháp luật
Dưới góc độ pháp lý, việc sửa đổi, b6 sung văn bản quy phạm pháp luật được tiễnhành theo thâm quyền, trình tự, thủ tục do Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015 (sửa đồi, bố sung năm 2020) và Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số
! Khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước, trường Dai học Luật Hà Nội.
Trang 4điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đối,
bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP)
* Về thẩm quyên sửa đồi, bồ sung văn bản quy phạm pháp luật
Theo quy định tại Điều 12 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửa đổi, b6 sung năm2020), “Van bản quy phạm pháp luật chi được sửa đổi, bồ sung, thay thé hoặc bãi bỏ bằng
văn bản quy phạm pháp luật cua chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn ban đó” Như
vậy, không phải mọi cơ quan nhà nước hoặc mọi cá nhân đều có thẩm quyền sửa đổi, bổsung văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ có thé là chính chủ thé đã ban hành ra văn ban
quy phạm pháp luật đó Theo đó, khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban
hành văn bản phải đồng thời sửa đối, bỗ sung văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều,khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định củavăn bản mới đó; trường hợp chưa thé sửa đổi, bố sung ngay thì phải xác định rõ trong vănbản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bảnquy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luậtmới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu
lực Trường hợp văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy
phạm pháp luật do mình đã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp tục
được áp dụng thì phải được chỉ rõ trong văn bản mới đó ”.
* Về căn cứ xác định văn bản quy phạm pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung
Sửa đôi, b6 sung được áp dụng đối với những văn bản quy phạm pháp luật có tínhchất và mức độ khiếm khuyết nhỏ, cụ thể là một phần nội dung của văn bản trái, chồngchéo, mâu thuẫn với văn bản, hoặc có nội dung không còn phù hợp với tình hình phát triểnkinh tế - xã hội (theo quy định tại Khoản 3 Điều 143 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quyđịnh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL, sửa đổi bô sungbởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP) Các văn bản quy phạm pháp luật này thường khôngđáp ứng đủ yêu cầu về pháp lí hoặc yêu cầu về mặt khoa học Bên cạnh đó, còn có sự viphạm về ngôn ngữ và kỹ thuật trình bày hoặc có nội dung không phù hợp với các điều ướcquốc tế mà Việt Nam đã kí kết Việc sửa đổi, bồ sung những văn bản như trên là cần thiếtnhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lí và khả thi của văn bản quy phạm pháp luật
Sửa đôi văn bản áp dụng trong trường hop tại thời điểm ban hành, văn ban đúng thẩmquyền về hình thức, thâm quyền về nội dung, nội dung phù hợp với các văn bản có hiệu lựcpháp lý cao hơn, với tình hình phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, sau một thời gian thực
? Điều 12 Luật Ban hành VBQPPL 2015, sửa đổi, b6 sung năm 2020.
Trang 5hiện thì một số nội dung của văn bản không còn phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nướccấp trên mới được ban hành, hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và cầnphải có quy định khác thay các nội dung không còn phù hợp đó.
Bồ sung được thực hiện trong trường hợp văn bản được ban hành phù hợp với văn
bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương: tuy nhiên nội
dung của văn bản chưa đầy đủ, rõ ràng, toàn diện nên cần phải có quy định thêm dé đạtđược hiệu quả thi hành cao hơn Trên thực tế, sửa đổi văn bản và bổ sung văn bản thườnghay được áp dụng liền với nhau, tuy nhiên các cơ quan ban hành văn bản cũng cần phânđịnh rõ khi nào thì thực hiện sửa đồi, khi nào thì thực hiện bổ sung, và khi nào thì có thédùng đồng thời cả sửa đôi và bố sung văn bản quy phạm pháp luật
* Về quy trình sửa đổi, b6 sung van bản quy phạm pháp luật
Trinh tự thực hiện sửa đổi, bố sung văn bản quy phạm pháp luật hiện nay được tiễnhành theo quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới trong Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bố sung năm 2020), về cơ bản phải trảiqua các giai đoạn như sau: (1) Lập đề nghị xây dựng văn ban sửa đổi, bố sung văn bản quyphạm pháp luật; (2) Soạn thảo văn bản sửa đối, b6 sung văn bản quy phạm pháp luật; (3)Thâm định, thâm tra văn ban sửa đổi, bố sung văn bản quy phạm pháp luật; (4) Trình vănban sửa đôi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật; (5) Xem xét, thông qua dự thảo văn bansửa đổi, b6 sung văn bản quy phạm pháp luật; (6) Ky, ban hành văn ban sửa đối, bố sungvăn bản quy phạm pháp luật.
* Vé nội dung sửa đổi, bồ sung văn bản quy phạm pháp luật
Từ khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực đến nay, dé sửa đồi,
bồ sung nội dung của văn bản, chủ thé có thâm quyền có thể tiến hành theo hai hướng: mộtvăn bản sửa đôi, bô sung một văn bản hoặc một văn bản sửa đôi, bô sung nhiều văn bản.Một văn ban sửa đôi, bố sung một văn bản; hoặc văn bản sửa đôi, bố sung một số điều
là văn bản sửa đổi, bổ sung một hoặc một số quy định của văn bản hiện hành Văn bản sửađổi, bổ sung phải xác định rõ phan, chương, mục, tiêu mục, điều, khoản, điểm được sửađôi, bỗ sung Tên của văn bản sửa đôi, bỗ sung một số điều gồm có tên loại văn bản có kèmtheo cum từ “sửa đôi, bố sung một số điều của” và tên day đủ của văn bản được sửa đổi, bố
sung một số điều Trường hợp sửa đôi, bố sung toàn bộ đối với một phần, chương, mục,
tiêu mục, điêu, khoản, điêm thì sau tên loại văn bản kèm theo cụm từ “sửa đôi” và sô thứ
Trang 6tự của phần, chương, mục, tiêu mục, điều, khoản, điểm và tên đầy đủ của văn bản được sửađổi, bổ sung một sé điều >.
Tùy theo nội dung, văn bản sửa đồi, b6 sung một số điều của một văn bản có thé được
bố cục thành các điều như sau:
- Điều quy định về nội dung sửa đổi, bổ sung;
- Điều khoản thi hành quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản; trách nhiệm tổchức thực hiện (nếu có)
Các khoản quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thé, bãi bỏ được sắp xếp theo thứ
tự tương ứng với trật tự các điều, khoản, điểm của văn bản được sửa đôi, bố sung một séđiều
Việc ban hành ra một văn bản quy phạm pháp luật dé sửa đối, bố sung một văn bảnquy phạm pháp luật khác thực ra mat khá nhiều thời gian, kinh phí, trải qua nhiều thủ tụcluật định Do vậy, ban hành một văn bản dé sửa nhiều văn bản khác khi chúng có nội dungliên quan đến nhau mang những ưu điểm nhất định: hạn chế được sự mâu thuẫn, chồngchéo trong các văn bản khác nhau; giảm thiểu tôi đa các bước của quy trình lâp pháp, lậpquy mà van đảm bao đúng chức năng, thẩm quyền của các cơ quan; khắc phục lãng phí vềthời gian trong từng công đoạn; tiết kiệm kinh phí nghiên cứu, ban hành văn bản Một vănbản quy phạm pháp luật có thé được ban hành dé đồng thời sửa đôi, b6 sung, thay thế, bãi
bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành trong cáctrường hợp sau đây:
- Đề thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên;
- Nội dung sửa đôi, bố sung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau dé bảođảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành;
- Đề thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt
Tuy theo nội dung, van bản sửa đôi, bô sung nhiều văn ban có thé được bố cục thànhcác điều như sau:
- Các điều quy định về nội dung sửa đổi, bổ sung; trong đó mỗi điều chứa đựng nộidung được sửa đôi, b6 sung của một văn bản;
- Điều quy định về việc sửa đổi những nội dung mang tính kỹ thuật (nếu có);
3 https://luathoanganh dinh-chi-viec-thi-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-lha6425.html
Trang 7vn/to-chuc-bo-may-nha-nuoc/quy-dinh-ve-sua-doi-bo-sung-thay-the-bai-bo-hoac Điều khoản chuyên tiếp (nếu có);
- Điều khoản thi hành quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản sửa đổi, bỗ sungnhiều văn bản; trách nhiệm tổ chức thực hiện (nếu có)!
2 Một vài ý kiến nhận xét và kiến nghị
Thứ nhất, về thẩm quyên sửa đổi, bồ sung văn bản quy phạm pháp luật Với quy địnhvăn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đôi, b6 sung bằng văn bản quy phạm pháp luậtcủa chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó chứ không phải chủ thể nào khác, thì
cơ quan cấp trên không có thâm quyền sửa đổi, bỗ sung văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan cấp dưới Tuy nhiên cơ quan cấp trên cũng có thể đề nghị cơ quan cấp dưới sửađồi, bỗ sung văn bản quy phạm pháp luật Quy định trên còn đồng thời yêu cầu chỉ văn bảnquy phạm pháp luật mới được dùng dé sửa đồi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật khác.Điều này được quy định nhằm hướng tới sự thống nhất, đồng bộ trong chính các quy định
do cùng một cơ quan ban hành, mang lại hiệu quả giải quyết tình thế của các văn bản quyphạm pháp luật cần được sửa đổi, bố sung hiện nay Bên cạnh đó, trên thực tế vẫn có nhiềutrường hợp các chủ thể lúng túng trong việc xác định loại văn bản được ban hành khi sửađổi, bố sung Quá trình thực tiễn thực hiện có hai luồng quan điểm như sau: luồng quanđiểm thứ nhất, pháp luật hiện nay không quy định cụ thể hình thức văn bản quy phạm phápluật cần ban hành khi tiến hành sửa đổi, bố sung; do vậy các chủ thé có thể tuỳ nghi sử dungcác loại văn bản thuộc thâm quyền ban hành của mình; luéng quan điểm thứ hai cho rangkhi sửa đối, bô sung các chủ thé cần phải ban hành đúng loại văn bản tương ứng với vănban được sửa đổi, bổ sung Mỗi quan điểm đều có những ưu và nhược điểm riêng, hy vọngtrong thời gian tới, pháp luật sẽ có quy định rõ rang hơn dé các chủ thể có thê thực hiệnthống nhất trong việc lựa chọn loại văn bản sửa đôi, bô Sung
Thứ hai, về căn cứ dé xuất xây dung, ban hành văn bản sửa đổi, b6 sung văn bản quyphạm pháp luật Néu như một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn thìcăn cứ dé đề nghị sửa đổi, b6 sung văn ban khá rõ ràng bởi khi so sánh, đối chiếu, đánh giá,người làm công tác xây dựng văn bản có thé dé dàng nhận diện được Từ đó, có kiến nghịđến cơ quan có thâm quyền về việc sửa đổi, bố sung văn bản Tuy nhiên, đối với những vănbản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hiệnvẫn chưa có một tiêu chuẩn hay bộ tiêu chí nào dé đánh giá tình trạng này Do đó, trên thực
tê việc xác định nội dung này rât chung chung, đôi khi còn có sự nhâm lân, dân đên việc
* nttps://luathoanganh dinh-chi-viec-thi-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-lha6425.html
Trang 8vn/to-chuc-bo-may-nha-nuoc/quy-dinh-ve-sua-doi-bo-sung-thay-the-bai-bo-hoac-khó phân định văn ban nào can sửa đổi, bố sung Vậy nên, Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật sắp tới can được nghiên cứu sửa đổi hoàn thiện hơn nội dung này.
Thứ ba, về quy trình ban hành văn bản sửa đổi, bồ sung văn bản quy phạm pháp luật
Có thê thay rang, so với quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới thì quy trìnhban hành văn bản sửa đôi, bố sung không có quá nhiều sự khác biệt Do đó, nếu được ápdụng tương tự như hiện nay sẽ dẫn tới những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện,gây khó khăn cho các cơ quan hữu quan Bởi vậy, tác giả thiết nghĩ rất cần có quy định cụthé và riêng biệt về quy trình ban hành văn bản sửa đổi, bô sung nhằm tháo gỡ những khókhăn, bảo đảm sự nhanh chóng, kịp thời và đem đến những văn bản quy phạm pháp luật cóchất lượng cao./
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm2020);
2 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính Phủ về quy định chi tiếtmột số điều và biện pháp thi thành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
3 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính Phủ về sửa đổi, bổsung một số điều của nghị định số 34/2016/NĐ-CP ;
4 htfps:/pbgdplLgov.vn/SMPT Publishng_UC/TinTuc/PrinfTL.aspx?idb=1l<emlD=2302&1=/noidung/tintuc/Lists/Nghiencuutraodoi Truy cập lần cuối 15h00ngày 20/6/2023.
5 thay-the-bai-bo-hoac-dinh-chi-viec-thi-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-
https://luathoanganh.vn/to-chuc-bo-may-nha-nuoc/quy-dinh-ve-sua-doi-bo-sung-1ha6425.html Truy cập lần cuối 16h00 ngày 20/6/2023
Trang 9QUY TRÌNH BAN HANH VĂN BẢN SỬA BOI, BO SUNG
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Nguyễn Văn Thọ°Tóm tắt: Xây dung, ban hành văn bản sửa đổi, bố sung văn bản quy phạm pháp luật làmột trong những biện pháp xử lỷ văn bản quy phạm pháp luật nhằm đáp ứng kip thời trongquản lý nhà nước và xã hội Đây là quy trình không thể thiếu trong hoạt động xây dựng vàban hành văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến địa phương dé phù hợp với hệthống pháp luật hiện hành và thực tiễn Bài viết phân tích, nêu ra quy trình ban hành vănbản sửa đối, bồ sung văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành Qua đó, kiếnnghị một số giải pháp nhằm ngày hoàn thiện hơn trong quy trình ban hành văn bản sửađổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật
Từ khóa: Quy trinh ban hành văn bản, sửa đối, bồ sung, văn bản quy phạm pháp luật
1 Khái quát về văn bản sửa đổi, bo sung văn bản quy phạm pháp luật
Trong quá trình thực thi văn bản quy phạm pháp luật, có những văn bản không cònphù hợp thực tiễn hoặc mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp quy phạm đạo đức thìđược tiến hành sửa đổi, bồ sung Sửa đổi, b6 sung văn bản quy phạm pháp luật là thay đôimột phần nội dung của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhằm làm cho nội dung củavăn bản quy phạm pháp luật đó phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và yêu cầu của
thực tiễn đặt ra Quy trình tạo ra được một văn bản pháp luật nói chung và văn bản quy
phạm pháp luật nói riêng phải trải qua các bước, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy
” ThS Luật Phó Trưởng phòng, Phòng Chuyên môn tổng hợp, Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk; Email:
nguyenvantho76@gmail.com;
Trang 10Để xử lý những văn bản quy phạm pháp luật khiếm khuyết, chúng ta thường nghenhững biện pháp xử lý văn bản rất quen đó là: Hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế, đình chỉ thi hành,tạm đình chỉ thi hành, sửa đổi, bố sung, đính chính Như vậy, sửa đôi bổ sung là một trong
7 biện pháp xử lý văn bản được quy định trong pháp luật hiện hành Dé hiểu được quy trìnhban hành văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, trước hết chúng ta phảihiểu được thé nào là văn bản quy phạm pháp luật? Và quy phạm pháp luật là gi? Văn banquy phạm pháp luật như thế nào thì được sửa đổi b6 sung? Và thé nào là sửa đôi, b6 sung?chủ thé nào có thâm quyên sửa đổi bổ sung? Quy trình sửa đổi, bổ sung một văn bản quyphạm pháp luật trải qua những thủ tục, những bước nào? Trả lời được các câu hỏi trênchúng ta sẽ biết được quy trình ban hành văn bản sửa đôi, bố sung văn bản quy phạm phápluật.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hànhtheo đúng thâm quyên, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này° Quy phạmpháp luật là quy tắc XỬ su chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lạinhiều lần đối với cơ quan, tô chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vi hành chínhnhất định, do cơ quan nhà nước, người có thầm quyền quy định trong Luật này ban hành
và được Nhà nước bảo đảm thực hiện” Văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi bổ sungkhi nội dung của văn bản không còn phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trênmới được ban hành hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và cần phải cóquy định khác thay các nội dung không còn phù hợp đó.
Sửa đôi, b6 sung là biện pháp xử lý được áp dụng đối với các văn bản pháp luật khitính chất và mức độ khiếm khuyết của văn bản rất nhỏ Sửa đổi là việc ra văn bản dé làmthay đổi một phần nội dung văn bản pháp luật hiện hành trong khi vẫn giữ nguyên nhữngnội dung khác Vì vậy, sửa đôi chỉ làm mắt hiệu lực pháp luật của bộ phận văn bản bị sửađổi, còn toàn bộ văn bản vẫn có hiệu lực pháp luật Bồ sung là việc ra văn bản dé thêm vàonội dung văn bản pháp luật những quy định mới trong khi vẫn giữ nguyên nội dung vốn cócủa văn bản đó Bồ sung không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp luật của văn bản mà chỉlàm thay đổi nội dung, quy mô của văn ban được bổ sung
Trong quy định pháp luật hiện nay, đối với văn bản quy phạm pháp luật, biện phápsửa đổi, bố sung là biện pháp xử ly Sửa đổi, bô sung không phải sai mà sữa, mà đã sai thìchỉ có thé hủy bỏ hoặc bãi bỏ và đình chi thi hành, ngưng hiệu lực Sửa đổi, b6 sung chỉ
Š Điều 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
7 Khoản 1, Điều 3, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Trang 11dành cho văn bản bất hợp lý, khi nội dung lạc hậu không còn phù hợp thực tiễn, khi nộidung thiếu hoặc mâu thuẫn chồng chéo khi mà trái hoặc không phù hợp quy phạm đạo đứcthì chúng ta sửa, còn thiếu thì chúng ta bé sung Do vậy, sửa đổi, b6 sung chúng ta áp dungcho cả văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật nhưng rơi vào trường hợpbat hợp lý không phải bat hợp pháp Nếu ban hành văn bản trái thâm quyên, mà tiến hànhsửa đổi, bố sung thì sẽ không được chấp nhận, mà phải tiến hành bãi bỏ hoặc hủy bỏ Điềukiện áp dụng sửa đôi, b6 sung đó là đối với văn bản sửa đổi đó là thay đổi những nội dungkhông còn phù hợp Đối với văn bản bồ sung, đó là thêm vào văn bản những quy định mới.Hậu quả pháp ly là không làm mất hiệu lực pháp lý của cả văn ban Chỉ làm mat hiệu lựcpháp lý của nội dung bị sửa đổi và phát sinh hiệu lực pháp lý của nội dung được bé sung.
Vậy câu hỏi đặt ra là ai có quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản quyphạm pháp luật? câu trả lời là chính cơ quan nhà nước, chủ thé đã ban hành văn bản quyphạm pháp luật pháp luật đó Mà chủ thê được ban hành văn bản quy phạm pháp luật thìrất nhiều chủ thể, đó là từ Quốc hội, đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, đến Chính phủ, ChủTịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Hội đồng Tham phán tòa án Nhân dân tối cao, cho tới Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Hội đồng nhân dân các cấp, Uỷ ban nhân dân các cấp, ngoài
ra còn có văn bản liên tịchŠ Cho nên, theo quy định của pháp luật thì *văn bản quy phạm
pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thé hoặc bãi bỏ bang văn bản quy phạm pháp luậtcủa chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó Văn bản sửa đôi, bố sung, thay thé,
bãi bỏ hoặc đình chi việc thi hành văn ban khác phải xác định rõ tên van ban, phần, chương,
mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đôi, bố sung, thay thế, bãi bỏ hoặcđình chỉ việc thi hành
Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, co quan ban hành văn bản phải sửa đối,
b6 sung, bãi bỏ van bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy
phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bảnmới đó; trường hợp chưa thé sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mớidanh mục văn bản, phần, chương, mục, tiêu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm
pháp luật mà mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và
có trách nhiệm sửa đôi, bô sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực!?.
8 Điều 4, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
9 Khoản 1, Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
10 Khoản 2, Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Trang 122 Quy trình ban hành văn bản sửa đổi, bỗ sung văn bản quy phạm pháp luật
Quy trình ban hành văn bản sửa đôi, bố sung văn bản quy phạm pháp luật thì tùyvào từng loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau mà có quy trình khác nhau, ví dụ quytrình ban hành Nghị định sửa đổi, b6 sung Nghị định, nó sẽ khác hoàn toàn với quy trìnhban hành quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định Hay đi vào từng lĩnh vực điều chỉnh thi
áp dụng quy trình ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp có một nétkhác Vậy thì đâu là điểm chung của tất cả quy trình ban hành văn bản sửa đổi, bố sung vănbản quy phạm pháp luật.
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bố sungmột số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020; Nghị định số34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện phápthi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số 154/2020/NĐ-
CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đôi, bô sung một số điều của Nghị định số34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện phápthi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, thì có những bước chungnhất, mà hầu như các văn bản sửa đôi, bổ sung văn bản quy phạm pháp đều trải qua nhữngbước sau:
- Bước 1: Lập dé nghị xây dựng văn ban sửa đối, b6 sung văn bản quy phạm phápluật;
- Bước 2: Soạn thảo văn bản sửa đồi, b6 sung văn bản quy phạm pháp luật;
- Bước 3: Tham định, thâm tra văn bản sửa đổi, bố sung văn bản quy phạm phápluật;
- Bước 4: Trình văn ban sửa đôi, b6 sung văn bản quy phạm pháp luật;
- Bước 5: Xem xét, thông qua dự thảo van bản sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạmpháp luật;
- Bước 6: Ký, ban hành, công bố công khai văn bản sửa đổi, b6 sung văn bản quyphạm pháp luật.
Như vậy, đây là 06 bước, hay còn gọi là giai đoạn lớn Tất nhiên đi vào chỉ tiết cònnhiều bước nhỏ, nhưng về mặt khoa học thì đây là 6 bước cho sự ra đời của một văn bảnsửa đổi, bố sung văn bản quy phạm pháp luật cụ thé
Bước 1: Lập dé nghị xây dung văn bản sửa đổi, bố sung văn bản quy phạm phápluật
Trang 13Theo quy định của pháp luật hiện hành, những chủ thê sau đây có quyền đề nghị xâysửa đổi, bố sung văn bản quy phạm pháp luật Đó là mọi cơ quan nhà nước, các tô chức va
công dân !!Cơ quan nhà nước căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm ra
soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa cácvăn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồngchéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì tựmình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành,bãi bỏ, sửa đối, b6 sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật;
Cơ quan, tổ chức và công dan có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xétđình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đối, bố sung, ban hành văn ban mới hoặc thay thé vănbản quy phạm pháp luật.
Trong các cơ quan nhà nước đều có quyền, nhưng cơ quan nào hiện nay trên thực tếthành công nhất, hay đề nghị nhiều nhất và những văn bản sửa đổi, bố sung văn bản quyphạm pháp luật thực tiễn hiện nay mà đang có hiệu lực pháp lý, thì cơ quan nào là chủ yếu,
là chính, là nhiều, trong việc thành công khi thực hiện quyền này Do là Chính phủ, chiếm
đa số Còn ở địa phương, chiếm đa số là Uỷ ban nhân dân đề nghị ban hành nghị quyết chohội đồng nhân dân cấp đó và quyết định của ủy ban nhân dân
Quy trình đề nghị văn ban sửa đổi, b6 sung văn bản quy phạm pháp luật ở Chínhphủ: Bắt đầu từ bộ, cơ quan ngang bộ chuẩn bị hồ sơ tình Bộ Tư pháp; Bộ Tư pháp tiếnhành thẩm định đề nghị (theo Diéu 39 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm2015); Bộ Tư pháp sau khi thẩm định, gửi lại hồ sơ chủ thé dé nghị; Chủ thé đề nghị gửi
hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ Văn phòng Chính phủ (tdp hợp hồ sơ xem đủ hay chưa,không can thiệp chuyên môn) tập hợp hồ sơ trình Chính phủ; Chính phủ họp, biểu quyết(dừng tại đây nếu là Nghị định); Chính phủ gửi hồ sơ đến Văn phòng Quốc hội; Văn phòngQuốc hội chuyền hồ sơ đến Uy ban pháp luật và các Uy ban của Quốc hội có liên quan nhưHội đồng Dân tộc và các Uỷ ban chuyên môn của Quốc hội đề thâm tra đề nghị (theo Diéu
47 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015); Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ranghị quyết về chương trình sửa đổi, bổ sung Luật, Pháp lệnh và dua tên văn bản đề nghịsửa đổi, bố sung vào nghị quyết (đừng tai đây nếu là Pháp lệnh); Uy ban Thường vụ Quốchội gửi hồ sơ đến Quốc hội, Quốc hội gửi đến các đại biểu Quốc hội dé dé góp ý, tiếp thu,chỉnh; Quốc hội thông qua Luật sửa đôi, bổ sung tại kỳ họp gần nhất
11 Khoản 1, Điều 170 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Trang 14'2Ở địa phương, cụ thé là ủy ban nhân dân tỉnh, thì quy trình ban hành văn bản sửa đổi, bổ
sung văn bản quy phạm pháp luật như sau:
13Đối với quy trình gửi dé nghị xây dựng nghị quyết
Giai đoạn I - Giai đoạn lập dé nghị xây dựng nghị quyết: Cơ quan chuyên môn (sở,ban, ngành ) gửi hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết đến Văn phòng ủy ban nhân dân; Vănphòng ủy ban nhân dân tập hợp hồ sơ xem đủ hay chưa (không can thiệp chuyên môn); Uỷban nhân dân họp, biéu quyết thông qua; Uỷ ban nhân dân gửi hồ sơ đến Thường trực Hộiđồng nhân dân xem xét, quyết định;
Giai đoạn II - Giai đoạn xây dựng nghị quyết: Uy ban nhân dân phân công cơ quanchủ trì, co quan phối hợp soạn thảo Soạn thảo Dự thảo nghị quyết (mẫu phụ lục I ban hànhkèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP); Cơ quan chủ trì lay ý kiến; đăng công báo; Cơquan chủ trì tiếp thu ý kiến, hoàn thiện Dự thảo nghị quyết; Cơ quan chủ trì gửi hồ sơ dựthảo nghị quyết đến Sở Tư pháp; Sở Tư pháp thâm định hồ sơ và nội dung các van đề liênquan đến nghị quyết (Điều 121 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).Sau khi thâm định, Sở Tư pháp gửi hồ sơ cơ quan chủ trì; Cơ quan chủ trì gửi hồ sơ dự thảonghị quyết trình Văn phòng Ủy ban nhân dân; Uỷ ban nhân dân họp, biểu quyết Uỷ bannhân dân gửi toàn bộ hồ sơ đến Thường trực hội đồng nhân dân; Thường trực hội đồngnhân dân gửi hồ sơ đến các ban của hội đồng nhân dân thâm tra (theo khoản 3, Điều 124Luật; Ban Pháp chế; Ban Kinh té- ngán sách; Ban Văn hóa - Xã hội); Các ban gửi báo cáothâm tra cho Thường trực hội đồng nhân dân; Hội đồng nhân dân thông qua và gửi đến cácđại biéu hội đồng nhân dân; Hội đồng nhân dân biểu quyết thông qua;
14Đối với quy trình gửi dé nghị xây dựng quyết định
Giai đoạn 1: Cơ quan chuyên môn (sở, ban, ngành ) gửi hồ sơ đề nghị đến Vănphòng ủy ban nhân dân (Văn phòng tập hợp hô sơ xem đủ hay chưa, không can thiệp chuyênmon); Văn phòng ủy ban nhân dân tham mưu quyết định cho chủ tịch xây dựng văn ban
!2 Xem: backan.gov.vn Chuyên dé 2 Kỷ năng soạn thảo văn bản quy phạm, https://chomoi.backan.gov.vn › Chuyên đề
2.K, truy cập ngày 16/5/2023.
!3 Xem: kontum.gov.vn, Chuyên dé 3, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội dong nhân dân, ủy ban nhân
dan, http://sotuphap.kontum.gov.vn › Uploads › files, , truy cập ngày 16/5/2023.
1# Xem: kontum.gov.vn, Chuyên đề 3, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân
http://sotuphap.kontum.gov.vn › Uploads › files, , truy cập ngày 16/5/2023.
Trang 15quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân, gửi cho các cơ quan đề nghị xây dựng quyết định;Văn phòng ủy ban nhân dân gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp xem xét, kiểm tra dé báo cáo chủtịch ủy ban nhân dân; Sau khi xem xét, kiểm tra, Sở Tư pháp chuyền lại hồ sơ cho Văn
phòng ủy ban nhân dân; Văn phòng ủy ban nhân dân tham mưu chủ tịch ủy ban nhân dân
ban hành quyết định gửi các cơ quan đề nghị xây dựng quyết định
Giai đoạn 2: Cơ quan chủ trì: Thành lập Ban hoặc Tổ soạn thảo; Dự thảo quyếtđịnh, lấy ý kiến, đăng công báo quyết định; Cơ quan chủ trì tiếp thu ý kiến, hoàn thiện Dựthảo quyết định; Cơ quan chủ trì gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp thấm định; Sở Tư pháp gửi báocáo thâm định và hé sơ cho cơ quan chủ trì; Cơ quan chủ trì hoàn thiện hồ sơ theo quy định
và gửi đến Uy ban nhân dân (thong qua Văn phòng tập hợp hồ sơ, trình chủ tịch uy bannhân dân); Chủ tịch ủy ban nhân dân họp, biểu quyết
Bước 2: Soạn thảo văn ban sửa đổi, bồ sung văn bản quy phạm pháp luật
Đề soạn thảo văn ban sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, câu hỏi đặt ra
là ai thành lập Ban soạn thảo? thành phần gồm có những ai Thông thường Ban soạn thảo
do cơ quan chủ trì thành lập Từ Ban soạn thảo là theo luật, nhưng chỉ dành cho một số vănbản ở tầm hiệu lực lớn như: Luật; Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Uyban Thường vụ Quốc hội và một số Nghị định Nhưng đối với một số Nghị định sửa đôi,
bồ sung một số điều hay là thông tư, nghị quyết, quyết định của Uy ban nhân dân captỉnh thì không gọi là Ban soạn thảo mà gọi là Tổ soạn thảo hoặc Ban biên tập Đề xuất ýtưởng sửa đồi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật từ cơ quan nào và được Quốc hội đồng
ý thì quay trở về cơ quan đó chủ trì soạn thảo
“15 Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chỉnh phủ trình thi Thủ tướng Chínhphủ giao cho một bộ hoặc cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo, cơ quan được giao chủ trìsoạn thảo có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo, trừ trường họp quy định tại điểm akhoản I Điêu này
Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan khác, tổ chức trình thì cơquan, tô chức đó có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo và chủ trì soạn thảo, trừ trườnghợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này”
Vi dụ: đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Dat đai là Bộ Tài nguyên và Môi trường, thìsau một vai quy trình như trên nếu Quốc hội đồng ý sửa đổi, b6 sung Luật Dat đai thì quaytrở về Bộ Tài nguyên và Môi trường là nơi soạn thảo; đê xuât sửa đôi, bô sung Bộ luật
15 Khoản 2,3 Điều 52 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
Trang 16Hình sự nếu Quốc hội đồng ý, thì Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì thực hiện Như vậy, chủthé nào là tác giả đề nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật thi chủ thé đó đượcgọi là chủ thé chủ trì soạn thảo Trừ một số Luật quan trọng lớn như Bộ luật Hình sự, Bộluật Tố tụng Hình sự hay là Bộ luật Dân sự thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thành lập Bansoạn thảo.
“15Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủtrì soạn thảo trong những trường hợp sau đây: Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiễu lĩnh vực; Dự án luật, dự thảo nghị quyết do
Ủy ban thường vụ Quốc hội trình; Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do đại biểuQuốc hội trình, thành phân Ban soạn thảo do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo
dé nghị của đại biểu Quốc hội `
Thành phần Ban soạn được quy định tại Điều 53 của Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật năm 2015 Trong đó gồm !”Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, tổ chứcchủ trì soạn thảo và thành viên khác là đại diện cơ quan, tô chức chủ trì soạn thảo, cơ quan,
tô chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học Đối với Bạn soạn thảo dự án luật, pháplệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì thành phần Ban soạn thảo phải có các thànhviên là đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ Ban soạn thảo phải có itnhất là chín người
Nhiệm vụ của Ban soạn thảo chiu trách nhiệm nghiên cứu chính sách dé chuyén tai
thành từng quy định và dam bao chất lượng cho từng dự thảo, đây là việc lớn của Ban soạn
thảo, Tổ biên tập là người soạn giúp Ban soạn thảo chuyền chính sách thành quy định, nhưvậy trực tiếp làm là Tổ biên tập Dé chuyên được chính sách thành quy định, Tổ biên tậpphải xây dựng đề cương từ đề cương sơ lược đến đề cương chỉ tiết
!#Trình bay văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều Về tên gọi của văn bản sửa đổi,
bố sung một số điều gồm tên loại văn bản có kèm theo cum từ “sửa đôi, bố sung một SỐ
điêu của” và tên đây đủ của văn bản được sửa đôi, bô sung một sô điêu.
16 Khoản 1 Điều 52 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
17 Điều 52 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
18 Xem; backan.gov.vn Chuyên đề 2 Kỷ năng soạn thảo văn bản quy phạm, https://chomoi.backan.gov.vn › Chuyên đề 2.K, truy cập
ngày 16/5/2023.
Trang 17Đối với !°Luật, pháp lệnh sửa đổi, bồ sung một số diéu của luật, pháp lệnh khác(Tuật sửa đổi đơn) Văn bản sửa đôi, bố sung một số điều là văn bản sửa đồi, bố sung, mộthoặc một số quy định của văn bản hiện hành sau khi được ban hành Bồ cục nội dung đượctrình bày thành các điều theo thứ tự: điều quy định về nội dung sửa đôi, bô sung; hoặc thayđổi từ ngữ liên quan đến nhiều điều, khoản trong văn bản hiện hành; điều quy định về tráchnhiệm tô chức thực hiện (nếu có) và điều quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản.Các khoản quy định nội dung sửa đổi, bổ sung được sắp xếp theo thứ tự tương ứng với trật
tự các điều, khoản của văn bản được sửa đối, bô sung ?°Về cách đánh số thứ tự của điều,khoản bé sung thì căn cứ vào nội dung bô sung dé xác định vị trí của điều, khoản bố sungtrong văn bản hiện hành Đánh số thứ tự của điều, khoản bổ sung băng cách ghi kèm chữcái theo bảng chữ cái tiếng Việt vào sau số chỉ điều, khoản đứng liền trước đó
Vi dụ: Điều 1 Sửa đôi, b6 sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật
1 Sửa đôi, b6 sung một số khoản của Điều 4 như sau:
b) Sửa đổi, bô sung khoản 8 và bé sung khoản 8a vào sau khoản 8 như sau:
Số thứ tự của chương, mục, tiêu mục, điều, khoản được bổ sung được thể hiện gồmphan số va phần chữ Phan số được thé hiện theo sé thứ tự của chương, mục, điều, khoảntrong văn bản được sửa đổi, bố sung Phan chữ được sắp xếp theo thứ tự trong bang chữ cáitiếng Việt ?!Số thứ tự của chương, mục, tiểu mục, điều, khoản được bồ sung được thé hiện
gồm phần số và phần chữ Phần số được thể hiện theo số thứ tự của chương, mục, điều,
khoản trong văn ban được sửa đổi, bổ sung Phan chữ được sắp xếp theo thứ tự trong bảngchữ cái tiếng Việt Số thứ tự của điểm được bổ sung được thé hiện gồm phần chữ và phần
số Phần chữ được thể hiện theo thứ tự của điểm trong văn bản được sửa đôi, bố Sung Phần
số được sắp xếp theo thứ tự bắt đầu từ số 1 Việc trình bày văn bản sửa đôi, bố sung một sốđiều không được làm thay đổi trật tự các điều, khoản không bị sửa đổi, b6 sung của văn bảnhiện hành.
12 Mục 6.1.2.2 giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật trường Đại học Luật Hà Nội: Soạn thảo nội dung của luật, pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung
20 Mục 7.1.2.2, Chương 7, Giáo trình xây dựng van bản pháp luật, Trường Đại hoc Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp, Ha Nội, 2017;
21 Điều 79, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trang 18?2Đối với Luật, pháp lệnh sửa dong thời nhiễu luật, pháp lệnh khác (luật sửa nhiễuluật) thì văn ban sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản là văn ban sửa đồi, bổ sung đồng thời cácquy định của nhiều văn bản có liên quan Tùy theo nội dung được sửa đổi, bổ sung, tên củavăn bản sửa đôi, bỗ sung nhiều văn bản được thể hiện như sau: Tên luật/pháp lệnh kèm theocụm từ “stra đồi, bổ sung một số điều của” văn bản được sửa đôi, bố sung (ví dụ: Luật sửađôi, bỗ sung một số điều các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản) hoặc liệt kê cụ thêtên văn bản được sửa đôi, bố Sung Về bố cục của luật, pháp lệnh sửa đôi, bố sung nhiềuvăn bản có thể bố cục thành các điều khác nhau, mỗi điều chứa đựng nội dung được sửađôi, bé sung của một văn bản, trừ điều cuối cùng quy định về trách nhiém/t6 chức thựchiện/thời điểm có hiệu lực của chính văn ban sửa đôi, bố sung nhiều văn bản đó Nội dungcác điều, khoản của luật, pháp lệnh sửa đổi, bố sung nhiều văn bản phải xác định rõ tênluật, pháp lệnh, điều, khoản, điểm của các luật, pháp lệnh liên quan được sửa đôi, bố sung.
Vi dụ: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng
cơ bản
Điều 1 Sửa đồi, bố sung một số điều của Luật Xây dựng
1 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7 Năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dung ”
Điêu 2 Sửa đôi, bô sung một sô điêu của Luật Dau thâu
Tên điều của luật, pháp lệnh là mệnh lệnh chỉ dẫn việc sửa đôi, bỗ sung của từngvăn bản cụ thê Điều của luật, pháp lệnh sửa đôi, bố sung nhiéu luat, pháp lệnh có thé được
bố cục thành khoản; khoản có thé được bố cục thành các điểm Khoản gồm mệnh lệnh chỉdẫn việc sửa đôi, bố sung chương, mục, điều, khoản, điểm kèm theo nội dung sửa đôi, bốsung Nội dung sửa đổi, bố sung được sắp xếp theo thứ tự tương ứng với trật tự các điều,
khoản của văn bản được sửa đôi, bô Sung Kết quả của bước soạn thảo là chúng ta có được
dự thảo tương đối hoàn chỉnh văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật.Bước 3: Tham định, thẩm tra văn bản sửa đổi, bồ sung văn bản quy phạm pháp luậtTham định, thâm tra văn bản quy phạm pháp luật là việc cơ quan có thâm quyềncủa Nhà nước xem xét toàn diện dự thảo trước khi trình cơ quan có thâm quyền ban hành
?2 Điều 80, 81, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
23 Xem: luatduonggia.vn Thẩm tra là gì? Thẩm định thẩm tra văn bản quy phạm pháp https://luatduonggia.vn ›
van-de-tham-dinh-tham-tra-va , truy cập ngày 16/5/2023.
Trang 19văn bản quy phạm pháp luật Thâm định, thâm tra là những hoạt động tương tự nhau vềchuyên môn nhưng có một số điểm khác biệt Mọi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đềuđược thâm định nhưng riêng đối với các dự án văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng nhân dân còn được thâm tra bởi các cơ quanchuyên trách của Quốc hội và Hội đồng nhân dân Về phạm vi, thấm tra và thầm định đềuxem xét tinh hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo, bên cạnh đó thẩm định còn xem xét về
sự can thiết ban hành văn bản, đối tượng và phạm vi điều chỉnh, kỹ thuật soạn thảo văn bản;thâm tra còn xem xét về tính chính trị, tính hợp lí và tính khả thi của dự thảo Nguyên tắcthấm định, thâm tra là bảo đảm tính khách quan và khoa học; tuân thủ trình tự, thủ tục và
thời hạn thâm định dự án, dự thảo; bảo đảm sự phối hợp giữa các đơn vi thuộc Bộ Tư pháp,
phối giữa Bộ Tư pháp với cơ quan liên quan; bảo đảm sự trao đôi, thảo luận tập thê trongđơn vị được giao thâm định dự án, dự thảo
Ở trong bước này, chúng ta cũng lần lượt đặt câu hỏi: thế thì ai sẽ là cơ quan thựchiện hoạt động này? Nếu ở giai đoạn đề nghị, chúng ta cũng có chữ thâm định, thâm tra, thìthâm định thuộc Bộ Tư pháp; Tham tra thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nhưng đó làthâm tra đề nghị Có 2 từ thâm tra, thâm tra đề nghị chỉ nằm trong giai đoạn 1, đó mới chỉ
là ý tưởng Còn thâm tra Dự thảo văn bản giai đoạn này là cái mà đem ra thâm tra khôngcòn là ý tưởng đề nghị mà là Dự thảo văn bản tương đối hoàn chỉnh đem ra để soi, để xemxét đánh giá lại Ở giai đoạn này, hiện nay theo quy định của pháp luật (Luật Ban hành vănbản quy phạm pháp luật năm 2015) thì chủ thể thâm định ở trung ương là Bộ Tư pháp, ởđịa phương là Sở Tư pháp Nếu là Thông tư thì thuộc các đơn vị pháp chế (Vu pháp chế)của bộ, cơ quan ngang bộ Riêng ngành công an gọi là Cục pháp chế và cải cách hành chính
Ở địa phương các tinh thì thuộc Sở Tư pháp; cấp huyện có Phòng Tư pháp Do là nhữngchủ thé có thâm quyền thẩm định hiện nay
Đối với những văn bản luật sửa đôi bố sung do Bộ Tư pháp soạn, hay những Dự thaophức tạp, rất phức tạp, quan trọng và những Dự thảo do Bộ Tư pháp soạn thì bắt buộc phảithành lập một cơ quan độc lập lâm thời đó là Hội đồng thâm định để khách quan Vì vậy,
Bộ Tư pháp vẫn vào cuộc nhưng không phải một mình Bộ Tư pháp mà có sự tham gia của
nhiều cơ quan khác gọi tên là Hội đồng thâm định Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp làChủ tịch Hội đồng, tùy theo nội dung mà có sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, sự thamgia các bộ và của những cơ quan khác, thậm chí Tòa án nhân dân tôi cao và Viện kiểm sátnhân dân tối cao Nói tóm lại, những cơ quan thâm định chính là những cơ quan tư phápthuộc khối cơ quan Hành pháp
Trang 20Đối với cơ quan thâm tra, ở trung ương, đó là Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban củaQuốc hội Ở địa phương, thuộc các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và huyện.
Nhu vậy, thâm tra thì thuộc các cơ quan quyền lực; thắm định thuộc cơ quan Hànhpháp Kết quả của giai đoạn thâm định, thâm tra đó là cơ quan thâm định, thâm tra phảisoạn một báo cáo thâm định, thẩm tra dé gửi cơ quan chủ trì soạn thảo lưu vào hồ sơ.Bước 4: Trình văn bản sửa đổi, bồ sung văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn bị một bộ hồ sơ dé gửi lên chủ thé có thâm quyềnxem xét trước khi ban hành Tùy từng văn bản quy phạm pháp luật sửa đôi, bố sung màthành phan hồ sơ khác nhau Đối với văn bản luật, pháp lệnh sửa đồi, b6 sung do Chính phủtrình, hồ sơ gồm có: Tờ trình Chính phủ về dự thảo sửa đôi, bổ sung; dự thảo văn ban sửađổi, bổ sung; bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản sửa đôi, bổ sung; báocáo về lồng ghép van đề bình đăng giới trong dự thảo sửa đổi, bố sung, nếu trong dự thảo
có quy định liên quan đến van đề bình đăng giới; bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiếngóp ý; bản chụp ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ; tài liệu khác (nếu có)
Bước 5: Xem xét, thông qua dự thảo văn bản sửa đổi, bồ sung văn bản quy phạm pháp luật
Văn ban sửa đổi, b6 sung văn bản quy phạm pháp luật được thông qua bởi tập thé
cơ quan băng biéu quyết thông qua đa số đồng ý, đó là: Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốchội, Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp;
Uỷ ban nhân dân các cấp Những văn bản của các cơ quan khác chỉ cần thủ trưởng cơ quanquyết định, đó là thông qua bởi cá nhân: Thông tư Bộ trưởng, Quyết định của Thủ tướng;Quyết định của Tổng kiểm toán Nhà nước; Thông tư Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;Thông tư Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Cách thức thông qua là cơ quan soạn thảo trình bay Dự thảo văn ban sửa đổi, bổsung văn bản quy phạm pháp luật, các đại biểu cho ý kiến, đóng góp ý kiến và cuối cùngyêu câu chỉnh sửa lại một lần nữa văn ban sửa đổi, bố sung văn bản quy phạm pháp luật(nếu có) trước khi người có thẩm quyền ky, chứng thực dé ban hành
Bước 6: Ký, ban hành, công bố công khai văn bản sửa đổi, bồ sung văn bản quy phạm phápluật
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, b6 sungmột số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020, thì Luật doQuốc hội ban hành, nhưng Chủ tịch Quốc hội là người ký (điểm e, khoản 3-Diéu 75 Luật).Pháp lệnh, nghị quyết do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành nhưng Chủ tịch Quốc hội
Trang 21sẽ thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ký Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết,nhưng Chủ tịch Hội đồng nhân dân thay mặt ký nghị quyết.
Sau khi ký, thì triển khai văn bản sửa đổi, b6 sung văn bản quy phạm pháp luật déthi hành, tức là công bố, công khai Hiện nay công bố, công khai buộc băng Lệnh của Chủtịch nước với những văn bản quy phạm pháp luật, đó là: Luật, nghị quyết Quốc hội, Pháplệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bắt buộc phải băng Lệnh của Chủ tịch nước
Về đăng công báo, cơ quan quản lý là Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy bannhân dân cấp tỉnh (công báo giấy, công báo điện tir), nghị định phải đăng công báo; đăngtrên internet qua Website của từng cơ quan và qua truyền thông báo chí./
3 Một số giải pháp nhằm ngày hoàn thiện hơn trong quy trình ban hành văn bản sửađối, bo sung văn bản quy phạm pháp luật
Một là, cần có quy định trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc ban hành văn bản sửađổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật dé kịp thời phù hợp với với đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước và phù hợp với thực tiễn
Hiện nay, việc xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn theo LuậtBan hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bố sung một số điều củaLuật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020 đã quy định việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn Nhưng chưa quy định trình tự, thủtục rút gọn đối với việc ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật đểsửa đôi, b6 sung một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật là chưa phù hợp vớithực tiễn ban hành văn bản bản hiện nay Do đó, cần quy định hợp lý hơn việc xây dựng,ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn đối với văn bản sửa đồi,
bồ sung văn bản quy phạm pháp luật
Hai là, đề hạn chế tình trạng “tuổi thọ của một số dự án Luật hay một số văn bảnquy phạm pháp luật ngày càng trẻ hóa” dẫn đến việc sửa đổi bổ sung
Hiện nay, có rất nhiều nhiều Luật hoặc một số văn bản quy phạm pháp luật khi mớiban hành trong thời gian rất ngắn đã phải tiễn hành sửa đổi, bổ sung Do rất nhiều nguyênnhân: năng lực, tư duy của chủ thé soạn thảo; do xu hướng phat triển của xã hội; có khikhông tránh việc lợi ich nhóm Vì vậy, các cơ quan của Nhà nước xem xét lại quy trìnhban hành văn bản quy phạm pháp luật, từ khâu đề nghị đến thành lập ban soạn thảo Đốivới các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình, thiết nghĩ ban soạn thảo phải đặt dưới sựgiám sát của Quốc hội Vì đặt ở Chính phủ thì Chính phủ sẽ giao cho một bộ nào đó chủ trì
và bộ đó giao cho một Vụ nào đó, cho nên không thoát khỏi khi soạn sẽ dẫn đến có lợi cho
Trang 22Nhà nước, cho bộ đó; đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, ban soạn thảo có
sự tham gia của nhiều bộ, ngành, các nhà khoa học, các nhà chuyên môn; đối với văn bảnquy phạm pháp luật ở địa phương, tổ soạn thảo có sự tham gia của các sở, ban, ngành cácnhà chuyên môn tại đại phương Có như vậy, mới có sự khách quan, độc lập hạn chế lợi íchnhóm đồng thời có tầm nhìn dé văn bản quy phạm pháp luật được ôn định lâu dài, hạn chếviệc sửa đồi, b6 sung
Ba là, nâng cao trách nhiệm của chủ thể có thâm quyền dé nghị sửa đôi, bổ sungluật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, nghịquyết của hội đồng nhân dân các cấp trong việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị; trách nhiệm của cơquan chủ trì soạn thảo trong việc xây dựng báo cáo về văn bản quy phạm pháp luật sửa đối,
bồ sung và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan./
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
2 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 Nghị định số 154/2020/NĐ-
CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đôi, bô sung một số điều của Nghị định sỐ34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện phápthi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
3 Nghị quyết số 351/2017/UBTVQHI14 ngày 14/3/2017 của Uỷ ban thường vụ Quốc hộiquy định thê thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ banThường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
4 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư;
5 Mục 7.1.2.2, Chương 7, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017;
6 Xem: moj.gov.vn Một số dé xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, https://tgpl.moj.gov.vn › Pages › hoi-nhap-phat-trien, truy cập ngày 16/5/2023.
7 Xem: luatduonggia.vn Thẩm tra là gì? Thẩm định thẩm tra văn bản quy phạm pháp https://luatduonggia.vn › van-de-tham-dinh-tham-tra-va , truy cập ngày 16/5/2023.
8 Xem: thainguyen.gov.vn, Nghiép vụ xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
https://sotp.thainguyen.gov.vn > content › nghiep-vu- , truy cập ngày 20/5/2023.
Trang 239 PGS.TS Hoàng Văn Tú-Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Xây dung và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rut gọn http://lapphap.vn › Pages ›
tintuc > tinchitiet, lapphap.vn, truy cập ngày 19/5/2023.
10 Xem: tayninh.gov.vn, Hudng dẫn một số nội dung về quy trình rà soát văn bản quy hftps://sotuphap.tayninh.gov.vn › h-ng-d-n-m-t-s-n-1- , truy cập ngày 22/5/2023.
11 Xem: thuvienphapluat.vn, Sia đổi, bồ sung, thay thé, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành
hftps://thuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luat > iframe, truy cập ngày 22/5/2023.
12 Xem: luatminhkhue.vn Sửa bối, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật là gì
?https://luatminhkhue.vn › › Từ điển Pháp luật, truy cập ngày 24/5/2023
13 Xem: noichinh.vn, Sửa đổi, bồ sung, thay thé, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành hftps://noichinh.vn › hoi-dap-phap-luat › sua-doi-bo-s truy cập ngày 24/5/2023.
14 Xem: luatduonggia.vn, Quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thé văn bản pháp luậthttps://luatduonggia.vn »quy-dinh-ve-sua-doi-bo-sun, truy cập ngày 26/5/2023.
15 Xem: thuathienhue.gov.vn, Một số ý kiến góp ý vào du thảo Luật sửa đổi, bổ - Sở Tupháp, https://stp.thuathienhue.gov.vn > truy cập ngày 26/5/2023.
16 Xem: moj.gov.vn, M6t số dé xuất sửa đổi, bồ sung Luật Ban hành văn bản quy ,https://tgpl.moJ.gov.vn › Pages › hoi-nhap-phat-trien, truy cập ngày 27/5/2023.
17 Xem: camau.gov.vn, Mot số điểm mới của Luật sửa đổi bồ sung mot số điều của https://sotttt.camau.gov.vn › wps > portal › motdiem, truy cập ngày 27/5/2023.
18 Xem: backangovvn, chuyên dé 2 kỹ măng soạn thảo văn bản quyphạm https://chomoi.backan.gov.vn › Chuyên đề 2.K, truy cập ngày 29/5/2023
19 Xem: binhdinh.gov.vn, Phân biệt các biện pháp xử lý văn bản quy phạm có dau hiệu hftps://stp.binhdinh.gov.vn › hoat-dong-xay-dung-kie , truy cập ngày 29/5/2023
20 Xem: kontum.gov.vn, Chuyên đề 3, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hộiđồng nhân dân, ủy ban nhân dân
http://sotuphap.kontum.gov.vn › Uploads › files, , truy cập ngày 01/6/2023./.
Trang 24THÂM QUYEN VA NỘI DUNG SỬA DOI BO SUNG
VAN BAN QUY PHAM PHÁP LUAT
ThS Ngô Linh Ngoc
1 Tham quyền sửa đổi bé sung van bản quy phạm pháp luật
Sửa đôi, bố sung văn bản quy phạm pháp luật là thay đổi một phan nội dung của vănbản quy phạm pháp luật hiện hành nhăm làm cho nội dung của văn bản quy phạm pháp luật
đó phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và yêu cầu của thực tiễn đặt ra Việc sửa đổi,
bồ sung văn bản quy phạm pháp luật được tiễn hành theo thâm quyền, trình tự, thủ tục dopháp luật quy định.
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, việc sửa đổi bé sungvăn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:
1 Văn bản quy phạm pháp luật chi được sửa đổi, bồ sung, thay thé hoặc bãi bỏ bằngvăn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bịđình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩmquyên Văn bản sửa đổi, bồ sung, thay thé, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác
phải xác định rõ tên văn bản, phan, chuong, muc, tiéu mục, điễu, khoản, điểm của văn bản
bị sửa đối, bồ sung, thay thé, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành Văn bản bãi bỏ văn bảnquy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định
2 Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải đồng
thời sửa đồi, bồ sung, bãi bỏ văn bản, phan, chuong, muc, tiéu mục, điều, khoản, điểm của
văn ban quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trai với quy định của văn bản moi do;trường hợp chưa thé sửa đổi, bồ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh
mục văn bản, phan, chuong, muc, tiéu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp
luật do mình đã ban hành trải với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và cótrách nhiệm sửa đối, bồ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực
Trường hợp văn bản, phan, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bảnquy phạm pháp luật do mình đã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp
tục được áp dụng thì phải được chỉ rõ trong van ban mới do.
3 Một văn bản quy phạm pháp luật có thé được ban hành để dong thời sửa đối, bồsung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quanban hành trong các trường hợp sau đáy:
a) Dé thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên;
Trang 25b) Nội dung sửa đối, bồ sung, thay thé, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau dé bảodam tinh đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành;
c) Đề thực hiện phương án don giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt”.Khi bàn về thâm quyền sửa đôi bổ sung văn bản, có thé thay quy định của pháp luậtrất rõ, là Van bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bang
văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị
đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thầm quyền(Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạmpháp luật năm 2002) Ngoài ra, đối với văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt là Hiến phápthì có quy định việc sửa đổi, bổ sung phải theo thủ tục đặc biệt do Hiến pháp quy định:
“Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hién pháp khi có ít nhất hai phan batong số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành "2°
Như vậy, chủ thể nào có ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì chính chủ thê đó
có quyền sửa đôi bồ sung văn bản quy phạm pháp luật do minh ban hành
Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải đồng thờisửa đôi, bố sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của vănbản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới đó; trườnghợp chưa thể sửa đổi, bố sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn
bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do
mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệmsửa đôi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực Trường hợp vănbản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật domình đã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp tục được áp dụng thì
phải được chỉ rõ trong văn bản mới đó.”
2 Nội dung sửa đổi bỗ sung văn bản quy phạm pháp luật
Khi một số nội dung chứa đựng trong các VBQPPL có những khiếm khuyết, khôngcòn phù hợp thực tiễn thì đó là những nội dung sẽ được sửa đổi trong VBQPPL Ngoài ra,khi nội dung có khiếm khuyết này nằm trong mối liên quan với nhiều VBQPPL khác thiđặt ra yêu cầu phải sửa tất cả các quy định này nhằm đảm bảo tính thống nhất Vì vậy, khi
2 Khoản I Điều 120 Hiến pháp 2013
? https://noichinh vn/hoi-dap-phap-luat/202
108/sua-doi-bo-sung-thay-the-bai-bo-hoac-dinh-chi-viec-thi-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-309982/ truy cap ngay 30.5.2023
Trang 26ban hành văn ban dé sửa đổi bé sung, chủ thé có thâm quyền có thé ban hành hai loại vănbản sau: văn bản sửa đổi, bố sung một số điều và văn bản sửa đổi, bố sung nhiều văn bản.2.1 Văn bản sửa đổi, bd sung một số điều:
Văn ban sửa đôi, bố sung một số điều là văn bản sửa đôi, bố sung, thay thế, bãi bỏmột hoặc một số quy định của văn bản hiện hành” Văn bản sửa đổi, bố sung một số điềuphải xác định rõ phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm được sửa đổi, bố sung,thay thé, bãi bỏ Tên của văn bản sửa đồi, bố sung một số điều gồm có tên loại văn bản cókèm theo cụm từ “sửa đồi, bố sung một số điều của” và tên đầy đủ của văn bản được sửađổi, bố sung một số điều Trường hợp sửa đổi, bố sung hoặc bãi bỏ toàn bộ đối với một
phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm thì sau tên loại văn bản kèm theo cụm từ
“sửa đôi” hoặc “bãi bỏ” và số thứ tự của phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm
và tên đầy đủ của văn bản được sửa đổi, bỗ sung một số điều
Văn bản quy phạm pháp luật chi được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ bằng vanbản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bãi bỏbăng văn ban của cơ quan nhà nước, người có thâm quyên Văn bản sửa đôi, b6 sung, thay
thế, bãi bỏ văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều,
khoản, điểm của văn bản bị sửa đôi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quyđịnh Đây là loại VBQPPL có kết cấu nội dung khác đặc thù, mặc dù là VBQPPL nhưngkhông có chương mục, mà chỉ có điều khoản, và số lượng điều trong VBQPPL sửa đôi bốsung một số điều của VBQPPL thường chỉ có 2 hoặc 3 điều
a Quy định về bố cục của văn bản sửa đổi, bố sung một số điều:
Tuy theo nội dung, văn bản sửa đôi, bố sung một số điều của một văn bản có théđược bố cục thành các điều như sau:
- Điều quy định về nội dung sửa đổi, bổ sung;
- Điều khoản thi hành quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản; trách nhiệm tô chứcthực hiện (nếu có)
Các khoản quy định nội dung sửa đổi, bố sung, thay thé, bãi bỏ được sắp xếp theothứ tự tương ứng với trật tự các điều, khoản, điểm của văn bản được sửa đổi, bố sung một
sô điêu.
?6
https://Iuathoanganh.vn/to-chue-bo-may-nha-nuoc/quy-dinh-ve-sua-doi-bo-sunø-thay-the-bai-bo-hoac-dinh-chi-viec-thi-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-Iha6425.html truy cập ngày
02.6.2023
Trang 27b Quy định về cách đánh số thứ tự của điều khoản bỗ sung và trật tự các điều khoảncủa văn bản được sử đổi, bỗ sung một số điều:
Việc đánh số thứ tự của điều khoản bổ sung được thực hiện như sau:
- Căn cứ vào nội dung bô sung dé xác định vị trí của điều khoản bố sung trong vănban được sửa đôi, bố Sung;
- Đánh số thứ tự của điều khoản bồ sung bằng cách ghi kèm chữ cái theo bang chữcái tiếng Việt vào sau số chỉ điều khoản đứng liền trước đó;
- Số thứ tự của phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản được bé sung được thế
hiện gồm phần số và phần chữ Phần số được thể hiện theo số thứ tự của phần, chương,mục, tiểu mục, điều, khoản trong văn bản được sửa đôi, bố sung một số điều Phần chữđược sắp xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái tiếng Việt
- Số thứ tự của điểm được bồ sung được thé hiện gồm phan chữ và phần số Phầnchữ được thê hiện theo thứ tự của điểm trong văn bản được sửa đôi, bô sung một số điều.Phan số được sắp xếp theo thứ tự bắt đầu từ số 1
Việc trình bày văn bản sửa đôi, bé sung một số điều không được làm thay đôi thứ tựcác điều khoản không bị sửa đôi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ của văn bản được sửa đổi, bốsung một số điều
2.2 Van bản sửa đổi, bỗ sung, thay thé, bãi bỏ nhiều van ban:
Van bản sửa đôi, bổ sung nhiều văn bản là văn ban sửa đôi, bỗ sung, thay thế, bãi bỏđồng thời các quy định của nhiều văn bản có liên quan’ Ví dụ: Nghị định 10/2023/ND-
CP của Chính phủ sửa đôi bố sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành LuậtDat dai Đây là Nghị định sửa đổi b6 sung nhiều Nghị định khác bao gồm: Nghị định số43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của LuậtDat đai 2013; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá dat;Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đôi, b6 sungmột số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Dat dai
Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm ban hành theo thâm quyền hoặc đề nghị cơquan có thâm quyền ban hành một văn bản quy phạm pháp luật sửa đồi, bổ sung, thay thé,bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hànhtrong các trường hợp sau:
27
https://luathoanganh.vn/to-chuc-bo-may-nha-nuoc/quy-dinh-ve-sua-doi-bo-sung-thay-the-bai-bo-hoac-dinh-chi-viec-thi-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-lha6425.html truy cập ngày
02.6.2023
Trang 28- Khi cần hoàn thiện pháp luật để kịp thời thực hiện Điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Khi cần sửa đôi, b6 sung, thay thé, bãi bỏ đồng thời nhiều văn bản mà nội dungđược sửa đổi, bố sung, thay thế, bãi bỏ thuộc cùng một lĩnh vực hoặc có mối liên quan chặtchẽ dé bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành;
- Trong văn bản dé nghị ban hành có nội dung liên quan đến một hoặc nhiều văn bankhác do cùng một cơ quan ban hành mà trong văn bản đề nghị ban hành có quy định khácvới văn bản đó;
- Đề thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được cấp có thâm quyềnphê duyệt.
Cơ quan, tô chức, người có thâm quyền đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân cùng cấp ban hành một văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, b6 sung, thaythế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan banhành.
Tùy theo nội dung được sửa đổi, bổ sung, tên của văn ban sửa đổi, bố sung nhiềuvăn bản gồm có tên loại văn bản kèm theo cum từ “sửa đồi, bố sung một số điều của” vănbản được sửa đôi, bồ sung có cùng nội dung sửa đôi, bé sung liên quan được khái quát hoặcliệt kê cụ thé tên các văn bản được sửa đôi, bổ sung
Tùy theo nội dung, văn bản sửa đối, b6 sung nhiều văn bản có thể được bố cục thànhcác điều như sau:
- Các điều quy định về nội dung sửa đối, b6 sung; trong đó mỗi điều chứa đựng nộidung được sửa đôi, bô sung của một văn bản;
- Điều quy định về việc sửa đổi những nội dung mang tính kỹ thuật (nếu có);
- Điều khoản chuyên tiếp (nếu có)
- Điều khoản thi hành quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản sửa đổi, bổsung nhiều văn bản; trách nhiệm tô chức thực hiện (nếu có)
Nội dung các điều, khoản của văn bản sửa đôi, bô sung nhiều văn bản phải xác định
rõ tên văn bản; số thứ tự điều, khoản, điểm của các văn bản liên quan được sửa đôi, bốsung Tên điều của văn bản là quy định chi dẫn việc sửa đổi, bổ sung, thay thé, bãi bỏ củatừng văn bản cụ thé Điều của văn bản sửa đôi, bô sung nhiều văn ban có thé được bố cụcthành các khoản; khoản có thể được bố cục thành các điểm Khoản gồm quy định chỉ dẫnviệc sửa đôi, bô sung, bãi bỏ, thay thê phân, chương, mục, tiêu mục, điêu, khoản, diém kèm
Trang 29theo nội dung sửa đôi, bố sung, bãi bỏ, thay thế Nội dung sửa đôi, bố sung, thay thế, bãi
bỏ được sắp xếp theo thứ tự tương ứng với thứ tự điều, khoản, điểm của các văn bản đượcsửa đổi, bố sung
3 Một số van đề cần bàn luận
Thứ nhất la, quy định về ban hành VBQPPL sửa đôi bổ sung VBQPPL khác trongLuật Ban hành VBQPPL 2015 (sđbs 2020) mới chỉ mang tính chất chung, không có hướngdẫn cụ thể, chỉ tiết Điều đó đặt ra vấn đề: một VBQPPL có bao nhiêu % nội dung khiếmkhuyết thì sẽ sửa đổi bổ sung, và vượt qua ngưỡng đó thì liệu có ban hành mới VBQPPLhay không Tiêu chi nào dé lựa chọn việc sẽ sửa đổi bổ sung hay là ban hành mới mộtVBQPPL dé thay thế VBQPPL cũ?
Thứ hai là, việc ban hành VBQPPL sửa đổi bỗ sung VBQPPL khác hiện đang thựchiện khá phổ biến trên thực tế, dan đến có quá nhiều VBQPPL sửa đổi bé sung ra đời, hầunhư Luật nào cũng có Luật sửa đôi bổ sung một số điều của Luật đó, gây khó khăn cho việctra cứu , áp dụng quy định của pháp luật.
Thứ ba là, việc thực hiện quy định của pháp luật hiện nay luôn đòi hỏi phải có Nghịđịnh hướng dẫn thi hành đi kèm, việc có quá nhiều Luật sửa đổi bổ sung cũng kéo theo phải
có số lượng Nghị định hướng dẫn tương ứng, gây áp lực công việc cho Chính phủ Dẫn đếntình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành càng trở nên trầm trọng hơn nữa./