1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Đổi Mới Sản Phẩmcủa Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May Niêm Yết Trên Thịtrường Chứng Khoán Việt Nam.pdf

32 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Đổi Mới Sản Phẩm Của Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Nhóm 5
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Đắc Thành
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 458,71 KB

Nội dung

Doanh nghiệp rất ngại tiến hành nghiên cứu sáng chế theo nhu cầu của thịtrường nhằm tạo ra sản phẩm mới, bởi điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tiêutốn thêm lượng lớn nguồn lực cho một q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 3

1.2 Lý do chọn đề tài 3

1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 4

1.4 Lý thuyết khoa học có liên quan 12

2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 15

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 15

2.2 Câu hỏi nghiên cứu 16

2.3 Mô hình nghiên cứu 17

2.4 Giả thuyết nghiên cứu 18

2.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 18

2.6 Phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài 19

3 XÂY DỰNG THANG ĐO LƯỜNG BIẾN SỐ 19

3.1 Thang đo 19

3.2 Đánh giá 23

4.TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ ĐO LƯỜNG 23

4.1 Tổng hợp 24

4.2 Bảng khảo sát 27

5 KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

Để thực hiện và hoàn thành đề tài thảo luận này, chúng em đã nhận được sự hỗtrợ, giúp đỡ và tạo điều kiện của nhiều tổ chức và cá nhân Để tài thảo luậncũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ các kếtquả nghiên cứu liên quan, các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả cá nhân,các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị,

Trước hết, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo NguyễnĐắc Thành - người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dành nhiều thời gian, côngsức hướng dẫn chúng em trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành

để tải thảo luận

Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thương mại

đã tổ chức giang dạy và các Quý thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thứcquý báu, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và thảo luận

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong bài thảo luận này không tránh khỏi nhữngthiếu sót, hạn chế Em kính mong thầy tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp

đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn Một lần nữa, chúng em xin trân trọng cảmơn!!!

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2023

Tác giả Nhóm 5- 231_SCRE0111_17

Trang 4

1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực tế, những sản phẩm được sản xuất tại hầu hết doanh nghiệp ở nước tavẫn còn kém khả năng cạnh tranh, chưa thực sự đủ sức hấp dẫn ngay cả đối vớithị trường trong nước và càng khó khăn hơn khi tiếp cận với thị trường nướcngoài Doanh nghiệp rất ngại tiến hành nghiên cứu sáng chế theo nhu cầu của thịtrường nhằm tạo ra sản phẩm mới, bởi điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tiêutốn thêm lượng lớn nguồn lực cho một quy trình đổi mới sản phẩm Vì thế,doanh nghiệp cần thực sự nhận biết một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triểnsản phẩm mới nhằm giải quyết những khiếm khuyết, từ đó, sử dụng nguồn lựchiệu quả hơn, đưa ra nhiều sản phẩm mới thành công và tăng khả năng cạnhtranh trên thị trường Việc nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc đổi mới sảnphẩm của các doạnh nghiệp dệt may là rất quan trọng Nghiên cứu mang lạinghiều ý nghĩa thực tiễn và phần nào đóng góp vào các nghiên cứu về việc đổimới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam hiện nay

1.2 Lý do chọn đề tài:

- Thứ nhất: Là vấn đề hết sức quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp

- Thứ hai: Cần làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đổi mới sản phẩm Từ

đó đưa ra các chính sách hiệu quả

Thực tế, sản phẩm do hầu hết các công ty nước ta sản xuất vẫn chưa đủ sứccạnh tranh, chưa đủ sức hấp dẫn ngay cả đối với thị trường trong nước, việc tiếpcận thị trường này càng khó khăn hơn Các doanh nghiệp rất ngần ngại tiến hànhtìm kiếm bằng sáng chế để phát triển sản phẩm mới theo nhu cầu thị trường.Điều này là do các công ty cần dành nguồn lực đáng kể cho quá trình đổi mới sảnphẩm Vì vậy, để sửa lỗi và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, đưa sản phẩm mới

Trang 5

ra thị trường thành công hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanhnghiệp phải xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm mới.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần thực sự hiểu rõ một số yếu tố ảnh hưởng đến việcphát triển sản phẩm mới để sửa lỗi và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, tung rasản phẩm mới thành công hơn và tăng doanh thu là điều cần thiết Khả năng cạnhtranh trên thị trường Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sảnphẩm ở các công ty dệt may là rất quan trọng Nghiên cứu này mang lại nhiều ýnghĩa thực tiễn và góp phần một phần vào việc nghiên cứu đổi mới sản phẩm ởcác doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay

1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện:

1.3.1 Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này:

- Lý thuyết về đổi mới:

Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, bắt nguồn từthực tế về quá trình tìm kiếm sự thay đổi và đón nhận sự thay đổi trong hình thứcnày hay hình thức khác là một phần không thể thiếu trong lịch sử tiến hóa củanhân loại Một định nghĩa khá đầy đủ của đổi mới sáng tạo của Tổ chức Hợp tác

và Phát triển kinh tế (OECD) là “thực hiện một sản phẩm mới hay một sự cảitiến đáng kể (đối với một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể), một quy trình,phương pháp marketing mới, hay một phương pháp tổ chức mới trong thực tiễnkinh doanh, tổ chức nơi làm việc, hay các mối quan hệ đối ngoại” (OECD,2010)

Từ đó, chúng ta có thể thấy khái niệm đổi mới bao gồm cả khía cạnh côngnghệ và phi công nghệ Trong nghiên cứu này, khái niệm đổi mới được sử dụngbao gồm: đổi mới sản phẩm/ dịch vụ đổi mới công nghệ và đổi mới tổ chức

- Lý thuyết về đổi mới sản phẩm:

Các nghiên cứu về đổi mới sản phẩm dường như là phổ biến nhất vì nó bắtđầu từ rất sớm và nhiều trong số chúng có sẵn trên các nguồn học thuật (Bakar &

Trang 6

Ahmad, 2010; Barasa, Knoben, Vermeulen, Kim uyu & Kinyanjui, 2017;Chakrabarti, 1974; Cooper & Kleinschmidt, 1986).

Hướng dẫn OECD (2015) khái quát đổi mới sản phẩm là việc phát minh rasản phẩm mới hoặc cải tiến đáng kể sản phẩm hiện có về tính năng hoạt độnghoặc mục đích sử dụng (tiêu chuẩn kỹ thuật, linh kiện, vật liệu, phần mềm, sựthân thiện với môi trường) Sản phẩm ở đây là bao gồm cả hàng hóa và dịchvụ.OECD/Eurostat (2018) đã cập nhật thêm rằng sản phẩm được coi là sản phẩmđổi mới sáng tạo khi nó mới hoặc được cải tiến khác biệt đáng kể so với hànghóa/dịch vụ trước đây doanh nghiệp đã giới thiệu trên thị trường

Theo Raisch và Birkinshaw (2008), các công ty lớn thường có các nguồnlực để thực hiện hiệu quả các hoạt động liên quan đến việc tạo ý tưởng và thựchiện ý tưởng, trong khi các doanh nghiệp nhỏ ít tài nguyên phải đưa ra lựa chọn

và có thể không theo đuổi chiến lược để khiến công ty có thể đổi mới Bên cạnh

đó, các công ty lớn hơn có tài chính, tiếp thị tốt hơn, khả năng nghiên cứu mạnh

mẽ hơn và kinh nghiệm phát triển sản phẩm / quy trình sâu hơn sẽ tạo điều kiệncho việc chuyển đổi ý tưởng sáng tạo vào các sản phẩm và quy trìnhmới(Azadegan, Patel, & Parida, 2013; Branzei & Vertinsky, 2006)

Từ đó có thể kết luận rằng, đổi mới sản phẩm là việc tạo ra một sản phẩmhoàn toàn mới, hoặc cải tiến các sản phẩm truyền thống của công ty mình ViệcTạo ra một sản phẩm mới vô cùng khó khăn Thường phải có chi phí lớn để tạo

ra cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này, có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹthuật có khả năng triển khai hoạt động này…

- Lý thuyết tăng trưởng:

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tếtrong một thời kỳ nhất định Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc

sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng nhanh haychậm so với thời điểm gốc Dưới dạng khái quát, tăng trưởng kinh tế là sự gia

Trang 7

tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP)trong một thời gian nhất định (thường tính cho một năm).

Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:

+ Vốn: Vốn có vai trò rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế Mối quan hệgiữa tăng vốn đầu tư với tăng GDP gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm giatăng ICOR Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triểnvới các chỉ số ICOR thấp thường không quá 3%, nghĩa là phải tăng vốn đầu tư3%để tăng 1% GDP Vai trò của nhân tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế không.+ Con người: Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bềnvững Tất nhiên, đó là con người có sức khoẻ, có trí tuệ, có kỹ năng cao, có ý chí

và nhiệt tình lao động và được tổ chức hợp lý Con người là nhân tố cơ bản củatăng trưởng kinh tế bền vững bởi vì: thứ nhất, tài năng, trí tuệ của con người là

vô tận Đây là yếu tố quyết định trong nền kinh tế tri thức Còn vốn, tài nguyênthiên nhiên là hữu hạn.Thứ hai, con người sáng tạo ra kỹ thuật, công nghệ và sửdụng kỹ thuật, công nghệ, vốn… để sản xuất Nếu không có con người, các yếu

tố này không thể tự phát sinh tác dụng

Vì vậy, phát triển giáo dục – đào tạo, y tế… là để phát huy nhân tố conngười Đó chính là sự đầu tư cho phát triển

+ Khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng

để tăng trưởng kinh tế Đây là nhân tố cho phép tăng trưởng kinh tế và tái sảnxuất mở rộng theo chiều sâu Khoa học và công nghệ tiên tiến tạo ra năng suấtlao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, lao động thặng dư lớn, tạo ra nguồn tíchlũy lớn từ nội bộ nền kinh tế để đầu tư cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bềnvững

+ Cơ cấu kinh tế : Cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng để tăng trưởng kinh

tế Cơ cấu kinh tế bao gồm: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng và cơ cấu thànhphần kinh tế Cơ cấu kinh tế hợp lý thể hiện ở chỗ xác định đúng tỷ trọng, vaitrò, thế mạnh của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, từ đó phân bố các

Trang 8

nguồn lực phù hợp (vốn, sức lao động…) Cơ cấu kinh tế hợp lý có tác dụng pháthuy các thế mạnh, các tiềm năng, các yếu tố sản xuất của đất nước có hiệu quả,

là yếu tố quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

+ Thể chế chính trị và quản lý nhà nước: Đây là một nhân tố quan trọng và

có quan hệ với các nhân tố khác Thể chế chính trị ổn định và tiến bộ cùng với sựquản lý có hiệu quả của nhà nước tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh vàbền vững, khắc phục được những khuyết tật của những kiểu tăng trưởng kinh tế

đã có trong lịch sử (như gây ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo sâu sắc,sựphát triển chênh lệch quá lớn giữa các khu vực), đồng thời sử dụng và phát triển

có hiệu quả các nhân tố vốn, con người, khoa học, công nghệ, mở rộng tích lũy,tiết kiệm và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài (vốn, công nghệ…) để tăngtrưởng kinh tế có hiệu quả

- Lý thuyết dựa vào nguồn lực:

Quan điểm dựa vào nguồn lực bắt nguồn từ Barney (1991), được Acedo,Barroso và Galant (2006) phát triển thành lý thuyết dựa vào nguồn lực Việc pháttriển khuynh hướng nghiên cứu này đã được nhiều nhà nghiên cứu thựchiện(Barney, 2001; Priem và Butler, 2001; Makadok, 2001; Mahoney, 2001;Phelan Và Lewin, 2000) Tư tưởng chính của học thuyết nguồn lực RBV(Resource-Based View) là lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp nằm chủ yếutrong việc doanh nghiệp đó sử dụng hiệu quả một tập hợp các nguồn lực hữuhình và/hoặc vô hình có giá trị Các doanh nghiệp trên thị trường khác nhau vì sởhữu các nguồn lực khác nhau Theo RBV, doanh nghiệp được định nghĩa là nơitập trung, kết phối hợp các nguồn lực một cách hiệu quả hơn so với thị trường.Doanh nghiệp sẽ thành công nếu được trang bị các nguồn lực phù hợp nhất vàbiết phối kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnhtranh RBV tập trung phân tích các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp cũngnhư liên kết các nguồn lực bên trong với môi trường bên ngoài Do vậy, theo

Trang 9

RBV, lợi thế cạnh tranh liên quan đến sự phát triển và khai thác các nguồn lực vànăng lực cốt lõi của doanh nghiệp.

1.3.2 Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng

- Phương pháp nghiên cứu định tính:

Phương pháp này được thực hiện bằng kỹ năng nghiên cứu tài liệu thôngqua việc thu thập những thông tin từ sách báo, tạp chí khoa học trong nước vànước ngoài, hay từ các kho dữ liệu uy tín như Sciencedirect, Google scholar…vềcác khía cạnh nghiên cứu để có thể làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổimới sản phẩm ngành dệt may: Nguồn vốn, nhận thức lãnh đạo, hợp tác đổi mới,cạnh tranh thị trường, nguồn nhân lực, công nghệ mới sản phẩm của các doanhnghiệp may Bên cạnh đó, chúng ta có thể lược khảo tài liệu, nghiên cứu có liênquan đến quyết định đổi mới sản phẩm trong doanh nghiệp, phỏng vấn thông quainternet bằng biểu mẫu khảo sát để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổimới công nghệ của doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam Qua nghiên cứu tổng quan xác định một vài yếu tố tác động của hoạtđộng nghiên cứu khoa học đến sự đổi mới sản phẩm

- Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Phương pháp này áp dụng việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các

dữ liệu thu được từ các doanh nghiệp trên thị trường Đây là cách tiếp cận liênquan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ thống các thuộc tính địnhlượng và được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ giữa các biến trong môhình nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng được sử dụng chính làphương pháp khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi Cụ thể:

+ Khung mẫu: Lấy ý kiến của chủ doanh nghiệp dệt may trên thị trườngchứng khoán về những yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm

+ Tổng thể nghiên cứu: 100 chủ doanh nghiệp trong tổng số các chủ doanhnghiệp dệt may trên thị trường chứng khoán Việt Nam

+ Phần tử: chủ doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Trang 10

+ Độ tuổi: từ 18-60 tuổi

+ Giới tính: Nam, Nữ

+ Quy mô doanh nghiệp: Lớn, vừa và nhỏ

+ Lập bảng hỏi định lượng, lựa chọn thang đo và thiết kế bảng hỏi

- Phương pháp chọn mẫu: Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chọnmẫu phi ngẫu nhiên (phi xác suất), cụ thể là phương pháp lấy mẫu thuận tiệnbằng cách tạo và gửi bảng khảo sát trên Google Form

+ Đám đông trên mẫu: Chuỗi giá trị may mặc từ khâu thiết kế đến khâu bánhàng

+ Phần tử mẫu: Tất cả người làm việc trong doanh nghiệp dệt may niêm yếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam

+ Nhóm nghiên cứu dựa trên 2 đơn vị mẫu: Sản phẩm dệt may đổi mớihoàn toàn và Sản phẩm dệt may cải tiến

1.3.3 Những kết quả nghiên cứu chính:

- Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện đang giữ một vai trò quantrọng trong nền kinh tế quốc dân Sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp dệtmay trong 10 năm trở lại đây đã cải thiện nhiều về năng suất, chất lượng cũngnhư sự hài lòng của khách hàng tuy nhiên so với một số quốc gia dệt may hàngđầu trong khu vực và trên thế giới năng suất nói chung và năng suất lao động nóiriêng vẫn còn khoảng cách

- Sản lượng tăng trưởng của ngành khá cao Lao động khéo léo có thể sảnxuất được nhiều mặt hàng đa dạng như áo sơ mi, áo khoác, quần dài, và quần áothể thao tới áo thun, váy, đồ vest…Tuy nhiên chủ yếu sản xuất dựa theo đơn đặthàng, thiếu và yếu trong khâu thiết kế Hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệpViệt nam là không chủ động được nguyên vật liệu đầu vào trong nước và không

đủ khả năng tài chính để đề phòng giải quyết cho các trường hợp phát sinh rủi rokhi thực hiện hợp đồng nhằm đáp ứng việc giao hàng đúng thời hạn do nguyênnhân đến từ nguyên vật liệu chậm trễ Hình dưới đây cho thấy việc nhập khẩu

Trang 11

nguyên liệu gây ảnh hưởng rất lớn tới lợi thế cạnh tranh của hàng may mặc ViệtNam.

- Đối với hàng may mặc, tổng thời gian sản xuất là yếu tố lớn tác động đếnquyết định đặt hàng của khách hàng quốc tế Thời gian sản xuất ở đây bao gồmthời gian từ lúc các nhà bán lẻ/ các hãng đặt đơn hàng với các công ty may ViệtNam cho tới khi hàng sẵn sàng để giao Thời gian sản xuất trung bình của hàngViệt Nam là 60-90 ngày, ngắn hơn so với Bangladesh và Campuchia (80-120ngày) nhưng dài hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ, Thai Lan ( 40-90 ngày) Nhìnchung sự chênh lệch về thời gian sản xuất chủ yếu là do sự khác biệt về thời giannhập khẩu nguyên vật liệu và vận chuyển về Việt Nam và cách thức xử lý đơnhàng của Việt Nam còn yếu kém

Ngành dệt may Việt Nam đang có lợi thế trên trường quốc tế về công đoạnmay Năng suất chất lượng sản phẩm may của một số đơn vị trong ngành có thểtương đương với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới xét trên góc độcùng công nghệ sử dụng Tuy nhiên xét về tổng thể thì năng suất ngành may củaViệt Nam mới chỉ đạt mức trung bình khá Lấy ví dụ về năng suất của một số sảnphẩm phổ biến:

+ Sơ mi: 17-35 sơ mi/lao động/ca làm việc

+ Quần âu: 14-25 SP/lao động/ca làm việc

Giải thích cho có sự chênh lệch nói trên là ở những khác biệt về mức độ tựđộng và chuyên dùng của thiết bị, tay nghề của người lao động cũng như trình độquản lý của doanh nghiệp

Từ ví dụ minh họa trên cho thấy năng suất lao động của các đơn vị sản xuấthàng may mặc của Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn và đây cũng chính là cơhội để nâng cao năng suất Các đơn vị có năng suất thấp có thể học hỏi kinhnghiệm về kỹ thuật đầu tư, quản lý sản xuất, thị trường,… từ những đơn vị có

Trang 12

năng suất cao Tiềm năng về nâng cao năng suất cho các đơn vị sản xuất hàngmay mặc vẫn còn rất nhiều.

Mặc dù được đánh giá là khâu có lợi thế nhất trong chuỗi: sợi – dệt nhuộm– may – phân phối sản phẩm, tuy nhiên năng suất của các doanh nghiệp may củaViệt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để nâng cao năng suất trên cơ sở đầu tư bổsung thiết bị chuyên dùng và tự động hóa

1.3.4 Hạn chế của các nghiên cứu trước – những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

+ Các doanh nghiệp cần có truy cập vào các cơ sở hạ tầng nghiên cứu vàphát triển hiện đại để thực hiện các hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm Tuynhiên, các cơ sở hạ tầng này vẫn còn hạn chế và không đáp ứng đầy đủ nhu cầucủa các doanh nghiệp

+ Để thực hiện nghiên cứu và đổi mới sản phẩm hiệu quả, các doanh nghiệpcần có nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao Tuy nhiên, việctuyển dụng và đào tạo nhân lực chất lượng cao vẫn còn là một thách thức đối vớicác doanh nghiệp ở Việt Nam

+ Một yếu tố quan trọng khác là khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cậnkhách hàng Việc nghiên cứu và đổi mới sản phẩm chỉ có ý nghĩa nếu có thể tiếpcận và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm mới trên thị trường Tuy nhiên, các doanhnghiệp ở Việt Nam có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường nội địa vàquốc tế

- Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

Trang 13

+ Nghiên cứu về các chính sách và quy định liên quan đến sự đổi mới sảnphẩm trong ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam có thể giúp xác định nhữngrào cản và thách thức pháp lý mà các doanh nghiệp đang đối mặt Nghiên cứunày có thể tập trung vào việc đề xuất các chính sách hỗ trợ và cải thiện môitrường kinh doanh để khuyến khích sự đổi mới sản phẩm.

+ Nghiên cứu về khả năng tiếp cận nguồn lực và công nghệ mới có thể giúpđịnh rõ các yếu tố cần thiết để các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có thể nângcao khả năng đổi mới sản phẩm Điều này có thể bao gồm nghiên cứu về khảnăng tài chính, các nguồn lực nhân lực và công nghệ tiên tiến trong ngành

+ Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của cácdoanh nghiệp chế biến thực phẩm có thể giúp nghiên cứu tìm hiểu về các tháchthức và cơ hội trong việc tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường Nghiên cứunày có thể tập trung vào việc phân tích thị trường nội địa và quốc tế, xu hướngtiêu dùng và các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến sự tiếp cận thịtrường

+ Nghiên cứu về khả năng hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp chếbiến thực phẩm, các tổ chức nghiên cứu, trường đại học và các đối tác khác cóthể giúp tạo ra môi trường thúc đẩy sự đổi mới sản phẩm

1.4 Lý thuyết khoa học có liên quan

- Đổi mới công nghệ:

Lịch sử tiến bộ của xã hội loài người diễn ra chủ yếu nhờ thay đổi công cụ

và phương pháp sản xuất Sự thay đổi đó là sự thay đổi công nghệ Sự thay đổi

có tiến bộ công nghệ là đổi mới công nghệ

Theo OECD (2005): “Đổi mới công nghệ bao gồm các sản phẩm và quytrình mới và những thay đổi công nghệ quan trọng của sản phẩm và quy trình.Một đổi mới đã được thực hiện nếu có đã được giới thiệu trên thị trường Đổimới công nghệ là không thể tránh khỏi đối với các công ty muốn phát triển và

Trang 14

duy trì tính cạnh tranh hoặc đạt được mục tiêu thâm nhập vào thị trường mới(Souitaris, 2002) Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần chính hay toàn

bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quảhơn Đổi mới công nghệ có thể nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả củaquá trình sản xuất hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụthị trường”

“Đổi mới sáng tạo có đặc điểm là phải được thực thi”

Thuộc tính "mới" trong đổi mới sáng tạo theo chuẩn OECD (1) mới đối vớidoanh nghiệp, (2) mới đối với thị trường và (3) mới đối với thế giới

Có 4 loại đổi mới sáng tạo: Sản phẩm, quy trình, Marketing và tổ chứcTheo Branscomb (2001): “Đổi mới công nghệ là việc thực hiện thành công(trong thương mại hoặc quản lý) của một ý tưởng kỹ thuật mới Những đổi mớiđược phân biệt với các phát minh”.Các mô hình của quá trình đổi mới công nghệ

đã phát triển theo thời gian và hiện có thể tính đến nhiều yếu tố ngoài công tyảnh hưởng đến khả năng đổi mới (Branscomb, 2001)

Đổi mới công nghệ cũng có thể hiểu là sự đổi mới cách thức mà tổ chứcthực hiện các hoạt động và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ Đổi mới công nghệbao gồm:

- Đổi mới sản phẩm: Là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cảitiến các sản phẩm truyền thống của công ty mình Việc tạo ra một sản phẩm mớirất khó khăn.Thường phải có nguồn chi phí lớn để tạo ra cơ sở vật chất phục vụcho hoạt động này; có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có khả năng triểnkhai hoạt động…

+ Sản phẩm mới về công nghệ là sản phẩm có công dụng, tính năng hoàntoàn mới so với các sản phẩm cùng chủng loại được doanh nghiệp sản xuất trước

đó Sản phẩm mới có thể được tạo ra nhờ ứng dụng các công nghệ hoàn toànmới, hoặc bằng cách thay đổi cách thức tổ chức, tích hợp các công nghệ hiện có

để tạo ra tính năng,công dụng mới của sản phẩm

Trang 15

+ Sản phẩm được cải tiến về công nghệ được hiểu là một sản phẩm vẫnthuộc dòng sản phẩm trước đó, nhưng có tính năng, công dụng mới hơn nhờ cónhững cải tiến đáng kể về công nghệ Những đổi mới này có thể được tạo ra nhờviệc sử dụng loại nguyên vật liệu thích hợp hơn (chi phí thấp hơn hoặc tiết kiệmnăng lượng, bền hơn…), hoặc dựa trên việc đổi mới một số bộ phận/linh kiệncủa sản phẩm đó.

- Đổi mới quy trình sản xuất: là việc một doanh nghiệp đưa vào ứng dụngquy trình công nghệ sản xuất mới hoặc được cải tiến đáng kể về công nghệ sovới quy trình công nghệ sản xuất được doanh nghiệp ứng dụng trước đó

+ Quy trình mới: là cách thức mới để sản xuất ra sản phẩm và thường gắnvới hệ thống máy móc - thiết bị mới, dựa trên các nguyên lý công nghệ mới,phương pháp tổ chức sản xuất mới

+ Quy trình được cải tiến về công nghệ: là việc cải tiến cách thức sản xuất

để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nhưng thường vẫn dựa trêncác nguyên lý công nghệ cũ và sản phẩm sản xuất ra vẫn là các sản phẩm truyềnthống

- Đổi mới con người: Là sự đổi mới kiến thức, kỹ năng và các tố chất đạođức của con người để có thể thích nghi và vận dụng quy trình mới Con người làmột yếu tố cấu thành công nghệ, con người vận hành quy trình và sử dụng trangthiết bị Do vậy bên canh đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình, cần đổi mớicon người để có thể đảm bảo đổi mới công nghệ một cách toàn diện và đồng bộ.Ngoài ra, đổi mới công nghệ còn bị tác động bởi môi trường bên trong vàbên ngoài Cụ thể là:

- Thị trường và khách hàng: Nếu thị trường và khách hàng của một sảnphẩm nào đó được mở rộng sẽ thúc đẩy đổi mới công nghệ làm ra sản phẩm đó

- Nhu cầu của môi trường: Thực tiễn và nghiên cứu cho thấy hầu hết đổimới công nghệ xuất phát từ nhu cầu Nhu cầu có thể xuất pháp từ môi trường bêntrong (thay đổi sản phẩm đòi hỏi đổi mới công nghệ, thay đổi chiến lược, lĩnh

Trang 16

vực hoạt động ) và môi trường bên ngoài (môi trường vĩ mô như chính trị, luậtpháp, xã hội, kinh tế, công nghệ và môi trường ngành như khách hàng, nhàcung cấp, đối tác, đối thủ cạnh tranh).

- Sức ép của đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh cũng có tác dụng thúc đẩy đổimới bởi khi đối thủ cạnh tranh đổi mới sản phẩm dịch vụ, đổi mới hoạt độngmarketing và nhất là đổi mới chiến lược kinh doanh sẽ có tác động ngay đến tổchức Khi đó tổ chức muốn tồn tại và phát triển cũng sẽ phải đổi mới để có thểcạnh tranh được với đối thủ của mình Vì vậy nhiều khi tự đổi mới là một cáchthức để tồn tại trong môi trường cạnh tranh

- Hoạt động nghiên cứu và phát triển của tổ chức: Nghiên cứu và phát triển

là một khâu quan trọng trong quá trình đổi mới Cho đến nay, bốn thế hệ mô hình

về đổi mới nghiên cứu và phát triển (Mô hình cổng đẩy; Mô hình thị trường/ nhucầu kéo; Các mô hình gắn kết; Các mô hình liên kết) đều đó cho thấy mối quan

hệ hữu cơ giữa hoạt động đổi mới và hoạt động nghiên cứu và phát triển của tổchức Thực tiễn cũng cho thấy các tổ chức có tiềm lực lớn nghiên cứu và pháttriển (nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực cho nghiên cứu và phát triển) sẽkhuyến khích đổi mới công nghệ

2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1.Mục tiêu tổng quát:

Tìm ra và khám phá các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩmcủa các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam trên cơ sởđưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho các doanh nghiệp ngành dệtmay và định hướng phát triển cho ngành dệt may

2.1.2 Mục tiêu cụ thể:

- Khảo sát các ý định đổi mới sản phẩm của từng doanh nghiệp, phân loại

Ngày đăng: 12/03/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w