1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩmcủa các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thịtrường chứng khoán việt nam

32 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Đổi Mới Sản Phẩm Của Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Nhóm 5
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Đắc Thành
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Tiếng Anh Thương Mại
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 405,75 KB

Cấu trúc

  • 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (4)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (4)
    • 1.2. Lý do chọn đề tài (4)
    • 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu (5)
    • 1.4. Lý thuyết khoa học có liên quan (13)
  • 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (16)
    • 2.1. Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 2.2. Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 2.3. Mô hình nghiên cứu (18)
    • 2.4. Giả thuyết nghiên cứu (18)
    • 2.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (19)
    • 2.6. Phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài (0)
  • 3. XÂY DỰNG THANG ĐO LƯỜNG BIẾN SỐ (20)
    • 3.1. Thang đo (20)
    • 3.2. Đánh giá (26)
    • 4.1. Tổng hợp (0)
    • 4.2. Bảng khảo sát (0)
  • 5. KẾT LUẬN (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA TIẾNG ANH THƯƠNG MẠIBÀI THẢO LUẬNPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI:“NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI SẢN PHẨMCỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆ

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Thực tế, những sản phẩm được sản xuất tại hầu hết doanh nghiệp ở nước ta vẫn còn kém khả năng cạnh tranh, chưa thực sự đủ sức hấp dẫn ngay cả đối với thị trường trong nước và càng khó khăn hơn khi tiếp cận với thị trường nước ngoài Doanh nghiệp rất ngại tiến hành nghiên cứu sáng chế theo nhu cầu của thị trường nhằm tạo ra sản phẩm mới, bởi điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tiêu tốn thêm lượng lớn nguồn lực cho một quy trình đổi mới sản phẩm Vì thế,doanh nghiệp cần thực sự nhận biết một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm mới nhằm giải quyết những khiếm khuyết, từ đó, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, đưa ra nhiều sản phẩm mới thành công và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Việc nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc đổi mới sản phẩm của các doạnh nghiệp dệt may là rất quan trọng Nghiên cứu mang lại nghiều ý nghĩa thực tiễn và phần nào đóng góp vào các nghiên cứu về việc đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam hiện nay.

Lý do chọn đề tài

- Thứ nhất: Là vấn đề hết sức quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp.

- Thứ hai: Cần làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đổi mới sản phẩm Từ đó đưa ra các chính sách hiệu quả.

Thực tế, sản phẩm do hầu hết các công ty nước ta sản xuất vẫn chưa đủ sức cạnh tranh, chưa đủ sức hấp dẫn ngay cả đối với thị trường trong nước, việc tiếp cận thị trường này càng khó khăn hơn Các doanh nghiệp rất ngần ngại tiến hành tìm kiếm bằng sáng chế để phát triển sản phẩm mới theo nhu cầu thị trường.Điều này là do các công ty cần dành nguồn lực đáng kể cho quá trình đổi mới sản phẩm Vì vậy, để sửa lỗi và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, đưa sản phẩm mới ra thị trường thành công hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp phải xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm mới.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần thực sự hiểu rõ một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm mới để sửa lỗi và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, tung ra sản phẩm mới thành công hơn và tăng doanh thu là điều cần thiết Khả năng cạnh tranh trên thị trường Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm ở các công ty dệt may là rất quan trọng Nghiên cứu này mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn và góp phần một phần vào việc nghiên cứu đổi mới sản phẩm ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay.

Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện:

1.3.1 Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này:

- Lý thuyết về đổi mới:

Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, bắt nguồn từ thực tế về quá trình tìm kiếm sự thay đổi và đón nhận sự thay đổi trong hình thức này hay hình thức khác là một phần không thể thiếu trong lịch sử tiến hóa của nhân loại Một định nghĩa khá đầy đủ của đổi mới sáng tạo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) là “thực hiện một sản phẩm mới hay một sự cải tiến đáng kể (đối với một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể), một quy trình, phương pháp marketing mới, hay một phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ chức nơi làm việc, hay các mối quan hệ đối ngoại” (OECD, 2010).

Từ đó, chúng ta có thể thấy khái niệm đổi mới bao gồm cả khía cạnh công nghệ và phi công nghệ Trong nghiên cứu này, khái niệm đổi mới được sử dụng bao gồm: đổi mới sản phẩm/ dịch vụ đổi mới công nghệ và đổi mới tổ chức.

- Lý thuyết về đổi mới sản phẩm:

Các nghiên cứu về đổi mới sản phẩm dường như là phổ biến nhất vì nó bắt đầu từ rất sớm và nhiều trong số chúng có sẵn trên các nguồn học thuật (Bakar & Ahmad, 2010; Barasa, Knoben, Vermeulen, Kim uyu & Kinyanjui, 2017; Chakrabarti, 1974; Cooper & Kleinschmidt, 1986).

Hướng dẫn OECD (2015) khái quát đổi mới sản phẩm là việc phát minh ra sản phẩm mới hoặc cải tiến đáng kể sản phẩm hiện có về tính năng hoạt động hoặc mục đích sử dụng (tiêu chuẩn kỹ thuật, linh kiện, vật liệu, phần mềm, sự thân thiện với môi trường) Sản phẩm ở đây là bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ.OECD/Eurostat (2018) đã cập nhật thêm rằng sản phẩm được coi là sản phẩm đổi mới sáng tạo khi nó mới hoặc được cải tiến khác biệt đáng kể so với hàng hóa/dịch vụ trước đây doanh nghiệp đã giới thiệu trên thị trường.

Theo Raisch và Birkinshaw (2008), các công ty lớn thường có các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các hoạt động liên quan đến việc tạo ý tưởng và thực hiện ý tưởng, trong khi các doanh nghiệp nhỏ ít tài nguyên phải đưa ra lựa chọn và có thể không theo đuổi chiến lược để khiến công ty có thể đổi mới Bên cạnh đó, các công ty lớn hơn có tài chính, tiếp thị tốt hơn, khả năng nghiên cứu mạnh mẽ hơn và kinh nghiệm phát triển sản phẩm / quy trình sâu hơn sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển đổi ý tưởng sáng tạo vào các sản phẩm và quy trình mới(Azadegan, Patel, & Parida, 2013; Branzei & Vertinsky, 2006).

Từ đó có thể kết luận rằng, đổi mới sản phẩm là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cải tiến các sản phẩm truyền thống của công ty mình Việc Tạo ra một sản phẩm mới vô cùng khó khăn Thường phải có chi phí lớn để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này, có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có khả năng triển khai hoạt động này…

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc Dưới dạng khái quát, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP)trong một thời gian nhất định (thường tính cho một năm).

Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:

+ Vốn: Vốn có vai trò rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa tăng vốn đầu tư với tăng GDP gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng ICOR Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển với các chỉ số ICOR thấp thường không quá 3%, nghĩa là phải tăng vốn đầu tư 3%để tăng 1% GDP Vai trò của nhân tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế không. + Con người: Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững Tất Nhiên, đó là con người có sức khoẻ, có trí tuệ, có kỹ năng cao, có ý chí và nhiệt tình lao động và được tổ chức hợp lý Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững bởi vì: thứ nhất, tài năng, trí tuệ của con người là vô tận Đây là yếu tố quyết định trong nền kinh tế tri thức Còn vốn, tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn.Thứ hai, con người sáng tạo ra kỹ thuật, công nghệ và sử dụng kỹ thuật, công nghệ, vốn… để sản xuất Nếu không có con người, các yếu tố này không thể tự phát sinh tác dụng.

Vì vậy, phát triển giáo dục – đào tạo, y tế… là để phát huy nhân tố con người Đó chính là sự đầu tư cho phát triển.

+ Khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế Đây là nhân tố cho phép tăng trưởng kinh tế và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu Khoa học và công nghệ tiên tiến tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, lao động thặng dư lớn, tạo ra nguồn tích lũy lớn từ nội bộ nền kinh tế để đầu tư cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

+ Cơ cấu kinh tế : Cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng để tăng trưởng kinh tế Cơ cấu kinh tế bao gồm: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu kinh tế hợp lý thể hiện ở chỗ xác định đúng tỷ trọng, vai trò, thế mạnh của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, từ đó phân bố các nguồn lực phù hợp (vốn, sức lao động…) Cơ cấu kinh tế hợp lý có tác dụng phát huy các thế mạnh, các tiềm năng, các yếu tố sản xuất của đất nước có hiệu quả, là yếu tố quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

+ Thể chế chính trị và quản lý nhà nước: Đây là một nhân tố quan trọng và có quan hệ với các nhân tố khác Thể chế chính trị ổn định và tiến bộ cùng với sự quản lý có hiệu quả của nhà nước tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục được những khuyết tật của những kiểu tăng trưởng kinh tế đã có trong lịch sử (như gây ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo sâu sắc,sự phát triển chênh lệch quá lớn giữa các khu vực), đồng thời sử dụng và phát triển có hiệu quả các nhân tố vốn, con người, khoa học, công nghệ, mở rộng tích lũy, tiết kiệm và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài (vốn, công nghệ…) để tăng trưởng kinh tế có hiệu quả.

- Lý thuyết dựa vào nguồn lực:

Quan điểm dựa vào nguồn lực bắt nguồn từ Barney (1991), đượcAcedo,Barroso và Galant (2006) phát triển thành lý thuyết dựa vào nguồn lực.Việc phát triển khuynh hướng nghiên cứu này đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện(Barney, 2001; Priem và Butler, 2001; Makadok, 2001; Mahoney,2001; Phelan Và Lewin, 2000) Tư tưởng chính của học thuyết nguồn lực RBV(Resource-Based View) là lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp nằm chủ yếu trong việc doanh nghiệp đó sử dụng hiệu quả một tập hợp các nguồn lực hữu hình và/hoặc vô hình có giá trị Các doanh nghiệp trên thị trường khác nhau vì sở hữu các nguồn lực khác nhau Theo RBV, doanh nghiệp được định nghĩa là nơi tập trung, kết phối hợp các nguồn lực một cách hiệu quả hơn so với thị trường.Doanh nghiệp sẽ thành công nếu được trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và biết phối kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh RBV tập trung phân tích các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp cũng như liên kết các nguồn lực bên trong với môi trường bên ngoài Do vậy, theo

RBV, lợi thế cạnh tranh liên quan đến sự phát triển và khai thác các nguồn lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.

1.3.2 Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng

- Phương pháp nghiên cứu định tính:

Phương pháp này được thực hiện bằng kỹ năng nghiên cứu tài liệu thông qua việc thu thập những thông tin từ sách báo, tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, hay từ các kho dữ liệu uy tín như Sciencedirect, Google scholar…về các khía cạnh nghiên cứu để có thể làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm ngành dệt may: Nguồn vốn, nhận thức lãnh đạo, hợp tác đổi mới, cạnh tranh thị trường, nguồn nhân lực, công nghệ mới sản phẩm của các doanh nghiệp may Bên cạnh đó, chúng ta có thể lược khảo tài liệu, nghiên cứu có liên quan đến quyết định đổi mới sản phẩm trong doanh nghiệp, phỏng vấn thông qua internet bằng biểu mẫu khảo sát để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Qua nghiên cứu tổng quan xác định một vài yếu tố tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học đến sự đổi mới sản phẩm

- Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Phương pháp này áp dụng việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các dữ liệu thu được từ các doanh nghiệp trên thị trường Đây là cách tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ thống các thuộc tính định lượng và được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng được sử dụng chính là phương pháp khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi Cụ thể:

+ Khung mẫu: Lấy ý kiến của chủ doanh nghiệp dệt may trên thị trường chứng khoán về những yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm.

+ Tổng thể nghiên cứu: 100 chủ doanh nghiệp trong tổng số các chủ doanh nghiệp dệt may trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

+ Phần tử: chủ doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

+ Quy mô doanh nghiệp: Lớn, vừa và nhỏ

+ Lập bảng hỏi định lượng, lựa chọn thang đo và thiết kế bảng hỏi

- Phương pháp chọn mẫu: Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (phi xác suất), cụ thể là phương pháp lấy mẫu thuận tiện bằng cách tạo và gửi bảng khảo sát trên Google Form.

+ Đám đông trên mẫu: Chuỗi giá trị may mặc từ khâu thiết kế đến khâu bán hàng

+ Phần tử mẫu: Tất cả người làm việc trong doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

+ Nhóm nghiên cứu dựa trên 2 đơn vị mẫu: Sản phẩm dệt may đổi mới hoàn toàn và Sản phẩm dệt may cải tiến.

1.3.3 Những kết quả nghiên cứu chính:

Lý thuyết khoa học có liên quan

Lịch sử tiến bộ của xã hội loài người diễn ra chủ yếu nhờ thay đổi công cụ và phương pháp sản xuất Sự thay đổi đó là sự thay đổi công nghệ Sự thay đổi có tiến bộ công nghệ là đổi mới công nghệ.

Theo OECD (2005): “Đổi mới công nghệ bao gồm các sản phẩm và quy trình mới và những thay đổi công nghệ quan trọng của sản phẩm và quy trình.Một đổi mới đã được thực hiện nếu có đã được giới thiệu trên thị trường Đổi mới công nghệ là không thể tránh khỏi đối với các công ty muốn phát triển và duy trì tính cạnh tranh hoặc đạt được mục tiêu thâm nhập vào thị trường mới (Souitaris, 2002) Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần chính hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn Đổi mới công nghệ có thể nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường”.

“Đổi mới sáng tạo có đặc điểm là phải được thực thi”

Thuộc tính "mới" trong đổi mới sáng tạo theo chuẩn OECD (1) mới đối với doanh nghiệp, (2) mới đối với thị trường và (3) mới đối với thế giới.

Có 4 loại đổi mới sáng tạo: Sản phẩm, quy trình, Marketing và tổ chức Theo Branscomb (2001): “Đổi mới công nghệ là việc thực hiện thành công (trong thương mại hoặc quản lý) của một ý tưởng kỹ thuật mới Những đổi mới được phân biệt với các phát minh”.Các mô hình của quá trình đổi mới công nghệ đã phát triển theo thời gian và hiện có thể tính đến nhiều yếu tố ngoài công ty ảnh hưởng đến khả năng đổi mới (Branscomb, 2001). Đổi mới công nghệ cũng có thể hiểu là sự đổi mới cách thức mà tổ chức thực hiện các hoạt động và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ Đổi mới công nghệ bao gồm:

- Đổi mới sản phẩm: Là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cải tiến các sản phẩm truyền thống của công ty mình Việc tạo ra một sản phẩm mới rất khó khăn.Thường phải có nguồn chi phí lớn để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này; có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có khả năng triển khai hoạt động…

+ Sản phẩm mới về công nghệ là sản phẩm có công dụng, tính năng hoàn toàn mới so với các sản phẩm cùng chủng loại được doanh nghiệp sản xuất trước đó Sản phẩm mới có thể được tạo ra nhờ ứng dụng các công nghệ hoàn toàn mới, hoặc bằng cách thay đổi cách thức tổ chức, tích hợp các công nghệ hiện có để tạo ra tính năng,công dụng mới của sản phẩm.

+ Sản phẩm được cải tiến về công nghệ được hiểu là một sản phẩm vẫn thuộc dòng sản phẩm trước đó, nhưng có tính năng, công dụng mới hơn nhờ có những cải tiến đáng kể về công nghệ Những đổi mới này có thể được tạo ra nhờ việc sử dụng loại nguyên vật liệu thích hợp hơn (chi phí thấp hơn hoặc tiết kiệm năng lượng, bền hơn…), hoặc dựa trên việc đổi mới một số bộ phận/linh kiện của sản phẩm đó.

- Đổi mới quy trình sản xuất: là việc một doanh nghiệp đưa vào ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất mới hoặc được cải tiến đáng kể về công nghệ so với quy trình công nghệ sản xuất được doanh nghiệp ứng dụng trước đó.

+ Quy trình mới: là cách thức mới để sản xuất ra sản phẩm và thường gắn với hệ thống máy móc - thiết bị mới, dựa trên các nguyên lý công nghệ mới, phương pháp tổ chức sản xuất mới.

+ Quy trình được cải tiến về công nghệ: là việc cải tiến cách thức sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nhưng thường vẫn dựa trên các nguyên lý công nghệ cũ và sản phẩm sản xuất ra vẫn là các sản phẩm truyền thống.

- Đổi mới con người: Là sự đổi mới kiến thức, kỹ năng và các tố chất đạo đức của con người để có thể thích nghi và vận dụng quy trình mới Con người là một yếu tố cấu thành công nghệ, con người vận hành quy trình và sử dụng trang thiết bị Do vậy bên canh đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình, cần đổi mới con người để có thể đảm bảo đổi mới công nghệ một cách toàn diện và đồng bộ. Ngoài ra, đổi mới công nghệ còn bị tác động bởi môi trường bên trong và bên ngoài Cụ thể là:

- Thị trường và khách hàng: Nếu thị trường và khách hàng của một sản phẩm nào đó được mở rộng sẽ thúc đẩy đổi mới công nghệ làm ra sản phẩm đó.

- Nhu cầu của môi trường: Thực tiễn và nghiên cứu cho thấy hầu hết đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu cầu Nhu cầu có thể xuất pháp từ môi trường bên trong (thay đổi sản phẩm đòi hỏi đổi mới công nghệ, thay đổi chiến lược, lĩnh vực hoạt động ) và môi trường bên ngoài (môi trường vĩ mô như chính trị, luật pháp, xã hội, kinh tế, công nghệ và môi trường ngành như khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, đối thủ cạnh tranh).

- Sức ép của đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh cũng có tác dụng thúc đẩy đổi mới bởi khi đối thủ cạnh tranh đổi mới sản phẩm dịch vụ, đổi mới hoạt động marketing và nhất là đổi mới chiến lược kinh doanh sẽ có tác động ngay đến tổ chức Khi đó tổ chức muốn tồn tại và phát triển cũng sẽ phải đổi mới để có thể cạnh tranh được với đối thủ của mình Vì vậy nhiều khi tự đổi mới là một cách thức để tồn tại trong môi trường cạnh tranh.

- Hoạt động nghiên cứu và phát triển của tổ chức: Nghiên cứu và phát triển là một khâu quan trọng trong quá trình đổi mới Cho đến nay, bốn thế hệ mô hình về đổi mới nghiên cứu và phát triển (Mô hình cổng đẩy; Mô hình thị trường/ nhu cầu kéo; Các mô hình gắn kết; Các mô hình liên kết) đều đó cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa hoạt động đổi mới và hoạt động nghiên cứu và phát triển của tổ chức Thực tiễn cũng cho thấy các tổ chức có tiềm lực lớn nghiên cứu và phát triển (nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực cho nghiên cứu và phát triển) sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm ra và khám phá các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam trên cơ sở đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho các doanh nghiệp ngành dệt may và định hướng phát triển cho ngành dệt may.

- Khảo sát các ý định đổi mới sản phẩm của từng doanh nghiệp, phân loại.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Đánh giá mức độ và chiều tác động của từng yếu tố đến sự đổi mới sản phẩm ngành dệt may.

- Tìm ra các yếu tố tác động mạnh nhất đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp cho các doanh nghiệp ngành dệt may.

Câu hỏi nghiên cứu

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may?

- Yếu tố “tài chính” có ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may không?

- Yếu tố “cạnh tranh thị trường” có ảnh hưởng tới sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may không?

- Yếu tố “trình độ công nghệ” có ảnh hưởng tới sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may không?

- Yếu tố “mục tiêu doanh nghiệp” có ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may không?

- Yếu tố “nhận thức lãnh đạo” có ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may không?

- Yếu tố “nguồn nhân lực” có ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may không?

Mô hình nghiên cứu

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY

- Các biến độc lập: tài chính, cạnh tranh thị trường, trình độ công nghệ, mục tiêu doanh nghiệp, nhận thức lãnh đạo, nguồn nhân lực.

- Biến phụ thuộc: sự đổi mới sản phẩm

Giả thuyết nghiên cứu

SỰ ĐỔI MỚI SẢN PHẨM

 Giả thuyết 1 (H1): Yếu tố “ tài chính” có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may.

 Giả thuyết 2 (H2): Yếu tố “cạnh tranh thị trường” có ảnh hưởng cùng chiều tới sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may.

 Giả thuyết 3 (H3): Yếu tố “trình độ công nghệ” có ảnh hưởng cùng chiều tới sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may.

 Giả thuyết 4 (H4): Yếu tố “mục tiêu doanh nghiệp” có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may.

 Giả thuyết 5 (H5): Yếu tố “nhận thức lãnh đạo” có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may.

 Giả thuyết 6 (H6): Yếu tố “nguồn nhân lực” có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đơn vị phân tích dữ liệu: Các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Đối tượng cần thu thập dữ liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm ngành dệt may.

- Khách thể nghiên cứu: các nhân sự làm trong các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Không gian: Các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên sàn TTCK Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài

2.6 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

2.6.1 Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp:

- Tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ thống các thuộc tính định tính và định lượng.

- Công cụ thu thập dữ liệu là phương pháp khảo sát, cụ thể là thông qua phiếu khảo sát điều tra để thu thập dữ liệu.

2.6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Nguồn dữ liệu thứ cấp: thu thập qua việc tìm hiểu đề tài nghiên cứu trước đây từng nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Nguồn dữ liệu sơ cấp: thông qua khảo sát & thảo luận nhóm

- Xác định được các biến độc lập và biến phụ thuộc sẽ sử dụng để nghiên cứu vấn đề.

- Công cụ thu thập dữ liệu:

+ Khảo sát qua link online thiết kế bảng hỏi trên Google Form.

+ Các bài Nghiên cứu trước, các bài báo khoa học

XÂY DỰNG THANG ĐO LƯỜNG BIẾN SỐ

Thang đo

Nghiên cứu sử dụng thang đo để đo lường cảm nhận của đối tượng khảo sát về tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Thang đo với khoảng 5 mức độ:

STT Yếu tố tác động Mức độ đồng ý

H1.1 Các doanh nghiệp có đủ vốn để đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới.

H1.2 Các doanh nghiệp có khả năng đảm nhận rủi ro tài chính cho các sản phẩm mới có chi phí cao nhưng nhu cầu không chắc chắn.

H1.3 Tỷ suất lợi nhuận cao ở các sản phẩm cơ bản có thể kích thích đầu tư vào việc đổi mới sản phẩm

H1.4 Nguồn vốn lớn giúp doanh nghiệp gia tăng chất lượng đổi mới sản phẩm.

H1.5 Người tiêu dùng không có khả năng chi trả để thử nghiệm sản phẩm mới

H2.1 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kích thích

Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5 việc đổi mới sản phẩm.

H2.2 Cạnh tranh thị trường buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật xu hướng trong hoàn cảnh thị trường thay đổi liên tục.

H2.3 Mức độ cạnh tranh càng cao càng đa dạng hóa sản phẩm đổi mới

H2.4 Sự thay đổi nhanh chóng của các sản phẩm mới ảnh hưởng tích cực tới quá trình đổi mới của doanh nghiệp

H2.5 Nhìn chung cạnh tranh thị trường ảnh hưởng tích cực đến sự đổi mới quy trình sản xuất

H3.1 Trình độ công nghệ là động lực then chốt để phát triển việc đổi mới sản phẩm.

H3.2 Công nghệ sản xuất tiên tiến tiết kiệm thời gian để hoàn thành việc đổi mới sản phẩm

H3.3 Công nghệ xanh sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh.

H3.4 Những giải pháp công nghệ từ khâu cung ứng đến tổ chức là cần thiết cho việc đổi mới sản phẩm.

H3.5 Ứng dụng công nghệ mới giúp phát triển các sản phẩm có thiết kế độc đáo, tính năng vượt trội, đáp ứng xu hướng thị trường.

H4.1 Mục tiêu kinh tế (lợi nhuận) là yếu tố tiên quyết của doanh nghiệp trong quá đổi mới.

H4.2 Mục tiêu doanh nghiệp định hình và hướng dẫn chiến lược của doanh nghiệp, xác định các hướng đi cần tiếp cận, quyết định phạm vi hoạt động của doanh nghiệp trong việc đổi mới.

H4.3 Mục tiêu doanh nghiệp cung cấp một tiêu chuẩn giúp đo lường tiến độ và đánh giá thành công của doanh nghiệp trong việc đổi mới

H4.4 Mục tiêu doanh nghiệp tạo động lực và hướng dẫn cho nhân viên trong quá trình đổi mới sản phẩm.

H4.5 Mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ nhiều phân khúc khách hàng sẽ kích thích đổi mới mẫu mã, kiểu dáng liên tục.

H5.1 Lãnh đạo có tầm nhìn dài hạn và nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới sản phẩm sẽ đảm bảo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp.

H5.2 Lãnh đạo có khả năng dự đoán xu hướng và có tư duy linh hoạt có thể giúp việc đổi mới sản phẩm phù hợp với thị trường và nhu cầu của khách hàng.

H5.3 Lãnh đạo sẵn sàng chấp nhận rủi ro để áp dụng công nghệ mới vào trong doanh nghiệp.

H5.4 Lãnh đạo sẵn sàng đón nhận các sáng kiến mới của nhân viên.

H5.5 Lãnh đạo thiếu tầm nhìn, né tránh rủi ro thì ít khi muốn đổi mới, dễ đi theo khuôn mẫu cũ.

H6.1 Nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi tạo ra lợi nhuận bền vững, nâng cao khả năng đổi mới sản phẩm.

H6.2 Nguồn nhân lực có tay nghề cao giảm chi phí cho việc thực hiện đổi mới sản phẩm.

H6.3 Nguồn nhân lực chất lượng cao tiết kiệm thời gian thực hiện việc đổi mới sản phẩm.

H6.4 Nguồn nhân lực có tay nghề cao tăng khả năng thực hiện việc đổi mới sản phẩm.

H6.5 Nguồn nhân lực có kỹ năng quản lý, điều hành tốt có thể xây dựng chiến lược và triển khai đổi mới sản phẩm một cách bài bản, khoa học.

BPT Sự đổi mới sản phẩm

Tôi hài lòng về việc đổi mới sản phẩm ở doanh nghiệp.

Việc đổi mới sản phẩm trong ngành dệt may là một quyết định đúng đắn.

Tôi sẽ giới thiệu cho các doanh nghiệp khác thực hiện việc đổi mới sản phẩm.

Trong tương lai, có thể doanh nghiệp tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới sản phẩm.

Theo anh/ chị, những yếu tố đã đưa ra ở trên thì anh/chị có đề xuất thêm nhân tố nào khác ảnh hưởng đến việc đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may trên sàn TTCK Việt Nam? (Trả lời nếu có)

Đánh giá

Sau khi xây dựng mô hình, phần chính của bảng hỏi bao gồm 30 biến quan sát để đánh giá đổi mới sản phẩm trong doanh nghiệp may mặc:

+) Thang đo “Tài chính” gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ H1.1 đến H1.5:

H1.1: Các doanh nghiệp có đủ vốn để đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới.

H1.2: Các doanh nghiệp có khả năng đảm nhận rủi ro tài chính cho các sản phẩm mới có chi phí cao nhưng nhu cầu không chắc chắn.

H1.3: Tỷ suất lợi nhuận cao ở các sản phẩm cơ bản có thể kích thích đầu tư vào việc đổi mới sản phẩm

H1.4: Nguồn vốn lớn giúp doanh nghiệp gia tăng chất lượng đổi mới sản phẩm H1.5: Người tiêu dùng không có khả năng chi trả để thử nghiệm sản phẩm mới +) Thang đo “Cạnh tranh thi trường” gồm có 3 biến mã hóa từ H2.1 đến H2.3 H2.1: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kích thích việc đổi mới sản phẩm

H2.2: Cạnh tranh thị trường buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật xu hướng trong hoàn cảnh thị trường thay đổi liên tục

H2.3: Mức độ cạnh tranh càng cao càng đa dạng sản phẩm đổi mới

H2.4: Sự thay đổi nhanh chóng của các sản phẩm mới ảnh hưởng tích cực tới quá trình đổi mới của doanh nghiệp

H2.5: Nhìn chung cạnh tranh thị trường ảnh hưởng tích cực đến sự đổi mới quy trình sản xuất

+) Thang đo “Trình độ công nghệ” gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ H3.1 đến H3.5:

H3.1: Trình độ công nghệ là động lực then chốt để phát triển việc đổi mới sản phẩm.

H3.2: Công nghệ sản xuất tiên tiến tiết kiệm thời gian để hoàn thành việc đổi mới sản phẩm.

H3.3: Công nghệ xanh sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh.

H3.4: Những giải pháp công nghệ từ khâu cung ứng đến tổ chức là cần thiết cho việc đổi mới sản phẩm.

H3.5: Ứng dụng công nghệ mới giúp phát triển các sản phẩm có thiết kế độc đáo, tính năng vượt trội, đáp ứng xu hướng thị trường.

+) Thang đo “Mục tiêu doanh nghiệp” gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ H4.1 đến H4.5:

H4.1: Mục tiêu kinh tế (lợi nhuận) là yếu tố tiêu quyết của doanh nghiệp trong quá trình đổi mới.

H4.2: Mục tiêu doanh nghiệp định hình và hướng dẫn chiến lược của doanh nghiệp, xác định các hướng đi cần tiếp cận, quyết định phạm vi hoạt động của doanh nghiệp trong việc đổi mới.

H4.3: Mục tiêu doanh nghiệp cung cấp một tiêu chuẩn giúp đo lường tiến độ và đánh giá thành công của doanh nghiệp trong viêc đổi mới.

H4.4: Mục tiêu doanh nghiệp tạo động lực và hướng dẫn cho nhân viên trong quá trình đổi mới sản phẩm.

H4.5: Mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ nhiều phân khúc khách hàng sẽ kích thích đổi mới mẫu mã, kiểu dáng liên tục.

+) Thang đo “ Nhận thức lãnh đạo” gồm 3 biến quan sát từ H5.1 đến H5.5:

H5.1: Lãnh đạo có tầm nhìn dài hạn và nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới sản phẩm sẽ đảm bảo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp.

H5.2: Lãnh đạo có khả năng dự đoán xu hướng và có tư duy linh hoạt có thể giúp việc đổi mới sản phẩm phù hợp với thị trường và nhu cầu của khách hàng.

H5.3: Lãnh đạo sẵn sàng chấp nhận rủi ro để áp dụng công nghệ mới vào trong doanh nghiệp.

H5.4: Lãnh đạo sẵn sàng đón nhận ý kiến của nhân viên.

H5.5: Lãnh đạo thiếu tầm nhìn, né tránh rủi ro thì ít khi muốn đổi mới, dễ đi theo khuôn mẫu cũ.

+) Thang đo “Nguồn nhân lực” gồm 5 biến quan sát từ H6.1 đến H6.5:

H6.1: Nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi tạo ra lợi nhuận bền vững, nâng cao khả năng đổi mới sản phẩm.

H6.2: Nguồn nhân lực có tay nghề cao sẽ giảm chi phí cho việc thực hiện đổi mới sản phẩm

H6.3: Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tiết kiệm thời gian thực hiện việc đổi mới sản phẩm.

Bảng khảo sát

H6.5: Nguồn nhân lực có kỹ năng quản lý, điều hành tốt có thể xây dựng chiến lược và triển khai đổi mới sản phẩm một cách bài bản, khoa học.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên sàn TTCK Việt Nam

Kính chào thầy/cô, anh/chị và các bạn!

Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ Khoa Tiếng Anh của Trường Đại học Thương mại Hiện tại chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: "Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam" Rất mong anh/ chị dành chút thời gian quý báu của mình tham gia đóng góp ý kiến bằng việc trả lời phiếu này.

Sự đóng góp ý kiến của anh/chị sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của đề tài nghiên cứu này Chúng tôi cam kết mọi ý kiến đóng góp của các bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối và được chúng tôi dùng vào mục đích nghiên cứu Dữ liệu thu thập được trước khi đưa vào phân tích sẽ được loại bỏ hoàn toàn các thông tin cá nhân

Nhóm xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy/cô, anh/chị và các bạn!!!

Link: https://forms.gle/zhGMnw5g36J8aefy7

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w