1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tờ in một số giải pháp nâng cao chất lượng tờ in

89 19 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Tờ In Và Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tờ In
Tác giả Phùng Thị Hoài Anh
Người hướng dẫn Thầy Giáo Nguyễn Viết Soạn
Trường học Hà Nội
Chuyên ngành Công Nghệ Vật Cơ và In
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 108,4 KB

Cấu trúc

  • Phần I TỔNG QUAN VỀ NGÀNH IN I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH IN 6 (8)
    • II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH IN VIỆT NAM 7 (10)
  • Phần II CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA NGÀNH IN OFFSET ChươngI . ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC BƯỚC CÔNG NGHỆ CHÍNH CỦA IN OFFSET (12)
    • II.2 Quá trình in offset 13 (17)
    • I.1 Tính chất giấy in 19 (0)
    • I.2 Nguyên liệu sản xuất giấy (0)
    • II.1 Pigment sản xuất mực in 23 (30)
    • II.2 Chất liên kết 24 (31)
    • II.3 Chất phụ gia 24 (32)
    • II.4 Tính chất mực in 25 (33)
    • III.1 Bản đơn kim loại 28 (0)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH IN I SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH IN 6

VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH IN VIỆT NAM 7

Theo các nhà sử học, ngành in xuất hiện ở Việt Nam vào thời nhà Trịnh,khi đó Lương Nhữ Học đi công cán sang Trung Quốc đã học cách in khắc gỗ về phổ biến ở Hải Dương Về sau, Hàng Gai - Hà Nội laị là nơi tập trung nhiều cơ sở in khắc gỗ.

Còn khu vực phía nam khi thực dân Pháp chiếm đóng nước ta thì họ cũng mang cả ngành in du nhập vào.

Thời kì mặt trận bình dân, đảng cộng sản Đông Dương cũng thành lập nhà in cho riêng mình để phục vụ cho công cuộc cách mạng.

Từ khi cách mạng tháng 8 thành công đến nay Đảng ta luôn coi ngành in là công cụ truyền bá tư tưởng, chính sách lên rất chú trọng đến sự phát triển của ngành in So với các nước tiên tiến, ngành in của ta còn lạc hậu song chúng ta đã có một ngành in khá phát triển với trang thiết bị máy móc hiện đại Do vậy ngành in sẽ vẫn còn tiếp tục phát triển lớn mạnh đồng thời sẽ có sự chuyển động về cơ cấu thành phần giữa các phương pháp in sao cho ngày càng phục vụ con người tốt hơn.

Hiện nay, về cơ cấu sản phẩm của nghành in nước ta thì in offset có sản lượng lớn hơn cả Sản lượng in offset chiếm phần rất lớn trong tổng sản phẩm của ngành in Nên với phạm vi của đề tài, chỉ xin nói về công nghệ in offset.

CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA NGÀNH IN OFFSET ChươngI ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC BƯỚC CÔNG NGHỆ CHÍNH CỦA IN OFFSET

Quá trình in offset 13

Quá trình in là cả là một quá trình phức tạp Đặc biệt trong quá trình này việc chuẩn bị các công việc, chuẩn bị máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu là rất quan trọng Việc chuẩn bị trước khi in cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn thận Việc chẩn bị càng tốt sẽ càng thuận lơi cho quá trình in sản lượng

Có thể tóm tắt quá trình in op-xet bằng kết quả sau:

Tháo trả khuôn in lau rửa máy

Như đã nói khâu chuẩn bị rất quan trọng Việc chuẩn bị ở đây bao gồm: a1 Chuẩn bị khuôn in: nhận khuôn in, kiểm tra chất lượng khuôn in, lắp khuôn lên máy. a2 Chuẩn bị máy : kiểm tra các bộ phận của máy, cần thiết phải tra dầu mỡ Cần phải làm sao trong quá trình in máy không xảy ra sự cố. a3 Chuẩn bị cao su: chuẩn bị các loại cao su phù hợp, lấy đúng kích thước cần và căng bọc trên ống op-xet Cần thiết phải đệm lót sao cho phù hợp. a4 Chuẩn bị giấy in: pha cắt giấy in theo đúng khuôn khổ tất nhiên là phải chọn đúng loại giấy in Tiếp đó dỗ cho giấy tơi, bằng và đưa lên bàn chứa giấy. Cần lưu ý khâu khí hậu hoá giấy trước khi cho vào in. a5 Chuẩn bị mực in: chọn đúng màu, đúng bộ mưc Cần thiết phải pha chế để có được tính chất cần thiết của mực phù hợp nhất vơí giấy và máy in. a6.Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết cho quá trình in: Các dụng cụ tháo lắp, lau rửa

II.2.b) Lên khuôn khuôn sau khi lắp lên ống bản phải lau sạch, tránh để bản bẩn sễ gây bẩn ở tờ in và rất nhiều hậu quả khác.

Cung như việc điều chỉnh áp lực, lấy tay kê sao cho đúng, phù hợp với khuôn khổ giấy Việc điều chỉnh áp lực phải đưa ra một áp lực phù hợp nhất. II.2.d) In thử:

In thử là cần thiết Trong khi in thử phải kiểm tra tờ in để xem nhưng sai hỏng, nhưng yếu tố chưa đạt yêu cầu để chỉnh sửa các bộ phận, các yếu tố tương ứng nhằm đạt được tờ in có chất lượng cao đúng tiêu chuẩn thì đem kí bòng đồng thời cần duy trì chế độ làm việc của máy đã cho tờ in đạt tiêu chuẩn.

Sau khi tờ in thử được kí bòng sẽ tiến hành in sản lượng Trong quá trình in sản lượng phải thường xuyên kiểm tra theo dõi chất lượng tờ in để có sự điều chỉnh kịp thời, sao cho chế độ làm việc của máy ổn định đồng thời tạo ra các tờ in đồng đều.

II.2.g) Kiểm tra chất lượng

Việc kiểm tra nhằm loại bỏ tờ in kém chất lượng.

II.2.h) In xong hoàn chỉnh cần lau rửa máy sau đó tháo khuôn, lau chùi và trả lại phân xưởng chế bản.

Nói chung trong quá trình in op-xet cần phải lựa chọn quy trình công nghệ tối ưu nhất, phù hợp nhất Việc thực hiện các bước công nghệ cũng cần nhạy cảm, phù với điều kiện trang thiết bị, nguyên vật liệu và với chính cơ sở in không thể áp dụng máy móc.

II.3 Khâu gia công ấn phẩm Đối với từng loại tài liệu mà sẽ có các bước công nghệ gia công khác nhau. Một số sản phẩm có thể sản xuất theo một dây chuyên khép kín từ khâu in đến đóng gói sản phẩm Khi đó khâu gia công ấn phẩm cũng không còn ở đây ta xét các ấn phẩm vẫn phải đòi hỏi sự gia công. Ấn phẩm cần gia công được chia thành 2 loại chính:

- Sách bìa cứng và sách bìa mềm

II.3.a)Quy trình công nghệ gia công sách bìa mềm

Nhận tờ in Đếm, dỗ, kiểm tra chất lượng tờ in

Dán tờ dời trên tay sách

Dán ruột với bìa sách sáchsách

Kiểm tra đóng gói giao hàng Khâu a1) Nhận tờ in

Việc nhận tờ in từ phân xưởng in phải được thực hiện do một người thợ có tay nghề Sau đó, tờ in lại phải được kiểm tra loại bỏ những tờ in sai hỏng. Người nhận tờ in phải đếm số lượng và dỗ cho bằng phẳng. a.2) Pha cắt tờ in

Không phải tở in nào cũng phải pha cắt việc tờ in có phải pha cắt không là phụ thuộc vào nguyên tắc dàn khuôn và khuôn khổ tờ in Tờ in nó trở nó có thể pha cắt hoặc không Tờ in nó trở khuôn khác nhất định phải pha cắt,khi pha phải đảm bảo chất lượng Việc pha cắt tờ in thường được thực hiên trên máy dao một mặt. a3) Gấp tờ in

Khâu này nhằm biến tờ in thành một tay sách Gấp tay sách có thể thực hiện bằng máy gấp hoặc phương pháp gấp thủ công Có rất nhiều cách gấp khác nhau nhưng người ta xếp thành 3 loại chính

Gấp vuông góc : các vạch gấp vuông góc với nhau Cụ thể cứ 2 vạch liên tiếp vuông góc với nhau

Gấp song song: các vạch gấp song song với nhau

Gấp kiêu hỗn hợp: kiêu gấp này là kiểu gấp tổng hợp cả 2 kiểu gấp trên: -với kiểu gấp song song được thực hiên trên cụm gấp túi;

-với kiểu gấp vuông góc được thực hiên trên cụm gấp dao

-kiểu gấp hỗn hợp được thực hiên trên loại máy gấp có sự bố trí thích hợp giữa các cụm gấp dao và gấp túi. a4) Dán các tờ dời lên các tay sách chỉ với một số tay sách là cần dán tờ rời, đó là các tờ lẻ 2 trang, hoặc tranh ảnh minh hoạ việc dán tờ rời có thể thực hiên bằng 2 phương pháp, thủ công hoặc bằng máy. a5) Bắt sách

Nhắm sắp xếp các tay sách theo thứ tự số trang và thành ruột sách hoàn chỉnh Có 2 phương pháp bắt sách:

-phương pháp thủ công năng suất thấp

-phương pháp sử dụng máy bắt cho năng suất cao a6)Soạn số:

Nhằm kiểm tra các tay sách đã sắp xếp đúng thứ tự chưa Đồng thời kiểm tra cả những sai xót chưa phát hiện ở khâu trước, để loại bỏ sản phẩm không đạt chất lượng theo yêu cầu a7)Ép các tay sách

Việc ép các tay sách nhằm tạo độ cứng cho ruột sách, độ bền chắc chắn cho quyển sách sau này Ép ruột sách được thực hiện trên máy ép.Tiếp đó từ bìa đã chuẩn bị trước, ta tiến hành vào bìa.Thông thường với sách bìa mềm thì việc vào bìa được thực hiện trên loại máy vào bìa mà ruột sau khi chà keo sẽ được bọc bìa.

Sách sau khi vào bìa sẽ được mang đi xén ba mặt trên máy dao ba mặt Sau khi xén ta đã có sách bìa mềm hoàn chỉnh Việc còn lại là ta kiểm tra sản phẩm lần nữa sau đó đóng gói giao hàng.

II.3.b Gia công sách bìa cứng

Quy trình công nghệ gia công sách bìa cứng có phức tạp hơn sách bìa mềm. Song khâu gia công ruột sách bìa cứng hoàn toàn giống gia công sách bìa mềm song cũng có một số điểm khác nhau. b1) Gia công ruột

Pigment sản xuất mực in 23

II.1.a) Tính chất của Pigment: a.1) Màu sắc:

Màu của mực có được là nhờ màu sắc của Pigment Màu sắc của Pigment phụ thuộc vào cầu tạo hoá học và khả năng hấp thụ chọn lọc ánh sáng; phụ thuộc số lượng, tỉ lệ ánh sáng mà nó phản xạ.

Màu sắc Pigment rất trong sáng, gần giống với màu sắc quang phổ Có được tính chất này là nhờ trong cấu tạo của Pigment có nhiều các phân tử, nguyên tử chưa bão hoà về hoá trị và các nguyên tử khác cacbon (S,O,Cl)do d=D vậy, cấu tạo của pigment là một khối lỏng lẻo, chỉ cần ánh sáng có bước sóng lớn cũng đủ chuyển dịch các điện tử vòng ngoài, nên ánh sáng vào sâu trong pigment tạo cho pigment có khả năng tạo màu tốt. a.2) Độ phân tán cao:

Pigment có độ mịn độ phân tán rất cao Pigment càng có kích thước nhỏ thì độ mịn càng cao Khi độ mịn của mực càng cao thì cường độ màu, độ bóng của mực cũng cao lên Pigment tồn tại ở 2 dạng: dạng hạt và dạng huyền phù Dạng huyền phù có độ mịn cao hơn dạng hạt Nhìn chung Pigment càng mịn càng tốt. a.3) Độ phủ, độ đục của mực in: Độ phủ, độ đục của mực in phụ thuộc vào chỉ số khúc xạ của pigment và chất liên kết.

-gọi chỉ số khúc xạ của pigment là Np

-chỉ số khúc xạ của chất liên kết là Nlk

-khi đó n=/np-nlk/ sẽ quyết định độ phủ độ đục của mực n 0 mực càng trong n càng lớn mực càng đục. a.4)Khả năng thấm hút dầu của pigment: pigment có khả năng thấm hút dầu khả năng này có giới hạn, nếu vượt quá giới hạn sẽ làm giảm lượng pigment trong mực Nếu pigment thấm hút dầu kém sẽ làm tính lưu biến của mực giảm, mực khó đánh trên máng mực và khó bám dính trên vật liệu in.

Gồm 2 loại chính: b.1) Pigment vô cơ: đó là các muối kim loại hoặc oxít kim loại hydroxit kim loại: ZnO, Ti2O, PbCrO4, PbSO4, BaSO4, Al(OH)3 Pigment vô cơ có kích thước lớn, màu sắc kém trong sáng hơn so với pigment hữu cơ nên nó chủ yếu sử dụng làm chất độn. b.2) Pigment hữu cơ: là các hợp chất hữu cơ màu không tan và lắc Pigment

Loại này có kích thước nhỏ, màu trong sáng nên có xu hướng được sử dụng rộng rãi hơn pigment vô cơ.

Hiện nay nước ta chưa sản xuất được pigment nên phải nhập từ nước ngoài

Chất liên kết 24

Chất này có vai trò liên kết các hạt pigment với nhau, và với nền vật liệu in.

Nó tạo cho mực có khả năng dàn thành màng mỏng

Chất liên kết có 2 thành phần

II.2.a) Chất tạo màng: Để tạo nên màng mực chắc chắn, có màu sắc trên vật liệu in thực chất nó là các loại dầu: dầu lanh , dầu bông, dầu chẩu, hướng dương hay các loại nhựa: nhựa đường, nhựa thông, nhựa tổng hợp

Trong in tờ rời người ta chủ yếu dùng dầu lanh còn in cuôn sử dụng dầu khoáng.

Có tác dụng hoà tan chất tạo màng Dung môi thường có khả năng bay hơi để sau khi hoà tan chất tạo màng, in mực lên giấy nó sẽ bay hơi đi.

Dung môi được chia thành 3 loại theo tốc độ bay hơi:

-loại bay hơi nhanh benzen axeton , etylaxetat

-loại bay hơi trung bình: cồn, butylaxetat

-loại không bay hơi: dầu thực vật, dầu hoả

Chất phụ gia 24

Để tạo cho mực tính chất cần thiết, người ta thường cho vào mực những chất phụ gia.

II.3.a) Chất làm nhanh khô: Đó là các muối của các kim loại :

Co, Mn, Gr, Ni, Pb, Fe, Cu, Al, Ca ,Ba chiều mũi tên cho biết chiều tăng tích cực của các muối kim loại

Hàm lượng chất độn cao thì khả năng khô càng nhanh Song cần phải giữ cho hàm lượng này phải < 20% Vượt qua tỉ lệ này sẽ ảnh hưởng đến tính chất khác của mực.

Chất độn cho vào mực làm thay đổi tính trong đục của mực và giảm giá thành sản phẩm:

-cần tăng độ đục sẽ cho N2O, ZnO

-cần tăng độ trong thì cho Al(OH)3 hay Al(OH)3.3H20

-ngoài ra có thể cho thêm các hạt màu đen hoặc màu tím, làm tăng độ sắc nét cho mực

II.3.c) Dầu in: Được cho vào mực để giảm độ nhớt của mực, mực loãng hơn, tăng độ nhuần nhuyễn, mềm mại hơn, linh động hơn đồng thời làm tăng độ sáng, bóng Dầu in ở đây là dầu lanh, dầu mỏ, dầu oliu

Nhằm giảm độ dính của mực tạo mực có độ dính vừa phải Bởi nếu mực có độ dính cao thì trong quá trình in sẽ gây hiện tượng rút xơ mặt giấy Mỡ in có khả năng làm giảm độ đanh cứng của màng mực khi khô, tạo cho mực in sự mềm mại nhuần nhuyễn

Bản chất mỡ in là các loại dầu oliu đã tẩy sạch tạp chất và bay hơi hết nước II.3.e) Véc- ni bóng: Nhằm chủ yếu tăng độ bóng cho mực.

Tính chất mực in 25

II.4.a) Tính chất quang học:

Tính chất này thể hiện ở màu sắc của mực, độ bóng của mực, độ trong đục và khả năng phủ của mực

Màu sắc quyết định đến sự hình thành sản phẩm in.Màu mực chủ yếu có do màu của pigment song cũng không thể bỏ qua sự ảnh hưởng đến màu sắc mực của chất liên kết và chất phụ gia.

Màu sắc mực thể hiện :

-Cường độ màu của mực

Mực in có độ bóng càng cao thì càng tốt Nếu độ bóng của mực kém mà muốn cho độ bóng tăng lên người ta phải cho chất phụ gia, lượng phụ gia cho vào không vượt quá giới hạn cho phép,nếu vượt qua giới hạn sẽ làm thay đổi tính chất khác của mực Độ trong đục của mực phải phù hợp Đặc biệt trong in chồng màu phải chú ý: màu mực in phải trong hơn màu mực in trước đó

II.4.b) Độ bền màu mực Độ bền màu của một ấn phẩm gồm cả độ bền màu mực.Mực không có độ bền màu sẽ nhanh đổi màu,điều này tất nhiên ảnh hưởng xấu đến chất lượng tờ in. Độ bền của mực bao gồm độ bền với ánh sáng,với nước, với hoá chất sử dụng trong quá trình in Mực in phải thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng trong quá trình sản xuất in lẫn quá trình sử dụng ấn phẩn sau này Do đó cần phải bến màu với ánh sáng

Trong quá trình in mực in còn phải tiếp xúc với nước, với các hoá chất.Nếu nó không biến màu với các yếu tố này thì màu sắc, sắc thái màu sẽ bị thay đổi. Khi đó để in được màu sắc trên sản phẩm theo ý muốn là một điều rất khó khăn,không những vậy sự không bền màu đối với nước, với hoá chất còn có thể gây ra bẩn màng trong quá trình in sau này

II.4.c) Tính chất cơ học của mực: c1) Tính xúc biến: Đó là tính chất; khi khuấy thì mực loãng ra còn khi để yên thì mực đặc. Mực có tính xúc biến cao sẽ có hàm lượng pigment lớn Mực đặc lên có tính bám dính cao song sẽ khó trượt trên các lỗ máng c2) Tính cao su hoá. Đó là sự tạo màng rắn không tan khi khuấy mực.Hiện tượng cao su hoá mực xảy ra do sự polime hoá hoặc oxi hoá chất liên kết do nhiệt độ, độ ẩm cao, cũng có thể do phản ứng hoá học giữa pigment và chất liên kết ở nhiệt độ, độ ẩm cao. c3) Tính đàn hồi :

Thể hiên độ dẻo dai, độ bền của màng mực khi chịu lực tác dụng cơ học.Tính đàn hồi của mực phụ thuộc vào phân tử lượng của các thành phần trong mực Đặc biệt phân tử lượng của chất tạo màng trong thành phần chất liên kết càng cao thì tính đàn hồi của mực càng tốt, mực càng dẻo dai, màng mực càng bền vững. c4) Tính dính của mực:

Trong công nghệ in op-xet, in op-xet tờ rời sẽ cần loại mực có độ dính cao hơn in op-xet cuộn Khi in với tốc độ cao thì cũng cần loại mực có độ dính nhỏ hơn khi in tốc độ thấp Độ dính của mực do chất tạo màng quyết định Mực in phải có độ dính để nó có thể bám dính lên bề mặt vật liệu in đồng thời tạo cho mực tính bền vững, không bị rạn nứt Trong mực có 2 loại lực liên kết:

Lực cộng kết là lực giữa các phân tử trong thành phần của mực.

Lực hấp kết (lực dính) là lực giữa các phân tử của mực với phân tử mặt tiếp xúc Độ dính của mực phụ thuộc rất lớn vào bề mặt vật liệu in Bề mặt đó càng nhám, càng xốp thì mực bám dính càng chắc và ngược lại. c5) Độ nhớt của mực:

Thể hiên độ đặc loãng cuả mực: mực càng loãng thì độ nhớt càng thấp

Nói chung có rất nhiều cách phân loại bản in Người ta có thể phân loại theo phương pháp in, khi đó ta có các loại bản in:

-Bản in typo (in cao)

-Bản in ống đồng (in lõm)

-Bản in lưới (in lụa)

Hay phân loại theo tính chất bản, tính chât màng cảm quang khi đó ta có: -Bản in màng cảm quang cô cứng

-Bản in màng cảm quang phân huỷ

Phân loại theo đế bản khi đó ta lại có:

-Bản in có đế là polime: PE, PAD

-Bản in có đế băng kim loại: Al, Zn, Fe, Cr.

Trong loại bản in đế kim loại, lại có thể phân thành bản đơn kim loại (Al, Zn) và bản đa kim loại(Cu, Cr, Fe, )

Hiện nay các cơ sở in thì chủ yếu dựng bản đơn kim loại, có màng cảm quang có tính chất phân huỷ

Ngoài ra cũng có thể phân loại bản in thành bản tráng sẵn và bản tái sinh Với giới hạn của đề tài chỉ xin giới thiệu qua như sau:

III.1 Bản in offset đơn kim loại:

- Lớp đế bằng kim loại mà phổ biến là Al hoặc Zn.

- Lớp màng cảm quang trong lớp màng cảm quang bao gồm

+ Chất phụ gia. Ở đây màng cảm quang có thể là màng có tính chất phân huỷ ( sau khi chiếu sáng, nó có khả năng tan trong dung dịch hiện) hoặc màng có tính chât cô cứng( sau chiếu sáng nó mất khả năng tan trong dung dịch hiện) Hiện nay, người ta chủ yếu dùng màng cảm quang có tính chất phân huỷ

Bản in đế Zn hiện nay cũng ít sử dụng bởi nó không cho chất lượng tốt như bản đế Al Trong quá trình gia công bề mặt bằng phương pháp mài tạo hạt bản

Zn có các nhược điểm:

- Độ nhám tạo hạt không đồng đều trên bề mặt, hạt thô Màng cảm quang phủ trên đó phải dày

- Khi chiếu sáng, những hình ảnh giàu tầng thứ, những nét chữ tinh tế thường bị mất mát tầng thứ, đứt nét.

- Khi chà ẩm, bản đế Zn cần một lượng ẩm lớn, làm giảm khả năng nhận mực của các phần tử in.

- Khi in, Zn dễ tác dụng với dung dịch ẩm tạo thành oxit kẽm có tính kiềm ở đỉnh hạt, dễ bắt bẩn.

- Màng cảm quang sau là phần tử in bám không chắc trên bề mặt bản nên sản lượng in thấp.

- Độ bền cơ học của bề mắt bản thấp do đó dễ bẩn màng, mất mát tầng thứ hình ảnh in.

Trong khi đó bản Al lại có ưu điểm sau:

- Nhôm có cấu tạo tinh thể đồng đều, nhẹ nên khi tạo bản bề mặt bản mịn, đồng đều.

- Nhôm có độ cứng, độ bền tạo cho bản in có độ bền cao, sản lượng in lớn.

- Bản có thể truyên được các hình ảnh giàu tầng thứ,hình nét, ảnh tinh tế với điểm t’ram mịn hơn.

- Lượng ẩm cần ít hơn khoảng 50% so với bản Zn nên sản phẩm có cường độ màu, độ bóng cao Tất cả các ưu điểm trên phần lớn dựa vào đặc điểm: Al có ái lực lớn với O2 không khí do đó trên bề mặt bản đế nhôm là lớp oxit nhôm( Al2O3 ) bảo vệ lớp này rât bền, cứng không có khe rạn nứt. III.1.b) Phương pháp mài tạo hạt: b.1) Phương pháp cơ học:

+ Phương pháp tạo hạt bằng bi, cát mài

Bản in được nẹp kặp trong khung khay mài, trên bề mặt trải một lớp bi sứ có đường kính 18 đến 22 mm.Khi hoạt động máy, rắc cát mài và rẩy nước.

Với phương pháp này thì bản in có lớp hạt thô, đôi khi bề mặt bị lì, độ nhám không đều Khi in độ ẩm cần lớn nên dễ gây hiên tượng nhũ tương hoá làm váng bẩn bản in Bản in dễ bị xây xước, lồi lõm, tiếng ồn khi mài bản rất lớn Hiện nay các nhà in không còn sử dụng phương pháp này.

+ Phương pháp tạo hạt bằng trải khô, chải ướt: phương pháp này cho bản chất lượng cao hơn, hạt mịn hơn, đều hơn, do đó màng cảm quang bám dính tốt hơn, việc cấp ẩm, truyền tầng thứ được nâng cao Trong phương pháp này : Băng nhôm chạy qua một bàn chải thép quay tròn.Khi chải ướt thì sử dụng bàn chải chất dẻo và dung dịch mài dạng huyền phù. b.2) Phương pháp hóa học: Ưu điểm của bản được gia công bề mặt phương pháp hoá học:

+ Cấu trúc hạt trên bề mặt đồng đều, mịn, phẳng, năng suất lao động cao. + Màng cảm quang tráng phủ đều, bám chắc bề mặt bản.

+ Có thể tạo được lớp oxit nhôm trên bề mặt bản có độ dày mỏng tuỳ ý, có độ bền in cao và ổn định

+ Sự cấp, truyền ẩm, thấm ướt bề mặt bản in tốt

III.2 Bản đa kim loại :

- Bản in 2 lớp là Cu – Cr.

- Bản 3 lớp gồm: Fe / Cu / Cr hoặc Al / Cu / Cr.

Ngày đăng: 06/07/2023, 13:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w