1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Triển Khai Chính Quyền Điện Tử Tại Địa Phương Tại Việtnam.pdf

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

lOMoARcPSD|38555717 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TRUNG TÂM TIN HỌC NGOẠI NGỮ BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu triển khai chính quyền điện tử tại địa phương tại Việt Nam Họ và tên : Trần Tiến Đạt Mã SV : 1805HTTA008 Lớp : 1805HTTA Hà Nội, tháng 5 năm 2022 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH 3 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 4 MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ 7 1.1 Sự hình thành và khái niệm chính phủ điện tử 7 1.2 Mục đích xây dựng Kiến trúc CQĐT tại Việt Nam 7 1.3 Các quan hệ tương tác trong chính phủ điện tử 7 1.4 Các giai đoạn phát triển của chính quyền điện tử 8 1.5 Lợi ích của chính phủ điện tử 9 CHƯƠNG II: TRIỂN KHAI CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TẠI ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM 11 2.1 Khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái 11 2.2 Mô hình thành phần chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái 11 2.3 Thiết bị phần cứng, phần mềm cho người dùng cuối .17 2.4 Cơ sở hạ tầng mạng 17 2.5 Lộ trình triển khai các thành phần trong Kiến trúc CQĐT cấp tỉnh 19 2.6 Trách nhiệm triển khai của các bên liên quan 20 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH YÊN BÁI 23 KẾT LUẬN 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 1 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên chuyên đề 2 thầy Lê Minh Tuấn đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập để em có thế hoàn thành bài tập lớn này Do thời gian và vốn kiến thức có hạn nên bài tập lớn của em không tránh có nhiều sai sót em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để em hoàn thiện bài của mình Em xin chân thành cảm ơn! 2 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái 13 Hình 2: Khái quát Mô hình thành phần của Chính quyền điện tử cấp tỉnh 14 Hình 3: Mô hình thành phần chi tiết của Chính quyền điện tử cấp tỉnh 19 Hình 4: Minh họa Khung kiến trúc Chính quyền điện tử cấp huyện .21 3 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Từ viết tắt DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT G2G Giải thích (Government to Government) Trao đổi giữa cơ quan nhà nước với nhau G2B Trao đổi giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp (Government to Bussiness) Trao đổi giữa cơ quan nhà nước với người dân G2C Trao đổi giữa cơ quan nhà nước và cán bộ, công (Government to chức, viên chức Citizens) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính G2E phủ; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Government to Employees) Công nghệ thông tin Chính phủ điện tử Bộ/tỉnh Cơ sở dữ liệu Chính quyền điện tử CNTT Cơ quan nhà nước CPĐT Cán bộ, công chức, viên chức CSDL Hệ thống thông tin CQĐT Trung ương CQNN Địa phương CBCCVC Quốc gia HTTT Ứng dụng công nghệ thông tin TW Khoa học công nghệ ĐP QG 4 ƯDCNTT KHCN Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 NGSP Hệ thống kết nối, liên thông các HTTT ở Trung (National Govern- ương và địa phương ment Service Plat- form) Nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp Bộ, tỉnh LGSP Ủy ban nhân dân (Local Government Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng Service Platform) UBND XML 5 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Ngày nay công nghệ thông tin càng ngày càng phát triển từ đó có ngày càng nhiều các mặt trong đời sống nhân dân được cải thiên khi áp dụng công nghệ vào thực tiễn, chính phủ điện tử cũng là một trong những mảng được chính quyền phát triển để nâng cao năng lực quản lý điều hành của chính phủ và các chính quyền các cấp (trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra quyết định, giao ban điện tử …) Cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công tạo điều kiện cho nguời dân dễ dàng truy nhập ở khắp mọi nơi - Mục tiêu sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu: - Hiều rõ về các khái niệm chính phủ điện tử - Định hướng kiến trúc Chính quyền điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông - Xác định lộ trình và những nội dung ưu tiên phát triển của Chính quyền điện tử - Phân tích các nghiệp vụ liên quan - Một số nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình phát triển Chính quyền điện 2 Cấu trúc đề tài nghiên cứu - Chương I: Tổng quan về CQĐT o Khái niệm o Mục đích o Các giai đoạn phát triển CQĐT o Các quan hệ tương tác o Lợi ích - Chương II: Triển khai chính quyền điện tử tại Yên Bái o Khung kiến trúc CPĐT tử tỉnh Yên Bái o Mô hình thành phần, cơ sở hạ tầng, các thiết bị cần thiết - Chương III: Thực trạng triển khai chính quyền điện tử tại Yên Bái 6 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ 1.1 Sự hình thành và khái niệm chính phủ điện tử Chính quyền điện tử là chính quyền ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp Mục tiêu của chính quyền điện tử là làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan chính quyền, tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan chính quyền Người dân, doanh nghiệp được các cơ quan chính quyền cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn bằng việc cung cấp thông tin, dịch vụ trực tuyến Người dân trở thành trung tâm trong quá trình các cơ quan chính quyền cung cấp thông tin và dịch vụ 1.2 Mục đích xây dựng Kiến trúc CQĐT tại Việt Nam Mục đích của chính quyền điện tử là làm cho mối tác động qua lại giữa người dân, doanh nghiệp, nhân viên chính quyền và các cơ quan chính quyền trở nên thuận tiện, thân thiện, minh bạch, đỡ tốn kém và hiệu quả hơn 1.3 Các quan hệ tương tác trong chính phủ điện tử Có thể chia làm 4 dạng giao dịch của chính quyền điện tử, gồm: Chính quyền với chính quyền (G2G): Giúp các cơ quan hành chính chia sẻ dữ liệu, trao đổi công việc thuận tiện hơn, giảm thiểu chi phí và thời gian hội họp không cần thiết Chính quyền với doanh nghiệp (G2B): Đây là giao dịch có nhiều hoạt động trực tuyến được kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền từ mức độ chuyên nghiệp như mua sắm hàng hóa công, đấu thầu các dự án chi tiêu công cho đến những ứng dụng đơn giản như đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, hỏi - đáp pháp luật, cấp giấy phép xây dựng, đất đai Chính quyền với công dân (G2C): Ở cấp độ tương tác này chính quyền sẽ cung cấp các thông tin trực tuyến chính xác, toàn diện về các luật lệ, quy chế chính sách và các dịch vụ công trực tuyến như làm hoặc cấp mới các giấy tờ cá nhân, các chứng chỉ, đóng và hoàn thuế thu nhập, nhận trợ cấp; cấp mới, cấp đổi các loại giấy phép lái xe, đăng ký lập doanh nghiệp, đăng ký nhân khẩu 7 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Chính quyền với người lao động - công chức, viên chức (G2E): Đây là các dạng giao dịch của chính những người làm việc trong cơ quan nhà nước trực tiếp với các cơ quan nhà nước như vấn đề lương, bảo hiểm, đóng thuế thu nhập 1.4 Các giai đoạn phát triển của chính quyền điện tử Phát triển CPĐT là quá trình lâu dài, liên tục, qua các giai đoạn khác nhau Việc phân chia các giai đoạn phát triển CPĐT nhằm xác định mức độ phát triển CPĐT của mỗi cơ quan, cũng như làm cơ sở xác định lộ trình, kế hoạch triển khai CPĐT đúng hướng, phù hợp với điều kiện, nhu cầu thực tế Các tổ chức khác nhau có cách phân chia các giai đoạn phát triển CPĐT của riêng mình, trong đó nổi bật là cách phân chia của Gartner (một công ty tư vấn, nghiên cứu hàng đầu thế giới về CNTT), bao gồm các giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Hiện diện (Presence) Sự phát triển CPĐT giai đoạn này được đặc trưng bởi sự hiện diện các cơ quan chính phủ trên mạng Internet, mục đích chính là cung cấp các thông tin cơ bản về các cơ quan chính phủ như chức năng, nhiệm vụ, địa chỉ liên hệ, thời gian làm việc và có thể cung cấp thêm các văn bản liên quan đến xã hội - Giai đoạn 2: Tương tác (Interaction) Trong giai đoạn này, các trang thông tin điện tử của các cơ quan chính phủ cung cấp các chức năng tìm kiếm cơ bản, cho phép tải về các biểu mẫu điện tử, các đường liên kết với các trang thông tin điện tử liên quan, cũng như địa chỉ thư điện tử của các cơ quan, cán bộ chính phủ - Giai đoạn 3: Giao dịch (Transaction) Trong giai đoạn này, các trang thông tin điện tử của các cơ quan chính phủ cho phép thực hiện hoàn chỉnh các dịch vụ, bao gồm việc nộp hồ sơ, xử lý hồ sơ, trả phí dịch vụ trực tuyến - Giai đoạn 4: Chuyển đổi (Transformation) Giai đoạn này là mục tiêu dài hạn của các cơ quan chính phủ Ngoài việc thực hiện các chức năng trong giai đoạn 3, CPĐT giai đoạn này cung cấp cho người dân một điểm truy cập duy nhất tới các cơ quan chính phủ để thực hiện mọi giao dịch, các hoạt động của cơ quan chính phủ là minh bạch với người dân 8 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 1.5 Lợi ích của chính phủ điện tử Một cách tổng quan, chúng ta có thể thấy lợi ích của chính phủ điện tử như sau: Nhìn từ phía các cơ quan chính phủ: Làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan chính phủ, tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan chính phủ; Nhìn từ phía người dân, doanh nghiệp: Người dân và doanh nghiệp được các cơ quan chính phủ cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn bằng việc cung cấp thông tin, dịch vụ một cách trực tuyến Một cách cụ thể, người dân và doanh nghiệp ngày càng ít phải đến trực tiếp các cơ quan chính phủ; Người dân trở thành trung tâm trong quá trình các cơ quan chính phủ cung cấp thông tin và dịch vụ Nhờ các công cụ của công nghệ thông tin và truyền thông, cơ quan chính phủ nhanh chóng thu lượm được ý kiến của người dân và giúp người dân tham gia dễ dàng hơn trong quá trình ra quyết định của chính phủ Chi tiết hơn, các chuyên gia trên thế giới và các báo cáo về chính phủ điện tử các nước đã tổng kết nhiều lợi ích mà chính phủ điện tử mang lại Cụ thể như sau: Tăng khả năng tiếp cận với chính phủ: Chính phủ điện tử hướng đến cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp ở mọi lúc (24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần), ở mọi nơi qua Internet, đồng thời người dân vẫn sử dụng các cách thức truyền thống như gặp trực tiếp, qua điện thoại, qua máy fax… Đối với người dân và doanh nghiệp, chính phủ điện tử là sự đơn giản hóa các thủ tục và tăng hiệu quả của quá trình phê duyệt Đối với các cơ quan và nhân viên chính phủ, chính phủ điện tử là sự hỗ trợ hợp tác giữa các cơ quan nhằm đảm bảo đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời; Người dân sẽ cảm thấy hài lòng hơn: Các dịch vụ mà chính phủ cung cấp cho người dân sẽ tốt hơn, người dân thấy được tham gia vào đóng góp ý kiến vào các hoạt động của chính phủ thuận tiện hơn trước, được cung cấp thông tin kịp thời hơn về các hoạt động của chính phủ Người dân sẽ thấy các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm rõ hơn, các hoạt động của chính phủ được người dân giám sát kịp thời; Các quy trình làm việc được tổ chức lại: Trước khi mỗi dịch vụ ứng dụng của chính phủ được thực hiện, các quy trình làm việc của các cơ quan chính phủ được phân tích, thiết kế lại cho rõ ràng để có thể áp dụng công nghệ thông tin, để trở thành trực tuyến Chính nhờ điều này mà hiệu quả làm việc của các cơ quan chính phủ được tăng lên và giảm chi phí điều hành; Tăng năng suất lao động: Theo sự phát triển của chính phủ điện tử, các dịch vụ mà chính phủ cung cấp sẽ được trực tuyến và tích hợp dần, người dân truy cập các dịch vụ 9 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 - Người sử dụng Người sử dụng hoặc đối tượng sử dụng là người dân, doanh nghiệp hoặc các cơ quan tương tác với dịch vụ được cung cấp bởi các CQNN, bao gồm: Các CQNN (G2G): Trong trường hợp này, CQNN sử dụng các dịch vụ từ các CQNN khác để thực hiện công việc hoặc cung cấp dịch vụ cho CQNN khác; Doanh nghiệp (G2B): Doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi các CQNN khác nhau; Công dân (G2C): Công dân sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi các CQNN khác nhau; Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước (G2E): CBCCVC truy cập đến các dịch vụ nội bộ của cơ quan để thực hiện công việc của họ - Kênh truy cập Là các hình thức, phương tiện qua đó người sử dụng truy cập thông tin, dịch vụ mà chính phủ điện tử cung cấp Các hình thức này bao gồm và không giới hạn bởi các trang thông tin điện tử/cổng thông tin điện tử (website/portal), thư điện tử (email), điện thoại (cố định hoặc di động), máy fax, hoặc có thể đến trực tiếp gặp các cơ quan chính phủ Trong đó: Trang thông tin điện tử: Là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin Cổng thông tin điện tử: Là điểm truy cập duy nhất của cơ quan trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin (Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước) - Giao diện với người sử dụng Thành phần đảm bảo việc lấy người sử dụng làm trung tâm trong cung cấp dịch vụ Thành phần này cung cấp các khả năng liên quan trực tiếp đến quản lý người sử dụng dịch vụ (cả bên ngoài lẫn bên trong), các nghiệp vụ tương tác với người sử dụng dịch vụ, nằm ở phía ngoài (front end) của một nghiệp vụ và là giao diện với nhiều đối tượng sử dụng dịch vụ Ngoài ra, thành phần này còn đảm bảo sự nhất quán 13 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 về việc truy cập sử dụng dịch vụ, ứng dụng của người sử dụng dịch vụ trên các kênh truy cập khác nhau Đây là thành phần đảm bảo sự thông suốt cho người sử dụng trong việc sử dụng đa kênh truy cập - Các dịch vụ công trực tuyến, các ứng dụng nghiệp vụ Đây là thành phần cơ bản trong mô hình thành phần của chính quyền điện tử Thành phần này bao gồm các dịch vụ công trực tuyến mà chính phủ điện tử cung cấp cho người dân, doanh nghiệp thể hiện trong mối quan hệ tương tác giữa các cơ quan chính phủ và người dân (G2C), và giữa các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp (G2B) đã nói ở trên Trong đó, Dịch vụ hành chính công: Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân Dịch vụ công trực tuyến: Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng (Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ) Thành phần này cũng bao gồm các dịch vụ, ứng dụng phục vụ các cơ quan chính phủ, thể hiện quan hệ tương tác giữa các cơ quan chính phủ (G2G) ở trên - Lớp tích hợp Thành phần cung cấp khả năng tích hợp các ứng dụng và dịch vụ nói chung, nhằm tạo ra các dịch vụ tích hợp nhưng không phá vỡ cấu trúc, gián đoạn hoạt động của các ứng dụng/dịch vụ đang hoạt động Thành phần này tạo cơ sở cho nhiều ứng dụng/dịch vụ khác nhau có thể giao tiếp với nhau một cách thông suốt trong một môi trường không thuần nhất về nền tảng phát triển các ứng dụng và dịch vụ, từ đó, hướng đến cung cấp các dịch vụ chất lượng cao theo cơ chế liên thông Thành phần này còn cung cấp khả năng cho phép các hệ thống ứng dụng mới truy nhập vào các hệ thống ứng dụng có sẵn, nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực đã đầu tư vào các hệ thống và nền tảng có sẵn - Các dịch vụ dùng chung Đây là các dịch vụ được sử dụng chung cho nhiều cơ quan chính phủ trong tỉnh, hỗ trợ các ứng dụng nghiệp vụ và dịch vụ công trực tuyến Đây là một thành phần quan trọng của mô hình, việc triển khai thành công các dịch vụ dùng chung sẽ góp 14 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 phần đáng kể đảm bảo tránh lãng phí, đầu tư trùng lặp, nâng cao khả năng kết nối của các hệ thống khi sử dụng chung các dịch vụ cơ bản Một số ví dụ về dịch vụ dùng chung như dịch vụ thư mục (Directory service), dịch vụ định danh, xác thực, phân quyền truy cập - Cơ sở dữ liệu Thành phần này bao gồm các cơ sở dữ liệu (cũ và mới), các cơ sở dữ liệu này không tồn tại độc lập mà phục vụ cho các chương trình ứng dụng như các dịch vụ công trực tuyến, các ứng dụng nghiệp vụ thuộc thành phần ở trên Cơ sở dữ liệu được định nghĩa là là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông tin qua phương tiện điện tử (Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005 của Quốc hội khóa XI) - Cơ sở hạ tầng Thành phần cung cấp hạ tầng, phương tiện, nền tảng phục vụ cho người sử dụng và các ứng dụng, cụ thể bao gồm: Trang thiết bị người dùng cuối: Bao gồm máy tính cá nhân, máy tính xách tay, các thiết bị hỗ trợ cá nhân phục vụ công việc của các cán bộ, các trang thiết bị phục vụ việc truy cập thông tin, sử dụng dịch vụ của người dân và doanh nghiệp Hệ thống mạng: Thành phần then chốt nhằm đáp ứng yêu cầu hạ tầng kết nối các dịch vụ nền và các ứng dụng, dịch vụ, nhằm đáp ứng mục tiêu sẵn sàng phục vụ nhu cầu truyền nhận dữ liệu và khai thác thông tin của các cơ quan nhà nước Cơ sở hạ tầng mạng đối với một địa phương đó là sự kết hợp của mạng diện rộng WAN, mạng thành phố/đô thị MAN, mạng cục bộ LAN, mạng riêng ảo (VPN), mạng Internet Nền tảng, máy chủ: Bao gồm nền tảng là các hệ điều hành, các máy chủ khác nhau trong các hệ thống thông tin Hệ thống an ninh, bảo mật: Là hệ thống được xây dựng và duy trì đảm bảo cho chính quyền điện tử cấp tỉnh thực hiện sứ mệnh/chức năng trọng yếu của mình trước sự tấn công, xâm nhập gây phá hoại/lợi dụng các hệ thống thông tin trong chính quyền điện tử cấp tỉnh, dẫn đến gây hư hỏng/gián đoạn việc sử dụng các hệ thống này - Phần quản lý, các nội dung hỗ trợ tất cả các thành phần trên Thành phần này bao gồm các yếu tố phục vụ chung, hỗ trợ, tác động, duy trì tất cả thành phần ở trên Thành phần này bao gồm và không giới hạn: 15 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Chính sách về An toàn, bảo mật thông tin: Được hiểu là một tập các tiêu chuẩn đảm bảo cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo mật thông tin trong sử dụng các ứng dụng, dịch vụ của chính quyền điện tử cấp tỉnh Các thành phần bộ phận của mô hình thành phần đều có các quan ngại về an toàn bảo mật thông tin cần giải quyết, và các giải pháp cần được phát triển và quản trị ở mức tổng thể để có thể áp dụng cho tất cả các thành phần thuộc mô hình Tiêu chuẩn kỹ thuật: Thành phần này được hiểu là các tiêu chuẩn kỹ thuật đi kèm với các thành phần trong mô hình thành phần Các tiêu chuẩn được sử dụng nhằm đảm bảo khả năng tương tác liên thông giữa các thành phần Các tiêu chuẩn kỹ thuật giới hạn sự lựa chọn các giao diện kết nối nhằm đảm bảo khả năng tương tác liên thông, tuy nhiên, việc giới hạn này phải đảm bảo tính linh hoạt trong việc lựa chọn giải pháp cho các ứng dụng/dịch vụ, không phụ thuộc vào các giải pháp/sản phẩm đóng kín Quy định, quy chế: Thành phần này bao gồm các luật, quy định, quy chế của chính quyền địa phương quy định việc phát triển, quản lý, sử dụng, và duy trì các thành phần trong mô hình thành phần Các quy định, quy chế thực hiện nhiệm vụ củng cố việc thực thi các thực hành, các tiêu chuẩn trong mô hình thành phần Tổ chức và điều hành: Thành phần này bao gồm một cấu trúc và các quy trình thực hiện chức năng hỗ trợ ra quyết định liên quan đến phát triển chính quyền điện tử cấp tỉnh Cụ thể hơn, thành phần này tạo cơ sở thực hiện việc phát triển, xem xét, sửa đổi bổ sung, thông qua các thành phần thuộc mô hình thành phần của chính quyền điện tử cấp tỉnh - Truyền thông và Đào tạo: Truyền thông: Thực hiện chức năng truyền tải thông điệp về giá trị của việc sử dụng các ứng dụng, dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức về chính quyền điện tử nói chung cho các đối tượng liên quan Đào tạo: Đào tạo các chủ thể liên quan thực hiện việc lập kế hoạch phát triển chính quyền điện tử cấp tỉnh, triển khai phát triển các hệ thống trong chính quyền điện tử, và mua sắm tài sản trong chính quyền điện tử cấp tỉnh, nhận thức ý nghĩa của mô hình thành phần, và sẵn sàng xây dựng các ứng dụng, dịch vụ và cơ sở hạ tầng thông tin tuân thủ theo các đặc tả quy định trong mô hình thành phần Chi tiết về các thành phần trong mô hình thành phần chính quyền điện tử được thể hiện ở Hình 3, Mô hình này được xây dựng dựa trên mô hình của Gartner 16 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Hình 3: Mô hình thành phần chi tiết của Chính quyền điện tử cấp tỉnh 2.3 Thiết bị phần cứng, phần mềm cho người dùng cuối Bao gồm máy tính cá nhân, máy tính xách tay và thiết bị hỗ trợ cá nhân 2.4 Cơ sở hạ tầng mạng - Mạng diện rộng của tỉnh (WAN, MAN); - Mạng cục bộ (LAN); - Mạng riêng ảo (VPN); - Kết nối Internet - Trung tâm dữ liệu, phòng máy chủ: Gồm các máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ, cáp mạng, nguồn điện, thiết bị làm mát, quản lý (môi trường, an ninh, vận hành) - An toàn thông tin: Là thành phần xuyên suốt, là điều kiện bảo đảm triển khai các thành phần của CPĐT cần được triển khai đồng bộ ở các cấp Các nội dung chính về an toàn thông tin đã nêu trong Mục 2.2 Việc triển khai chữ ký số trong hệ thống chính trị phục vụ công tác an toàn, an ninh thông tin do Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì tổ chức thực hiện 17 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 - Quản lý và giám sát dịch vụ: Thành phần này giúp cho các dịch vụ hoạt động trơn tru, hiệu quả và cũng giúp tăng tính sẵn sàng của toàn bộ hệ thống - Quản lý chỉ đạo: Bao gồm công tác chỉ đạo, tổ chức, xây dựng các chính sách, các chuẩn, hướng dẫn, đào tạo, truyền thông để triển khai Kiến trúc CQĐT cấp tỉnh - Nội dung phần trên mô tả các thành phần chính trong Kiến trúc CQĐT cấp tỉnh, ở các cấp thấp hơn như quận, huyện, các thành phần cũng tương tự như vậy Tuy nhiên, việc dùng chung, chia sẻ tài nguyên và thông tin của các CQNN là cần thiết để giảm đầu tư trùng lặp, tăng khả năng kết nối, liên thông Chính vì vậy các CQNN cấp dưới phải sử dụng những thành phần chia sẻ, dùng chung của cấp trên Hình sau đây là ví dụ minh họa Khung Kiến trúc CQĐT cấp huyện Các thành phần cơ bản trong Kiến trúc tương tự như cấp tỉnh Tuy nhiên, một số thành phần được sử dụng chung ở cấp tỉnh 18 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Hình 4: Minh họa Khung kiến trúc Chính quyền điện tử cấp huyện Hình trên mô tả cổng thông tin điện tử của huyện là một cổng con của cấp tỉnh Tỉnh có thể xây dựng một cổng thông tin điện tử tập trung và xây dựng các cổng con cho mỗi huyện Hạ tầng CNTT của huyện là hạ tầng được chia sẻ của tỉnh, ngoại trừ máy tính và mạng LAN Các dịch vụ công ngày càng có xu hướng được tích hợp, liên thông cho cả tỉnh Nhiều phần mềm ứng dụng được dùng chung, sử dụng lại ở nhiều CQNN Kiến trúc CQĐT cấp quận, huyện và các thành phần dùng chung, chia sẻ với cấp tỉnh sẽ phụ thuộc nhu cầu, lộ trình phát triển thực tế của các tỉnh 2.5 Lộ trình triển khai các thành phần trong Kiến trúc CQĐT cấp tỉnh Các thành phần trong Kiến trúc CQĐT cấp tỉnh cần được xác định rõ theo định hướng phát triển dài hạn, nhu cầu thực tế Căn cứ hiện trạng ứng dụng CNTT, các thành phần Kiến trúc CQĐT của các tỉnh sẽ được hiện thực hóa bằng các nhiệm vụ, dự án triển khai và theo lộ trình phù hợp; trong đó, lưu ý nguồn lực triển khai bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tăng cường hình thức thuê dịch vụ 19 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com)

Ngày đăng: 12/03/2024, 16:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w