1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Về Xếp Hàng Hóa Quá Tải Trọng Lên Xe Ô Tô Tại Cảng, Bên Thủy Nội Địa.pdf

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Về Xếp Hàng Hóa Quá Tải Trọng Lên Xe Ô Tô Tại Cảng, Bên Thủy Nội Địa
Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Hồng Loan
Trường học Trường Cán Bộ Quản Lý GTVT
Chuyên ngành Quản Lý Giao Thông Vận Tải
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 173 KB

Nội dung

lOMoARcPSD|38590726 BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GTVT TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG: XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ XẾP HÀNG HÓA QUÁ TẢI TRỌNG LÊN XE Ô TÔ TẠI CẢNG, BÊN THỦY NỘI ĐỊA Học viên : Nguyễn Ngọc Sơn BDQLNNCTCV K89 Lớp : Th.S Nguyễn Thị Hồng Loan Cục Đường thủy nội địa Việt Nam GVCN : Đơn vị công tác : Hà Nội, tháng 7 năm 2021 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 4 PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 5 1 Giải quyết tình huống 5 2 Xác định mục tiêu giải quyết tình huống .5 3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả 5 3.1 Nguyên nhân 6 3.2 Hậu quả 8 4 Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết 9 4.1 Xây dựng phương án 9 4.2 Lựa chọn phương án tối ưu 10 5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã được lựa chọn 11 5.1 Tổ chức thực hiện phương án .11 5.2 Đánh giá kết quả đạt được 12 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .12 1 Các tồn tại, khó khăn: 12 2 Kiến nghị: .13 3 Công tác trọng tâm thời gian tiếp theo: .13 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 LỜI MỞ ĐẦU Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa là một phương thức vận chuyển khá phổ biến tại Việt Nam Sự ra đời của vận tải đường thủy nội địa như một bước ngoặc đánh dấu thay đổi rõ rệt về cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường, giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh, con người người bắt kịp xu thế cuộc sống hiện đại Vận tải đường thủy nội địa thường tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Nam, trong đó, đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Nam Bộ chiếm ưu thế Mặc dù đã có những bước phát triển vượt trội nhưng chưa phát huy tuyệt đối do cơ sở hạ tầng tuyến nội địa chưa được phân luồng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam và những cơ hội được tạo ra từ sự hội nhập của đất nước với khu vực và thế giới, nhu cầu vận chuyển nói chung và nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa nói riêng ngày càng lớn Trong cấu thành giá của sản phẩm, có một phần không hề nhỏ là giá vận chuyển hàng hóa Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, các nhà kinh doanh luôn hướng đến việc hạn chế tối đa được các khoản chi phí dịch vụ như chi phí vận chuyển để từ đó làm tăng lợi nhuận Cũng chính vì vậy, có không ít cá nhân, doanh nghiệp đã bất chấp quy định của pháp luật, vận chuyển những chuyến hàng quá tải Điều này đã không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân lái xe và những phương tiện tham gia giao thông khác mà còn làm hư hại nghiêm trọng hệ thống công trình giao thông, khiến cho Nhà nước phải bỏ thêm những khoản chi phí không hề nhỏ để cải tạo lại Những vi phạm liên quan đến tải trọng của hàng hóa đang gia tăng từng ngày, với những vụ việc nghiêm trọng và phức tạp, đã và đang đặt ra cho lực lượng chức năng phải tiến hành thường xuyên, mạnh mẽ và quyết liệt hơn việc kiểm tra, kiểm soát tải trọng hàng hóa Đặc biệt, trong tháng 12 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, trong đó đã đặc biệt gia tăng mức xử phạt tiền đối với trường hợp xếp hàng hóa quá tải trọng Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 lên xe ô tô tại cảng, bến thủy nội địa, với mục đích phòng ngừa, hạn chế và nâng cao ý thức của các cá nhân, doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tải trọng hàng hóa Từ thực tế nêu trên và để hiểu rõ thêm phần nào quy định pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý đối với trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về tải trọng hàng hóa, tôi lựa chọn đề tài “Xử lý vi phạm hành chính về xếp hàng hóa quá tải trọng lên xe ô tô tại cảng, bến thủy nội địa” Vì thời gian có hạn, các tài liệu thu thập không nhiều chính vì vậy, tôi chỉ đi sâu vào việc giải quyết vi phạm hành chính liên quan đến xếp hàng hóa quá tải trọng lên xe ô tô tại cảng, bến thủy nội địa xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận khó tránh khỏi những sai sót Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Giảng viên tại Trường Quản lý cán bộ Giao thông vận tải đã giúp tôi có những kiến thức và kỹ năng trong khóa học để hoàn thành bài tiểu luận này Học viên Nguyễn Ngọc Sơn Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 PHẦN I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Thực hiện văn bản chỉ đạo của Bộ giao thông vận tải, Kế hoạch số 2576/KH-CĐTNĐ ngày 02/12/2016 về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về xếp hàng hóa quá tải trọng lên xe ô tô tải cảng, bến thủy nội địa và Quyết định thanh tra của Chi Cục Đường thủy nội địa phía Bắc về việc “Tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về xếp hàng hóa quá tải trọng lên xe ô tô tại cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn Thành phố Hà Nội” Đội Thanh tra -An toàn đã lập phương án kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng hàng hóa các phương tiện vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn TP.Hà Nội Trên cơ sở phương án đã được phê duyệt, vào hồi 23h00 ngày 20 tháng 04 năm 2020 tại khu vực Cảng Hà Nội, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, tổ công tác do đồng chí Nguyễn Văn Nam – Thanh tra viên thuộc Đội Thanh tra - An toàn, Chi Cục Đường thủy nội địa phía Bắc làm tổ trưởng cùng ba thành viên khác trong tổ kết hợp với Đội thanh gia giao thông – CA TP.Hà Nội phát hiện xe ô tô tải biển kiểm soát 29A-134.21 đang có hành vi để xe ô tô chở hàng hóa từ cảng, bến vượt quá tải trọng cho phép ra khỏi cảng, bến.Tổ công tác đã phát tín hiệu yêu cầu lái xe dừng xe kiểm tra Qua thủ tục kiểm tra giấy tờ, được biết lái xe tên là Trần Văn An, là lái xe thuê theo hợp đồng lao động với Công ty Cổ phần Thương mại ABC đang trên đường vận chuyển hàng hóa từ cảng về kho Tổ công tác số yêu cầu lái xe thực hiện việc di chuyển xe đến trạm cân để tiến hành kiểm tra tải trọng xe Kết quả kiểm tra trọng tải xe cho thấy, xe chở hàng vượt tải trọng thiết kế 140% Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ cảng Hà Nội với lỗi “để xe ô tô chở hàng hóa từ cảng, bến vượt quá tải trọng cho phép ra khỏi cảng, bến”, yêu cầu lái xe hạ tải ngay phần hàng vượt quá trước khi tiến hành đưa vào lưu thông Để đảm bảo việc thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hạnh chính, Tổ công tác đã tạm giữ giấy tờ xe do tài xế xuất trình theo quy định, bao gồm: 01 Giấy phép lái xe ô tô hạng E Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1 Giải quyết tình huống Để tiến hành xác minh thêm thông tin làm cơ sở cho việc lập Biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện xe ô tô, Đội thanh tra đã làm việc với chủ Cảng Hà Nội và đã ra quyết định xử phạt với mức phạt: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi để xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% ra khỏi cảng, bến” theo điểm c khoản 9 Điều 23 Nghị định Số 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa 2 Xác định mục tiêu giải quyết tình huống Thứ nhất, xử lý dứt điểm hồ sơ vi phạm của người điều khiển và chủ phương tiện, chủ Cảng bến, không để tồn đọng vụ việc vi phạm Dùng các biện pháp nghiệp vụ và áp dụng các quy định của pháp luật để yêu cầu chủ phương tiện, chủ cảng, bến phối hợp giải quyết vi phạm, không để sự việc kéo dài ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước cũng như quyền lợi của các cá nhân có liên quan Thứ hai, đảm bảo tính pháp lý trong quá trình xử lý vi phạm, cũng như xét đến quyền lợi của lái xe, đồng thời cương quyết xử lý đối với chủ phương tiện, chủ cảng bến có thái độ thiếu ý thức tự giác chấp hành quyết định xử phạt Thứ ba, thiết lập trật tự kỷ cương trong vận tải hàng hóa, đảm bảo tính răn đe, hạn chế và tiến tới việc chấm dứt hoàn toàn hành vi vi phạm về tải trọng hàng hóa 3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả 3.1 Nguyên nhân Thứ nhất, khó khăn trong việc việc áp dụng quy định của pháp luật và do một số quy định còn chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay, việc đảm bảo thi hành Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 quyết định xử phạt vi phạm chưa có quy định cụ thể trong trường hợp xử lý đối với lỗi hỗn hợp, các cán bộ xử lý vẫn dựa vào các quy định liên quan để xử lý “kép” với trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm mà không đồng thời là chủ phương tiện Việc tạm giữ giấy tờ của lái xe trong tình huống nêu trên là dựa vào quy định của Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính, khoản 6 điều này quy định: “Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ sau theo thứ tự: Giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt… ” Như vậy pháp luật mới chỉ quy định trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm với lỗi của riêng cá nhân hay tổ chức mà chưa quy định cụ thể trong trường hợp lỗi hỗn hợp thì việc tạm giữ được tiến hành như thế nào, gây khó khăn cho cán bộ xử lý trong việc tiếp tục tạm giữ giấy tờ liên quan đến phương tiện vi phạm để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt Thứ hai, thiếu sót trong hoạt động quản lý Nhà nước Các vi phạm hành chính trong hoạt động vận tải liên quan đến tải trọng hàng hóa diễn ra ngày càng tăng cả về mức độ nghiêm trọng và số lượng vi phạm, trong khi đó việc tạm giữ giấy tờ, chứng chỉ liên quan để đảmbảo thi hành pháp luật vẫn chưa phát huy hết “hiệu quả đảm bảo” Thực tếcho thấy có rất nhiều trường hợp sẵn sàng chấp nhận “thi lại bằng lái” (hoặc báo mất bằng để làm lại) vì chênh lệch giữa số tiền xử phạt và việc thi lạibằng lái xe quá lớn (điều này được thể hiện ở số biên bản tồn chưa xử lý trongkhi đó bằng lái xe của lái xe đã hết hạn sử dụng từ lâu) Hiện nay, Sở giao thông vận tải Hà Nội đã lập được hệ thống phần mềm quản lý giấy phép lái xe nên trường hợp lái xe muốn thi lại bằng hoặc xin cấp lại bằng tại Hà Nội, với trường hợp đã từng bị xử lý hình thức tước bằng lái xe đều phải có văn bản của cơ quan giải quyết vi phạm xác nhận lái xe đã hết hạn tước bằng và đãchấp hành đúng quyết định xử phạt để đảm bảo lái xe không vì trốn tránh trách nhiệm tài chính khi bị xử phạt vi phạm hành chính mà khai báo gian dối khi làm hồ sơ xin cấp bằng mới hoặc thi bằng lái mới Tuy nhiên, việc quản Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 lýchỉ thực hiện được với Giấy phép lái xe dạng thẻ PET, với những giấy phép lái xe dạng giấy việc quản lý chưa thực hiện đồng bộ và có khả năng bỏ lọt những trường hợp cố tình trốn tránh việc nộp phạt Đây cũng là điểm dễ bịcán bộ có thẩm quyền lợi dụng để làm sai hoặc tham nhũng, vì vậy một mặt phát huy điểm này, một mặt cũng nên có giải pháp thay đổi triệt để hơn, thànhlập hệ thống xử lý thông tin đồng bộ để vừa đảm bảo thi hành quyết định xử phạt nhanh chóng thuận lợi, vừa không tạo cơ hội cho cán bộ phụ trách vi phạm pháp luật Hai là, Theo quy định của bộ tài chính, quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngàynhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưanộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngàychậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp (Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của BộTài chính) Mặc dù pháp luật đã bổ sung thêm quy định này để nâng cao ýthức trong việc chấp hành quyết định xử phạt đúng thời hạn quy định Tuynhiên, trường hợp mà người vi phạm không nộp phạt, thì việc quy định nhưvậy là chưa đủ sức răn đe, gây thất thu một khoản tiền phạt không hề nhỏ Pháp luật hiện nay cũng chưa quy định hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông qua việc trừ trực tiếp vào tài khoảncủa cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.Nhất là đối với những trường hợp lỗi hỗnhợp như trên, việc không chấp hành quyết định của doanh nghiệp đã gây rakhông chỉ thiệt hại cho nhà nước mà còn gây ra thiệt hại cho cả cá nhân liênquan đến hành vi Thứ ba, sự thiếu hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật của các cá nhân, doanh nghiệp, chủ cảng bến và sự thiếu tôn trọng pháp chế của các bên có liên quan đến tình huống Theo quy định của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và giao thông đường bộ, lái xe Trần Văn An chỉ là “người làm công”, không có quyết định về việc chở hàng hóa, vì vậy việc xử phạt phải là đến công ty cổ phần Thương mại ABC và Chủ cảng bến Việc ra quyết định xử phạt đối với Chủ cảng bến trong trường hợp này là hợp lý, vì suy đến cùng, “chủ cảng bến” vẫn là người có trách nhiệm quản lý, trong khu vực cảng bến mình phụ trách đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 luật Chính vì vậy gây nên tâm lý thiếu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Từ đó dẫn đến việc các các tổ chức, doanh nghiệp không chấp hành hoặc chậm chấp hành quyết định xử phạt, gây ra thiệt hại về quyền lợi của cá nhân, tổ chức có liên quan, thiệt hại về lợi ích của Nhà nước Vì vậy, để thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật và phù hợp với thực tiễn cần phải sửa đổi, bổ sung quy định trong trường hợp này Ngoài ra, để giảm bớt trách nhiệm tài chính cho bản thân thì chủ phương tiện cần có các thỏa thuận liên quan đến trách nhiệm về tài chính đối với người được ủy quyền hoặc người thuê phương tiện trong trường hợp chủ phương tiện bị xử phạt vi phạm hành chính do người sử dụng phương tiện vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa 3.2 Hậu quả Thiệt hại về kinh tế: - Nếu không kịp thời xử lý trường hợp vi phạm của cá nhân và doanh nghiệp trên sẽ tới bất bình đẳng trong hoạt động vận tải, gây thất thoát, thất thu cho cơ quan Nhà nước thông qua các khoản nộp phạt vi phạm mà lẽ ra cá nhân và doanh nghiệp phải chấp hành - Ảnh hưởng trực tiếp đối với quyền của lái xe trong việc sử dụng bằng lái xe để giam gia các giao dịch dân sự Việc vi phạm cũng gây ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do sự xáo trộn nhân sự và từ việc bắt buộc phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về vận tải hàng hóa Thiệt hại về mặt xã hội: - Việc không xử lý triệt để sẽ tạo ra tiền đề xấu cho các cá nhân, doanh nghiệp khác vi phạm theo, không phát huy hết hiệu quả quản lý nhà nước cũng như không giáo dục được ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân - Việc mất bình đẳng trong hoạt động vận tải sẽ làm cho uy tín của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực vận tải bị giảm sút, xe đang chấp hành tốt các quy định về vận tải sẽ mất lòng tin dẫn đến vi phạm và không chấp hành các quy định của nhà nước về vận tải Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 - Tạo ra dư luận không tốt, gây bức xúc cho nhân dân vì cầu đường bị cày xới, hư hỏng do xe quá tải gây ra 4 Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết 4.1 Xây dựng phương án Từ các yêu cầu trên đưa ra 3 phương án để phân tích: Phương án 1: Căn cứ vào quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 tiếp tục tạm giữ giấy tờ của lái xe để đảm bảo việc xử phạt vi phạm theo quy định Phối hợp với lái xe, liên hệ và gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp chấp hành ngay quyết định xử phạt vi phạm hành chính Tiến hành hạ tải về đúng tải trọng cho phép và tiếp tục cho tiến hành lưu thông để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tiến hành xử phạt đối với hành vi của chủ cảng với mức xử phạt là phạt tiền, nếu đã từng tái phạm thì sẽ xử lý bằng hình thức đình chỉ hoạt động từ 1-3 tháng Phương án 2: Cho phép lái xe nộp phạt phần vi phạm của cá nhân và trả lại giấy tờ xe cho người điều khiển phương tiện vi phạm Đối với chủ phương tiện, cơ quan có thẩm quyền ra thông báo và áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để yêu cầu doanh nghiệp chấp hành quyết định xử phạt Tiến hành xử phạt đối với hành vi của chủ cảng, bến bằng biện pháp đình chỉ hoạt động Phương án 3: Áp dụng coi đây là vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp để kéo dài thời gian ra quyết định xử phạt trên 7 ngày để xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính và căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xử lý theo thẩm quyền 4.2 Lựa chọn phương án tối ưu Đối với các phương án được đưa ra đều có ưu khuyết điểm và thể hiện tính cứng rắn, kiên quyết đối với các vi phạm nhằm ổn định trật tự nhưng cũng Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 có một số tồn tại nhất định Do vậy, cần xây dựng nhiều phương án để phân tích và tổng hợp, lựa chọn phương án tối ưu nhất, hợp lý nhất nhằm hạn chế tối đa các tồn tại, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và nguyện vọng của quần chúng nhân dân Lựa chọn được phương án tối ưu sẽ khả thi và đảm bảo hài hòa giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, vừa có tácdụng đảm bảo tính cương quyết, vừa đảm bảo tính tuyên truyền, phổ biến, giáo dục… Đang xem xét Phương án 1 có nhưng ưu nhược điểm sau: Ưu điểm: - Đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật; - Thể hiện tính răn đe và nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi viphạm liên quan đến tải trọng xe; - Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện đồng thời không khoan nhượng đối với những hành vi cố tình trốn trách trách nhiệm hành chính; - Là biện pháp tuyên truyền để các lái xe khác chưa có ý thức, khôngchấp hành các quy định thấy cần phải thực hiện tốt và tuân thủ các quy định của nhà nước; - Xử lý hành được hành vi vi phạm của chủ cảng, bến Nhược điểm: - Không giải quyết được lợi ích của người điều khiển xe trong tình huống này; - Có thể tạo ra tâm lý ức chế cho lái xe vì không nhận thức được hết các quy định của pháp luật liên quan đến việc xử phạt; - Có thể không hiệu quả vì số tiền phạt nhỏ sẽ khiến doanh nghiệp có thể tiếp tục tái phạm Đánh giá cụ thể bốn phương án trên, Đội Thanh tra- An toàn tổ chức họp bàn thống nhất chọn Phương án 1 với các tiêu chí cơ bản sau: Một là: Việc xử lý vi phạm trước hết phải căn cứ vào các quy định củapháp luật, tránh việc xử lý lại tạo ra khiếu nại, khiếu kiện làm mất thời gian, tiền bạc của Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 cá nhân và doanh nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Hai là: Hành vi vi phạm về tải trọng phương tiện diễn ra rất phổ biến vàphức tạp, nếu không áp dụng những phương thức nghiêm khắc và cứng rắn đềxử lý thì không thể khiến cho các cá nhân doanh nghiệp vì sợ các quy địnhliên quan đến việc xử phạt mà không thực hiện các hành vi vi phạm Ba là: Áp dụng phương án này là có thể triển khai trên thực tế và có thểgiải quyết nhanh chóng các yêu cầu đặt ra cho vụ việc trên 5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã được lựa chọn 5.1 Tổ chức thực hiện phương án Trên cơ sở quy định của pháp luật, cơ quan chức năng đã quyết định xử phạt với mức phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi để xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% ra khỏi cảng, bến Theo điểm c khoản 9 Điều 23 Nghị định Số 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa 5.2 Đánh giá kết quả đạt được Qua công tác xử lý và giải quyết tình huống tranh chấp trên, phương án giải quyết được lựa chọn đã đạt được nhiều mục tiêu đề ra, chọn phương án hai đã giải quyết được các vấn đề sau: - Giải quyết được triệt để vụ việc vi phạm: Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện đã thực hiện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm Lái xe được trả lại Giấy tờ bị tạm giữ - Xử phạt được hành vi của chủ cảng, bến, chủ khai thác cảng, bến Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Dù công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về xếp hàng hóa quá tải trọng lên xe ô tô tại cảng, bến thủy nội địa đã được quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện tuy nhiên quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến kết quả, hiệu quả của công tác chưa cao, tình trạng vi phạm còn diễn ra ở nhiều nơi, nhiều thời điểm 1 Các tồn tại, khó khăn: - Do lực lượng mỏng, cự ly khoảng cách giữa các cảng bến rất lớn nên lực lượng thanh tra, cảng vụ không thể hiện diện thường xuyên tại các cảng, bến để kiểm tra, giám sát công tác xếp hàng hoá lên xe ô tô; - Bên cạnh đó, hầu hết các đơn vị thanh tra, cảng vụ đều không được trang bị các thiết bị kỹ thuật để xác định phương tiện xe ô tô chở hàng quá tải trọng và số cảng, bến có cân kiểm tra tải trọng chỉ chiếm 3,4% trên tổng số cảng, bến trên cả nước nên việc xác định xe ô tô chở hàng quá tải trọng phần lớn dựa vào cảm quan, không đủ cơ sở pháp lý để xử phạt hành chính (chỉ áp dụng hình thức xử lý chủ yếu là nhắc nhở và yêu cầu hạ tải trực tiếp) nên hiệu lực không cao; - Đối tượng kiểm tra xử lý bao gồm cả các bến thủy nội địa hoạt động không có giấy phép, vì vậy việc xử phạt đối với hành vi để ô tô chở hàng hóa vượt quá trọng tải cho phép tham gia giao thông có nhiều bất cập 2 Kiến nghị: - Đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét tăng định biên cho các đơn vị; cấp trang thiết bị xác định tải trọng xe và tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng thực hiện kiểm tra, xử lý - Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải thường xuyên phối hợp với đơn vị để thanh tra, kiểm tra các đối tượng vi phạm về kiểm soát tải trọng trong và ngoài khu vực cảng, bến thủy nội địa nhằm siết chặt hoạt động vận tải tại các đầu mối, xử lý các đối tượng vi phạm về xếp hàng hóa, chở hàng hóa quá tải trọng phương tiện theo quy định Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 3 Công tác trọng tâm thời gian tiếp theo: - Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến các chủ doanh nghiệp khai thác cảng, bến thủy nội địa về việc kiểm soát tải trọng trên phương tiện như: Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Thông tư số 35/2013/TT- BGTVT ngày 21/10/2013 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về xếp dỡ hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ; Thông tư số 46/2015/TT- BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ - Công tác triển khai ký cam kết kiểm soát tải trọng: Tăng cường tuyên truyền, đôn đốc và tổ chức cho các chủ cảng, bến thực hiện ký lại cam kết kiểm soát tải trọng phương tiện và yêu cầu thực hiện đúng cam kết đã ký; đồng thời các đơn vị tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn và phối hợp với các doanh nghiệp, chủ cảng, bến thủy nội địa xây dựng quy trình kiểm soát tải trọng đối với xe ô tô ra, vào cảng, bến thủy nội địa, đặc biệt là các cảng, bến trọng điểm có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn - Tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện và xử lý vi phạm về xếp hàng hóa quá tải trọng lên xe ô tô tại các cảng, bến thủy nội địa - Tăng cường đôn đốc, chỉ đạo các Chi cục ĐTNĐ, các Cảng vụ ĐTNĐ thực hiện Kế hoạch về kiểm soát tải trọng, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến tải trọng phương tiện và thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm về xếp hàng hóa quá tải trọng lên xe ô tô tại các cảng, bến thủy nội địa Trên đây là bài tiểu luận với tình huống “Xử lý vi phạm hành chính về xếp hàng hóa quá tải trọng lên xe ô tô tại cảng, bến thủy nội địa” Kính Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com)

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w