1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu, thiết kế mô hình hệ thống làm lạnh không khí trên xe ô tô phục vụ công tác giảng day trong khoa ô tô trường đhcn việt hung

65 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu, Thiết Kế Mô Hình Hệ Thống Làm Lạnh Không Khí Trên Xe Ô Tô Phục Vụ Công Tác Giảng Dạy Trong Khoa Ô Tô
Tác giả Trần Thanh Bình, Bùi Minh Hiệp
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Việt-Hung
Chuyên ngành Khoa Ô Tô
Thể loại báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,94 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUY Ế T (10)
    • 1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ (10)
    • 1.2. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ (10)
      • 1.2.1. Ch ức năng điề u khi ể n nhi ệt độ và tu ầ n hoàn không khí trong xe (11)
      • 1.2.2. Ch ức năng hút ẩ m và l ọ c gió (12)
      • 1.2.3. Ch ức năng loạ i b ỏ các ch ấ t c ả n ch ở t ầ m nhìn (13)
    • 1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CĂN BẢN CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ (13)
    • 1.4. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA HỆ THỐNG LÀM LẠNH KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ (15)
      • 1.4.1. Chu trình làm l ạnh cơ bả n (15)
      • 1.4.2. Sơ đồ và nguyên lý ho ạt độ ng c ủ a các chu trình làm l ạ nh (16)
    • 1.5. CÁC CỤM THIẾT BỊ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH (16)
      • 1.5.1. Máy nén (Block l ạ nh) (16)
      • 1.5.2. Ly h ợp điệ n t ừ (19)
      • 1.5.3. B ộ ngưng tụ (Giàn nóng) (20)
      • 1.5.4. Bình ch ứ a và tách ẩ m (Phin l ọ c) (22)
      • 1.5.5. Van b ốc hơi (Van tiết lưu, van giãn nở ) (24)
      • 1.5.6. Giàn l ạ nh (26)
  • CHƯƠNG 2. THI Ế T K Ế L ẮP ĐẶ T VÀ TH Ử NGHI Ệ M MÔ HÌNH (29)
    • 2.1. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG (29)
    • 2.2. CÁC CHI TIẾT TRONG HỆ THỐNG TRÊN MÔ HÌNH (29)
  • CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, HƯỚ NG D Ẫ N VÀ BÀI T Ậ P TH Ự C HÀNH (0)
    • 3.1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI (35)
    • 3.2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SẢN PHẨM (36)
    • 3.3. CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH (36)

Nội dung

Sản phẩm thể hiện được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống làm lạnh không khí trên xe ô tô thông qua mô hình được gắn động cơ điện.. Các chi tiết trong mô hình là các chi tiết có

CƠ SỞ LÝ THUY Ế T

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Trong nhiều năm gần đây tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ô tô ở nước ta khá nhanh Nhiều kết cấu hiện đại đã trang bị cho ô tô nhằm thỏa mãn càng nhiều nhu cầu của giao thông vận tải Trong đó có sự cải tiến đáng chú ý nhất trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô đời mới với những ứng dụng khoa học công nghệ của ngành điện tử để điều khiển các hệ thống điều hòa phức tạp trên ô tô.

CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Hình 1 1 Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa trên ô tô

8 Quạt gió Điều hòa không khí là một trang bị tiện nghi thông dụng trên ô tô Nó có các chức năng sau:

+ Điều khiển nhiệt độ không khí trong xe

+ Duy trì độ ẩm và lọc gió

+ Loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như: hơi nước, băng đọng trên mặt kính

1.2.1 Chức năng điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe a Chức năng sưởi ấm.

Hình 1 2 Nguyên lý hoạt động của két sưởi.

Người ta dùng két sưởi như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí trong xe Két sưởi lấy nước làm mát đã được hâm nóng bởi động cơ này để làm nóng không khí trong xe nhờ quạt gió Nhiệt độ của két sưởi vẫn còn thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên Do đó ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc như một bộ sưởi ấm b Chức năng làm mát

Hình 1 3 Nguyên lý hoạt động của giàn lạnh.

Giàn lạnh là một bộ phận trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi đưa vào khoang xe Khi bật công tắc điều hòa không khí, máy nén bắt đầu làm việc, đẩy môi chất lạnh (ga điều hòa) tới giàn lạnh Giàn lạnh được làm mát nhờ môi chất lạnh Khi đó không khí thổi qua giàn lạnh bởi quạt gió sẽ được làm mát để đưa vào trong xe

Như vậy, việc làm nóng không khí phụ thuộc vào nhiệt độ của nước làm mát động cơ còn việc làm mát không khí lại phụ thuộc vào môi chất lạnh Hai chức năng này hoàn toàn độc lập với nhau

1.2.2 Chức năng hút ẩm và lọc gió a Chức năng hút ẩm

Nếu độ ẩm trong không khí lớn khi đi qua giàn lạnh, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh Kết quả là không khí sẽ được làm khô trước khi đi vào trong khoang xe Nước đọng lại thành sương trên các cánh tản nhiệt và chảy xuống khay xả nước sau đó được đưa ra ngoài xe thông qua vòi dẫn b Chức năng lọc gió

Một bộ lọc được đặt ở cửa hút của hệ thống điều hòa không khí để làm sạch không khí trước khi đưa vào trong xe

➢ Bộ lọc chỉ lọc bụi

➢ Bộ lọc lọc bụi kết hợp khử mùi bằng than hoạt tính

Hình 1 4 Bộ lọc không khí

Hình 1 5 Bộ lọc gió kết hợp khử mùi 1.2.3 Chức năng loại bỏ các chất cản chở tầm nhìn

Khi nhiệt độ ngoài trời thấp, nhiệt độ và độ ẩm trong xe cao Hơi nước sẽ đọng lại trên mặt kính xe, gây cản trở tầm nhìn cho người lái Để khắc phục hiện tượng này hệ thống xông kính trên xe sẽ dẫn một đường khí thổi lên phía mặt kính để làm tan hơi nước.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CĂN BẢN CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

Quy trình làm lạnh được mô tả như một quá trình tách nhiệt ra khỏi vật thể Đây cũng là mục đích chính của hệ thống làm lạnh

Vì vậy, hệ thống điều hòa không khí hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản sau đây:

+ Dòng nhiệt luôn truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp

+ Khi chất khí bị nén nhiệt độ của nó sẽ tăng

+ Sự giãn nở thể tích của chất khí sẽ làm phân bố nhiệt ra vùng xung quanh và nhiệt độ của chất khí sẽ bị giảm xuống

+ Để làm lạnh bất cứ một vật nào thì phải lấy nhiệt ra khỏi vật thể đó

+ Một lượng nhiệt sẽ được hấp thụ khi chất lỏng thay đổi trạng thái biến thành hơi

Tất cả các hệ thống điều hòa không khí ô tô đều được thiết kế dựa trên cơ sở lý

+ Dòng nhiệt: Nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao hơn đến những nơi có nhiệt độ thấp hơn

Ví dụ: Một vật 30 0 F được đặt cạnh một vật có nhiệt độ 80 0 F thì vật 80 0 F sẽ truyền nhiệt cho vật 30 0 F Sự chênh lệch nhiệt độ càng lớn thì dòng nhiệt lưu thông càng mạnh

Sự truyền nhiệt có thể được truyền bằng: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hay kết hợp giữa ba cách trên

- Dẫn nhiệt: Là sự truyền nhiệt có hướng trong một vật hay giữa hai vật thể khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau Ví dụ khi ta nung nóng một đầu thanh thép thì đầu kia dần dần ấm lên do sự dẫn nhiệt

- Sự đối lưu: Là sự truyền nhiệt thông qua sự di chuyển của dòng chất khí (chất lỏng) được làm nóng hay đó là sự truyền nhiệt từ vật thể này sang vật thể khác nhờ khối không khí trung gian bao quanh nó (Khi khối không khí được nung nóng bởi một nguồn nhiệt, không khí nóng sẽ bốc lên phía trên tiếp xúc với vật thể nguội hơn và làm nóng vật thể này) Khí nóng luôn di chuyển lên trên và khí lạnh chìm xuống dưới tạo thành vòng luân chuyển khép kín Quy trình này được gọi là đối lưu tự nhiên Đối lưu nhiệt cũng có thể bị tác động cưỡng bức bởi gió hoặc dùng quạt

- Sự bức xạ: Là sự phát và truyền nhiệt dưới dạng các tia hồng ngoại, mặc dù giữa các vật không có không khí hoặc không tiếp xúc với nhau Ta cảm thấy ấm khi đứng dưới ánh sáng mặt trời hay cả dưới ánh sáng đèn sợi đốt khi ta đứng gần nó Đó là bởi nhiệt của mặt trời hay của đèn sợi đốt được biến thành các tia hồng ngoại và khi các tia này chạm vào một vật nó sẽ làm cho các phần tử của vật đó chuyển động, gây cho ta cảm giác nóng Tác dụng truyền nhiệt này gọi là sự bức xạ

+ Sự hấp thụ nhiệt: Vật chất có thể tồn tại ở một trong ba trạng thái: Thể lỏng, thể rắn, thể khí Muốn thay đổi trạng thái của một vật thể, cần phải truyền cho nó một lượng nhiệt nhất định Ví dụ: Khi ta hạ nhiệt độ của nước xuống 32 0 F thì nước đóng băng thành đá Nó đã thay đổi trạng thái từ thể lỏng sang thể rắn Nếu nước được đun tới 212 0 F, nước sẽ sôi và bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí

Ví dụ: Khối nước đá đang ở nhiệt độ 32 0 F ta đun nóng cho nó tan ra, nhưng nước đá đang tan vẫn giữ nhiệt độ là 32 0 F Đun nước nóng đến 212 0 F thì nước sôi, nhưng khi ta tiếp tục đun nữa nước sẽ bốc hơi và nhiệt độ đo được vẫn là 212 0 F chứ không nóng hơn nữa Lượng nhiệt được hấp thu trong nước sôi, trong nước đá để làm thay đổi trạng thái của nước được gọi là nhiệt ẩn

+ Áp suất và điểm sôi: Áp suất giữ vai trò quan trọng trong hệ thống điều hòa không khí Khi tác động áp suất lên mặt chất lỏng thì sẽ làm thay đổi điểm sôi của chất lỏng này Áp suất càng lớn điểm sôi càng cao có nghĩa là nhiệt độ lúc chất lỏng sôi cao hơn so với mức bình thường Ngược lại nếu giảm áp suất tác động lên một vật chất thì điểm sôi của vật chất đó sẽ bị giảm xuống Ví dụ điểm sôi của nước ở nhiệt độ bình thường là 100 0 C Điểm sôi này có thể tăng cao hơn bằng cách tăng áp suất trên chất lỏng đồng thời cũng có thể hạ thấp điểm sôi bằng cách giảm bớt áp suất trên chất lỏng hay đặt chất lỏng trong chân không Đối với điểm ngưng tụ của hơi nước, áp suất cũng có tác dụng như thế.

CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA HỆ THỐNG LÀM LẠNH KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

1.4.1 Chu trình làm lạnh cơ bản

Hình 1 6 Sơ đồ chu trình làm lạnh cơ bản.

Hệ thống điện lạnh ô tô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây:

➢ Môi chất lạnh ở thể hơi được bơm từ máy nén (Compressor) dưới áp suất và nhiệt độ bốc hơi cao đến giàn nóng (condenser)

➢ Tại giàn nóng, nhờ quạt giàn nóng thổi mát, môi chất thể hơi ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao, nhiệt độ cao

➢ Môi chất lạnh thể lỏng tiếp tục lưu thông đến phin lọc (Receiver - driver), tại đây môi chất lạnh được lọc sạch nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất

➢ Môi chất lạnh từ phin lọc được đưa tới van bốc hơi (Expansion Valve) Tại đây một lượng môi chất dạng sương có nhiệt độ thấp và áp suất thấp được điều tiết để đưa vào giàn lạnh

➢ Tại giàn lạnh (Evaporator), quá trình bốc hơi của môi chất đã hấp thụ nhiệt của giàn lạnh để làm lạnh giàn lạnh Vì vậy, khi gió được thổi qua giàn lạnh nó sẽ được làm mát trước khi đi vào trong xe

➢ Sau khi qua giàn lạnh, môi chất ở thể hơi có áp suất và nhiệt độ thấp được chuyển về máy nén kết thúc một chu trình làm lạnh

1.4.2 Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của các chu trình làm lạnh a Chu trình làm lạnh

Hình 1 7 Sơ đồ minh họa hệ thống điện lạnh có một giàn lạnh Đặc điểm:

Hệ thống điện lạnh với chu trình làm lạnh có một giàn lạnh, một phin lọc và một van bốc hơi Trong đó van bốc hơi có khả năng điều tiết lượng ga cấp vào giàn lạnh theo nhiệt độ cửa ra của giàn lạnh (do có ống cảm nhận nhiệt).

CÁC CỤM THIẾT BỊ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH

1.5.1 Máy nén (Block lạnh) a Chức năng

Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống điện lạnh, nó nhận môi chất lạnh ở trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất thấp từ giàn lạnh chuyển tới Tại đây dòng khí này được nén lại, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao và được đưa tới giàn nóng

Công suất, chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén quyết định Trong quá trình làm việc tỷ số nén vào khoảng 5÷ 8,1 Tỷ số này phụ thuộc vào nhiệt độ không khí môi trường xung quanh và loại môi chất lạnh b Phân loại

Hệ thống điện lạnh ô tô sử dụng nhiều loại máy nén, tuy mỗi loại máy nén có đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau nhưng tất cả đều thực hiện cùng 1 chức năng

Trước đây, hầu hết các máy nén sử dụng loại piston-trục khuỷu nhưng loại này hiện nay không còn được sử dụng nữa Thay vào đó là loại máy nén piston dọc trục và máy nén cánh trượt được sử dụng rộng rãi

Hình 1 8 Các loại máy nén

+ Máy nén piston làm việc hai phía

Hình 1 9 Cấu tạo máy nén loại piston

Máy nén piston loại làm việc hai phía cấu tạo gồm 3 hoặc 5 cặp piston đặt đối nhau Một đĩa vát được gắn trên trục máy nén và đặt nghiêng một góc so với trục máy nén Tại các cửa môi chất ra và vào trong xylanh được bố trí một van hút và một van đẩy đặt ngược chiều nhau

Khi trục máy nén quay, đĩa vát quay theo làm cho piston chuyển động tịnh tiến sang trái hoặc sang phải

Khi piston dịch chuyển sang trái Áp suất trong xylanh khoang phải giảm Áp suất môi chất ở ống áp suất thấp lớn hơn đẩy cho van hút mở ra, môi chất được điền đầy vào trong xylanh Đồng thời, áp suất ở ống áp suất cao sẽ đẩy cho van hút đóng lại không cho môi chất quay trở lại xylanh

Trong khi đó ở phía khoang bên trái, piston dịch chuyển nén môi chất lại làm cho áp suất trong khoang bên trái cao Lúc này van hút bị đóng lại ngắt đường cung cấp môi chất vào trong xylanh, van đẩy mở ra đưa môi chất bị nén có suất cao và nhiệt độ cao tới giàn nóng

Khi piston dịch chuyển sang phải nguyên tắc hoạt động tương tự nhưng ngược lại

Hình 1 10 Sơ đồ nguyên lý hoạt động

1 5.2 Ly hợp điện từ a Chức năng

Ly hợp từ là một thiết bị được dẫn động bằng đai để nối động cơ với máy nén

Nó thực hiện chức năng dẫn động hoặc dừng máy nén khi cần thiết

Hình 1 11 Hình ảnh của ly hợp điện từ b Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, bộ phận định tâm và các bộ phận khác Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và Stator được lắp ở thân trước của máy nén

Khi ly hợp hoạt động, cuộn dây Stato được cấp điện Stator trở thành nam châm điện và hút đĩa ép để quay máy nén cùng với puli

Hình 1 12 Nguyên lý hoạt động của ly hợp máy nén a) Ly hợp máy nén ngắt b) Ly hợp máy nén hoạt động

+ Khi cuộn dây của rơ le ly hợp từ không được cấp điện, tiếp điểm rơ le mở không cấp điện cho cuộn dây của ly hợp Lúc này đĩa ép không được ép quay cùng với puly máy nén (puly máy nén quay trơn trên trục) Vì vậy máy nén không hoạt động

+ Khi cuộn dây của rơ le ly hợp từ được cấp điện, hút tiếp điểm đóng lại cấp điện cho cuộn dây ly hợp Đĩa ép được hút ép vào và chuyển động quay cùng với puly máy nén Trục máy nén quay, máy nén làm việc

1.5.3 Bộ ngưng tụ (Giàn nóng) a Chức năng

Chức năng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất và nhiệt độ cao từ máy nén bơm đến ngưng tụ thành thể lỏng b Cấu tạo

Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng

Hình 1 13 Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ)

1 Giàn nóng 6 Môi chất giàn nóng ra

2 Cửa vào 7 Không khí lạnh

3 Khí nóng 8 Quạt giàn nóng

4 Đầu từmáy nén đến 9 Ống dẫn chữ U

5 Cửa ra 10 Cánh tản nhiệt

Trên ô tô bộ ngưng tụ được lắp ráp ngay trước đầu xe, phía trước két nước làm mát động cơ Ở vị trí này bộngưng tụ tiếp nhận tối đa luồng không khí mát thổi xuyên qua do xe đang di chuyển và do quạt gió quay hút vào c Nguyên lý hoạt động

Trong quá trình hoạt động, bộ ngưng tụ nhận được hơi môi chất lạnh dưới áp suất và nhiệt độ rất cao do máy nén chuyển tới Dòng hơi môi chất này được lưu thông trong ống dẫn đi dần từ phía trên xuống phía dưới Nhiệt độ của môi chất truyền qua các cánh tản nhiệt và được luồng gió mát thổi đi Quá trình trao đổi này làm tỏa một lượng nhiệt rất lớn vào trong không khí Nhờ đó môi chất lạnh thểhơi được ngưng tụ trở thành môi chất lạnh ở thể lỏng

Dưới áp suất bơm của máy nén, môi chất lạnh thể lỏng áp suất cao này chảy thoát ra từ lỗ thoát bên dưới bộ ngưng tụ, theo ống dẫn đến bình chứa và tách ẩm Giàn nóng chỉ được làm mát ở mức trung bình nên hai phần ba phía trên bộ ngưng tụ vẫn là môi chất ở thể khí, chỉ một phần ba phía dưới chứa môi chất lạnh thể lỏng

1.5.4 Bình chứa và tách ẩm (Phin lọc) a Chức năng

Phin lọc là một thiết bị trung gian chứa môi chất được hóa lỏng từ giàn nóng chuyển tới và từ đó đưa tới giàn lạnh Trong phin lọc có chất hút ẩm và lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ẩm trong môi chất lạnh

THI Ế T K Ế L ẮP ĐẶ T VÀ TH Ử NGHI Ệ M MÔ HÌNH

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG

Để thuận tiện cho việc thiết kế Nhóm đã chọn thiết kế theo sơ đồ hệ thống làm lạnh không khí dưới đây (Hình 2.1)

Hình 2 1 Sơ đồcủa hệ thống Đặc điểm:

Hệ thống điện lạnh với chu trình làm lạnh có một giàn lạnh, một phin lọc và một van bốc hơi Trong đó van bốc hơi có khả năng điều tiết lượng ga cấp vào giàn lạnh theo nhiệt độ cửa ra của giàn lạnh (do có ống cảm nhận nhiệt).

CÁC CHI TIẾT TRONG HỆ THỐNG TRÊN MÔ HÌNH

a) Khung gá lắp thiết bị

Khung được thiết kế theo hình hộp chữ nhật bằng thép hộp 30x30 chắc chắn có chân bằng 4 bánh xe giúp di chuyển dễ dàng thể hiện trong Hình 2.2

Hình 2 2 Mô phỏng khung giá đỡ mô hình hệ thống điều hòa xe ô tô a K ế t c ấ u chi ti ế t hình chi ế u đứ ng, b ằ ng và c ạ nh khung giá đỡ mô hình h ệ th ố ng điề u hòa c ủ a xe ô tô

Hình 2 3 Thi công làm khung lắp thiết bị b) Bộ nguồn điện

Bộ nguồn điện thực tế trên xe ô tô được dùng là nguồn Ắc quy 12 v và máy phát điện của xe

Trên mô hình nhóm tác giả sử dụng nguồn điện AC điện lưới 220v chuyển đổi sang DC 12 v và bình Ắc quy vì vậy bộ nguồn này rất thuận tiện cho việc sử dụng mô hình ở trong lớp học

Hình 2 4 Bộ nguồn AC 220v – DC 12v c) Bộ máy nén

Tác giả sử dụng máy nén dùng cho hãng TOYOTA chuyên dùng cho xe ô tô Vios, Caryna, Camry

Hình 2 5 Bộ máy nén d) Bộdàn nóng ( dàn ngưng)

Bộ dàn nóng sủ dụng cho xe của hãng TOYOTA chất liệu bằng nhôm giúp cho việc tản nhiệt của dàn nóng hiệu quả

Hình 2 6 Bộ dàn nóng d) Bộ dàn lạnh

Bộ dàn lạnh dùng cho xe của hãng TOYOTA có kích thước nhỏ gọn thuận tiện cho việc lắp đặt trên mô hình

Hình 2 7 Bộ dàn lạnh e) Bộ mô quạt

Mô tơ quạt được sủ dụng trên mô hình là mô tơ điện một chiều gồm 2 quạt , một quạt lắp cho dàn nóng dùng để giúp quá trình tản nhiệt của dàn nóng hiệu quả và một quạt cánh lồng lắp trên dàn lạnh để thổi không khí đã được làm lạnh ra ngoài môi trường f) Cụm van tiết lưu ( van dãn nở)

Cụm van tiết lưu bằng đồng có thanh cảm nhận nhiệt giúp bảo vệ mô hình không bị nhiệt độ thấp quá

Hình 2 9 Van tiết lưu g) Rơ le, cầu trì

Rơ le, cầu trì giúp cho quá trình đóng ngắt dòng điện được hiệu quả bảo vệ hệ thống , bảo vệ mô hình không bị quá tải gây hư hỏng các bộ phận chi tiết

Hình 2 10 Rơ-le cầu trì

Sau khi làm xong tiến thành thử nghiệm mô hình để tốc độ đông cơ 1000v/ph

Kết quả: Nhiệt độ tại dàn lạnh 20 0 C, nhiệt độ bên ngoài môi trường là 32 0 C vậy theo kết quả này hệ thống đã làm việc có sự trênh lệch nhiệt độ bên trong dàn lạnh và bên ngoài môi trường Tuy nhiên với kết quả này ta chưa thấy rõ sự giảm nhiệt độ của dàn lạnh và môi trường

Thử nghiện lần 2 tăng tốc độ động cơ lên 2000V/ph

Kết quả: Nhiệt độ tại dàn lạnh 10 C, nhiệt độ bên ngoài môi trường là 32 C vậy

ĐÁNH GIÁ, HƯỚ NG D Ẫ N VÀ BÀI T Ậ P TH Ự C HÀNH

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Sau quá trình nghiên cứu các tài liệu, vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm, nhóm đã thiết kế được sản phẩm là mô hình hệ thống làm lạnh không khí trên xe ô tô phục vụ cho công tác giảng dạy tại khoa Ô tô trường ĐHCN Việt - Hung Sản phẩm là một mô hình vật thật các chi tiết chính là chi tiết được lắp trên xe ô tô của hãng TOYOTA Nhật Bản Sản phẩm được thiết kế lắp đặt dạng mô hình nhỏ gọn, bền đẹp Không cần sử dụng động cơ của xe ô tô như thực tế mà được thay thế bằng động cơ điện 1 pha AC 220v thống dụng mà vẫn thể hiện được quá trình làm việc như ở trên xe ô tô thực tế

- Nguồn điện AC – DC 12v nhỏ gọn, thuận tiện cho việc di chuyển và sử dụng rễ dàng ở trên lớp học.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SẢN PHẨM

Bước 1: Chuẩn bị nguồn điện AC 220v, bình điện Ắc quy 12v ( 15 – 30 AH)

Bước 2: Kết nối nguồn điện AC220v vào động cơ điện, DC 12v và bình ắc quy vào hệ thống làm lạnh của mô hình

Bước 3: Bật công tắc động cơ điện để cho động cơ điện hoạt động

Bước 4: Bật công tắc AC trên bảng điều khiển

Bước 5: Bật công tắc quạt dàn lạnh trên bảng điều khiển

Bước 6: Kiểm tra nhiệt độ làm lạnh không khí ở cửa ra gió của dàn lạnh gần bảng điều khiển,

CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH

Tên HP Thực hành hệ thống điều hòa không khí Ô tô tiết Số

- Luyện tập cho học viên phương pháp kiểm tra giá trị điện áp các chi tiết trên động cơ

- Xác định được các giá trị điện áp của các cảm biến Từ đó có cơ sở để tiến hành tìm pan cho hệ thống điện động cơ

- Không được mắc sai các cực accu

- Không được bật công tắc ở vị trí Start khi chưa gắn phích cắm của motor vào ổ điện xoay chiều 220V

- Sử dụng đồng hồ đo phải đúng ở thang đo cần đo

- Đồng hồ Vôn kế, hệ thống hoạt động tốt

- Chỉnh Vôn kế ở thang đo V - DC

- Điện áp accu phải trên 11V

IV Các bước tiến hành:

- Mắc vôn kế song song với mạch điện cần đo

- Ghi lại giá trị điện thế vừa đo rồi so sánh với giá trị tra trong bảng sau:

Bảng 1 1 Bảng thông số giá trị Đầu nối Điều kiện Điện áp (V)

S5 – TS Công tắc ON Để ngoài ánh sáng

Ngày đăng: 27/03/2024, 15:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w