1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề 5 Thất Nghiệp Và Giải Pháp Của Nhà Nước.pdf

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thất Nghiệp Và Giải Pháp Của Nhà Nước
Tác giả Phan Võ Mai Uyên, Võ Ngọc Thùy Linh, Lê Thị Khánh Ngân, Thân Thị Ngọc Oanh, Nguyễn Thị Như Phương, Vũ Trần Nguyệt Khanh, Lương Thị Hiền Nhi, Võ Thị Ngọc Bảo Đan
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Mỹ Châu
Trường học Đại Học Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông Việt Hàn
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mô
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 391,61 KB

Nội dung

Khái niệm thất nghiệp Dưới góc độ kinh tế, thất nghiệp là một hiện thực khách quan của nền kinh tế thị trường, xảy ra khi nguồn cung lao động lớn hơn nhu cầu sử dụng hoặc do các nguyên

Trang 1

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ

TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN KHOA: KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Chủ đề 5: THẤT NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CỦA

NHÀ NƯỚC

NHÓM STORM

SINH VIÊN THỰC HIỆN : - Phan Võ Mai Uyên- 21BA196

- Võ Ngọc Thùy Linh- 21BA154

- Lê Thị Khánh Ngân - 21BA160

- Thân Thị Ngọc Oanh- 21BA241

- Nguyễn Thị Như Phương- 21BA169

- Vũ Trần Nguyệt Khanh- 21BA148

- Lương Thị Hiền Nhi- 21BA166

- Võ Thị Ngọc Bảo Đan- 21BA068

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths Trần Thị Mỹ Châu

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: THẤT NGHIỆP LÀ GÌ? BẢN CHẤT CỦA THẤT

NGHIỆP? 1

1 Khái niệm thất nghiệp 1

2 Bản chất của thất nghiệp 1

CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN VÀ LÝ DO CỦA THẤT NGHIỆP 3

1 Nguyên nhân của thất nghiệp 3

2 Lý do của thất nghiệp 4

CHƯƠNG III TÁC ĐỘNG CỦA THẤT NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 5

1 Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát 5

2 Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động 6

3 Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội… 6

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ THẤT NHIỆP 7

Nêu và phân tích một số giải pháp của Nhà nước, Doanh nghiệp và Lao động 7

VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC: 7

VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP 9

VỀ PHÍA LAO ĐỘNG 11

Trang 3

DANH MỤC HÌNH

Hình1

Số người và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý, giai đoạn 2020-2022

2

Hình 3 Hỗ trợ tiêm vacxin cho công nhân 10 Hình 4 Chiến lược thu hút và trọng dụng nhân

Trang 4

BẢNG TỶ LỆ THAM GIA LÀM BÀI CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Phan Võ Mai Uyên Làm slide, sửa báo cáo 14,5%

Võ Ngọc Thùy Linh Thuyết trình, chỉnh báo cáo 13%

Trang 5

CHƯƠNG I: THẤT NGHIỆP LÀ GÌ? BẢN CHẤT CỦA

THẤT NGHIỆP?

1 Khái niệm thất nghiệp

Dưới góc độ kinh tế, thất nghiệp là một hiện thực khách quan của nền kinh tế thị trường, xảy ra khi nguồn cung lao động lớn hơn nhu cầu sử dụng hoặc do các nguyên nhân khác nhau

Trên thế giới có nhiều nhận định khác nhau về thất nghiệp:

Tại Đức người ta nhận định : “Thất nghiệp là người lao động tạm thời không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện công việc ngắn hạn”

Ở Pháp người ta cho rằng, thất nghiệp là không có việc làm, có điều kiện làm việc, đang đi tìm việc làm

Thái Lan, định nghĩa về thất nghiệp khẳng định: “Thất nghiệp là không có việc làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc”

Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là người trong tuổi lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm việc làm, đăng kí tại cơ quan giải quyết việc làm”

Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”

Theo đó ở Việt nam, thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường Vì vậy, tuy chưa có văn bản pháp quy về thất nghiệp cũng như các vấn đề có liên quan đến thất nghiệp, nhưng có nhiều công trình nghiên cứu nhất định

Từ những quan điểm trên ta có thể tổng hợp được: “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm”

Trang 6

2 Bản chất của thất nghiệp

Là hiện tượng xã hội khi người lao động có khả năng lao động, không có việc làm, không có nguồn thu nhập dưới dạng tiền hưu trí, tiền mất sức lao động hay các nguồn thu nhập khác do người sử dụng lao động trả và đang tích cực tìm kiếm công việc

Bản chất của thất nghiệp được thể hiện qua các 4 đặc trưng chính:

Là người có khả năng lao động, người ở độ tuổi giới hạn lao động (15 tuổi đến 62 tuổi đối với nam và từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nữ), đang tìm kiếm công việc và người không có việc làm

Trang 7

CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN VÀ LÝ DO CỦA THẤT

NGHIỆP

1 Nguyên nhân của thất nghiệp

Trong quý I năm 2022, mặc dù cả nước vẫn còn hơn 16,9 triệu người

từ 15 tuổi trở lên (độ tuổi lao động tại Việt Nam) chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng con số này đã giảm mạnh so với quý trước (giảm 7,8 triệu người) Đây là mức giảm mạnh nhất được ghi nhận kể từ khi đất nước chứng kiến sự bùng phát của đại dịch Covid-19 Đại dịch đã khiến cho hầu hết các công việc phải dừng lại Tình hình dịch bệnh kéo dài đã làm biết bao người lao động mất việc làm, thậm chí nhiều công ty, doanh nghiệp phải phá sản vì không thể cầm cự

Hình1: Số người và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động

theo quý, giai đoạn 2020-2022

Người lao động cần có thời gian để tìm được công việc phù hợp nhất đối với họ

Sự vượt quá của cung so với cầu lao đồng

• Lưu thông vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu đến các nhà máy khó khăn nên việc sản xuất đình trệ, không cần đến nhiều nhân công như trước

• Nhu cầu mua hàng của nhân dân giảm sút, sản phẩm làm ra nhưng không tiêu thụ được dẫn đến hiện tượng dư cung ở những ngành hàng nhất định

Trang 8

• Lực lượng lao động phân bố không đồng đều (chủ yếu tập trung ở đồng bằng, nơi có nhiều khu công nghiệp)

• Tình trạng thất nghiệp gia tăng do sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu:

Dịch bệnh hoành hành khiến nền kinh tế toàn cầu suy giảm, nhiều xí nghiệp nhà máy buộc phải thu hẹp việc sản xuất, thậm chí là đóng cửa, phá sản.Chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công dẫn đến việc người lao động mất việc làm Việc đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn và trở ngại hơn lúc trước trong khi việc làm trong nước không đủ

Mức thu nhập của người dân giảm dẫn đến cầu giảm làm ảnh hưởng tới cung và các nhà máy không cần nhiều nhân công để tạo ra sản phẩm Thêm vào đó, kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào đầu tư và xuất khẩu nên khi kinh tế toàn cầu bị suy giảm do đại dịch thì nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất lớn

Từ những yếu tố đã khiến cho nạn thất nghiệp ngày càng tăng

2 Lý do của thất nghiệp

Thất nghiệp là một gánh nặng cho xã hội, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, vào bộ phận dân cư nào, ngành nghề nào, cần biết những điều đó để hiểu rõ về đặc điểm, tính chất và mức độ tác hại của thất nghiệp trong thực tế Đây là một số lý do gây nên thất nghiệp

Bỏ việc : người lao động nghỉ việc nhưng không thông báo hoặc

có thông báo với nhưng không đúng thời hạn quy định với những lý

do như : lương thấp, không đúng nghề nghiệp, điều kiện làm việc, ăn

ở không phù hợp,

Mất việc : Các doanh nghiệp cho thôi việc với nhiều lý do khác nhau : khó khăn trong kinh doanh, không phù với định hướng của công ty,

Trang 9

Mới vào: là những người lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên mới tốt nghiệp, )

Quay lại : Những người đã rời khỏi lực lượng lao động, hiện muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát

Trang 10

CHƯƠNG III TÁC ĐỘNG CỦA THẤT NGHIỆP ĐẾN

TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1 Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm

phát.

Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái

do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…)

Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát

Mối quan hệ nghịch lý 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế- thất nghiệp

và lạm phát luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) mà giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng và lạm phát tăng theo; ngược lại, tốc độ tăng trưởng (GDP) tăng thất nghiệp

sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ lạm phát cũng giảm Mối quan hệ này cần được quan tâm khi tác động vào các nhân tố kích thích phát triển- xã hội

Trang 11

Hình 2: Chỉ số lạm phát năm 2021

2 Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của

người lao động.

Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng,

để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…

3 Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội…

Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều đến như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị

Trang 12

Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế- xã hội khó khăn và nan giải của quốc gia, có ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt đời sống kinh

tế-xã hội

Giải quyết tình trạng thất nghiệp không phải “một sớm, một chiều”, không chỉ bằng một chính sách hay một biện pháp mà phải

là một hệ thống các chính sách đồng bộ, phải luôn luôn coi trọng trong suốt quá trình phát triển kinh tế- xã hội Bởi lẽ, thất nghiệp luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường và tăng (giảm) theo chu

kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường

Trang 13

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ THẤT NHIỆP

Nêu và phân tích một số giải pháp của Nhà nước, Doanh

nghiệp và Lao động

Từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới hàng triệu lao động: 9,1 triệu quý I/2021; 12,8 triệu quý II/2021 và tới hơn 28,2 triệu người trong quý III/2021 Trong Quý III/2021 tình hình nghiêm trọng nhất: có 4,7 triệu lao động bị mất việc; 14,7 triệu lao động phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 12,0 triệu lao động bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 18,9 triệu bị giảm thu nhập Hầu hết những lao động bị ảnh hưởng nằm trong độ tuổi lao động, từ 25 đến 54 tuổi chiếm 73,3%

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhất là sau khi nhiều tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo các chỉ thị của Chính phủ, quan hệ cung - cầu lao động bị mất cân đối cục bộ, nhất là những tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế Đông Nam bộ Trước tình trạng đáng báo động trên, nhà nước đã đưa ra các phương án cũng như giải pháp để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp

VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC:

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: "Nếu để đứt gãy thị trường lao động thì sẽ tốn kém rất nhiều, thời gian khôi phục lại trạng thái bình thường cũng sẽ rất dài” Thực tế vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn duy trì trả lương để giữ chân công nhân

2 Hướng nghiệp phù hợp

Các địa phương tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa hình thức trợ cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính

Trang 14

thức, nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho người lao động làm việc, góp sức vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế

3 Đào tạo lại nguồn nhân lực

Một trong những giải pháp quan trọng nhất hiện nay là chú trọng đào tạo lại nguồn nhân lực, vì thị trường lao động Việt Nam có khoảng 75% lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch vẫn có những diễn biến mới và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn

ra mạnh mẽ trên toàn thế giới “Chất lượng nguồn lao động chưa cao

sẽ là rào cản ngăn cách cơ hội thích ứng và bắt kịp với các xu hướng công nghệ mới, các phương thức kinh doanh mới của thế giới”, ông Phạm Hoài Nam cho biết

4 Kích cầu

Sự giảm sút của tổng cầu là nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh

tế, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và công nhân bị thất nghiệp

Vì vậy, cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước nhằm nâng cao tổng cầu trong nền kinh tế, hay như hiện nay chúng ta gọi là phải kích cầu tiêu dùng và cầu đầu tư Về phương hướng kết nối cung cầu lao động trong thời gian tới, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh:

“Phục hồi thị trường lao động phải đặt trong mục tiêu chung về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả, từng bước chuyển sang trạng thái bình thường mới Đồng thời, bảo đảm từng bước phát triển thị trường lao động, gắn chặt việc phục hồi thị trường lao động với các yêu cầu về phục hồi sản xuất, phục hồi kinh tế chung của cả nước và từng địa phương, hạn chế thấp nhất những tiêu cực từ dịch bệnh tới thị trường lao động”

5 Đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động

Trang 15

Trong đại dịch Covid-19 đang hoành hoành tại nước ta, nhiều người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề do đó rất cần có sự giúp đỡ từ phía Chính phủ Điều đầu tiên Chính phủ có thể giúp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và người lao động đó là miễn giảm thuế thu nhập

Các chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp do đại dịch:

 Hỗ trợ người sử dụng lao động: giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; hỗ trợ tiền mặt cho hộ kinh doanh

 Hỗ trợ người lao động ngừng việc; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch; hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp Tạo dựng quỹ hỗ trợ những công dân có nhu cầu đi xuất khẩu lao động

Việc tham mưu xây dựng chính sách kịp thời, cơ bản hỗ trợ được người dân, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh

mẽ của đại dịch Các gói hỗ trợ đã được ban hành kịp thời, phù hợp với diễn biến, ảnh hưởng của dịch bệnh và tương đồng với cách tiếp cận của nhiều quốc gia trên thế giới

6 Phân bổ nguồn lao động hợp lý

Trang 16

Khuyến khích sử dụng nguồn lao động là nữ Đầu tư phát triển ở những vùng trung du, miền núi, các vùng quê còn nhiều khó khăn

để phân bổ nguồn nhân công Theo số liệu thống kê cho thấy thì tỷ

lệ lực lượng lao động của nữ là 61,6%, thấp hơn 12,7 điểm phần trăm so với nam (74,3%) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị là 65,3%, trong khi đó tỷ lệ này ở nông thôn là 69,3% Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở hầu hết các nhóm tuổi, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 55 tuổi trở lên (thành thị: 32,7%; nông thôn: 46,6%) và nhóm từ 15-24 tuổi (thành thị: 34,5%; nông thôn: 45,2%) Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời

bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị; đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơ cấu lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao

VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP

Ở những vùng có tình hình dịch căng thẳng, phức tạp doanh nghiệp

có thể thực hiện phương án “3 tại chỗ”: sản xuất, ngủ nghỉ và ăn ở ngay tại công ty Nhưng vẫn phải thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy tắc phòng dịch, tránh lây lan mạnh hơn

Vận động kêu gọi người lao động trở lại doanh nghiệp làm việc trong giai đoạn bình thường mới bằng những chính sách phù hợp: nhanh chóng hình thành phương án khả thi để khôi phục lại sản xuất, kinh doanh chính sách tốt để giữ chân người lao động, nhất là các vị trí cần kinh nghiệm dày dặn và tay nghề cao Có thể giữ chân nhóm lao động ngoại tỉnh bằng cách cho họ được ưu tiên tiêm vaccine ngừa

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w