1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môn 17 Tiểu Luận Quản Lý Chi Phí Một Số Bất Cập Và Kiến Nghị Giải Pháp Trong Việc Xác Định Chi Phí Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Khi Áp Dụng Các Quy Định Hiện Hành Của Nhà Nước”.Pdf

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Bất Cập Và Kiến Nghị Giải Pháp Trong Việc Xác Định Chi Phí Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Khi Áp Dụng Các Quy Định Hiện Hành Của Nhà Nước
Tác giả Nguyễn Sỹ Thành
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Văn Tấn
Trường học Trường Đại Học Xây Dựng
Chuyên ngành Quản Lý Chi Phí Dự Án
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Theo quy định hiện hành, đối với các công trình sử dụng vốn nhà nước thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng đều phải được tính toán dựa trên hướng dẫn của các văn b

Trang 1

KHOA ĐÀO T䄃⌀O SAU Đ䄃⌀I H伃⌀C

****************

TIỂU LUẬN MÔN H伃⌀C QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN

ĐỀ TÀI:

“Một số bất cập và kiến nghị giải pháp trong việc xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khi áp dụng các quy định hiện hành của Nhà nước”

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Tấn Học viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Thành MSHV: 2212040

Lớp: KTHN 2212 Khóa: Tháng 12/2022 Chuyên ngành: Quản lý Xây Dựng – Kinh tế Xây Dựng

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Tính cấp thiết của đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục đề tài 2

NỘI DUNG 3

1 Cơ sở lý luận về việc xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong các văn bản hiện hành 3

1.1 Khái niệm và nội dung chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 3

1.2 Vai trò của chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 3

1.3 Phương pháp xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 3

1.4 Cơ sở pháp lý xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng hiện nay 5

2 Một số bất cập về việc xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong các quy định hiện hành của Nhà nước 5

2.1 Đối với những chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) 5

2.2 Đối với những chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán 6

3 Kiến nghị giải pháp 8

KẾT LUẬN 9

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo quy định hiện hành, đối với các công trình sử dụng vốn nhà nước thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng đều phải được tính toán dựa trên hướng dẫn của các văn bản pháp luật nhà nước Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng các hướng dẫn này để xác định dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng đã nảy sinh một số bất cập, có những định mức chi phí quá cao hay quá thấp hoặc có những khoản mục chi phí không

có mức quy định cụ thể, … Những bật cập này diễn ra trong suốt một thời gian dài kể từ khi ban hành các quy định cho đến nay và dẫn đến các khó khăn cho công tác lập dự toán cũng như kiểm soát chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Xuất phát từ thực tiễn đó, Học viên chọn đề tài

“Một số bất cập và kiến nghị giải pháp trong việc xác định chi

phí tư vấn đầu tư xây dựng khi áp dụng các quy định hiện hành

của Nhà nước” để nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu một số bất cập trong việc xác định chi phí tư vấn đầu

tư xây dựng khi áp dụng các quy định hiện hành của Nhà nước

- Đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập đó

3 Đối tượng nghiên cứu

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khi áp dụng các quy định hiện hành của Nhà nước

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp:

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

Phân tích chi tiết các khoản mục cấu thành kết hợp với số liệu từ thực nghiệm

5 Bố cục đề tài

Ngoài mở đầu và kết luận có:

Trang 5

1 Cơ sở lý luận về việc xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong các văn bản hiện hành

2 Một số bất cập về việc xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong các quy định hiện hành của Nhà nước

3 Kiến nghị giải pháp

Trang 6

NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận về việc xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong các văn bản hiện hành.

1.1 Khái niệm và nội dung chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Khái niệm chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng [1]

Nội dung chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Nội dung chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí chuyên gia, chi phí quản lý của tổ chức tư vấn, chi phí khác gồm cả chi phí sử dụng hệ thống thông tin công trình, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình từ cấp II trở lên, lợi nhuận chịu thuế tính trước, thuế và chi phí dự phòng Riêng các công việc tư vấn khảo sát xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thì chi phí tư vấn gồm các khoản mục chi phí như chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình [1]

1.2 Vai trò của chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là cơ sở để xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình, xác định giá gói thầu và quản lý chi phí đầu tư xây dựng Trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng chủ đầu tư phải tổ chức xác định dự toán gói thầu tư vấn đầu

tư xây dựng theo làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu

- Dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng đã phê duyệt là chi phí tối

đa để thực hiện công tác tư vấn đầu tư xây dựng và chỉ được điều chỉnh khi thay đổi về phạm vi công việc và tiến độ thực hiện công tác

tư vấn đầu tư xây dựng Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được quản lý thông qua hợp đồng tư vấn xây dựng [1]

Trang 7

1.3 Phương pháp xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (G ) là 1 trong 7 (hoặc 6) khoản mụcTV

chi phí của tổng mức đầu tư xây dựng (hoặc dự toán xây dựng công trình), nó bao gồm: Chi phí khảo sát xây dựng; chi phí lập dự án đầu tư hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; chi phí thiết kế xây dựng công trình; chi phí thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán; chi phí lựa chọn nhà thầu; chi phí giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; … Theo Điều 25 của Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định 32) thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựng công bố hoặc ước tính theo công việc của dự án, công trình tương tự đã thực hiện hoặc xác định bằng dự toán

Đối với những chi phí tư vấn có định mức tỷ lệ %: Chi phí lập dự án đầu tư; chi phí thiết kế; thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán; chi phí lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng; chi phí giám sát thi công xây dựng,

… thì được xác định theo công thức sau:

GTV = G x T x kct

Trong đó:

- Gct : Chi phí xây dựng trước thuế hoặc chi phí thiết bị trước thuế hoặc tổng của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị trước thuế;

- T: Định mức tỷ lệ % (tra theo phụ lục của Quyết định 79/2017/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt

là Quyết định 79);

- k: Hệ số điều chỉnh (lấy theo hướng dẫn của QĐ 79)

Đối với các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng không có định mức tỷ lệ

% như: Chi phí khảo sát, chi phí lựa chọn nhà thầu quản lý dự án, chi phí lựa chọn nhà thầu giám sát, … thì phải xác định bằng cách lập dự toán Riêng đối với chi phí khảo sát thì trình tự lập dự toán giống như

dự toán chi phí xây dựng Với các chi phí tư vấn còn lại thì trình tự và

Trang 8

biểu mẫu lập dự toán hiện nay được xác định theo Quyết định số 79 như sau:

Bảng 1: Tổng hợp dự toán chi phí tư vấn

1.4 Cơ sở pháp lý xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng hiện

nay

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

- Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình;

- Quyết định 79/2015/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình

2 Một số bất cập về việc xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong các quy định hiện hành của Nhà nước

2.1 Đối với những chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác

định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%)

Những chi phí tư vấn đầu tư xây dựng có định mức tỷ lệ % hiện nay được xác định theo Quyết định 79 (trừ phí thẩm tra thiết kế do cơ quan Nhà nước thực hiện được xác định theo Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính) Tuy nhiên, theo quy định của Quyết định 79 thì có những định mức chi phí tư vấn quá cao hoặc quá thấp và

có những bất cập khác còn tồn tại trong văn bản hướng dẫn này

Trang 9

- Thứ nhất, chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với các công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng, theo quy định của Quyết định 79 thì định mức tỷ lệ % được xác định theo Bảng số 3 đính kèm Quyết định này, nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 5.000.000 đồng Điều này là bất hợp lý vì có những công trình (đặc biệt là các công trình sửa chữa, cải tạo) tổng mức đầu tư chỉ khoảng 30.000.000 đồng, nhưng nếu chỉ tính riêng chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đã là 5.000.000 đồng (chiếm hơn 16%) là quá cao

- Thứ hai, chi phí thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán theo định mức tỷ lệ % ở bảng số 17 và 18 của Quyết định 79 lại quá thấp Ví dụ, một công trình thủy lợi có giá trị dự toán chi phí xây dựng trước thuế là 2.000.000.000 đồng thì định mức tỷ lệ % của chi phí thẩm tra thiết kế

là 0,258% và thẩm tra dự toán là 0,25% [3], tức là:

+ Giá trị dự toán chi phí thẩm tra thiết kế sau thuế = 0,258% x 2.000.000.000 x 1,1 = 5.676.000 đồng;

+ Giá trị dự toán chi phí thẩm tra dự toán sau thuế = 0,25% x 2.000.000.000 x 1,1 = 5.500.000 đồng;

Qua các phân tích trên ta nhận thấy rằng, trong định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành có những mức chi phí

tư vấn quy định quá cao hoặc quá thấp Mặc dù trong Quyết định 79 có nêu: Trường hợp vận dụng định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn theo công bố tại quyết định này không phù hợp (không đủ chi phí hoặc thừa chi phí) thì chủ đầu tư xem xét quyết định điều chỉnh địnhmức hoặc lập dự toán để xác định chi phí [3] Tuy nhiên, trong thực tế, việc chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn tự điều chỉnh định mức do Nhà nước công bố là khó có thể thực hiện được

Khi các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là quá cao sẽ gây lãng phí nguồn vốn đầu tư Ngược lại, khi chi phí này là quá thấp thì rất khó để chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu tư vấn có chất lượng và khi đó sẽ nảy sinh bất cập

Trang 10

2.2 Đối với những chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác

định bằng cách lập dự toán

Đối với những chi phí tư vấn đầu tư xây dựng không có định mức tỷ

lệ % thì được xác định bằng cách lập dự toán bao gồm 6 khoản mục chi phí Tuy nhiên, trong 6 khoản mục chi phí của dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thì chỉ có 4 khoản mục chi phí, bao gồm: Chi phí quản lý; thu nhập chịu thuế tính trước; thuế GTGT và chi phí dự phòng là có định mức tỷ lệ % cụ thể để làm căn cứ xác định Các chi phí còn lại, bao gồm: Chi phí chuyên gia, chi phí khác là không có định mức quy định cụ thể Do đó, khi lập dự toán, các đơn vị tư vấn không có căn cứ

để xác định và các cơ quan chức năng cũng khó kiểm soát được các khoản mục chi phí này khi kiểm tra

Để thấy rõ hơn các khoản mục chi phí chuyên gia và chi phí khác trong dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là không có định mức quy định cụ thể, học viên đi vào phân tích số liệu thu thập được từ hồ sơ dự toán chi phí tư vấn gói thầu Lập thiết kế điển hình, thiết kế mẫu, hướng dẫn kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trên địa bàn các huyện: Sóc Sơn, Ba

Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và thị xã Sơn Tây - thành phố Hà Nội

Bảng Tổng hợp dự toán chi phí tư vấn gói thầu “Lập thiết kế điển

hình, thiết kế mẫu, hướng dẫn kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trên địa bàn

các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức

và thị xã Sơn Tây - thành phố Hà Nội”

Đơn vị: Đồng

Trang 11

3 Chuyên gia thủy nông Tháng 6 6.325.000 37.950.001

7 thủy lợiChuyên gia về kinh tế Tháng 6 6.325.004 37.950.005

8 Chuyên gia về biên soạn tài liệu, bài giảng và tập

huấn cho địa phương

1.1

Thuê xe ô tô đi thực địa,

thu thập số liệu trên địa

bàn TP Hà Nội (1 ngày/1

huyện x 7 huyện)

Từ số liệu tính toán ở Bảng 2, thấy rằng: Số tháng làm việc của chi phí chuyên gia là không có định mức cụ thể Hiện nay, đối với khoản mục chi phí chuyên gia mới chỉ có quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn theo Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12/01/2015 của

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bên cạnh đó, các thông số khác tính trong dự toán như: Định mức và đơn giá của chi phí đi lại, công tác

Trang 12

phí và chi phí tài văn phòng phẩm, in ấn, … cũng không có mức quy định cụ thể để xác định Điều này sẽ gây khó khăn cho đơn vị tư vấn khi lập dự toán, cũng như khó khăn cho chủ đầu tư trong việc kiểm soát các khoản mục chi phí do đơn vị tư vấn lập ra

3 Kiến nghị giải pháp

Nghiên cứu trên đã chỉ ra một số chi phí tư vấn đầu tư xây dựng có định mức quá cao hoặc quá thấp, hay có những khoản mục chi phí khi lập dự toán chưa có mức quy định cụ thể của Nhà nước để xác định Trên cơ sở những bất cập được phân tích, học viên xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Thứ nhất, kiến nghị Bộ Xây dựng rà soát lại các định mức tỷ lệ % của những chi phí tư vấn đầu tư xây dựng đã ban hành sao cho phù hợp với công việc thực tế, đồng thời nghiên cứu xây dựng định mức tỷ

lệ % cho những chi phí tư vấn đầu tư xây dựng chưa có định mức để làm căn cứ xác định và kiểm soát chi phí;

- Thứ hai, kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu điều chỉnh cách xác định chi phí cho các công việc tư vấn bao gồm: Lập dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; thiết kế công trình nhằm khuyến khích các đơn vị này tìm ra các giải pháp tiết kiệm chi phí xây dựng công trình -chẳng hạn như: Thay vì các chi phí này tính theo định mức tỷ lệ % so với chi phí xây dựng và thiết bị trước thuế như quy định hiện hành thì nay có thể điều chỉnh lại là tính theo quy mô, diện tích công trình, mức

độ phức tạp hay công suất của công trình hoặc quy định phải lập dự toán;

- Thứ ba, kiến nghị Bộ Xây dựng ban hành định mức cụ thể cho những khoản mục thuộc chi phí chuyên gia; chi phí khác của các công việc tư vấn phải lập dự toán để làm căn cứ xác định cũng như kiểm soát chi phí, nhất là khi Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng đã có hiệu lực từ ngày 15/6/2015, thì hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%)

Trang 13

đã bị bãi bỏ, do đó các công việc tư vấn đầu tư xây dựng đều phải lập

dự toán để xác định giá trị cụ thể

KẾT LUẬN

Nguyên tắc khi tính toán chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình Tuy nhiên, theo Quyết định 957 cũng như một số văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến việc hướng dẫn xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thì có một số quy định không phù hợp với thực tiễn và khó khăn trong việc tuân thủ quy định nêu trên Vì vậy, nhà nước cần quan tâm, chỉ đạo và ban hành những quy định phù hợp hơn trong việc xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

[2] Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng

về hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình;

[3] Quyết định 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng

về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình

[4] Dự toán chi phí tư vấn gói thầu “Lập thiết kế điển hình, thiết kế mẫu, hướng dẫn kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trên địa bàn các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và thị xã Sơn Tây - thành phố Hà Nội”

Ngày đăng: 20/05/2024, 19:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w