1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tíchphạm vi áp dụng và phạm vi không áp dụng của công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cisg lấy 01 án lệ về phạm vi áp dụng của cisg để minh họa

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích phạm vi áp dụng và phạm vi không áp dụng của Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG). Lấy 01 án lệ về phạm vi áp dụng của CISG để minh họa
Tác giả Bùi Thị Khánh Linh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương mại Quốc tế
Thể loại Bài tập học kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ BÀI : Phân tích phạm vi áp dụng và phạm vi không áp dụngcủa Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KÌ

MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ BÀI : Phân tích phạm vi áp dụng và phạm vi không áp dụng của Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) Lấy 01 án lệ về

phạm vi áp dụng của CISG để minh họa.

HÀ NỘI – 2022

HỌ TÊN : BÙI THỊ KHÁNH LINH

MSSV : 441346

LỚP : N02

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: CISG

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Công ước Viên Năm 1980 của Liên Hợp Quốc (CISG) 1

II Phạm vi áp dụng của CISG 1

III Phạm vi không áp dụng của CISG 3

IV Án lệ về phạm vi áp dụng của CISG 4

KẾT LUẬN 5

Trang 4

MỞ ĐẦU

Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc hay còn gọi là CISG được xem

là công ước thành công nhất trong lĩnh vực thương mại quốc tế, điều đó thể hiện

rõ nhất ở số thành viên tham gia công ước này (hiện nay là 94), bao gồm hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của CISG từ ngày 01/01/2017 Để hiểu rõ hơn về phạm vi áp dụng và không áp dụng CISG em xin chọn đề: “Phân tích phạm vi áp dụng và phạm vi không áp dụng của Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) Lấy 01 án lệ về phạm vi áp dụng của CISG để minh họa.” làm bài tập học kỳ của mình

NỘI DUNG

I Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Công ước Viên Năm 1980 của Liên Hợp Quốc (CISG)

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế hay có yếu tố nước ngoài, theo đó một bên (người bán) có nghĩa vụ giao hàng, chứng từ liên quan hàng hóa và quyền sở hữu về hàng hóa cho bên kia (người mua) và người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng Theo quy định của Điều 1 Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), yếu tố quốc tế được xác định theo tiêu chí là các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau Như vậy, yếu

tố quốc tịch, hay tính chất thương mại, dân sự của các bên trong hợp đồng không ảnh hưởng đến việc xác định “tính quốc tế” của hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của CISG (Điều 1.3) Tuy nhiên, cần lưu ý theo Điều 1.2 CISG, sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc từ việc trao đổi thông tin giữa các bên

Trang 5

II Phạm vi áp dụng của CISG

Theo quy định tại Điều 1.1 CISG:

“1 Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên

có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau

a Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,

b Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.”

Với quy định trên thì phạm vi áp dụng CISG được xác định hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất là căn cứ vào dấu hiệu trụ sở thương mại của chủ thể

có quan hệ với nước là thành viên của Công ước Viên 1980 Đây là trường hợp phổ biến nhất của CISG, vì Việt Nam và nhiều nước khác đều là thành viên của CISG nên CISG là luật áp dụng thay cho luật quốc gia Tuy nhiên, trên thực tế

có trường hợp chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế có nhiều trụ sở kinh doanh đặt ở nhiều quốc gia khác nhau hoặc không có trụ sở kinh doanh nào Để

xử lý trường hợp này sẽ áp dụng Điều 10 CISG 1

Trường hợp thứ hai, khi nguyên tắc trong tư pháp quốc tế quy định luật được áp dụng là luật của các nước thành viên của Công ước Đây được gọi là trường hợp áp dụng “gián tiếp” Công ước và mở rộng đáng kể phạm vi áp dụng của Công ước này đối với các hợp đồng ngay cả khi một bên hoặc cả hai bên trong hợp đồng không có trụ sở thương mại tại các quốc gia thành viên của Công ước Khi áp dụng các quy phạm xung đột trong Tư pháp quốc tế của một quốc gia (thông thường là quốc gia có Tòa án đang giải quyết tranh chấp) dẫn chiếu đến luật của một quốc gia thành viên khác (là thành viên của Công ước) thì Công ước sẽ được áp dụng Ngoài ra, khi các bên lựa chọn luật áp dụng cho

Trang 6

hợp đồng là luật của một nước thành viên của Công ước bởi quy tắc các bên trong hợp đồng được tự do lựa chọn luật áp dụng là nguyên tắc thông dụng, cốt lõi của Tư pháp quốc tế về hợp đồng Tuy nhiên, khả năng áp dụng CISG vẫn phụ thuộc vào quan điểm của các quốc gia thành viên Theo Điều 95 CISG:

“Mọi quốc gia có thể tuyên bố, khai nộp văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn

y hay gia nhập, rằng quốc gia đó sẽ không bị ràng buộc bởi các quy định tại đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất của Công ước này.” Khi đó, đối với các quốc gia bảo lưu Điều 1.1.b CISG thì luật quốc gia sẽ được áp dụng Việc bảo lưu này là

vì các quốc gia đó không muốn CISG thay thế luật nội địa của họ trong những hợp đồng có một bên có trụ sở ở quốc gia không phải là thành viên CISG

III Phạm vi không áp dụng của CISG

Theo Điều 2 CISG quy định các trường hợp không áp dụng CISG như2

sau:

Thứ nhất, theo Điều 1.1.b CISG nếu luật được áp dụng là luật của nước thành viên CISG mà nước này lại bảo lưu theo quy định tại Điều 95 CISG thì trường hợp này, pháp luật quốc gia sẽ được áp dụng thay vì áp dụng CISG Thứ hai, theo Điều 2.a, CISG không áp dụng nếu hàng được mua để phục

vụ mục đích cá nhân hoặc gia đình, nội trợ và bên bán biết được trước hoặc vào thời điểm giao hợp đồng mục đích của việc mua bán này

Thứ ba, theo Điều 2.b và 2.c CISG thì các giao dịch bán đấu giá và giao dịch mua bán hàng hóa để thi hành luật hoặc các quyết định tư pháp không thuộc phạm vi áp dụng của Công ước Bởi vì các giao dịch này chịu sự điều chỉnh của các quy định đặc thù theo pháp luật của các quốc gia nơi giao dịch được thực hiện

Trang 7

Thứ tư, theo Điều 2.d; 2.e; 2.f thì CISG không áp dụng cho giao dịch mua bán cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ; tàu thủy, máy bay và các chạy đệm trên không khí; điện năng Bởi vì, đây đều là hàng hóa đặc biệt và được điều chỉnh bởi các quy định đặc thù

Thứ năm, theo Điều 3.1 CISG các hợp đồng mua bán hàng hóa được chế tạo hoặc sản xuất mà người mua cung cấp phần lớn nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hoặc sản xuất hàng hóa cũng không thuộc phạm vi của CISG Theo Điều 3.2 CISG trong một hợp đồng mua bán hàng hóa, ngoài các nghĩa vụ cơ bản như giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hóa và chuyển giao quyền

sở hữu thì người bán có thể sẽ phải cung ứng lao động hoặc các dịch vụ khác Nếu phần nghĩa vụ liên quan đến cung ứng lao động hoặc dịch vụ khác chiếm trên 50% giá trị tổng thể nghĩa vụ của người bán thì hợp đồng trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG.3

Thứ sáu, Điều 4 CISG chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền, nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong CISG, CISG sẽ không liên quan tới: tính hiệu lực của hợp đồng; bất cứ điều khoản nào của hợp đồng; bất kỳ tập quán nào và hậu quả mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán Điều 5 CISG quy định: CISG không áp dụng có trách nhiệm của người bán trong trường hợp hàng của người bán gây thiệt hại về thân thể hoặc làm chết một người nào đó

Thứ bảy, theo Điều 6 CISG: “Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó.” Do đó, nếu như các bên có thỏa thuận cụ thể về việc loại trừ áp dụng CISG thì trường hợp này CISG sẽ không được áp dụng

3 Mỹ Linh, Bình luận về các trường hợp không áp dụng Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng

Trang 8

IV Án lệ về phạm vi áp dụng của CISG

Án lệ minh hoạ về phạm vi áp dụng của CISG là: giải quyết tranh chấp giữa một người bán ở Áo và một người mua ở Ba Lan, tại Tòa ánSchiedsgericht der Börse für Landwirtschaftliche Produkte – Wien, Số: S2/97 ngày 10/12/1997 Một người bán ở Áo và một người mua ở Ba Lan đã ký kết một hợp đồng mua bán lúa mạch Các hợp đồng phải tuân theo luật pháp Áo Theo quy định của hợp đồng, một giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa đã được cấp bởi một viện chuyên môn của Áo Người bán đã giao hai đợt lúa mạch vào tháng Giêng

và tháng Hai Người mua từ chối giao hàng thêm với cáo buộc rằng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và dựa vào chuyên môn của một viện chuyên môn của Ba Lan Sau khi ấn định thêm một thời gian để thực hiện mà không có kết quả, người bán tuyên bố hủy hợp đồng và nộp đơn tố tụng trọng tài yêu cầu bồi thường thiệt hại và tiền lãi Đến lượt người mua lại yêu cầu bồi thường thiệt hại Tòa án Trọng tài cho rằng CISG được áp dụng vì các bên có địa điểm kinh doanh tại hai quốc gia ký kết khác nhau tại thời điểm ký kết hợp đồng (Áo

và Ba Lan) Hơn nữa, các bên đã thỏa thuận chọn luật pháp của Áo, nhưng vì CISG đã có hiệu lực ở Áo tại thời điểm hợp đồng được ký kết nên bằng việc áp dụng Điều 1.1.b Tòa trọng tài quyết định CISG là luật điều chỉnh hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Như vậy, từ án lệ trên có thể thấy Tòa trọng tài đã trích dẫn căn cứ tại Điều 1.1.b để khẳng định CISG là luật điều chỉnh hợp đồng và giải quyết tranh chấp, ở đây người mua và người bán đã thỏa thuận luật áp dụng là luật Áo, mà

Áo đã là thành viên của CISG và không bảo lưu theo Điều 95 CISG nên trường hợp này sẽ thuộc phạm vi áp dụng của CISG

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu án lệ trên chúng ta có thể hiểu rõ hơn về phạm vi áp dụng và phạm vi không áp dụng của CISG Cần hiểu rằng, CISG áp

Trang 9

dụng không có nghĩa là luật quốc gia không có vai trò gì nữa Trật tự công cộng vẫn phải được tuân thủ và luật quốc gia vẫn điều chỉnh những vấn đề mà CISG không chạm tới Luật quốc gia vẫn kết hợp điều chỉnh hợp đồng với CISG, cũng như Incoterms và PICC

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG)

2 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019

3 ThS Nguyễn Thị Hồng Trinh, “Phạm vi áp dụng của Công ước CISG cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, 2018

4 Mỹ Linh, Bình luận về các trường hợp không áp dụng Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), 2021, (Truy cập: https://lsvn.vn/binh-luan-ve-cac-truong-hop- khong-ap-dung-cong-uoc-vien-nam-1980-cua-lien-hop-quoc-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-cisg1611218509.html 16h20 ngày

5 Nông Quốc Bình, Phạm vi áp dụng và không áp dụng của Công ước Viên

1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Luật học số 10/2011

6 Nguyễn Thị Hồng Trinh, Bùi Thị Quỳnh Trang, Phân tích phạm vi áp dụng Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử

7 TS Nguyễn Thị Hồng Trinh, Phạm vi áp dụng của Công ước CISG cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử

07/6/2022)

introduction-to-law/thuong-mai-qt-ve-cisg/27037784

9 Án lệ: http://www.unilex.info/cisg/case/346

Trang 11

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

“Ðiều 10: Nhằm phục vụ Công ước này:

a Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của

họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng

b Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ.”

Phụ lục 2:

“Ðiều 2:

Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:

a Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế

b Bán đấu giá

c Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật

d Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ

e Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí

f Ðiện năng.”

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w