1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài quan hệ việt nam với asean và quan hệ việt nam với liên hợp quốc

32 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Em rất mong có sự động viên và đóng góp ý kiến của thầy cô giáo bộ môn chính trị học đại cương để tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.Chương 1: MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ ASEAN.1.1 ASEAN,

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN MÔN HỌCCHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI ASEAN VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI LIÊN HỢP QUỐC

Họ và tên: Nguyễn Hồng PhúcMã sinh viên: 2056140033

Lớp: Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (CLC) K40

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS Phạm Thị Hoa

Hà Nội, tháng 6 năm 2021

Trang 2

Mục lục

Mở đầu 1

Chương 1: MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ ASEAN 2

1.1 ASEAN, lịch sử hình thành và phát triển ASEAN 2

1.2 Mối quan hệ Việt Nam và ASEAN (từ 1967-1995) 5

1.3 Mối quan hệ Việt Nam và ASEAN ( từ 1992 – nay ) 9

1.3.1Những mốc thời gian quan trọng trong mối quan hệ Việt Nam và ASEAN từ 1992 tới nay 9

1.3.2Hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực 14

Chương 2: MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ LIÊN HIỆP QUỐC 19

2.1 Liên Hiệp Quốc, lịch sử hình thành và phát triển Liên Hiệp Quốc 19

2.2 Mối quan hệ Việt Nam và Liên Hiệp Quốc 20

2.2.1Các mốc quan trọng trong mối quan hệ Việt Nam và Liên Hiệp

Trang 3

Mở đầu

Chính trị Việt Nam đi theo mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa, đơn đảng trong đó tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị tại Việt Nam Hệ thống chính trị Việt Nam do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có tham khảo kinh nghiệm của thế giới Mặc dù là theo chế độ đơn đảng, xuất phát từ quá trình phi thực dân hóa, nhưng không vì vậy mà Việt Nam từ chối các quan hệ quốc tế, ngược lại Việt Nam cổ vũ quan hệ ngoại giao với thế giới, đặc biệt là các nước láng giếng Ngoại giao quốc tế giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển, góp phần giúp hệ thống chính trị Việt Nam lớn mạnh, chống lại được các thế lực thù địch Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ của ngành ngoại giao trong giai đoạn mới là chủ động “bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa”.[ CITATION Phạ20 \l 1033 ]

Trong tình hình quốc tế ngày nay, khi quá trình hội nhập ngày càng được xúc tiến nhanh, ngoại giao quốc tế ngày càng giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của đất nước trên thế giới Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên hợp quốc, phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không liên kết, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, ASEAN Những kết quả đạt được trong mối quan hệ này đã củng cố và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, tạo ra thế cơ động và linh hoạt trong quan hệ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ độc lập tự chủ và an ninh cũng như công cuộc xây dựng đất nước.

1

Trang 4

Từ những lý do trên, em xin chọn đề tài chính trị học đại cương: “Quan hệ Việt Nam với ASEAN và quan hệ Việt Nam với Liên Hiệp Quốc” Qua đề

tài này, em muốn người đọc hiểu biết rõ hơn về ASEAN và Liên Hiệp Quốc, mối quan hệ giữa Việt Nam và 2 tổ chức này, phân tích sự thay đổi về chính trị trong quá trình quan hệ hợp tác đôi bên

Kết cấu đề tài bao gồm hai chương (ngoài phần mở đầu và kết luận): Chương 1: Mối quan hệ Việt Nam và ASEAN.

Chương 2: Mối quan hệ Việt Nam và Liên Hiệp Quốc.

Với khuôn khổ một tiểu luận, thời gian và trình độ có hạn nên tiểu luận của em không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế Em rất mong có sự động viên và đóng góp ý kiến của thầy cô giáo bộ môn chính trị học đại cương để tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Chương 1: MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ ASEAN.1.1 ASEAN, lịch sử hình thành và phát triển ASEAN.

1.1.1 Thành lập.

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 tại Bangkok, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Brunei Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội Ngày 23/7/1999 ASEAN kết nạp Lào và Myanmar Ngày 30/4/1999, Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

2

Trang 5

1.1.2 Mục tiêu.

Tuyên bố ASEAN (tuyên bố Bangkok) năm 1967 nêu rõ mục tiêu và mục đích ASEAN:

 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua những sáng kiến chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm củng cố nền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á.

 Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua tôn trọng công lývà pháp quyền trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

 Thúc đẩy hợp tác tích cực và hỗ trợ lẫn nhau về các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, khoa học và hành chính  Hỗ trợ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ nghiên

cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính;  Hợp tác hiệu quả hơn nhằm sử dụng tốt hơn ngành nông nghiệp và công

nghiệp mở rộng thương mại, bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hóa quốc tế, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân;

 Thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á;

 Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự, và tìm kiếm các phương thức để có thể hợp tác chặt chẽ hơn gữa các tổ chức này.

Hiến chương ASEAN, văn kiện pháp lý quan trọng của ASEAN (15/12/2009) đã khẳng định lại các mục tiêu cơ bản trên, đồng thời bổ sung thêm các mục tiêu mới cho phù hợp với tình hình.

3

Trang 6

1.1.3 Các mốc phát triển chính của ASEAN.

8/8/1967 ASEAN chính thức được thành lập với 5 thành viên 2/1976 Hội nghị Cấp cao ASEAN đầu tiên được tổ chức 1/1984 Brunei gia nhập ASEAN.

1994 Lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

1/1992 Ký Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và Thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) 7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN.

7/1997 Lào và Myanmar gia nhập ASEAN.

12/1997 Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 đầu tiên được tổ chức 4/1999 Campuchia chính thức gia nhập ASEAN, đưa ASEAN trở

thành một tổ chức khu vực gồm 10 thành viên Ðông-Nam Á 12/2005 Hội nghị Cấp cao Ðông Á (EAS) đầu tiên được tổ chức với

sự tham gia của lãnh đạo các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Ðộ, Australia và New Zealand 11/2007 Hiến chương ASEAN ra đời.

31/12/2015 Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập.

1.1.4 Phương thức hoạt động của ASEAN.

 Phương thức ra quyết định: Tham vấn và Đồng thuận (consultation & concensus) – Mọi vấn đề của ASEAN đều phải tham vấn tất cả các nước

4

Trang 7

thành viên ASEAN và quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các nước thành viên đều nhất trí hoặc không phản đối.

 Nguyên tắc trong quan hệ với các đối tác: Trong triển khai quan hệ đối ngoại của ASEAN, các quốc gia thành viên sẽ phối hợp và nỗ lực xây dựng lập trường chung cũng như tiến hành các hoạt động chung trên cơ sở thống nhất và đoàn kết, tuân thủ các mục tiêu và nguyên tắc đề ra trong Hiến chương (theo Điều 41 Hiến chương ASEAN).

 Tiệm tiến và thoải mái với tất cả các bên: Hợp tác khu vực phải được tiến hành từng bước, bảo đảm phù hợp với lợi ích, khả năng của các nước và tất cả đều có thể tham gia, đóng góp, không thành viên nào bị “bỏ lại”.

1.2 Mối quan hệ Việt Nam và ASEAN (từ 1967-1995).1.2.1 Từ năm 1967 đến 1972.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, quan hệ giữa các quốc gia ở Đông Nam Á đã trải qua nhiều bước thăng trầm, có lúc một số nước đã trở thành thù địch của nhau hoặc đối đầu với nhau rất căng thẳng, mà tâm điểm đều bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh xâm lược của nước ngoài chống lại Việt Nam và các nước khác trên bán đảo Đông Dương.

Thành lập năm 1967 khi Chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn đỉnh điểm, các cuộc nổi dậy của phiến quân cộng sản lan rộng ở Đông Nam Á, ASEAN có thể coi là một phản ứng của năm nước thành viên sáng lập trước mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam đã nhìn nhận ASEAN với nhiều nghi ngờ và hạn chế quan hê ‹ với ASEAN vì đang tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước Mỹ đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) năm 1954, với mục đích phòng thủ, ngăn chặn cộng sản tràn xuống Đông Nam Á, đây là một khối quân sự để phục vụ cho Mỹ, thay thế Pháp và lôi kéo một số nước là thành viên của khối này tham gia cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền

5

Trang 8

Nam Việt Nam Thái Lan, Philippin cũng tham gia khối quân sự SEATO và trở thành đồng minh của Mĩ càng khiến Viê ‹t Nam đối lâ ‹p với các nước ASEAN.

1.2.2 Từ năm 1973 đến 1978.

Hiê ‹p định Pari (1973) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 buộc Mỹ và đồng minh phải rút khỏi miền nam Việt Nam, ngừng tấn công miền Bắc Sau hiệp định, nước ta bắt đầu triển khai, đẩy mạnh quan hê ‹ song phương với các nước ASEAN

Sau chiến thắng vĩ đại ngày 30/4/1975, một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội ra đời Sự kiện này lại một lần nữa tác động mạnh mẽ đến tình hình Đông Nam Á, vị trí của Viê ‹t Nam trong khu vực và thế giới ngày càng tăng.

Ngày 24/2/1976, Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN họp tại Bali, Indonesia, đã ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) Mục đích của TAC là nhằm thúc đẩy nền hòa bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các bên tham gia Hiệp ước, góp phần vào sức mạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn của các bên Các nguyên tắc cơ bản của TAC là cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia; quyền của mọi quốc gia được tồn tại mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc áp bức của bên ngoài; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày 26/6/1976 và chỉ mười ngày sau tức ngày 5/7/1976, Chính phủ Việt Nam đã công bố chính sách bốn điểm trong quan hệ với các nước Đông Nam Á, khẳng định: “Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can

6

Trang 9

thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình; giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng… Phát triển hợp tác vì sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng của mỗi nước vì độc lập dân tộc, hòa bình trung lập thật sự ở Đông Nam Á” Những quan điểm đó cũng trùng khớp với mong muốn của ASEAN, thể hiện tinh thần kết nối với các nước láng giềng trong khu vực của đất nước vừa mới “đứng dậy” sau hai cuộc chiến tranh đau thương và mất mát.

1.2.3 Từ năm 1978 đến 1989

Tháng 12/1978, Viê ‹t Nam đưa quân tình nguyê ‹n vào Campuchia giúp nhân dân nước này lâ ‹t đổ chế đô ‹ diê ‹t chủng Polpot Mô ‹t số nước lớn đã can thiê ‹p, kích đô ‹ng làm cho quan hê ‹ giữa Viê ‹t Nam và ASEAN trở lên căng thẳng.

Chế độ diệt chủng Khmer Đỏ ở Campuchia tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở dọc biên giới Việt Nam, ngay sau khi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ vừa mới kết thúc Xuất phát từ nhu cầu tự vệ chính đáng và trách nhiệm quốc tế, đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã tiến sang kịp thời cứu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng và bảo vệ công cuộc hồi sinh của đất nước Campuchia khỏi sự quay trở lại của chế độ diệt chủng Polpot Khmer Đỏ Trong thời gian cầm quyền, chính quyền Khmer Đỏ đã được Trung Quốc hậu thuẫn vì muốn cô lập nước Việt Nam lúc đó đang được Liên Xô hậu thuẫn Theo BBC, Hoa Kỳ không muốn mang tiếng là giúp PolPot, nhưng họ đã thông qua Trung Quốc để làm điều đó, và Hoa Kỳ cũng giúp đỡ về ngoại giao bằng cách bỏ phiếu chấp thuận việc duy trì ghế của Kampuchea Dân chủ (của PolPot) ở Liên Hiệp Quốc Sự kiện này đã kéo dài hơn 10 năm, làm cho quan hệ giữa Việt Nam, Lào, Campuchia với các nước ASEAN trở nên căng thẳng và đối

7

Trang 10

đầu cho đến khi “vấn đề Campuchia” được giải quyết tại Hội nghị quốc tế về Campuchia ngày 23/10/1991 tại Paris, Thủ đô nước Pháp.

Quan hệ giữa Việt Nam và khối ASEAN, đặc biệt là Thái Lan, trong thời kỳ này rất căng thẳng (Haas, Michael (1991) Cambodia, Pol Pot, and the United States: The Faustian Pact ABC-CLIO, pages 17, 28–29) và trong nhiều trường hợp đứng bên bờ vực chiến tranh Sau khi Việt Nam rút khỏi Campuchia vào năm 1991, quan hệ Việt Nam – ASEAN dần được cải thiện và bình thường hóa.

1.2.4 Từ năm 1989 đến 1992

ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với ba nước Đông Dương Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Viê ‹t Nam thực hiê ‹n đường lối đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước” quan hê ‹ giữa Viê ‹t Nam và ASEAN được cải thiê ‹n.

Nhìn lại bối cảnh lịch sử giai đoạn đầu những năm 1990, có thể thấy nhiệm vụ cơ bản của công tác đối ngoại đã được Đảng và Nhà nước chỉ rõ là củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tháng 7/1992 Viê ‹t Nam tham gia vào Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (hiê ‹p ước Bali) trở thành quan sát viên của ASEAN, điều này đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác khu vực vì mô ‹t “Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển”.

Từ năm 1993, Việt Nam đã tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những nước sáng lập Diễn đàn này.

8

Trang 11

1.3 Mối quan hệ Việt Nam và ASEAN ( từ 1992 – nay ).

1.3.1Những mốc thời gian quan trọng trong mối quan hệ Việt Nam và ASEAN từ 1992 tới nay.

Ngày 28-7-1995, tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam cũng như tiến trình, hợp tác, liên kết của cả khu vực Việc Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 là một trong những mốc quan trọng nhất trong lịch sử đối ngoại của Việt Nam kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng như trong quá trình phát triển của ASEAN Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, đưa khu vực Đông Nam Á từ đối đầu sang đối thoại, từ nghi ngờ sang tin cậy, từ chia rẽ sang đoàn kết Với ASEAN, kết nạp Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 giúp đẩy nhanh quá trình mở rộng ASEAN ra cả 10 nước trong khu vực, qua đó củng cố hòa bình, ổn định ở mô ‹t khu vực có tầm quan trọng đặc biệt về địa lý, chính trị và kinh tế, trung tâm kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Với Viê ‹t Nam, đây là cột mốc quan trọng đánh dấu bước tiến rất quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập khu vực và quốc tế.

Từ 1995-1997, Việt Nam cùng các nước ASEAN thúc đẩy kết nạp Campuchia, Lào và Myanmar vào ASEAN, hoàn tất ý tưởng về một ASEAN gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á Điều này đã góp phần đưa ASEAN trở thành tổ chức đại diện cho toàn khu vực, liên kết sâu rộng và có vai trò quan trọng ở Đông Nam Á và châu Á -Thái Bình Dương Đại sứ Kamsiah Kamaruddin đã nhận định: “Với 6 quốc gia ban đầu, các nước thành viên ASEAN có nhiều điểm tương đồng Nhưng khi Việt Nam xuất hiện, Việt Nam đã mang đến sự năng động mới, những nhân tố mới, và chúng tôi đã phối hợp cùng với Việt Nam để xây dựng một ASEAN mạnh hơn” Việt Nam đã qua giai đoạn đóng cửa củng cố nền hoà bình, hiện giờ là lúc cần phát triển ngoại giao, hội nhập thế giới, vì chỉ có mở cửa kinh tế, tăng cường hợp tác quốc tế mới có thể đưa kinh tế và chính trị

9

Trang 12

Việt Nam phát triển và đi lên Việt Nam phải năng động, phải tạo được vị trí cho mình trên chính trường quốc tế thì mới có thể có tiếng nói và cơ hội sánh vai với các cường quốc trên thế giới ASEAN càng phát triển và mở rộng, Việt Nam càng có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân mình trong các lĩnh vực kinh tế chính trị đối ngoại.

Tháng 12/1998, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề "Ðoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều" Thông qua Chương trình Hành động Hà Nội, góp phần quan trọng tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác, định hướng cho sự phát triển và hợp nhằm thực hiện Tầm nhìn 2020 Tuyên bố về các biện pháp mạnh mẽ để cải thiện môi trường đầu tư ASEAN và ký bốn Hiệp định hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể Hội nghị quyết định kết nạp Campuchia làm thành viên thứ mười của ASEAN và lễ kết nạp được tiến hành tại Hà Nội Tổ chức thành công một hội nghị cấp cao của ASEAN mang nghĩa Việt Nam đã thể hiện được vị trí của mình trong cộng đồng ASEAN, tuy mới gia nhập, còn non trẻ, nhưng những thành tích mà Việt Nam mang lại cho ASEAN đã tăng khả năng và tiếng nói của Việt Nam trên bàn hội nghị Đặc biệt, với sự gia nhập của Campuchia vào ASEAN, điều này khẳng định những gì Việt Nam đã làm từ năm 1995 đến 1997 đã thành công rực rỡ, một cộng đồng đầy đủ các quốc gia thành viên Đông Nam Á là những gì Việt Nam và ASEAN cùng hướng tới.

Tháng 7/2000 – 7/2001, với vai trò Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (ASC) khoá 34 và ARF, Việt Nam đã chủ trì và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (AMM 34), Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 8 (ARF 8), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các nước Đồng Bắc Á (ASEAN+3), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao giữa ASEAN với các nước đối thoại (PMC+10) và với từng nước Đối thoại (PMC+1) và Hội nghị sông Hằng- Sông Mê kông vào cuối tháng 7/2001 Trong năm Việt Nam làm chủ tịch,

10

Trang 13

ASEAN và ARF đã đạt được những kết quả quan trọng, tiếp tục phát triển đúng hướng, phù hợp với lợi ích của từng nước ASEAN và lợi ích của cả khu vực Trong thời gian này, với vai trò chủ trì và điều phối của Việt Nam, ASEAN đã phê chuẩn Nghị định thứ hai của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác, thông qua Quy chế của Hội đồng Tối cao (TAC) và tổ chức cuộc họp đầu tiên của Hội đồng trong dịp AMM 34; lần đầu tiên ASEAN đã tiến hành tham khảo trực tiếp với năm cường quốc hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) ASEAN cũng đạt nhiều tiến triển trong việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Trung quốc, tạo tiền đề cho việc ra tuyên bố về cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông sau này.

Năm 2010, 2 năm sau khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Đặng Xuân Dũng đã tiếp nhận chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Buenos Aires (ACBA) từ Đại sứ Philippines Linglingay F Lacanlale Việt Nam đã đưa ra những sáng kiến như mở rộng thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á, bằng cách thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ tham gia Cấp cao Đông Á; cũng như tổ chức lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010 28-30/10/2010, dưới sự chủ trì của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam thành công tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 Những thành công quan trọng của ASEAN trong năm 2010 có phần đóng góp rất có ý nghĩa của sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch và được bạn bè quốc tế càng đánh giá cao, vị thế của Việt Nam càng được nâng cao thêm qua năm Chủ tịch ASEAN Để đạt được những thành công đó, trước hết là do đường lỗi đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, sau 15 năm gia nhập ASEAN, hệ thống chính trị Việt Nam đã có thành tựu quan trọng trên lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế, từ đó tạo nên được thành công năm Chủ tịch ASEAN.

11

Trang 14

Từ năm 2012 đến 2015, Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm vai trò điều phối viên quan hệ giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh Châu Âu (EU) EU là một trong những đối tác lâu đời nhất của ASEAN khi hai bên chính thức thiết lập quan hệ đối thoại vào năm 1977, quan hệ hợp tác ASEAN-EU đã phát triển nhanh chóng và mở rộng ra nhiều lĩnh vực, trong đó có chính trị-an ninh, kinh tế-thương mại, văn hóa-xã hội và hợp tác phát triển ASEAN luôn coi trọng quan hệ với EU-một trong những đối tác lâu đời nhất của ASEAN và có vai trò, vị thế và ảnh hưởng lớn cũng như có tiềm năng đóng góp lớn cho hợp tác ở khu vực ASEAN mong muốn gắn kết EU tham gia và đóng góp thực chất và hiệu quả đối với hợp tác khu vực, nhất là đối với các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh và phát triển thịnh vượng của khu vực.

Ngày 22/11/2015, lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về thành lập Cộng đồng ASEAN (AC) Từ “Tầm nhìn ASEAN 2020” (1997) với mục tiêu thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”; đến quyết định 2003 xây dựng Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh, Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Văn hóa-Xã hội; và quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN (2007), ASEAN phải trải qua 18 năm để trở thành “Cộng đồng ASEAN (AC) trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu” AC trở thành tổ chức liên minh chính phủ vững mạnh, là một cộng đồng mở, luôn mở rộng hợp tác, liên kết, chia sẻ với tất các nước trên nhiều khu vực

Năm 2016, Việt Nam tiếp tục tham gia đầy đủ, hoàn thành nghiêm túc các cam kết và đóng góp hiệu qủa trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các công việc để hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, là một trong hai nước thành viên có tỷ lệ hoàn thành cao nhất, có tác động lớn đến thương mại và đầu tư trong Kế hoạch Tổng thể xây

12

Trang 15

dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (với tỷ lệ 95,5%, đứng thứ hai sau Singapore) Việt Nam còn đề xuất nhiều sáng kiến có giá trị nhằm tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển và đem lại nhiều lợi ích trực tiếp đến người dân, chủ động, tích cực và đóng vai trò nòng cốt trong nỗ lực liên kết ASEAN trong 10 năm tới bằng cách xây dựng gói văn kiện Tầm nhìn 2025.

Năm 2018, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) Đây là một trong những hội nghị lớn và quan trọng của WEF trong khu vực (chỉ sau Hội nghị WEF Davos mùa hè ở Trung Quốc) Hội nghị có chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, là một trong những diễn đàn quan trọng và có uy tín trong khu vực, thúc đẩy đối thoại, chia sẻ ý tưởng, chính sách và hợp tác về tranh thủ cơ hội và xử lý các vấn đề cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra cho các nước ASEAN và khu vực Hội nghị WEF ASEAN 2018 tại Việt Nam là một trong những hội nghị WEF khu vực thu hút số lượng đại biểu đông nhất từ trước đến nay với hơn 900 đại biểu quốc tế tham dự Điều này thể hiện sức hút của Việt Nam nói riêng và của khu vực ASEAN nói chung trên trường thế giới Hội nghị cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam kết nối, mở rộng cơ hội hợp tác với các tập đoàn thành viên của WEF.

1-1-2020, Việt Nam đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN, đây là cơ hội cũng là thách thức lớn đối với Việt Nam ASEAN đang trên đà phát triển và thành công, làm sao để giữ được ASEAN tiếp tục trên con đường thành công đó, ngoài ra, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chuyển đổi cách mạng số, cách mạng khoa học công nghệ, Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng cho nền kinh tế số

6-2020 Việt Nam tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến đã được khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội Dịch covid hoành hành là biến số mới không lường

13

Trang 16

được trong năm 2020, đi cùng với dịch bệnh là sinh mạng và cuộc sống hàng triệu người Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (8/6/2020), kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ suy giảm nghiêm trọng, ở mức âm 5,2%, thu nhập bình quân đầu người giảm 3,6% và khiến cho 70-100 triệu người rơi vào nghèo đói cùng cực, gia tăng nguy cơ mất ổn định xã hội Hơn 40% các ngành sản xuất, kinh doanh của các quốc gia phải chịu tác động trực tiếp từ các biện pháp phong tỏa dịch bệnh Dịch bệnh khiến cho thách thức vốn có càng trở nên khó khăn hơn.

1.3.2Hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực.1.3.2.1 An ninh- chính trị

Việc gia nhập ASEAN đã giúp ta phá thế bị bao vây về kinh tế và cô lập về chính trị khi đó; chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu ở khu vực, tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước Đông Nam Á theo chiều hướng hữu nghị, ổn định và lâu dài, hợp tác toàn diện và chặt chẽ cả về đa phương và song phương Ta đã được trực tiếp tham gia và đóng góp quan trọng trong việc xác định phương hướng phát triển và các quyết sách lớn của ASEAN cũng như giữ vững các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, phù hợp với yêu cầu và lợi ích của ta; xác lập được vai trò quan trọng và có uy tín của Việt Nam trong hợp tác ASEAN, góp phần duy trì vai trò chủ đạo của ASEAN đối với hòa bình và phát triển ở khu vực, hạn chế sự can thiệp và chi phối của các nước bên ngoài Ta cũng có điều kiện thuận lợi để phối hợp lập trường và hợp tác với các nước trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế phức tạp, hỗ trợ đáng kể cho ta trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông.

Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) có mức độ hợp tác chặt chẽ hơn với nhiều tiến triển quan trọng về xây dựng lòng tin, chia sẻ các chuẩn mực và quy tắc ứng xử, ngăn ngừa và quản lý xung đột, nâng cao năng lực xử lý

14

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w