ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Điều kiện tự nhiên
Indonesia gồm 17.508 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo Năm hòn đảo lớn nhất là Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi Indonesia có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guinea trên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp Thủ đô, Jakarta, nằm trên đảo Java là thành phố lớn nhất nước, sau đó là Surabaya, Bandung, Medan, và Semarang
Với diện tích 1.919.440 kilômét vuông (741.050 dặm vuông), Indonesia là nước đứng thứ 16 trên thế giới về diện tích đất liền Mật độ dân số trung bình là
134 người trên kilômét vuông (347 trên dặm vuông), đứng thứ 79 trên thế giới, dù Java, hòn đảo đông dân nhất thế giới, có mật độ dân số khoảng 940 người trên kilômét vuông (2.435 trên dặm vuông) Nằm ở độ cao 4.884 mét (16.024 ft), Puncak Jaya tại Papua là đỉnh cao nhất Indonesia, và hồ Toba tại Sumatra là hồ lớn nhất, với diện tích 1.145 kilômét vuông (442 dặm vuông) Các con sông lớn nhất nước này nằm ở Kalimantan, và gồm các sông Mahakam và Barito; những con sông này là các đường giao thông quan trọng nối giữa các khu định cư trên đảo
Indonesia nằm trên các rìa của các mảng kiến tạo Thái Bình Dương, Âu Á, và Úc khiến nước này trở thành nơi có nhiều núi lửa và thường xảy ra các vụ động đất Indonesia có ít nhất 150 núi lửa đang hoạt động, gồm cả Krakatoa và Tambora, cả hai núi lửa này đều đã có những vụ phun trào gây phá hủy lớn trong thế kỷ 19 Vụ phun trào siêu núi lửa Toba khoảng 70.000 năm trước, là một trong những vụ phun trào lớn nhất từng xảy ra, và là một thảm họa toàn cầu. Những thảm họa gần đây liên quan tới hoạt động kiến tạo gồm vụ sóng thần năm 2004 đã giết hại tổng cộng gần 230.000 người và khoảng 167.736 người tính riêng phía bắc Sumatra, và trận động đất Yogyakarta năm 2006 Tuy nhiên, tro núi lửa là một yếu tố đóng góp vào sự màu mỡ của đất trong lịch sử từng giúp nuôi sống mật độ dân cư dày tại Java và Bali.
Nằm dọc theo xích đạo, Indonesia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa mưa và khô riêng biệt Lượng mưa trung bình hàng năm tại các vùng đất thấp khoảng từ 1.780–3.175 milimét (70–125 in), và lên tới 6.100 milimét
(240 in) tại các vùng núi Các vùng đồi núi—đặc biệt ở bờ biển phía tâySumatra, Tây Java, Kalimantan, Sulawesi, và Papua—có lượng mưa lớn nhất. Độ ẩm nói chung cao, trung bình khoảng 80% Nhiệt độ ít thay đổi trong năm; khoảng nhiệt độ ngày trung bình tại Jakarta là 26–30 °C (79–86 °F)
Rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ Đất canh tác 8% (3% được tưới), đồng cỏ 10%, rừng và cây bụi 67%, các đất khác 15% Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, niken, bauxit, đồng, than, vàng, bạc.
Diện tích, khí hậu nhiệt đới cùng với hình thế địa lý quần đảo của Indonesia khiến nước này có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ hai thế giới— chỉ sau Brazil và hệ động thực vật của nó là sự pha trộn của các giống loài Châu Á và Australasia Khi còn kết nối với lục địa Châu Á, đảo thềm Sunda Sumatra, Java, Borneo, và Bali) có hệ động vật Châu Á rất phong phú Các loài thú lớn như hổ, tê giác, đười ươi, voi, và báo, từng hiện diện với số lượng lớn tới tận phía đông Bali, nhưng số lượng và diện tích phân bố của chúng đã giảm mạnh. Rừng bao phủ khoảng 60% đất nước Tại Sumatra và Kalimantan, có rất nhiều loài động vật Châu Á Tuy nhiên, rừng đang suy giảm, và số lượng dân cư đông đảo tại Java càng khiến tình trạng phá rừng tăng cao lấy đất sinh sống và canh tác Sulawesi, Nusa Tenggara, và Maluku—từng tách rời khỏi lục địa từ lâu—đã phát triển hệ động thực vật của riêng mình Papua từng là một phần của lục địa Úc, và là nơi có hệ động vật duy nhất có liên quan gần gũi với hệ động thực vật Australia, với hơn 600 loài chim
Indonesia đứng thứ hai chỉ sau Australia về mức độ loài đặc hữu, với 26% trong tổng số 1.531 loài chim và 39% trong tổng số 515 loài có vú là động vật đặc hữu Bờ biển dài 80.000 kilômét (50.000 dặm) của Indonesia được bao quanh bởi các biển nhiệt đới cũng đóng góp vào mức độ đa dạng sinh thái cao của nước này Indonesia có nhiều hệ sinh thái biển và bờ biển, gồm các bãi biển,đụn cát, cửa sông, bãi lầy, rặng san hô, bãi cỏ biển, bãi bùn ven biển, bãi thuỷ triều, bãi tảo, và các hệ sinh thái nhỏ trong đất liền Nhà tự nhiên học người
Anh, Alfred Wallace, đã mô tả về một đường ranh giới phần bố giữa các loài châu Á và châu Úc Được gọi là đường Wallace, chạy gần theo hướng bắc nam dọc theo cạnh Thềm Sunda, giữa Kalimantan và Sulawesi, và dọc theo Eo Lombok sâu, giữa Lombok và Bali Phía tây đường này hệ động thực vật mang nhiều đặc điểm Châu Á; về phía đông Lombok, hệ động thực vật dần mang đặc điểm Australia Trong cuốn sách The Malay Archipelago năm 1869, Wallace đã miêu tả nhiều loài động vật duy chỉ có ở vùng này Vùng đảo giữa đường Wallace và New Guinea hiện được gọi là Wallacea
Dân số cao và cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng của Indonesia đặt ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng và thường không được chú trọng nhiều vì mức độ nghèo đói cao cũng như sự quản lý yếu kém với các nguồn tài nguyên. Các vấn đề này gồm phá rừng trên quy mô lớn (đa số là trái phép) và những trận cháy rừng gây ra những đám khói dày che phủ nhiều vùng phía tây Indonesia, Malaysia và Singapore; khai thác quá mức các nguồn tài nguyên biển; và các vấn đề môi trường đi liền với sự đô thị hóa và phát triển kinh tế quá nhanh, gồm ô nhiễm không khí, tắc đường, quản lý rác, và xử lý nước thải Phá hủy môi trường sống đe doạ sự tồn tại của các loài bản địa và đặc hữu, gồm 140 loài thú có vú được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xác định là đang bị đe dọa, và 15 loài được coi là bị đe dọa tuyệt chủng, gồm cả khỉ SumatranOrangutan.
Điều kiện xã hội
Dân số quốc gia theo cuộc tổng điều tra năm 2000 là 206 triệu người, và Văn phòng Thống kê Trung ương Indonesia và Thống kê Indonesia ước tính dân số năm 2006 là 222 triệu người Với 130 triệu người, Java là đảo đông dân nhất thế giới hiện nay.Dù có một chương trình kế hoạch hóa gia đình khá hiệu quả được thực thi từ thập niên 1960, dân số nước này được cho sẽ tăng lên khoảng
315 triệu người năm 2035, dựa trên mức ước tính tỷ lệ tăng hàng năm hiện nay là 1,25%. Đa số người Indonesia là hậu duệ của những người nói tiếng Austronesia có nguồn gốc từ Đài Loan Các nhóm chính khác gồm người Melanesia, sống ở phía đông Indonesia Có khoảng 300 sắc tộc bản địa khác nhau tại Indonesia, và
742 ngôn ngữ cùng thổ ngữ Nhóm đông nhất là người Java, chiếm 42% dân số, và có ưu thế văn hóa cũng như chính trị Người Sundan, người Malay, và Madur là các nhóm lớn nhất ngoài Java Bản sắc địa phương của các sắc tộc được duy trì bên cạnh một tình cảm quốc gia Indonesia mạnh mẽ Xã hội phần lớn hài hòa, dù các căng thẳng xã hội, tôn giáo và sắc tộc đã gây ra những vụ bạo lực kinh khủng Người Indonesia gốc Hoa là sắc tộc thiểu số có ảnh hưởng dù chiếm chưa tới 1% dân số Đa số lĩnh vực thương mại và tài sản tư nhân quốc gia đều thuộc sự kiểm soát của người Hoa, điều này góp phần gây ra sự oán giận to lớn, và thậm chí bạo lực chống lại người Hoa
Ngôn ngữ quốc gia, tiếng Indonesia, được dạy trong các trường học và đại học, và được sử dụng bởi hầu hết mọi người dân Indonesia Đây là ngôn ngữ được dùng trong thương mại, chính trị, truyền thông quốc gia, giáo dục và hàn lâm Về nguồn gốc nó từng là một ngôn ngữ chung cho hầu hết cả vùng, gồm cả nước Malaysia hiện nay, và vì thế có quan hệ chặt chẽ với tiếng Malaysia TiếngIndonesia lần đầu tiên được những người theo chủ nghĩa quốc gia truyền bá vào thập niên 1920, và đã được tuyên bố là ngôn ngữ chính thức khi nước này giành độc lập năm 1945 Đa số người dân Indonesia nói ít nhất một trong hàng trăm ngôn ngữ địa phương (bahasa daerah), thường như tiếng mẹ đẻ Trong số các ngôn ngữ đó, tiếng Java được sử dụng nhiều nhất bởi nó là ngôn ngữ của nhóm sắc tộc lớn nhất Mặt khác, Papua có 500 hay nhiều hơn các ngôn ngữ bản địa
Papua và Austronesia, trong một vùng chỉ có 2,7 triệu dân Đa số những người già hiện nay vẫn có thể nói tiếng Hà Lan ở một số mức độ thành thạo.
Dù tự do tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp Indonesia, chính phủ chính thức công nhận chỉ sáu tôn giáo: Hồi giáo; Tin Lành; Cơ đốc giáo La Mã; Ấn Độ giáo; Phật giáo; và Nho giáo Dù không phải là một nhà nước Hồi giáo, Indonesia là quốc gia có đa số tín đồ Hồi giáo, với 86,1% người dân tuyên bố là tín đồ đạo này theo cuộc điều tra dân số năm 2000 Indonesia cũng có 8,7% dân số là tín đồ Thiên chúa giáo, 3% là tín đồ Hindu, và 1,8% tín đồ Phật giáo hay tôn giáo khác Đa số tín đồ Hindu Indonesia là người Bali, và đa số tín đồ Phật giáo tại Indonesia ngày nay là người Hoa Dù hiện là tôn giáo thiểu số, Hindu giáo và Phật giáo vẫn có ảnh hưởng trong văn hóa Indonesia Hồi giáo lần đầu được người dân Indonesia chấp nhận ở miền bắc Sumatra trong thế kỷ 13, thông qua ảnh hưởng từ các thương nhân, và đã trở thành tôn giáo chiếm ưu thế tại quốc gia này từ thế kỷ 16 Cơ đốc giáo La Mã lần đầu được đưa tới Indonesia bởi những người thực dân và các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha thời kỳ đầu, và phái Tin Lành chủ yếu phát triển nhờ những nhà truyền giáo người Hà Lan phái Calvin và Luther trong thời kỳ thực dân tại đây Một tỷ lệ lớn người dân Indonesia—như người Java abangan Bali Hindu, và Dayak là các tín đồ Thiên chúa giáo—theo một hình thức hổ lốn chính thống của tôn giáo của họ, tạo nên phong tục và các đức tin địa phương.
Về mặt hành chính, Indonesia gồm 33 tỉnh, trong đó năm tỉnh có quy chế đặc biệt Mỗi tỉnh có cơ quan lập pháp và thống đốc riêng Các tỉnh được chia tiếp thành các huyện (kabupaten) và các thành phố (kota), chúng lại được chia tiếp thành các quận (kecamatan), và các nhóm làng (hoặc desa hay kelurahan).Sau khi áp dụng các biện pháp vùng tự trị năm 2001, các huyện và các thành phố đã trở thành các đơn vị hành chính chủ chốt, chịu trách nhiệm cung cấp hầu hết dịch vụ nhà nước Cấp hành chính làng là đơn vị có ảnh hưởng lớn nhất tới cuộc sống thường ngày của người dân, và giải quyết các vấn đề của làng hay khu vực lân cận thông qua một lurah hay kepala desa (trưởng làng) do dân bầu.
Các tỉnh Aceh, Jakarta, Yogyakarta, Papua, và Tây Papua có mức độ tự trị và ưu tiên hành pháp cao hơn từ chính quyền trung ương so với các tỉnh khác Ví dụ, chính phủ Aceh, có quyền thiết lập một hệ thống luật pháp độc lập; năm 2003, tỉnh này đã cho ra đời một hình thức Sharia (Luật Hồi giáo).Yogyakarta được trao vị thế Vùng Đặc biệt để ghi nhận vai trò nòng cốt của nó trong việc hỗ trợ những người Cộng hòa Indonesia thời Cách mạng Indonesia Papua, thường được gọi bằng Irian Jaya, đã được hưởng một quy chế tự chủ đặc biệt từ năm
2001 Jakarta là vùng thủ đô đặc biệt của quốc gia.
Chính phủ và chính trị
Indonesia là một nước cộng hòa với một hệ thống tổng thống Với tư cách một quốc gia đơn nhất, quyền lực tập trung trong tay chính phủ trung ương Sau cuộc từ chức của Tổng thống Suharto năm 1998, chính trị Indonesia và các cơ cấu chính phủ đã trải qua những cuộc cải cách lớn Bốn sửa đổi đã được tiến hành với Hiến pháp Indonesia năm 1945 sắp xếp lại các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp.Tổng thống Indonesia là lãnh đạo quốc gia, tổng tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Indonesia, và là người chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, lập chính sách cùng quan hệ đối ngoại Tổng thống chỉ định một hội đồng bộ trưởng, các thành viên của hội đồng không buộc phải là các thành viên được bầu của nghị viện Cuộc bầu cử tổng thống năm 2004 là cuộc bầu cử đầu tiên dân chúng được trực tiếp bầu ra tổng thống và phó tổng thống Tổng thống có thể phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp.
Cơ quan đại diện cao nhất ở cấp quốc gia là Hội nghị Hiệp thương Nhân dân (MPR) Các chức năng chính của cơ quan này là hỗ trợ và sửa đổi hiến pháp, chứng nhận tổng thống nhậm chức, chính thức hoá các khuôn khổ của chính sách quốc gia Cơ quan này có quyền buộc tội tổng thống MPR gồm hai viện; Hội đồng Đại biểu Nhân dân(DPR), với 550 thành viên, và Hội đồng Đại biểu Vùng (DPD), với 128 thành viên DPR thông qua các luật và giám sát nhánh hành pháp; các thành viên thuộc các đảng chính trị được bầu với nhiệm kỳ 5 năm theo đại diện tỷ lệ Những cải cách từ năm 1998 đã làm tăng đáng kể vai trò của DPR trong việc điều hành quốc gia DPD hiện là một cơ quan mới chịu trách nhiệm quản lý khu vực. Đa số các tranh chấp dân sự đều được đưa ra trước Tòa Nhà nước; các vụ phúc thẩm được xử tại Tòa Cấp cao Tòa án Tối cao là tòa cấp cao nhất của nhà nước, và đưa ra phán quyết cuối cùng về các vụ phúc thẩm sau khi đã xem xét lại vụ việc Các tòa khác gồm Tòa Thương mại, xử các vụ phá sản và mất khả năng thanh toán, một Tòa án Hành chính Quốc gia xử các vụ về luật hành chính chống lại chính phủ; một Tòa án Hiến pháp xử các vụ về tính hợp pháp của pháp luật, các cuộc bầu cử, giải tán các đảng chính trị, và phạm vi quyền lực của các định chế nhà nước; và một Tòa án Tôn giáo để xử các vụ án tôn giáo riêng biệt.
Quan hệ ngoại giao và quân đội
Trái với tình cảm chống chủ nghĩa thực dân và những căng thẳng với Malaysia thời Sukarno, quan hệ ngoại giao của Indonesia từ thời chính sách
"Trật tự Mới" của Suharto đã được đặt trên cơ sở hợp tác kinh tế và chính trị với các quốc gia phương Tây.Indonesia duy trì quan hệ gần gũi với các nước láng giềng ở Châu Á, và là một thành viên sáng lập của ASEAN cùng Hội nghị cấp cao Đông Á Quốc gia này đã tái lập quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1990 sau một thời gian đóng băng bởi quan điểm chống cộng thời đầu cầm quyền của Suharto Indonesia đã là một thành viên của Liên hiệp quốc từ năm
1950, và là một nước sáng lập Tổ chức không liên kết (NAM) và Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) Indonesia tham gia vào thỏa thuận Vùng Tự doThương mại ASEAN , Nhóm Cairns, và WTO, và trong lịch sử từng là một thành viên của OPEC, dù đã rút lui vào năm 2008 bởi họ không còn là một nước xuất khẩu dầu mỏ Indonesia đã nhận được viện trợ nhân đạo và viện trợ phát triển từ năm
1966, đặc biệt từ Hoa Kỳ, Tây Âu, Australia, và Nhật Bản.
Chính phủ Indonesia đã làm việc với các quốc gia khác để ngăn chặn và truy tìm những kẻ đánh bom có liên quan tới các du kích Hồi giáo và Al-Qaeda Vụ gây tổn thất nhiều nhân mạng nhất đã giết hại 202 người, gồm 164 du khách quốc tế, ở thị xã nghỉ mát thuộc Bali Kuta năm 2002 Những vụ tấn công, và những cảnh báo du lịch được đưa ra sau đó bởi các quốc gia khác, đã làm thiệt hại nghiêm trọng ngành công nghiệp du lịch và đầu tư nước ngoài.
Các lực lượng vũ trang Indonesia (TNI) với 300.000 thành viên gồm Quân đội (TNI-AD), Hải quân (TNI-AL, gồm cả lính thủy đánh bộ), và Không quân (TNI-AU) Quân đội có khoảng 233.000 lính thường trực Chi phí quốc phòng trong ngân sách quốc gia khoảng 4% GDP năm 2006, và được cung cấp thêm bởi các khoản lợi nhuận từ thương mại và các quỹ của quân đội Giai đoạn hậu Suharto từ năm 1998, đại diện thường trực của quân đội trong nghị viện đã bị bãi bỏ; dù bị giảm uy thế, ảnh hưởng chính trị của quân đội vẫn còn rất lớn. Các phong trào ly khai tại các tỉnh Aceh và Papua đã dẫn tới xung đột vũ trang, và những cáo buộc vi phạm nhân quyền cũng như sự tàn ác từ tất cả các phía. Sau một cuộc chiến du kích không thường xuyên kéo dài khoảng ba mươi năm giữa Phong trào Tự do Aceh (GAM) và quân đội Indonesia, một thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết năm 2005.Tại Papua, đã có những điều luật tự trị cấp vùng quan trọng, dù vẫn chưa hoàn thiện và được áp dụng đầy đủ, và những vụ bạo lực cũng như vi phạm nhân quyền đã giảm bớt, từ khi Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono lên cầm quyền.
Indonesia có khoảng 300 nhóm sắc tộc, mỗi nhóm có văn hóa khác biệt và đã phát triển qua nhiều thế kỷ, với ảnh hưởng từ Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Malaysia và Châu Âu Ví dụ, các điệu múa truyền thống Java và Bali chứa đựng các yếu tố văn hóa và thần thoại trong văn hóa Hindu, wayang kulit (rối bóng) cũng tương tự Những loại vải dệt như batik, ikat và songket được sản xuất trên khắp đất nước Indonesia nhưng theo kiểu cách khác biệt tùy theo vùng Ảnh hưởng lớn nhất trên kiến trúc Indonesia đến từ kiến trúc Ấn Độ, tuy nhiên, những ảnh hưởng kiến trúc từ Trung Quốc, Ả Rập và Châu Âu cũng khá quan trọng Các môn thể thao thông dụng tại Indonesia là bóng bàn và bóng đá; Liga Indonesia là giải vô địch cấp cao nhất của các câu lạc bộ bóng đá tại Indonesia. Các môn thể thao truyền thống gồm sepak takraw, và chạy đấu bò tại Madura. Tại các vùng có lịch sử chiến tranh giữa các bộ tộc, những cuộc thi đánh trận giả thường được tổ chức, như caci tại Flores, và pasola tại Sumba Pencak Silat là một môn võ Indonesia Các môn thể thao tại Indonesia nói chung thường dành cho phái nam và các khán giả cũng thường tham gia vào hoạt động cá cược cờ bạc. Ẩm thực Indonesia khác biệt theo vùng tuỳ theo ảnh hưởng của Trung Quốc, Châu Âu, Trung Đông hay Ấn Độ Gạo là thực phẩm chính và được dùng cùng với thịt và rau Các loại gia vị (có nhiều ớt), nước cốt dừa, cá và gà là các thành phần chính [ Âm nhạc truyền thống Indonesia gồm gamelan và keroncong. Dangdut là một thể loại nhạc pop đương đại phổ thông có ảnh hưởng từ âm nhạc dân gian Ả Rập, Ấn Độ và Malaysia Công nghiệp điện ảnh Indonesia phát triển mạnh trong thập niên 1980 và chiếm hầu hết các rạp chiếu bóng, dù tới đầu thập niên 1990 nó bắt đầu hơi suy giảm Từ năm 2000 tới năm 2005, số lượng phim Indonesia được phát hành hàng năm đã liên tục tăng lên
Những chặng đường lịch sử
Từ đầu thế kỉ XVI trên con đường tìm kiếm hương liệu và nông sản chau Á, những thương nhân đầu tiên từ Tây Ban Nha rồi sau đó là Bồ Đào Nha đã đến vùng đảo Molucu của Indonesia và thiết lập những thương điếm đầu tiên ở đây Ngay khi công ty Đông Ấn của Hà Lan (VOC) được thành lập năm 1602 , công ty này đã tìm cách thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á Bằng mọi thủ đoạn , công ty VOC đã thiết lập được sự kiểm soát buôn bán ở trung tâm đảo Java vào năm 1619 Kể từ đó, công ty VOC không ngừng mở rộng phạm vi kiểm soát các hoạt động thương mại tên quần đảo Indonesia Đây cũng là quá trình thuộc địa của Hà Lan từng bước được thiết lập trên toàn bộ quần đảo Trừ khoảng thời gian từ 1811 đến 1815 Indonesia nằm dưới sự can thiệp của thực dân Anh , Indonesia bị Hà Lan cai trị suốt hơn 300 năm Thực dân Hà Lan đã khai thác và bóc lột thuộc địa này bằn những chính sách tàn nhẫn , điển hình là chế độ “ cưỡng bức trồng trọt “ được áp dụng từ năm 1830 và kéo dài tới năm
1917 mới thực sự chấm dứt
Dưới chế độ tham lam và tàn bạo của thực dân Hà Lan , nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân Indonesia đã nổ ra chống lại chính quyền thực dân Trong số những cuộc khởi nghĩa này đáng chú ý là cuộc khởi nghĩa do Dipo Negoro lãnh đạo từ năm 1825 đến năm 1830 Tên tuổi của Neporo đã đi vào sử sách của Indonesia như một người anh hùng dân tộc Từ cuối thế kỉ XIX, nhiều đảng phái ,tổ chức chính trị đã xuất hiện và đã lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi độc lập của người Indonesia Trong số này phải kể đến tổ chức Khai sáng văn hóa (Boedi Utomo,1908), Hiệp hội Hồi giáo (Sareket Islam, 1912), Đản Cộng sản Indonesia (1927) với lãnh tụ nổi tiếng là Sukarno
Khi phát xít Nhật chiếm đóng Indonesia (1942-1945) các đảng phái tư sản đã nắm ngọn cờ dân tộc Chớp thời cơ phát xít nhật đầu hàng, Sukarno cùng các lãnh tụ khác của Đản Dân tộc Indonesia tuyên bố độc lập cho Indonesia ngày 17-8-1945 Sukarno trở thành tổng thống đàu tiên của nước cộng hào Indonesia, tuyên bố xây dựng đất nước thêo 5 nguyên tắc (Pantja Sila) gồm : Niềm tin vào Thượng đế, Chủ nghĩa nhân đạo, Chủ nghĩa dân tộc , Chủ nghĩa dân chủ và Công bằng xã hội Tuy nhiên nhân dân Indonesia phải chiến đấu chống lại sự tái chiếm thuộc địa của thực dân Hà Lan Tháng 12-1949, Indonesia mới thực sự độc lập Tháng 5-1963, vùng tây Irian được thu hồi từ tay Hà Lan, đem lại sự toàn vẹn lãnh thổ cho Indonesia
Nhìn chung giai đoạn từ tháng 8-1945 đến tháng 9-1965 được ghi nhận là thời kì nước cộng hòa Indonesia dưới chế độ của tổng thống Sukarno Từ năm
1950 đến năm 1957 , Sukarno thực hiện đường lối dân chủ thử nghiệm, áp dụng chế độ dân chủ tự do hay còn gọi là dân chủ đại nghị Quyền lãnh đạo chủ yếu năm trong tay hai đảng mạn nhất là đảng Hòi giáo Masjumi và Đảng Dân tộcIndonesia Đảng Cộng sản Indonesia và Đảng Các học giả tôn giáo (NahdatulIslam) cũng là hai đảng lớn trong Quốc hội Indonesia sau cuộc bầu cử nghị viện năm 1955 Từ năm 1957 đến năm 1965, Tổng thống Sukarno chuyển sang đường lối “ dân chủ có chỉ đạo “ Đê thực hiện đường lối này, Sukarno áp dụng một só lý thuyết khác nhau , trong đó có lý thuyêtd NASAKOM nhằm xây dựng đất nước trên nền tảng đoàn kết các lực lượng dân tộc , tôn giáo và cộng sản. Chế độ dân chủ có chỉ đạo đã không đem lại sự ổn định về chính trị cũng như sự phồn vinh về kinh tế cho Indonesia Những mâu thuẫn sâu sắc và âm ỉ trông xã hội đã chấm dứt giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Sukarno và bắt đầu một giai đọan mới của đất nước
Suharto lên cầm quyền , thiết lập chế độ “ trật tự mới “ đối lập với chế độ của Sukarno Dưới chế độ “trật tự mới “, Đảng Cộng sản bị giải tán , vai trò của quân đội trong các hoạt động của nhà nước ngày càng được củng cố Suharto kế thừa nền tảng tư tưởng Pantja Sila, duy trì hiến pháp 1945 và GONKAR là chỗ dựa vững chắc của nhà nước Quân đội, với chức năng kếp trong vấn đề an ninh quốc gia và chính trị , đóng vai trò thống trị trong đời sống xã hội của đất nước. Với sự trợ giúp của quân đội (ngay từ khi lên cầm quyền ) và sự ủng hộ của các lực lượng Hồi giáo (từ năm 1994) , Suharto thực hiện chế độ cai trị theo kiểu quân chủ độc đoán
Mặc dù đã đạt được những thành tựu về kinh tế và phát triển đất nước, đặc biệt trong những năm 1970 và 1980, dấu hiệu của nhữnh căng thẳng về chính trị và xã hội bắt đầu xuất hiện trong thập niên 1980 Đó là những kiến nghị đòi dân chủ của các chính trị gia, những cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên đòi cải cách chính trị và bất công xã hội
Trong khi những vấn đè chính trị - xã hội chưa được giải quyết triệt để thì cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ , bùng nổ tháng 8-1997 , làm cho đời ống của nhân dân Indonesia thêm khó khăn Ngay khi cuộc khủng hoảng xảy ra, lạm phát tăng 11,3%, nợ nước ngoài tăng lên đến 118 tỷ USD Hàng ngàn doanh nghiệp bị phá sản kéo theo sự suy giảm kinh tế làm bùng lên những bất bình trong dân chúng Bạo động nổ ra ngay giữa thủ đô Jacactar Các phần tử đối lập đòi Tổng thống Siharto từ chức Bầu không khí căng thẳng bao trùm đất nước.hoài nghi về tương lai phát triển của đát nước tăng lên theo số vụ xung đột đe dọa ổn định xã hội Trong khung cảnh đó, ngày 21-5-1998 Tổng thống Suharto phải tuyên bố từ chức Phó Tổng thống Bachdaruddin Jusuf Habibie được chỉ định làm tổng thống Indonesia cho đén khi có cuộc bầu cử thông thống mới
Tuy nhiên, sự thay đổi người lãnh đạo đất nước không làm cho cuộc khủng hoảng về kinh tế và những bất ổn về chính trị -xã hội ở Inđonesia giảm bớt Những cuộc biểu tình đòi cải cách chính trị , đòi giải quyết những vấn đề kinh tế cùng những mâu thuẫn tôn giáo , đảng phái đã đảy Indonesia vào một cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị - xã hội trầm trọng Bạo động nổ ra ở nhiều nơi Đê giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội , cuộc bầu cử Hội đồng Hiệp thương nhân dân và bầu cử Tổng thống trước thời hạn được tổ chức Tháng 10-1999, ông Abdurrahman Wahid, lãnh tụ tổ chức Hồi giáo lớn nhất ở Indonesia là Nahdatul Ulama với 35 triệu thành viên , được bầu làm Tổng thống và bà Megawati Sukarnoputri, lãnh tụ Đảng Dân chủ Indonesia , được bầu làm Phó Tổng thống Kết quả bầu cử này đã làm dịu tình trạng khủng hoảng trong giới lãnh đạo đất nước
Mặc dù vậy , Indonesia tiếp tục lâm vào tình trạng bât ổn Chính phủ của Tổng thống Wahid phải vật lộn với những khố khăn kinh tế sau cuộc khủng hoảng trầm trọng chưa từng thấy Tỷ lệ thất nghiệp còn khá cao, giá cả không ổn định, thị trường tài chính chưa được cải thiện Thêm vào đó, các cuộc xung đột sắc tộc nổi lên ở các đảo làm tăn xu hướng ly khai Trước những thách thức đó , chính phủ của Tổng thống Wahid đã quyết tâm cải thiện tình hình với những nỗ lực cao và bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Kinh tế vượt qua ngưỡng tăng trưởng số 0 của năm 1999 và đạt được mức tăng 4,13% trong quý II – 2000.
Thêm vào đó, những cố gắng ngoại giao, kể cả việc giải quyết vấn đề Đông Timo của chính phủ Tổng thống Wahid đã đem lại một số thỏa thuận mới về kinh tế với một số nước để trnh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho sự ổn định và phát triển của Indonesia Trong cuộc họp hàng năm tại Tokyo tháng
10 – 2000, các nhà tài trợ đã cam kết giúp Indonesia 4,8 tỷ USD để duy trì phục hồi nền kinh tế nước này
Tình hình chính trị xã hội ở indonesia trong những tháng đầu năm 2001 có nhiều biến động Xung đột giữa người Hồi giáo và Thiên chúa giáo gia tăng ở khu vực Malucu, phong trào ly khai ở tỉnh Âchéo riết hoạt động , gây bất ổn định và đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia Sau 20 tháng cầm quyền, mặc dù có nhiều cố gắng , ông Wahid tỏ ra thiếu năng lực lãn đạo , đất nước tiếp tực rơi vào tình trạng khủng hoảng Trong hoàn cảnh đó , ông Wahid bị phế truất , bà Megawati Sukarnoputri trở thành Tổng thống thứ 5 của Indonesia.
Chính phủ của Tổng thống Megawati đã tập hợp được sự tham gia của tất cả các đảng phái và được đánh giá là hoàn hảo nhất so với các chính phủ trước đây ở Indonesia Tổng thống Megawati nhấn mạnh sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ , đặt nhiệm vụ ưu tiên khôi phục an ninh, củng cố pháp luật và chống tham nhũng ; chú trọng phục hồi kinh tế, nâng cao mức sống nhân dân; chủ trương hòa giải để giải quyết các xung đột Những cố gắng của chính phủ Indonesia đã đạt được kết quả đáng khích lệ Ngày 20-12-2001, chính phủ và đại diện của hai cộng đồng Thiên chúa giáo và Hồi giáo tại tỉnh Sulavesi đã kí tuyên bố Manilo, thỏa thuận chấm dứt xung đọt kéo dài tại khu vực này từ tháng 12-1998, góp phần ổn định an ninh và hòa hợp dân tộc Tuy nhiên, đối với vấn đề ly khai ở Ache, chính phủ Indonesia còn gặp nhiều khó khăn Hiệp định hòa bình mà chính phủ Indonesia dưa ra ngày 9-12-2002 nhằm chấm dứt thù địch chưa được hiểu một cách thống nhất Trong khi chính phủ Indonesia coi hiệp định này là sự chấp nhận quy chế “tự trị” cho tỉnh Ache thì Lực lượng ly khai Phong trào Tự do Ache (GAM) lại cho đó là một phương tiện để hướng tới độc lập Tình hình Ache vì thế tiếp tục căng thẳng Cho đến tháng 5-2003 GAM đã tạp hợp lực lượng khoảng 10.000 chiến binh để tiếp tục các hoạt động vũ trang chống chính phủ Trong khi đó, hơn 30.000 quân của chính phủ Indonesia cũng tập kết xung quanh Ache để chuẩn bị cho chiến dịch khôi phục an ninh quốc gia. Đây chính là thách thức lớn đối với chính phủ Indônesia Mặc dù vậy , tại hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Indonesia (CGI) diễn ra ngày 21-1-
2003 ,Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết chính phue indonesia đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc ổn định tình hinh an ninh tronh nước và tronh cuộc chiến chống khủng bố trên cơ sở đó hội nghị CGI với sự tham gia của 30 nước tài trợ đã quyết định choi indonesia vay 2,8 tỷ USD và thảo luận các biện pháp nhằm xúc tiến các dự án xây dựng tại thành phố du lịch Bali bị bọn khủng bố đánh bom hồi tháng 10-2002 , góp phần tăng trưởng kinh tế cho indonesia mặc dù còn khó khăn ,nhân dân indonesia vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính phủ tổng thống Megawati, đưa đất nước trở lại con đường phát triển của một quốc gia llớn ở khu vực Đông Nam Á
Như vậy ,trên những chặng đường lịch sử mà nhân dân Indonesia đã trải qua đã có biết bao biến cố quan trọng xảy ra Những biến cố này không chỉ tác động tới tình hình chính trị của indonesia mà còn có ảnh hưởng tới quan hệ đối ngoại của indonesia với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Indonesia tham gia các tổ chức quốc tế: APEC, ARF, AsBD, ASEAN,CCC, CP, ESCAP, FAO, G-15, G-19, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICFTU,ICFTU, ICRM, IDA, IBD, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO,IOC,IOM, ISO, ITU, NAM, OIC, OPCW, OPEC, UN, UNMOT, UNOMIG,UPU, WCL,WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO, WtrO, Inmarsat, Intelsat,InterRupial.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Giai đoạn 1 Từ thập niên 50 đến giữa thập niên 60 của thế kỉ XX.
Thời gian đầu Indonexia phát triển kinh tế theo hướng tư bản tư nhân, thời kì này thành phần quốc doanh phát triển mạnh , chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối của nền kinh tế quốc dân.
Chính sách: cải cách ruộng đất, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, quốc hữu hóa tài sản của các Nhà tư bản.
Tuy nhiên nền kinh tế không tăng trưởng mà còn suy thoái: Thu nhập bình quân đầu người năm 1960 là 83USD Các xí nghiệp quốc doanh hoat động đình trệ, nhiều xí nghiệp chỉ sử dụng hết 1/3 công suất, giá cả sinh hoạt tăng, tỉ lệ lạm phát 600%.
- Yếu kém trong cơ chế quản hoạt động của các xí nghiệp quốc doanh,
- Khan hiếm hàng hóa quốc tế cũng như các chính biến trong nước.
Giai đoạn 2: Từ giữa những năm 60 đến đầu những năm 80._ giai đoạn phát triển kinh tế thị trường.
- Lập lại kỉ cương về tài chính tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát
- Tạo mặt bằng thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài: Luật đầu tư nước ngoài, phấ giá đồng Ruph.
- Cho phép xuất khẩu tư bản.
- Thực hiện 2 kế hoạch 5 năm: Trong nông nghiệp thực hiên 3 chương trình : cách mạng xanh Phát triển thủy lợi và cải tạo giao thông nông thôn.
- Trong công nghiệp đa dạng hóa các thành phần kinh tế.
- Tỉ lệ lạm phát giảm chưa đến 10%.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, kim ngạch xuát khẩu bình quân 9,3% đến năm 1979 xuất siêu tới 5,2 tỉ USD Thu nhập bình quân đầu người đạt 400USD.
- Đầu tư nước ngoài tăng 106 dự án đầu tư với tổng số vốn 366 Triệu USD.
Giai đoạn 3: Từ đầu thập niên 80 đến trước khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997.
Chính sách thay thế nhập khẩu bộc lộ nhiều nhược điểm, xuất khẩu chủ yếu dựa vào dầu thô Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại cán cân thâm hụt ngày càng lớn.
- Gia tăng sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm không phải dầu mỏ.
- Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cải cách thủ tục hải quan, khuyến khích dùng hàng nội
- Thực hiên tự hạch toán trong các xí nghiệp quốc doanh Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản tư nhân phát triển.
- Huỷ bỏ chính sách bản địa hóa Thực hiên các biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Tốc độ tăng trưởng đạt mức khá.
- Sản xuất liên tục tăng.
- Dự trữ ngoại tệ tăng.
- Đầu tư nước ngoài mỗi năm tăng 5 tỉ USD.
Giai đoạn 4: Từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 đến nay.
Hoàn cảnh: Thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai Đồng nội địa bị mất giá, chỉ số chứng khoán giảm sút, lạm phát phi mã luôn rình rập.
- Xóa bỏ độc quyền nhà nước trong 1 số lĩnh vực kinh doanh.
- Xóa bỏ ưu đãi cho xe hơi và máy bay phản lực chở khách trong 3 năm_ mục tiêu phát triển ngành du lịch và vận tải.
- Cắt giảm chi tiêu chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát.
- Thúc đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa các xí nghiệp.
- Giảm lạm phát từ 59,6% xuống 22,7%
- Tốc độ tăng trưởng GDP tăng từ -13,1% đến 4,9% năm 2000.
- Dự trữ ngoại tệ đạt 35 tỉ vào năm 2004.
- Tổng nợ nước ngoài năm 2004 giảm 4% so với năm 2000.
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tình hình kinh tế hiện nay
Các ngành kinh tế trọng điểm
Nông nghiệp: Trên 40% dân số sống bằng nghề nông Hàng năm ngành này đóng góp khoảng 14% GDP cả nước Các loại cây trồng chính là cà phê, lúa gạo, đỗ tương, lúa mỳ Các sản phẩm nông nghiệp chính là gạo, sắn, lạc, cao su, cô ca, cà phê, dầu cọ, cùi dừa khô, gia cầm, thịt bò, thịt lợn, trứng.
Công nghiệp: chủ yếu tập trung vào các ngành khai thác, chế biến các sản phẩm dầu khí, các mặt hàng gỗ, thiết bị điện tử, hàng dệt may, giày dép, xi măng, phân hóa học, gỗ dán, cao su, thực phẩm, v.v
Dịch vụ du lịch: đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước Indonesia là nước có nhiều lễ hội và các danh lam thắng cảnh, rất thuận lợi cho phát triển du lịch Hàng năm các hoạt động dịch vụ đã đóng góp khoảng 40% GDP cả nước
Cơ sở hạ tầng kinh tế
`Dịch vụ điện thoại ở Jakarta không đồng đều Dọc theo các đường phố lớn ở các khu tung tâm thương mại và các vùng dân cư mới được trang bị hệ thống cáp quang liên tỉnh nên chất lượng đàm thoại rất tốt và phổ biến Tuy nhiên ở các khu dân cư cũ thì chất lượng thường không đáng tin cậy, giá đắt và phải chờ lâu Ở Inđônêxia có dịch vụ gọi điện thoại trực tiếp quốc tế Dịch vụ điện thoại di động cũng đã được phủ sóng toàn quốc nhưng chất lượng nhìn chung chưa được tốt Năm 2007, số thuê bao điện thoại cố định ở Inđônêxia là17,828 triệu thuê bao; số thuê bao điện thoại di động là 81,835 triệu thuê bao; số website Internet là 753.200 và số người sử dụng Internet là 13 triệu người.
Phương tiện thông tin phổ biến nhất ở Inđônêxia hiện nay là hệ thống báo chí với gần 100 tờ báo, trong đó có khoảng 30 tờ báo thương mại dành cho quảng cáo Mạng Internet phổ biến rộng rãi ở các thành phố lớn Dịch vụ bưu điện, chuyển phát nhanh rất phát triển.
Inđônêxia có một vị trí địa lý rất quan trọng, được coi là cửa ngõ thông ra các đại dương Giao thông chính là đường thuỷ với nhiều hải cảng lớn như: Banjamasin, Belawan, Ciwandan, Palempang, Panjang Ngoài ra hệ thống đường bộ (391.009 km), đường sắt (6.458 km), đường hàng không và đường ống cũng khá phát triển.
Dịch vụ viễn thông của Inđônesia
Với lãnh thổ gồm 13600 hòn đảo và dân số 200 triệu dân, thị trường viễn thông Indonesia là một trong những thị trường lớn nhất thế giới về tiềm năng phát triển Năm 1996 số lượng dây điện thoại đạt 4 triệu và mật độ đường điện thoại 21/100 dân Dịch vụ viễn thông ở Indonesia phát triển nhanh với tốc độ tăng các đường điện thoại trung bình là 28% mỗi năm trong khoảng thời gian từ 1992-1996.
Sự phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ viễn thông chủ yếu do Nhà nước tài trợ và được quản lí theo chính sách độc quyền của Nhà nước Điều luật viễn thông được ban hành năm 1989 cho phép sự tham gia hạn chế của các doanh nghiệp tư nhân trong viễn thông Điều luật này phân biệt rõ những dịch vụ cơ bản và không cơ bản Nhìn chung doanh nghiệp tư nhân được phép cung cấp dịch vụ với điều kiện họ phải hợp tác với PT Telecom và PT Indosat dưới hình thức công ty liên doanh dự án hợp tác hoặc hợp đồng quản lý Vì vậy không có doanh nghiệp nào được quyền cung cấp dịch vụ cơ bản tại Indonesia nếu không có sự can thiệp của một trong hai công ty nhà nước trên Điều này không được áp dụng trong các dịch vụ khác như điện thoại di động, truyền dẫn, vệ tinh và internet. Đối với thị trường điện thoại di động, giấy phép đã được cấp cho 7 nhà cung cấp trong đó có 1 nhà cung cấp là công ty liên doanh giữa PT Telecom và PT Indosat, một số nhà đầu tư tư nhân và các nhà cung cấp nước ngoài có cơ sở tốt. Gần 30 giấy phép cũng được cung cấp cho các nhà dịch vụ Internet Thị trường dịch vụ truyền dẫn và vệ tinh cũng bắt đầu có sự cạnh tranh.
Chính sách về dịch vụ viễn thông của Indonesia được thể hiện trong cam kết của nước này với WTO Indonesia chấp nhận xem xét việc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế được gia nhập thị trường nước này trước năm 2005, dịch vụ gọi đường dài trước năm 2006, và dịch vụ gọi nội hạt trước năm 2011 Năm 1998, sự tham gia nước ngoài vào dịch vụ viễn thông chỉ hạn chế ở con số 35% Mục đích của sự thay đổi trong chính sách thị trường là nhằm thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông Về vấn đề gia nhập thị trường viễn thông, không có hạn chế nào đối với hình thức cung cấp qua biên giới và tiêu thụ ở nước ngoài loại hình dịch vụ trong nước và đường dài.
Dịch vụ ngân hàng của Indonesia
Ngành ngân hàng Indonesia bắt đầu quá trình tự do hóa từ năm 1988, theo đó các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động dưới hình thức liên doanh với mức vốn tối thiểu của phía Indonesia là 15%, hoặc cổ phần tối đa chiếm tối đa 49% thông qua một ngân hàng có mặt trên thị trường chứng khoán Những ngân hàng liên doanh này được quyền tham gia hoạt động thương mại giống như các ngân hàng nhà nước tuy nhiên số lượng và vị trí các chi nhánh vẫn bị hạn chế, cùng với sự hạn chế về số người nước ngoài tham gia.
Vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20, ngân hàng Indonesia đã có sự phát triển đáng kể Số lượng ngân hàng tăng gấp đôi, số chi nhánh tăng gấp 3 Tuy nhiên cũng trong thời gian này, Indonesia đã bắt đầu quan tâm đến tính an toàn và hợp lí của hệ thống ngân hàng liên quan đến việc vốn vay không thực hiện của các ngân hàng thương mại ngày càng tăng Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực
1997-1998 đã ảnh hưởng xấu tới ngành ngân hàng Indonesia Vì vậy, Indonesia buộc phải chú trọng tới việc cơ cấu lại ngành ngân hàng Indonesia đã thông qua cam kết trong GAST theo điều khoản của WTO về dịch vụ tài chính 12/1997và tiến hành hoạt động theo các cam kết bổ sung đề ra trong chương trình IMF tháng 1/1998 Những cam kết mới của WTO và IMF bao gồm: Khuyến khích sự tham gia của người nước ngoài ở các ngân hàng liên doanh và tăng thêm một chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc liên doanh ở mỗi thành phố Xóa bỏ thủ tục kiểm tra về nhu cầu kinh tế đã được áp dụng với người nước ngoài và bãi bỏ những hạn chế yêu cầu về vốn với ngân hàng nước ngoài Xóa bỏ hạn chế về % vốn nước ngoài của các ngân hàng nước ngoài có mặt trên thị trường chứng khoán trước 6/1998 và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có thể tăng vốn chủ sở hữu lên 100%, xóa bỏ những hạn chế về việc thành lập chi nhánh, cho phép các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh hoạt động rộng rãi không hạn chế về số lượng và văn phòng.
Vào giữa năm 1997, Indonesia có 103 công ti bảo hiểm trong đó có 18 công ty liên doanh với nước ngoài, cùng với 58 công ty bảo hiểm nhân thọ trong đó có 17 công ti liên doanh Bộ Tài chính chịu ban hành chính sách giám sát, điều khiển và cấp phép cho những công ty bảo hiểm mới ở Indonesia Sự tham gia của công ty bảo hiểm nước ngoài phải thông qua một công ty liên doanh với Indonesia hoặc thông qua góp vốn trên thị trường chứng khoán Trước khi quy ước V của GATS ra đời, vốn sở hữu của nước ngoài trong các liên doanh chỉ chiếm tối đa 80% và 40% đối với cá công ty có mặt trên thị trường chứng khoán Đồng thời những hạn chế về chuyển đổi nhân sự và các phân biệt về các quy định tài chính vẫn còn tồn tại Tuy nhiên theo điều V trong GATS Indonesia sẽ linh hoạt hơn trong chuyển đổi nhân sự và đòng thời sẽ xóa bỏ các quy định về vốn.
Các chỉ số kinh tế, thương mại cơ bản
(Số liệu 2007 Nguồn: www.cia.gov)
GDP ngang giá sức mua: 843,7 tỷ USD
GDP theo tỷ giá thực: 432,9 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 3.600 USD
GDP đóng góp theo ngành: o Nông nghiệp: 13,8% o Công nghiệp: 46,7% o Dịch vụ: 39,4%
Lực lượng lao động: 109,9 triệu người
Lực lượng lao động phân bổ theo ngành: o Nông nghiệp: 43,3% o Công nghiệp: 18% o Dịch vụ: 38,7%
Thu chi ngân sách: Thu 79,56 tỷ USD; Chi 84,87 tỷ USD
Tăng trưởng sản xuất công nghiệp: 4,7%
Các chính sách phát triển kinh tế
Thương mại Indonesia trong vài năm gần đây có bước tăng trưởng vượt bậc, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Indonesia là 118 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 84.93 tỉ USD Các mặt hàng xuất khẩu chính: dầu mỏ và khí ga, thiết bị điện, gỗ ván ép, hàng dệt may, cao su Indonesia la nước có lượng xuất khẩu khí đốt thứ 2 trên thế giới và xuất khẩu dầu mỏ với số lượng lớn.
Các mặt hàng nhập khẩu chính: máy móc thiết bị, hóa chất, nhiên liệu, thực phẩm. Đối tác xuất khẩu chính: Nhật Bản 20,7%, Mỹ 10,2%, Singapore 9,2%, Trung Quốc 8,5%, Hàn Quốc 6,6%, Malaysia 4,5%, Ân Độ 4,3% Đối tác nhập khẩu: Singapore 13,2%, Trung Quốc 11,5%, Nhật Bản 8,8%, Malaysia 8,6%, Mỹ 6,4%, Thái Lan 5,8%, Ả-rập Xê-út 4,5%, Hàn Quốc 4,3%, Ốt-xtrây-lia 4%
- Tự do hoá thương mại
- ổn định nền kinh tế vĩ mô
- Tái cấu trúc nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào nền dầu khí
- Mở rộng quan hệ, hợp tác với nhiều nước trên thế giới,đặc biệt là các nước Tây âu, Trung Đông, Nam Mỹ Đồng thời khai thác các thị trường tiềm năng của chính các nước trong khu vực ASEAN,TQ,VN
- Khuyến khích xuất khẩu băng cách cắt giảm thuế xuất khẩu,giảm đáng kể chế độ cấp giấy phép xuất khẩu
Trong 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Inđônêxia đạt70,45 tỷ USD, tăng 29,6% so cùng kỳ năm 2007; kim ngạch nhập khẩu đạt65,05 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2007 Dầu thô, dầu tinh luyện và khí ga vẫn là những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu.
Kim ngạch nhập khẩu của Inđônêxia 6 tháng đầu năm 2008
Tỷ trọng / tổng nhập khẩu (%)
Kim ngạch xuất khẩu của Inđônêxia 6 tháng đầu năm 2008
Tỷ trọng / tổng xuất khẩu (%)
Tình hình thương mại của Indonexia năm 2009: Do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, trong năm 2009, đặc biệt là giai đoạn 6 tháng đầu năm, xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU giảm mạnh.
Xuất khẩu : Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu quý I chỉ đạt 22,55 tỷ USD, giảm
32 % Xuất khẩu bắt đầu có chuyển biến tốt hơn kể từ quý II, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 50,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu phi dầu khí đạt 43,05 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 80,13 tỷ USD, giảm 25,57% so cùng kỳ
Tháng 11/2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 10,31 tỷ USD, giảm 12,12% so với con số 12,24 tỷ USD của tháng 10/2009 và giảm 11,31% so cùng kỳ năm 2008. Trong đó, xuất khẩu phi dầu khí đạt 8,33 tỷ USD, giảm 16,82 % so với tháng 10/2009.Ngược lại, xuất khẩu dầu mõ và khí gaz tăng 10,44%, đạt 2,33 tỷ USD mặc dù giá dầu thô giảm 15,35%.
Nhập khẩu của Indonesia từ thị trường thế giới trong quý I/09 là 19,03 tỷ USD, giảm 33,9 % so cùng kỳ.Sáu tháng đầu năm thực hiện 41,35 tỷ USD Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng thực hiện 68,33 tỷ USD, giảm 32,80% so cùng kỳ Trong đó kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng phi dầu khí chiếm 55,2 tỷ USD, tương đương 80,77% tổng kim ngạch nhập khẩu và giảm 26,88 % so với cùng kỳ năm trước.Tháng 11 kim ngạch nhập khẩu dừng ở con số 8,86 tỷ USD, giảm 6,03% so với thực hiện tháng 10/09.Kim ngạch nhập khẩu 11 tháng đạt 86,57 tỷ USD, giảm 28,7% so với cùng kỳ năm 2008
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Indonesia vào thị trường thế giới năm 2009 ước thực hiện 114 tỷ USD, giảm 19,5% so với thực hiện năm 2008 trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 95,60 tỷ USD, hưởng thặng dư 18,4 tỷ USD.
Tổng quan đầu tư Đầu tư: Đầu tư tăng gấp đôi từ 26 nghìn tỷ Rp lên 56.6 tỷ Rp (năm 2002 và năm 2005)
Môi trường pháp lý đối với đầu tư nước ngoài ở Inđônêxia đang được cải thiện rõ rệt nhờ nỗ lực của chính phủ trong việc sửa đổi, ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư cùng với tình hình ổn định và phát triển của kinh tế vĩ mô.
Tình hình đầu tư nước ngoài vào Indonesia
Kinh tế Indonesia phát triển chủ yếu nhờ đầu tư nước ngoài do nguồn nội lực yếu Theo số liệu của Cơ quan Điều phối Đầu tư (BKPM) của Inoonesia, năm 2007 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Indonesia là 10,34 tỷ USD, tăng 73,2% so với năm 2006 Trong 6 tháng đầu năm 2008, vốn FDI vào Indonesia đạt 10,3 tỷ USD, tăng trên 160% so với cùng kỳ năm 2007.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, viễn thông là khu vực thu hút vốn FDI lớn nhất vào Inđonesia, tiếp theo là điện tử, giao thông, thương mại và dịch vụ Tới tháng 11/2006 đầu tư trong nước đạt 153.9 nghìn tỷ Rp, đầu tư nước ngoài đạt 42,8 nghìn tỷ Rp.
Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu: thực phẩm, hoá chất, công nghiệp dược phẩm, điện, khí đốt 2005 đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 8.9 tỷ USD FDI chủ yếu tập trung ở các đồn điền lớn, tập trung vào các ngành như hoá chất, ô tô, các lĩnh vực dược phẩm
Theo ủy ban phối hợp đầu tư quốc gia (BKPM), 8 tháng dầu năm 2009 FDI thực tế vào Indonesia tăng 106,9%, lên 8,13 tỷ USD, đầu tư trong nước tăng 171.,9%, lên 3,57 tỷ USD, mang lại việc làm cho 203190 người Tổng số dự án đầu tư trong 8 tháng năm 2008 tăng 144,5%( trong đó số dự án FDI tăng 156,8%, dự án trong nước tăng 51%)
Ngành giấy và in ấn nhận được FDI nhiều nhất(13,81tỷ); Ngành hóa chất dược phẩm (6,9 tỷ USD)
Indonesia đẩy mạnh tìm kiếm dự án đầu tư từ nước ngoài nhằm khắc phục tình trạng quan liêu và tham nhũng ở nước này
Tình hình đầu tư của Inđônêxia ra nước ngoài
Theo ước tính của Ngân hàng Trung ương Indonesia, hàng năm các doanh nghiệp Inđônêxia đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD ra nước ngoài Các công ty có vốn đầu tư ra nước ngoài lớn là Công ty dầu khí Quốc gia Pertamina đầu tư sang I- rắc, Nga, Libi; Công ty hoá dầu quốc gia Petrokimia Gresik đầu tư sang Marốc và Công ty truyền thông quốc gia đầu tư sang Ecuado, Nigeria, Cam-pu-chia. Đầu tư ra nước ngoài của Indonexia từ năm 1999-2008
Năm Đầu tư trong nước(dự án)
Số tiền(tỷ RP) Đầu tư nước ngoài(dự án)
Hệ thống pháp luật đầy đủ, dễ hiểu và nghiêm minh
1967 Luật đầu tư nước ngoài ra đời
Năm 1976 có sự sửa đổi theo hướng khuyến khích các nhà doanh nghiệp nội địa tham gia góp vốn đầu tư nước ngoài.
6/1994: Luật đầu tư nước ngoài thay đổi nhằm cạnh tranh nước khác trong khu vực.
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
- Chính phủ sắp xếp hợp lý hoá và đơn giản hoá quy trình cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- Không có sự hạn chế về quy mô đầu tư (dưới 100triệu USD)
- Thời gian để một dự án đầu tư được phê chuẩn ngày càng được rút ngắn
- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp
- Ngày càng mở rộng các lĩnh vực được phép đầu tư
- Thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Quan hệ Indonesia – Việt Nam
Quan hệ Việt Nam Inđônêxia: 1945-1965
Sau những cuộc đấu tranh chống chế độ thuộc địa, mặc dù đã diễn ra ở những hình thức và mức độ khác nhau ,nhân dân Việt Nam và Inđônêxia đều giành chính quyền vào tháng 8-1945.Ngay sau đó,cả hai dân tộc lại phải tiếp tục cuộc chiến tranh không khoan nhượng chống thực dân Pháp và thực dân Hà Lan để tiến tới một nền độc lập thực sự và bảo vệ thoàn vẹn lãnh thổ.
Trước khi Inđônêxia được trao trả độc lập vào năm 1949, diễn biến của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã gián tiếp tác độc tới cuộc đấu tranh của nhân dân Inđônêxia.Ngày 6-3-1946 ,chính phủ nước Việt nam dân chủ cộng hòa ký với Pháp hiệp định sơ bộ trong đó Pháp công nhận Việt Nam là “một nước tự do”trong khối liên hiệp Pháp Sự việc này đã gián tiếp tạo tiền đề cho việc thương lượng và ký kết một hiệp định tương tự ,hiệp định Linggajati sau đó đã trở thành cơ sở pháp lý để cộng hòa Inđônêxia tiếp tục đấu tranh với nhân dân
Hà Lan vì một nền độc lập thực sự và toàn vẹn lãnh thổ.Sau hiệp định Bàn Tròn (11-1949),Hà Lan phải trao trả độc lập cho Inđônêxia ,trừ vùng tây Ỉian.
Trên thực tế ,việc trao trả độc lập của Hà Lan là một phần đáng kể cho sức ép của phương tây,đặc biệt là Hoa Kỳ đối với Hà Lan.Vậy động cơ của phương tây và Hoa Kỳ trong việc này là gì?Thực tế là cuộc đấu tranh của của nứơc cộng hòa Inđônêxia diễn ra trong hoàn cảnh phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc ở Việt Nam nói riêng ở phương đông và đông nam á nói chung đang tiếp tục dâng cao từ sau năm 1945 và của nhân dân Inđônêxia lúc này là một bộ phận của phong trào đó.Vì thế các nước phương tây coi đây là nguy cơ của sự lan truyền chủ nghĩa cộng sản ở khu vực ĐNA và như vậy sẽ làm tổn hại quyền lợi của họ trong khu vực.Với quan điểm đó các nước này đặc biệt là Hoa Kỳ đã ủng hộ một chính phủ do những người dân tộc chủ nghĩa, đứng đầu là Sukarno, lãnh đạo ở Inđônêxia.Họ cho rằng bằng cách đó sẽ ngăn chặn được nguy cơ lan truyền của chủ nghĩa cộng sản ở quần đảo rộng lớn này.Đây chính là lý do giải thích cho việc Hoa Kỳ tìm moi cách ép Hà Lan nhượng bộ trao trả độc lập cho công hòa Inđônêxia vào cuối năm 1949.Như vậy ở một mức độ nhất định phong trào đấu tranh chốnh chủ nghĩa thực dân ở Việt
Nam và các nước trong khu vực thời kỳ này đã gián tiếp tác động đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Inđônêxia.
Những nét đồng và những mối liên hệ ,dù là gián tiếp giữa hai cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân vì độc lập dân tộc ở Việt Nam va Inđônêxia từ sau năm 1945 là những yếu tố làm cho hai dân tộc thông cảm với nhau và xích lại gần nhau.Hơn nữa ,sau thập kỷ đầu tiên sau khi giành được độc lập (1949),chính phủ Sukarno theo đưổi đường lối đối ngoại không liên kết ,chống chủ nghĩa thực dân và ủng hộ các nước Á-Phi đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân vì độc lập dân tộc.Inđônêxia với bốn nứoc khác là Miến Điện,Xây lan (Xrilanca),Ấn Độ và Pakítan tại hội nghị Colombo tháng 5-1954.Bản tuyên ngôn ủng hộ mạnh mẽ với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam ,Lào,Campuchia và đòi Pháp phải chấm dứt chiến sự ở Đông Dương ,cam kết tôn trọng nền độc lập cho các quốc gia này.Đây chính là một yếu tố quan trọng khác tao cơ sở cho việc thiết lập mối quan hệ tốt đep cho hai dân tộc Việt Nam –Inđônêxia dưới chế độ tổng thống Sukarno.Một biểu hiên sinh đọng nữa của chính sách đối ngoại tích cực này là việc Inđônêxia đăng cai hội nghị Á-Phi ở Badung tháng 4-1955.Cả hai miền nam và bắc Việt Nam đều được mời tham dự.Về việc này Inđônêxia cũng như đại diện của các nước họp trù bị cho hội nghị Badung đã tuyên bố rất rõ rang trong thông báo chung ngày 29-12-1954 rằng đây là sự tôn trọng hiệp định Giơneve về Đông Dương ,và cũng bày tỏ mong muốn rằng hiệp định Giơneve sẽ được tôn trọng và thực hiện đầy đủ để chấm dứt sự thù địch ở đông dương.
Sau hội nghị Badung,uy tín của Inđônêxia và của tổng thống Sukarno tăng lên tên truờng quốc tế.Quan hệ giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và cộng hòaInđônêxia tiếp tục được cải thiện Sự nồng ấm trong quan hệ giữa hai nước được thể hiện đày đủ qua chuyến thăm chính thức Inđônêxia thang 3-1959 của chủ tịch Hồ Chí Minh và chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Sukarno ba tháng sau đó,Các bài phat biểu và thông báo chung của các chuyến viếng thănm này đều toát lên tình đoàn kết giữa hai dân tộc trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc thực dân và thể hiện sự ủng hộ của hai nước đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của tất cả các dân tộc thuộc địa trên thế giới.
Mối quan hệ tốt đẹp gữa hai nước thời kỳ này còn xuất phát từ thực tế là Việt Nam dân chủ cộng hòa đang kiên trì đấu tranh cho việc thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định Giơneve,chống lai sự can thiệp của đế quốc mỹ,thống nhất đất nước.Trong khi đó công hòa Inđônêxia cũng đang tiếp tục cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền vùng đất tây Irlan mà Hà Lan còn chiếm đóng Sự tương đồng về cảnh ngộ càng thắt chặt tình đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau giữa hai nước Không chỉ có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam dân chủ cộng hòa chính phủ của tổng thốn Sukarno cũng có quan hệ hữu nghị với mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam Từ ngày 13 đến ngày 23-9-1962,phái đoàn mặt trận dân tộc giải phóng do ông Nguyễn Văn Hiếu dẫn đàu đã sang thăm Inđônêxia đã được tổng thống Sukarno và nhiều tổ chức khác nhau của nhân dân Inđônêxia đòn tiếp nồng nhiệt Tháng 12-1963 tổ chức đoàn kết nhân dân Á-Phi của Inđônêxia, Ủy ban Hòa Bình Inđônêxia và tổ chức Hữu Nghị Inđônêxia –Việt Nam đã phối hợp tổ chức một tuần lễ đoàn kết với mặt trận Dân tộc giải phóng và với nhân dân Việt Nam.
Với hàng loạt hoạt động ngoại giao diễn ra giữa hai nước càng làm tăng thêm tình hữu nghị giữa Việt Nam và Inđônêxia Tuy nhiên sau cuộc đảo chính ngày 30-9-1965 ở inđônêxia,quyền lực thực tế của tổng thống Sukarno không còn nữa.T rên thực tế chế độ “trật tự mới”của Suharto được hình thành và thực sự nắm quyền từ năm 1966 đã có những thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại Những thay đổi này đã tác động lớn tới mối quan hệ giữa Viêt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa Inđônêxia,làm cho quan hệ giữa hai nước có phần trầm lắng trong khoảng gần hai thập kỷ sau đó.
Quan hệ Việt Nam –Inđônêxia 1966-1989: những bước thăng trầm
Khi chế độ trật tự mới của tổng thống Suharto được hình thành thì cũng là lúc cuộc đáu tranh chống thực dân mỹ xâm luợc của nhân dân Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ Đáng tiếc là cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc lúc này của nhân dâm Việt Nam không còn nhận được sự ủng hộ chính thức của chính phủ Inđônêxia như dưới thời tổng thống Sukarno nữa Đây chính là nốt trầm chủ đạo trong quan hệ hai nước trong suốt thập kỷ đầu tiên của chế độ trật tự mới.
Sự thay đổi trong quan điểm của Inđônêxia đối với vấn đề đối nội và đối ngoại trong chính sách của chính phủ Suharto Vế đối nội chính phủ Suharto thi hành chíng sách chống cộng mạnh mẽ ở Inđônêxia từ sau cuộc đảo chính ngày 30-9-1965, đảng công sản Inđonêxia bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Điểm đáng chú ý trong chính sách đối ngoại là Suharto kế tục chính sách đối ngoại độc lập và tích cực của chính quyền truớc nhưng tính đến sự cân bằng các mối quan hệ đối ngoại của Inđônêxia Điiều này đựợc hiểu là Inđônêxia cần tăng cường phát triển quan hệ với các nước tư bản phát triển, trong đó có Hoa Kỳ, cả trong lĩnh vực chính trị lẫn kinh tế để cân bằng các mối quan hệ bị thiên lệch truớc đây của Inđônêxia dưới chế độ tổng thống Sukarno Có thể coi hia chính sách đối nội và đối ngoại này là nguyên nhân cơ bản giải thích cho sự thya đối quan điểm của chính phủ Inđônêxia trong quan hệ với Việt Nam dân chủ công hòa và mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam từ năm 1966 tới năm
1975, khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc.
Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố tích cực trong quan hệ giữa cộng hòa Inđônêxia và Việt Nam dân chủ cộng hòa thoiừ kỳ nay Mặc dù chế độ trật tự mới của tổng thống Suharto thi hành chính sách đối nôi chống cộng ,Inđônêxia vẫn tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa và là nước duy nhất trong khối ASEAN làm như vậy Trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam ,Inđônêxia cũng là nước duy nhất trong khôi ASEAN không tiếp tay cho Mỹ.
Quan hệ Việt Nam –Inđônêxia từ sau năm 1990
Có thể nói từ trước năm 1990 quan hệ giữa Việt Nam và Inđônêxia chủ yếu về măt chính trị.Từ 1990 bên cạnh việc thúc đẩy quan hệ chính trị hai nước còn thúc đẩy quan hệ về mặt kinh tế.
Từ trước năm 1991 đối tác chính trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam là Liên Xô và các nước đông âu.Từ sau năm 1991, sự tan rã của thị truờng truyền thống ở các nước này buộc Việt nam phải có những chuyển đổi trong kinh tế đối ngoại.Măt khác chính sách mở cửa và hướng vào xuất khẩu của Việt Nam cùng với những tiến triển tích cực trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á đã khuyến khích các quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước ASEAN Trong khung cảnh đó quan hệ kính tế giữa Việt Nam và Inđônêxia thực sự được cải thiện từ thập niên 1990 Những thành tựu đạt được trong hợp tác kinh tế giữa hai nước chủ yếu đạt được trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Để tạocơ sở pháp lý cho hợp tác kinh tế nói chung giữa hai nước ,đến nay Việt Nam và Inđônêxia đã ký được một số hiệp định và thỏa thuận là:Hợp tác kinh tế và thương mại,Vận chuyển hàng không ,Vận chuyển hàng hải,Hợp tác khoa học kỹ thuật ,Hợp tác lâm nghiệp ,Khuyến khích va bảo hộ đầu tư,Hợp tác du lịch,Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.Hai nước cũng đã ký bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp ,đồng thời bàn bạc để ký các hiệp định về bưu điện và khoa học công nghệ. Hai bên hợp tác về kinh tế và khoa học kỹ thuật để thúc đẩy các hiệp định ký kết giữa hai bên.
Hợp tác thương mại: những hiệp định và thỏa thuận đã và sẽ ký kết này cho thấy hai chính phủ Việt Nam và Inđônêxia rất quan tâm và nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước.Trên thực tế buôn bán hai chiều giữa hai nước từ đầu năm 1990 tăng lên rất nhanh cả về khối lượng và số lượng các mặt hàng.Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Bảng1.Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam-Inđônêxia
( Đơn vị tính:triệu USD)
Kim ngạch buôn bán hai chiều 70 198 215 220 250 244 195
Kim ngạch buôn bán hai chiều
Nguồn: - Các số liệu từ năm 1990 đến 1996 trích từ Võ Thanh Thu(chủ biên),Quan hệ thuơng mại đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN, NXB T ài Chính, Hà Nội, 1998, tr.101
-Các số liệu của năm 1997 và 1998 của Vụ Đa Biên,bộ thương mai.
-Số liệu năm 1999,2000 của báo Nhân Dân,ngày 5-5-2000
-Số liệu năm 2001,2002,2003 của báo Hà Nội Mới,ngày 24-6-2003
Giữa năm 1997 cả Inđônêxia và Việt Nam đều bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, ở những mức độ khác nhau nhưng kim ngạch buôn bán giữa hai nước vẫn tăng Đặc biệt trong 3 tháng đầu năm 2003 mức buôn bỏn vượt mức 1997 và bằng xấp xỉ ẵ khối lượng buụn bỏn của năm 2002, đú là năm có mức cao nhất kể từ năm 1992 đến nay Điều đó thể hiên những cố gắng lớn của cả Việt Nam và Inđônêxia trong việc duy trì và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước Từ khi Việt Nam đẩy mạnh buôn bán với các nước trong khu vực, Inđônêxia trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam sau Singapore.Việt Nam xuất khẩu sang Singapore các mặt hàng gạo, cà phê, chè, đậu, tỏi và một số nông sản khác và nhập khẩu từ Inđônêxia các mặt hang phân bón, hóa chất, bột giấy, giấy làm bao bì xe gắn máy.
Một số mặt hàng của Inđônêxia đã tạo được chỗ đứng trên thị trường Việt Nam như phân bón, xe máy, xi măng Inđônêxia là một trong những bạn hàng cung cấp xi măng lớn nhất khối ASEAN (sau Singapore và Thái Lan) cho Việt Nam khoảng trên 1000 tấn/năm Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu clinke từ Inđônêxia và Thái Lan để phục vụ sản xuất xi măng trong nước Một số mặt hàng nông phẩm của Việt Nam như cà phê, gạo xuất khẩu sang Inđônêxia được tái xuất đi các nước khác Như vậy Inđônêxia đã trở thành trạm trung chuyển cho những mặt hàng này ở Việt Nam Việc chấp nhận qua trung gian này thể hiện sự yếu kém của công tác tiếp thị của các doanh nghiệp Việt Nam Mặt khác trong quan hệ thương mại giữa hai nước, cán cân thanh toán thuờng nghiêng về Inđônêxia.Số liệu của Vụ Đa Biên ,bộ thương mại Việt Nam cho biết:
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Inđônêxia
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Chênh lệch
1998 256.500.000 316.100.000 59.600.000 Điều đáng lưu ý là năm 1998 là năm Inđônêxia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Inđônêxia vẫn tăng và đạt thặng dư Nhìn chung buôn bán song phương Việt Nam – Inđônêxia từ đầu những năm 1990 đã có những bước tiến vượt bậc so với trước đây Trong thông cáo chung nhân dịp chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Inđônêxia tháng 11-2001, hai nước khẳng định lại cam kết về việc tiến hành những biện pháp nhằm tăng cường việc mua bán gạo theo tinh thần các biên bản ghi nhớ (MOU) ký ngày 6-7-2001 và 29-8-2001 Trên thực tế, Inđônêxia là một trong những nứơc nhập khẩu gạo của Việt Nam Theo kế hoạch , từ năm 2002 tới năm
2004, Việt Nam sẽ xuất khẩu 900 tấn gạo sang Inđônêxia (báo Hà Nội ,ngày 24-6-
2003) Hai nước cùng nhất trí xem xét tăng cường hàng đổi hàng và thành lập cơ chế thanh toán đổi hàng giữa hai bên Nội dung biên bản ghi nhớ này một lần nữa được khẳng định trong thông báo chung Việt Nam –Inđônêxia ngày 26-3-2003 nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Inđônêxia Megawati.Hai nước nhất trí tăng cường thương mại song phương thông qua việc thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa các doanh nghiệp hai nước,tổ chức diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam –Inđônêxia, tổ chức hội trợ triển lãm ở mỗi nước Tuy nhiên vấn đề đặt ra với ViệtNam là vấn đề làm thế nào để vừa tăng cường khối lượng buông bán với Inđônêxia vừa giảm được mức nhập siêu trong cán cân thanh toán.
Hợp tác đầu tư Năm 1987, chính phủ Việt Nam công bố luật đầu tư nước ngoài với những điều khoản ưu đãi để thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam Mấy năm đầu sau khi luật đàu tư nước ngoài được công bố, mức độ trực tiếp đầu tư vào Việt Nam còn ít tính chất thăm dò để tìm hiểu mức độ lợi nhuận và rủi ro ở thị trường Việt Nam Chỉ từ khi Việt Nam ra nhập ASEAN tháng 7-1995 mức đầu tư của các nước ASEAN tăng lên rất nhanh cả về mức vốn đầu tư và số dự án đầu tư Đầu tư của Inđônêxia vào Việt Nam cũng trong tình trạng như vậy Bảng số liệu dưới đây thể hiện sự thay đổi mức đầu tư của Inđônêxia ở Việt Nam trong những năm qua.
Bảng 3.Đầu tư của Inđônêxia ở Việt Nam
(Đơn vị tính:triệu USD)
Nguồn:Số liệu năm 1995 và 1997 trích từ Quan hệ thương mại –đầu tư…,Sđd,tr.74-75.Số liệu năm 1999 của báo đầu tư,ngày 5-8-2000 Đầu tư của Inđônêxia vào Việt Nam tăng nhanh Đáng chú ý là sự tăng mạnh về mức vốn đầu tư của Inđônêxia lại diễn ra vào những năm mà Inđônêxia đang bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủnh hoảng kinh tế từ giữa năm 1997.Sự gia tăng vốn và số dự án đầu tư của inđônêxia vào Việt Nam thể hiện mức độ tin cậy và khả năng nắm bắt thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư Inđônêxia.
Các lĩnh vực đầu tư của Inđônêxia ở Việt Nam chủ yếu là ngân hàng, khách sạn, dầu mỏ, than đá và các ngành công nghiệp nhẹ Hầu hết các dự án đầu tư củaInđônêxia đều được đầu tư và triển khai, tỷ lệ đổi bể thấp(8%).Con số này cho thấy mức độ tin cậy cao trong hợp tác đầu tư với Inđônêxia và cũng chứng tỏ các dự án của Inđônêxia được tính toán sát với thực tế Việt Nam Điều này cũng minh chứng cho sự am hiểu khá tường tận thị truờng Việt Nam của các nhà đầu tư Inđônêxia.
Ngoài hợp tác kinh tế, mối quan hệ hữu nghị giữa chính phủ và nhân dân Việt Nam với Inđônexia đã tạo diều kiện cho hai nước hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, thông tin, y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình Sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau lại càng minh chứng cho sự xích gần nhau hơn giữa hai dân tộc, hai đất nước Cũng trong quá trình hợp tác này, Việt Nam và Inđônêxia càng có điều kiện hiểu nhau hơn, vì thế dễ có thể nhất trí với nhau trong các vấn đề có liên quan tới hai nước và khu vực.
Từ đầu 1990, Việt Nam và Inđônêxia đã trao đổi nhiều đoàn đại biể các cấp ở những ngành này để tìm hiểu khả năng hợp tác giữa hai nước Đáng chú ý là chuyến thăm và làm việc ở Việt Nam của phái đoàn thuộc ủy ban điều phối quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình của Inđônêxia từ ngày 9 đến ngày 11/4/1992.
Là hai nước đông dân, Việt Nam và Inđônêxia rất quan tâm tới vấn đề con người và đào tạo nhân lực Tháng 8/2002, bộ lao động thương binh và xã hội Việt Nam đã ký kết với bộ nhân lực và di trú Inđônêxia biên bản ghi nhớ về hợp tác lao động thông qua chương trình dạy nghề, trao đổi chuyên gia, trao đổi thông tin số liệu về các chương trình tạo việc làm, giảm đói nghèo để phục vụ công tác quản lý nhà nước về lao động xã hội và hoạch định chính sách quốc gia Inđônêxia rất quan tâm tới kinh nghiệm của Việt Nam trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng tổ chức công đoàn, bảo vệ lợi ích người lao động, chăm lo và từng bước nâng cao đời sống nhân dân Đây là lĩnh vực hợp tác rất phù hợp, thực tiễn cao.
Trong lĩnh vực hợp tác thông tin, ngày 22/11/1994, Việt nam và Inđônêxia đã ký kết bản ghi nhớ về hợp tác thông tin Nội dung cơ bản của bản ghi nhớ đề cập tới sự chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo cán bộ thông tin đại chúng, hợp tác trong các vấn đề thông tin giữa hai nước và trong khu vực Với sự hợp tác này hai nước càng có điều kiện hiểu rõ về nhau qua các thông tin mà hai nước cùng chia sẻ Mặt khác, sự hợp tác này còn làm cho các nước khác trong khu vực có được những thông tin đầy đủ và chính xác để hiểu rõ đường lối, quan điểm của hai chính phủ Việt Nam vàInđônêxia, nhất là trong các vấn đề có liên quan tới an ninh, chính trị khu vực.
Quan hệ Việt Nam- Indonesia hiện nay
Đầu tư của Indonesia tại VN đứng thứ 4 trong khu số các nước ASEAN Tại
VN, Indonesia chủ yếu đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi polyester và hoạt chất tẩy rửa DBSA, may mặc Từ năm 1998, do lâm vào khủng hoảng kinh tế, đầu tư của Indonesia vào Việt Nam giảm mạnh Tính đến hết năm 2007, Inđonesia có 17 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn khoảng 142 triệu USD. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 2008 phân theo đối tác đầu tư chủ yếu
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*)
TỔNG SỐ 1171 64011.0 Ấn Độ 4 3.1 Áo 1 0.6
Các Tiểu vương quốc Ả-rập
Cộng hòa Séc 2 4.0 Đặc khu HC Hồng Công (TQ) 50 409.0 Đài Loan 132 8851.7 Đan Mạch 13 82.6
Nguồn Tổng cục thống kê
Tập trung vào các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí, than,ngân hàng, khách sạn, chế biến và xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi polyeste, may mặc, dịch vụ dầu khí Hiệp Định được kí kết ngày 25 tháng 10 năm 1991 quy định rõ những điều khoản về đầu tư giữa 2 nước tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho đầu tư 2 quốc gia
Hợp tác kinh tế hai nước ngày càng phát triển
VN xuất khẩu sang Indonesia: nông sản, dầu thô….
VN nhập khẩu của Indonesia các mặt hàng: phân urê, xăng, dầu, bao bì polyester, xe máy, vải sợi
Xu hướng: Kim ngạch xuất nhập khẩu có chiều hướng tăng, phía Việt Nam xuất siêu giảm Indonesia là một trong 7 nước thuộc khu vực đông Á nhập khẩu hàng hóa từ VN đạt trên 1 tỷ USD
Hợp tác trên lĩnh vực văn hoá, du lịch, an ninh quốc phòng… trong thời gian gần đạt những kết quả đáng mừng
Các hiệp định thoả thuận đã ký:
Hiệp định về hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật(1990)….
5 Sự tham gia của Indonexia vào khối ASEAN
Bản thân Indonesia cũng mới chỉ tập trung hợp tác chủ yếu với một số nước có tiềm lực kinh tế khá trong khu vực: Singapore, Thái Lan, Malaysia Indonesia ít có kỳ vọng cao về trao đổi thương mại AFTA , thay vào đó các đối tác chính là Hoa Kỳ, khối kinh tế châu Á Thái Bình Dương ( Asia Pacific Economic Cooperation), Trung Quốc, Úc…
Toàn bộ giá trị trao đổi thương mại AFTA khu vực của Indonesia chỉ chưa đến 10% trong tổng giá trị trao đổi thương mại của toàn ASEAN, điều này là bất cân xứng với vị thế kinh tế trong khu vực của Indonesia. Xuất khẩu lao động Inđonesia gặp nhiều khó khăn , người lao động phải chịu nhiều thiệt thòi về tiền lương, định cư, phân biệt đối xử lao động, quấy rối, chất lượng an toàn lao động Một số liệu đáng kinh ngạc là 90% lao động nặng ở Malaysia có gốc gác là người Indonesia Hiệu ứng dây chuyền là nghèo đói (tỷ lệ nghèo đói là 18%) và một loạt các vấn đề xã hội khác.
Bảng sắp xếp độ phát triển cơ sở hạ tầng vận tải Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN trên 104 nước năm 2003.
Nước Đường sắt Hàng không Đường thủy
Bảng sắp xếp năng lực cạnh tranh của một số phân ngành dịch vụ cơ bản thứ hạng trên 104 nước năm 2003
(Nguồn IMF) Tên nước Môi trường vĩ mô Cơ sở hạ tầng Khoa học công nghệ
Các nước nhập khẩu dịch vụ chủ yếu của ASEAN
4.8 singapore thai lan việt nam indo malay lao mianma philipin
Nước nhập khẩu dịch vụ chủ yếu của ASEAN
THÁI LAN VIET NAM INDONESIA MALAY MIANMA PHILIP
Nguồn ASEAN Statiscal Yearbook 2003 ĐÔNG TIMOR
Điều kiện tự nhiên và xã hội
Tự nhiên Đông Timor là một bộ phận của quần đảo Mã Lai và là phần lớn nhất và xa nhất về phía đông của cụm đảo Lesser Sun Về phía bắc của đảo nhiều núi đồi là eo biển Ombai và eo biển Wetar, về phía nam Biển Timor tách rời đảo với Úc, trong khi phía tây là tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia Điểm cao nhất của Đông Timor là Núi Ramelau (còn được gọi là Núi Tatamailau ở độ cao 2.963 mét. Đông Timor nằm trong vùng nhiệt đới, nói chung là nóng và ẩm, có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt Thủ đô, thành phố lớn nhất và là cảng chính là Dili,thành phố lớn thứ nhì là thành phố Baucau ở phía đông Dili có sân bay quốc tế đang hoạt động duy nhất, mặc dù có các sân bay nhỏ ở Baucau và Oecusse được dùng cho các chuyến bay nội địa Đường băng của sân bay Dili không thể chịu được các máy bay vận tải lớn.
Xã hội Đông timor sẽ là quốc gia nghèo nhất thế giới, tồn tại dựa vào viện trợ quốc tế Phần lớn trong số 800.000 dân ở vùng đất này sống bằng trồng trọt và đánh cá Họ không hề có sản xuất công nghiệp
90% dân số sống bằng nghề nông nghiệp.
Thu nhập bình quân đầu người là 431 USD/ năm.Cứ 3 gia đình thì có 1 sống dưới mức nghèo khổ.
Khoảng một nửa dân số trưởng thành mù chữ Tỷ lệ mù chữ ở nữ giới cao hơn Mù chữ chiếm 90% ở cuối thời kỳ cai trị Bồ Đào Nha Năm 2006, 10-30 % trẻ em ở độ tuổi đi học tiểu học không tới trường Nước này có Đại học Quốc gia Đông Timor Tiếng Indonesia đóng một vai trò quan trọng trong ngành giáo dục
Tuổi thọ khi sinh khoảng 60.7 tuổi năm 2007 Tỷ lệ sinh khoảng 6 trẻ trên một phụ nữ Tuổi thọ khoẻ mạnh khi sinh là 55 tuổi năm 2007 Chi tiêu chính phủ cho y tế ở mức 150USD (PPP) trên đầu người năm 2006.Nhiều người ở Đông Timor thiếu nước sạch.
Kinh tế
Trong 400 năm dưới quyền cai trị của Tây Ban Nha, hàng xuất khẩu chính của Đông Timor là hạt café và gỗ đàn hương Tuy nhiên, lợi nhuận thu được hết sức hạn chế Tây Ban Nha từ bỏ vùng đất này năm 1974 vì duy trì chính quyền ở đây quá tốn kém mà hầu như không thu hồi được vốn.
Indonesia, nước cai trị tiếp theo, đã hiện đại hóa tỉnh Đông Timor trên nhiều phương diện như xây dựng đường xá, cầu cống Tuy nhiên, phần lớn cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy trong những vụ bạo lực đẫm máu, diễn ra sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 8/1999 về độc lập ở Đông Timor.
Từ năm 1999, nguồn thu nhập chính của Đông Timor là viện trợ quốc tế của Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới Chi tiêu của các nhân viên cứu hộ và đội quân gìn giữ hòa bình quốc tế đã thúc đẩy nền kinh tế Trong thời gian tới, quốc gia trẻ nhất trên thế giới vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào viện trợ quốc tế.
Một khó khăn khác là phải tìm công ăn việc làm cho những người Đông Timor hiện làm cho Liên Hợp Quốc, vì tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới này sẽ giảm dần sự hiện diện và ngân sách trả cho nhân viên địa phương Tuy nhiên, có một hy vọng tươi sáng và lớn lao đối với người Đông Timor Đó là nguồn dầu mỏ và khí đốt dưới thềm lục địa phía nam hòn đảo Khí đốt có thể mang lại 180 triệu USD/ năm kể từ năm 2006.
Tăng trưởng GDP năm 2009: 9%, thấp hơn dự báo 13% của ADB
Một nửa dân số thu nhập dưới 1 USD/ngày Tỷ lệ thất nghiệp là 20%
3.Quan hệ với Việt Nam
Hợp tác chính trị: Đang được đẩy mạnh theo hướng tích cực Ngày 19/8/2009 Đại sứ Đông timor tại Ma-lai-xi-a kiêm nhiệm Việt Nam trình quốc thư lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Ngày 14-16/9/2009, Hai bên đã thống nhất thành lập Ủy ban hỗn hợp về kinh tế, thương mại và kỹ thuật Hai bên còn có tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, khai khoáng, nông nghiệp, thuỷ sản và xây dựng
Hợp tác thương mại còn ở mức khiêm tốn, nhưng có nhiều triển vọng
- 2008 kim ngạch hai chiều: 48 triệu USD
- 2009 kim ngạch hai chiều: 96 triệu USD (11 tháng đầu năm)
22-24/9/2009, kí hiệp định về thương mại gạo, Việt Nam sẽ cung cấp cho Đông Timor 200.000 tấn gạo trắng mỗi năm từ năm 2010 – 2012
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Cần mở rộng quan hệ song phương giữa hai nước một cách toàn diện, đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Cần đưa quan hệ VN-Indonesia lên tầm ‘ đối tác chiến lược”.
Mở rộng đầu tư sang Inđônêxia và Đông Timor nhằm tận dụng những điều kiện thuận lợi của 2 đất nước này Tuy nhiên do tình hình chính trị tại Inđônêxia chưa ổn định nên cần có kế hoạch đầu tư hiệu quả.
Do khả năng tự cung cấp lương thực của Đông Timor là thấp nên Việt Nam có thể xuất khẩu hàng lương thực, thực phẩm sang nước này vốn là lợi thế của hàng Việt Nam.
Do Inđônêxia có những điều kiện gần giống so với Việt Nam nên cần cẩn thẩn trong việc cạnh tranh với các nền kinh tế khu vực nhằm kéo các nhà đầu tư quay sang Việt Nam và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
-Có cùng đặc điểm là nước đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên có tiềm năng về phát triển nông nghiệp và du lịch.
- Xuất khẩu dầu mỏ thu ngoại tệ đầu tư phát triển trong nước tuy nhiên trong giai đoạn sau nên chuyển hướng giảm tỉ trọng dầu thô trong xuất khẩu do giá dầu thô rẻ và xu thế phát triển khoa học công nghệ hướng tới giảm tỉ trọng các ngành cần nhiều nguyên liệu.
Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Cán cân thương mại theo hướng xuất siêu.
Đẩy nhanh CNH-HĐH Ưu tiên phát triển khoa học công nghệ.
Đảm bảo nền kinh tế vĩ mô ổn định thu hút đầu tư nước ngoài, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế duy trì tỉ giá hối đoái ổn định.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật ,tạo hành lang pháp lí cho các hoạt động kinh tế.
Các chính sách uyển chuyển luôn thay đổi phù hợp tình hình từng giai đoạn Liên tục cải cách hòa nhập vào thị trường quốc tế.
Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính quốc tế.
Phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế khác.