Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.. HỒ CHÍ MINHBÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲMÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNINĐỀ TÀI:Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cáchthức v
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN ĐỀ TÀI: Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới Anh (Chị) hãy vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân GVHD : TS NGUYỄN THỊ THANH HÀ HỌ VÀ TÊN: NÔNG BẢO TRÂN KHÓA - LỚP : K48 - FB012 MÃ SINH VIÊN: 31221026243 TP.Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 1 năm 2023 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 Chương 1: Phép biện chứng duy vật về cách thức vận động và phát triển 4 1.1 Khái niệm phép biện chứng 4 1.2 Phép biện chứng duy vật 4 1.2.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của phép biện chứng duy vật 4 1.2.2 Nguyên lý của phép biện chứng duy vật 5 1.3 Quy luật lượng-chất về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng 6 1.3.1 Vai trò của quy luật lượng-chất 6 1.3.2 Nội dung của quy luật lượng-chất 6 1.3.3 Ý nghĩa phương pháp luận 8 CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN .8 2.1 Vận dụng vào trong nhận thức 8 2.2 Vận dụng vào thực tiễn bản thân .8 PHẦN KẾT 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 LỜI MỞ ĐẦU Là một trong những bộ phận của chủ nghĩa Mác, được Lênin phát triển, Triết học Mác - Lênin có vai trò hết sức quan trọng trong chương trình đào tạo các hệ lý luận chính trị, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học Môn học này nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển tự nhiên, của xã hội, từ đó cung cấp phương pháp luận khoa học để sinh viên nhận thức và áp dụng vào thực tiễn của bản thân Học tập nghiên cứu để nắm vững các nội dung cơ bản của Triết học hay cụ thể hơn là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin để sinh viên nắm được những quy luật … đây là những kiến thức có ý nghĩa lớn giúp cho sinh viên tiếp cận thế giới quan khoa học, phương pháp tư duy biện chứng đồng thời trang bị kiến thức nền tảng Việc lựa phân tích nội dung lý luận củ phép biện chứng duy vật và vận dụng nó vào nhận thức và thực tiễn Từ đó để bản thân nỗ lực, phấn đấu học tập tốt để những kiến thức thu được bổ trợ hành trang mới và luôn phát triển không ngừng nghỉ Chương 1: Phép biện chứng duy vật về cách thức vận động và phát triển 1.1 Khái niệm phép biện chứng - Biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy - Biện chứng bao gồm: + Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất + Biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con người - Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn 1.2 Phép biện chứng duy vật 1.2.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của phép biện chứng duy vật - Theo Friedrich Engles: “ Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy’’ Và đồng thời, “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” - Theo V.I.Lênin: “ Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt đối lập, và ông cũng cho rằng: Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể và không ngừng của những mối quan hệ đó” - Từ định nghĩa, ta thấy phép biện chứng duy vật có hai đặc điểm cơ bản là: + Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lê nin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng thế giới quan khoa học Đây là sự khác biệt về trình độ phát triển so với các tư tưởng biện chứng trong các thời kỳ trước đây - Trong phép biện chứng duy vật chủ nghĩa Mác - Lênin có sự thống nhất giữa các nội dung thế giới quan và phương pháp luận Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ nhận thức thế giới và thay đổi thế giới - Xuất phát từ các ưu điểm tiến bộ, phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng Đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, giúp định hướng việc đề ra các nguyên tắc cơ bản cho hoạt động nhận thức và thực tiễn 1.2.2 Nguyên lý của phép biện chứng duy vật - Khái niệm: Trong phép biện chứng, sự phát triển, tiến hóa nêu lên quá trình vận động, biến chuyển của đối tượng từ trình độ thấp tới cao, giản đến phức tạp, từ đơn dần dần thay đổi từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn - Tính đặc trưng: + Tính khách quan: quá trình giải quyết các mặt đối lập tương khác của sự vật, hiện tượng Nhu cầu tự thân và nguyên nhân từ bên trong bản thân sự vật, hiện tượng đó Phát triển được coi là một quá trình khách quan tồn tại không phụ thuộc với ý thức của nhân loại + Tính phổ biến: ở đâu có sự vật, hiện tượng, ở đó luôn luôn tồn taị sự phát triển + Tính đa dạng, phong phú: Xu hướng chung là sự phát triển, tuy nhiên sự vật hiện tượng khác nhau thì quá trình phát triển đồng thời cũng khác nhau Trong quá trình phát triển, các tác nhân ngoại sinh tác động đến những sự vật, hiện tượng càng làm nổi bật tính đa dạng, phong phú - Nội dung: đối tượng trong quá trình phát triển sẽ được tiến lên một thứ bậc cao hơn đối tượng cũ Quá trình phát triển tiến lên đôi khi diễn ra dần dần nhưng đôi khi lại có những bước nhảy quan trọng làm thay đổi sự mất đi của đối tượng cũ và sự ra đời của đối tượng mới Phát triển tiến lên theo đường “xoáy ốc”, thông thường cái mới sẽ tiếp thu, kế thừa những đặc tính nổi bật những đặc điểm của cái cũ Và quá trình phát triển này không tránh khỏi những bước thụt lùi, những lần thất bại nhưng nhìn chung tổng thể là ngày càng đi lên những thứ bậc cao cấp hơn - Ý nghĩa phương pháp luận: Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải có quan điểm toàn diện Tức là, phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt của chính sự vật đó và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác Từ tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể Tức là phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của từng mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể - Vậy, phải nhìn nhận đối tượng trong sự phát triển, vận động và tìm ra xu hướng chung khi đối tượng phát triển Phải xác định được tính phức tạp, xoắn ốc của quá trình phát triển Như vậy thì ta mới né tránh được tình trạng chủ quan, kìm hãm sự phát triển, đưa ra biện pháp thúc đẩy đối tượng đi lên Tránh tư tưởng bảo thủ, tư duy phải mềm dẻo, không ngừng xây dựng, sửa đổi, bổ sung những thiếu xót và kế thừa các yếu tố tích cực ở giai đoạn cũ để phù hợp với đối tượng cũng như với thế giới nhân loại 1.3 Quy luật lượng-chất về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng 1.3.1 Vai trò của quy luật lượng-chất - Quy luật này chỉ ra các thức chung nhất của sự vận động và phát triển: sự thay thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định 1.3.2 Nội dung của quy luật lượng-chất • Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác - Tạo thành chất của sự vật, gồm: + Các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật + Phương thức liên kết của các yếu tố cấu thành - Như vậy khái niệm Chất của sự vật luôn luôn gắn liền với các thuộc tính của nó, nhưng chất và thuộc tính không đồng nhất với nhau: Thuộc tính chỉ là một mặt, một trạng thái, một tính chất nào đó của sự vật được biểu hiện ra thông qua mối quan hệ của sự vật ấy khi với những sự vật khác Do đó thuộc tính có tính bộ phận, trong khi chất của sự vật, là toàn bộ sự vật, là sự thống nhất của tất cả các thuộc tính, nên Chất có tính chỉnh thể Thuộc tính là cái quy định Chất Tuy nhiên những thuộc tính khác nhau quy định chất cho sự vật một cách khác nhau, chỉ những thuộc tính cơ bản mới quy định chất cho sự vật và thuộc tính cơ bản cho chất này có khi lại là không cơ bản đối với chất khác - Chất của sự vật là khách quan, tuy nhiên nó không thể tồn tại bên ngoài sự vật mà phải tồn tại thông qua sự vật mang nó và một sự vật có vô vàn chất • Khái niệm lượng: dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật - Như vậy khái niệm Lượng cũng có tính khách quan và sự phân biệt giữa Chất và Lượng cũng chỉ là tương đối vì cùng một cái xét trong quan hệ này có thể là Chất, nhưng xét trong một quan hệ khác lại là Lượng.Một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau - Chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng Tuy nhiên sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối - Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng: Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng tác động lẫn nhau một cách biện chứng Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hoá về chất Tuy nhiên không phải sự thay đổi về lượng nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất + Khái niệm Độ dùng để chỉ tính quy định, mối liên hệ giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng tức là sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó + Lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì dẫn tới sự thay đổi về chất Giới hạn đó gọi là Điểm nút + Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút với những điều kiện xác định tất yếu dẫn tới sự ra đời của chất mới được gọi là Bước nhảy + Khi chất mới ra đời sẽ tác động trở lại lượng mới Chất mới tác động tới lượng mới làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật 1.3.3 Ý nghĩa phương pháp luận - Cần phải coi trọng cả chất và lượng của sự vật để tạo sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng - Cần từng bước tích luỹ về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật; - Cần khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh cũng như hữu khuynh để thực hiện bước nhảy một cách hợp lý - Cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện, lĩnh vực cụ thể CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN 2.1 Vận dụng vào trong nhận thức Từ việc nghiên cứu lý luận phép biện chứng duy vật và quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, có thể rút ra một vài ý nghĩa phương pháp luận với áp dụng vào nhận thức và thực tiễn của bản thân : Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ: Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc nhận thức của sinh viên cũng không nằm ngoài điều đó.Tìm hiểu kỹ càng về các mục tiêu sau khi đã xác định được những gì mình mong muốn là rất quan trọng Một mục tiêu khi được đặt ra nên được tìm hiểu đầy đủ các khía cạnh cần thiết về mục tiêu đó Tìm hiểu đủ sâu về thứ mình mong muốn, bởi vì khi hiểu rõ về mục tiêu, sẽ biết chính xác mình nên làm gì để có thể tạo ra được những thành công nhất định trong tương lai Cần phải lập kế hoạch hành động rõ ràng cho bản thân và tuân thủ theo những nguyên tắc cũng như bản kế hoạch một cách chặt chẽ 2.2 Vận dụng vào thực tiễn bản thân Đối với sinh viên việc học có lẽ là ưu tiên hàng đầu Để đạt được hiệu quả trong học tập sinh viên cần có phương pháp học thích hợp và phải biết linh hoạt trong việc tiếp cận và tiếp thu kiến thức từ giảng viên cũng như từ các nguồn tài liệu Cần trang bị kiến thức và tích lũy các kĩ năng cứng và kĩ năng mềm Để có một tấm bằng Đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của các môn học Do đó, trong hoạt động nhận thức, chúng ta phải biết từng bước tích lũy về lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật Cũng như vận dụng cho công việc trong tương lai sau khi ra trường, một hành trang tiên quyết và khá quan trọng là chúng ta phải có một tấm bằng chuẩn, phải giỏi trong ngành nghề, lĩnh vực mà mình đang theo đuổi Những kiến thức mà các bạn thu nhận được từ trường đại học chủ yếu là lý thuyết, nhưng đó lại là điều nền tảng, chỉ khi nắm vững lý thuyết thì sau này khi đi làm mới có thể thực hành tốt được.Xác định được đam mê và có một kế hoạch dài hạn nhằm phát triển không ngừng để đạt được mục tiêu của mình Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày PHẦN KẾT Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học hiện nay Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích lũy dần về lượng và đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất Những việc làm vĩ đại của con, bao giờ cũng tổng hợp những việc làm bình thường, vì vậy mỗi sinh viên phải luôn tích cực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển toàn diện, Dựa vào phần cơ sở lý luận của nội dung phép biện chứng duy vật, tôi đã đề ra các biện pháp để sinh viên có thể khắc phục các mặt hạn chế của bản thân Từ đó có thể giúp ích trong quá trình phát triển bản thân, có đủ lượng tạo nên các bước nhảy tiến lên chất mới TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác - Lênin 2.Bộ Công Thương trường Đại học Công nghiệp Việt – Hưng (2018),Tập bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin,NXB Dân trí 3 https://accgroup.vn/2-nguyen-ly-cua-phep-bien-chung-duy-vat/ 4 https://luatminhkhue.vn/phan-tich-nhung-noi-dung-co-ban-cua-phep-bien- chung-duy-vat.aspx