Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tinhơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổinhững người sống chưa tốt.... Trang 3
TRƯỜNG THCS KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Môn: Ngữ văn, Lớp 9 Đề chính thức Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) * MA TRẬN Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng cao Cộng Mức độ hiểu ND - CĐ - Xác định Nêu tác 4 I Đọc phương thức dụng của hiểu biểu đạt của phép liên 3,0 đoạn văn kết trong Số câu đoạn (1) 30% Số điểm - Sức mạnh của Tỉ lệ % tình yêu thương 1.5 II Tự luận 1,5 - Tìm phép liên 15% kết trong đoạn (1) 2.5 1,5 15% Viết một đoạn Suy nghĩ của em văn (khoảng 200 về vấn đề học chữ) trình bày sinh với việc sử suy nghĩ về ý dụng điện thoại nghĩa của tình di động hiện yêu thương nay trong cuộc sống Số câu 1 1 2 Số điểm 2,0 5,0 7,0 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng số 1.5 1 1 6 câu 2.5 Tổng số điểm 1,5 1,5 2,0 5,0 10 Tỉ lệ 15% 15% 20% 50% 100% ĐỀ BÀI I ĐỌC - HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ (2) Tất cả mọi người đều cần có tình yêu thương Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới Một đứa trẻ cần rất nhiều tình thương, mà người đời không phải ai cũng có đủ tình thương dành cho chúng Có những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng vì thiếu tình thương Con người ngày nay có rất nhiều thứ, song có hai thứ mà họ không có đó là sự bình an và tình yêu thương Bình an cũng cần thiết như không khí để thở, nước để uống và thức ăn hàng ngày Phải sống sao cho lương tâm của mình không bị cắn rứt (Nguyễn Hữu Hiếu, Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ, 2014, tr.92) Câu 1 (0.5đ) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên Câu 2 (0.5đ) Tình yêu thương có sức mạnh như thế nào? Câu 3 (1.0đ) Tìm và nêu tác dụng của phép liên kết trong đoạn (1) Câu 4 (1.0đ) Em có đồng ý với ý kiến: Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau không? Vì sao? II LÀM VĂN Câu 1 (2.0đ) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 - 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống ( có sử dụng thành phần biệt lập) Câu 2 (5.0đ) Suy nghĩ của em về vấn đề học sinh với việc sử dụng điện thoại di động hiện nay HƯỚNG DẪN CHẤM Phần/ Nội dung Điểm Câu I ĐỌC - HIỂU 3.0 1 2 Phương thức biểu đạt của đoạn văn: Nghị luận 0.5 3 - Sức mạnh của tình yêu thương: giúp người khác 0.5 4 vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt II 1 qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt - Phép điệp: tình yêu thương 0.5 - Tác dụng: vừa tạo ra sự liên kết vừa nhấn mạnh ý 0.5 nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống - Học sinh có thể trả lời có hoặc không và lý giải 1.0 thuyết phục LÀM VĂN 7.0 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy 2.0 nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống a Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn 0.25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 Ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống c Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống Có thể theo hướng sau: - Giải thích: Tình yêu thương là sự đồng cảm, giúp đỡ, chia sẻ giữa người với người trong cuộc sống - Bàn luận, chứng minh: Tình yêu thương trong cuộc sống có ý nghĩa: + Mang đến cho con người niềm vui, sự ấm áp và hạnh phúc + Làm vơi đi những khổ đau, bất hạnh và khiến cho con người có niềm tin vào cuộc sống + Có khả năng cảm hóa những con người lầm lạc để họ trở thành một người tốt d Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e Sáng tạo 0.25 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận 2 Viết bài văn NL nêu suy nghĩ của em về vấn đề học sinh với việc sử dụng điện thoại di động 1 Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kỹ năng 1,0 - Bài làm phải tổ chức thành bài văn NL hoàn chỉnh có kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, - Sử dụng được một số phương pháp NL phù hợp ( giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận) b) Yêu cầu về nội dung Bài viết phải thể hiện những suy nghĩ của mình về vấn đề học sinh với việc sử dụng điện thoại di động 2 Yêu cầu cụ thể: 4,0 a) Đảm bảo cấu trúc bài NL: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài Phần mở bài: giới thiệu được vấn đề nghị luận ; phần thân bài: nêu được suy nghĩ của mình về vấn đề nghị luận bằng cách giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận phù hợp, có lập luận chặc chẽ); phần kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và đưa ra lời khuyên b) Các nội dung cơ bản - Mở bài: giới thiệu vấn đề học sinh sử dụng điện 0,5 thọai ngày càng phổ biến, theo chiều hướng lạm dụng điện thoại di động - Thân bài 0,5 + Giải thích về điện thọai di động và những lợi ích mà nó mang lại phổ biến, không ít bạn dùng với mục đích đúng đắn: + Thực trạng sử dụng điện thoại di động ở học sinh: 1,0 liên lạc, hỗ trợ học tập, giải trí Nhưng đa phần học sinh lạm dụng, sử dụng không đúng mục đích: chươi game, sống ảo, lướt facebook, tiktok + Hậu quả của việc lạm dụng điện thoại di động ở hs: 0,5 lãng phí thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng học tập giảm sút, gây phiền hà cho người thân, thầy cô giáo + Nêu ra giải pháp khắc phục: 0,5 -Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và đưa ra lời khuyên 0,5 c) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, có sự sáng tạo 0,25 d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính 0,25 tả, dùng từ, đặt câu