1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề kt giữa kì 2 văn 9 thụy

8 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS YÊN HẢI NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút –––––––––––––– Ngày kiểm tra: 20 / 3 / 2024 Cấp độ Tên Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng Chủ đề cao I Đọc - hiểu - Xác định được -Khái quát nội PTBĐ của đoạn dung của đoạn Văn bản trích trích - Xác định được - Nêu được tác Ngữ liệu: Văn biện pháp nghệ dụng của BPTT thuật được sử bản ngoài dụng trong câu văn chương trình Số câu: 1+1/2 1+1/2 3 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: % 10% 2,0 3,0 II.Tạo lập văn bản 20% 30% 1.Viết đoạn văn - Viết đoạn Nghị luận XH, vận dụng kiến văn, sử dụng thức Tiếng Việt thành phần Số câu: Số điểm: biệt lập Tỉ lệ: % 1 1 2,0 2,0 20% 20% 2.Viết bài văn 1+1/2 1+1/2 1 Viết bài 1 Nghị luận 1,0 2,0 2,0 văn cảm 5,0 10% 20% 20 % nhận về 50% Số câu: một đoạn Số điểm: thơ 5 Tỉ lệ: % 10 1 100 % Tổng số câu: 5,0 Tổng số điểm: 50% Tỉ lệ: % 1 5.0 50 % PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS YÊN HẢI NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút –––––––––––––– Ngày kiểm tra: 20 / 3 / 2024 PHẦN I Phần Đọc-hiểu ( 3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Năm 2010, khi mới về dạy học ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu, tận mắt chứng kiến sự thiếu ăn, thiếu mặc của học sinh (HS) tiểu học ở vùng này, cô Huỳnh Thị Thùy Dung (33 tuổi) bắt đầu đi xin các nhà hảo tâm Gặp gì cô xin nấy, từ tấm áo, tập vở cho đến các loại nhu yếu phẩm cho học trò Đa số các em là con đồng bào Dao, Tày, suốt ngày lên rẫy, không mấy quan tâm đến con em Vì vậy, các em không chỉ thiếu sách vở, quần áo mà còn thiếu cả cơm ăn Cô Dung tiến thêm một bước: nấu ăn miễn phí cho lũ trẻ Cô Dung bắt đầu nấu buổi trưa cho những HS có nhà ở xa “Ban đầu chỉ nấu đồ ăn thôi, còn cơm thì tụi nhỏ tự mang theo Nhưng nhìn mỗi đứa mỗi gói cơm mang theo khác nhau thấy tội quá Nhiều bé mang cơm trắng, nhiều bé thì cơm không có màu trắng, thậm chí nhiều bé không có cơm để mang theo”, cô Dung nhớ lại Bước tiếp theo, cô Dung gõ cửa các nhà tài trợ để có thể mỗi tuần nuôi cơm miễn phí vài ba bữa Ước nguyện của cô đã được đền đáp Các nhà hảo tâm đã giúp cô trò mỗi tuần 3 bữa ăn miễn phí Nhưng đến lúc đó lại xuất hiện một nỗi khổ khác: nhà bếp quá tạm bợ, nhiều em phải ngồi bệt xuống nền đất để ăn Trông cảnh ấy, rất khó cầm lòng Thế rồi, cô Dung lại “thêm việc” cho mình: xin nhà hảo tâm để xây cho các cháu một nhà ăn thật đàng hoàng, sạch sẽ (Trích nuôi cơm miễn phí cho học sinh, Thanh Quân - BáoThanh niên, số 86,Thứ bảy, 27.3.2021) Câu 1(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2 (0,5 điểm) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3 (2,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó được sử dụng trong câu văn:“ Vì vậy, các em không chỉ thiếu sách vở, quần áo mà còn thiếu cả cơm ăn” Phần II Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc- hiểu, em hãy viết một đoạn văn (12-15 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa (giá trị) của tình yêu thương trong cuộc sống Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập và gạch chân dưới thành phần biệt lập đó Câu 2: (5,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…” (Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ Văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) - Hết - PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN HDC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS YÊN HẢI NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút ––––––––––––– I.Hướng dẫn chung 1.Giáo viên cần nắm vững đáp án để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm Khi chấm bài GV cần bàn bạc, thống nhất trong tổ, nhóm để cho điểm một cách linh hoạt và phù hợp 2.Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên không quá cứng nhắc, cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo 3.Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức II.Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung – đáp án Điểm Câu 1 0,5 Phần Câu 2 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 I: 0,5 Đọc- Câu 3 Nội dung chính: Những việc làm nhân ái của cô giáo hiểu Huỳnh Thị Thùy Dung dành cho học trò nghèo 0,5 (3,0 Câu 1 0,5 điểm) (2 - Biện pháp tu từ liệt kê: thiếu sách vở, quần áo, thiếu 0,5 điểm) cả cơm ăn 0,25 Hoặc: sách vở, quần áo, cơm ăn Không những thiếu mà còn - Hiệu quả nghệ thuật: + Làm cho câu văn sinh động, gợi cảm, gây ấn tượng với người đọc, người nghe + Diễn tả đầy đủ, cụ thể sự thiếu thốn về mọi mặt của học trò miền núi Qua đó, thấy được hoàn cảnh đáng thương của các em + Thể hiện thái độ cảm thông của người viết trước hoàn cảnh khó khăn của các em a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn Luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc; có dẫn chứng, lí lẽ phù hợp b Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa (giá trị) của tình yêu thương trong cuộc sống c Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn, vận dụng tốt các thao tác lập luận Đảm bảo một số ý sau: *Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần bàn luận: giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống *Thân đoạn: -Giải thích: Tình yêu thương được hiểu là sự đồng cảm, thấu hiểu, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và lo lắng cho người khác một cách chân thành và thiết thực 0,25 -Phân tích, bàn luận, chứng minh: +Tình yêu thương là một tình cảm đẹp có ý nghĩa vô cùng to lớn với cuộc đời mỗi con người, chúng ta không thể 0,25 sống mà thiếu tình yêu thương, Nó là chất keo vô hình gắn kết giữa người và người; là sức mạnh nâng đỡ những mảnh đời cơ cực, bất hạnh; là ánh sáng xua đi bóng tối khổ đau; là tiếng gọi thức tỉnh cho những ai lạc lối lầm đường +Sống biết yêu thương không có nghĩa là ta sẽ mất đi mà là ta đang nhận lại: nhận lại yêu thương, nhận lại niềm vui, nhận lại sự thanh thản và hạnh phúc Người biết yêu thương thường sẽ thấy cuộc cuộc sống nhẹ nhàng,lạc 0,25 quan, yêu đời và cảm thấy hạnh phúc Hơn nữa, người biết có tình yêu thương thì sẽ được mọi người yêu mến và ngưỡng mộ - Dẫn chứng: HS lấy dẫn chứng phù hợp 0,25 - Mở rộng vấn đề( phản đề) + Phê phán những người trong xã hội sống không có lòng yêu thương người khác, sống lạnh lùng, vô cảm, thờ ơ, ích 0,25 kỉ - Bài học nhận thức, hành động Hiểu được ý nghĩa, vai trò to lớn của tình yêu thương trong cuộc sống HS rèn luyện cho mình đức tính biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác một cách chân chân 0,25 thành biết lan tỏa những giá trị tốt đẹp đó *Kết đoạn: Phần - Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của tình yêu thương II Tạo Trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập và chỉ rõ 0,25 lập văn Lưu ý: bản Trong trường hợp thí sinh trình bày những ý không có (7,0 trong đáp án nhưng nội dung vẫn liên quan đến luận điểm giám khảo có thể linh hoạt cho điểm, song bài làm không quá nửa số điểm Cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề và kết bài khái quát được vấn đề); viết đúng 0,25 quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về hai khổ Câu 2 thơ đầu trong bài “Viếng lăng Bác” (niềm xúc động, thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và niềm tự hào pha (5 lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng điểm) Bác) c Triển khai hợp lí nội dung: Triển khai các vấn đề thành các luận điểm Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc -Yêu cầu cụ thể: *Mở bài: * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ - Viễn Phương là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam Thơ 0,25 ông tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm với lỗi viết nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn - Viếng lăng Bác được viết năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành Bài thơ ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trong 0,25 cuộc viếng lăng - Hai khổ thơ là niềm xúc động, thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và niềm tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác *Thân bài: *Cảm xúc ban đầu của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác ( khổ 1) - Bồi hồi, xúc động “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” + Cặp đại từ xưng hô “con – Bác” là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn 0,25 kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bề trên trong gia đình + Cách nói giảm nói tránh “thăm” làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt Câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi 0,25 hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, nay mới được đến viếng lăng Bác - Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”: + Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, 0,25 đất nước Việt + Đấy cũng là hình ảnh chứa nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; “bão táp…thẳng hàng” là vẻ đẹp 0,5 cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là biểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người VN nói chung dành cho Bác +Thán từ “ ôi” thể hiện lòng thành kính, tự hòa, pha chút xót xa của tác giả ->Khổ 1 là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng 0,25 trước lăng Người *Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác ( khổ 2) - Là nỗi tiếc thương, lòng biết ơn sâu nặng dành cho công lao của Bác + Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân 0,5 tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người + Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp ngữ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc 0,5 thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác (học sinh có thể phân tích cái hay của cách sử dụng hình ảnh” dòng người” so với “đoàn người”) + Phân tích cái hay của điệp ngữ “ngày ngày”: chỉ sự bất tận của thời gian và nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi của 0,25 dân tộc ta dành cho Bác + “Tràng hoa dâng 79 mùa xuân”:Biện pháp tu từ ẩn dụ kết hợp hoán dụ cho thấy79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, 0,25 kính yêu vị cha già dân tộc Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc =>Qua phân tích ta thấy khổ 2 là niềm xúc động sâu sắc và tấm lòng thành kính của nhà thơ khi đứng trước lăng Người Đánh giá, mở rộng 0,5 + Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, giàu sức gợi + Giọng điệu vừa chân thành, trang nghiêm, vừa sâu lắng vừa tha thiết, đau xót tự hào + Hình ảnh thơ vừa mang nghĩa thực vừa giàu giá trị tượng trưng + Biện pháp tu từ đặc sắc: ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ… ->Khổ 1 và 2 bài thơ “Viếng lăng Bác” biểu lộ niềm xúc động sâu sắc, tấm lòng thành kính, và biết ơn của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu, vị cha già vĩ đại của dân tộc *Kết bài: - Đoạn thơ đã thể hiện cảm động tình cảm của nhà thơ cũng là của nhân dân miền Nam, nhân dân ta với Bác kính 0,5 yêu - Từ những dòng thơ của Viễn Phương, ta càng thêm trân trọng, tự hào, kính yêu vị cha già của dân tộc; có khát vọng tiếp bước con đường Bác đã đi để xây dưng đất nước d Tính sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, 0,25 phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học e Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt *Lưu ý: Trong trường hợp thí sinh trình bày những ý không có trong đáp án nhưng nội dung vẫn liên quan đến luận điểm giám khảo có thể linh hoạt cho điểm song bài làm không quá nửa số điểm Yên Hải, ngày 14 tháng 3 năm 2024 BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ ( Duyệt đề) ( Duyệt đề) Hoàng Văn Thắng Lê Thị Cẩm Thơ Phạm Thị Thụy

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:16

Xem thêm:

w