Kinh tế chính trị Mác Leenin. Phân tích quan điểm chính trị MacLenin về cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường. Liên hệ ở Việt Nam hiện nay?

10 0 0
Kinh tế chính trị Mác Leenin. Phân tích quan điểm chính trị MacLenin về cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường. Liên hệ ở Việt Nam hiện nay?

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh tế chính trị Mác Leenin. Phân tích quan điểm chính trị MacLenin về cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường. Liên hệ ở Việt Nam hiện nay? Hàng hóa là một trong những yếu tố thị trường, do vậy, việc nghiên cứu hàng hóa không thể tách rời việc nghiên cứu về thị trường. Mặt khác, các loại thị trường là một trong những thực thể của nền kinh tế thị trường, nên nghiên cứu về thị trường cũng không thể tách rời việc nghiên cứu nền kinh tế thị trường.

BÀI TẬP LỚN Bộ môn: Triết học Mác – Lê-nin Đề số 8: Phân tích quan điểm chính trị Mac-Lenin về cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường Liên hệ ở Việt Nam hiện nay? Mở đầu Hàng hóa là một trong những yếu tố thị trường, do vậy, việc nghiên cứu hàng hóa không thể tách rời việc nghiên cứu về thị trường Mặt khác, các loại thị trường là một trong những thực thể của nền kinh tế thị trường, nên nghiên cứu về thị trường cũng không thể tách rời việc nghiên cứu nền kinh tế thị trường 1.Khái quát về cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường 1.1Cơ chế thị trường Vai trò của thị trường luôn không tách rời với cơ chế thị trường Thị trường trở nên sống động bởi có sự vận hành của cơ chế thị trường 1.2.Nền kinh tế thị trường Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh tế tự nhiên, tự túc, kinh tế hàng hóa, rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường Kinh tế thị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ kinh tế thị trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại như ngày nay Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại Nội dung 1 Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường 1.1 Cơ chế thị trường Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh cân đối nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế b, Đặc trưng Cơ chế thị trường là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn, tài nguyên, công nghệ, sức lao động, thông tin, trí tuệ trong nền kinh tế thị trường Đây là một kiểu cơ chế vận hành nền kinh tế mang tính khách quan, do bản thân nền sản xuất hàng hóa hình thành Cơ chế thị trường được A Smith ví như là một "bàn tay vô hình" có khả năng tự điều chỉnh các quan hệ kinh tế 1.2.Nền kinh tế thị trường a, Khái niệm Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường Còn theo quan niệm của P.Samuelson về nền kinh tế thị trường thì: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó các cá nhân và các hãng tư nhân đưa ra các quyết định chủ yếu về sản xuất và tiêu dùng Các hãng sản xuất hàng tiêu dùng thu được lợi nhuận cao nhất bằng các kỹ thuật sản xuất có chi phí thấp nhất b, Đặc trưng Thứ nhất, có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh; động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và lợi ích kinh tế - xã hội khác; nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý, chức năng kinh tế; thực hiện khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế Thứ tư, là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế 2.Ưu thế của nền kinh tế thị trường Một là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực mạnh mẽ: Thông qua vai trò của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ, qua đó, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất, làm cho nền kinh tế hoạt động năng động, hiệu quả Nền kinh tế thị trường chấp nhận những ý tưởng sáng tạo mới trong thực hiện sản xuất kinh doanh và quản lý Nền kinh tế thị trường tạo môi trường rộng mở cho các mô hình kinh doanh mới theo sự phát triển của xã hội Hai là, nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng, miền cũng như lợi thế quốc gia Thông qua vai trò gắn kết của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hiệu quả hơn hẳn so với nền kinh tế tự cấp, tự túc hay nền kinh tế kế hoạch hóa, bởi kinh tế thị trường phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng thành viên, từng vùng, miền trong quốc gia, của từng quốc gia trong quan hệ kinh tế với các nước còn lại của thế giới Ba là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội: Với sự tác động của các quy luật thị trường nền kinh tế thị trường luôn tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng, cơ cấu sản xuất với khối lượng, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội 3 Khuyết tật của nền kinh tế thị trường Một là, trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng Khủng hoảng có thể diễn ra cục bộ hoặc trên phạm vi tổng thể Khủng hoảng có thể xảy ra đối với mọi loại hình thị trường, với mọi nền kinh tế thị trường Sự khó khăn đối với các nền kinh tế thị trường thể hiện ở chỗ, các quốc gia rất khó dự báo chính xác thời điểm xảy ra khủng hoảng Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được những rủi ro tiềm ẩn này Hai là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Do phần lớn các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên luôn tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn đối với nguồn lực tài nguyên, suy thoái môi trường Cũng vì động cơ lợi nhuận, các chủ thể sản xuất kinh doanh có thể vi phạm cả nguyên tắc đạo đức để chạy theo mục tiêu làm giàu, thậm chí phi pháp, góp phần gây ra sự xói mòn đạo đức kinh doanh, thậm chí cả đạo đức xã hội Ba là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội Bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được khía cạnh phân hóa có xu hướng sâu sắc Các quy luật thị trường luôn phân bổ lợi ích theo mức độ và loại hình hoạt động tham gia thị trường, cộng với tác động của cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa nhưmột tất yếu Do những khuyết tật của kinh tế thị trường nên trong thực tế không tồn tại một nền kinh tế thị trường thuần túy, mà thường có sự can thiệp của nhà nước để sửa chữa những thất bại của cơ chế thị trường Khi đó, nền kinh tế được gọi là kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hay nền kinh tế hỗn hợp 4.Liên hệ ở Việt Nam 4.1.Nền kinh tế định hướng XHCN Là nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước Là nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Đất đai thuộc sở hữu toàn dân Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội 4.2.Có sự điều tiết của nhà nước Là nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” 4.3 Đang phát triển Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế 4.4 Nhiều ưu điểm và cả khuyết điểm 4.4.1 Ưu điểm Kinh tế thị trường thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển tạo ra sự cạnh tranh gắt gao giữa các nhà sản xuất Người tiêu dùng được thoả mãn nhu cầu cũng như đáp ứng được đầy đủ mọi chủng loại hàng hoá và dịch vụ Phân công lao động ngày càng xã hội hoá cao Mở rộng quan hệ nhiều loại thị trường từ thị trường địa phương, thị trường dân tộc và khu vực, thi trường quốc tế Tạo xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế, các nước đang phát triển có cơ hội được tiếp xúc được chuyển giao công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý từ các nước phát triển để thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở nước mình 4.4.2.Nhược điểm Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh trạnh gắt gao giã các nhà sản xuất, các nhà phân phối dẫn đến thất nghiệp tăng cao hoạt động phúc lợi xã hội bị giảm sút Nền kinh tế thị trường do các nhà sản xuất hàng hoá dịch vụ chạy theo lợi nhuận gây ra hậu quả về môi trường sinh thái làm giảm tốc độ tăng trưởng bền vững của quốc gia Mặt trái của nền kinh tế thị trường đem lại là các tệ nạn xã hội mới nảy sinh cang ngày càng gia tăng Nền kinh tế thị trường với bản chất của nó là lợi nhận tối đa thì việc cần định hướng cho các thành phần kinh tế là rất quan trọng, nếu không sẽ có nguy cơ đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa đối lập với bản chất của nhà nước ta Kết Luận Như vậy, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không phải là cái khác biệt mà vẫn là “nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường” như quy luật tự do cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị; thực hiện tự do hoá thương mại Các nguyên tắc, thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh tế được tuân thủ và vận dụng một cách hợp lý, linh hoạt Nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật và bằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước; thực hiện sự điều tiết ở tầm vĩ mô, “định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch” bảo đảm cho thị trường phát triển lành mạnh, tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường Ngoài ra, nền kinh tế thị trường phải hiện đại và hội nhập quốc tế Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã và đang thực hiện quá trình hội nhập quốc tế, mở rộng và gia tăng các mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm tranh thủ nhiều cơ hội hợp tác, giúp đỡ về nhiều mặt từ các nước, đặc biệt là các quốc gia phát triển; chủ động và tích cực, nhanh chóng và hiệu quả, tận dụng tốt những thời cơ, vận hội, phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đồng thời có những biện pháp gia tăng khả năng dự phòng của nền kinh tế, ứng phó tốt với những rủi ro, thách thức của tiến trình hội nhập

Ngày đăng: 11/03/2024, 00:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan