1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Giáo Dục Học - Đề Tài - Kỹ Thuật Khan Trải Bàn, Phương Pháp Dạy Học Góc

11 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bộ môn Giáo dục học BÀI THẢO LUẬN SỐ (Kĩ thuật khan trải bàn, phương pháp dạy học góc) 1 Bộ môn Giáo dục học TRANG MỤC LỤC 2 NỘI DUNG 6 Bảng phân công công việc 6 6 I Kĩ thuật Khăn trải bàn 7 7 1 Lịch sử ra đời và phát triển 2 Khái niệm, đặc điểm, cách thực hiện 8 3 Đánh giá kĩ thuật Khăn trải 4 Vận dụng vào bài giảng ngoại ngữ 7 8 II Phương pháp Dạy học góc 10 13 1 Lịch sử ra đời và phát triển 2 Khái niệm, đặc điểm, cách thực hiện 3 Đánh giá phương pháp Dạy học góc 4 Vận dụng vào bài giảng ngoại ngữ 2 Bộ môn Giáo dục học I Kĩ thuật Khăn trải bàn 1 Lịch sử ra đời và phát triển Kĩ thuật Khăn trải bàn hay “Roundtable teaching technique” từ lâu đã được ứng dụng trong giảng dạy tại nhiều quốc gia trên Thế giới Tại Việt Nam, từ sau các cuộc cải cách giáo dục vào nửa cuối thế kỉ XX, kĩ thuật này bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy nhiều môn học, có thể kể đến một số môn như Giáo dục công dân, Công nghệ, Ngữ văn và Lịch sử Tuy nhiên, việc vận dụng kĩ thuật Khăn trải bàn vào giảng dạy ngoại ngữ vẫn chưa phổ biến 2 Khái niệm, đặc điểm, cách thực hiện 2.1 Khái niệm Kĩ thuật Khăn trải bàn là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh, đồng thời phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh 2.2 Đặc điểm  Kĩ thuật này vận dụng tri thức sẵn có của học sinh Mỗi người học có cách tư duy và lượng kiến thức khác nhau, vì vậy sau hoạt động nhóm áp dụng kĩ thuật Khăn trải bàn, vốn hiểu biết của mỗi học sinh sẽ thêm phong phú, đa dạng đa chiều  Hoạt động nhóm hiệu quả hơn bởi mỗi học sinh đều có quyền và nghĩa vụ đóng góp ý kiến, quan điểm về chủ đề đang thảo luận, tránh tâm lý ỷ lại, lười suy nghĩ động não hay không chính kiến  Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề 3 Bộ môn Giáo dục học 2.3 Cách tiến hành  Bước 1: Chia học sinh thành các nhóm, phát giấy A0 (bao gồm Ô trung tâm & Các ô xung quanh theo số thành viên nhóm) Mỗi học sinh ngồi vào vị trí tương ứng với một ô xung quanh  Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cho tất cả các nhóm  Bước 3: Trong thời gian ngắn (giáo viên quy định dựa vào nội dung nhiệm vụ), mỗi thành viên nhóm làm việc độc lập giải quyết nhiệm vụ được giao, đồng thời viết kết quả làm việc vào phần xung quanh của mình  Bước 4: Các thành viên trong nhóm thảo luận, thống nhất câu trả lời Kết quả của nhóm được viết vào Ô trung tâm Ở bước này giáo viên bao quát lớp & giải đáp thắc mắc  Bước 5: Các nhóm trình bày sản phẩm & giáo viên tổng kết hoạt động 3 Đánh giá 3.1 Ưu điểm  Đối với người học: Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, có trách nhiệm của mỗi cá nhân và tinh thần hợp tác phối hợp của cả nhóm Bên cạnh việc gia tăng tri thức, học sinh được rèn luyện các kĩ năng mềm như khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết tinh huống, phân tích & tổng hợp thông tin  Đối với người dạy: Giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu từ tờ giấy A0 của mỗi nhóm 3.2 Hạn chế Kĩ thuật Khăn trải bàn khó áp dụng thường xuyên trong lớp học vì đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị dụng cụ hoạt động cũng như tổ chức hoạt động 4 Bộ môn Giáo dục học  Khắc phục  Giáo viên chủ động chuẩn bị và chia nhóm học sinh từ trước để tiết kiệm thời gian sắp xếp nhóm  Sử dụng bảng phóoc cố định cho mỗi nhóm và bút dạ cho mỗi học sinh Như vậy, kĩ thuật này có thể áp dụng thường xuyên trong cả năm học  Sinh viên cần tìm hiểu và nghiên cứu trước tài liệu để hiểu rõ vấn đề mà mình học trong buổi lên lớp tiếp theo 4 Vận dụng vào bài giảng ngoại ngữ Giảng dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh lớp 3 (trinh độ Beginner)  Bước 1: Bố trí các nhóm học sinh & phát dụng cụ học tập  Bước 2: Giao cho các em một yêu cầu (List all the tools for learning that you know – Hãy kể tên các dụng cụ học tập mà em biết)  Bước 3: Học sinh làm việc cá nhân & trình bày sản phẩm vào ô giấy tương ứng  Bước 4: Các thành viên nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất kết quả của cả nhóm & viết vào ô trung tâm của tờ giấy A0  Bước 5: Các nhóm trình bày sản phẩm & giáo viên tổng kết hoạt động II Phương pháp dạy học góc 1 Lịch sử ra đời và phát triển 5 Bộ môn Giáo dục học Khi so sánh chất lượng giáo dục của Viêt Nam so với thế giới, những nhà giáo dục đã nhận ra được tính cấp thiết của việc phải tìm ra những phương pháp dạy và học mới kích thích hơn khả năng tiềm ẩn của mỗi học sinh Trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai, năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước Chính trong hoàn cảnh ấy, phương pháp dạy học góc (còn gọi là “working in corners”, một phương pháp từ lâu đã được ứng dụng trong giảng dạy tại nhiều quốc gia trên Thế giới) đã được phát huy áp dụng rộng rãi trong giảng dạy ở nước ta vì phương pháp này đáp ứng được nhu cầu học tập tích cực mà nền giáo dục nước nhà đang hướng đến Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp Dạy học góc vào giảng dạy ngoại ngữ vẫn chưa phổ biến 2 Khái niệm, đặc điểm, cách thực hiện 2.1 Khái niệm Phương pháp dạy học theo góc là phương pháp theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí khác nhau trong lớp học Những khoảng không gian này tạo ra môi trường học tập kích thích học sinh học tích cực, học sinh được thực hành, khám phá và trải nghiệm thông qua các hoạt động, qua đó học sinh được học sâu và thoải mái 2.2 Đặc điểm  Người giáo viên cần tạo ra môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể, có tính khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy học sinh tích cực thông qua hoạt động  Sự khác nhau đáng kể về nội dung và bản chất của các hoạt động có tác dụng kích thích học sinh thực hành, khám phá và trải nghiệm 6 Bộ môn Giáo dục học  Quá trình học được chia thành nhiều nhóm nhỏ làm việc tại các khu vực/ góc theo cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập  Người học phải trải qua các góc để có cái nhìn tổng thể về nội dung của bài học Nếu có vướng mắc trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học thì học sinh có thể yêu cầu giáo viên giúp đỡ và hướng dẫn 2.3 Cách tiến hành 2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị  Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để áp dụng dạy học góc đạt hiệu quả -Nội dung: Không phải bài học nào cũng có thể áp dụng phương pháp này hiệu quả Tùy theo môn học, dạng bài học, giáo viên cần cân nhắc xác định những nội dung học tập cho việc áp dụng phương pháp dạy học góc có hiệu quả -Địa điểm: Không gian đủ lớn và số học sinh vừa phải để có thể dễ dàng bố trí nhiều nhóm học sinh làm việc tại các góc khác nhau -Đối tượng học sinh: Khả năng tự định hướng, mức độ làm việc chủ động, tích cực -Năng lực giáo viên: Giáo viên có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học tích cực và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học góc  Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học -Mục tiêu bài học: Đạt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, làm việc độc lập, chủ động của học sinh khi thực hiện học theo phương pháp dạy học góc 7 Bộ môn Giáo dục học -Các phương pháp/kĩ thuật dạy học chủ yếu: phương pháp dạy học góc có thể phối hợp thêm một số phương pháp khác như: Phương pháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương tiện… -Chuẩn bị: thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để học sinh tiến hành các hoạt động Xác định số góc, tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp căn cứ vào nội dung, chủ đề bài học 2.3.2 Tổ chức lớp học theo kĩ thuật Khăn trải bàn, dạy học góc  Bước 1: Bố trí không gian lớp học -Bố trí không gian lớp thành nhiều góc nhỏ, chia học sinh về các góc, sao cho tại mỗi góc học sinh ngồi thành vòng tròn, tạo điều kiện tương tác giữa các thành viên trong nhóm -Đảm bảo đủ tư liệu học tập cần thiết ở mỗi góc  Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập -Giới thiệu tên bài học/nội dung học tập; tên và vị trí các góc -Nêu nhiệm vụ mỗi góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại các góc: 4 góc cùng thực hi n một nộit nột nộii dung và cùng thực hiện mục tiêu học tập nhưnp nhưng theo các phong cách khác nhau và sử dụng các phương ti n/ đồ dùng học tập nhưnp khác nhau Ví dụ:  Góc quan sát: HS có thể quan sát mẫu vật thật hoặc quan sát hình ảnh vật, thí nghiệm, hiện tượng…trên màn hình máy tính hoặc tivi, rút ra kiến thức cần lĩnh hội 8 Bộ môn Giáo dục học  Góc thí nghiệm (Góc trải nghiệm): HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét cần thiết  Góc phân tích: HS đọc tài liệu SGK và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi và rút ra kiến thức mới cần lĩnh hội  Góc áp dụng: HS đọc bảng trợ giúp (chỉ đối với góc xuất phát) sau đó áp dụng để giải bài tập hoặc giải quyết một vấn đề có liên quan đến thực tiễn  Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc -Mọi thành viên trong nhóm đều phải tham gia thảo luận yêu cầu được đưa ra để cùng thống nhất những ý kiến chung tiêu biểu giải quyết vấn đề ấy -Giáo viên theo dõi, phát hiện khó khăn của học sinh để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời -Nhắc nhở thời gian để học sinh hoàn thành nhiệm vụ  Bước 4: Cho 4 nhóm đổi góc nhiệm vụ sau khi hết thời gian đã cho của lần hoạt động góc đầu tiên, tổng cộng đổi góc 3 lần, sao cho mỗi học sinh đều trải qua nhiệm vụ của cả 4 góc  Bước 5: Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể mời các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, sau đó mời các nhóm khác bổ sung nếu ý kiến nhóm trình bày còn thiếu sót Cuối cùng, giáo viên tổng kết hoạt động 3 Đánh giá 3.1 Ưu điểm 9 Bộ môn Giáo dục học  Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của học sinh Học sinh được học sâu và hiệu quả bền vững  Tương tác cá nhân cao giữa giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh  Đối với học sinh: học sinh được tham gia hoàn toàn vào bài học, làm chủ kiến thức cũng như các kĩ năng giao tiếp xã hội Học sinh không còn đóng vai trò khách thể tiếp nhận kiến thức một chiều mà trở thành chủ thể tự tìm hiểu kiến thức dựa trên những tư liệu được giáo viên cung cấp 3.2 Hạn chế  Không gian lớp học: phương pháp sẽ khó áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả đối với không gian lớp học nhỏ nhưng số học sinh lại lớn Nếu như không gian lớp học nhỏ, học sinh sẽ khó di chuyển, tạo ra cảm giác bức bách dẫn đến không thể học tập thoải mái  Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập trong khi số giờ lên lớp của các giáo viên THCS và THPT bị giới hạn trong vòng 45 phút dẫn đến không thể áp dụng phương pháp một cách triệt để và có hiệu quả  Giáo viên cần nhiều thời gian và trí tuệ/năng lực cho việc chuẩn bị và sắp xếp trong khi nhiều lúc kết quả hoạt động không được như ý muốn do bị áp lực từ hai nhược điểm kể trên  Khắc phục  Giáo viên nên áp dụng phương pháp này đối với những bài học ngắn đơn giản đảm bảo học sinh học tập hiệu quả, không bị thiếu thời gian  Giáo viên cần chủ động có những ý tưởng về địa điểm học tập khác lớp học để đảm bảo học sinh có đủ không gian cần thiết cho việc hoạt động góc có hiệu quả 10 Bộ môn Giáo dục học 4 Vận dụng vào bài giảng ngoại ngữ Hoạt động áp dụng trong giờ học ngoại ngữ cho lớp 8A trường THPT Ngô Gia Tự (tương đương trình độ Intermediate)  Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm học sinh ngồi ở 4 góc khác nhau trong lớp (bao gồm Góc Nghe, Góc Nói, Góc Đọc, Góc Viết) Phát các dụng cụ cần thiết cho mỗi nhóm  Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm Nhiệm vụ liên quan đến chủ đề “The ideal life partner” – Người bạn đời lý tưởng  Góc 1 (góc Nghe): Nghe 1 đoạn audio về chủ đề đã cho và ghi lại ý chính về đặc điểm của người bạn đời được cho là lí tưởng từ bài  Góc 2 (góc Nói): Thảo luận về chủ đề đã cho và rút ra ý kiến tiêu biểu nhất theo quan điểm của cả nhóm về hình mẫu người bạn đời ấy  Góc 3 (góc Đọc): Đọc 1 bài đọc về chủ đề đã cho và tóm tắt những ý chính được cho là đặc điểm của 1 người bạn đời cần có trong cuộc đời  Góc 4 (góc Viết): Các thành viên thảo luận, thống nhất ý kiến để viết 1 đoạn văn miêu tả các đặc điểm (đức tính, ngoại diện, phong cách, …) của người vợ/chồng lý tưởng  Bước 3: Học sinh làm việc theo từng góc để ra được sản phẩm trong thời gian quy định Giáo viên theo dõi, phát hiện khó khăn của học sinh để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời  Bước 4: Thực hiện đổi từng nhóm học sinh sang các góc tiếp theo, đảm bảo đổi đủ 3 lần để mỗi học sinh đều được trải nghiệm quá trình học như nhau và lĩnh hội lượng kiến thức bằng nhau  Bước 5: Các nhóm trình bày kết quả & giáo viên tổng kết hoạt động 11

Ngày đăng: 09/03/2024, 07:36

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w