1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Giáo Dục Học - Đề Tài - Kỹ Thuật Khăn Trải Bàn, Phương Pháp Dạy Học Góc

12 49 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Thuật Khăn Trải Bàn – Phương Pháp Dạy Học Góc
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 801,59 KB

Nội dung

Các bước thực hiện kỹ thuật Khăn trải bàn: Tiến trình sử dụng Khăn trải bàn trải bàn gồm 4 bước: Bước 1: Chia HS thành các nhóm tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp để chia nhóm, sau đ

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ :

KỸ THUẬT KHĂN TRẢI BÀN – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GÓC

I Kỹ thuật Khăn trải bàn:

1 Giới thiệu:

Ngày nay, nhu cầu xã hội và khoa học kỹ thuật phát triển đòi hỏi ngành giáo dục nói chung

và nhà giáo dục nói riêng phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học, tạo điều kiện cho người học phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo Để đáp ứng những yêu cầu

xã hội hiện nay, nhiều kỹ thuật dạy học đã được áp dụng với những phản hồi tích cực Một trong

số đó là kỹ thuật Khăn trải bàn

2 Khái niệm:

Kỹ thuật Khăn trải bàn là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt

động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh, phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh

3 Đặc điểm:

- Môi trường học tập tạo cho mỗi học sinh độc lập, có trách nhiệm và thái độ nghiêm túc nghiên cứu cùng một chủ đề

- Học sinh có quyền tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, giáo viên giữ vai trò kiểm tra, hướng cho học sinh có hướng đi đúng đắn cho một chủ đề

- Học sinh cần có những hiểu biết sâu sắc của một chủ đề nhất định để có thể bày tỏ quan điểm

cá nhân trong kỹ thuật

- Đa dạng về nội dung học tập bởi vì khi thực hiện kỹ thuật này, người học hoạt động theo nhóm , cùng trao đổi ý kiến với nhau, từ đó sẽ thu hoạch cho bản thân nhiều ý tưởng hơn

4 Các bước thực hiện kỹ thuật Khăn trải bàn:

Tiến trình sử dụng Khăn trải bàn trải bàn gồm 4 bước:

Bước 1: Chia HS thành các nhóm tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp để chia nhóm, sau đó

phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0

Bước 2: Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung quanh

Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh, trong trường hợp nhóm quá đông thì có thể ghi ý kiến cá nhân vào giấy A4, sau đó đính ý kiến lên giấy A0

Trang 2

Bước 4: Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và viết vào

phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn trải bàn”

5 Đánh giá:

a) Ưu điểm:

- Giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi, tăng cường tính độc lập và trách nhiệm của người học

- Dễ áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề

- Tạo ra nhiều ý tưởng phong phú, giúp học sinh hiểu một vấn đề nào đó một cách sâu sắc hơn

b) Nhược điểm:

- Khi áp dụng kĩ thuật này hầu hết các giáo viên đều sử dụng giấy A0 hoặc A1 như vậy sẽ mất thời gian để chuẩn bị giấy cho mỗi lần sử dụng, thời gian phát giấy, thời gian treo giấy

- Với cách kê bàn ghế ở hầu hết các phòng học hiện nay rất khó để các nhóm học sinh phủ giấy lên bàn cùng viết đáp án hay ý kiến riêng của mình, dẫn tới đùn đẩy nhau viết trước, viết sau gây mất trật tự, mất thời gian, mất đi tính tự giác, chủ động sáng tạo Đặc biệt là những em chậm tiến sẽ trông chờ vào các bạn viết trước để chép lại, làm phản tác dụng của kĩ thuật day học này

c) Cách khắc phục nhược điểm:

Dùng bảng phoóc và bút dạ sẽ hạn chế được những nhược điểm trên:

Giáo viên chia lớp ra làm các nhóm, mỗi nhóm 4 em ngồi ở hai bàn trên, dưới gần nhau Mỗi nhóm tự trang bị một bảng phoóc hình vuông có cạnh (70x70)cm, giẻ lau để sử dụng cho cả năm học, mỗi em một bút dạ để viết bảng Học sinh chỉ cần chuẩn bị một lần để dùng cho mọi tiết học

Để tăng độ cứng, ở viền bảng học sinh nên dùng nẹp nhôm nhỏ Giáo viên cũng bố trí các móc treo để thao tác treo bảng nhanh hơn Đồng thời, việc kẻ bảng chia ô, đánh số thứ tự nhóm vào góc cũng cần được làm sẵn trước đó

Dưới đây là sơ đồ cách để bảng phoóc phủ bàn và tư thế ngồi viết của học sinh trong mỗi nhóm:

Trang 3

Cách kê bảng và tư thế ngồi như trên có thể giúp cho học sinh của mỗi nhóm cùng viết một lúc, trong khi đó nếu phủ giấy lên mặt bàn hẹp, mỗi học sinh lần lượt xoay giấy về phía mình để viết rất mất thời gian và thiếu tính chủ động

Sau khi ý kiến của các thành viên viết xong, phải nhanh chóng thống nhất để đưa ra ý kiến chung của cả nhóm Sau đó, nhóm trưởng viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa theo hướng chính của bảng Để thuận tiện cho việc này, nên để bảng lúc đầu sao cho hướng chính của bảng

về phía nhóm trưởng

Khi thu bảng, giáo viên chia số bảng ra làm hai lượt, mỗi lượt 6 bảng, sau đó treo bảng lên bảng chính như hình vẽ minh họa dưới đây:

Trang 4

Sau loạt thứ nhất, giáo viên gỡ ra để treo loạt thứ hai lên để nhận xét, đánh giá, sau đó, chọn

ra một vài bảng của các nhóm làm tốt nhất để tổng kết lại

Sau mỗi lần sử dụng, ban cán sự lớp lên lấy bảng về cho các nhóm, các nhóm nhận bảng rồi dùng giẻ lau sạch để chuẩn bị cho các lần sau

Như vậy, nếu có ý thức giữ gìn tốt thì chỉ một bảng nhỏ như vậy thôi các nhóm có thể dùng được rất nhiều lần trong cả năm học, còn giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật này nhiều lần trong một tiết dạy mà không mất nhiều thời gian và công sức

6 Vận dụng vào một bài giảng ngoại ngữ: Tiết học tiếng anh lớp 6 dạy từ vựng về chủ đề

Family (gia đình)

Chuẩn bị: băng đĩa cần thiết, ảnh về chủ để gia đình, giấy A0, bút dạ

Tiến hành:

- Chia HS thành các nhóm Chia nhóm 6 người theo mã (ghi số từ 1 đến 6), giao nhiệm vụ thảo luận: viết tất cả các từ về chủ để gia đình và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0

- Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh “khăn trải bàn”

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết ý tưởng vào phần giấy của mình trên “khăn trải bàn”

- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”

- Giáo viên quan sát và giúp đỡ học sinh giải đáp thắc mắc

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung

- Giáo viên nhận xét và đưa ra danh sách các từ vựng cần chú ý với cách phát âm chuẩn nhất cùng ví dụ cụ thể

II Phương pháp Dạy học góc:

1 Giới thiệu:

Do bối cảnh nước nhà hội nhập với quốc tế với nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của người lao động Cùng với đó là nhu cầu của xã hội yêu cầu cấp thiết những nội dung chương trình và phương pháp dạy học trong nhà trường phải có sự chuyển biến

lớn và tác động tích cực đến xã hội Dạy học góc là một trong những phương pháp dạy học đáp ứng một phần yêu cầu đó Ở nước ta, Dạy học góc đã được áp dụng và có một vai trò đáng kể

trong chiến lược giáo dục nước nhà

Trang 5

2 Khái niệm:

Dạy học góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các

nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau

3 Đặc điểm:

- Môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể: lớp học có thể chia được thành 4 đến 5 nhóm, mỗi nhóm tối đa 8 người

- Kích thích học sinh tích cực học thông qua hoạt động: học sinh được chọn góc theo sở thích

và tương đối chủ động, độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ Do đó các em cảm thấy thấy thoải mái và hứng thú hơn

- Đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động: giáo viên sẽ chia nhiều góc, mỗi góc sẽ hoạt động theo nhiều hình thức, yêu cầu khác nhau

- Học sinh được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động, từ mỗi hoạt động, học sinh sẽ thực hiện nhiều yêu cầu khác nhau: phân tích, trải nghiệm, vẽ, từ đó học sinh sẽ rút

ra nhiều kiến thức cho bản thân

4 Cách thức thục hiện kỹ thuật dạy học góc:

a) Giai đoạn chuẩn bị:

Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả Ở bước này, giáo viên

(GV) cần lưu ý, không phải bài học nào cũng có thể tổ chức cho học sinh (HS) học theo góc có hiệu quả Tùy theo môn học, dạng bài học, GV cần cân nhắc xác định những nội dung học tập cho việc áp dụng dạy học theo góc có hiệu quả

Một yêu cầu nữa là nơi tổ chức học phải có không gian đủ lớn và số HS vừa phải có thể dễ dàng bố trí các góc hơn diện tích nhỏ hơn và có nhiều HS Đối tượng HS tham gia học theo góc cần có khả năng tự định hướng, mức độ làm việc chủ động, tích cực

Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học với những nội dung cơ bản sau:

- Mục tiêu bài học: Đạt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, làm việc độc lập, chủ động của HS khi thực hiện học theo góc

- Các phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp học theo góc cần phối hợp thêm một số phương pháp khác như: Phương pháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn

đề, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương tiện…

- Chuẩn bị: Thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để HS tiến hành các hoạt động

- Xác định tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp: Căn cứ vào nội dung, GV cần xác định 3- 4 góc

để HS thực hiện học theo góc:

 Góc quan sát: học sinh có thể quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh, thí nghiệm, hiện tượng…trên màn hình máy tính hoặc tivi, rút ra kiến thức cần lĩnh hội

Trang 6

 Góc trải nghiệm (thí nghiệm): HS có thể tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét cần thiết

 Góc phân tích: HS đọc tài liệu SGK và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi và rút ra kiến thức mới cần lĩnh hội

 Góc áp dụng: HS đọc bảng trợ giúp (chỉ đối với góc xuất phát) sau đó áp dụng để giả bài tập hoặc giải quyết một vấn đề có liên quan đến thực tiễn

- Ở mỗi góc cần có: bảng nêu nhiệm vụ của mỗi góc, sản phảm cần có và tư liệu thiết bị cần cho họat động của mỗi góc phù hợp theo phong cách học hoặc theo nội dung hoạt động khác nhau

- Căn cứ vào nội dung cụ thể mà HS cần lĩnh hội và cách thức hoạt động để khai thác thông tin

GV cần: Xác định số góc và đặt tên cho mỗi góc; xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và thời gian tối đa dành cho HS ở mỗi góc;

- Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho HS hoạt động; hướng dẫn để HS chọn góc và luân chuyển theo vòng tròn nối tiếp;

- Biên soạn phiếu học tập, văn bản hướng dẫn nhiệm vụ, bản hướng dẫn tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đáp án, phiếu hỗ trợ học tập ở các mức độ khác nhau

b) Tổ chức cho HS học theo góc:

Khi tổ chức học sinh học theo góc, giáo viên lưu ý 4 bước sau:

Bước 1: Bố trí không gian lớp học:

Bố trí góc/khu vực học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và phù hợp với không gian lớp học Đảm bảo đủ tài liệu phương tiện, đồ dung học tập cần thiết ở mỗi góc Lưu ý đến lưu tuyến di chuyển giữa các góc

Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập:

- Giới thiệu tên bài học/nội dung học tập; tên và vị trí các góc Nêu sơ lược nhiệm vụ mỗi góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại các góc Dành thời gian cho HS chọn góc xuất phát,

GV có thể điều chỉnh nếu có quá nhiều HS cùng chọn một góc

- GV có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn Khi HS đã quen với phương pháp học tập này, GV có thể cho HS lựa chọn thứ tự các góc theo sơ đồ sau:

Trang 7

Đường đi của HS A Đường đi của HS B

Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc:

HS làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt động GV theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc

Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần)

c) Yêu cầu khi tổ chức dạy học theo góc:

- Khi tổ chức hoạt động học theo góc, giáo viên cần lưu ý đến yêu cầu về nội dung, không gian lớp học, thiết bị dạy học và tư liệu…

- Cụ thể, phải lựa chọn nội dung bảo đảm cho HS khám phá theo phong cách học và cách thức hoạt động khác nhau Phòng học đủ diện tích để bố trí HS học theo góc Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị tư liệu để cho HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng theo các phong cách học

- Về phía GV, cần có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học tích cực và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học theo góc HS có khả năng làm việc tích cực, chủ động độc lập và sáng tạo theo cá nhân và hợp tác

- Cần tổ chức ít nhất là 3 góc với 3 phong cách học và HS cần luân chuyển qua cả 3 góc, HS được chia sẻ kết quả, được góp ý và hoàn thiện

- Số lượng HS trong một lớp vừa phải, khoảng từ 25 – 30 HS thì mới thuận tiện cho việc di chuyển các góc

- Với các bài dạy tiến hành làm thí nghiệm được thì tiến hành góc trải nghiệm nếu không thì cho học sinh quan sát các clip thí nghiệm thông qua góc quan sát

5 Đánh giá:

a) Ưu điểm:

- HS học sâu và hiệu quả bền vững: HS được tìm hiểu học tập theo các phong cách khác nhau, theo các dạng hoạt động khác nhau, do đó HS hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức

- Tăng cường sự tham gia nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của HS: HS được chọn góc theo sở thích và tương đối chủ động, độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ Do đó các

em cảm thấy thấy thoải mái và hứng thú hơn

Trang 8

- Tạo được nhiều không gian cho thời điểm học tập mang tính tích cực: các nhiệm vụ và các hình thức học tập thay đổi tại các góc tạo cho HS nhiều cơ hội khác nhau( khám phá, thực hành, áp dụng, sáng tạo, chơi…) diều này giúp gây hứng thú tích cực cho HS

- Tăng cường sự tương tác cá nhân giữa GV và HS, HS và HS, GV luôn theo dõi và trợ giúp, hướng dẫn khi HS yêu cầu Điều đó tạo ra sự tương tác cao giữa GV và HS, đặc biệt là HS trung bình, yếu Ngoài ra HS còn được tạo điều kiện để hỗ trợ, hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập

- Đáp ứng được sự khác biệt của HS về sở thích, phong cách, trình độ và nhịp độ Nhiều khả năng lựa chọn hơn HS được lựa chọn hoạt động : Các góc khác nhau – cơ hội khác nhau : Khám phá, Thực hành, Hành động, Đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau

b) Nhược điểm:

- Yêu cầu đạt các tiêu chí học theo Học theo góc (Tính phù hợp, Sự tham gia, Tương tác và sự

đa dạng) đòi hỏi nhiều yếu tố và sự đầu tư:

 Tính phù hợp:

 Nhiệm vụ và cách tổ chức hoạt động học tập thực sự là phương tiện để đạt mục tiêu, tạo ra giá trị mới chứ không chỉ là hình thức

 Nhiệm vụ giàu ý nghĩa, thiết thực, mang tính kích thích, thúc đẩy đối với HS

 Sự tham gia:

 Nhiệm vụ và cách tổ chức dạy học mang lại hoạt động trí tuệ ở mức độ cao HS tham gia vào hoạt động một cách chủ động, tích cực

 Biết áp dụng kiến thức vào thực tế

Tương tác và sự đa dạng:

 Tương tác giữa GV và HS, HS với HS được thúc đẩy đúng mức

 Tạo cơ hội cho HS áp dụng những kinh nghiệm đã có

- Học theo góc đòi hỏi không gian lớp học rộng với số lượng HS vừa phải Nếu số lượng học sinh quá đông GV sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động của HS

ở mỗi góc

- Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập

- Không phải bài học/nội dung nào cũng áp dụng được phương pháp học tập theo góc

- Đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm tổ chức, quản lí, giám sát hoạt động học tập cũng như đánh giá được kết quả học tập của HS

c) Cách khắc phục nhược điểm:

- Chọn nội dung bài học phù hợp với đặc trưng của Học theo góc

- Có thể tổ chức 2 góc, 3 hoặc 4 góc tùy theo điều kiện và nội dung của bài học

Trang 9

- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, tư liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập của mỗi góc

- HS được chọn góc xuất phát và thực hiện nhiệm vụ luân phiên qua các góc đảm bảo học sâu

và học thoải mái

- Tổ chức: có nhiều hình thức tổ chức cho HS học theo góc Ví dụ:

 Tổ chức góc theo phong cách học dựa và chu trình học tập

 Tổ chức học theo góc dựa vào hình thành các kĩ năng môn học (Ví dụ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết…trong môn ngữ văn, ngoại ngữ)

 Tổ chức học theo góc liên hệ chặt chẽ với học theo hợp đống trong đó bao gồm các góc

“phải” thực hiện và các góc “có thể” thực hiện

6 Vận dụng phương pháp dạy học góc vào giảng dạy ngoại ngữ:

Ngày nay, phương pháp Dạy học góc đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và đạt được

những hiệu quả nhất định trong nhiều môn học khác nhau Dưới đây là một ví dụ về việc áp dụng

phương pháp này vào giảng dạy một tiết học với chủ đề Leisure activities (hoạt động giải trí)

trong chương trình Tiếng Anh lớp 8 theo giáo trình giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tiết học được tiến hành như sau:

Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, được bố trí ngồi ở bốn góc riêng rẽ trong phòng học

Ở vòng đầu tiên, nhiệm vụ của mỗi nhóm là như sau:

- Nhóm 1: góc Listening: học sinh được yêu cầu nghe một chương trình radio nói về những ưu

và nhược điểm cũng như biện pháp khắc phục nhược điểm của việc sử dụng Internet và hoàn thành bảng theo mẫu bên dưới

Using the Internet

- Nhóm 2: góc Speaking: học sinh được chia ra làm ba nhóm nhỏ đóng các vai học sinh, phụ

huynh và giáo viên để thực hiện nhiệm vụ sau:

 Nhóm nhỏ 1: Các bạn là những phụ huynh Các bạn muốn con mình hiểu được tác hại của việc sử dụng Internet quá nhiều và muốn cấm hoàn toàn việc các con sử dụng Internet

 Nhóm nhỏ 2: Các bạn là những học sinh Các bạn hãy thuyết phục bố mẹ mình để được

Trang 10

 Nhóm nhỏ 3: Các bạn là những giáo viên Các bạn hiểu rõ lợi ích cũng như tác hại của việc sử dụng Internet Các bạn sẽ đưa ra giải pháp sao cho có thể làm cả các học sinh lẫn phụ huynh hài lòng

- Nhóm 3: góc Reading: học sinh được yêu cầu đọc một bài báo nói về lợi ích, tác hại cũng

như biện pháp khắc phục những tác hại của việc sử dụng Internet rồi tóm tắt lại ý chính của bài báo

- Nhóm 4: góc Writing: học sinh được yêu cầu viết một đoạn văn (khoảng 80-100 từ) thể hiện

quan điểm của mình về việc sử dụng Internet

Sau khi vòng một kết thúc, giáo các tráo đổi nhiệm vụ cho các nhóm để thực hiện vòng thứ hai Việc tráo đổi nhiệm vụ như vậy được thực hiện tất cả ba lần Kết quả làm việc trong mỗi vòng của mỗi nhóm sẽ được thu lại và trưng bày sau khi học sinh đã hoàn thành cả bốn vòng thực hiện nhiệm vụ Sau đó, giáo viên tổng kết lại những ý chính trong bài làm của các nhóm để đưa

ra kết luận chung cho bài học

Như vậy, nhờ áp dụng phương pháp Dạy học góc, mỗi học sinh đều được tham gia vào bốn

nhiệm vụ khác nhau qua ba lần tráo đổi, từ đó giúp các em được trải nghiệm nhiều hơn với nhiều hoạt động phong phú, giúp rèn luyện bốn kỹ năng cơ bản trong ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) Trong khi đó, các nhiệm vụ tuy khác nhau về cách thực hiện nhưng nội dung lại hướng về cùng một chủ đề, giúp học sinh nắm chắc hơn nội dung bài học

Ngày đăng: 09/03/2024, 07:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w