1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Giáo Dục Học - Đề Tài - Giáo Dục – là Sự Nghiệp Quốc Gia Hàng Đầu

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục – là Sự Nghiệp Quốc Gia Hàng Đầu
Tác giả Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Thu
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại Bài tập nhóm
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 95,07 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 Môn: Giáo dục học  MỤC LỤC  1 Bối cảnh thời đại .3 1.1 Bối cảnh toàn cầu 3 1.2 Cơ hội và thách thức cho Việt Nam .4 1.3 Thực trạng giáo dục Việt Nam .5 2 Nội dung xu thế .5 2.1 Giáo dục là quốc sách hàng đầu 5 2.2 Chất lượng mới của giáo dục hướng tới phát triển con người và nguồn nhân lực .6 2.3 Những năng lực mà thời đại mới đòi hỏi .7 3 Biểu hiện của xu thế trên thế giới và Việt Nam 8 4 Kết luận 11 2 1 Bối cảnh thời đại 1.1 Bối cảnh toàn cầu Cuối thế kỉ XX - đầu TK XXI đánh dấu sự phát triển vượt bậc trên toàn cầu với ba bước nhảy chính: sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên toàn thế giới, và xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển Thứ nhất, sự phát triển của nền kinh tế tri thức làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội Vì nền kinh tế tri thức lấy tri thức làm động lực nòng cốt để phát triển kinh tế nên yêu cầu mới được đặt ra cho giáo dục: cần hình thành và phát triển một “xã hội học tập” (Learning Society) Nhân loại đã từng phấn đấu để giáo dục đến với từng con người (Education for all) và cố gắng để mọi người đều thấy trách nhiệm xây dựng giáo dục (All for Education) Nhưng, ở thể kỷ này, điều đó chưa đủ Vấn đề là ai cũng học tập, ai cũng phải có nghĩa vụ học vì một đất nước, vì một thế giới phát triển, học hỏi trong những thời gian và không gian cần thiết, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn v.v…, ai cũng có thể làm trò và ai cũng có thể làm thầy để mỗi người được đi vào nhiều dạng khác nhau của tri thức, để tiếp thu những tri thức mà nhân loại sáng tạo ra, và cũng là để tự mình góp phần tạo ra những tri thức mới [1] Thứ hai, cách mạng khoa học công nghệ đã đưa công nghệ thông tin và tri thức lên vị trí hàng đầu Giáo dục và đào tạo cung cấp nhân lực, nhân tài cho sự phát triển của khoa học- công nghệ Thống kê cho thấy, khoảng 30 năm gần đây, lượng kiến thức nhân loại thu được về khoa học và công nghệ bằng tổng số kiến thức đó trong hai ngàn năm trước đó [1] Ngược lại, khoa học – công nghệ cũng tác động lên toàn bộ cơ cấu hệ thống giáo dục Trong bối cảnh này, việc dạy học gắn với thực tiễn được đề cao hơn bao giờ hết, bởi chỉ có gắn thực tiễn với lý thuyết thì mới có thể nghiên cứu, sáng tạo khoa học hiệu quả Ngoài ra, chất lượng đào tạo cũng bị chi phối thêm bởi sự tương tác giữa người học và công nghệ thông tin, hay nói cách khác là khả năng truy cập thông tin trên toàn cầu [2] Thứ ba là xu thế toàn cầu hóa: toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là những quá trình mà các quốc gia vừa hợp tác để phát triển, vừa phải đấu tranh để bảo vệ lợi ích quốc gia mình [3] Để tham gia một cách có lợi vào quá trình toàn cầu hóa, về mặt kinh tế các quốc gia phải tăng hàm lượng tri thức về khoa học và công nghệ, đồng thời phải đào tạo được những con người làm chủ công nghệ mới, nắm bắt nhanh chóng công nghệ hiện đại Về mặt văn hóa, xu thế toàn cầu hóa đã tạo nên sự giao lưu và hội nhập giữa văn hóa các quốc gia Chính vì vậy, nền giáo dục phải đào tạo ra những con người biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại, không ngừng vừa học hỏi vừa gìn giữ, hòa nhập nhưng không hòa tan  Ba xu hướng lớn của thời đại mới như một cơn gió cuốn hút mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam [1] Vai trò của giáo dục – đào tạo trong nền kinh tế tri thức Trích từ http://hoclieu.hou.edu.vn/chi-tiet-bv/vai-tro-cua-giao- duc-dao-tao-trong-nen-kinh-te-tri-thuc.html [2]Cách mạng khoa học – công nghệ với nền giáo dục – đào tạo Trích từ www.vjol.info/index.php/CT/article/view/14997 [3] Xu hướng phát triển giáo dục VN trong bối cảnh TCH và hội nhập kinh tế quốc tế, ý nghĩa thực tiễn đối với dự báo phát triển giáo dục trong các nhà trường hiện nay Trích từ http://vinhphuc.edu.vn/thptphucyen/news/new32405/xu-hng-pht-trin- gio-dc-vn-trong-bi-cnh-tch-v-hi-nhp-kinh-t-quc-t ngha-thc-tin-i-vi-d-bo-pht-trin-gio-dc-trong-cc-nh-trng-hin-nay 3 1.2 Cơ hội và thách thức cho Việt Nam Nền giáo dục Việt Nam trong trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trước mắt vừa có những cơ hội quý giá, vừa phải đối mặt với nhiều thách thức: Về mặt cơ hội trong thời đại mới: + Quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển làm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước khác + Sau hơn 30 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế và xã hội, sự ổn định chính trị làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều so với trước Sự đóng góp về nguồn lực của nhà nước và nhân dân (trong và ngoài nước) cho phát triển giáo dục nước nhà ngày càng được tăng cường, có thêm nhiều điều kiện để hoàn thiện, phát triển hệ thống giáo dục Môi trường giáo dục được cải thiện, mở rộng được các loại hình đào tạo và mở rộng hình thức du học… Về những thách thức mà nền giáo dục nước nhà phải đối mặt: + Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học & công nghệ trên thế giới có thể làm cho khoảng cách kinh tế, tri thức, giáo dục giữa Việt Nam và các nước ngày càng lớn hơn, nước ta có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn + Hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường làm nảy sinh những vấn đề mới, như nguy cơ xâm nhập văn hoá, lối sống không lành mạnh; sự chảy máu chất xám trở thành gánh nặng của giáo dục… + Khả năng xuất khẩu giáo dục kém chất lượng từ một số nước có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục Việt Nam, khi mà năng lực quản lý của ta đối với giáo dục xuyên quốc gia còn yếu, thiếu nhiều chính sách và giải pháp thích hợp để định hướng và giám sát chặt chẽ các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài + Sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt Điều này có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền và giữa các đối tượng người học + Yêu cầu phát triển kinh tế trong thập niên tới không chỉ đòi hỏi số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực Để tiếp tục tăng trưởng vượt qua ngưỡng các nước có thu nhập thấp, Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, giáo dục… Quá trình này đòi hỏi đất nước phải có đủ nhân lực có trình độ Mặc dù 62,7% dân số nước ta trong độ tuổi lao động, nhưng trình độ của lực lượng lao động này còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, còn thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực Cơ cấu đội ngũ lao động qua đào tạo chưa hợp lý Nhu cầu nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục [1] [1] Xu hướng phát triển giáo dục VN trong bối cảnh TCH và hội nhập kinh tế quốc tế, ý nghĩa thực tiễn đối với dự báo phát triển giáo dục trong các nhà trường hiện nay Trích từ http://vinhphuc.edu.vn/thptphucyen/news/new32405/xu-hng-pht-trin- gio-dc-vn-trong-bi-cnh-tch-v-hi-nhp-kinh-t-quc-t ngha-thc-tin-i-vi-d-bo-pht-trin-gio-dc-trong-cc-nh-trng-hin-nay 4 1.3 Thực trạng giáo dục Việt Nam Theo Kết luận số 51-KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa XI ngày 29/10/2012 về Đề án "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế": Tuy nhiên, như nhận định trong Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XI thì đến nay, giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu để làm động lực quan trọng nhất cho phát triển Chính vì vậy mà đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang trở thành một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Hạn chế đáng nói hơn cả là vấn đề đầu tư cho nguồn lực con người , trong giáo dục đào tạo con người là nhân tố quyết định sự thành bại Con người ở đây là nói tới cả đội ngũ quản lý các cấp và những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở các cơ sở [1] Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở Việt Nam, hằng năm có khoảng 3,6% học sinh trong độ tuổi không được đến trường Tỷ lệ học sinh ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nạn bỏ học cao Nếu tính thang điểm 10 thì chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, trong khi Hàn Quốc là 6,91, Ấn Độ là 5,76, Trung Quốc là 5,73, Malaixia là 5,59 điểm [2] Một hạn chế lớn nữa của giáo dục nước ta là đa phần các chương trình đào tạo chưa phải là những cái xã hội cần Nguyên nhân chủ yếu do Việt Nam là nước có truyền thống hiếu học: số người học đông mà số trường tốt thì ít, nên các trường ít phải đổi mới, cập nhật để cạnh tranh Nền giáo dục khép kín ít cho phép cả người học và cán bộ giảng dạy được tiếp thu các hệ thống giáo dục tân tiến hơn của nước ngoài [1] Đảng ta đã nhận định: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, chậm đổi mới” [2] 2 Nội dung xu thế 2.1 Giáo dục là sự nghiệp quốc gia hàng đầu Chủ trương “Giáo dục là sự nghiệp quốc gia hàng đầu” được đề ra tại đại hội khóa VII – 1991, đưa vào hiến pháp năm 1992 và bao gồm bốn điểm chủ yếu: + Mục tiêu về GD-ĐT là mục tiêu hàng đầu của quốc gia + Tổ chức chỉ đạo + chính sách đầu tư được hưởng quyền lợi ưu tiên của quốc gia + Ngân sách mỗi năm một tăng, hệ thống, chính sách vs người dạy và ng học tập ngày càng thể hiện sự tôn vinh của xã hội [1] Giáo dục Việt Nam trước đòi hỏi đổi mới căn bản và toàn diện Trích từ https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N14938/Gia%CC%81o-du%CC%A3c-Vie%CC%A3t-Nam-truo%CC%81c-do%CC %80i-ho%CC%89i-do%CC%89i-mo%CC%81i-can-ba%CC%89n-va%CC%80-toa%CC%80n-die%CC%A3n.htm [2]Vai trò của giáo dục, đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực ở việt nam hiện nay.Trích từ http://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/viewFile/23253/19865 5 + Khuyến khích, phát huy giá trị đức-tài của mọi công dân thông qua giáo dục và đào tạo  Phải nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục là bộ phận quan trọng hàng đầu trong kế hoạch phát triển, cần gắn phát triển giáo dục với nhu cầu phát triển về kinh tế - XH [1] 2.2 Chất lượng mới của giáo dục hướng vào phát triển con người và nguồn nhân lực a Vì sao phải phát triển con người và nguồn nhân lực? - Chất lượng nhân lực là yếu tố quan trọng vì khoa học - công nghệ phát triển, yêu cầu về người lao động ngày càng giảm về số lượng và giá rẻ, thay vào đó là chất lượng cao “Nguồn lực con người là quý báu, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp” Để phát triển nhân lực chất lượng cao thì giáo dục ở vị trí trung tâm (xung quanh là các yếu tố khác như chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số, môi trường sống…) Ví dụ trong lịch sử: Lê-nin nói công việc điện khí hóa toàn nước Nga “không thể do những người mù chữ mà thực hiện được, mà chỉ biết chữ thôi thì cũng không đủ” và đề cao vai trò của giáo dục - Đảng xác định ba mục tiêu mà sự nghiệp giáo dục, đào tạo phải đạt tới là nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, trong đó phát triển nhân lực quan trọng và được ưu tiên hơn - Nhân lực bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, thái độ và phong cách làm việc, kinh nghiệm sống, đạo đức, lý tưởng, chất lượng văn hóa, năng lực chuyên môn, tính năng động trong công việc - Phát triển nguồn nhân lực chính là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm tạo ra sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng để nguồn lực này đáp ứng ngày càng tốt hơn sự phát triển bền vững của đất nước[2] b Vai trò của giáo dục trong phát triển con người & nguồn nhân lực: - Giáo dục tác động vào chính con người với tư cách là chủ thể của hoạt động xã hội nhằm biến đổi chủ thể đó thành con người nhân cách, tăng sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, tăng khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội của con người - Giáo dục, đào tạo góp phần nâng cao trình độ văn hóa, trình độ học vấn, trình độ khoa học - kỹ thuật, xử lý công nghệ, tổ chức quản lý và năng lực hoạt động thực tiễn của người lao động, ảnh hưởng đến thể lực, trí lực, đức dục của con người  Giáo dục tái sản xuất ra năng lực hoạt động của con người, thúc đẩy xã hội phát triển.[2] c Một số giải pháp đổi mới, nâng cao giáo dục, đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay [1] Giáo trình Giáo dục học, Trần Thị Tuyết Oanh Tập I, chương 2 NXB Đại học Sư phạm [2] Vai trò của giáo dục, đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực ở việt nam hiện nay.Trích từ http://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/viewFile/23253/19865 6 + Thứ nhất, đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học Chương trình đào tạo phải toàn diện cả dạy chữ, dạy nghề, dạy người Cần đào tạo cả 2 mảng kiến thức và ý thức lao động + Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề Cần tập trung thực hiện chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn + Thứ ba, thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội Tạo điều kiện và có cơ chế, chính sách mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế đầu tư kinh phí để xây dựng, phát triển hệ thống đào tạo ngay tại doanh nghiệp + Thứ tư, làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Nhà nước cần làm tốt công tác dự báo nhu cầu và thị trường lđ để quy hoạch mạng lưới đại học/cao đẳng/dạy nghề trên cả nước cho phù hợp [1] 2.3 Những năng lực mà thời đại mới đòi hỏi 4 năng lực: Năng lực chuyên môn, năng lực hành động, năng lực xã hội, năng lực cá nhân - Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung – chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động - Năng lực hành động (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề - Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp - Năng lực cá thể (Individual competency): Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm [2]  Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp và tương đương với bốn trụ cột giáo dục của tổ chức UNESCO: [1] Vai trò của giáo dục, đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực ở việt nam hiện nay.Trích từ http://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/viewFile/23253/19865 [2] Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực Trích từ http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng_tr%C3%ACnh_gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_ %C4%91%E1%BB%8Bnh_h%C6%B0%E1%BB%9Bng_ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_n%C4%83ng_l%E1%BB%B1c 7  Các trụ cột giáo dục theo UNESCO 4 năng lực của thời đại mới và 4 trụ cột giáo dục do UNESCO đề ra[1] 3 Biểu hiện của xu thế trên thế giới và Việt Nam Để làm rõ về sự áp dụng của xu thế “Giáo dục – sự nghiệp quốc gia hàng đầu”, từ việc so sánh Nhật Bản – một trong những nền giáo dục thành công nhất thế giới và cùng xu thế với Việt Nam, có thể thấy được cách mà mỗi quốc gia áp dụng xu thế này vào giáo dục nước nhà a Những tư tưởng chung trong việc áp dụng chiến lược Giáo dục là quốc sách hàng đầu: Khiá cạnh Việt Nam Nhật Bản Thứ tự ưu tiên về các chính Giáo dục và đào tạo là quốc Chính sách cải cách giáo dục sách của Chính phủ sách hàng đầu là ưu tiên quốc gia  Giáo dục đứng vị trí trên hết Mục tiêu của giáo dục Mục tiêu của giáo dục là đào Mục đích giáo dục hướng tới [1] Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực Trích từ http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng_tr%C3%ACnh_gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_ %C4%91%E1%BB%8Bnh_h%C6%B0%E1%BB%9Bng_ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_n%C4%83ng_l%E1%BB%B1c 8 tạo con người phát triển toàn phát triển đầy đủ nhân cách, diện có đạo đức, tri thức, sức nuôi dưỡng con người lành khỏe, thẩm mỹ và nghề mạnh về tâm hồn và thể chất, nghiệp, trung thành với lý yêu sự thật và công lý, quý tưởng độc lập dân tộc và chủ trọng giá trị cá nhân, tình yêu nghĩa xã hội; hình thành và lao động và ý thức sâu sắc về bồi dưỡng nhân cách, phẩm trách nhiệm và bổn phận; thể chất và năng lực của công hiện tinn thần độc lập, là dân, đáp ứng yêu cầu của sự người xây dựng quốc gia và nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ xã hội hoà bình [1] quốc  Mục tiêu giáo dục hướng đến sự phát triển của con người, chú trọng cải thiện nguồn nhân lực với các phẩm chất toàn diện Đầu tư cho giáo dục Đầu tư cho giáo dục là đầu tư Nhà nước và chính quyền địa phát triển nhà nước ưu tiên phương có biện pháp hỗ trợ đầu tư cho giáo dục; khuyến tài chính cho những người khích và bảo hộ các quyền, khó khăn về kinh tế để có cơ lợi ích hợp pháp của tổ chức, hội tiếp nhận giáo dục theo cá nhân trong nước, người khả năng của bản thân Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục  Tạo điều kiện để tất cả mọi công dân đều được đi học Quản lý nhà nước về giáo Nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước trung ương không dục hệ thống giáo dục quốc dân trực tiếp kiếm soát việc thành về mục tiêu, chương trình, lập và quản lý các cơ sở giáo nội dung, kế hoạch giáo dục, dục Đề cao thái độ tự chủ, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế chủ động trong việc giáo dục thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, nâng cấp quả lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục  Đề cao tính tự chủ trong giáo dục (quyền lực của nhà [1] Vì sao giáo dục Nhật Bản lại phát triển? Trích từ http://duhocnhat.org.vn/vi-sao-giao-duc-nhat-ban-phat-trien/ 9 nước ở Việt Nam được đề cao vì đặc điểm chính trị khác với Nhật Bản) b Điểm ưu việt của giáo dục Nhật Bản so với giáo dục Việt Nam trong việc thực thi chiến lược Giáo dục là quốc sách hàng đầu Nhật Bản cũng giống như Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á, chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa và văn minh Trung Hoa Nền giáo dục của Nhật Bản không thể nào tách ra khỏi những tư tưởng, triết lý của lý thuyết Khổng giáo Tuy nhiên đặc điểm văn hóa của người Nhật là luôn biết tiếp thu những tinh hóa văn hóa bên ngoài và áp dụng một cách thích hợp với nền văn hóa bản địa Người Nhật tiếp thu song song cả nền văn hóa Trung Hoa lẫn những tiến bộ văn minh phương Tây Chính vì vậy khi nhìn vào hệ thống giáo dục Nhật Bản, bạn có thể thấy nội dung giảng dạy có sự kết hợp đông – tây và mô hình giáo dục theo phương Tây mà cụ thể là mô hình của Mỹ Với mô hình hệ thống giáo dục: 6 – 3 – 3 – 4 tức là 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm đại học Quá trình tái đào tạo, một nét độc đáo của các công ty, xí nghiệp Nhật Bản và cũng chính là điểm ưu việt trong công tác đào tạo thực tiễn cho nguồn nhân lực.Trong khu vực giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp tại Nhật có tới 5 loại hình cơ sở đào tạo là: trường kỹ thuật, trường nông nghiệp, trường thương mại, trường hàng hải và trường bổ túc Tất cả những mô hình đào tạo này luôn được gắn chặt với nơi sản xuất Học tập tại đây, các học viên không chỉ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về khoa học công nghệ mà còn được rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước mọi tình huống sẵn sàng cho công việc sau này Tuy nhiên, khi đến làm việc tại các xí nghiệp, những người công nhân vẫn phải trải qua giai đoạn học nghề để hòa nhập với công việc thực tế một cách từ từ Chính thời kỳ học nghề tại nơi sản xuất sẽ giúp các hoc viên mới tốt nghiệp thích ứng với thế giới thực tế [1] c Làm thế nào để trong những năm tới, Việt Nam có thể bắt kịp các nền giáo dục tiên tiến hơn trong việc áp dụng chính sách Giáo dục là quốc sách hàng đầu? Trước hết phải nói đến việc tiếp thu các tiến bộ giáo dục của nước ngoài một cách linh hoạt, vẫn áp dụng một cách phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, tránh học hỏi về lý thuyết mà xa rời thực tiễn bởi bối cảnh của mỗi quốc gia là khác nhau Trong thời gian gần đây, Việt Nam cũng đã có nhiều tiến bộ, đổi mới có ích, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại Đề án dạy và học Ngoại ngữ 2020 là một ví dụ điển hình cho việc giáo dục tập trung vào các năng lực mà thời đại mới đòi hỏi, đưa ra mục tiêu “đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.” [2] Việc phổ cập ngoại ngữ trên quy mô lớn hứa hẹn sẽ mang đến những thành quả tích cực cho nền giáo dục nước nhà Thứ hai, gắn bài học với thực tiễn là một yêu cầu không thể tránh khỏi trước nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng trong thời đại mới.Đáng buồn thay, đây vẫn còn là một điểm yếu trong công tác giáo dục Việt Nam ở tất cả các cấp Người học không có nhiều cơ hội [1] Vì sao giáo dục Nhật Bản lại phát triển? Trích từ http://duhocnhat.org.vn/vi-sao-giao-duc-nhat-ban-phat-trien/ [2] Quyết định phê duyệt đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" Trích từ http://ulis.vnu.edu.vn/taxonomy/term/291/1825 10 để thực hành những kiến thức, lý thuyết được học, và người dạy cũng ít hướng người học đến với thực tiễn Sau cùng, điều quan trọng hơn trong lao động vân là khả năng thực hành [1] Vì sao giáo dục Nhật Bản lại phát triển? Trích từ http://duhocnhat.org.vn/vi-sao-giao-duc-nhat-ban-phat-trien/ 9 4 Kết luận “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” luôn là chính sách Việt Nam ưu tiên bậc nhất trong giáo dục thế kỉ 21, tuy nhiên nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng chính sách này vào nền giáo dục nước nhà, trước bối cảnh thời đại nhiều thay đổi, tiến bộ trên toàn cầu Đứng trước cả những cơ hội đầy hứa hẹn và những thách thức khó lường, giáo dục Việt Nam cần có thêm nhiều cải tiến, học hỏi từ các nước phát triển trong việc đầu tư cho giáo dục nói chung cũng như đầu tư phát triên nguồn nhân lực hùng hậu mà chúng ta có lợi thế về số lượng nói riêng 11

Ngày đăng: 09/03/2024, 07:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w