Tiểu luận - dân tộc học - đề tài - Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Cơ tu ở Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập hiện nay

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tiểu luận - dân tộc học - đề tài - Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Cơ tu ở Thừa Thiên Huế  trong bối cảnh hội nhập hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

1.3 Một số nét văn hóa của dân tộc Cơtu ở Thừa Thiên Huế

CHƯƠNG 2 : BẢN SẮC VĂN HÓA TRUYÊN THỐNG CỦA DÂN TỘC CƠTU Ở THỪA THIÊN HUẾ.

2.1Văn hóa sản xuất.

2.1.1 Loại hình kinh tế chiếm đoạt.

2.1.2 Loại hình kinh tế sản xuất- sáng tạo.

2.2Văn hóa đảm bảo đời sống.

2.2.1 Về công trình kiến trúc(nhà ở).2.2.2 Về y phục- trang sức.

2.2.3 Về lương thực- thực phẩm.

2.2.4 Về phương tiện giao thông vận chuyển.

2.3Văn hóa chuẩn mực xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC.

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU.1 Lý do chọn đề tài.2 iii

Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi Địa hình có núi, có rừng,có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh nổi tiếng Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá, dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu Đặc biệt quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn.

Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó khăntrong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam.Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ thế kỷ XX đã để lại một hệ quảquan trọng đó là: từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nhất là từ sau chiến

tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế “toàn cầu hóa” Đây là khái niệm

dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạora bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chứchay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu Đặcbiệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tácđộng của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương

Trang 3

mại" nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tưbản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, côngnghệ, thông tin, văn hoá.

Cùng với sự tiến triển của thời gian, xu thế toàn cầu hóa ngày càng cónhững thay đổi, đặc biệt là trong những năm đầu thế kỷ XXI xu thế toàn cầuhóa đã kéo theo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ chưatừng thấy Hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời haiviệc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khuvực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóanền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thểchế kinh tế khu vực và toàn cầu.

Trong những năm gần đây, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnhmẽ, trên quy mô ngày càng lớn Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộccách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và mạng thông tin toàn cầu, “ngôinhà” thế giới dường như trở nên “nhỏ bé” hơn Hội nhập quốc tế tạo ra cơhội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khókhăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển

Thế giới hội nhập với những thay đổi lớn, đa dạng và phức tạp, có ảnhhưởng dưới hình thức này hay hình thức khác, với các mức độ khác nhauđến bất cứ quốc gia nào và cá nhân nào Bên cạnh những ảnh hưởng tích cựcnhư: thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh việc xã hội hóa LLSX, đưa lại sự tăngtrưởng cao, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh trạnh…nhưng quá trình hội nhập cũng có những mặt trái gây ảnh hưởng đến cácquốc gia Sự ảnh hưởng của quá trình này không chỉ về phương diện kinh tế.Bất luận tham gia chủ động hay buộc phải cuốn theo một cách bị động vàoquá trình toàn cầu hoá kinh tế thì văn hóa dân tộc đều phải tiếp xúc, giao

Trang 4

thoa với các nền văn hóa khác trên thế giới, đều thôi thúc từng dân tộc suynghĩ xem phải ứng xử với xu thế lịch sử này như thế nào?

Việt Nam cũng là một quốc gia tham gia vào quá trình toàn cầu hóa vàcũng đang trên con đường hội nhập nên cũng không thể tránh khỏi nhữngảnh hưởng từ quá trình này Vì thế, cơ hội và thách thức của chúng ta khi hộinhập với khu vực và thế giới không phải là “nhất thành bất biến”, mà đanxen lẫn nhau, tác động sâu rộng không chỉ đến lĩnh vực kinh tế, mà đến mọilĩnh vực của đời sống xã hội, đến từng tổ chức và con người đặc biệt là vănhóa Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó có nhiều dân tộc thiểu sốsống chủ yếu ở các vùng cao, vùng sâu vùng xa nên việc quản lý và pháttriển gặp nhiều khó khăn

Riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng đã có nhiều dân tộc thiểu sốsinh sống, đa phần các dân tộc này sống ở vùng miền núi phía Tây của tỉnh,có trình độ dân trí chưa cao trong đó có dân tộc Cơ tu – một dân tộc sống ởđầu ngọn nước và có mức ảnh hưởng tương đối lớn ở Huế Nên nguy cơ bịtác động của những yếu tố tiêu cực của quá trính toàn cầu hóa và hội nhập làrất lớn.

Trước bối cảnh chung đó, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóatruyền thống của các dân tộc ở Việt Nam trong đó có dân tộc Cơ tu ở tỉnhThừa Thiên Huế là một nhiệm vụ quan trọng góp phần vào công cuộc xâydưng nền một nền văn hóa Việt Nam đa dạng trong thống nhất, tiên tiến,đậm đà bẳn sắc dân tộc và chuẩn bị những tiền đề, bản lĩnh văn hóa vữngvàng trước bối cảnh hội nhập và phát triển của đất nước.

Trang 6

Ở Thừa Thiên Huế là một tỉnh có diện tích nhỏ hẹp nhưng lại có địa hìnhđa dạng: có đồng bằng, đồi núi và giáp biển Dân tộc Cơ tu sinh sống ở vùngmiền núi phía Tây của Thừa Thiên Huế, dọc dãy Trường Sơn Bắc VùngTrường Sơn Bắc chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến địa phận huyệnPhú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế thì đổi hướng đâm ra biển cho ba nhánh, màlớn nhất và có ý nghĩa nhất là dãy Bạch Mã Hai nhánh nhỏ hơn là PhướcTượng và Phú Gia đâm ra biển thành hai mũi Chân Mây Tây và Chân MâyĐông ôm lấy vịnh Chân Mây hướng ra biển mở.

Cũng chính do vị trí địa lý và địa hình đặc biệt mà Thừa Thiên Huế cóchế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc trưng với nền nhiệt độ cao,bức xạ dồi dào, và đặc biệt là chế độ mưa của vùng đất này không giống bấtkỳ nơi nào khác ở Việt Nam Thừa Thiên Huế nằm ở vĩ tuyến 16 độ vĩ Bắcnằm chính giữa vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, nơi giao thoa của haimiền khí hậu nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt đới ở phía Bắc Sự trùng hợplạ lùng đã xảy ra khi hai miền khí hậu gặp nhau đúng vào vị trí của dãy núiBạch Khối núi Bạch Mã dạng vòm theo hướng á vĩ tuyến, với những đỉnhnúi cao trung bình khoảng 1.250 mét, đóng vai trò một bức tường thiênnhiên ngăn chặn gió mùa Đông Bắc không cho vượt vào Nam, làm cho ThừaThiên Huế nói chung và vùng Nam Đông - Phú Lộc nói riêng – địa bàn sinhsống chủ yếu của dân tộc Cơ tu trở thành trung tâm mưa lớn nhất nước.

Dân tộc Cơ tu cư trú ở vùng đồi núi phía Tây, Tây Nam và phía Nam củatỉnh, nơi tập trung các đá cứng macma, biến chất và trầm tích gồm nhiều loạikhác nhau (chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên).

1.2 Điều kiện nhân văn

Sau năm 1975, Huế là tỉnh lị của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) gồm 18phường, 22 xã, đến năm 1989 Thừa Thiên tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên.

Trang 7

Mặc dù trải qua nhiều biến động của thời cuộc nhưng Huế vẫn thể hiện rõ làmột trung tâm chính trị, văn hóa - du lịch, giáo dục - đào tạo và khoa học -kỹ thuật quan trọng của đất nước Việt Nam.

Tính đến năm 2010, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.090.879 người(540.172 nam; 550.707 nữ) Về phân bố, có 470.907 người sinh sống ởthành thị và 619.972 người sinh sống ở vùng nông thôn.

Trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở Thừa Thiên Huế thì các dân tộc:

Cơtu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều được xem là người bản địa sinh sống ở phía Tâycủa tỉnh Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, các dân tộc này đã tạo chomình bản lĩnh dân tộc và nét văn hóa đặc trưng, thống nhất trong đa dạng,làm nên một tiểu vùng văn hoá ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế Trong đó,văn hóa của dân tộc Cơ tu đã góp phần khá quan trọng trong việc tạo nên nét

đặc trưng của xứ Huế “chiếc nón bài thơ” – nơi mà suốt mấy thế kỷ qua,

bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho mộtnền văn hoá đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh thành một bức cảnh thiên nhiêntuyệt vời với sông núi hữu tình thơ mộng.

Người Cơ Tu (còn gọi làngười Ca Tu, Gao, Hạ, Phương,Ca-tang) là một dân tộc nói ngôn

ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer.Dân tộc này có dân số khoảng trên76 nghìn người Tại Việt Nam,theo điều tra dân số 1999 thì dântộc này có dân số 50.458 người[1],cư trú chủ yếu trên dãy núi

Trường Sơn, tại các huyện như: Lễ hội của đồng bào dân tộc Kơtu ở huyện Nam Đông

Trang 8

Đông Giang, Tây Giang, (Quảng Nam), A Lưới, Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế).

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cơ Tu ở Việt Nam códân số 61.588 người, cư trú tại 38 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Người CơTu cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Nam (45.715 người, chiếm 74,2 %tổng số người Cơ Tu tại Việt Nam), Thừa Thiên-Huế (14.629 người, chiếm23,8 % tổng số người Cơ Tu tại Việt Nam), Đà Nẵng (950 người), thành phốHồ Chí Minh (54 người).

Hiện nay có rất ít thông tin về lịch sử nguồn gốc người Cơ tu Chúng tađều biết rằng người Cơ Tu là cư dân cư trú lâu đời ở miền núi tây bắc tỉnhQuảng Nam, tây nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền khoảnh với địa bàn phân bốtộc Cơ Tu bên Lào Họ thuộc số cư dân cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn -Tây Nguyên.

Qua một số nghiên cứu gần đây chưa được công báo thì một số nhànghiên cứu xác định rằng Cơ tu là một bộ phận cư dân của vương quốcChămpa thuộc tiểu vương quốc Amaravati ở phía bắc (tức Quảng Nam, ĐàNẵng, Bình Trị Thiên) Đây là một tiểu vương quốc giàu mạnh Rất có thểhọ là một trong những người góp phần làm ra nền nghệ thuật điêu khắcChămpa cổ như ta biết hiện nay Vì người Cơ tu rất khéo tay, biết chạm trổvà đẽo tượng, nghề thủ công như đan, dệt, họ là những người giỏi nhất củaĐông Dưong Có thể lúc đầu người Cơ tu sống ở miền duyên hải nhưng vìnhững biến thiên của lịch sử buộc họ phải lên vùng cao.

Theo sử sách triều Nguyễn còn chép dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị,người Cơ tu thường hay tiến hành những "cuộc săn máu" đối với người Việt(gọi là "giặc mùa") Họ tin rằng làm như thế để vừa lòng thần ác, tránhnhững tai nạn khủng khiếp cho làng và cầu được mùa Những cuộc tấn công

Trang 9

này nhiều đến nỗi chính quyền triều Nguyễn phải tổ chức những cuộc tiểutrừ, truy quét hoặc thuyết phục Từ cách mạng tháng Tám 1945 đến nay nhờchính sách Kinh - Thượng đoàn kết của Đảng Cộng sản Việt Nam, người Cơtu cùng chung sức với người Kinh kháng chiến chống Pháp Trong khángchiến chống Mỹ, các buôn làng Cơ tu là chỗ dựa, chỗ che giấu cán bộ cáchmạng trong những năm tháng giặc khủng bố khốc liệt, đồng thời đó là nhữngcăn cứ cách mạng vững chắc làm bàn đạp giải phóng đồng bằng, thống nhấtđất nước.

Hiện nay ở Thừa Thiên Huế, dân tộc Cơ tu tập trung chủ yếu ở miền núiphía tây huyện Phú Lộc và tây nam huyện A Lưới Dù được gọi bằng nhiềutên như Kha tu, Ka tu, K’ tu, (là sự phiên âm và cách viết chệch của tộcdanh Cơ tu) hoặc Cao, Hạ, (tên gọi theo địa danh) nhưng Cơ tu là tên gọi

chính được đồng bào thừa nhận với nghĩa là “người sống ở đầu ngọnnước”.

1.3 Một số nét văn hóa của dân tộc Cơ tu ở Thừa Thiên Huế

Dân tộc cơ tu ở Thừa Thiên Huế không nhiều nhưng sống chan hòa, đanxen, đoàn kết với các dân tộc khác cùng chung sống trên dải đất miền TrungTrường Sơn chật hẹp đầy nắng và gió Lào, đồng bào dân tộc Cơ tu ở Huế đãcó sự giao lưu và ảnh hưởng với các dân tộc khác về phong tục tập quán sảnxuất, sinh hoạt văn hóa…

Những nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa của dân tộc Cơ tu vớicác dân tộc khác ở Huế đã làm cho bức tranh đời sống văn hóa trong khuvực miền Trung có nhiều mảng màu sắc thái khác nhau Cũng như các dântộc khác trong tỉnh, nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Cơ tu là nền văn hóahình thành trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp nương rẫy, tự cấp, tự túc, phụthuộc nhiều vào tự nhiên, gắn bó hòa quyện với thiên nhiên, mang nhiều dấu

Trang 10

ấn của chế độ mẫu hệ và tàn dư của chế độ công xã thị tộc nguyên thủy Cácgiá trị văn hóa, văn nghệ cổ truyền của dân tộc Cơ tu phản ánh mơ ước,nguyện vọng ấm no, sung túc của con người nông nghiệp dù đang ở giaiđoạn thấp của sự phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, đồng bào dân tộc Cơtu ở Thừa Thiên Huế rất giàu khả năng sáng tạo và biểu cảm nghệ thuật,hình thành nên những đặc trưng văn hóa của riêng cư dân ở đầu ngọn nướcnày.

CHƯƠNG 2 Bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ tu ởThừa Thiên Huế

Nhắc đến những sắc thái đặc sắc của văn hóa người Cơ tu người ta sẽ nhớngay đến sắc thái văn hóa công đồng với những bộ phận như:

2.1 Văn hóa sản xuất.

2.1.1 Loại hình kinh tế chiếm đoạt.

- Đây là loại hình hoàn toàn phụthuộc vào tự nhiên, khai thác từ tựnhiên Trước đây hình thưc hái lượmNhư phần đông các dân tộc cư trú ởvùng Trường Sơn-Tây Nguyên, ngườiCơ tu chuyên sống bằng trồng trọt

trên rẫy theo kiểu du canh, du cư: canh tác theo lối phát cây bằng rìu và daoquắm, rồi đốt, sau đó dùng gậy chọc lỗ để tra hạt giống, làm cỏ bằng cái nạocó lưỡi sắt uốn cong, tuốt lúa bằng tay Vật nuôi chủ yếu là trâu, lợn, dê,gà…, chăn nuôi theo phương thức thả rông, chỉ một số ít gia đình làmchuồng trại với vài chục con trâu Hoạt động kinh tế săn bắn và hái lượmvẫn còn giữ vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày và nghề truyềnthống như đan lát, gốm, dệt,… Vì thế, công cụ lao động của họ khá nghèo

Trang 11

nàn như rìu, dao, gậy chọc lỗ tra hạt Kinh tế hàng hoá hạn hẹp, hình thứctrao đổi vật đến nay vẫn thông dụng.

- Về công trình kiến trúc: Nhàcủa người Cơ tu là nhà sàn, nhỏ vàthấp, mái uốn khum ở hai hồi tựadáng mai rùa, đầu nóc nhà thường nhôlên một đoạn khau cút đơn giản.Trước kia trong nhà có nhiều cặp vợchồng và con gái cùng sinh sống,thường là các gia đình của những anhem trai với nhau Toàn bộ nhà ở tronglàng dựng thành một vòng, quâyquanh khoảng trống ở giữa Bao giờnhà cũng có một cây cột cái ở chínhgiữa để đỡ cây đòn nóc, xung quanh

có nhiều cột khác nối với cây đòn nóc bằng các kèo gỗ, được che kín bằngcác liếp tre hoặc nứa cao từ sàn đến mái… Ngôi nhà rông/nhà gươl cao, to,đẹp hơn cả là nơi tiếp khách chung, hội họp, cúng tế, tụ tập chuyện trò vuichơi của cư dân trong bản làng Ngoài nhà ở và nhà gươl, người Cơ tu còncó nhà kho để cất lúa, nhà rẫy để nghỉ trưa, nhà mồ để che nắng che mưa chongười chết.

- Về y phục, trang sức: Trangphục đàn ông Cơ tu cởi trần, đóng khố.Nam giới người Cơ Tu đóng khố, ởtrần, đầu hoặc vấn khăn hoặc để tócngắn bình thường Khố có các loại

Trang 12

bình thường (không trang trí hoa văn và ít màu sắc), loại dùng trong lễ hộidài rộng về kích thước và trang trí đẹp với màu sắc và hoa văn trên nềnchàm Mùa rét, họ khoác thêm tấm choàng dài hai, ba sải tay Tấm choàngmàu chàm và được trang trí hoa văn theo nguyên tắc bố cục dải băng truyềnthống với các màu trắng đỏ, xanh Người ta mang tấm choàng có nhiều cách:hoặc là quấn chéo qua vai trái xuống hông và nách phải, thành vài vòng rồibuông thõng xuống trùm quá gối Lối khoác này tay và nách phải ở trên, tayvà vai trái ở dưới hoặc quấn thành vòng rộng từ cổ xuống bụng, hoặc theokiểu dấu nhân trước ngực vòng ra thân sau Đối với phụ nữ: cũng thường cởitrần, chỉ buộc một mảnh vải như cái yếm che ngực, mặc váy ngắn đến gối Họmặc váy ngắn đến đầu gối, mùa lạnh khoác thêm tấm chăn Họ thường mặcáo chui đầu khoét cổ, thân ngắn tay cộc Về kỹ thuật đây có thể là một trongnhững loại áo giản đơn nhất (trừ loại áo choàng chỉ là tấm vải) Áo loại nàychỉ là hai miếng vải khổ hẹp gập đôi, khâu sườn và trừ chỗ tiếp giáp phíatrên làm cổ Khi mặc cổ xòe ra hai vai thoạt tưởng như áo cộc tay ngắn Áođược trang trí ở vai, ngực, sườn, gấu, với các màu đỏ, trắng trên nền chàm.Váy ngắn cũng được cấu tạo tương tự như vậy : theo lối ghép hai miếng vảikhổ hẹp gập lại thành hình ống Nam và nữ Cơ tu thường búi tóc, trên có gimnhững chiếc răng lợn, lông nhím hoặc que tre vót nhọn, ở một số nơi cắt tócngắn, xén bằng ở trước trán kiểu mái tranh và có tục xăm mình, xăm mặt vớicác hình vẽ đa dạng, ngoài ra một số nơi có tục cưa răng cho thanh niên namnữ đến tuổi trưởng thành kèm theo lễ đâm trâu Họ thích mang các đồ trangsức như vòng cổ, vòng tay đồng hồ (mỗi người có khi mang tới 5,6 cái),khuyên tai bằng gỗ, xương, hay đồng xu, vòng cổ bằng đồng, sắt cũng nhưcác chuỗi hạt cườm, vỏ sò, mã não Nhiều người còn đội trên đầu vòng trecó kết nút hoặc những vòng dây rừng trắng (rơnơk) và cắm một số loại lôngchim Một vài vùng có trục cưa răng cho nam nữ đến tuổi trưởng thành khi

Trang 13

đó làm tổ chức lễ đâm trâu Ngoài ra người Cơ Tu còn có tục xăm mình,xăm mặt.

- Về lương thực-thực phẩm: Người Cơ Tu thường ngày ăn cơm tẻ,ngày lễ hội có thêm cơm nếp Ăn bốc là tập quán cổ truyền Họ thích cácmón nướng, ướp và ủ trong ống tre, uống nước lã (nay nhiều người đã dùngnước chín), rượu mía, rượu tà- vạk (chế từ một loại cây rừng, họ dừa) vàrượu làm từ gạo, sắn v.v là những loại rượu thường được người cơ tu sửdụng Họ hút thuốc lá bằng tẩu

- Về phương tiện giao thông, vận chuyển: Người Cơ tu thường vậnchuyển hàng hóa, lương thực bằng gùi Gùi đeo sau lưng nhờ đôi quai quàngvào hai vai Có loại gùi đan dày, gùi đan thưa, với các cỡ thích hợp vớingười dùng Ðàn ông có riêng loại gùi ba ngăn (gùi cánh dơi).

2.2 Văn hóa chuẩn mực xã hội

- Làng: Làng bản của người Cơ

tu - (vel) là đơn vị cư trú, là đơn vị tự

quản trong xã hội truyền thống.Trong xã hội, tuy đã có sự phân hoágiàu nghèo nhưng chưa phân chiathành giai cấp Mỗi làng có một khuvực riêng để ở, trồng trọt, chăn nuôi,

săn bắn và thu hái lâm thổ sản, được bố trí theo hình tròn hoặc bầu dục, ởnhững nơi cao ráo, tương đối bằng phẳng và gần nguồn nước, có cấu trúctheo kiểu làng phòng thủ Làng có sân làng, giữa sân có một cột (để làm lễ

đâm trâu), nhà chung - gươl (thường là nhà sàn) được dựng ở vị trí trang

trọng và được trang trí nhiều hình động thực vật bằng gỗ, được chạm khắcrất công phu,… dùng làm nơi tiếp khách trọng, hội họp, cất giữ các đồ quý

Trang 14

của làng Những năm gần đây, một số làng đã không còn tuân thủ kiểu làngtruyền thống, tuy vậy, vẫn phải theo nguyên tắc (hướng các cây đòn nóc củanhững nhà kề cận không được đâm vào nhau)

- Bộ máy tổ chức: Đứng đầu bản làng của người Cơ tu là có chủ làng

(ta ko vel) do hội đồng già làng bầu ra Bên cạnh chủ làng có người chỉ huyquân sự (tako tak cọp) lo việc luyện tập, chỉ huy và tổ chức các cuộc “săn

đầu người” Vị già làng và những người trong hội đồng già làng thường làngười cao tuổi, am hiểu về lịch sử, văn hóa của dân tộc, bản làng và có uy

tín trong làng Người Cơ tu còn có tổ chức capu hay tô, giống như họ của

người Việt, đó là những người có cùng một ông tổ chung, cùng dấu hiệunhận nhau và liên quan đến một huyền thoại hay một tập tục kiêng kỵ nhất

định, đứng đầu capu là ta ko capu - có trách nhiệm giải quyết các việc xảyra trong capu hoặc giữa capu với làng

- Dòng họ, hôn nhân và giai đình: Hình thức hôn nhân một vợ mộtchồng và cư trú bên chồng, về nguyên tắc là ngoại hôn, một chiều và dâychuyền Tuy nhiên, còn những biểu hiện của hôn nhân nguyên thuỷ (hônnhân cướp đoạt; hôn nhân anh em chồng; hôn nhân chị em vợ; đàn bà goácòn có thể ăn ở với bố chồng, cũng như con trai có thể ăn ở với vợ lẽ của bốđẻ hoặc bố vợ khi bố đẻ hay bố vợ qua đời…) Chế độ phụ quyền ở ngườiCơ tu đã khá vững chắc, người chủ gia đình, có quyền hành và được thừa kếtài sản đều là đàn ông.

- Phong tục, lễ hội: Trong đờisống hằng ngày của người Cơ tu,quan niệm về “vạn vật hữu linh” vớicác hình thức biểu hiện như Totemgiáo, bái vật giáo, những tập tục kiêngcữ vẫn còn in đậm trong nếp nghĩ,

Ngày đăng: 12/05/2024, 13:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan