1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Giáo Dục Học - Đề Tài - Phương Pháp Dạy Học Làm Việc Hợp Tác (Cooperative Learning)

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM Môn: Giáo dục học Chủ đề: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀM VIỆC HỢP TÁC (COOPERATIVE LEARNING) 1 MỤC LỤC I Lịch sử ra đời và phát triển 3 II Khái niệm, đặc điểm và cách thức thực hiện 4 1 Khái niệm 4 2 Đặc điểm 4 3 Cách thức thực hiện 7 III Vận dụng vào bài giảng ngoại ngữ 8 Tài liệu tham khảo 10 2 I LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN George Bernard Shaw, nhà soạn kịch nổi tiếng người Anh, từng đoạt giải Nobel Văn học đã từng nói: “Bạn có một quả táo, tôi có một quả táo, chúng ta trao đổi với nhau thì bạn và tôi mỗi người có một quả táo Nhưng nếu bạn có một ý tưởng, tôi có một ý tưởng và chúng ta trao đổi ý tưởng cho nhau, thì tôi và bạn mỗi người có hai ý tưởng” Qua câu nói của nhà soạn kịch thiên tài, chúng ta thấy rằng mỗi người đều có những điểm mạnh và những hạn chế nhất định và nếu làm việc hợp tác, chúng ta hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh mới về vật chất, trí tuệ, tinh thần Hơn nữa, con người vốn có tính tự trọng, muốn được người khác đánh giá cao, vì vậy trước tập thể họ thường cố gắng để thể hiện bản thân mình Đặc biệt là trong xã hội hiện đại, con người thường phụ thuộc, chịu sự ràng buộc lẫn nhau ở những mức độ nhất định Đó chính là những cơ sở tâm lí-xã hội học của dạy học hợp tác Dựa trên cơ sở đó, các nhà giáo dục học đã hình thành và phát triển Dạy học làm việc hợp tác trở thành một trong những phương pháp dạy học phổ biến nhất hiện nay Trong đó, không thể không nhắc đến John Dewey, nhà giáo dục theo xu hướng thực dụng Mỹ, được coi là người đầu tiên khởi xướng ra xu thế dạy học hợp tác vào 3 đầu những năm 1900 Tiếp đến, nhiều công trình nghiên cứu của nhà tâm lý học người Mỹ Elliot Aronson cho thấy rằng, thành tích cá nhân cũng như tập thể luôn luôn cao hơn khi mọi người hợp tác với nhau thay vì ganh đua, nguyên nhân là vì tư tưởng cạnh tranh (chỉ có được hoặc mất) sẽ làm người ta căng thẳng và lo lắng nhiều hơn trong cuộc đua; còn trong môi trường hợp tác, mọi người đều muốn làm việc và giúp đỡ lẫn nhau để cùng đạt được mục đích Những năm gần đây, David W.Johnson và Roger T.Johnson thuộc trường Đại học Minnesota cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát triển giáo dục hợp tác thành một trong những phương pháp dạy học hiện đại nhất hiện nay Ở Việt Nam, học tập hợp tác đã hình thành từ rất sớm, ông cha ta có câu: “Học thầy không tày học bạn” Hiện nay, phương pháp dạy học này đã được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các môn học, ngành học, đặc biệt là trong giáo dục đại học II KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH THỰC HIỆN 1 KHÁI NIỆM Dạy học hợp tác là một quá trình tương tác giữa các thành viên trong nhóm, qua đó tất cả các thành viên tham gia đều đạt được mục tiêu chung thông qua sự trao đổi kiến thức và kỹ năng Mọi thành viên của nhóm đều bình đẳng và có trách nhiệm với kết quả đạt được (N.T Thang, 2007) 4 Dạy học làm việc hợp tác là một khái niệm hoàn toàn phân biệt với dạy học làm việc nhóm Trong làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm mỗi người đảm nhận một phần khác nhau của nhiệm vụ, đảm bảo tính tự chủ, sau đó ghép lại thành kết quả hoàn chỉnh Đối với làm việc hợp tác, tất cả các thành viên tương tác lẫn nhau để đưa ra sản phẩm 2 ĐẶC ĐIỂM 2.1 4 đặc trưng cơ bản Có 4 đặc điểm quan trọng nhất mà mỗi một giờ học hợp tác phải đảm bảo được: a) Hoạt động xây dựng nhóm Tất cả các mô hình của dạy học hợp tác đều dưới dạng tổ chức nhóm hoặc tổ chức lớp học Dạy học hợp tác đòi hỏi sự cộng tác giữa các thành viên, khác với kiểu học cá nhân (tự học hoặc một thầy một trò) Sản phẩm sau cùng là sản phẩm chung của cả nhóm, chứ không phải sản phẩm riêng của từng thành viên sau đó ghép lại, từng thành viên chỉ chịu trách nhiệm về phần riêng của mình mà không hiểu rõ về phần của những người khác b) Ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân Để dạy học hợp tác thành công, điều kiện bắt buộc với mỗi thành viên là phải có ý thức trách nhiệm, tính tổ chức và sự tự giác cao Sự thành bại của kết quả phụ thuộc vào tất cả các thành viên chứ không phải một hay một vài người 5 c) Sự tác động tương hỗ Trong dạy học hợp tác các thành viên tương tác trực tiếp với nhau theo mối quan hệ hai chiều, không qua trung gian Khi một thành viên trong nhóm gặp vấn đề thì tất cả các thành viên khác hỗ trợ d) Kỹ năng hợp tác nhóm Dạy học hợp tác tạo môi trường lý tưởng cho người học phát triển kĩ năng giao tiếp và khả năng hợp tác Các phương pháp dạy học cá nhân không thể có được khả năng quan trọng này Khi tham gia dạy học hợp tác người học phải sử dụng nhiều kĩ năng giao tiếp xã hội, vì vậy các kĩ năng này sẽ được rèn luyện, củng cố và phát triển Trong các đặc điểm trên, kỹ năng hợp tác nhóm là đặc điểm quan trọng nhất, giúp phân biệt phương pháp dạy học hợp tác với các phương pháp học tập khác 2.2 Ưu, nhược điểm Ưu điểm a) Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học: Dạy học làm việc hợp tác đặt người học vào một môi trường học tập mà ở đó mọi thành viên phải nỗ lực, cố gắng phát huy hết năng lực, sở trường của bản thân Hơn nữa, người học còn học tập qua so sánh bản thân với các thành viên khác trong tập thể 6 b) Tận dụng được năng lực và trí tuệ tập thể: Phương pháp dạy học này giúp người học giải quyết được nhiều khó khăn phức tạp nhờ sự tổng hợp những ý kiến, phương án giải quyết vấn đề khác nhau Học sinh nhìn vấn đề khách quan, nhiều chiều hơn Người học còn có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau, không chỉ từ thầy cô mà cả từ bạn bè c) Người học được hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết trong các quan hệ xã hội Đó là tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, đoàn kết, tự tin Mỗi người trong nhóm đều có thể học cách làm việc cùng nhau d) Tạo một không khí học tập thân thiện, vui vẻ, thỏa mái Khi trao đổi, làm việc với bạn, người học sẽ cảm thấy tự nhiên, thỏai mái, ít áp lực hơn khi tiếp xúc với thầy Người học dễ thể hiện bản thân, dễ nói lên các cảm xúc, suy nghĩ của mình hơn, đặc biệt là các học sinh rụt rè, nhút nhát  Nhược điểm a) Nếu không tổ chức tốt dễ có tình trạng những thành viên khá giỏi giữ vai trò lấn át, một số khác ỷ lại không chịu làm việc, dựa dẫm Một số học sinh do nhút nhát hoặc vì một lí do nào đó không tham gia vào hoạt động chung của nhóm, nên nếu giáo viên không phân công hợp lí có thể dẫn đến tình trạng chỉ có một vài học sinh khá tham gia còn đa số học sinh khác không hoạt động 7 b) Ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau, đặc biệt đối với các môn Khoa học xã hội, gây khó khăn cho việc hợp tác trong nhóm để đưa ra ý kiến chung c) Thời gian có thể bị kéo dài, vậy nên giáo viên thiếu thời gian truyền đạt các kiến thức khác d) Dạy học hợp tác đòi hỏi phải có thời gian và không gian thích hợp Với những lớp có sĩ số đông hoặc lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì khó tổ chức hoạt động nhóm Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác 3 CÁCH THỨC THỰC HIỆN Phương pháp làm việc hợp tác tiến hành theo ba khâu và sáu bước, cụ thể như sau: Khâu 1: Chuẩn bị Bước 1 Xác định các chủ đề, giao nhiệm vụ • Giới thiệu chủ đề • Xác định nhiệm vụ các nhóm • Thành lập nhóm Bước 2 Lên kế hoạch làm việc nhóm • Xác định nguồn tài liệu 8 • Phân chia công việc trong nhóm, thỏa thuận qui tắc làm việc • Lập kế hoạch thời gian Khâu 2: Thực hiện Bước 3 Thực hiện công việc • Nghiên cứu tài lu tài liệuu • Từng thànng thành viên làm việuc cá nhân • Tất cả cát cả các th các thành viên tậpp Bước 4 Xác định các chủ đề, giao nhiệm vụ • Xác định cách thức & thời gian trình bày • Cử đại diện lên trình bàyợp ý kiế Khâu 3: Tổng kết và đánh giá Bước 5 Trình bày kết quả trước lớp • Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp • Các nhóm khác nghe, chuẩn bị câu hỏi Bước 6 Đánh giá sự thành công của việc học • Hỏi đáp • Giáo viên nhận xét, tổng kết 4 VẬN DỤNG VÀO MỘT BÀI GIẢNG NGOẠI NGỮ Bài giảng: Overview of methods in English language Teaching Môn học: Lý luận giảng dạy tiếng Anh * Chuẩn bị 9 Thứ nhất, giáo viên xác định các chủ đề và giao nhiệm vụ • Giáo viên cho học sinh xem video về năm phương pháp • Giáo viên xác định nhiệm vụ, đó là học sinh tìm hiểu về phương pháp trên ba phương diện khái niệm, đặc điểm và cách thức • Giáo viên chia lớp thành năm nhóm, từng nhóm đảm nhận tìm hiểu về một phương pháp Thứ hai, trong nhóm, học sinh lên kế hoạch làm việc nhóm • Tất cả các thành viên trong nhóm thảo luận, xác định tài liệu là trong giáo trình và trên internet • Tất cả nhóm cùng nhau xác định quy tắc làm việc, một nửa nhóm nghiên cứu giáo trình, một nửa nghiên cứu tài liệu trên internet • Các thành viên thống nhất sau 15 phút cả nhóm sẽ cùng tổng hợp ý kiến chung * Thực hiện Thứ nhất, thực hiện công việc: • Cả nhóm nghiên cứu tài liệu được giao • Dựa trên tài liệu, từng thành viên xác định ý chính về ba phần của phương pháp • Tất cả các thành viên tập hợp ý kiến, đưa ra một dàn ý chung Thứ hai, lập kế hoạch báo cáo kết quả trước lớp: 10 • Cả nhóm thống nhất sẽ cử ba thành viên sẽ trình bày ba phần của phương pháp trong 10 phút • Cử ba đại diện lên trình bày * Tổng kết và đánh giá: Thứ nhất, trình bày kết quả trước lớp • Đại diện các nhóm trình bày trước lớp về phương pháp dựa trên kết quả chung • Các nhóm khác nghe, chuẩn bị câu hỏi Thứ hai, đánh giá sự thành công của việc học • Hỏi đáp: Các nhóm sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi từ các học sinh khác trong lớp và từ giáo viên • Sau khi tất cả các thắc mắc đã giải đáp, giáo viên nhận xét về kết quả làm việc hợp tác của từng nhóm học sinh, sau đó tổng kết những ý chính của năm phương pháp dạy học Tóm lại, dạy học làm việc hợp tác là phương pháp dạy học tân tiến, có nhiều ưu điểm, các nhà giáo dục nên tích cực sử dụng khéo léo và hợp lí trong giờ học để đạt được kết quả tốt nhất trong sự nghiệp trồng người Tài liệu tham khảo 11 1 David W.Johnson, Roger T.Johnson, Holubec (1994), Cooperative Learning in The Classroom, Association For Supervision and Curriculum Development AlexandriaVirgnia 2 Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học Trích từ http://thcsdongle.sch.vn/index.php?option=contents&id=5491 3 Trịnh Văn Biểu (2011) Dạy học hợp tác – một xu hướng mới của giáo dục thế kỉ XXI Trích từ http://www.vjol.info/index.php/sphcm/article/viewFile/14786/13283 12

Ngày đăng: 09/03/2024, 07:32

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w