1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích cấu trúc tài chính tại xí nghiệp 309 – công ty tnhh mtv đtxd vạn tường

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích cấu trúc tài chính tại xí nghiệp 309 – công ty tnhh mtv đtxd vạn tường
Tác giả Lê Thị Thùy Nhung
Người hướng dẫn TS. Phan Thanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 881,5 KB

Nội dung

Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát về tình hình đầu tư và huyđộng vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài tr

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ DỒ

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP 1

1 Khái quát về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1

1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 1

1.2.Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1

1.3 Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1

1.4.1 Xu hướng phát triển của nền kinh tế 1

1.4.2 Hình thức sở hữu của doanh nghiệp 2

1.4.3 Quy mô hoạt động của doanh nghiệp 2

1.4.4 Đặc điểm cấu trúc tài sản của doang nghiệp 3

1.4.5 Các nhân tố khác 3

1.5 Mục đích ,ý nghĩa của phân tích cấu trúc doanh nghiệp 3

1.5.1 Đối với bản thân doanh nghiệp 4

1.5.2 Đối với chủ thể kinh tế khác 4

2 Tài liệu và phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 5

2.1 Tài liệu sử dụng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 5

2.1.1 Bảng cân đối kế toán 5

2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6

2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6

2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính 6

2.1.5 Các nguồn thông tin khác 7

2.2 Phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 8

2.2.1 Phương pháp so sánh 8

2.2.2 Phương pháp loại trừ 9

2.2.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn 9

2.2.2.2 Phương pháp số chênh lệch 10

2.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối 10

2.2.4 Phương pháp phân tích tương quan - hồi quy 10

Trang 2

3 Nội dung phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 10

3.1.Phân tích cấu trúc tài sản doanh nghiệp 10

3.1.1 Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản 10

3.1.1.1.Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền 11

3.1.1.2.Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính 12

3.1.1.3.Tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng 12

3.1.1.4.Tỷ trọng hàng tồn kho 13

3.1.1.5.Tỷ trọng tài sản cố định 13

3.1.1.6.Tỷ trọng bất động sản đầu tư 14

3.1.2 Phân tích biến động tài sản trong doanh nghiệp 14

3.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn doanh nghiệp 15

3.2.1.Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính 15

3.2.1.1.Hệ số nợ 15

3.2.1.2.Hệ số tự tài trợ 16

3.2.1.3.Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu 16

3.2.2 Phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ 17

3.2.2.1 Tỷ suất nguồn vốn tạm thời 17

3.2.2.2 Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên 17

3.2.2.3 Tỷ suất vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên 18

3.3.Phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp 18

3.3.1 Phân tích vốn lưu động ròng và cân bằng tài chính 18

3.3.2 Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng trong cân bằng tài chính 20

PHẦN 2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP 309 – CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VẠN TƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 22

A Giới thiệu chung về Xí nghiệp 309 – Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Vạn Tường 22

1 Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp 309 22

2 Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp 309 23

3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp 309 23

4 Tổ chức công tác quản lý tại Xí nghiệp 309 24

4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 24

4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 24

Trang 3

5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp 309 25

5.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 25

5.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 26

5.2.Hình thức tổ chức sổ sách kế toán tại Xí nghiệp 309 26

5.2.1 Sơ đồ luân chuyển chứng từ 26

5.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán 27

B Phân tích cấu trúc tài chính tại Xí nghiệp 309 – Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Vạn Tường giai đoạn 2011 -2013 29

1.Tài liệu sử dụng 29

2 Phân tích cấu trúc tài sản tại Xí nghiệp 309 – Công ty TNHH MTV ĐTXD Vạn Tường 29

2.1 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản của Xí nghiệp 309 29

2.2 So sánh với cấu trúc tài sản của Xí nghiệp 491 37

3 Phân tích cấu trúc nguồn vốn tại Xí nghiệp 309 – Công ty TNHH MTV ĐTXD Vạn Tường 40

3.1 Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính của Xí nghiệp 309 41

3.2 Phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ của Xí nghiệp 309 46

4 Phân tích cân bằng tài chính tại Xí nghiệp 309 49

PHẦN 3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP 309 – CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VẠN TƯỜNG 53

3.1 Nhận xét về cấu trúc tài chính của Xí nghiệp 309 53

3.1.1 Ưu điểm 53

3.1.2 Hạn chế 54

3.2 Một số biện pháp khắc phục 55

3.2.1 Quản trị khoản mục vốn bằng tiền 55

3.2.2 Quản trị hàng tồn kho 55

3.2.3 Quản trị các khoản phải thu 56

3.2.4 Đầu tư thêm vốn vào TSCĐ 57

3.2.5 Quản trị vốn chủ sở hữu 57

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

T&TĐT Tương đương tiền

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1 Bảng 2.1:Bảng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tại Xí nghiệp

2 Bảng 2.2 Bảng phân tích chi tiết biến động hàng tồn kho 32

3 Bảng 2.3 Bảng phân tích chi tiết biến động các khoản phải thu 34

4 Bảng 2.4:Bảng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tại Xí nghiệp491 37

5 Bảng 2.5 Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn Xí nghiệp309 40

6 Bảng 2.6: Bảng phân tích tính tự chủ về tài chính Xí nghiệp 309 41

7 Bảng 2.7: Phân tích chi tiết sự biến động các khoản nợ ngắn hạn của

8 Bảng 2.8: Bảng phân tích tính tự chủ về tài chính Xí nghiệp 491 45

9 Bảng 2.9: Bảng phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ Xí nghiệp

10 Bảng 2.10: Bảng phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ Xí nghiệp491 47

11 Bảng 2.11: Các chỉ tiêu trong cân bằng tài chính tại Xí nghiệp 309 49

12 Bảng 2.12: Các chỉ tiêu trong cân bằng tài chính tại Xí nghiệp 491 51

DANH MỤC SƠ DỒ

5 Hình 2.1 : Biến động tổng tài sản Xí nghiêp 309 29

6 Hình 2.2 Tỷ trọng các khoản mục trong hàng tồn kho 32

7 Hình 2.3 Tỷ trọng các khoản mục trong khoản phải thu 34

8 Hình 2.4 Tình hình biến động tổng nguồn vốn 41

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, sựcạnh tranh trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt Để đứng vững trên thịtrường, để có được các quyết định kinh doanh đúng đắn, bất cứ một doanh nghiệpnào cũng đều quan tâm đến tình hình tài chính, nó được đặt lên hàng đầu vì ổn địnhtình hình tài chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế ngày càng cao, các doanh nghiệp đã có

sự quan tâm thích đáng đến công tác phân tích tình hình tài chính Việc phân tíchtình hình tài chính giúp cho thông tin cung cấp trên các Báo cáo tài chính thực sự có

ý nghĩa với người sử dụng Qua phân tích họ có căn cứ để đánh gi tốt hơn tình hình

sử dụng vốn cũng như thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, xác định được cácnhân tố ảnh hưởng, mức độ cũng như xu hướng tác động của từng nhân tố đến kếtquả kinh doanh, từ đó các đối tượng quan tâm có thể ra quyết định tối ưu nhất

Bên cạch đó việc phân tích cấu trúc tài chính còn cho ta biết được nguồn vốnđơn vị đang sử dụng được hình thành từ những nguồn tài trợ nào? Trong điều kiệnnhư thế nào thì doanh nghiệp cần huy động thêm nguồn vốn cho hoạt động củamình? Đồng thời, phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp ta đánh giá được hiệu quảhoạt động cũng như mức rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và để hiểu sâu hơn trong thựctiễn, trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp 309 em chọn đề tài: “Phân tích cấu trúctài chính tại Xí nghiệp 309 – công ty TNHH MTV ĐTXD Vạn Tường” làm đề tàikhóa luận tốt nghiệp của mình

Khóa luận gồm ba phần:

Phần 1: Cơ sở lý luận về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Phần 2: Phân tích cấu trúc tài chính tại Xí nghiệp 309 – công ty TNHH MTV ĐTXD Vạn Tường

Phần 3: Một số đánh giá, kiến nghị nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại

Xí nghiệp 309 – công ty TNHH MTV ĐTXD Vạn Tường

Trang 7

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP

1 Khái quát về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp

1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là toàn bộ các quan hệ tài chính biểu hiện qua quátrình “huy động” và “sử dụng vốn” để tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp

“Huy động” còn gọi là chức năng tài trợ, ám chỉ quá trình tạo ra quỹ tiền tệ từcác nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt độngtrong lâu dài với chi phí thấp nhất

“Sử dụng vốn” còn gọi là đầu tư, liên quan đến việc phân bổ vốn ở đâu?, lúcnào?, sao cho vốn được sử dụng có hiệu quả nhất

1.2.Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Cấu trúc tài chính phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mốiquan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Cấu trúc tài sản: là tỉ lệ % của từng loại tài sản tương ứng chiếm trong tổng tàisản của doanh nghiệp

Cấu trúc nguồn vốn: là tỉ lệ % của từng loại nguồn vốn tương ứng chiếm trongtổng nguồn vốn của doanh nghiệp

Cân bằng tài chính: xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tàisản

1.3 Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát về tình hình đầu tư và huyđộng vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ tài sản để từ đó làm rõnhững dấu hiệu về cân bằng tài chính Một cấu trúc tài chính còn chỉ ra những tácđộng đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của doanh nghiệp.Thông qua phân tích cấutrúc tài chính, nhà quản lý có thể tìm ra phương cách tốt nhất trong việc kết hợpgiữa tài sản và nguồn vốn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp

Trang 8

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp

1.4.1 Xu hướng phát triển của nền kinh tế

Xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngành mà doanh nghiệp hoạt động có tácđộng lớn đến định hướng phát triển của doanh nghiệp Nền kinh tế ở trạng thái ổnđịnh với xu hướng phát triển tích cực thúc đẩy nhanh các doanh nghiệp thực hiệnchiến lược đầu tư mở rộng hoặc nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kĩthuật nhằm nâng cao cạnh tranh, tăng cường năng lực hoạt động, mở rộng thịtrường Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động các nguồn vốn thích hợpphục vụ cho quá trình hoạt động

Ngược lại, nếu nền kinh tế đang rơi vào trường hợp tiêu cực như các doanhnghiệp bị ràng buộc điều kiện nào đó mà khả năng tăng vốn chủ sở hữu là khó khăn.Đứng trước những cơ hội phát triển sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm các nguồnvay nợ từ bên ngoài để đầu tư khai thác cơ hội kinh doanh thuận lợi Lúc này, hiệuứng đòn bẩy nợ sẽ phát huy tác dụng làm tăng giá trị doanh nghiệp Vì vậy, quátrình này sẽ tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

1.4.2 Hình thức sở hữu của doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì bị ràng buộc bởi những quy định cótính pháp lý về tư cách pháp nhân, điều kiện hoạt động cũng như cơ chế vận hành

và các mục tiêu hoạt đông khác nhau Do đó, điều kiện và khả năng tiếp cận cácnguồn tài trợ từ bên ngoài cũng khác nhau

Đứng trước một cơ hội phát triển, thì các công ty cổ phần, công ty niêm yết sẽ

dễ dàng huy động nguồn vốn từ bên ngoài như từ thị trường chứng khoán hay giatăng NVCSH bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc gia tăng vốn góp củacác thành viên, cổ đông Nhưng đối với những doanh nghiệp tư nhân thì việc giatăng VCSH rất khó khăn, họ phải tự mình đi vay nợ bên ngoài để đầu tư Như vậyứng với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có cách duy trì một cấu trúc tài chính hợp lí

1.4.3 Quy mô hoạt động của doanh nghiệp

Những doanh nghiệp đạt quy mô lớn là kết quả của một quá trình hoạt độnglâu dài, được nhiều người biết đến và tạo được uy tín trên thị trường Đồng thời

Trang 9

mạnh và dồi dào Nên họ có khả năng huy động được nhiều nguồn vốn trên thịtrường tài chính và gặp nhiều thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp khác trong việcvay nợ.

1.4.4 Đặc điểm cấu trúc tài sản của doang nghiệp

Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có hai bộ phận: TSNH và TSDH Doanhnghiệp nào có nhiều TSDH thì rủi ro xảy ra càng nhiều vì có đòn bẩy kinh doanhlớn Mặt khác, TSDH thường được dùng làm vật thế chấp khi đi vay nợ nhằm đảmbảo độ an toàn cho các chủ nợ khi xảy ra rủi ro Do đó, để giảm bớt rủi ro thì cácdoanh nghiệp có tỷ trọng TSDH cao thì nên duy trì tỷ suất nợ thấp, đảm bảo tính ổnđịnh của cấu trúc tài chính

1.4.5 Các nhân tố khác

Ngoài ra còn có các nhân tố khác ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính như thuếthu nhập doanh nghiệp, điều kiện kinh doanh, quy mô kinh doanh, sự linh hoạt củahoạt động tài chính

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp chịu thuế thu nhập thì lãi vay trừ

ra khỏi lợi nhuận khi tính thuế, do đó nó kích thích doanh nghiệp vay ngân hànghơn Khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thì tỷ trọng vốn vay trên tổngnguồn vốn tăng, doanh nghiệp vay ngân hàng có lợi hơn là không vay

Điều kiện kinh doanh thuận lợi thì để nâng cao hiệu ứng đòn bẩy tài chínhdoanh nghiệp tăng cường vay ngân hàng

Quy mô kinh doanh phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp thì các tài sảnphân bổ hợp lí hơn Doanh nghiệp thường có tỉ trọng từng loại tài sản ước tính saocho phù hợp với doanh nghiệp mình để có kế hoạch phân bổ vốn cho từng loại tàisản Khi quy mô kinh doanh được coi là đủ về số lượng và chất lượng thì sự phân

bổ vốn cho từng loại tài sản sẽ đúng theo dự tính, không gặp phải trường hợp đầu tư

đủ ở tài sản này nhưng lại thiếu ở tài sản khác hoặc thừa ở tài sản này thiếu ở tài sảnkhác

Sự linh hoạt của hoạt động tài chính: Nếu thị trường tài chính quốc gia nơidoanh nghiệp hoạt động phát triển mạnh thì cấu trúc tài chính của doanh nghiệp dễđược thay đổi một cách phù hợp

Trang 10

1.5 Mục đích ,ý nghĩa của phân tích cấu trúc doanh nghiệp

Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp giúp cho các nhà phân tích thấyđược xu hướng, bản chất của chỉ tiêu tài chính mà nhà phân tích cần tìm hiểu Từ đónhà quản trị có thể ra quyết định đúng đắn về việc hoàn thiện cấu trúc tài chính hoặcđầu tư và huy động vốn.Tuỳ theo mỗi chủ thể kinh tế mà phân tích cấu trúc tàichính có ý nghĩa khác nhau

1.5.1 Đối với bản thân doanh nghiệp

Đối với bản thân doanh nghiệp thì việc phân tích cấu trúc tài chính nhằm giúpdoanh nghiệp thấy được tình hình đầu tư và huy động vốn từ đó có thể dự đoánđược hiệu quả hoặc rủi ro tài chính có thể xảy ra Vì vậy doanh nghiệp có thể giữnguyên cấu trúc như cũ hoặc thay đổi cho phù hợp với chiến lược phát triển củamình

Khi phân tích cấu trúc tài sản nhà quản lý có thể điều chỉnh tỷ trọng từng loạitài sản Tuỳ theo doanh nghiệp, tuỳ theo chính sách phát triển của doanh nghiệp mà

có thể tăng hay cắt giảm hàng tồn kho, nên đầu tư vào loại tài sản nào, thời điểmnào là hợp lý

Phân tích cấu trúc nguồn vốn, nhà quản trị có thể thấy được tình hình tàichính của doanh nghiệp ổn định, tự chủ và cân bằng không từ đó có thể điều chỉnhcấu trúc nguồn vốn theo mong muốn của mình Trong điều kiện kinh doanh thuậnlợi nếu như doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả tài chính cao thì tỷ suất nợ cao nhưnghiệu quả cao luôn gắn với rủi ro cao Ngược lại doanh nghiệp muốn đảm bảo antoàn thì tỉ suất nợ thấp Khi tỷ suất nợ cao doanh nghiệp có hai cái lợi đó là: thuếthu nhập doanh nghiệp đánh trên lợi nhuận sau khi trừ chi phí lãi vay va thường thìchi phí lãi vay doanh nghiệp phải trả cho các tổ chức tín dụng nhỏ hơn cổ tức phảichia cho các cổ đông

1.5.2 Đối với chủ thể kinh tế khác

Phân tích cấu trúc tài chính không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với riêngdoanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, nhàcung cấp tín dụng (ngân hàng), các cơ quan quản lý nhà nước

Trang 11

Đối với nhà cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp (ngân hàng): đối tượng này

sẽ đặc biệt quan tâm đến cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp Theo các nhà cungcấp tín dụng này, cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp đi vay sẽ thể hiện mức độrủi ro tiềm ẩn hay mức độ an toàn có thể có đối với khoản tín dụng mà ngân hàng sẽcung cấp hay nói cách khác các nhà cung cấp tín dụng muốn biết khả năng trả nợcủa doanh nghiệp khi các khoản vay đáo hạn

Đối với các nhà đầu tư: đối tượng này sẽ quan tâm tới thời gian hoàn vốn, khảnăng thanh toán vốn Vì vậy vấn đề họ cần tìm hiểu cũng là cấu trúc tài chính củadoanh nghiệp Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp sẽ là một phương tiện

để họ lựa chọn đối tác đầu tư phù hợp

Đối với các nhà cung cấp: đối tượng này phải quyết định xem có cho phépdoanh nghiệp trong thời gian sắp đến được mua hàng chịu hay không? Và mức nợtối đa có thể cho phép là bao nhiêu? Muốn đưa ra quyết định một cách chính xác vàđúng lúc các nhà cung cấp phải nắm rõ khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiệntại và trong tương lai Do đó, đối tượng này cũng cần đến việc phân tích cấu trúc tàichính của doanh nghiệp

Đối với cơ quan quản lý nhà nước hay các cổ đông, người lao động : Tất cảcác đối tượng này đều có những mối quan tâm đến tình hình tài chính của doanhnghiệp dù ở góc độ này hay ở góc độ khác Vì vậy phân tích cấu trúc tài chính cũng

là công cụ phần nào giúp họ nắm bắt rõ hơn tình hình tại doanh nghiệp

Phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp các đối tượng sử dụng thông tin, đánh giáđúng sức mạnh tài chính và triển vọng của doanh nghiệp Từ đó đưa ra các quyếtđịnh đúng đắn, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm

2 Tài liệu và phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp

2.1 Tài liệu sử dụng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

2.1.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tìnhhình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tạimột thời điểm nhất định Thời điểm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý, cuốinăm

Trang 12

Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý.

 Về mặt kinh tế:

 Số liệu phần tài sản cho phép nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát quy

mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp

 Số liệu phần nguồn vốn phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanhnghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp

 Về mặt pháp lý:

 Số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp

có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi

 Số liệu phần nguồn vốn thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanhnghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu

2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tổng hợp, phản ánh tổngquát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý,năm) chi tiết theo các loại hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệpđối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác

Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hìnhthực hiện kế hoạch, thu nhập, chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như kếtquả chung toàn doanh nghiệp Số liệu trên báo cáo này là cơ sở để đánh giá khuynhhướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền và là dự báo hoạt độngtrong tương lai.Đây là một trong các nguồn thông tin rất bổ ích cho người ngoàidoanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp

Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho phép đánh giá tình hìnhthực hiện nhiệm vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác, đặc biệt làthanh quyết toán thuế GTGT, qua đó đánh giá phần nào tình hình thanh toán củadoanh nghiệp

2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cóa tài chính tổng hợp phản ánh việc hìnhthành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo

Trang 13

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm đánh giá, xem xét khả năng tạo ratiền của từng hoạt động cũng như xem xét doanh nghiệp đã sử dụng tiền vào mụcđích gì và sự hợp lý của việc sử dụng tiền vào từng mục đích đó.

2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là phần bổ sung chi tiết cho báo cáo tài chínhnhư : Đặc điểm hoạt động, chế độ kế toán áp dụng, …và một số thông tin thường bổsung như : tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản phải thu và nợphải trả,…

Các báo cáo nội bộ của doanh nghiệp như: Báo cáo tình hình vốn bằng tiền,vật tư, cùng sổ chi tiết là nguồn thông tin phụ trợ đáng kể giúp cho quá trình phântích trong việc đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng, nguyên nhân hiện hữu của các chỉ tiêuphân tích

2.1.5 Các nguồn thông tin khác

Ngoài những tài liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh trong nhiều năm liền kề, còn sử dụng đến nguồn thông tin khác đểphân tích được chính xác, thuyết phục và mở rộng được nhiều vấn đề hơn Cácnguồn thông tin khác được chia thành 3 nhóm thông tin như sau:

a Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế

+ Thông tin về tăng trưởng và suy thoái kinh tế

+ Thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá ngoại tệ

+ Thông tin về tỉ lệ lạm phát

+ Thông tin về các chính sách kinh tế lớn của Chính phủ, chính sách chính trị,ngoại giao của Nhà nước

b Thông tin theo ngành

+ Mức độ và yêu cầu của ngành

+ Mức độ cạnh tranh và quy mô của thị trường

+Tính chất cạnh tranh của thị trường hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp, nhàcung cấp và khách hàng

+ Nhịp độ và xu hướng vận động của ngành

+ Nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Trang 14

c Thông tin về đặc điểm hoạt động của ngành.

+ Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp gồm cả chiến lược tàichính và chiến lược kinh doanh

+ Đặc điểm quá trình luân chuyển vốn trong các khâu kinh doanh ở từng loạihình doanh nghiệp

+ Tính thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh

+ Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng vàcác đối tượng khác

số liệu phân tích được tổ chức ở 3-5 năm liền kề

+ Số kế hoạch: để đánh giá doanh nghiệp có đạt tới mục tiêu tài chính trongnăm hay không?.Khi các nhà quản trị muốn xây dựng các chiến lược hoạt động chodoanh nghiệp thì các nhà phân tích sẽ sử dụng số gốc là số kế hoạch này để phântích

+ Số trung bình ngành: để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính củadoanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến ngành Như vậy sử dụng số liệu trungbình ngành để phân tích sẽ cho thấy được vị thế của doanh nghiệp trong phạm vi tàichính Trường hợp không có số liệu trung bình ngành các nhà phân tích có thể sửdụng số liệu của 1 doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành để làm căn cứ phân

Trang 15

- Cùng một đơn vị đo lường, tính toán.

+ Điều kiện so sánh theo không gian: ngoài các điều kiện so sánh theo thờigian khi so sánh giữa các doanh nghiệp còn phải đảm bảo điều kiện là các doanhnghiệp phải cùng một loại hình kinh doanh và qui mô tương tự nhau Như vậy việc

+ So sánh dọc: chọn một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính làm quy mô chung vàtính các tỉ lệ % của các chỉ tiêu có liên quan so với chỉ tiêu quy mô chung đó Từ đó

có thể đánh giá cấu trúc của từng chỉ tiêu đó

Trong các dạng so sánh trên thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốccủa chỉ tiêu kinh tế Việc so sánh này cho thấy mức độ đạt được về khối lượng, quy

mô của chỉ tiêu kinh tế

+ So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳgốc của chỉ tiêu kinh tế Việc so sánh này biểu hiện mối quan hệ, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu phân tích

2.2.2 Phương pháp loại trừ

2.2.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượtđược thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng

Trang 16

của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định cácnhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

+ Trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn :

- Phải biết được số lượng các nhân tố ảnh hưởng

- Sắp xếp các nhân tố theo trình tự số lượng, kết cấu (nếu có), chất lượng.Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng và chất lượng thì nhân tố chủ yếuxếp trước, thứ yếu xếp sau

- Lần lượt thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích Khi thay thế mộtnhân tố thì phải cố định các nhân tố còn lại (nhân tố nào đã thay thế rồi cố định ở kỳphân tích, nhân tố nào chưa thay thế thì cố định ở kỳ gốc)

- Sau khi thay thế một nhân tố phải tính ra kết quả, lấy kết quả đó trừ kết quảtrước đó liền kề thì được một số chênh lệch Đó chính là ảnh hưởng của nhân tố vừađược thay thế

- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng phải bằng đúng đối tượng phân tích

2.2.2.2 Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp số chênh lệch là một dạng khác - dạng đơn giản hơn của phươngpháp thay thế liên hoàn dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đếnchỉ tiêu phân tích khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số

2.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối

Khi phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp thường vận dụng phương pháp liên hệ cân đối để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích Các nhà phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp thường vận dụng các cân đối được biểu hiện dưới dạng tổng số hay hiệu số:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn

Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu

2.2.4 Phương pháp phân tích tương quan - hồi quy.

Giữa các số liệu trên báo cáo tài chính thường có mối tương quan với nhau Sựbiến động của chỉ tiêu này có thể kéo theo sự thay đổi các chỉ tiêu liên quan Chẳnghạn, khi giá trị của khoản đầu tư xây dựng cơ bản gia tăng sẽ làm cho giá trị tài sản

Trang 17

đổi Như vậy phân tích sự tương quan sẽ đánh giá tính hợp lý về biến động giữa cácchỉ tiêu tài chính, xây dựng các chỉ số tài chính được phù hợp hơn và phục vụ côngtác dự báo tài chính ở doanh nghiệp hiệu quả hơn.

3 Nội dung phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp

3.1.Phân tích cấu trúc tài sản doanh nghiệp

3.1.1 Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản

Có nhiều chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tuỳ thuộc vào mục tiêu của nhà phântích Tuy nhiên chúng ta chỉ nghiên cứu một số chỉ tiêu cơ bản như: tỷ trọng đầu tưtài chính, tỷ trọng khoản phải thu khách hàng, tỷ trọng hàng tồn kho và tỷ trọng tàisản cố định, bởi vì dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu này nhà phân tích có thểhình dung được tình hình phân bổ vốn của doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của cấutrúc tài chính hiện tại đối với hiệu quả tài chính

Công thức tổng quát phản ánh cấu trúc tài sản:

Giá trị tài sản loại i

Tổng tài sản

Giá trị tài sản loại i là giá trị thuần của các khoản mục tài sản trên Bảng cânđối kế toán: Khoản phải thu, TSCĐ, đầu tư tài chính,

Tổng tài sản là số tổng cộng phần tài sản trên Bảng cân đối kế toán

3.1.1.1.Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền

Tỷ trọng của tiền &

tương đương tiền =

Tiền & tương đương tiền

* 100%

Tổng tài sảnGiá trị của tiền và các khoản tương đương tiền được lấy từ mã số 110 trênBCĐKT

Giá trị của tổng tài sản được lấy từ mã số 270 trên BCĐKT

Ý nghĩa: Chỉ tiêu trên cho biết lượng tiền và các khoản TĐT chiếm tỉ lệ baonhiêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp

Nếu chỉ tiêu này cao tức là lượng tiền tại doanh nghiệp lớn.Điều này sẽ thuậnlợi cho doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ, đáp ứng kịp thời nhu cầusản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà đầu tư hay chủ nợ cũng có cái nhìntốt hơn về doanh nghiệp.Tuy nhiên, với lượng tiền như thế cũng làm cho doanh

Trang 18

nghiệp gặp nhiều rủi ro mất mát, thất thoát, hoặc xảy ra tình trạng bị ứ đọng vốnkinh doanh.

Nếu chỉ tiêu này thấp ngược lại với trường hợp trên, lượng tiền ít giúp doanhnghiệp dễ dàng trong việc bảo quản tiền, ít gặp rủi ro do mất mát, thất thoát và tìnhtrạng ứ đọng vốn kinh doanh không xảy ra Tuy nhiên, như thế thì việc chi tiêu củadoanh nghiệp không được thuận lợi, nhu cầu chi tiêu được đáp ứng chậm.Doanhnghiệp sẽ mất đi nhưng cơ hội kinh doanh cần sử dụng đến tiền mặt gấp và doanhnghiệp cũng gặp khó khăn với các khoản nợ đến hạn thanh toán.Điều này dẫn đếnviệc sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả

3.1.1.2.Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính

Tỷ trọng đầu tư tài

Giá trị các khoản ĐTTC

* 100%

Tổng tài sảnGiá trị thuần đầu tư tài chính được lấy từ mã số 120 và mã số 250 trênBCĐKT

Ý nghĩa: Cho biết giá trị đầu tư tài chính chiếm bao nhiêu phần trăm trongtổng tài sản của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cao chứng tỏ số vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp nhiều và doanhnghiệp sử dụng lượng vốn này đầu tư ra bên ngoài nhiều.Điều này chứng tỏ doanhnghiệp có quy mô lớn, mối liên hệ, liên kết tài chính với các doanh nghiệp, tổ chứcbên ngoài chặt chẽ Kết quả của quá trình đầu tư này sẽ đem lại lợi nhuận lớn chodoanh nghiệp, đồng thời mức độ rủi ro cũng theo đó tăng theo Tuy nhiên, khi đầu

tư tài chính ra bên ngoài nhiều thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về vốn khi cần mởrộng sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu này thấp có thể thấy số vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp ít, đồngnghĩa với lượng vốn đầu tư ra bên ngoài nhỏ Do đó mức độ liên hệ, liên kết tàichính với các doanh nghiệp bên ngoài hoặc các tổ chức tài chính không chặt chẽ.Ngoài ra còn có thể do doanh nghiệp không muốn mạo hiểm, họ muốn bảo toànlượng vốn nhàn rỗi của mình một cách chắc chắn Do vậy lợi nhuận tìm kiếm trongnhững trường hợp này không cao

Trang 19

3.1.1.3.Tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng

Tỉ trọng các khoản phải thu = Giá trị các khoản phải thuTổng tài sản x 100 (%)Giá trị thuần các khoản phải thu được lấy từ mã số 130 và mã số 210 trên BCĐKT

Tỉ trọng các khoản phải thu

khách hàng (K3) =

Giá trị các khoản phải thu

Tổng tài sảnGiá trị thuần các khoản phải thu được lấy từ mã số 131 và mã số 211 trênBCĐKT

Ý nghĩa: Cho biết giá trị các khoản phải thu chiếm bao nhiêu phần trăm trongtổng tài sản của doanh nghiệp

Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản phải thu của doanh nghiệp nhiều.Điều này thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp lớn, nhưng khảnăng thu hồi nợ chậm hoặc khả năng quản lý nợ của doanh nghiệp chưa tốt Do đóvới tình trạng này vốn của doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng trong thời gian dài, sẽảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp

Nếu chỉ tiêu này thấp cho thấy các khoản phải thu của doanh nghiệp ít Điềunày thể hiện công tác thu hồi nợ và quản lý nợ của doanh nghiệp thực hiện tốt Do

đó khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp nhanh, giúp cho doanh nghiệp kinhdoanh tốt hơn

Giá trị thuần hàng tồn kho được lấy từ mã số 140 trên BCĐKT

Ý nghĩa: cho biết giá trị hàng tồn kho chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổngtài sản của doanh nghiệp

Nếu chỉ tiêu này cao cho thấy doanh nghiệp đã dự trữ nhiều hàng tồnkho.Doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng kịp thời nhu cầu của quá trình sản xuất kinhdoanh.Tuy nhiên, việc dự trữ nhiều sẽ gây ứ đọng vốn của doanh nghiệp, mặc khácchi phí cho việc bảo quản, lưu trữ lượng hàng tồn kho lớn sẽ rất tốn kém Do vậy,hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ rất thấp

Trang 20

Nếu chỉ tiêu này thấp thì lượng hàng tồn kho dự trữ quá ít không đủ cho việccung cấp hàng khi cần thiết.Vì thế sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp.

Giá trị còn lại của tài sản cố định được lấy từ mã số 220 trên BCĐKT

Ý nghĩa: cho biết giá trị tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổngtài sản của doanh nghiệp

Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp thường xuyên mua sắm mới tàisản cố định và thời điểm mua sắm là gần đây.Lượng vốn cố định lớn thể hiện giá trịtài sản của doanh nghiệp lớn.Việc này đồng nghĩa với thời gian để hoàn vốn củadoanh nghiệp là khá lâu

Nếu chỉ tiêu này thấp cho thấy tài sản cố định còn lại đã lạc hậu, lỗi thời, giátrị tài sản đã bị giảm thấp gây nguy cơ sản xuất kinh doanh trì trệ, năng suấtkém.Nhưng nếu doanh nghiệp có dự định chuyển đổi cơ cấu kinh doanh thì tìnhtrạng tài sản cố định như vậy sẽ có lợi cho doanh nghiệp trong giai đoạn này

Giá trị bất động sản đầu tư lấy từ chỉ tiêu 240 trên BCĐKT

Ý nghĩa: cho biết giá trị bất động sản đầu tư chiếm bao nhiêu phần trăm trongtổng tài sản của doanh nghiệp

Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ kinh doanh bất động sản đầu tư cả doanh nghiệpcàng cao, khả năng tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp lớn Tuy nhiên rủi ro củadoanh nghiệp cũng sẽ rất lớn Đặc biệt khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay để đầutư

Ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp cũng không ảnh hưởng gì đến hoạt động chínhcủa doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào quan điểm cũng như khả năng tài chính củadoanh nghiệp

Trang 21

3.1.2 Phân tích biến động tài sản trong doanh nghiệp

BẢNG PHÂN TÍCH CHI TIẾT BIẾN ĐỘNG TỪNG LOẠI TÀI SẢN

Chênh lệch nămN+1/N

Chênh lệch nămN+2/N+1Mức % tăng,

% tăng,giảmA.TSNH

I.Tiền và TĐT

1.Tiền

3.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn doanh nghiệp

Cấu trúc nguồn vốn thể hiện cấu trúc tài trợ của doanh nghiệp, liên quan tớinhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính Việc huy động vốn mộtmặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tàichính, mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp

 Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu

Đối với nợ phải trả: đây là nguồn vốn do doanh nghiệp đi vay, doanh nghiệpphải cam kết với các chủ nợ số nợ gốc và các khoản chi phí sử dụng vốn theo thờihạn đã quy định Khi doanh nghiệp bị giải thể các chủ nợ có quyền ưu tiên nhận tàisản trước

Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: thể hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đốivới toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Doanh nghiệp không phải cam kết thanh toánđối với chủ sở hữu

 Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn doanh nghiệp được sử dụng thườngxuyên, lâu dài để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, có thời gian sử dụng trên mộtnăm Nguồn vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn

Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn được sử dụng tạm thời trong năm báo cáo để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, loại nguồn vốn này thường được sử dụng vào các mục đích ngắn hạn Nguồn vốn này bao gồm các loại: nợ dài hạn đến hạn trả, vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nước.

= Giá trị nguồn vốn i x 100 (%)

Trang 22

Giá trị tổng nguồn vốn được lấy ở mã số 440 trên BCĐKT.

Ý nghĩa: cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nợ phải trả chiếmbao nhiêu phần trăm

Chỉ tiêu này lớn: Nợ phải trả trong doanh nghiệp nhiều Trường hợp trongtổng số nợ phải trả của doanh nghiệp nếu nợ ngắn hạn chiếm đa số thì doanh nghiệp

sẽ bị áp lực trong việc thanh toán.Còn ngược lại nếu khoản nợ dài hạn chiếm đa sốthì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn Như vậy, việc thu hútvốn đầu tư để phát triển kinh doanh gặp nhiều trở ngại

Chỉ tiêu này nhỏ: Nợ phải trả của doanh nghiệp không đáng kể Doanh nghiệpkhông bị áp lực trong việc thanh toán cũng như có cấu trúc nợ thuận lợi đối với cácnhà đầu tư Doanh nghiệp có điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư, do đó lượng vốnhuy động trong tương lai sẽ khả quan

Giá trị nguồn vốn chủ sở hữu được lấy ở mã số 400 bao gồm mã số 410 và mã

Trang 23

Nếu chỉ tiêu này nhỏ: vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhỏ, điều này đồngnghĩa với việc doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả lớn Tình trạng này của doanhnghiệp sẽ tạo ra sự không an tâm đối với các chủ đầu tư khi quyết định đầu tư Nhưvậy, doanh nghiệp muốn thu hút các nhà đầu tư vốn thì còn phải phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác quyết định.

3.2.1.3 Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

Tỉ suất NPT/VCSH

Nợ phải trả

x 100 (%)Nguồn vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa: cho biết mức độ đảm bảo nợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu trong doanhnghiệp

Nếu chỉ tiêu này lớn: mức độ đảm bảo nợ phải trả bởi nguồn vốn chủ sở hữukhông an toàn Doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng đông cứng và có nhiều khả năng

sẽ không nhận được các khoản tín dụng từ bên ngoài tài trợ

Nếu chỉ tiêu này nhỏ: nợ phải trả hoàn toàn được đảm bảo thanh toán bởinguồn vốn chủ sở hữu Doanh nghiệp có thể tiếp tục tăng vay nợ để phát triển kinhdoanh trong phạm vi cho phép và việc tìm kiếm nguồn tín dụng từ bên ngoài trongtrường hợp này cũng dễ dàng hơn

3.2.2 Phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ

3.2.2.1 Tỷ suất nguồn vốn tạm thời

Tỉ suất nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn tạm thời

x 100 (%)Tổng nguồn vốn

Giá trị nguồn vốn tạm thời được lấy ở mã số 310 trên BCĐKT

Ý nghĩa: cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn mangtính chất tạm thời chiếm bao nhiêu phần trăm

Nếu chỉ tiêu này lớn: nguồn vốn tạm thời trong doanh nghiệp lớn Doanhnghiệp có những khoản nợ vay đến hạn cần phải thanh toán.Vì vậy, tính ổn định vềnguồn tài trợ của doanh nghiệp rất thấp

Nếu chỉ tiêu này nhỏ: nguồn vốn tạm thời trong doanh nghiệp ít Nguồn vốntrong doanh nghiệp đa số là nguồn vốn thường xuyên Do đó, doanh nghiệp sẽkhông bị áp lực trong việc thanh toán các khoản nợ vay trong tương lai gần Và tính

ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp tương đối ổn định trong thời gian dài

Trang 24

3.2.2.2 Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên

Tỉ suất nguồn vốn thường xuyên

Nguồn vốn thường xuyên

x 100 (%)Tổng nguồn vốn

Giá trị nguồn vốn thường xuyên được lấy ở mã số 330 và mã số 410 trênBCĐKT

Ý nghĩa: cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nguồn vốn mangtính chất thường xuyên chiếm bao nhiêu phần trăm

Nếu chỉ tiêu này lớn: nguồn vốn thường xuyên lớn Nguồn vốn thường xuyên

có tính chất ngược lại nguồn vốn tạm thời, do vậy P5 lớn cũng đồng nghĩa với P4nhỏ.Khi đó, tính ổn định của nguồn tài trợ cao trong thời gian nhất định

Nếu chỉ tiêu này nhỏ: nguồn vốn thường xuyên nhỏ Điều này đồng nghĩa vớiP4 lớn.Như vậy, tính ổn định của nguồn tài trợ trong doanh nghiệp thấp

3.2.2.3 Tỷ suất vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên

Tỉ suất VCSH/NVTX

Vốn chủ sở hữu

x 100 (%)Nguồn vốn thường xuyên

Ý nghĩa: cho biết vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm của nguồn vốnthường xuyên

Nếu chỉ tiêu này lớn: nguồn vốn chủ sở hữu lớn Đây là nguồn vốn tự có củadoanh nghiệp.Vì vậy, doanh nghiệp có tính tự chủ về tài chính cao.Mặc khác khinguồn vốn chủ sở hữu lớn chứng tỏ các khoản nợ dài hạn trong doanh nghiệp khôngnhiều.Tính ổn định về nguồn tài trợ trong doanh nghiệp là bền vững trong một thờigian nhất định

Nếu chỉ tiêu này nhỏ: nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ Nguồn vốn đang có trongdoanh nghiệp phần lớn là vốn vay dài hạn Do vậy, doanh nghiệp có tính tự chủthấp, đồng thời doanh nghiệp cũng phải lo trả các khoản nợ dài hạn nên tính ổn định

về nguồn tài trợ của doanh nghiệp cũng thấp Doanh nghiệp có nguy cơ mất cânbằng tài chính trong dài hạn

3.3 Phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp

3.3.1 Phân tích vốn lưu động ròng và cân bằng tài chính

Để đánh giá được mức độ cân bằng tài chính trong dài hạn của doanh nghiệp,

Trang 25

động ròng chính là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn Có 2phương pháp tính vốn lưu động ròng như sau:

Cách 1: vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và tài sản dài hạn.

Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên - Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này thể hiện cân bằng giữa nguồn vốn ổn định với những tài sản cóthời gian chu chuyển dài Chỉ tiêu này thể hiện nguồn gốc của vốn lưu động hay còngọi là phân tích bên ngoài về vốn lưu động

Cách 2: vốn lưu động ròng là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn tạm thời.

Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn tạm thời

Chỉ số này thể hiện cách thức sử dụng vốn lưu động ròng Vốn lưu động đượcphân bổ vào các khoản phải thu, hàng tồn kho Nó nhấn mạnh đến tính linh hoạttrong sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Phân tích theo cách này nhấnmạnh đến phân tích bên trong về vốn lưu động

Khi phân tích vốn lưu động ròng có các trường hợp cân bằng tài chính trongdài hạn như sau:

 Trường hợp 1:vốn lưu động ròng âm < 0

Nguồn vốn thường xuyên không đủ đểtài trợ cho tài sản dài hạn, phần thiếu hụt được bù đắp bằng một phần của nguồnvốn tạm thời.Cân bằng tài chính trong trường hợp này là không tốt bởi vì doanhnghiệp luôn chịu những áp lực về thanh toán nợ vay ngắn hạn.Doanh nghiệp cần cónhững điều chỉnh dài hạn để tạo ra 1 cân bằng mới theo hướng bền vững

 Trường hợp 2: vốn lưu động ròng bằng = 0

VLĐR = NVTX – TSDH = 0

Toàn bộ tài sản dài hạn được đầu tư bởi nguồn vốn thường xuyên

VLĐR = NVTX - TSDH < 0

Trang 26

Cân bằng tài chính có tiến triển và bền vững hơn so với trường hợp 1 nhưng

độ an toàn chưa cao, có nguy cơ mất tính bền vững trong tương lai.Doanh nghiệp sẽmất cân bằng tài chính do khả năng thanh toán nếu việc huy động và sử dụng vốnkhông được hợp lý

 Trường hợp 3: Vốn lưu động ròng > 0

VLĐR = NVTX – TSDH > 0

Trường hợp này nguồn vốn thường xuyên không chỉ sử dụng để tài trợ cho tàisản dài hạn mà còn sử dụng để tài trợ cho 1 phần tài sản ngắn hạn của doanhnghiệp Cân bằng tài chính được đánh giá là tốt và an toàn trong thời gian dài.Đây

là trường hợp tốt nhất trong 3 trường hợp trên Doanh nghiệp đạt tình trạng cânbằng tài chính bền vững và an toàn Tuy nhiên, do sử dụng nguồn vốn thườngxuyên để tài trợ cho tài sản ngắn hạn nên làm cho chi phí sử dụng lớn hơn so với sửdụng nguồn vốn tạm thời

3.3.2 Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng trong cân bằng tài chính

Với vốn lưu động ròng được sử dụng để phân tích cân bằng tài chính trong dàihạn thì khi phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn ta sử dụng chỉ tiêu nhu cầuvốn lưu động ròng để phản ánh nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp.Nhu cầu này phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ luân chuyểncác khoản phải thu và thời gian thanh toán các khoản phải trả trong ngắn hạn(không bao gồm nợ vay)

Chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng trong kinh doanh một cách tổng quát đượctính như sau:

Nhu cầu Hàng Các khoản Tài sản Nợ ngắn hạn Vốn lưu động = tồn + phải thu + ngắn hạn + (Không kể vay ròng kho ngắn hạn khác ngắn hạn)

Phân tích cân bằng tài chính khi xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu vốn lưuđộng ròng với vốn lưu động ròng làm xuất hiện phần chênh lệch gọi là ngân quỹròng

Trang 27

Ngân quỹ ròng xem xét mức độ đảm bảo nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn bằngnguồn vốn thường xuyên còn lại sau khi đã tài trợ cho tài sản dài hạn.

Ngân quỹ ròng được tính như sau:

Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động ròng - Nhu cầu vốn lưu động ròng

Phân tích mối quan hệ trên có các trường hợp sau:

Trường hợp 1: ngân quỹ ròng > 0 Nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn được đảm

bảo bởi nguồn vốn thường xuyên Doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tài chính antoàn Doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu độngròng Mặt khác, doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn trong thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn Vì vậy doanh nghiệp có thể đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi đểsinh lợi

Trường hợp 2: ngân quỹ ròng = 0 Toàn bộ các khoản vốn bằng tiền và đầu

tư ngắn hạn được hình thành từ các khoản vay ngắn hạn Đây là dấu hiệu sẽ chothấy tình trạng mất cân bằng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai

Trường hợp 3: ngân quỹ ròng < 0 Nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn của doanh

nghiệp không được đảm bảo bởi nguồn vốn thường xuyên Doanh nghiệp rơi vàotình trạng mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn Đây là trường hợp mất an toàn vàbất lợi đối với doanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp phải sử dụng nhiều đến các khoảnvay ngắn hạn

Khi phân tích cân bằng tài chính trên khía cạnh xem xét mối quan hệ giữa vốnlưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng có vai trò quan trọng trong công tácquản trị tài chính doanh nghiệp Đó là cơ sở để doanh nghiệp huy động các khoảnvốn vay tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạtđược trạng thái tài chính an toàn

Trang 28

PHẦN 2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP 309 – CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VẠN TƯỜNG GIAI ĐOẠN

2011 - 2013

A Giới thiệu chung về Xí nghiệp 309 – Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Vạn Tường.

1 Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp 309

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã làm cho nước ta chuyển sang giaiđoạn đổi mới, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định cho phép nước ta phát triểnkinh tế một cách vượt bậc mà trước mắt là việc phát triển và đầu tư cơ sở hạ tầngtrên tất cả các lĩnh vực Chính điều này đã kéo theo sự ra đời của hàng loạt cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tạo nên môi trường cạnh tranh gaygắt và phức tạp

Để phù hợp với quá trình phát triển của đất nước, năm 1996 Bộ trưởng BộQuốc Phòng đã ký quyết định số 480/QĐ-BQP ngày 01/01/1995 tiến hành sáp nhậpCông Ty 476, Xí nghiệp 225, Xí nghiệp 378 lại với nhau thành Công Ty VạnTường Giấy phép đăng ký kinh doanh số 110808 được cấp ngày 12/07/2000 bởi Sở

Kế hoạch & đầu tư với tên gọi chính thức: Công Ty Vạn Tường Công ty hoạt độngvới tên gọi chính thức này Công Ty Vạn Tường có các đội trực thuộc là: Đội rà phábom mìn, Đội sản xuất xây lắp, Đội xe máy thi công công trình, các đội xây lắpđiện

Sau đó theo quyết định số 4341/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòngquyết định đổi tên Công ty thành Công Ty TNHH MTV đầu tư & xây dựng VạnTường và quyết định chuyển các đội thành các xí nghiệp, trong đó đội sản xuất xâylắp chuyển thành chi nhánh của Công Ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Vạn Tường

- Xí nghiệp 309

Chi nhánh Công Ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Vạn Tường – Xí nghiệp

309 là đơn vị trực thuộc và có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, có tài khoảnriêng tại ngân hàng và có con dấu riêng

Tên Xí Nghiệp: Xí Nghiệp 309

Trang 29

Hình thức sở hữu vốn: Sở hữu nhà nước

Mã số thuế: 0400100513

Hình thức hoạt động: Sản xuất kinh doanh

Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng cơ bản, sản xuất vật liệu xây dựng

Để có được vị trí như ngày hôm nay Xí Nghiệp đã không ngừng cũng cố, xâydựng phương thức sản xuất kinh doanh cho phù hợp với đặc điểm của xí nghiệp.Khai thác việc làm và tạo công ăn việc làm cho công nhân viên, không ngừng mởrộng quy mô hoạt động, mở rộng liên doanh với các doanh nghiệp khác

2 Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp 309

 Chức năng

Xí Nghiệp 309 là một xí nghiệp thuộc diện kinh tế quốc phòng trực thuộc Bộ

Tư Lệnh Quân Khu V, chức năng chủ yếu của xí nghiệp là chuyên sản xuất vật liệuxây dựng, xây lắp các công trình cơ bản do quân đội và nhà nước giao cho Gópphần trong việc tạo ra cơ sở vật chất và hạ tầng của các doanh nghiệp nói riêng cũngnhư sự phát triển của đất nước nói chung

- Thực hiện quản lý tốt công tác dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ

- Liên kết với các doanh nghiệp khác để tăng lợi thế của xí nghiệp

- Không ngừng cải tiến thiết bị kỹ thuật luôn bồi dưỡng, nâng cao trình độchuyên môn và kiến thức

3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp 309

Xí Nghiệp 309 là xí nghiệp nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh các ngànhnghề: Sản xuất vật liệu, xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình dân dụng, xâydựng và sữa chữa các công trình thủy (cầu, bến cảng), các công trình biển, đườngdây và trạm biến áp, xây dựng cáp quang, san lấp mặt bằng, khai thác mỏ đá…

Trang 30

4 Tổ chức công tác quản lý tại Xí nghiệp 309

4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Ghi chú: : Quan hệ chức năng

: Quan hệ trực tuyến

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng:

- Giám Đốc: Là người lãnh đạo cao nhất có nhiệm vụ quản lý và chịu tráchnhiệm với cơ quan cấp trên và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty

- Phó Giám Đốc: Là người thay mặt Giám Đốc điều hành công việc của công

ty khi Giám Đốc đi vắng, là người trực tiếp giúp Giám Đốc phụ trách trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và pháp luật về côngviệc mình làm

- Phòng tổ chức – hành chính:Có trách nhiệm giúp Ban Giám đốc điều hànhhoạt động của Xí Nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao Phòng có chức năng

– tiền lương

Kế toán trưởng

Trang 31

hoạt động của Xí Nghiệp, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kếhoạch, đề án công tác và kiểm tra đôn đốc, theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ và

kế hoạch đó Giúp Ban Giám đốc tổ chức thực hiện các mặt công tác pháp chế, hànhchính, nhân sự, lao động - tiền lương, công tác xây dựng Đảng và phong trào thanhniên, các hoạt động văn hóa - thể thao, công tác hậu cần

- Phòng tài chính – kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán từ Xí Nghiệp đến các đơn

vị trực thuộc nhằm thực hiện việc ghi chép, tính toán phản ánh số liệu hiện có, tìnhhình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hoạt động và kết quảsản xuất kinh doanh Tổng hợp chi phí, phân tích hoạt động tài chính, đánh giá thựcchất các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhằm cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hànhhoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ công tác lập, theo dõi việc thực hiện kếhoạch, phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế

- Phòng kế hoạch – tiền lương: Tính toán chính xác kịp thời đúng chính sách

và chế độ các khoản tiền lương và tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho ngườilao động Phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác tình hình thanh toán các khoản trêncho người lao động Thực hiện kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao độngmột cách hợp lý

5 Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp 309

5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp 309

5.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán

Ghi chú: : Quan hệ chức năng

Kế toán trưởng

Kế toán thanh toán và thuế

Trang 32

: Quan hệ trực tuyến

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

5.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ quản lý chung, hướng dẫn nghiệp vụ cho các

kế toán, thiết lập hệ thống tài khoản chi tiết, phân phối và điều hành công việc củaphòng, cùng với giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế, các hóa đơn chứng từ, chịutrách nhiệm trước lãnh đạo và cơ quan chức năng, cấp trên về toàn bộ hoạt động của

- Kế toán thanh toán và thuế: Theo dõi các khoản phải thu, thanh toán vớikhách hàng, hay các đơn vị trực thuộc, lọc chứng từ thu – chi kết hợp với thủ quỹ

- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, thực hiện nhiệm vụ thu – chi tiền mặt, gửi rút tiền

từ xí nghiệp hay ngân hàng, vay vốn của cấp trên, lập báo cáo quỹ

5.2 Hình thức tổ chức sổ sách kế toán tại Xí nghiệp 309

Xí nghiệp 309 áp dụng hình thức Chúng Từ - Ghi Sổ có cải biên trong điềukiện áp dụng máy vi tính để phù hợp với tình hình thực tế Các loại sổ sách được sửdụng tại xí nghiệp bao gồm: Sổ, Thẻ chi tiết, các bảng tổng hợp chi tiết, bảng tổnghợp chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ, sổ cái và các loại sổ sách cần dùng khác

5.2.1 Sơ đồ luân chuyển chứng từ

Trang 33

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ

: ghi cuối tháng: đối chiếu kiểm tra

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ 5.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán

Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán phản ánh các nghiệp vụ phát sinhvào chứng từ ghi sổ, đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, số lượng chứng

từ lớn, từ chứng từ gốc kế toán lập bảng tổng hợp chứng từ gốc trước khi lập chứng

từ ghi sổ Đối với các đối tượng kế toán cần theo dõi chi tiết, căn cứ vào chứng từgốc kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào sổ, thẻ chi tiết có liên quan

Báo cáo tài chính

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 34

Định kỳ chứng từ ghi sổ sau khi được đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

sẽ được sử dụng để ghi vào sổ cái

Cuối tháng từ các sổ, thẻ chi tiết, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết rồi đốichiếu với số liệu trên sổ cái Sau khi đối chiếu khớp đúng, từ sổ cái kế toán lập bảngcân đối tài khoản và các báo cáo tài chinh

Hiện nay, để thuận tiện cho công tác kế toán, xí nghiệp đang sử dụng phầnmềm kế toán Fast Accounting của công ty cổ phần phần mền Fast.Vì chương trìnhnày được thiết kế tự động nên công tác quan trọng nhất là cập nhật số liệu từ cácchứng từ gốc vào, sau đó máy sẽ tự động xử lý các số liệu đến kết quả cuốicùng.Cuối tháng hoặc cuối quý sẽ tiến hành in các sổ sách cần thiết và báo cáo tàichính của xí nghiệp

 Phần mềm kế toán áp dụng tại công ty

Chú thích:

: Nhập số liệu hằng ngày : In sổ, báo cáo cuối tháng,cuối kỳ : Quan hệ đối chiếu kiểm tra

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán máy

 Trình tự ghi sổ theo kế toán máy

Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng chứng từ kế toánchứng từ cùng loại đã kiểm tra, xác định Tài khoản ghi Nợ, Tài khoản ghi Có đểnhập vào máy tính theo bảng đã có trong phần mềm

Trang 35

Theo quy trình thì các dữ liệu nhập vào sẽ được tự động nhập vào các sổ kếtoán tổng hợp ( Sổ cái, sổ tổng hợp chi tiết)

Cuối tháng kế toán thực hiện khóa sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếugiữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảochính xác theo thông tin đã được nhập trong kỳ

Cuối kỳ sổ kế toán được in ra giấy đóng thành quyển và thực hiện các thủ tụcpháp lý như kế toán tay

B Phân tích cấu trúc tài chính tại Xí nghiệp 309 – Công ty TNHH MTV đầu

tư xây dựng Vạn Tường giai đoạn 2011 -2013

1.Tài liệu sử dụng

Khi phân tích cấu trúc tài chính của Xí nghiệp 309- Công ty TNHH MTVĐTXD Vạn Tường ta sử dụng tài liệu phân tích chủ yếu là Bảng cân đối kế toán tạiCông ty vào 3 năm liên tiếp: 31/12/2011; 31/12/2012; và 31/12/2013 Để làm rõhơn các chỉ tiêu và số liệu phân tích em có sử dụng thêm Bảng cân đối kế toán của

Xí nghiệp 491- Công ty TNHH MTV ĐTXD Vạn Tường qua 3 năm 2011, 2012 và

2013 để so sánh Dựa trên những số liệu thể hiện trên bảng cân đối kế toán củaCông ty ta sẽ đi vào phân tích cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn, và xem xét mốiquan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản

2 Phân tích cấu trúc tài sản tại Xí nghiệp 309 – Công ty TNHH MTV ĐTXD Vạn Tường

2.1 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản của Xí nghiệp 309

0 5.000.000.000 10.000.000.000 15.000.000.000 20.000.000.000 25.000.000.000 30.000.000.000 35.000.000.000

2011 2012 2013

Tổng tài sản

Hình 2.1 : Biến động tổng tài sản Xí nghiêp 309

Trang 36

Nhận xét tình hình biến động: Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tổng tài sản của

công ty qua các năm có sự biến động rõ rệt Tổng tài sản qua các năm đều tăng, cụthể như sau: giá trị tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng qua các năm từ 2011đến 2013 Giá trị tổng tài sản của công ty năm 2011 đạt 25.798.106.622 đ, tăng lên32.164.052.643đ ở năm 2012, như vậy tổng tài sản đã tăng lên 6.365.946.021đ vàtiếp tục tăng lên đến 33.080.875.636đ vào năm 2013

Để hiểu rõ hơn về sự biến động của tài sản qua các năm ta sẽ đi xem xét cụ thể cácnguyên nhân tăng giảm các khoản mục tài sản của công ty

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w