1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty tnhh gas petrolimex đà nẵng

87 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Cấu Trúc Tài Chính Tại Công Ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Thị Uyên Vy
Người hướng dẫn NCS Nguyễn Thị Khánh
Trường học Đại học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 2,09 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Một số vấn đề có liên quan về phân tích cấu trúc tài chính trong DN (9)
    • 1.1.1. Khái niệm về phân tích cấu trúc tài chính (9)
    • 1.1.2. Mục tiêu của phân tích cấu trúc tài chính (9)
    • 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp (9)
  • 1.2. Các phương pháp phân tích cấu trúc tài chính (10)
    • 1.2.1. Phương pháp so sánh (10)
      • 1.2.1.1 Tiêu chuẩn so sánh (10)
      • 1.2.1.2 Điều kiện so sánh (10)
      • 1.2.1.3 Kỹ thuật so sánh (11)
    • 1.2.2. Phương pháp loại trừ (11)
      • 1.2.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn (12)
      • 1.2.2.2 Phương pháp số chênh lệch (12)
    • 1.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối (13)
    • 1.2.4. Phương pháp tỷ lệ (14)
  • 1.2. Nguồn thông tin phục vụ công tác phân tích cấu trúc tài chính (14)
    • 1.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính (14)
      • 1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01 – DN) (14)
      • 1.2.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN) (15)
      • 1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03- DN) (15)
      • 1.2.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) (15)
    • 1.2.2. Nguồn thông tin khác (16)
      • 1.2.2.1. Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế (16)
      • 1.2.2.2. Thông tin theo ngành (16)
      • 1.2.2.3. Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp (16)
  • 1.3. Nội dung phân tích cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp (16)
    • 1.3.1. Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp (16)
      • 1.3.1.2 Các chỉ tiêu phân tích (17)
      • 1.3.1.2. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền (K 1 ) (17)
      • 1.3.1.3. Phân tích cấu trúc tài sản thông qua BCĐKT dạng so sánh (20)
    • 1.3.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp (21)
      • 1.3.2.1. Khái niệm về cấu trúc nguồn vốn (21)
      • 1.3.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp (21)
    • 1.3.3. Phân tích cân bằng tài chính (25)
      • 1.3.3.1. Khái niệm cân bằng tài chính (25)
      • 1.3.3.2. Phân tích cân bằng tài chính (26)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH (28)
    • 2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng (28)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng (28)
        • 2.1.1.1. Lịch sử hình thành (28)
        • 2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty (30)
      • 2.1.2. Đặc điểm hoạt động (31)
      • 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng (31)
        • 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (31)
        • 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ (32)
      • 2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán (33)
        • 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (33)
        • 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ (34)
        • 2.1.4.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tai Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng (35)
    • 2.2. Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng (37)
      • 2.2.1. Phân tích cấu trúc tài sản của công ty (37)
        • 2.2.1.1. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền (47)
        • 2.2.1.2. Tỷ trọng các khoản phải thu (50)
        • 2.2.1.3. Tỷ trọng hàng tồn kho (54)
        • 2.2.1.4. Tỷ trọng TSCĐ (58)
        • 2.2.1.4. Tỷ trọng tài sản khác (61)
      • 2.2.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty (61)
        • 2.2.2.1. Phân tích khái quát nguồn vốn của công ty (61)
        • 2.2.2.2. Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính của công ty (65)
        • 2.2.2.3. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ của công ty (67)
      • 2.2.3. Phân tích cân bằng tài chính (71)
        • 2.2.3.1. Vốn lưu động ròng và cân bằng tài chính trong dài hạn (72)
        • 2.2.3.2. Nhu cầu vốn lưu động và phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn (74)
  • CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETRPLIMEX ĐÀ NẴNG68 3.1. Nhận xét chung về tình hình cấu trúc tài chính tại Công ty TNHH Gas (76)
    • 3.1.1. Ưu điểm (76)
    • 3.1.2. Hạn chế (77)
    • 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính của Công ty (78)
      • 3.2.1. Quản lý tốt khoản mục vốn bằng tiền (78)
      • 3.2.2. Quản lý chặt chẽ khoản phải thu (79)
      • 3.2.3. Đầu tư vào tài sản cố định (80)
      • 3.2.4. Quản lý khoản mục hàng tồn kho (81)
      • 3.2.5. Đầu tư tài chính (81)

Nội dung

Trang 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTTừ viết tắtDiễn giảiBCĐKT Bảng cân đối kế toánBCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhBCLCTT Báo cáo luân chuyển tiền tệBCTC Báo cáo tài chínhBHXH Bảo hi

Một số vấn đề có liên quan về phân tích cấu trúc tài chính trong DN

Khái niệm về phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích tình hình đầu tư, huy động vốn của doanh nghiệp thông qua việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện tại so với quá khứ Từ đó có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các phương thức tài trợ để giảm thiểu rủi ro, tăng triển vọng phát triển trong tương lai.

Phân tích cấu trúc tài chính bao gồm các vấn đề như: Phân tích cấu trúc tài sản, phân tích cấu trúc nguồn vốn và phân tích cân bằng tài chính.

Mục tiêu của phân tích cấu trúc tài chính

Mục đích của phân tích cấu trúc tài sản là nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau Qua đó, dự tính khả năng luân chuyển vốn, phát hiện những dấu hiệu không tốt trong quản lý tổ chức.

Phân tích cấu trúc nguồn vốn phải cung cấp cho chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác về tính tự chủ về tài chính, tính ổn định của các nguồn tài trợ, cân bằng tài chính của công ty để dánh giá khả năng và tính chắc chắn tình hình sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của công ty.

Phân tích cấu trúc nguồn vốn phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, sự kiện tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và khoản nợ của công ty.

Vai trò, ý nghĩa của phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Phân tích cấu trúc tài chính là một nội dung trong phân tích tài chính Nó có vai trò quan trọng đối với người đứng đầu doanh nghiệp khi ra các quyết định liên quan đến tài chính của đơn vị Cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp, phân tích cấu trúc tài chính là một trong những công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, là cơ sở khoa học để ra quyết định quản lý tài chính.

- Phân tích cấu trúc tài sản để đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Từ đó có cách phân bổ hợp lý tài sản hiện tại và tương lai khi đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

- Phân tích cấu trúc nguồn vốn giúp nhà quản lý nắm bắt được thông tin về chính sách tài trợ của doanh nghiệp, mức độ an toàn, tính ổn định tài chính và hiệu quả, rủi ro tài chính donh nghiệp Từ đó, nhà quản trị có thể điều chỉnh cấu trúc nguồn vốn cho hợp lý hơn.

- Phân tích cân bằng tài chính cho thấy mối liên hệ giữa tài sản với nguồn tài trợ tương ứng của nó, từ đó nhà quản trị có thể tìm ra được các biện pháp nhằm đảm bảo sự cân đối giữa hai yếu tố này. Đối với nhà đầu tư, các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp… quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các giác độ khác nhau Nguồn thông tin được cung cấp từ phân tích cấu trúc tài chính là cơ sở để nhà đầu tư xem xét và quyết định xem có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, đầu tư như thế nào và bao nhiêu là hợp lý.

Như vậy, phân tích cấu trúc tài chính có vai trò rất quan trọng không chỉ với bên trong doanh nghiệp mà cả với bên ngoài doanh nghiệp Do đó thường xuyên tiến hành phân tích cấu trúc tài chính là một điều hết sức cần thiết.

Các phương pháp phân tích cấu trúc tài chính

Phương pháp so sánh

Là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích cấu trúc tài chính để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích.

Là chỉ tiêu số gốc lựa chọn làm căn cứ để so sánh Chỉ tiêu gốc còn gọi là số gốc Mỗi loại chỉ tiêu gốc có tác dụng riêng khi phân tích.

 Số gốc là số kỳ trước: tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá mức độ biến động, khuynh hướng hoạt động của các chỉ tiêu phân tích qua hai hay nhiều kỳ.

 Số gốc là số kế hoạch: (định mức hoặc dự án) tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá tình hình mục tiêu đã đặt ra.

 Số gốc là số trung bình của ngành: tiêu chuẩn so sánh thường được sử dụng cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với trung bình tiên tiến của doanh nghiệp có cùng quy mô trong ngành.

Các chỉ tiêu phân tích phản ánh cùng nội dung kinh tế, phương pháp tính toán đơn vị đo lường.

 Phản ánh cùng nội dung kinh tế: chỉ tiêu kinh tế có tính ổn định và thường được quy định thống nhất Tuy nhiên, nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi trong trường hợp chế độ, chính sách tài chính kế toán của Nhà nước, do thay đổi phân cấp quản lý tài chính doanh nghiệp Trường hợp có sự thay đổi của nội dung kinh tế, để đảm bảo tính so sánh được, trị số gốc của chỉ tiêu cần so sánh phải được tính toán lại theo nội dung quy định mới.

 Phản ánh cùng phương pháp tính toán: trong kinh doanh các chỉ tiêu có thể được tính theo phương pháp khác nhau, điều này là do sự thay đổi phương pháp hạch toán tại đơn vị, sự thay đổi chế độ tài chính kế toán của Nhà nước hay sự khác biệt về chuẩn mực kế toán giữa các nước Do vậy, khi phân tích các chỉ tiêu của doanh nghiệp theo thời gian phải loại trừ các tác động do thay đổi về phương pháp kế toán, hay khi phân tích chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp với nhau phải xem xét đến chỉ tiêu đó được tính trên cơ sở nào.

1.2.1.3 Kỹ thuật so sánh Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu khác nhau trong phân tích người ta sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:

 So sánh bằng số tuyệt đối: đó là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế Cách so sánh này cho thấy biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu phân tích.

 So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế Cách so sánh này thể hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển,…của chỉ tiêu phân tích

 So sánh bằng số bình quân: phản ánh nội dung của hiện tượng bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phân cấu thành nó Số bình quân có thể biểu hiện dưới dạng số tuyệt đối như: năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân, hay dưới dạng số tương đối như: tỷ suất sinh lời bình quân, tỷ suất chi phí bình quân,…phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay tổng thể chung có một tính chất.

Phương pháp loại trừ

Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đển chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác Các nhân tố có thể làm tăng, giảm, thậm chí có những nhân tố không ảnh hưởng gì đến các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nó có thể là nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan, nhân tố số lượng, nhân tố thứ yếu, nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực,… Để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của các hoạt động tài chính, phương pháp loại trừ có thể thực hiện bằng hai cách:

- Thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố và được gọi là phương pháp thay thế liên hoàn.

- Dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố và được gọi là phương pháp số chênh lệch.

1.2.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố này có quan hệ tích số, thương số hoặc vừa tích số vừa thương số với các chỉ tiêu phân tích.

Bằng phương pháp thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của các chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đồi theo hướng:

- Khi xác định ảnh hưởng của các nhân tố nếu xét ảnh hưởng của nhân tố nào thì ta cho nhân tố đó thay đổi và cố định các nhân tố liên quan khác Nhân tố nào xác định ảnh hưởng thì cố định ở kỳ báo cáo và chưa xác định ảnh hưởng thì cố định ở kỳ gốc.

- Khi sắp xếp trật tự nhân tố, sắp xếp từ số lượng đến chất lượng nhằm thấy được sự biến đổi từ lượng đến chất của chỉ tiêu phân tích.

- Thay đổi lần lượt số kế hoạch đến số thực tế của từng nhân tố Sau đó, so sánh kết quả tính được qua từng lần thay thế ta tìm được mức độ ảnh hưởng của chúng.

- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng phải bằng đúng đối tượng phân tích.

Trong đó: X : chỉ tiêu kinh tế cần phân tích a, b, c: các nhân tố ảnh hưởng Các nhân tố được thay thế theo trình tự a, b, c

 Các nhân tố ảnh hưởng

1 Ảnh hưởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích

2 Ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích

3 Ảnh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích

 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

1.2.2.2 Phương pháp số chênh lệch

Là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn để xác định đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế Nên phương pháp số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp thay thế liên hoàn, điểm khác nhau là khi xác định các nhân tố ảnh hưởng chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

Trong đó: X : chỉ tiêu kinh tế cần phân tích a, b, c: các nhân tố ảnh hưởng

Các nhân tố được thay thế theo trình tự a, b, c

 Các nhân tố ảnh hưởng

1 Ảnh hưởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích

2 Ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích

3 Ảnh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích

 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

Phương pháp liên hệ cân đối

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như quan hệ cân đối giữa tổng sổ tài sản và tổng số nguồn hình thành tài sản, giữa thu chi và kết quả Điều đó dẫn đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chúng. Phương pháp này đòi hỏi mối quan hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích là mối quan hệ lỏng (mối quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số).

Trong đó: T : chỉ tiêu phân tích x, y, z: các nhân tố ảnh hưởng

 Các nhân tố ảnh hưởng

1 Ảnh hưởng của nhân tố x đến chỉ tiêu phân tích

2 Ảnh hưởng của nhân tố y đến chỉ tiêu phân tích

3 Ảnh hưởng của nhân tố z đến chỉ tiêu phân tích

 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng chỉ tiêu này trong các quan hệ tỷ lệ với các đại lượng của chỉ tiêu khác và chuẩn đoán doanh nghiệp Sự biến đổi các tỷ lệ này, đó là sự biến đổi của các đại lượng kinh tế khác Về nguyên tắc, phương pháp phân tích tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức chuẩn để so sánh Trên cơ sở so sánh về tỷ lệ các chỉ tiêu kinh tế với giá trị của các tỷ lệ định mức chuẩn có thể rút ra những kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các tỷ lệ của những chỉ tiêu kinh tế được phân tích từ các nhóm đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu của hoạt động của doanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ lệ về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời, nhóm tỷ lệ phản ánh rủi ro tài chính của doanh nghiệp…

Trong mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm các nhóm tỷ lệ chi tiết hay riêng lẻ, từng bộ phận, từng mặt, từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo mục tiêu phân tích có thể lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau phù hợp với mục đích phân tích cụ thể của từng doanh nghiệp, trong từng thời kỳ.

Nguồn thông tin phục vụ công tác phân tích cấu trúc tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính

1.2.1.1 Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01 – DN) a Khái niệm:

Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định Thời điểm đó thường là cuối tháng, cuối quý và cuối năm.

Tổng cộng tài sản = Tổng cộng nguồn vốn

Hay: Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu b Ý nghĩa:

Về mặt kinh tế: Số liệu phần tài sản trên BCĐKT được dùng để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp Còn số liệu phần nguồn vốn phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản, qua đó có thể đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Về mặt pháp lý: Số liệu phần tài sản trên BCĐKT thể hiện giá trị tài sản hiện có mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng phục vụ cho hoạt động của DN. Còn phần nguồn vốn thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về các loại nguồn vốn với chủ nợ và chủ sở hữu.

1.2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN) a.Khái niệm:

Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. b Ý nghĩa:

Có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua BCKQHĐKD có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như kết quả chung toàn doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.

1.2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03- DN ) a Khái niệm:

Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh quá trình hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp b Ý nghĩa:

Báo cáo này cho biết dòng tiền tăng lên (đi vào) và giảm xuống (đi ra) liên quan đến các hoạt động khác nhau như những nhân tố tác động đến sự tăng giảm của dòng lưu chuyển tiền Đánh giá khả năng thanh toán, khả năng đầu tư, khả năng tạo ra tiền cũng như việc giải quyết các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp

1.2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) a Khái niệm:

Là báo cáo tài chính nhằm thuyết minh và giải thích bằng lời, bằng số liệu trên một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chưa được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác. b.Ý nghĩa:

Cung cấp thông tin chi tiết hơn so với các BCTC khác giúp cho người đọc dễ dàng nhận biết và hiểu được các số liệu từ đâu có.

Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCRC khác,nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp

Nguồn thông tin khác

Do số liệu trên BCTC chỉ là những con số nên để phân tích BCTC được sinh động, trung thực, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp nên nhà phân tích tài chính cần tổ chức thêm các thông tin khác phục vụ cho công tác phân tích.

1.2.2.1 Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế

- Thông tin về tăng trưởng, suy thoái kinh kế

- Thông tin về lãi suất ngân hàng

- Thông tin về tỷ lệ lạm phát

- Thông tin về các chính sách kinh tế của Chính Phủ

- Mức độ và yêu cầu công nghệ theo ngành

- Mức độ cạnh tranh và quy mô thị trường

- Nhịp độ và xu hướng vận động ngành

- Nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng,…

1.2.2.3 Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

- Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.

- Đặc điểm quá trình luân chuyển vốn trong các khâu kinh doanh ở từng loại hình doanh nghiệp, tính thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh.

- Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, ngân hàng, khách hàng và các đối tượng khác.

- Các chính sách hoạt động khác.

Nội dung phân tích cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp

Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp

1.3 1.1 Khái niệm về phân tích cấu trúc tài sản

Phân tích cấu trúc tài sản là việc xác định cơ cấu và sự biến động của từng loại tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp Mục đích của phân tích cấu trúc tài sản là nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh và thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh và thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích cấu trúc tài sản là một phần trong phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản cho thấy mức độ biến động của từng loại tài sản trong tổng tài sản Trên cơ sở đó phân ra các khoản mục nào có sự biến động lớn để tập trung phân tích và tìm nguyên nhân.

1.3.1.2 Các chỉ tiêu phân tích

Việc phân tích các chỉ tiêu tài chính là nhằm nắm bắt được tình hình huy động và sử dụng vốn cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó vạch ra những hướng giải quyết phù hợp cũng như việc dự báo hoạt động của DN trong tương lai Do đó, việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản ở mỗi DN khác nhau là tuỳ thuộc vào mục đích của các nhà phân tích.

Tỷ số trên phản ánh tỷ lệ phần trăm của loại tài sản i trong tổng tài sản Loại tài sản i trong công thức trên là chỉ những loại tài sản có cùng chung một đặc trưng kinh tế, ví dụ như: đầu tư tài chính, khoản phải thu, hàng tồn kho Tổng tài sản là số tổng cộng phần tài sản trên BCĐKT Giá trị thuần của tài sản được đề cập trong phần tử số là giá trị ròng, giá trị còn lại của tài sản

Toàn bộ thông tin tính trong phần này đều sử dụng giá lịch sử, nếu sử dụng giá hiện hành thì đánh giá lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.

1.3.1.2 Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền (K 1 )

Lấy số liệu: Tiền và tương đương tiền: MS 110 = MS 111 + MS 112 Ý nghĩa: Phản ánh tổng hợp tất cả số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo và cho biết tiền chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản DN

Chỉ tiêu này bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các loại đá quý và kim loại quý…Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tiền của doanh

Giá trị thuần của tài sản i

K 1 Tiền và tương đương tiền

100% x nghiệp càng nhiều Thông thường chỉ tiêu này chỉ nên duy trì ở mức độ vừa phải, nếu quá cao thì biểu hiện tiền của doanh nghiệp nhàn rỗi càng nhiều, vốn không được huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá thấp thì sẽ không đảm bảo đủ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra được liên tục Ngoài ra chỉ tiêu này thay đổi cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Thông thường tiền và tương đương tiền phụ thuộc vào các nhân tố:

- Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp

- Nhu cầu thanh toán: nhu cầu càng cao thì lượng tiền càng tăng.

- Chính sách quản lý tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ

- Ngoài ra còn phụ thuộc vào tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.1.2.2 Tỷ trọng giá trị đầu tư tài chính (K 2 )

Hoạt động đầu tư tài chính ở doanh nghiệp bao gồm: đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, đầu tư bất động sản và các khoản đầu tư khác Nếu phân theo tính chất thì đầu tư tài chính chia thành : đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn Nếu phân theo quyền của doanh nghiệp đối với các khoản đầu tài chính thì chia thành: đầu tư với tư cách chủ sở hữu (cổ phiếu, góp vốn liên doanh,

…) và đầu tư với từ các chủ nợ (trái phiếu, phiếu nợ,…)

Lấy số liệu: Các khoản ĐTTC bao gồm: MS 120 + MS 250 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết phần đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp chiếm bao nhêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Đầu tư tài chính giúp sinh lời nhưng cũng nhằm chia sẻ rủi ro cho doanh nghiệp tức là thay vì đầu tư trong đơn vị mình thì doanh nghiệp đi đầu tư ra bên ngoài nếu xảy ra rủi ro, làm ăn thua lỗ thì doanh nghiệp không bị mất phần mình đem đi đầu tư

Chỉ tiêu này chỉ xuất hiện trong các doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi Nhưng theo xu hướng hiện nay thì hầu như doanh nghiệp nào cũng có chỉ tiêu này.

Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ sự liên kết về mặt tài chính của doanh nghiệp đối với đơn vị bên ngoài chặt chẽ Còn chỉ tiêu này nhỏ thì chứng tỏ khả năng liên kết của doanh nghiệp với các doanh nghiệp bên ngoài thiếu chặt chẽ. Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn (các công ty đa quốc gia, các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, ) thường có giá trị tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính cao.

Các khoản đầu tư tài chính (NH+DH)

Ngược lại, đối với những DN có quy mô nhỏ thì chỉ tiêu tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính thấp.

1.3.1.2.3 Tỷ trọng khoản phải thu (K 3 )

Lấy số liệu: Các khoản phải thu bao gồm: MS 130 + MS 210 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng tài sản doanh nghiệp thì các khoản phải thu chiếm bao nhiêu phần trăm.

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng tạo ra nguồn lợi tức cho doanh nghiệp càng nhiều Hơn nữa còn thể hiện được mức độ và cường độ tập trung cao vào các mối liên hệ, liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, tạo cơ hội, điều kiện để các hoạt động tăng trưởng từ bên ngoài Tuy nhiên, chỉ tiêu này càng cao có nghĩa là rủi ro trong kinh doanh của DN cũng sẽ cao.

Nếu chỉ tiêu này thấp thì có thể doanh nghiệp ít tìm kiếm thêm nguồn lợi nhuận ngoài việc tập trung cho hoạt động kinh doanh chính Đây có thể là chính sách của chủ doanh nghiệp, cũng có thể là nguồn vốn của DN chủ yếu để tập trung cho hoạt động kinh doanh chính không có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư tài chính bên ngoài.

1.3.1.2.4 Tỷ trọng hàng tồn kho (K 4 )

Lấy số liệu: Mục hàng tồn kho: MS 140 Ý nghĩa: Trong tổng tài sản hàng tồn kho chiếm bao nhiêu phần trăm.

Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp

1.3.2.1.Khái niệm về cấu trúc nguồn vốn

Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp Nội dung phân tích cấu trúc nguồn vốn bao gồm:

- Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính

- Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ

1.3.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp

1.3.2.2.1 Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính doanh nghiệp

Nếu xét từ góc độ quyền sở hữu thì nguồn vốn của doanh nghiệp về cơ bản được hình thành từ hai nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả.

Nếu xét góc độ nguồn tài trợ thì nguồn vốn của doanh nghiệp gồm hai phần: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. a Tỷ suất nợ (H 1 )

Lấy số liệu: Nợ phải trả: MS 300 = MS 310 + MS 330 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng nguồn vốn doanh ngiệp thì nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm.

Hệ số nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn và khả năng huy động, tiếp nhận các khoản nợ vay sẽ khó khăn hơn khi doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, không có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ Đối với các chủ nợ, hệ số này càng cao càng thể hiện khả năng thu hồi vốn của họ càng thấp b Tỷ suất tự tài trợ (H 2 )

Lấy số liệu: Vốn chủ sở hữu: MS 400 = MS 410 + MS 430) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm

Tỷ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép bởi các chủ nợ, có thể chủ động đáp ứng nhu cầu tài trợ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

Mối quan hệ giữa H 1 và H 2

Trong hai chỉ tiêu trên nếu hệ số nợ càng cao thì nó thể hiện tính tự chủ của doanh nghiệp thấp, sự phụ thuộc vào bên ngoài càng lớn Nếu chỉ số hệ tự tài trợ càng cao thì nó thể hiện khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng cao. c Tỷ suất nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu (H 3 )

100% x Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho biết nợ phải trả bằng bao nhiêu phần trăm so với chủ sở hữu

Mối liên hệ giữa H 1 và H 2

Khi H1 lớn (H2 nhỏ, H3 >1) tức là nợ phải trả trong doanh nghiệp nhiều, nếu trong nợ phải trả mà doanh nghiệp huy động phần lớn là nợ ngắn hạn thì ngoài việc bị đánh giá là tính tự chủ thấp, doanh nghiệp còn bị áp lực về khả năng thanh toán và những khoản nợ quá hạn Khi hệ số nợ quá cao thì doanh nghiệp sẽ lệ thuộc vào các chủ nợ.

Khi H1 nhỏ (H2 lớn, H3 0: Doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tốt nhất, ổn định và bền vững Trong trường hợp này, việc tài trợ từ các nguồn vốn dài hạn là tốt Vì NVTX không những đáp ứng đủ nhu cầu TSDH mà còn sử dụng một phần để tài trợ cho TSNH, do đó nếu có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm thay đổi NVTX và NVTT thì cũng không làm ảnh hưởng đến cân bằng tài chính doanh nghiệp.

1.3.3.2.2 Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính a Khái niệm nhu cầu vốn lưu động ròng

Nhu cầu vốn lưu động ròng là lượng vốn tối thiểu mà DN cần có để tài trợ cho các tài sản nằm trong chu kỳ kinh doanh bao gồm: HTK, nợ phải thu, TSNH khác. b Phương pháp tính nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng Để tiến hành sản xuất, doanh nghiệp cần phải mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp khối lượng lớn đủ để dùng trong khoảng thời gian nhất định, trong thời gian này nguyên vật liệu được tồn trữ và bảo quản tại kho Sau đó, nguyên vật liệu sẽ được xuất kho đưa vào xưởng sản xuất, tạo ra sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng là thành phẩm nhập kho để chờ bán.

Từ sự nghiên cứu trên, ta thấy rằng có nhiều loại tài sản khác nhau nằm trong chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp, chúng là các TSNH Để hình thành loại tài sản này, doanh nghiệp cần có vốn (vốn vay) Như vậy, NCVLĐR chính là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải có để dự trữ các yếu tố thuộc TSNH nằm trong chu kỳ kinh doanh và nó liên quan đến các NVTT khác ( nợ lương, nợ thuế, nợ BHXH, nợ nội bộ)

Ngân quỹ ròng = VLĐR – NCVLĐR

Nhu cầu vốn lưu động ròng

Nợ phải thu ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

(không kể vay) c Mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng

Chỉ tiêu NCVLĐR thể hiện nhu cầu tài trợ ngắn hạn Do vậy, khi phân tích cân bằng tài chính cần xem xét mối quan hệ VLĐR và NCVLĐR Số chênh lệch giữa hai chỉ tiêu này gọi là ngân quỹ ròng

- Nếu VLĐR > NCVLĐR thì NQR > 0: thể hiện một cân bằng tài chính rất an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về VLĐR Ở góc độ khác thì doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao để sinh lời.

- Nếu VLĐR = NCVLĐR thì NQR = 0: VLĐR vừa đủ tài trợ cho NCVLĐR nên trạng thái cân bằng tài chính tuy an toàn nhưng kém bền vững Đây là dấu hiệu về tình trạng mất cân bằng tài chính trong tương lai của DN.

- Nếu VLĐR < NCVLĐR thì NQR < 0: nghĩa là VLĐR không đủ tài trợ NCVLĐR và doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ một phần TSDH khi VLĐR âm Cân bằng tài chính được xem là kém an toàn và bất lợi cho doanh nghiệp.

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH

Khái quát chung về công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng

Công ty Gas Petrolimex Đà Nẵng tiền thân là Xí nghiệp gas trực thuộc Công ty xăng dầu khu vực V được thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1998 Ngày 01 tháng

01 năm 1999 đổi tên thành chi nhánh gas Đà Nẵng trực thuộc Công ty gas Petrolimex, ngày 01 tháng 01 năm 2004 đổi tên thành Chi nhánh gas Petrolimex Đà nẵng trực thuộc Công ty cổ phần gas Petrolimex Ngày 01 tháng 05 năm 2005 đổi tên thành Công ty TNHH gas Petrolimex Đà Nẵng, là thành viên do Công ty Cổ phần gas Petrolimex thành lập và trở thành tổ chức lớn nhất chuyên cung cấp khí đốt hóa lỏng gọi tắt là LPG tại địa bàn Miền Trung – Tây Nguyên.

Petrolimex Gas được đánh giá là một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị trường Việt Nam với thị phần 20% và là một trong 3 Công ty dẫn đầu về sản lượng bán trên tổng số 20 thương hiệu đã được xác lập trên thị trường Để có được kết quả đó, Công ty đã không ngừng đổi mới và đầu tư công nghệ, sử dụng các trang thiết bị tốt nhất cho kho, bể chứa LPG như: Máy bơm gas, máy nén gas Corken (Mỹ), cung cấp các sản phẩm gas dân dụng với vỏ bình theo tiêu chuẩn DOT (Mỹ), van điều áp KoSan được đóng nạp trên dây chuyền bán tự động Crisplan (Đan Mạch) và các sản phẩm gas Thương mại-Công nghiệp như máy hóa hơi Kosan (Đan Mạch), Kala (Nhật Bản), điều áp Fisher, Rego (Mỹ) Đồng thời, Công ty có đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật được đào tạo chuyên nghành và có kinh nghiệm, khả năng tư vấn, cung cấp thiết bị, đặc biệt là thi công và triển khai dự án trọn gói là chìa khóa trao tay cho các công trình như: Nhà máy, xưởng đóng bình gas, hệ thống cấp gas cho các khu dân cư, tư vẫn chuyển đổi nguồn năng lượng khác sang sử dụng gas trong công nghiệp-thương mại và dân dụng. Để duy trì thương hiệu của Công ty, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của hàng hóa, tiếp tục giữ vị trí số 1 tại thị trường Miền Trung- Tây Nguyên, Công ty triển khai xây dựng và áp dụng “Bộ tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000” cho toàn Công ty từ 01/01/2005.

Công ty TNHH Gas Petrolimex với 100% vốn từ công ty mẹ là 20,5 tỷ, hoạt động theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam, chính thức hoạt động từ ngày 01/05/2005 theo giấy phép Đăng kí kinh doanh số 3204000015 của Sở kế hoạch & đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 11/04/2005 Công ty thực hiện chế độ hạch toán kế toán độc lập, thực hiện chế độ Tài chính-Kế toán theo quy định của Nhà nước đối với công ty TNHH 1 thành viên, thực hiện các quy định về hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật Doanh nghiệp & điều lệ của công ty đã được Hội đồng quản trị công ty Cổ phần gas Petrolimex thông qua ngày 28/04/2005

Tên giao dịch đối nội: Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng

Tên giao dịch đối ngoại: DANANG PETROLIMEX GAS COMPANYTên viết tắt: PGC- DANANG Đ/c trụ sở chính: 122 đường 2 tháng 9, P.Bình Thuận, Q.Hải Châu,TP Đà Nẵng Điện thoại:0511 3827833 , Fax: 0511.3871310

Email: Dngpgas@.dng.vnn.vn

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: a Chức năng :

Công ty kinh doanh trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ với các ngành nghề chủ yếu sau đây:

 Kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí dầu mỏ hóa lỏng cho xe ô tô

 Kinh doanh kho bãi, vận tải, vật tư thiết bị, phụ kiện.

 Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt, kiểm định vỏ bình chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

 Các dịch vụ thương mại liên quan đến khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), dịch vụ thương mại, kinh doanh địa ốc và bất động sản. b.Nhiệm vụ

Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng cam kết cung cấp sản phẩm và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng một cách tốt nhất, đảm bảo chất lượng, đúng số lượng, tiến độ, an toàn và tiện lợi.

 Đảm bảo đúng số lượng, đúng tiến độ theo hợp đồng với khách hàng.

 Đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam.

 Thi công lắp đặt và Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tạo giá trị gia tăng cao nhất có thể cho khách hàng.

Công ty cam kết chính sách chất lượng được truyền đạt, thấu hiểu, xem xét thích hợp, không ngừng cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm, áp dụng những công nghệ tiên tiến vào quá trình quản lý và tạo sản phẩm, nâng cao chất lượng cán bộ để cung cấp sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật tốt nhất thỏa mãn khách hàng.

Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001-2000 nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.

Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH một thành viên do Công ty cổ phần Gas Petrolimex thành lập 100% vốn của công ty mẹ.

Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại và dịch vụ

Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh Gas hóa lỏng, kinh doanh khí đốt, vận tải, vật tư thiết bị, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa lắp đặt, kiểm định vỏ bình Gas và các dịch vụ thương mại có liên quan đến kinh doanh Gas Kinh doanh địa ốc và bất động sản Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kế toán tài chính

Phòng quản lý kỹ thuật

Các cửa hàng Các chi nhánh, Kho Gas trạm chiết nạp

Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu (CSH) của công ty

(Công ty Cổ phần gas Petrolimex) & pháp luật của Nhà nước về việc quản lý tiền vốn do CSH công ty đầu tư tại công ty, xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng mục tiêu của CSH công ty, đảm bảo sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của công ty.

Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước CSH công ty, chủ tịch công ty & pháp luật của Nhà nước về việc quản lý, sử dụng có hiệu quả tiền vốn và các nguồn lực khác trong toàn công ty, tổ chức thực hiện các quy định của CSH công ty, chủ tịch công ty, trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty.

Phòng Tổ chức – Hành chính

- Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty

- Tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp, quản lý và sử dụng lao động

- Giải quyết chế độ chính sách người lao động

- Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật lao động

- Bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra kiểm tra, đảm bảo anh ninh trật tự

- Công tác an toàn PCCC, an toàn BHLĐ, VSLĐ, vệ sinh môi trường, công tác quân sự

- Công tác hành chính quản trị

Phòng Kế toán – Tài chính

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán và thống kê của Công ty đảm bảo tuân thủ theo đúng Luật kế toán, Luật thống kê và các quy định về chế độ kế toán hiện hành

- Tổ chức theo dõi, kê khai, thu nộp và quyết toán thuế với cơ quan Nhà nước theo đúng các quy định của pháp luật về thuế hiện hành

- Tổ chức công tác kế toán quản trị, tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản, đảm bảo hiệu quả của các hoạt động tài chính; thực hiện chức năng giám sát tài chính, tuân thủ các quy định của Nhà nước và Điều lệ hoạt động của Công ty trong lĩnh vực tài chính

Phòng Dịch vụ kỹ thuật

- Phát triển đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và triển khai cụ thể để đáp ứng kịp thời công tác SXKD của đơn vị

- Nghiên cứu những tiến bộ KHKT mới vào công tác quản lý và SXKD

- Tổ chức thực hiện công tác quản lý kỹ thuật, quản lý phẩm chất hàng hóa, kỹ thuật an toàn trong Công ty

- Tổ chức thực hiện công tác lập dự án, dự toán, thiết kế, lắp đặt hệ thống gas cho khách hàng thương mại công nghiệp

- Xây dựng kế hoạch, chính sách kinh doanh của Công ty

- Tổ chức thực hiện, giám sát các mặt hoạt động SXKD của Công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả

- Tổ chức bán hàng tại các địa bàn được phân công

- Quản lý tài sản và hàng hóa, tiền, công nợ được giao

- Thực hiện công tác bảo dưỡng, bảo trì đối với hệ thống thiết bị gas thương mại do Công ty ủy quyền

- Tổ chức hoạt động tiếp nhận, bảo quản, đóng nạp, xuất vật tư hàng hóa theo yêu cầu của Công ty

- Bảo đảm an toàn tài sản, hàng hóa, vật tư được giao quản lý

 Các chi nhánh, trạm chiết nạp gas

- Thực hiện hoạt động tiếp nhận, bảo quản, đóng nạp, xuất vật tư hàng hóa theo kế hoạch của Công ty

- Bảo đảm an toàn tài sản, hàng hóa, vật tư được giao quản lý

- Tổ chức tiếp thị khách hàng sử dụng gas công nghiệp và thương mại, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa cho các khách hàng của Công ty trên địa bàn được phân công.

2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán:

2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:

HÌNH 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

: Quan hệ trực tuyến :Quan hệ chức năng

Phó phòng kế toán vật tư

Phó phòng kế toán tổng hợp

Kế toán thanh toán Thủ quỹ

Kế toán tại các đơn vị trực thuộc

 Trưởng phòng Kế toán Tài chính

- Chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trước Giám đốc Công ty trên tất cả các lĩnh vực, các mặt liên quan đến công tác tài chính- kế toán theo đúng điều lệ Công ty

- Điều hành người lao động trong phòng nhằm phát huy hiệu quả cao nhất năng lực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện mục tiêu chung của Công ty

- Tổ chức công tác kế toán- tài chính theo đúng quy định của luật pháp hiện hành và các chế độ tài chính kế toán của Công ty mẹ

- Tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phân tích kế toán quản trị và giám sát các hoạt động bằng tiền

 Phó phòng kế toán tổng hợp

- Thực hiện việc quản lý hồ sơ tài sản cố định và hạch toán tài sản cố định tại Công ty

- Tổng hợp, kiểm tra số liệu của các phần hành kế toán liên quan và lập báo cáo theo yêu cầu của Lãnh đạo phòng kịp thời và chính xác

- Phân tích, nhận định, tham mưu kịp thời các vấn đề cần giải quyết trong lĩnh vực kế toán- tài chính tại Công ty cho lãnh đạo phòng

 Phó phòng kế toán vật tư

- Trực tiếp phụ trách vật tư, quyết toán công trình lắp đặt hệ thống gas.

- Đảm nhiệm các nhiệm vụ khác được phân công khi trưởng phòng đi vắng.

 Kế toán hàng hóa : Trực tiếp theo dõi về nhập, xuất hàng hóa kho gas, cửa hàng; lập báo cáo thuế GTGT hàng tháng

 Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản nợ nội bộ và nợ khách hàng, đôn đốc công nợ của cửa hàng.

 Kế toán thanh toán : Chịu trách nhiệm theo dõi tài khoản tiền mặt, tiền gửi, theo dõi công nợ nội bộ, kiểm tra thanh quyết toán nhiên liệu xa

Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng

Khi phân tích cấu trúc tài chính tại công ty ta dựa vào BCĐKT của công ty vào ngày 31/12/2011, 31/12/2012, 31/12/2013, BCKQHĐKD và thuyết minh báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 của công ty.

Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty ta sẽ biết được một cách tổng quát tình hình đầu tư huy động vốn của công ty Qua đó, ta sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm giúp cho việc hoạt động sản xuất KD của công ty ngày một tốt hơn.

2.2.1 Phân tích cấu trúc tài sản của công ty

Phân tích cấu trúc tài sản cho phép đánh giá đặc trưng về cấu trúc tài sản của công ty, đánh giá được tính hợp lý cho việc đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá được tình hình phân bổ tài sản của công ty

Nguyên tắc chung khi thiết lập chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản thể hiện qua công thức sau:

Gọi Ki là tỷ trọng của tài sản loại i:

Kỹ thuật phân tích: sử dụng phương pháp so sánh

K i Giá trị thuần của tài sản i Tổng tài sản

BẢNG 2.1: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN TẠI CÔNG TY ĐVT: Đồng

CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ TỶ TRỌNG(%)

TÀI SẢN Mã số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm

I Tiền và các khoản tương đương tiền

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

III Các khoản phải thu ngắn hạn

1 Phải thu của khách hàng 131 28,551,056,446 30,418,424,314 26,203,187,514 25.78 26.00 22.08

2.Trả trước cho người bán 132 15,000,000 1,184,946,000 794,740,724 0.01 1.01 0.67

5 Các khoản phải thu khác 135 275,738,928 283,509,269 303,191,235 0.25 0.24 0.26

6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 (183,093,418) (2,041,657,273) (2,743,237,656) (0.17) (1.74) (2.31)

V.Tài sản ngắn hạn khác (1501+152+154+158) 150 403,947,888 273,463,183 677,193,027 0.36 0.23 0.57

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 219,102,181 209,654,653 203,038,841 0.20 0.18 0.17

2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 101,318,922 5,175,893 443,149,297 0.09 0 0.37

3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà Nước 154 7,891,516 0 25,144,159 0.01 0 0.02

3 Tài sản ngắn hạn khác 158 75,635,269 58,632,637 5,860,730 0.07 0.05 0.00

I Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 0 0 0 0

II Tài sản cố định (220"1+224+227+230) 220 16,415,114,578 17,059,435,556 18,232,878,670 14.82 14.58 15.36

1 Tài sản cố định hữu hình (221"2+223) 221 11,510,599,475 11,073,963,563 13,328,363,567 10.39 9.46 11.23

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (12,611,662,347) (14,563,340,262) (14,389,308,774) -11.39 -12.45 -12.12

3 Tài sản cố định vô hình (227"8+229) 227 4,904,515,103 4,904,515,103 4,904,515,103 4.43 4.19 4.13

- Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 229 0 0 0 0 0 0

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 0 1,080,956,890 0 0 0.92 0

III Bất động sản đầu tư 240 0 0 0 0 0 0

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

V Tài sản dài hạn khác (260&1+262+268) 260 56,973,075,869 63,279,130,340 65,702,195,295 51.44 54.08 55.36

1 Chi phí trả trước dài hạn 261 56,805,685,869 63,111,740,340 65,674,805,295 51.29 53.94 55.33

3 Tài sản dài hạn khác 268 167,390,000 167,390,000 27,390,000 0.15 0.14 0.02

(Nguồn: BCTC Công ty Gas Petrolimex Đà Nẵng qua 3 năm 2011 - 2013)

BẢNG 2.2: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY ĐVT: Đồng

CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

TÀI SẢN Mã số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ± Mức ± % ± Mức ± %

I Tiền và các khoản tương đương tiền (1101+112) 110 1,539,678,958 528,509,576 2,678,911,657 (1,011,169,382) (65.67) 2,150,402,081 406.88

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 22,009,900 0 0 (22,009,900) (100) 0 0

III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 28,658,701,956 29,845,222,310 24,557,881,817 1,186,520,354 4.14 (5,287,340,493) (17.72)

1 Phải thu của khách hàng 131 28,551,056,446 30,418,424,314 26,203,187,514 1,867,367,868 6.54 (4,215,236,800) (13.86)

2.Trả trước cho người bán 132 15,000,000 1,184,946,000 794,740,724 1,169,946,000 7,799.64 (390,205,276) (32.93)

5 Các khoản phải thu khác 135 275,738,928 283,509,269 303,191,235 7,770,341 2.82 19,681,966 6.94

6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 (183,093,418) (2,041,657,273) (2,743,237,656) (1,858,563,855) 1,015.09 (701,580,383) 34.36

V.Tài sản ngắn hạn khác (1501+152+154+158) 150 403,947,888 273,463,183 677,193,027 (130,484,705) (32.30) 403,729,844 147.64

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 219,102,181 209,654,653 203,038,841 (9,447,528) (4.31) (6,615,812) (3.16)

2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 101,318,922 5,175,893 443,149,297 (96,143,029) (94.89) 437,973,404 8,461.79

3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà Nước 154 7,891,516 0 25,144,159 (7,891,516) (100.00) 25,144,159 0

3 Tài sản ngắn hạn khác 158 75,635,269 58,632,637 5,860,730 (17,002,632) (22.48) (52,771,907) (90)

I Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 0 0 0 0 0

II Tài sản cố định (220"1+224+227+230) 220 16,415,114,578 17,059,435,556 18,232,878,670 644,320,978 3.93 1,173,443,114 6.88

1 Tài sản cố định hữu hình (221"2+223) 221 11,510,599,475 11,073,963,563 13,328,363,567 (436,635,912) (3.79) 2,254,400,004 20.36

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (12,611,662,347) (14,563,340,262) (14,389,308,774) (1,951,677,915) 15.48 174,031,488 (1.19)

3 Tài sản cố định vô hình (227"8+229) 227 4,904,515,103 4,904,515,103 4,904,515,103 0 0 0 0

- Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 229 0 0 0 0 0 0 0

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 0 1,080,956,890 0 1,080,956,890 0 (1,080,956,890) (100)

III Bất động sản đầu tư 240 0 0 0 0 0 0 0

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

V Tài sản dài hạn khác (260&1+262+268) 260 56,973,075,869 63,279,130,340 65,702,195,295 6,306,054,471 11.07 2,423,064,955 3.83

1 Chi phí trả trước dài hạn 261 56,805,685,869 63,111,740,340 65,674,805,295 6,306,054,471 11.10 2,563,064,955 4.06

3 Tài sản dài hạn khác 268 167,390,000 167,390,000 27,390,000 0 0 (140,000,000) (83.64)

(Nguồn: BCTC Công ty Gas Petrolimex Đà Nẵng qua 3 năm 2011 - 2013)

HÌNH 2.5: CẤU TRÚC TÀI SẢN TẠI CÔNG TY

Nhìn vào bảng phân tích cấu trúc tài sản (Bảng 2.1) ta có thể thấy Công ty duy trì chủ yếu là tài sản dài hạn chiếm trung bình khoảng 70% cấu trúc tài sản và có sự tăng nhẹ qua 3 năm Điều này phù hợp với đặc thù kinh doanh của Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ Do tài sản dài hạn của Công ty chủ yếu là TSCĐ và tài sản dài hạn khác, chủ yếu là các chi phí trả trước như chi phí sữa chữa nâng cấp TSCĐ, chi phí phân bổ công cụ dụng cụ Tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ lệ thấp chủ yếu là các khoản phải thu trong đó phải thu khách hàng chiếm trên 20% trong tổng tài sản ngắn hạn Vì vậy cơ cấu tài sản chủ yếu tập trung vào tài sản dài hạn.

Dựa vào bảng phân tích biến đông tài sản (Bảng 2.2) của công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 (các số liệu lấy từ Bảng cân đối kế toán của công ty vào cuối các năm) Qua bảng phân tích cấu trúc tài sản của Công ty ta thấy tổng tài sản của Công ty qua 3 năm có sự tăng mạnh cụ thể: Tổng tài sản năm

2011 là 110,748,623,497 đồng tăng 6,257,436,186 đồng vào năm 2012, qua 2013 tiếp tục tăng 1,685,227,793 đồng tương ứng với số tiền là 118,691,287,476 đồng Để xem xét rõ hơn tình hình biến động tài sản của công ty cần phải so sánh với công ty trong cùng ngành –Tổng Công ty khí Việt Nam- Công ty cổ phần (673 Nguyễn Hữu Thọ - Xã Phước Kiên – Huyện Nhà Bè – TP Hồ Chí Minh) để thấy rõ hơn thực trạng công tác phân tích cấu trúc tài chính tại công ty.

Tiền Đầu tư tài chính ngắn hạnCác khoản phải thuHàng tồn khoTài sản cố định ĐVT: Đồng

CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ TỶ TRỌNG (%)

TÀI SẢN Mã số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 10,045,200,208,018 12,753,084,518,890 18,292,997,853,785 22.02 28.25 36.31

2 Các khoản tương đương tiền 112 7,575,290,289,313 9,889,952,009,867 15,421,849,722,222 16.61 21.91 30.61

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 317,329,590,057 68,900,000,000 818,400,000,000 0.7 0.15 1.62

III Các khoản phải thu ngắn hạn ) 130 6,950,175,738,591 5,373,621,264,496 5,960,271,247,392 15.24 11.90 11.83

1 Phải thu của khách hàng 131 5,848,359,560,410 4,685,347,490,903 5,367,524,365,864 12.82 10.38 10.65

2.Trả trước cho người bán 132 532,350,611,965 238,284,434,969 364,713,605,477 1.17 0.53 0.72

5 Các khoản phải thu khác 135 576,915,982,111 503,275,558,814 303,515,673,310 1.26 1.11 0.60

6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 (7,450,415,895) (53,286,220,190) (75,482,298,259) (0.02) (0.12) (0.15)

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (58,092,956,046) (84,072,291,309) (89,786,109,976) (0.13) (0.19) (0.18)

V.Tài sản ngắn hạn khác 150 857,310,327,231 562,456,563,994 773,883,134,558 1.88 1.25 1.54

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 84,694,771,269 80,864,897,395 99,394,627,300 0.19 0.18 0.20

2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 240,658,682,211 242,263,975,928 155,681,481,108 0.53 0.54 0.31

3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà Nước 154 35,267,267,043 746,260,576 27,431,864,026 0.08 0.00 0.05

3 Tài sản ngắn hạn khác 158 496,689,606,708 238,581,430,095 491,375,162,124 1.09 0.53 0.98

I Các khoản phải thu dài hạn 210 4,271,313,000 - - 0.01 - -

1 Phải thu dài hạn khác 218 4,271,313,000 - - 0.01 - -

II Tài sản cố định 220 21,690,932,957,816 20,995,219,488,496 19,832,971,680,375 47.56 46.50 39.37

1 Tài sản cố định hữu hình 221 15,322,431,154,651 16,566,943,437,255 37.01 33.94 32.88

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (10,574,985,008,594) (13,570,489,116,154) (16,812,992,928,470) (23.19) (30.06) (33.37)

2 Tài sản cố định thuê tài chính 224 217,309,123,704 171,444,164,015 117,401,685,038 0.48 0.38 0.23

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 (16,053,103,273) (61,970,800,018) (116,788,278,995) (0.04) (0.14) (0.23)

3 Tài sản cố định vô hình 227 266,163,593,071 344,498,531,074 345,269,451,846 0.58 0.76 0.69

- Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 229 (11,175,561,860) (20,767,107,642) (30,092,252,928) (0.02) (0.05) (0.06)

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 4,327,068,647,598 5,156,845,638,756 2,803,357,106,236 9.49 11.42 5.56

III Bất động sản đầu tư 240 - 762,243,170 - - 0 -

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 - (4,890,783,543) - - (0.01) -

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1 Đầu tư vào công ty liên kết 252 123,325,626,151 75,635,750,091 78,618,908,503 0.27 0.17 0.16

2 Đầu tư dài hạn khác 258 892,138,815,736 847,600,283,780 441,600,283,780 1.96 1.88 0.88

3 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 (25,000,000,000) (55,408,652,845) (75,000,000,000) (0.05) (0.12) (0.15)

V Tài sản dài hạn khác (260&1+262+268) 260 3,004,578,986,357 2,291,090,216,440 1,262,481,913,093 6.59 5.07 2.51

1 Chi phí trả trước dài hạn 261 2,982,084,940,813 2,265,490,285,995 1,231,778,636,667 6.54 5.02 2.45

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 3,696,280,326 3,521,287,287 5,499,218,456 0.01 0.01 0.01

3 Tài sản dài hạn khác 268 18,797,765,218 22,078,643,158 25,204,057,970 0.04 0.05 0.05

(Nguồn: BCTC Tổng Công ty khí Việt Nam-CTCP qua 3 năm 2011 - 2013)

BẢNG 2.4: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM - CTCP ĐVT: Đồng

TÀI SẢN Mã số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ± Mức ± % ± Mức ± %

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 10,045,200,208,018 12,753,084,518,890 18,292,997,853,785 2,707,884,310,872 26.96 5,539,913,334,895 43.44

2 Các khoản tương đương tiền 112 7,575,290,289,313 9,889,952,009,867 15,421,849,722,222 2,314,661,720,554 30.56 5,531,897,712,355 55.93

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 317,329,590,057 68,900,000,000 818,400,000,000 (248,429,590,057) (78.29) 749,500,000,000 1,087.81

III Các khoản phải thu ngắn hạn ) 130 6,950,175,738,591 5,373,621,264,496 5,960,271,247,392 (1,576,554,474,095) (22.68) 586,649,982,896 10.92

1 Phải thu của khách hàng 131 5,848,359,560,410 4,685,347,490,903 5,367,524,365,864 (1,163,012,069,507) (19.89) 682,176,874,961 14.56 2.Trả trước cho người bán 132 532,350,611,965 238,284,434,969 364,713,605,477 (294,066,176,996) (55.24) 126,429,170,508 53.06

5 Các khoản phải thu khác 135 576,915,982,111 503,275,558,814 303,515,673,310 (73,640,423,297) (12.76) (199,759,885,504) (39.69)

6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 (7,450,415,895) (53,286,220,190) (75,482,298,259) (45,835,804,295) 615.21 (22,196,078,069) 41.65

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (58,092,956,046) (84,072,291,309) (89,786,109,976) (25,979,335,263) 44.72 (5,713,818,667) 6.80

V.Tài sản ngắn hạn khác 150 857,310,327,231 562,456,563,994 773,883,134,558 (294,853,763,237) (34.39) 211,426,570,564 37.59

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 84,694,771,269 80,864,897,395 99,394,627,300 (3,829,873,874) (4.52) 18,529,729,905 22.91

2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 240,658,682,211 242,263,975,928 155,681,481,108 1,605,293,717 0.67 (86,582,494,820) (35.74)

3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà Nước 154 35,267,267,043 746,260,576 27,431,864,026 (34,521,006,467) (97.88) 26,685,603,450 3,575.91

3 Tài sản ngắn hạn khác 158 496,689,606,708 238,581,430,095 491,375,162,124 (258,108,176,613) (51.97) 252,793,732,029 105.96

I Các khoản phải thu dài hạn 210 4,271,313,000 0 0 (4,271,313,000) (100) 0 0

1 Phải thu dài hạn khác 218 4,271,313,000 0 0 (4,271,313,000) 0 0 0

II Tài sản cố định 220 21,690,932,957,816 20,995,219,488,496 19,832,971,680,375 (695,713,469,320) (3.21) (1,162,247,808,121) (5.54)

1 Tài sản cố định hữu hình 221 16,880,391,593,443 15,322,431,154,651 16,566,943,437,255 (1,557,960,438,792) (9.23) 1,244,512,282,604 8.12

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (10,574,985,008,594) (13,570,489,116,154) (16,812,992,928,470) (2,995,504,107,560) 28.33 (3,242,503,812,316) 23.89

2 Tài sản cố định thuê tài chính 224 217,309,123,704 171,444,164,015 117,401,685,038 (45,864,959,689) (21.11) (54,042,478,977) (31.52)

3 Tài sản cố định vô hình 227 266,163,593,071 344,498,531,074 345,269,451,846 78,334,938,003 29.43 770,920,772 0.22

- Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 229 (11,175,561,860) (20,767,107,642) (30,092,252,928) (9,591,545,782) 85.83 (9,325,145,286) 44.90

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 4,327,068,647,598 5,156,845,638,756 2,803,357,106,236 829,776,991,158 19.18 (2,353,488,532,520) (45.64)

III Bất động sản đầu tư 240 0 762,243,170 0 762,243,170 0 (762,243,170) (100)

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 0 (4,890,783,543) 0 (4,890,783,543) 0 4,890,783,543 (100)

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1 Đầu tư vào công ty liên kết 252 123,325,626,151 75,635,750,091 78,618,908,503 (47,689,876,060) (38.67) 2,983,158,412 3.94

2 Đầu tư dài hạn khác 258 892,138,815,736 847,600,283,780 441,600,283,780 (44,538,531,956) (4.99) (406,000,000,000) (47.90)

3 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 (25,000,000,000) (55,408,652,845) (75,000,000,000) (30,408,652,845) 121.63 (19,591,347,155) 35.36

V Tài sản dài hạn khác (260&1+262+268) 260 3,004,578,986,357 2,291,090,216,440 1,262,481,913,093 (713,488,769,917) (23.75) (1,028,608,303,347) (44.90)

1 Chi phí trả trước dài hạn 261 2,982,084,940,813 2,265,490,285,995 1,231,778,636,667 (716,594,654,818) (24.03) (1,033,711,649,328) (45.63)

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 3,696,280,326 3,521,287,287 5,499,218,456 (174,993,039) (4.73) 1,977,931,169 56.17

3 Tài sản dài hạn khác 268 18,797,765,218 22,078,643,158 25,204,057,970 3,280,877,940 17.45 3,125,414,812 14.16

C LỢI THẾ THƯƠNG MẠI 269 692,064,922,695 619,357,443,887 531,262,467,013 (72,707,478,808) (10.51) (88,094,976,874) (14.22) TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 45,610,766,961,022 45,146,180,624,914 50,378,935,378,565 (464,586,336,108) (1.02) 5,232,754,753,651 11.59

(Nguồn: BCTC Tổng Công ty khí Việt Nam-CTCP qua 3 năm 2011 - 2013)

Tuy nhiên đây chỉ là những đánh giá sơ bộ ban đầu về cấu trúc tài sản của Công ty Để có một cái nhìn cụ thể, trực quan, toàn diện và chính xác hơn, sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích tình hình biến động và tỷ trọng của tài sản ngắn hạn cũng như dài hạn của Công ty.

2.2.1.1.Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền

BẢNG 2.5: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TẠI CÔNG TY ĐVT: Đồng

Giá trị Tỷ trọng (%) ± Mức ± % ± Mức ± %

(Nguồn: BCTC Công ty Gas Petrolimex Đà Nẵng qua 3 năm 2011 - 2013)

Tiền là khoản mục quan trọng của báo cáo tài chính Công ty nào hoạt động kinh doanh cũng cần dự trữ tiền, tuy nhiên dự trữ bao nhiêu tiền là không ít cũng không nhiều, bởi vì nếu dự trữ quá ít sẽ không đủ để dáp ứng nhu cầu của công ty: mua sắm hàng hóa, máy móc, trả lương cho người lao động , còn nếu dự trữ quá nhiều thì thuận lợi cho hoạt động đầu tư, khả năng thanh toán tốt nhưng lúc này vốn nhàn rỗi nhiều gây lãng phí vốn Bên cạnh đó, bản thân khoản mục tiền chứa đựng rủi ro tiềm tàng cao do đó sẽ có rủi ro trong cất giữ tiền

Dựa vào bảng phân tích cơ cấu tài sản tại công ty (Bảng 2.2) ta thấy khoản mục tiền và CKTĐT có xu hướng tăng dần qua 3 năm cụ thể như sau: Năm 2012 giảm 1,011,169,382đồng, tương ứng với tỷ lệ 65.67%, sang năm 2013, khoản mục này tăng lên 2,678,911,657 đồng, tăng so với 2012 là 2,150,402,081 đồng, tương ứng 406.88% Ta thấy tỷ trọng tiền tuy chiếm một lượng không lớn trong tổng tài sản tuy nhiên việc tăng lên một cách nhanh chóng chứng tỏ vấn đề này có thể giúp công ty đối phó với các tình trạng khủng hoảng hoặc các vấn đề đột xuất, nhưng việc dự trữ quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh lợi của nó

Cụ thể năm 2011 giá trị khoản mục tiền mặt tại Công ty là 549,255,863đồng, qua năm 2012 giảm chỉ còn 316,591,751đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 42.36% so với năm 2011 Lý giải cho điều này là do lượng tiền bị khách hàng chiếm dụng giảm nhưng không đáng kể Mặc dù, năm nay công ty nhận được tiền thanh toán từ khách hàng hơn so với năm 2011 nhưng vẫn còn sự chiếm dụng từ đối tượng bên ngoài nhiều Đến năm 2013 tiếp tục giảm từ 316,591,751 đồng còn 304,292,800 đồng, giảm 12,298,951 đồng, tương ứng giảm 3.88% là do công ty đã đi vào ổn định nên không cần giữ nhiều tiền mặt tại Công ty So với Tổng Công ty khí Việt Nam thì khoản mục tiền và CKTĐT của công ty này là trên 36% Không giống như trong cấu trúc tài sản của công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ còn tổng công ty khí Việt Nam lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong mục tài sản ngắn hạn Nhìn chung thì tỷ trọng này vẫn chưa hợp lý bởi lượng tiền mặt tại quỹ ít Ưu điểm khi dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ thấp sẽ hạn chế được các rủi ro khách quan và chủ quan như trường hợp hỏa hoạn hay gian lận, Mặt khác, nó lại không đáp ứng nhu cầu chi tiêu cao và khả năng thanh toán tức thời kém hơn so với Tổng công ty khí Việt Nam Do đó cần tăng lượng tiền tại quỹ để thuận lợi trong việc chi tiêu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình kịp thời hơn.

Nhưng nhân tố chủ yếu tác đông làm biến động khoản mục tiền chính là tiền gửi ngân hàng 789,506,270 đồng so với năm 2011, tương ứng 83.56% Việc giảm này là do khách hàng chưa thanh toán tiền cho công ty Đến năm 2013 thì khoản mục này tăng lên 2,374,618,857 đồng, tăng hơn so với 2012 là 2,219,302,032 đồng, tương ứng 1,428.89%, khoản mục này tăng là do khách hàng thanh toán tiền cho công ty.

Tuy tiền thu từ hoạt động kinh doanh dùng để bù đắp tiền chi ra trong họat động đầu tư và hoạt động tài chính của công ty Nhưng việc tăng lượng tiền nhiều như vậy mà không đem đi đầu tư thì thực sự lãng phí vì lượng tiền nhàn rỗi quá lớn này đã không được huy động hết vào sản xuất kinh doanh Đối với khoản mục tiền và CKTĐT của công ty có tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản và có xu hướng tăng nhẹ qua ba năm Do đó, công ty cần có các chính sách tín dụng tốt hơn nữa trong các năm tới để đảm bảo khả năng thanh toán cao và đáp ứng nhu cầu thực tế của công ty So với Tổng công ty khí Việt Nam thì công ty ít có khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu cao và khả năng thanh toán tức thời kém hơn Cụ thể: năm 2011 đạt 1.39% đến năm 2012 giảm còn 0.45% qua năm 2013 tăng 2.26% Tuy nhiên, qua ba năm công ty đã có chính sách quản lý tiền tương đối hợp lý hơn, công ty sử dụng vốn cũng đã có hiệu quả hơn Do đó, công ty cần có các chính sách tín dụng tốt hơn nữa trong các năm tới để đảm bảo khả năng thanh toán cao và đáp ứng nhu cầu thực tế của công ty.

2.2.1.2 Tỷ trọng các khoản phải thu

Theo bảng 2.1 ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao khoảng 25% Cụ thể: Năm 2011 tỷ trọng chiếm 25.88% tổng tài sản, tương đương với giá trị 28,658,701,956 đồng, năm 2012 chiếm 25.51%, nhưng giá trị lại tăng lên đến 1,186,520,354 đồng so với 2011, và đến năm 2013 tỷ trọng chiếm 20.69%, đồng thời cũng giảm 5,287,340,493 đồng so với năm 2012 Việc giảm các khoản phải thu ngắn hạn phần lớn là do công ty đã thu hồi được các khoản nợ từ khách hàng.

So sánh với công ty cùng ngành - Tổng công ty khí Việt Nam ta thấy trong khoản phải thu ngắn hạn của công ty thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn so với Tổng công ty khí Việt Nam Cụ thể khoản phải thu khách hàng của Tổng công ty khí Việt Nam năm 2011 tỷ trọng chiếm 15.24%, tương đương với giá trị 6,950,175,738,591 đồng, năm 2012 chiếm 11.9%, năm 2013 chỉ chiếm 11.83%. Nhìn chung khoản phải thu ngắn hạn của Tổng công ty khí Việt Nam qua ba năm đều giảm và đây được xem là một nỗ lực lớn trong chính sách quản lý nợ và thu hồi nợ tốt của công ty khiến cho khả năng thanh toán của công ty cao Mặc dù khoản phải thu giảm nhưng doanh thu của ba năm đều cao lần lượt tăng từ

432,246,062,968 đồng năm 2011 tăng lên 481,888,564,983 đồng và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2013 đạt 493,675,967,135 đồng, đồng thời lượng tiền của công ty qua các năm cũng tăng cao Vì vậy, so với công ty cùng ngành thì công ty cần phải có những chính sách quản lý nợ tốt hơn để đảm bảo khả năng thanh toán cao. Để phân tích rõ hơn, ta xét bảng phân tích chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn (Bảng 2.6).

BẢNG 2.6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN

PHẢI THU TẠI CÔNG TY ĐVT: Đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Giá trị Tỷ trọng (%) ± Mức ± % ± Mức

28,551,056,446 99.62 30,418,424,314 101.9 26,203,187,514 106.7 1,867,367,868 6.54 (4,215,236,800) Trả trước người bán 15,000,000 0.05 1,184,946,000 3.97 794,740,724 3.24 1,169,946,000 7,799.64 (390,205,276) Các khoản phải thu ngắn hạn khác

Dự phòng khoản phải thu khó đòi

(Nguồn: BCTC Công ty Gas Petrolimex Đà Nẵng qua 3 năm 2011 - 2013)

NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETRPLIMEX ĐÀ NẴNG68 3.1 Nhận xét chung về tình hình cấu trúc tài chính tại Công ty TNHH Gas

Ưu điểm

- Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng được hình thành từ khá sớm, hơn các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường cho nên nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường rộng khắp, có văn phòng công ty đóng riêng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, là trung tâm kinh tế của miền Trung, nên công ty có nhiều lợi thế thương mại, điều đó dẫn đến nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của công ty.

- Dân số Đà Nẵng đông, mức sống ngày càng cao, nhu cầu về tiêu thụ khí đốt, nhất là gas và các linh kiện đi kèm gia tăng tạo điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

- Công ty luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm tạo uy tín tốt đối với người tiêu dùng nên đã đẩy mạnh được tốc độ tiêu thụ hàng hóa Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng đã tạo ra được hệ thống cung ứng Gas Petrolimex với chất lượng tốt và vượt trội hơn so với các chất đốt khác Đặc biệt với bình gas được thiết kế kỹ thuật riêng cho gas Petrolimex và đạt tiêu chuẩn của Mỹ, với van an toàn của hãng Kosan hàng đầu thế giới về sản xuất bình gas, các bình gas có các van an toàn đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đã được người sử dụng tin dùng và có uy tín trên thị trường Đồng thời Công ty có đội ngũ lãnh đạo sáng suốt, đội ngũ nhân viên không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn.

- Công ty có các cửa hàng rộng khắp khu vực miền Trung và Tây Nguyên cho nên việc nhập gas và tiêu thụ được tổ chức thuận lợi, giảm bớt khoản chi phí vận chuyển.

- Từ các yếu tố trên cho thấy Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và đang trên đà phát triển ngày càng lớn mạnh.

- Hệ thống Tài khoản sử dụng ghi chép hợp lý, đảm bảo đúng và đầy đủ theo quy định của Nhà nước, giúp cho việc theo dõi được dễ dàng.

- Đáp ứng được yêu cầu về thông tin của lãnh đạo nhờ có hệ thống phần mềm kế toán máy, giúp cho công tác kế toán được gọn nhẹ và nhanh chóng.

- Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ, rất phù hợp đối với một doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn.

- Nhìn chung, công tác kế toán của Công ty phản ánh khá đầy đủ chặt chẽ có hệ thống quá trình tiêu thụ hàng hóa góp phần to lớn cho việc ra các quyết định xử lý của các cấp lãnh đạo Đặc biệt có thể khẳng định việc áp dụng phần mềm kế toán và mạng vi tính đã đem lại hiệu quả cao trong công tác kế toán.

Hạn chế

- Với địa bàn thuộc các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng hoạt động kinh doanh trên thị trường này nên sự cạnh tranh là rất mạnh mẽ.

- Do đặc điểm kinh doanh của Công ty, do đó nghiệp vụ bán chịu phát sinh nhiều Công ty cần phải có biện pháp quản lý nợ chặt chẽ hơn để tránh tình trạng công nợ ứ đọng như hiện nay.

- Công ty không theo dõi được chi tiết tình hình tiêu thụ của từng mặt hàng mà chỉ sử dụng một tài khoản chung để theo dõi kết quả kinh doanh gas, bếp và phụ kiện Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc lập kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ cho những mặt hàng có lợi nhuận thấp.

Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính của Công ty

3.2.1.Quản lý tốt khoản mục vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển Với tính linh hoạt cao nhất, vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của DN Qua Bảng cân đối kế toán ta thấy khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền của DN có sự biến động tăng giảm qua 3 năm Vì vậy việc dự trữ tiền sẽ giúp công ty không bị động trong các khoản thanh toán ngắn hạn, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty… Tuy nhiên việc dự trữ nhiều tiền mặt cũng có mặt không tốt như rủi ro dễ bị đánh cắp, gây ra lượng tiền nhàn rỗi và không có hiệu quả sinh lời dẫn đến kết quả sử dụng vốn thấp Vì vậy công ty nên lập báo cáo vốn bằng tiền cho từng năm để có kế hoạch huy động vốn.

Cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn chưa chấm dứt buộc các công ty phải tự tìm kiếm để có đủ tiền mặt Và đây chính là lúc công ty nên dành thời gian để nhìn nhận một cách thận trọng trong cách quản lý nguồn vốn lưu động Tiền mặt vẫn cứ quay vòng đều đặn quanh hệ thống nên các nhà quản lý thật sự cảm thấy không cần thiết phải tìm biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn này, dù biết rằng điều này có thể làm giảm dần sự tăng trưởng về lợi nhuận và doanh số bán hàng.

Căn cứ vào dự toán tiêu thụ, dự toán các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí mua sắm hàng hóa, các khoản vay ngân hàng, trả nợ gốc, lãi vay và dự báo về doanh thu tiêu thụ, chính sách bán hàng để dự báo số tiền chi ra và số tiền thu vào liên quan đến hoạt động của công ty trong từng thời kỳ để xác định một mức tồn quỹ hợp lý dành cho hoạt động kinh doanh của công ty Vì trong những năm gần đây lượng tiền của DN còn rất ít, nên mỗi lần cần đến tiền công ty thường phải nợ người bán một thời gian mới trả hoặc nợ lương, nợ thuế NSNN Vì vậy do đó ta cần phải xây dựng kế hoạch cho việc dự trữ tiền để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phần tiền thu vào: Công ty phải liệt kê tính toán tất cả các khoản có thể thu được trong tháng của DN như: thu do khách hàng nợ, thu do lãi tiền gửi, thu do bán hàng, cung cấp dịch vụ…

- Phần tiền chi ra: Bên cạnh việc dự toán phần tiền thu vào thì công ty cũng cần xác định trong tháng cần chi những mục nào và tổng khoản chi trong tháng cho các khoản mục đó là bao nhiêu Chẳng hạn như: chi trả lương cho công nhân viên, mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Do đó cần phải tính cho nó một lượng tiền dự trữ thích hợp. Đối với khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, nhàn rỗi ở đây chỉ mang tính tạm thời cho đến khi tiền được huy động vào kinh doanh Tiền nhàn rỗi của công ty chủ yếu là gửi ngân hàng với lãi suất thường thấp, công ty chưa tìm kiếm được cơ hội đầu tư nào khác Như thế công ty vừa tận dụng được số tiền tạm thời nhàn rỗi để đầu tư kinh doanh với mục đích sinh lời và có thể mở rộng quy mô vốn của công ty

3.2.2.Quản lý chặt chẽ khoản phải thu

Công ty cần xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán để thúc đẩy việc khách hàng tích cực hơn trong việc thanh toán các khoản nợ cho công ty Có nghĩa công ty cho hưởng một tỷ lệ chiết khấu nhất định trên tổng giá trị thanh toán trong hợp đồng, nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn thanh toán đã ký kết trong hợp đồng Ngược lại, nếu thanh toán đúng thời hạn đã ký kết trong hợp đồng thì khách hàng phải thanh toán đúng giá trị trên hoá đơn quyết toán công trình.

Còn đối với khoản nợ cũ của khách hàng thì nên áp dụng chính sách giảm nợ, có nghĩa nếu khách hàng trả khoản nợ sớm thì sẽ được hưởng một tỷ lệ giảm nợ

% trên tổng số nợ của khách hàng.

Việc quản lý tốt các khoản nợ phải thu là một giải pháp rất cần thiết để sử dụng vốn lưu động và sẽ góp phần cải thiện cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty

- Chính sách đầu tiên được tính đến trong trường hợp này là các chính sách chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng có các khoản nợ lớn thanh toán trong thời hạn ngắn nhất.

- Sự tồn tại của khoản nợ này chủ yếu là khoản phải thu khách hàng làm cho nguồn vốn kinh doanh của công ty bị chiếm dụng Vì vậy để giảm sự gia tăng của khoản nợ này công ty cần có những biện pháp sau:

+ Để quản lý khoản mục phải thu một cách hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty thì trước khi ký hợp đồng công ty nên tìm hiểu kỹ về khách hàng,khả năng thanh toán của khách hàng, phân loại khách hàng nhằm đưa ra những chính sách bán hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng Hợp đồng kinh tế cần phải quy định chặt chẽ về thời gian thanh toán, phương thức thanh toán, hình thức xử phạt nếu vi phạm hợp đồng.

+ Có chính sách tín dụng tích cực đối với khách hàng do chậm thanh toán nhưng ở mức độ vừa phải, không để khách hàng lợi dụng để chiếm dụng vốn và vi phạm thời gian thanh toán hợp đồng.

+ Thực hiện chiết khấu thanh toán cho những khách hàng thanh toán sớm theo tỷ lệ hợp lý, riêng đối với những khách hàng có các khoản nợ quá hạn không thể đòi được hoặc khách hàng hiện đang nợ số tiền lớn mà thời gian thanh toán đã quá hạn thì công ty cần có biện pháp mạnh, dứt khoát

+ Công ty phải có biện pháp theo dõi, nhắc nhở thường xuyên các khách hàng nợ sắp đến hạn trả một cách chi tiết, cụ thể và có thể phân loại các khoản nợ ra thành nhiều loại khác nhau như: Nợ có khả năng trả đúng hạn, Nợ khó đòi và nợ có khả năng thu hồi nhằm có thể dự báo trước khả năng thu hồi nợ để áp dụng các biện pháp thu hồi vốn.

+ Thường xuyên đối chiếu một cách chi tiết công nợ giữa công ty với khách hàng nhằm giúp cho công ty thuận lợi hơn trong việc thu hồi nợ đồng thời giúp khách hàng biết rõ hơn các khoản mục mà họ đang nợ của công ty để có biện pháp trả nợ đúng hạn.

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS Lưu Thị Hương (2002), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: TS Lưu Thị Hương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
2. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chínhdoanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS Bạch Đức Hiển
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2008
3. Th.S Dương Thị Thanh Hiền (2014), Tập bài giảng Phân tích Báo cáo tài chính, Trường Đại học Duy Tân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Phân tích Báo cáo tài chính
Tác giả: Th.S Dương Thị Thanh Hiền
Năm: 2014
4. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2011), Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Duy Tân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa luận tốt nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Năm: 2011
7. Website: www. luanvan .net.vn 8. Website: http://doc.edu.vn/ Link
9. Website: http://thuvienso.duytan.edu.vn/ Link
5. Báo cáo tài chính năm 2011, 2012 và 2013 của Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng Khác
6. Báo cáo tài chính năm 2011, 2012 và 2013 của Tổng Công ty khí Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w