Trong những năm qua, hoạt động ngân hàng đã gópphần tích cực cho các dịch vụ huy động vốn, tài trợ vốn hoạt động SXKD, thu hútvốn đầu tư của nước ngoài … Chính vì thế mà các NHTM đã trở
Trang 1PHÍ LÊ KHÁNH LINH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ QUỐC
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
ĐÀ NẴNG – 2021
Trang 2PHÍ LÊ KHÁNH LINH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ QUỐC
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Ngọc Tiến
ĐÀ NẴNG - 2021
Trang 3số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hềđược công bố trong bất cử một công trình nghiên cứu nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Phí Lê Khánh Linh
Trang 4nhiệm, sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu vànhiệt tình từ nhiều phía.
Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớiBan giám hiệu Trường Đại học Duy Tân, các phòng ban chức năng, các Thầy, Côgiáo đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình đến Thầygiáo TS Hoàng Ngọc Tiến, người đã hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm để tôihoàn thành luận văn tốt nghiệp Qua sự hướng dẫn của Thầy, tôi không chỉ họcđược nhiều kiến thức bổ ích mà còn học ở Thầy phương pháp nghiên cứu , thái độ
và tinh thần làm việc nghiêm túc trong cả quá trình
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo và các anh/chị đồng nghiệpNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Quốc đã tạo điềukiện nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ, cung cấp những tài liệu thực tế và thông tin cầnthiết để tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, gia đình, bạn bè
đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luậnvăn Tuy nhiên do điều kiện và thời gian nghiên cứu chưa được nhiều và trình độcòn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Rấtmong nhận được sự góp ý chân thành của Quý thầy cô, bạn bè và các bạn đồngnghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn, thiết thực trong việc áp dụng vào thực tế
Tác giả
Phí Lê Khánh Linh
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 3
6 Kết cấu của luận văn 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 7
1.1.1 Tổng quan về NHTM 7
1.1.2 Huy động vốn của NHTM 11
1.1.3 Đặc điểm và vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 15
1.2 HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 18
1.2.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn của NHTM 18
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM 20
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 27
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 27
1.3.2 Các nhân tố khách quan 31
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ
Trang 6NAM - CHI NHÁNH PHÚ QUỐC 35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Phú Quốc 35
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Quốc 38
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ QUỐC 43
2.2.1 Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn 43
2.2.2 Chi phí huy động vốn 55
2.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn 58
2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ QUỐC 59
2.3.1 Những thành tựu đạt được 59
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 61
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 66
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH PHÚ QUỐC 67
3.1 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI 67
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ QUỐC……… 69
3.2.1 Tăng cường các hoạt động quảng bá sản phẩm trong huy động vốn 69
3.2.2 Triển khai mới các dịch vụ ngân hàng 70
Trang 73.2.4 Thực hiện chiến lược cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu qủa 72
3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 74
3.2.6 Đầu tư hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 74
3.2.7 Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt 75
3.2.8 Nhanh chóng mở rộng dịch vụ mới, đa dạng hóa các hình thức huy động, tăng cường các khoản thu từ dịch vụ 75
3.3 KIẾN NGHỊ 76
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 78
KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của BIDV Chi nhánh Phú Quốc (Từ năm 2018 –2020) 40Bảng 2.2 Biến động huy động vốn theo cơ cấu của BIDV Chi nhánh Phú Quốc (Từnăm 2018-2020) 44Bảng 2.3 Vốn huy động của BIDV Chi nhánh Phú Quốc (Từ năm 2018 – 2020) 46Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng của BIDV Chi nhánh Phú Quốc(Từ năm 2018 - 2020) 48Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo tiền tệ của BIDV Chi nhánh Phú Quốc(Từ năm 2018 - 2020) 50Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian của BIDV Chi nhánh Phú Quốc(Từ năm 2018-2020) 52Bảng 2.7 Cơ cau nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của BIDV Chi nhánh Phú Quốc(Từ năm 2018 - 2020) 54Bảng 2.8 Chi phí huy động vốn bình quân (Từ năm 2018 - 2020) 56Bảng 2.9 Tình hình thu nhập từ nguồn vốn huy động (Từ năm 2018 - 2020) 57Bảng 2.10 So sánh nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng (Từ năm 2018 - 2020) 59
Trang 9Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng 48
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo tiền tệ 50
Biểu đồ 2.3 Cơ c ấ u nguồn vốn huy động theo thời gian 53
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn 55
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hệ thống các NHTM ở nước ta đã có những bước phát triển vượtbậc Trải qua chặng đường trên, hệ thống NHTM Việt Nam đã không ngừng pháttriển lớn mạnh về quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động cũng như các mạng lướichi nhánh rải khắp trên nhiều khu vực Đối tượng khách hàng của các NHTM khôngnhững bao gồm các Doanh nghiệp (DN), công ty, mà còn có các hộ Sản xuất kinhdoanh (SXKD) và cá thể Trong những năm qua, hoạt động ngân hàng đã gópphần tích cực cho các dịch vụ huy động vốn, tài trợ vốn hoạt động SXKD, thu hútvốn đầu tư của nước ngoài … Chính vì thế mà các NHTM đã trở thành kênh cungứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế
Để có những bước phát triển như vậy, để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổnđịnh, chúng ta cần làm tốt hơn nữa công tác huy động vốn cho nền kinh tế, tăngcường hơn nữa hiệu quả huy động vốn của các tổ chức, nhất là các trung gian tàichính – những định chế ngày càng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của đấtnước Một trong những trung gian tài chính quan trọng nhất chính là NHTM, vớinghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn từ nền kinh tế để phân phối lại cho nền kinh tế.Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động, đồngnghĩa với việc cạnh tranh không chỉ trong nội bộ các ngành của quốc gia mà cònđến từ những đối thủ mang yếu tố nước ngoài Cạnh tranh đã, đang và sẽ diễn rangày càng khốc liệt, gay gắt hơn trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và trong hoạtđộng của hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì những lý do trên, việc khai thôngnguồn vốn cho hoạt động của các NHTM là rất quan trọng
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang đóng một vai trò đặc biệt quantrọng trong việc huy động và phân bổ vốn cho nền kinh tế Trong điều kiện nềnkinh tế Việt Nam đang hội nhập, để có thể duy trì, tăng khả năng cạnh tranh vànâng cao vị thế của mình trên thị trường, các NHTM đòi hỏi phải có số vốn đủlớn với dịch vụ đa dạng và cơ cấu hợp lý Tuy nhiên, trên thực tế lượng vốn cácngân hàng huy động được là chưa lớn, mặt khác không ít ngân hàng đang phải
Trang 11đối mặt với tình trạng mất cân đối trong cơ cấu vốn
Nguồn vốn huy động không chỉ có vai trò quan trọng trong công cuộc xâydựng đất nước mà nó còn là nền tảng cho sự phát triển của NHTM, giúp các NHTMhoạt động bền vững, mở rộng kinh doanh, đa dạng hơn nữa các nghiệp vụngân hàng, phát triển hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng Khi nền kinh tế phát triển thu nhập của người dân ngày càng cao, đời sốngdân cư ngày càng được cải thiện Điều này có nghĩa là nhu cầu và khả năng tích lũytrong dân cư ngày càng tăng Trong khi đó, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển sảnxuất kinh doanh ngày càng lớn đã thúc đẩy các ngân hàng tiếp tục mở rộng, đẩymạnh khai thác các nguồn vốn tiềm năng, bền vững, có tính ổn định cao và chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng
Vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả huy động vốn luôn là mục tiêu cấp báchđối với hệ thống các ngân hàng trong mọi thời kỳ
Hiện nay, với sự phát triển của hệ thống tài chính, nhiều NHTM đã phát triểnđáng kể về số lượng chi nhánh/phòng giao dịch, quy mô và chất lượng thì việc chọnlựa nơi gửi tiền phù hợp là điều không hề khó khăn cho khách hàng Do đó, áplực cạnh tranh giữa các NHTM trở nên ngày càng gay gắt, đặc biệt trong công táchuy động vốn
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh PhúQuốc nói riêng và hội sở chính của BIDV nói chung đều ý thức được việc nâng caohiệu quả huy động vốn là vấn đề rất quan trọng nếu muốn chi nhánh ngân hàngngày càng phát triển Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động, lành mạnh hóa tìnhhình tài chính, nâng cao sức cạnh tranh, việc nghiên cứu những vấn đề mang tính
lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong điều kiện
hiện nay Vì vậy, đây chính là lý do tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Quốc" để nghiên cứu.
Trang 122 Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn để có những giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam – Chi nhánh Phú Quốc
2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài nhằm vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây:
Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Quốc, từ đó chỉ ra những kết quảđạt được, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế đó
Đề xuất hệ thống các giải phát nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Quốc
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM
Phạm vi nghiên cứu về không gian là hiệu quả hoạt động huy động vốn tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Quốc,
Phạm vi nghiên cứu về thời gian từ năm 2018 đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp trong quá trình nghiên cứu viết luậnvăn là: thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh
Phương pháp thống kê, tổng hợp, quan sát và phân tích: dựa trên số liệu báocáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Phú Quốc để làm rõ thựctrạng hoạt động huy động vốn
Phương pháp so sánh, đối chiếu: được dùng để nghiên cứu, so sánh hoạtđộng huy động vốn của BIDV Chi nhánh Phú Quốc qua các năm, từ đó có tìm ra giảipháp phù hợp nâng cao hiệu quả huy động vốn của BIDV Chi nhánh Phú Quốc
5 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Trong thời gian qua vấn đề về vốn và huy động vốn tại các NHTM đã đượcrất nhiều tác giả lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu, cụ thể có thể liệt kê một số công
Trang 13trình tiêu biểu như sau:
Nguyễn Thị Quyên (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại cácngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩkinh tế, Trường đại học kinh tế TP.HCM Tác giả nhận định các ngân hàng thươngmại rất cần có những biện pháp, chính sách hợp lý để huy động, khai thác hiệu quảnguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư cũng như cần có sự hỗ trợ và tạođiều kiện đồng bộ, kịp thời từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơQuan ban ngành Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vừa làthách thức đối với các ngân hàng nhưng cũng là động lực giúp các ngân hàng ngàycàng phải hoàn thiện hơn để tạo lập một chỗ đứng vững chắc hơn và phát triển hoạtđộng kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn Thị phần huy động vốn tiền gửi là mộttrong những thước đo đánh giá thái độ, niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.Bên cạnh đó, áp lực về việc mở rộng quy mô hoạt động, quy mô vốn cũng như xuhướng cơ cấu lại ngành ngân hàng đã đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với cácngân hàng thương mại trong cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận, phân chia thị phần
và khẳng định tên tuổi
Trần Thị Hải Yến (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửikhách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng,Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường đại học kinh tế TP.HCM Dựa trên những số liệu
đã phân tích và đánh giá về thực trạng huy động vốn tại ngân hàng, cùng với nhữngthành tựu, hạn chế và những nguyên nhân trong công tác huy động vốn tiền gửiKHCN tại VPBank trong thời gian qua Tác giả đã đưa ra được định hướng củacông tác huy động vốn tiền gửi KHCN trong thời gian tới, từ đó đề xuất giải phápđối với VPBank Các giải pháp trên là những giải pháp hết sức cần thiết để gia tănghiệu quả huy động vốn tiền gửi KHCN, góp phần mở rộng thị phần và năng lựccạnh tranh tại VPBank, nhằm thực hiện một cách toàn diện mục tiêu trở thành mộttrong 3 Ngân hàng TMCP Bán lẻ lớn nhất Việt Nam
Nguyễn Trần Quỳnh Như (2017), Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốntại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên,
Trang 14Luận văn thạc sĩ Quản trị kính doanh, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinhdoanh, Đại học Thái Nguyên Trên cơ sở phân tích đánh giá đúng thực trạng hiệuquả huy động vốn của Vietcombank Thái Nguyên từ mục tiêu, định hướng hoạtđộng chi nhánh trong những năm tới, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nângcao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh Các giải pháp này có mối quan hệ chặtchẽ, hỗ trợ lẫn nhau, do đó trong quá trình tổ chức thực hiện phải tiến hành đống bộ
và có sự thống nhất trong toàn chi nhánh, từ Cấp uỷ, Ban giám đốc đến từng cán
bộ, nhân viên trong chi nhánh có vậy mới đem lại hiệu quả cao nhất Việc vận dụng
và kết hợp một cách khéo léo các biện pháp khi mà đa số các ngân hàng đã tuân thủtheo lãi suất trần của ngân hàng nhà nước thì vấn đề chất lượng dịch vụ, chính sáchchăm sóc khách hàng của Ngân hàng được chú trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quảhuy động vốn của ngân hàng
Huỳnh Thị Như Ý (2018) với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy độngvốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh BàRịa” Tác giả đã đánh giá thực trạng huy động vốn tại BIDV chi nhánh Bà Rịa Dựatrên kết quả phân tích kết hợp với định hướng phát triển của hệ thống ngân hàngcũng như BIDV, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân của BIDV Khi giải phápnêu trên được triển khai đồng bộ và theo một lộ trình hợp lý sẽ góp phần đưa hoạtđộng huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân của BIDV ngày càng phát triển, hoạt độngkinh doanh của BIDV sẽ ngày càng bền vững trong nền kinh tế hội nhập và toàncầu hóa
Huỳnh Lê Cường (2019), Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngânhàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam-chi nhánh Cần Thơ, Luận vănthạc sĩ Kinh tế, Trường đại học kinh tế TP.HCM Qua phân tích số liệu thứ cấp kếthợp với nghiên cứu tình hình thực tế tại đơn vị, đề tài đã có những đánh giá về cácchỉ tiêu thể hiện hiệu quả huy động vốn, tổng kết những nguyên nhân dẫn đến hạnchế trong công tác huy động vốn tại Vietinbank Cần Thơ Từ đó, đã đề xuất nhữnggiải pháp phù hợp và có tính khả thi giúp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại
Trang 15Vietinbank Cần Thơ.
Đề tài “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đăk Lăk” của Huỳnh Tấn Thành năm 2017.
Trả lời và giải quyết những vấn đề về thực tiễn, thông qua phân tích thực trạng huyđộng vốn trong hoạt động huy động vốn tại BIDV Đông Đăk Lăk, luận văn đã chỉ
ra một số nguyên nhân và hạn chế và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huyđộng vốn tại BIDV Đông Đăk Lăk Làm rõ những giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả huy động vốn tại BIDV Đông Đăk lăk, luận văn đề xuất một hệ thống giải pháp
có tính đồng bộ, từ tăng cường kiểm tra, giám sát, đến nâng cao chất lượng cán
bộ, Đề xuất một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có liênquan tập trung hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách, và một số nộidung khác có liên quan
Trong các công trình đã công bố, theo tìm hiểu của tác giả, chưa có công trình
nghiên cứu hay đề tài Thạc sỹ, Tiến sỹ nào nghiên cứu về “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Quốc” Hiện tại, Chi nhánh chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, cho nên
nghiên cứu này sẽ đóng góp phần nào vào công tác huy động vốn, nâng cao hiệuquả hoạt động của Ngân hàng
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu thamkhảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàngthương mại
Chương 2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại BIDV Chi nhánh Phú Quốc Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV Chi nhánh Phú Quốc
Trang 16tế Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia được phản ánh rất nhiềuthông qua trình độ phát triển của hệ thống NHTM nói riêng, hệ thống tài chínhnói chung của quốc gia đó.
NHTM hiện diện trong nền kinh tế đi từ bước hình thành sơ khai nhất lànhững cửa hiệu hay bàn đổi tiền trong các trung tâm thương mại, giúp khách du lịch
và thương nhân đổi ngoại tệ lấy bản tệ Hình thái đầu tiên đó xuất hiện ở các thànhphố của Hy Lạp, La Mã với chủ yếu là hai hoạt động: đổi tiền và chiết khấu thươngphiếu Ngành kinh doanh này sau đó lan rộng tới Bắc Âu, Tây Âu Trải qua nhiềugiai đoạn hình thành và phát triển, NHTM được các tổ chức tín dụng của các nướctrên thế giới đưa ra các nhận định khác nhau để diễn đạt về hoạt động của cácNHTM Sau đây là một số định nghĩa khác nhau về NHTM:
Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tàichính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: Ngân hàng thươngmại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạccủa công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tàinguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính
Còn trong luật ngân hàng của Đan Mạch (1930) lại định nghĩa: Những nhàbăng thiết yếu gồm các nghiệp vụ ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương
Trang 17mại và hành nghề địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện cácnghiệp vụ chuyển ngân và đứng ra bảo hiểm.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày16/06/2010 nay luật đã sửa đổi số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 của Quốc hộiNgân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt độngngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằmmục tiêu lợi nhuận
Như vậy có thể hiểu NHTM là một tổ chức tín dụng chuyên kinh doanh tiền tệ
và các hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận NHTM là một định chế tài chínhtrung gian có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong hệthống ngân hàng trung gian nói riêng Và tồn tại một ranh rới nhất định giữa ngânhàng với tổ chức tín dụng phi ngân hàng ở chỗ ngân hàng nhận tiền gửi (cụ thể làtiền gửi không kỳ hạn) và cung ứng các dịch vụ thanh toán Chính từ hoạt động này
đã tạo nên chức năng tạo tiền thông qua hệ số nhân tiền trong toàn bộ hệ thống ngânhàng Đó là đặc trưng cơ bản để phân biệt NHTM với các tổ chức tín dụng khác
1.1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM
NHTM thực hiện ba nghiệp vụ cơ bản, đó là nghiệp vụ tài sản nợ, nghiệp vụ tàisản có và nghiệp vụ trung gian hoa hồng, việc thực hiện ba nghiệp vụ này thể hiệnbản chất của NHTM là DN chuyên kinh doanh tiền tệ và các hoạt động ngân hàngbằng nhiều nguồn vốn, nhưng nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn huy động tiền gửi
a Nghiệp vụ tài sản nợ
Nghiệp vụ tài sản nợ là nghiệp vụ dùng để hình thành nguồn vốn của NHTM.Nguồn vốn của NHTM bao gồm: Vốn chủ sở hữu (VCSH), vốn huy động và vốnvay Do đó, nghiệp vụ tài sản nợ của NHTM bao gồm:
Nghiệp vụ tạo vốn tự có: trước hết mỗi ngân hàng phải có một số vốn tự cólàm điều kiện hình thành và duy trì hoạt động kinh doanh của mình Số vốn tự cónày thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM Vốn tự có đượctạo ra thông qua hình thành vốn điều lệ, hình thành các quỹ và lợi nhuận chưa chia.Nghiệp vụ huy động vốn: thông qua các hoạt động nghiệp vụ, ngân hàng thực
Trang 18hiện huy động vốn bao gồm huy động vốn tiền gửi và vốn huy động khác Trong đó,huy động vốn tiền gửi là việc NHTM tập trung huy động tiền gửi của các cá nhân,
DN, công ty, để hình thành quỹ cho vay với các hình thức huy động như tiền gửikhông kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiềngửi kho bạc Nhà nước, .; vốn huy động khác là việc NHTM phát hành các loạigiấy nợ như chứng chỉ tiền gửi (phiếu nợ ngắn hạn ≤ 1 năm), trái phiếu ngân hàng(phiếu nợ trung, dài hạn > 1 năm), kỳ phiếu có mục đích của ngân hàng, Đây lànguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ nguồn vốn của NHTM
Nghiệp vụ vay vốn: là việc NHTM có thể vay NHTM khác hoặc vay củaNHTM nước ngoài, nếu vẫn không đủ cho nhu cầu sử dụng thì có thể vay cho Ngânhàng Trung ương (NHTW)
b Nghiệp vụ tài sản có
Là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn của NHTM vào các hoạt động: cho vay,đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, Nghiệp vụ tài sản có của NHTM bao gồm:
Nghiệp vụ ngân quỹ: NHTM phải sử dụng một phần các nguồn vốn của mình
để trang trải các nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng và phục vụcho các hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng Tiền dự trữ của NHTM gồmcó: tiền mặt tại quỹ (bao gồm giấy bạc ngân hàng và tiền kim loại, tùy thuộc vàoquy mô hoạt động của NHTM, vào nhu cầu thường xuyên cũng như nhu cầu thời
vụ của các khoản chi tiền mặt mà NHTM để tồn quỹ tiền mặt cho hợp lý), tiềngửi ở các ngân hàng khác (có tác dụng trang trải nhu cầu thực tế theo yêu cầu củakhách hàng hoặc là để nhờ các ngân hàng thực hiện một số dịch vụ như muachứng khoán, chuyển tiền, bảo lãnh tín dụng, ), tiền gửi ở NHTW (bao gồmtiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán) và dự trữ các giấy tờ có giángắn hạn (như Tín phiếu kho bạc, Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cácloại giấy nợ khác đến hạn thanh toán có thể chuyển thành tiền mặt được)
Nghiệp vụ cho vay: NHTM sử dụng phần lớn nguồn vốn của mình vào việc chovay đối với các DN và cá nhân, nên còn gọi là tài sản có tín dụng Trong nghiệp vụtài sản có, thì nghiệp vụ cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, nên lợi nhuận của NHTM
Trang 19chủ yếu được sinh ra từ nghiệp vụ này Hoạt động này rất đa dạng và phong phú.Nghiệp vụ đầu tư: ngoài việc sử dụng nguồn vốn để cho vay, NHTM còn sửdụng một phần nguồn vốn của mình để đầu tư vừa là để sinh lời vốn, vừa là để phântán rủi ro Nghiệp vụ này bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Nghiệp vụ tài sản có khác: NHTM sử dụng vốn vào đầu tư mua sắm tài sản,các khoản phải thu, đầu tư ngoại tệ,
Giữa nghiệp vụ tài sản nợ và nghiệp vụ tài sản có có mối quan hệ chặt chẽ vàtác động lan nhau Để NHTM có khả năng cho vay, trước hết ngân hàng phải cónguồn vốn dưới dạng vốn tự có và vốn tiền gửi Bởi vậy, nghiệp vụ tài sản nợ là cơ
sở để phát triển nghiệp vụ tài sản có, nghiệp vụ tài sản nợ xuất hiện trước nghiệp vụtài sản có Nghiệp vụ tài sản có xuất hiện sau, quy mô nghiệp vụ tài sản có phụthuộc vào quy mô nghiệp vụ tài sản nợ, đồng thời sự phát triển nghiệp vụ tài sản cógóp phần tăng nguồn vốn cho vay của NHTM
1.1.1.2.1 Nghiệp vụ trung gian hoa hồng
Ngoài nghiệp vụ tài sản nợ, nghiệp vụ tài sản có ra, NHTM còn thực hiện cácdịch vụ ngân hàng Khi thực hiện nghiệp vụ trung gian hoa hồng, ngân hàng khôngcho khách hàng vay, cũng không đầu tư, mà NHTM là trung gian cung ứng các dịch
vụ ngân hàng nhằm thực hiện những ủy nhiệm của khách hàng, những yêu cầu củakhách hàng, qua đó mà hưởng thù lao về việc làm trung gian đó Việc thực hiện cácnghiệp vụ trung gian không những mang lại cho NHTM thu nhập, mà còn tạo điềukiện mở mang các nghiệp vụ tài sản nợ và tài sản có và nâng cao uy tín của ngânhàng trên thị trường Nghiệp vụ trung gian của ngân hàng rất đa dạng như nghiệp vụchuyển tiền, nghiệp vụ phát hành thư tín dụng/bảo lãnh, nghiệp vụ ủy thác (tạm thờiquản lý hộ tài sản, bảo quản chứng khoán và các vật có giá), nghiệp vụ mua bán hộcông trái/quý kim/ngoại tệ, phát hành/đăng ký hộ cổ phiếu mới phát hành, cho thuêkét sắt, cung cấp thông tin và tư vấn về kinh doanh, tư vấn quản trị DN,
Trang 201.1.2 Huy động vốn của NHTM
1.1.2.1 Nguồn vốn và nghiệp vụ huy động vốn của NHTM
a Khái niệm về vốn của NHTM
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được
để tiến hành các hoạt động cho vay, đầu tư hoặc các dịch vụ kinh doanh khác nhằmđạt được mục tiêu khác nhau Biểu hiện của vốn trong kinh doanh ngân hàng chủyếu là tiền Vốn của ngân hàng cũng có thể thuộc quyền sở hữu của chủ ngân hànghoặc vay từ bên ngoài.Việc sử dụng vốn phải đáp ứng yêu cầu lợi nhuận và an toàn.Huy động vốn là một trong những hoạt động chính của NHTM Đây là hoạt độngtìm kiếm các nguồn tài trợ, là hoạt động tiền đề để tiến hành các hoạt động khác.Huy động vốn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động củangân hàng
và sự phát triển của thị trường
+ Nguồn vốn hình thành ban đầu
Đây là vốn riêng của ngân hàng, được hình thành bằng cách các chủ sở hữuđóng góp, được gọi là vốn điều lệ Vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn phápđịnh, vốn điều lệ phụ thuộc vào hình thức sở hữu của ngân hàng, nếu là ngân hàngquốc doanh thì vốn điều lệ là vốn của Nhà nước Nếu là ngân hàng cổ phần thì vốnđiều lệ là vốn góp của các cổ đông, nếu là ngân hàng tư nhân thì vốn điều lệ là vốncủa cá nhân Nếu là ngân hàng liên doanh thì vốn điều lệ là vốn góp của các bênliên doanh Vốn điều lệ được ghi trong điều lệ hoạt động ngân hàng và trong giấyphép đăng ký kinh doanh của NHTM
+ Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng VCSH theo nhiều phương thức
Trang 21khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể.
Nguồn từ lợi nhuận: trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, ngân hàng
có xu hướng gia tăng VCSH bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốnđầu tư Tỷ lệ trích lập tuỳ thuộc vào quy định hiện hành ở từng thời kỳ và quyếtđịnh của chủ sở hữu ngân hàng về tích luỹ và tiêu dùng
Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm, … để mởrộng quy mô hoạt động, hoặc có thể đổi mới trang thiết bị hoặc có thể đáp ứng nhucầu gia tăng VCSH do NHNN quy định
+ Các quỹ
Ngân hàng có nhiều quỹ, mỗi quỹ có mục đích riêng Trước tiên là quỹ dựphòng tổn thất, quỹ bảo toàn vốn và nhiều quỹ khác tuỳ theo quy định của từngnước Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ sở hữu ngân hàng Nguồn hìnhthành các quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng Tuy nhiên khả năng sử dụng cácquỹ này vào hoạt động kinh doanh tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng quỹ
+ Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
Các khoản vay trung và dài hạn của NHTM mà có khả năng chuyển đổi thànhvốn cổ phần có thể coi là một bộ phận VCSH của ngân hàng do nguồn này có một
số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai và có thểhoàn trả khi đến hạn
c Nguồn tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi
Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi kháchhàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn nhưng chưa đến hạn thanhtoán Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi cầu thanh khoản củangân hàng
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồntiền của ngân hàng Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có đượcnguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng phải đưa ra và thực hiệnnhiều hình thức huy động khác nhau:
Trang 22+ Tiền gửi thanh toán
Đây là tiền của DN hoặc cá nhân vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ vàthanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của cá nhân và
DN đều được ngân hàng thực hiện Các khoản thu của DN và cá nhân đều có thểnhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu Nhìn chung lãi suất của khoản tiền nàyrất thấp (hoặc bằng không), thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng cácdịch vụ của ngân hàng với mức phí thấp
+ Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Nhiều khoản thu bằng tiền của DN và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau mộtthời gian xác định Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toánsong lãi suất lại thấp Để đáp ứng nhu cầu tăng thu cho người gửi tiền ngân hàng đãđưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn Người gửi không được sử dụng các hình thứcthanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng với loại tiền gửi này Nếu cần chitiêu, người gửi phải rút tiền ra Tuy không thuận lợi bằng tiền gửi thanh toán nhưngtiền gửi có kỳ hạn lại được hưởng lãi suất cao hơn tuỳ theo kỳ hạn gửi tiền
+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (cáckhoản tiền tiết kiệm) Trong điều kiện có khả năng tiếp cận được với ngân hàng, họđều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện mục tiêu an toàn và sinh lời đối với cáckhoản tiền tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu an toàn Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiềntiết kiệm, các ngân hàng đều khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ tiềnmặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động vốn, đưa ra các hình thức huyđộng đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dan Sổ tiết kiệm này không dùng để thanhtoán tiền hàng và các dịch vụ của ngân hàng song có thể thể thế chấp vay vốn nếuđược sự cho phép của ngân hàng
+ Tiền gửi của các ngân hàng khác
Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác NHTM này cóthể gửi tiền ở tại ngân hàng khác Tuy nhiên quy mô của nguồn tiền gửi này làthường không lớn
Trang 23d Nguồn tiền vay và các nghiệp vụ huy động tiền vay
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM Tuy nhiên, khi cần ngân hàngthường vay mượn thêm Tại nhiều nước, NHTW thường quy định tỷ lệ giữa nguồnhuy động và VCSH Do vậy nhiều ngân hàng vào từng giai đoạn cụ thể phải vaymượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế
+ Vay Ngân hàng nhà nước
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM.Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, NHTM thường vay NHNN Hình thức cho vaychủ yếu của NHNN là tái chiết khấu Khi cần tiền, NHTM đem thương phiếu lên táichiết khấu tại NHNN Nghiệp vụ này làm thương phiếu của NHTM giảm đi và
dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHNN) tăng lên NHNN điều hành vay mượnmột cách chặt chẽ, NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhấtđịnh Thông thường NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chấtlượng và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kỳ
+ Vay trên thị trường vốn
Giống như các DN khác, các NHTM cũng vay mượn bằng cách phát hành cácgiấy nợ, trên thị trường vốn Rất nhiều NHTM thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạndan đến không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn Do vậy, các khoảnvay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi trung và dài hạn, đápứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn Thông thường đây là các khoản
Trang 24vay không có đảm bảo Những ngân hàng có uy tín hoặc được trả lãi suất cao hơn sẽvay mượn được nhiều hơn.
e Các nguồn khác
Phần lớn các nguồn khác ngân hàng không phải trả lãi Tuy nhiên, chi phí để
có và duy trì chúng là rất đáng kể Ví dụ để có các nguồn ủy thác ngân hàng phảitìm kiếm các chủ đầu tư, tìm hiểu yêu cầu của họ, nghiên cứu các dự án mà họ tàitrợ … Nhìn chung các nguồn khác trong NHTM là không lớn (chỉ trừ một số ngânhàng có nguồn uỷ thác của NHNN và các tổ chức quốc tế) Việc gia tăng các nguồnnày nằm trong chính sách tăng nguồn vốn cho ngân hàng và bị ảnh hưởng rất lớnbởi khả năng thực hiện và mở rộng các dịch vụ khác Các nguồn khác bao gồmnguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán…
+ Nguồn uỷ thác
NHTM thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷthác cấp phát … Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác trong các NHTM Cùngvới sự phát triển các mối quan hệ đa phương, rất nhiều các tổ chức kinh tế xã hội cócùng mục tiêu phát triển như ngân hàng, các nguồn tài chính của các tổ chức này đã
sử dụng mạng lưới ngân hàng như kênh dẫn vốn tới các mục tiêu Kết quả là hìnhthành các nguồn uỷ thác, làm gia tăng vốn của ngân hàng
+ Nguồn trong thanh toán
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trongthanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C, …) Những ngânhàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư từ ngân hàng thành viênchuyển về để thực hiện cho vay
+ Nguồn khác
Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả …
1.1.3 Đặc điểm và vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.3.1 Đặc điểm của nguồn vốn huy động
Vốn huy động của NHTM mang những đặc điểm cơ bản sau:
Trang 25- Quy mô của nguồn vốn huy động rất lớn so với nguồn khác Thông thường,vốn huy động chiếm từ 70 - 80% tổng nguồn vốn của mỗi ngân hàng.
- Bản chất của huy động vốn là tài sản thuộc các sở hữu khác nhau, ngân hàngchỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và phải có trách nhiệm hoàn trả cảgốc và lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn trước hạn Vì vậy,ngân hàng không được phép sử dụng hết số vốn đó vào hoạt động kinh doanh màphải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán
- Đây là nguồn vốn phải dự trữ bắt buộc nên chi phí cho nguồn vốn nàythường cao hơn so với các nguồn vốn khác Ngoài ra, các ngân hàng phải mua bảohiểm tiền gửi cũng làm cho chi phí huy động cao hơn
- Nguồn vốn này thường nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế như:lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ tiêu dùng và nhiều nhân tố khác
- Và đặc biệt, sự thay đổi nguồn vốn huy động ngắn hạn sẽ làm thay đổi cầuthanh khoản của ngân hàng
1.1.3.2 Vai trò của nguồn vốn huy động
Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình Bởi vìvới đặc trưng hoạt động NHTM, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính màcòn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM Vì vậy có thể nói vốn là điểm đầutiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng Vì lẽ đó nên ngoài nguồn vốn ban đầucần thiết thì ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trongsuốt quá trình hoạt động của mình
Nguồn vốn huy động quyết định quy mô hoạt động tín dụng, các hoạt độngkhác của ngân hàng Vốn của ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹpkhối lượng tín dụng Các ngân hàng trường vốn sẽ có lợi hơn so với các ngân hàngnhỏ vì khả năng vốn của họ có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu vay trên thị trường.Vốn quyết định khả năng thanh toán và năng lực cạch tranh của ngânhàng Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạtđộng đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường là điều trọng yếu
Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán, chi trả cho
Trang 26khách hàng của ngân hàng Chúng ta đã biết, đại bộ phận vốn của ngân hàng làvốn tiền gửi và đi vay, do vậy ngân hàng phải trả cho khách hàng khi họ có yêucầu rút tiền Với một ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, khi nhu cầu vay vốn trênthị trường là rất lớn, một mặt ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vay, mặtkhác với quy mô nhỏ, ngân hàng nếu cho vay tối đa nguồn vốn huy động đuợc,
dự trữ ít sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán Trong khi đó, với một ngân hàngtrường vốn, họ thực hiện dự trữ đủ khả năng thanh toán đồng thời vẫn thỏa mãnđược nhu cầu vay vốn của nền kinh tế, do đó sẽ tạo được uy tín ngày càng cao Khảnăng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn
Vì vậy nếu loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuậnvới vốn của ngân hàng nói chung và với vốn khả dụng của ngân hàng nói riêng Vớitiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng
mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm giữ chữ tín, vừanâng cao vị thế của ngân hàng
Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh kháccủa ngân hàng Vốn của ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối lượngtín dụng Thông thường, các ngân hàng nhỏ phạm vi hoạt động kinh doanh, khoảnmục đầu tư, khối lượng cho vay ít và kém đa dạng hơn Do đó, ảnh hưởng đến khảnăng thu hút vốn của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư, thậm chí không đápứng được nhu cầu vốn vay của doanh nhiệp Họ sẽ mất khách hàng và không tậndụng được cơ hội kinh doanh Nếu là ngân hàng lớn, nguồn vốn dồi dào chắc chắn
họ sẽ đáp ứng được nhu cầu về vốn, có điều kiện để mở rộng quan hệ tín dụng vớinhiều doanh nghiệp và thị trường tín dụng Nguồn vốn lớn còn giúp ngân hàng hoạtđộng kinh doanh với nhiều loại hình khác nhau như: liên doanh liên kết, dịch vụ
thuê mua tài chính, kinh doanh chứng khoán, các hình thức kinh doanh này nhằmphân tán rủi ro và tạo thêm vốn cho ngân hàng Đồng thời, nâng cao uy tín và tăngsức cạnh tranh trên thị trường Vì vậy, vốn có vai trò quyết định trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng
Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng Thực tế đã chứng minh:
Trang 27quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật của ngân hàng là tiền đề cho việcthu hút nguồn vốn Đồng thời, khả năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với ngânhàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy
mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyếtđịnh mức lãi suất vừa phải cho khách hàng Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiềukhách hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngânhàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh Đây cũng là điều kiện để bổ sungthêm vốn tự có của ngân hàng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô hoạtđộng của ngân hàng trên mọi lĩnh vực Đồng thời vốn của ngân hàng lớn sẽ tạo rathuận lợi cho việc sử dụng tổng hòa các nguồn vốn khác Trên cơ sở đó sẽ giúpngân hàng có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, khôngchỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, kinhdoanh dịch vụ thuê mua (leasing), mua bán nợ (phactoring), kinh doanh trên thịtrường chứng khoán Chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phântán rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tạo thêm vốn cho ngân hàng đồng thời tăngsức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường
Ngoài ra vốn của ngân hàng dồi dào sẽ tạo điều kiện cho NHNN đảm bảo khảnăng thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, đảm bảo cânđối tiền – hàng trong nền kinh tế
Xuất phát từ vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
và của nền kinh tế nên nguồn vốn nói chung và vốn huy động nói riêng phải thườngxuyên được bảo toàn và không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả của vốn
là tiền đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanhngân hàng, đáp ứng vốn cho nền kinh tế Vì vậy, nâng cao hiệu quả huy động vốn là
sự cần thiết trong quá trình hoạt động của NHTM ở tất cả các quốc gia
1.2 HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
1.2.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn của NHTM
Bất cứ hoạt động nào của mình, con người đều quan tâm đến hiệu quả Điềunày có nghĩa là với một lượng chi phí nhất định, con người đều mong muốn có một
Trang 28kết quả lớn nhất, đáp ứng nhu cầu cao nhất của con người hoặc muốn tạo ra mộtkhối lượng sản phẩm với chi phí ít nhất Hiện nay có nhiều quan điểm về hiệu quả,
có thể xem xét một số định nghĩa sau:
Trong nền kinh tế thị trường xuất phát từ luận điểm của triết học Mác - Lênin
và những luận điểm của lý thuyết hệ thống thì "hiệu quả kinh tế của một hiện tượng(hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụngcác nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định".Với phạm trù này có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát như sau: H =K/C Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K
là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ
để đạt được kết quả đó Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh
tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quảđạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực
ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế Theo quan niệm như thế hoàn toàn
có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừngcủa các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khácnhau của chúng
Một số quan điểm về hiệu quả:
Theo Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, Kinh tế lượng Anh – Việt (NguyễnKhắc Minh, 2004), hiệu quả là “mức độ thành công mà các DN hoặc các ngân hàngđạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sảnxuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước”
Nói một cách đơn giản, đó là sự so sánh giữa chi phí đầu ra với chi phí đầuvào, giữa chi phí với kết quả Phạm trù hiệu quả phản ánh mối quan hệ tương hỗ
giữa mục đích Vì vậy trong khuôn khổ luận văn, hiệu quả huy động vốn của
NHTM được nhìn nhận như là lợi ích mang lại từ hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.
Để hoạt động kinh doanh đạt được lợi nhận cao, các ngân hàng phải đảm bảo
Trang 29cho các hoạt động đạt được hiệu quả Huy động vốn là một hoạt động kinh doanhcủa NHTM, hiệu quả trong huy động vốn góp phần quan trọng trong hoạt độngngân hàng nói chung và việc tạo nên lợi nhuận nói riêng Là một hoạt động kinhdoanh nên có thể hiểu hiệu quả huy động vốn với ngân hàng là mối tương quan sosánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được Hiệu quả này càng cao khi kết quả đạtđược càng cao và chi phí bỏ ra càng thấp Hiệu quả huy động vốn góp phần quantrọng tạo nên lợi nhuận ngân hàng, tạo sự ổn định của nguồn vốn, thúc đẩy tăngtrưởng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
Để đo lường và đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM có thể sử dụng hệthống các chỉ tiêu sau:
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM
Để có được nhận định chính xác và toàn diện về huy động vốn của mộtNHTM, điều không thể thiếu là đưa ra những tiêu chí đánh giá hoạt động này Khixem xét hiệu qủa huy động vốn, chúng ta có thể đánh giá dựa trên các chỉ tiêu chínhsau : Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động; Cơ cấu vốnhuy động; Chi phí huy động vốn; Sự phù hợp giữa hiệu quả huy động vốn với yêucầu sử dụng vốn
1.2.2.1 Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Vấn đề đầu tiên được quan tâm đến khi xem xét khả năng huy động vốn củamột NHTM chính là quy mô vốn ngân hàng đó huy động được Bên cạnh việc đánhgiá quy mô tổng vốn của ngân hàng, sự xem xét chi tiết quy mô từng loại vốn,VCSH và vốn nợ, cũng rất cần thiết
Các khoản mục được tính đến khi xác định quy mô VCSH bao gồm:
Vốn cổ phần (vốn được cấp, vốn góp);
Thặng dư vốn;
Lợi nhuận giữ lại;
Các quỹ: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng rủi ro, các quỹkhác;
Tỷ lệ nhất định cổ phần ưu đãi có thời hạn và giấy nợ có khả năng chuyển
Trang 30Các khoản tiền gửi bao gồm:
Tiền gửi thanh toán của DN;
Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức;
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư (không kỳ hạn và có kỳ hạn);
Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng
Để xác định quy mô tiền vay, các khoản mục được sử dụng gồm:
Công cụ nợ: kỳ phiếu, các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, giấy tờ có giá dàihạn;
Các khoản vay NHNN và vay các Tổ chức tín dụng
Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng.Với quy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạtđộng, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô cũng tạo điềukiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin của khách hàng.Nguồn vốn huy động có quy mô khác nhau theo từng giai đoạn Các ngânhàng có quy mô lớn thì thường có ưu thế huy động hơn các ngân hàng quy mô nhỏ.Trong tình hình cạnh tranh nhau về thị phần khách hàng, lãi suất thường không có
sự khác biệt nhiều giữa các ngân hàng, do vậy khách hàng thường lựa chọn cácngân hàng có quy mô lớn để đảm bảo tính an toàn, thanh khoản cho khoản tiền gửicủa mình
Quy mô vốn là một chỉ số tuyệt đối và nếu chỉ được dùng đơn lẻ, nó khôngphản ánh được đầy đủ khả năng huy động vốn của một ngân hàng Dựa vào chỉ tiêu
Trang 31quy mô vốn, nhiều chỉ số tương đối được xác định Các chỉ tiêu này cho thấy mộtcách đầy đủ hơn khả năng huy động vốn của NHTM.
Nếu quy mô vốn cho biết độ lớn của lượng vốn ngân hàng huy động được thìtốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng (giảm) của vốn tại các thời điểm khác nhaucũng như sự tăng (giảm) đó là nhiều hay ít
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy môvốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xuhướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động.Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động củamình Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việchoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới kháchhàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng canhtranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn
Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thườngđược đánh giá thông qua:
Tốc độ tăng trưởng > 100: quy mô vốn của ngân hàng tăng Tốc độ tăngtrưởng < 100: quy mô vốn của ngân hàng giảm
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời
kỳ Việc mở rộng quy mô vốn một cách liên tục với tốc độ tăng trưởng vốn ngàycàng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huyđộng vốn của ngân hàng đang được cải thiện Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ tiêu này
để so sánh với tốc độ tăng trưởng vốn của các ngân hàng khác hoặc tốc độ tăngtrưởng vốn bình quân hệ thống
Tốc độ tăng trưởng có thể được tính cho tổng vốn cũng có thể được xét riêngvới từng loại vốn cụ thể Sự biến động của từng loại vốn, đôi khi, trái chiều nhau vàkhông giống chiều biến động của tổng vốn Chỉ tiêu này kết hợp với tỷ trọng vốn
Quy mô vốn năm i
Tốc độ tăng trưởng vốn năm i = x 100
Quy mô vốn năm i - 1
Trang 32giúp sự đánh giá về khả năng huy động vốn của NHTM được sâu sắc hơn và toàndiện hơn.
1.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động
Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chiphí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãisuất cho vay của ngân hàng Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đápứng yêu cầu sử dụng, để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận
mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa Thông qua việc xác định cơcấu vốn có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinhdoanh
Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lí nếu các thành phần của
nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất Có vốn sẽtạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồnvốn, mở rộng quy mô hoạt động, chủ động trong hoạch định chiến lược phát triển,nâng cao uy tín và sức cạnh tranh Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy độngthông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động
Tỷ trọng của loại vốn i = Quy mô của loại vốn i
Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lýtrong quá trình huy động các loại vốn khác nhau Cơ cấu vốn cần đa dạng, cân đốitrong đó cần đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn vàdài hạn, giữa nội tệ và ngoại tệ, … mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêngbiệt trong việc huy động và khai thác
Việc tính toán tỷ trọng vốn nợ có thể được thực hiện dựa trên việc sử dụngnhiều tiêu chí khác nhau để phân loại vốn: theo đối tượng huy động, theo kỳ hạn,theo tính chất hay theo loại tiền Theo mỗi khía cạnh, những phân tích, đánh giáđược đưa ra sẽ phản ánh một cách đầy đủ hơn khả năng huy động vốn của NHTM
Tỷ trọng loại vốn nào cao phản ánh ưu thế của ngân hàng trong việc huy độngloại vốn đó Mặt khác, nó cũng cho thấy sự chú trọng của ngân hàng vào những
Trang 33hình thức huy động nhất định Qua đó, người ta có thể nhận thấy chính sách huyđộng vốn của ngân hàng và đánh giá được ngân hàng có đạt được mục tiêutrong trường hợp thực hiện thay đổi cơ cấu vốn hay không.
Việc nhận xét cơ cấu vốn, cả cơ cấu VCSH hay cơ cấu vốn nợ, của một ngânhàng không phải là vấn đề đơn giản Sự đánh giá đó, ngoài việc phải căn cứ trên cơ
sở các số liệu đã có, còn cần được đặt trong sự nhìn nhận đặc điểm cũng như môitrường kinh doanh cụ thể của ngân hàng Mỗi ngân hàng duy trì cho mình một cơcấu vốn riêng, tuỳ vào điều kiện của ngân hàng đó Sự áp đặt cơ cấu vốn giốngcác ngân hàng khác có thể gây bất lợi hoặc không phát huy được thế mạnh của bảnthân ngân hàng
Do đó khi có sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sửdụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng Xuhướng biến đổi trong cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch chủđộng điều chỉnh của ngân hàng và sự biến động của các yếu tố bên ngoài, điều nàyđặt ra yêu cầu ngân hàng phải luôn quan tâm, nghiên cứu thị trường, để có nhữngđiều chỉnh phù hợp và kịp thời
Chi phí huy động vốn = Lãi trả cho nguồn huy động + Chi phí huy động khác
Trong đó, lãi trả cho nguồn huy động là thành phần quan trọng ảnh hưởng đếnquy mô và hiệu quả huy động:
Lãi trả nguồn huy động = Quy mô huy động * Lãi suất huy động
Chi phí huy động khác trong hệ thống vốn rất đa dạng và không ngừng giatăng trong điều kiện các ngân hàng gia tăng cạnh tranh phi lãi suất Nó bao gồm chiphí trả trực tiếp cho người gửi tiền (quà tặng, quay số trúng thưởng, kèm bảo
Trang 34hiểm,…), chi phí tăng tính tiện ích cho người gửi tiền (mở chi nhánh, quầy phòng,điểm huy động, trang bị máy đếm tiền, soi tiền cho khách hàng kiểm tra, huy độngtại nhà, tại cơ quan, …), chi phí lương cán bộ phòng nguồn vốn, chi phí bảo hiểmtiền gửi, … Một số chi phí khác được tính chung vào chi phí quản lý và rất khóphân bổ cho hoạt động huy động vốn.
Khoản chi phí chính mà các ngân hàng quan tâm là chi phí trả lãi Mức lãi suấthuy động thường được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, khi các ngânhàng đã thừa vốn, trong khi khách hàng vẫn gửi tiền thì lãi suất huy động sẽ giảmxuống Ngược lại trong thời kì kinh tế suy giảm, hoặc Chính phủ thực hiệnchính sách thắt chặt tiền tệ, sự thiếu hụt vốn khả dụng của ngân hàng sẽ đẩy lãisuất huy động của ngân hàng lên cao Ngoài ra tùy theo chiến lược cạnh tranh củamỗi ngân hàng mà ngân hàng có thể đặt mức lãi suất cao hay thấp hơn mức lãi suấtthị trường
Việc xác định chi phí huy động vốn là công việc phức tạp và khó khăn, quyếtđịnh tới hiệu quả huy động vốn của NHTM Vì vậy, huy động vốn được coi là hiệuquả xét trên phương diện chi phí khi:
Ngân hàng huy động được vốn với chi phí thấp để sử dụng, trong khi vẫn đạtđược yêu cầu về sự phù hợp về mặt quy mô, thời hạn và cơ cấu
Tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không phải chấp nhận rủi ro cao vì sức éptăng chi phí vốn Về cơ bản, lợi nhuận ngân hàng được tính bằng tổng thu nhập trừ
đi tổng chi phí, mà phần lớn ở đây là chi phí trả lãi, do vậy để tối đa lợi nhuận, ngânhàng phải tối thiểu hóa chi phí hoạt động Nguồn ngắn hạn thường có chi phí thấp,kém ổn định và ngược lại, nguồn có thời hạn càng dài thì chi phí càng cao nhưng ổnđịnh hơn Do vậy để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, căn cứvào quy định pháp luật hiện hành, căn cứ trả lãi, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sáchhuy động vốn phù hợp Tùy theo đặc điểm từng nguồn vốn, ngân hàng sẽ đưa
ra mức lãi suất danh nghĩa khác nhau Để cạnh tranh mở rộng nguồn tiền, các ngânhàng đều cố gắng tạo ra ưu thế riêng của mình trong đó có ưu thế về cạnh tranh lãisuất
Trang 35Việc chi phí vốn huy động sẽ tác động đến thu nhập của việc sử dụng nguốnvốn huy động, vì thế các ngân hàng luôn tìm cách giảm tối đa chi phí để tăng lợinhuận Thu nhập sẽ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Thu nhập từ
sử dụng vốn =
Doanh thu từ lãi sử dụng vốn -
Chi phí
huy động vốn
1.2.2.4 Sự phù hợp giữa mục đích huy động với yêu cầu sử dụng vốn.
Hoạt động chính của NHTM là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận.Theo đó ngân hàng sẽ chuyển hoá nguồn vốn - tiền gửi, tiền vay, vốn của chủ -thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán, các tài sản khác theomột phương thức thích hợp, nhằm thoả mãn các mục tiêu mà ngân hàng đặt ra.Tài sản mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, còn nguồn vốn liên quan tớichi phí chủ yếu của ngân hàng, chi phí trả lãi Quy mô huy động càng tăng, tài sảncàng tăng, khả năng sinh lời có thể càng lớn hơn hoặc ngược lại Nếu dùng chỉ tiêuchênh lệch thu chi từ lãi (thu nhập từ lãi – chi phí trả lãi) để đo mối liên hệ sinh lờigiữa nguồn vốn và tài sản thì sinh lời tăng khi lãi suất bình quân của tài sản phải lớnhơn lãi suất bình quân của nguồn vốn, hoặc lãi suất biên của tài sản phải lớn hơn lãisuất biên của nguồn vốn Điều này có nghĩa là nguồn vốn và sự gia tăng nguồn vốnvới quy mô và cấu trúc nhất định, cần được phân bổ (tạo thành) các tài sản sinh lờithích hợp Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả huy động vốn càng cao
Ngân hàng có thể theo đuổi lãi suất huy động cao để kiếm tìm các nguồn tiềnvới quy mô lớn, để cho vay với lãi suất cao hoặc từ lãi suất cho vay phải chấp nhậntrên thị trường, nỗ lực tìm kiếm các nguồn với chi phí thấp Những ngân hàngkhông tham gia đặt giá, phải tự điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và tài sản nhằm thoảmãn nhu cầu sinh lời
Quy mô và cấu trúc tiền gửi liên quan chặt chẽ đến ngân quỹ và chứng khoánthanh khoản cũng như kỳ hạn nợ của các khoản tín dụng Một số ngân hàng từ cấutrúc, tính ổn định và thanh khoản của nguồn, sẽ quyết định cấu trúc, tính thanhkhoản của tài sản Một số ngân hàng, ngược lại từ quy mô và cấu trúc tài sản tự tính
sẽ tìm kiếm, quản lý quy mô và cấu trúc nguồn cho thích hợp Một danh mục tài sản
Trang 36bao gồm các khoản cho vay và rủi ro cao, có thể bị tổn thất lớn làm giảm uy tín củangân hàng Phản ứng của dân chúng là rút tiền ra khỏi ngân hàng Nguồn tiền suygiảm nhanh và mạnh sẽ đẩy ngân hàng đến phá sản Ngược lại một danh mục tài sảnnếu bao gồm phần lớn các tài sản rủi ro thấp sẽ hạn chế thu nhập của ngân hàng,hạn chế ngân hàng mở rộng quy mô trong môi trường kinh doanh đầy biến động.Khả năng mở rộng thị trường nguồn vốn của ngân hàng sẽ bị giảm sút.
Một chiến lược huy động vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốntrong từng thời kỳ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởngnguồn vốn kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận tối đa Sự hài hòa giữa huy động vốn
và sử dụng vốn chính là công tác cân đối vốn của ngân hàng Công tác cân đối vốn
là hết sức quan trọng và cần thiết đối với bất cứ hoạt động của ngân hàng nào, đó làmột biện pháp nghiệp vụ, là công cụ quản lý của lãnh đạo ngân hàng, thông quabảng cân đối vốn đã lập, các cán bộ ngân hàng sẽ xem xét, phân tích cơ cấu, tỷtrọng các nguồn vốn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biến độngtrong tương lai, từ đó có chính sách huy động vốn thích hợp
Sau khi nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn, ta sẽ tiếp tụcnghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn để từ đó đưa ra cácgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.3.1 Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1 Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về huy động vốn
Vai trò và tính quyết định của các nhà lãnh đạo trong một ngân hàng là khôngthể phủ nhận Họ có nhiệm vụ hoạch định chính sách đối với từng hoạt động củangân hàng Những chính sách này được áp dụng vào thực tiễn thông qua việc thựchiện các biện pháp, nghiệp vụ cụ thể
Huy động vốn giữ vị trí nhất định trong chính sách của các nhà lãnh đạo ngânhàng, tuỳ thuộc vào quan điểm của họ về hoạt động này cũng như về các hình thứchuy động vốn khác nhau Huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư có thể được chútrọng nhưng cũng có thể tiền gửi từ các DN và tổ chức mới là vấn đề được ưu tiên
Trang 37Điều đó không chỉ khác nhau giữa các ngân hàng mà còn thay đổi với một ngânhàng trong những điều kiện cụ thể.
Sự coi trọng hoạt động huy động vốn của nhà lãnh đạo ảnh hưởng tới sự quantâm của họ đến việc triển khai có hiệu quả các hình thức huy động vốn
1.3.1.2 Uy tín của ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển các NHTM phải có uy tíntrên thị trường Uy tín thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho kháchhàng của ngân hàng, thể hiện ở chất lượng hoạt động có hiệu quả của ngân hàng.Chính vì vậy mà các NHTM phải không ngừng nâng cao và đảm bảo uy tín củamình trên thương trường, từ đó có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh củamình, thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư Ngoài ra một ngân hàng có bềdày lịch sử hoạt động sẽ được nhiều khách hàng lựa chọn hơn các ngân hàng ít kinhnghiệm và uy tín trên thị trường Mặc dù không phải lúc nào ngân hàng tồn tại lâunăm cũng luôn là một lợi thế so với ngân hàng mới thành lập Nhưng đối với mộtkhách hàng khi cần giao dịch với ngân hàng nào đó họ cũng tin tưởng vào ngânhàng có nhiều thâm niên hơn
Trên thực tế, mỗi ngân hàng đã, đang và sẽ tạo được một hình ảnh riêng củamình trong lòng khách hàng Một ngân hàng lớn, sẵn có uy tín sẽ có lợi thế hơntrong hoạt động huy động vốn Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng
có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động Từ đóngân hàng có thể đề ra chiến lược dự trữ dễ dàng hơn Thậm chí trong điều kiện lãisuất gửi tiền tại ngân hàng có uy tín thấp hơn đôi chút, những người có tiền vẫn lựachọn ngân hàng đó để gửi mà không tìm những nơi trả lãi hấp dẫn hơn vì họ tinrằng ở đây đồng vốn của mình sẽ tuyệt đối an toàn
1.3.1.3 Đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên ngân hàng
Đội ngũ nhân viên, nhất là các giao dịch viên được coi là bộ mặt của một ngânhàng Vai trò của giao dịch viên càng trở nên quan trọng khi các ngân hàng thựchiện hình thức giao dịch “một cửa” Thái độ thân thiện, vui vẻ, phong cách chuyên
Trang 38nghiệp của giao dịch viên giúp tạo tâm lý thoải mái, an tâm cho khách hàng và gópphần tạo nên nét đặc trưng cho chất lượng dịch vụ của một ngân hàng Trong điềukiện lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng phát triển, chất lượng dịch vụ là nhân
tố quyết định sự thắng lợi của một ngân hàng trong cạnh tranh
Tiền gửi và vốn từ phát hành công cụ nợ là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhấttrong vốn của ngân hàng Khách hàng không thể gửi tiền vào nơi họ không tintưởng hay không cảm thấy mình được coi trọng và phục vụ tốt Trái lại, khi kháchhàng cảm thấy thoả mãn với những gì họ nhận được, họ có thể mở rộng giao dịchvới ngân hàng, không chỉ gửi tiền mà còn mua kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, đi vay
và thanh toán qua ngân hàng
1.3.1.4 Cơ sở vật chất của ngân hàng
Khách hàng gửi tiền hay mua công cụ nợ do ngân hàng phát hành căn cứ trên
sự tín nhiệm của họ vào sự đảm bảo của ngân hàng về việc họ sẽ được hoàn trả lạitiền đúng theo thoả thuận Do đó, hình ảnh của ngân hàng trước công chúng trở nênrất quan trọng Việc ngân hàng thể hiện hình ảnh đó như thế nào trước khách hàngảnh hưởng nhiều đến khả năng huy động vốn của họ Những ngân hàng có uy tín,tạo được hình ảnh tốt đẹp trước công chúng là những ngân hàng dễ dàng mở rộnghuy động vốn hơn Một yếu tố rất quan trọng giúp tạo dựng hình ảnh của ngân hàngtrước công chúng là cơ sở vật chất của ngân hàng
Các hoạt động mà NHTM thực hiện không cung cấp tới khách hàng những sảnphẩm hữu hình có thể nắm giữ được Điều đó tất yếu gây cho khách hàng tâm lý bất
an Ngân hàng có thể giảm thiểu bất lợi này thông qua việc củng cố, hoàn thiệnnhững yếu tố vật chất tác động trực tiếp đến giác quan của khách hàng Những yếu
tố đó là nhà cửa, trang thiết bị hay chính những nhân viên làm việc trong ngân hàng
Sự bề thế của trụ sở, văn phòng, sự hiện đại của các trang thiết bị cùng với khôngkhí làm việc chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên sẽ tạo cho khách hàng sự tintưởng Đây là cơ sở để ngân hàng có thể duy trì và thu hút khách hàng, khuyếnkhích khách hàng tham gia các hoạt động huy động vốn của họ
Cũng về vấn đề cơ sở vật chất, mạng lưới Chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết
Trang 39kiệm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp cận khách hàng của ngân hàng Qua đó,
nó chi phối việc ngân hàng có thu hút được vốn dồi dào hay không Các ngân hàngtìm mọi cách để tới gần dân cư nhất Họ có thể tiếp cận DN tương đối dễ dàngthông qua những hoạt động không thể thiếu với mỗi DN như: mở tài khoản, thựchiện thanh toán, đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế, Tuy nhiên, đối tượng dân
cư lại rất khó, thậm chí không thể được tiếp cận theo phương thức đó Trong trườnghợp người dân có tâm lý e ngại các giao dịch với ngân hàng như ở các nước có hệthống tài chính chưa phát triển thì sự thâm nhập sâu của ngân hàng vào đời sốngkinh tế người dân lại càng không đơn giản
1.3.1.5 Các hình thức huy động vốn và sự tích hợp các tiện ích.
Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, thuộc nhiều tầng lớp, ngành nghềkhác nhau Yêu cầu của họ với những dịch vụ được ngân hàng cung cấp cũng cóđiểm khác biệt Để thu hút vốn từ khách hàng, ngân hàng cần nắm bắt và đáp ứngđược nhu cầu, mong muốn của họ
Những người gửi tiền tiết kiệm đều hướng tới mục tiêu bảo toàn và sinh lờikhoản tiền họ sở hữu Tuy vậy, số tiền và thời gian cần gửi của mỗi người khônggiống nhau Khách hàng gửi số tiền lớn hy vọng được hưởng một mức lãi suất caohơn so với lãi suất áp dụng cho khoản tiền nhỏ hơn có cùng kỳ hạn Tương tự nhưvậy, khách hàng thường xuyên giao dịch với ngân hàng mong muốn nhận được một
sự đối xử ưu đãi hơn so với khách vãng lai Trong khi đó, DN gửi tiền lại chú trọngđến các tiện ích thanh toán họ được hưởng Việc đa dạng hoá hình thức huy độnggiúp ngân hàng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời có thểgia tăng thêm những lợi ích khách hàng được hưởng
Đối với NHTM, người gửi tiền cũng có thể trở thành khách hàng để ngân hàngcấp tín dụng và thực hiện thanh toán hộ Khi nhận tiền gửi, ngân hàng huy độngđược vốn nhàn rỗi Trong khi thực hiện cho vay và thanh toán, họ có được thu nhập.Đối với khách hàng, sự kết hợp các dịch vụ mang lại cho họ nhiều lợi ích, thoả mãnđược các nhu cầu thay đổi giữa những thời điểm khác nhau Khi các hình thức huyđộng vốn của NHTM đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, họ sẽ chủ động giao
Trang 40dịch với ngân hàng Những tiện ích kèm theo các hình thức huy động đó là sự hấpdẫn các ngân hàng tạo ra để duy trì và mở rộng hệ thống khách hàng Đây là cơ sở
để ngân hàng tăng cường huy động vốn từ dân cư cũng như từ các tổ chức
1.3.2 Các nhân tố khách quan
1.3.2.1 Môi trường kinh tế - xã hội
NHTM hiện diện với tư cách là một chủ thể trong nền kinh tế, tiến hành cáchoạt động đều phải chịu tác động từ môi trường xung quanh Huy động vốn củaNHTM cũng bị ảnh hưởng bởi các biến động của môi trường kinh tế - xã hội
Vấn đề bao trùm lên hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức là tốc độ phát triểncủa nền kinh tế Kinh tế tăng trưởng cao, ổn định trong một thời gian dài tạo điềukiện để đời sống người dân được nâng cao Dân cư có thu nhập cao có khả năng tíchlũy nhiều hơn Dù tỷ lệ chi tiêu trên tổng thu nhập của họ có thể tăng nhưng số tuyệtđối của phần dành cho tiết kiệm vẫn lớn lên Đó là cơ sở để NHTM huy động đượcnhiều vốn hơn Trái lại, nền kinh tế trì trệ khiến đời sống người dân khó khăn thìlượng vốn huy động của ngân hàng cũng bị thu hẹp
Sự phát triển kinh tế còn ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTMtheo một con đường khác Trong một nền kinh tế phát triển, nhu cầu của người dân
và DN đối với các dịch vụ do ngân hàng cung cấp là rất lớn Những nhu cầu đókhông phải chỉ để phục vụ SXKD mà còn vì cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
Một yếu tố khác của môi trường vĩ mô tác động mạnh đến việc huy động vốncủa NHTM là tình hình lạm phát Đối với NHTW, lãi suất là một trong những công
cụ kiểm soát lạm phát Còn với NHTM, điều kiện để dòng vốn không bị chảy khỏi
hệ thống ngân hàng là đảm bảo lãi suất thực dương Trong điều kiện tỷ lệ lạm phátcao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, người dân không tiếp tục gửi tiền vì lo sợ sự mấtgiá Vì vậy, đối phó với lạm phát, Chính phủ và NHTW thực thi các chính sách vĩ
mô trong khi NHTM tính toán và điều chỉnh lãi suất cho phù hợp
1.3.2.2 Tâm lý dân cư
Do vai trò quan trọng của tiền gửi, nhất là tiền gửi của dân cư trong tổng vốncủa NHTM, nhân tố khách quan tác động đến huy động vốn của ngân hàng được đề