1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Cán Bộ Công Chức Tại Ubnd Xãtân Lậpđịa Điểm Kiến Tập Số 30, Đường Hạ Hội, Xãtân Lập, Huyện Đan Phượng, Tp Hà Nội.pdf

36 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Cán Bộ Công Chức Tại UBND Xã Tân Lập
Tác giả Bùi Thị Quyên
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản trị nhân lực
Thể loại Báo cáo kiến tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 282,24 KB

Nội dung

Qua thời gian kiến tập tại UBND xã Tân Lập kết hợp với những lý luận mà bản thân đã học được tại trường thì em đã hiểu được tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển cán bộ công chức

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

***********

BÁO CÁO KIẾN TẬP NGHÀNH NGHỀ

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND XÃ

TÂN LẬP ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP: SỐ 30, ĐƯỜNG HẠ HỘI, XÃ TÂN LẬP, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, TP HÀ NỘI

Người hướng dẫn (tại cơ quan kiến tập):

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Quyên

Hệ đào tạo: Đại học hệ chính quy Ngành đào tạo: Quản trị nhân lực

Khóa học: 2020 - 2024 Lớp: 2005QTNC

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Trang 3

Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển

Bảng 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Tân Lập

Bảng 1.3 Bảng thống kê về độ tuổi của CBCC xã Tân Lập tính đến ngày 10/12/2022

Bảng 1.4 Bảng thống kê về trình độ chuyên môn của CBCC xã Tân Lập tính đến ngày 10/12/2022

Bảng 1.5 Bảng thống kê về trình độ quản lý Nhà nước của CBCC xã Tân Lập tính đến ngày 10/12/2022

Bảng 1.6 Bảng thống kê về trình độ lý luận chính trị của CBCC xã Tân Lập tính đến ngày 10/12/2022

Bảng 1.7 Bảng thống kê về trình độ ngoại ngữ của CBCC xã Tân Lập tính đến ngày 10/12/2022

Bảng 1.8 Bảng thống kê về trình độ tin học của CBCC xã Tân Lập tính đến ngày 10/12/2022

MỤC LỤC

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trang 5

Kiến tập ngành nghề là một phần trong chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng Đây là thời gian để sinh viên sau khi hoàn thành xong chương trình lý thuyết tại trường, lấy lý luận làm điểm tựa, làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn và ngược lại từ thực tiễn bổ sung những kiến thức mới, cập nhật

và làm phong phú thêm kho tàng lý luận Nhằm mục đích đào tạo những cử nhântrong tương lai nắm vững lý luận, làm việc có hiệu quả trong thực tiễn, vận dụng những lý luận vào thực tiễn, giúp sinh viên bước đầu tiếp cận, làm quen và tăng khả năng thích nghi với môi trường làm việc

Với ý nghĩa quan trọng đó, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức cho sinh viên kiến tập tại các cơ quan, đơn vị nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo

và giúp sinh viên làm quen với tác phong làm việc trên thực tế (từ ngày 8/5/2023đến ngày 28/5/2023)

Là một sinh viên ngành Quản trị nhân lực, sau ba năm học trên giảng đường, em rất cần những kiến thức thực tế để có thể hiểu hơn về ngành mình đang theo học, cũng như có sự trải nghiệm thực tế để hoàn thiện những lý luận

và những kỹ năng của bản thân

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như tạo cơ hội cho em được đi kiến tập ngành nghề, giúp em có được những kiến thức nền tảng vững chắc bước vào thực tiễn

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ công chức UBND xã Tân Lập

đã giúp đỡ, tạo điều kiện, hướng dẫn giúp em hoàn thành kỳ kiến tập và hoàn thành báo cáo của mình

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 6

mạnh: “Cán bộ là gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt” Qua đó ta có

thể thấy được từ lâu Bác đã đặt tầm quan trọng của con người lên hàng đầu Chẳng phải thế hay sao, khi đi từ kinh tế - chính trị, xã hội rồi văn hóa đều phải

có những cán bộ then chốt có sức, có tài để dẫn dắt một tập thể, một tổ chức vững bền mà đi lên

Qua thời gian kiến tập tại UBND xã Tân Lập kết hợp với những lý luận

mà bản thân đã học được tại trường thì em đã hiểu được tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển cán bộ công chức cũng như nắm rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động và đặc điểm công việc; đồng thời nhìn ra được những bất cập trong việc đào tạo, phát triển cán bộ công chức trong

cơ quan và đưa ra những biện pháp khắc phục hạn chế của việc đào tạo, phát triển cán bộ công chức tại cơ quan Chính vì thế em quyết định chọn đề tài:

“Thực trạng công tác đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại UBND xã Tân Lập”

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trang 7

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đào tạo, phát triển CBCC tại UBND

xã Tân Lập

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại UBND xã Tân Lập

+ Về thời gian: Giai đoạn 2020 - 2023

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Mục đích nghiên cứu: Bài báo cáo thực chất là tìm hiểu về công tác đào tạo và phát triển CBCC của UBND xã Tân Lập Từ cơ sở lý luận thực tiễn, phân tích thực trạng nguồn CBCC, chỉ ra các mặt ưu điểm, hạn chế còn tồn tại trong công tác đào tạo để từ đó đề xuất ra những giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả phát triển CBCC tại UBND xã Tân Lập

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Làm rõ cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển CBCC

+ Thực trạng công tác đào tạo và phát triển CBCC tại UBND xã Tân Lập + Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển CBCC của UBND xã Tân Lập

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn tài liệu

- Phương pháp tổng hợp, phân tích nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp đánh giá để tổng hợp những vấn đề còn tồn tại để từ đó đưa

ra những giải pháp tối ưu

Trang 8

Cùng với sự hướng dẫn của giảng viên, của cán bộ nơi kiến tập kết hợp với quá trình quan sát, thử việc tại cơ quan để bổ sung và nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và hoàn thành báo cáo kiến tập.

5 Ý nghĩa của đề tài:

- Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu sẽ giúp người quan tâm có hiểu biết rõràng, sáng tỏ về công tác đào tạo và phát triển CBCC trong mỗi cơ quan tổ chức;

là tài liệu tham khảo cung cấp thông tin hữu ích cho người quan tâm và nghiên cứu về vấn đề đào tạo và phát triển CBCC

- Về mặt thực tiễn: Đề tài nêu thực trạng công tác đào tạo và phát triển CBCC tại UBND xã Tân Lập, chỉ ra ưu nhược điểm và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển CBCC tại UBND xã Tân Lập

6 Kết cấu đề tài:

Ngoài lời cảm ơn, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, báo cáo gồm có 3 chương làm rõ nội dung đề tài:

Chương 1 Cơ sở lý luận của công tác đào tạo và phát triển cán bộ công chức

Chương 2 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại UBND xã Tân Lập

Chương 3 Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại UBND xã Tân Lập

PHẦN NỘI DUNG

Trang 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT

TRIỂN CÁN BỘ CÔNG CHỨC 1.1 Các khái niệm cơ bản

“3 Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chứcchính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

1.1.2 Khái niệm công chức

Theo khoản 2 Điều 4 - Luật cán bộ công chức và luật viên chức sửa đổi

2019 thì khái niệm công chức được quy định như sau:

“2 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng

Trang 10

Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế

độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

1.1.3 Khái niệm đào tạo và phát triển

Đào tạo: Là quá trình học tập làm cho người lao động có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ

Phát triển: Là quá trình học tập nhằm mở ra cho người lao động những công việc mới nhằm dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức

Đào tạo và phát triển: Là quá trình nâng cao năng lực của con người về mặt thể lực, trí lực, tâm lực đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực của nguồn lực để phát triển đất nước

1.2 Mục đích của đào tạo và phát triển cán bộ công chức

- Phát triển năng lực làm việc CBCC và nâng cao khả năng thực hiện côngviệc thực tế của họ

- Giúp CBCC luôn phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực trong tương lai của tổ chức

- Nâng cao hiệu quả thực hiện công việc

- Giảm thời gian học tập, làm quen với công việc mới của CBCC do thuyên chuyển, đề bạt, thay đổi nhiệm vụ và đảm bảo cho họ có đầy đủ khả nănglàm việc một cách nhanh chóng và tiết kiệm

Trang 11

- Hoàn thành những mục tiêu của cá nhân và của tổ chức.

1.3 Tác động của công tác đào tạo và phát triển cán bộ công chức

- Đối với tổ chức, trước hết nó phục vụ nhu cầu đáp ứng trình độ của công việc đòi hỏi hay nói cách khác là để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức Khi CBCC đã đủ trình độ để thực hiện công việc của mình, nó sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đây là điều mà mọi tổ chức luôn mong đợi vì nó làm giảm chi phí và thời gian cho tổ chức

- Đối với CBCC, sau khi được đào tạo và phát triển họ sẽ làm việc tự tin hơn với trình độ của mình Trình độ chuyên môn của họ được cải tạo và nâng cao

để đáp ứng nhu cầu của công việc Việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCC tạo ra tính chuyên nghiệp cho họ Nói tóm lại là CBCC được trang bị thêm kiến thức tạo ra sự thích ứng với công việc hiện tại và trong tương lai

1.4 Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển

Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển

Trọng tâm Công việc hiện tại Công việc trong tương lai

Mục tiêu Khắc phục các vấn đề hiện tại Chuẩn bị cho sự thay đổi

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND XÃ TÂN LẬP 2.1 Khái quát chung về UBND xã Tân Lập

2.1.1 Thông tin liên hệ của UBND xã Tân Lập

Trang 12

Tên cơ quan: Ủy ban Nhân dân xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

Người đại diện đứng đầu: Chủ tịch xã Nguyễn Văn Học

Trụ sở UBND xã Tân Lập: Số 30 – Đường Hạ Hội – Xã Tân Lập – Huyện Đan Phượng – Thành phố Hà Nội

Số điện thoại liên hệ: 02433.861362

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Tân Lập

2.1.2.1 Chức năng của UBND xã Tân Lập

UBND xã Tân Lập là chính quyền của các địa phương cấp phường/xã, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND huyện Đan Phượng UBND xã Tân Lập quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn xã Tân Lập trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng theo các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước Qua đó đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân, góp phần xây dựng đời sống vật chất của người dân ngày càng tốt đẹp

2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Tân Lập

Theo Điều 63 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định

về nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Tân Lập như sau:

- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xãTân Lập

- Quyết định những vấn đề của xã Tân Lập trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

Trang 13

- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở huyện Đan Phượng, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương về kết quả thực hiện các nhiệm

vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương xã Tân Lập

- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làmchủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh

tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã Tân Lập

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền

UBND xã Tân Lập có trách nhiệm tiếp nhận các đơn thư, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân và có trách nhiệm giải quyết đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật Vì thế khi có điều thắc mắc hoặc muốn khiếunại, tố cáo, người dân có thể đến cơ quan UBND xã Tân Lập để được xử lý Ngoài ra, UBND xã Tân Lập còn thực hiện các thủ tục hành chính khác như: Đăng ký kết hôn, làm giấy khai sinh cho con, công chứng giấy tờ, chứng thực chữ ký,…

2.1.3 Tóm lược quá trình phát triển của UBND xã Tân Lập

2.1.3.1 Vài nét về lịch sử hình thành xã Tân Lập

Tân Lập là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời Tháng 6/1956 xã Tân Lập được thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Tân Hội thành 2 xã Tân Hội và Tân Lập Xã Tân Lập có 4 làng: Đan Hội, Hạ Hội, Ngọc Kiệu, Hạnh Đàn và 4 trại: Trại Kim Âu và Trại Ngọc Trúc thuộc làng Hạ Hội, Trại Ngọc Kiệu thuộc làng Ngọc Kiệu, Trại Hạnh Đàn thuộc làng Hạnh Đàn, được phân bổ thành 13 cụm dân cư Đến tháng 12/2015, xã Tân Lập có thêm 03 tổ dân phố (thuộc khu chung cư Tân Tây Đô)

Trang 14

Tân Lập là một trong 16 xã, thị trấn của huyện Đan Phượng, thành phố HàNội Phía Bắc giáp xã Liên Trung (Đan Phượng); phía Nam giáp thị trấn Trạm Trôi và xã Đức Thượng (huyện Hoài Đức); phía Đông giáp 2 phường Tây Tựu

và Thượng Cát (Quận Bắc Từ Liêm); phía Tây giáp xã Tân Hội (Đan Phượng) Tân Lập là xã nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng và ở địa bàn có vị trí trọng yếu trên cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội trên 10

km Diện tích tự nhiên: 571,95 ha Dân số tính đến năm 2020 có 6.635 hộ với 23.825 nhân khẩu, là xã đông dân nhất của huyện Đan Phượng

2.1.3.2 Quá trình phát triển của UBND xã Tân Lập

Năm 1956, sau khi xã Tân Lập mới được thành lập, Chi bộ Đảng xã Tân Lập cũng ra đời (nay là Đảng bộ xã Tân Lập) Đến năm 2020, Đảng bộ xã Tân Lập có trên 600 đồng chí đảng viên sinh hoạt trong 25 chi bộ

Năm 2005 xã Tân Lập được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng

lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống Pháp".

Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, của Thủ đô và của huyện Đan Phượng Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, thực hiện chủ trương xây dựng huyện nông thôn mới do Huyện ủy-HĐND-UBND huyện phát động, xã Tân Lập đã từng ngày, từng giờ chuyển mình vươn lên mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc theo hướng đô thị, văn minh Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng 5 năm (2015 - 2020) đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 18,35% Cơ cấu kinh

tế chuyển dịch đúng hướng, tăng nhanh tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công

Trang 15

nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tập trung mạnh nguồn lực xây dựng nông thôn mới

- Trong nhiệm kỳ đã huy động được gần 1.300 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng Trong đó vốn huy động theo hình thức xã hội hóa từ các tổ chức đoàn thể, đơn vị doanh nghiệp và nhân dân là 961 tỷ 898 triệu đồng

- Thu ngân sách nhà nước bình quân 5 năm đạt 27,81 tỷ đồng Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 59.491.000 đồng/người/năm

- Số trẻ đến trường: nhà trẻ đạt 60%, mẫu giáo: 95% (trong đó trẻ 4 – 5 tuổi đạt 100%) Trường Mầm non, Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia mức độ

I, trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ II; Trạm Y tế xã đạt chuẩn Quốc gia (giai đoạn 2011 – 2020)

- 13/13 cụm dân cư và 1/3 tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu “Cụm dân cư văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa” năm 2020 đạt 95% Tỷ lệ người quá cố được đưa đi hỏa táng đạt 71,9% Tỷ lệ lao động tham gia Bảo hiểm xã hộibắt buộc: 98% Tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế đạt 96% Tỷ lệ rác thải sinh hoạt thu gom trong ngày: 99% Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp

vệ sinh là 100%, trong đó nước sạch là 78% Cuối năm 2019 xã không còn hộ nghèo; tỷ lệ hộ cận nghèo cuối năm 2020 còn 1,57%

- An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương 100% chi bộ Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đều đạt vững mạnh, tiên tiến; Đảng bộ xã 5 năm liền được công nhận Đảng bộ hoàn thành tốt và hoànthành xuất sắc nhiệm vụ Năm 2017, nhân dân và cán bộ xã Tân Lập vinh dự

Trang 16

được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen Cuối năm 2019, xã Tân Lập được thành phố và huyện công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

2.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Tân Lập

Bảng 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Tân Lập

- Chủ tịch UBND xã là cán bộ chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND trên địa bàn xã Tân Lập

- Phó chủ tịch UBND xã là người tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối công việc (khối kinh tế - tài chính, khối văn hoá - xã hội ) của UBND do Chủ tịch UBND phân công và những công việc do Chủ tịch UBND ủy nhiệm khi Chủ tịch UBND đi vắng

Trang 17

- Ban quân sự có mối quan hệ với UBND xã là quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, quản lý, điều hành về công tác quốc phòng, quân sự ở cấp xã.

- Ban công an chịu sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của UBND xã và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên

- Phòng Văn phòng – Thống kê tham mưu, giúp UBND xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống

kê, cải cách hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật

- Phòng Tư pháp – Hộ tịch tham mưu, giúp UBND xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật

- Phòng Địa chính – Xây dựng tham mưu, thực hiện các công việc giúp cho UBND xã tiến hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND

xã trong các lĩnh vực: Đất đai, môi trường, tài nguyên, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và các công việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo các quy định của pháp luật

- Phòng Văn hóa – Xã hội giúp UBND xã quản lý, thực hiện công tác văn hóa – xã hội và công tác lao động thương binh và xã hội

- Phòng Tài chính – Kế toán tham mưu, giúp UBND xã tổ chức thực hiện

hệ thống nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã trong lĩnh vực: Tài chính, kế toán trong phạm vi địa bàn xã theo quy định của pháp luật

Trang 18

2.1.5 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại

UBND xã Tân Lập

2.1.5.1 Công tác lập kế hoạch nhân lực

Lập kế hoạch nhân lực là một trong những nội dung rất quan trọng đối với quá trình quản trị nhân lực Việc lập kế hoạch nhân lực được xem là quá trình triển khai các hoạt động về nghiên cứu, đánh giá, xác định các nhu cầu về nguồn nhân lực Xây dựng các chương trình kế hoạch nhằm đảm bảo rằng tổ chức sẽ đúng với số lượng, số người và bố trí đúng nơi, đúng chỗ

Như vậy, việc tạo lập kế hoạch nhân lực gồm việc xác định nhu cầu về nguồn nhân lực, xác định nguồn cung các chính sách và đưa ra những giải pháp nhằm cân đối cung và cầu nguồn nhân lực của tổ chức tại một thời điểm nào đó tương đương

2.1.5.2 Công tác phân tích công việc

Phân tích công việc cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm của công việc, như các hoạt động nào cần được tiến hành thực hiện, thực hiện như thế nào; các loại máy móc trang bị, dụng cụ nào cần thiết khi thực hiện côngviệc; các mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp trong thực hiện công việc

Phân tích công việc được tiến hành nhằm:

- Dễ dàng hơn trong việc sắp xếp, thuyên chuyển và thăng thưởng cho CBCC Xác định các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc Bảo đảm loại bỏ những bất bình đẳng về mức lương qua việc xác định rõ nhiệm

vụ và trách nhiệm của công việc

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w