1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung chương trình truyền hình dành cho học sinh tiểu học trong bối cảnh dịch Covid-19 (Nghiên cứu trường hợp Kênh VTV7 và Kênh HanoiTV)

86 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội dung chương trình truyền hình dành cho học sinh tiểu học trong bối cảnh dịch Covid-19 (Nghiên cứu trường hợp Kênh VTV7 và Kênh HanoiTV)
Tác giả Lê Ngọc Anh
Người hướng dẫn TS. Lê Vũ Điệp
Trường học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chuyên ngành Đa phương tiện
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 26,16 MB

Nội dung

Thể hiện sự giao động về thời lượng giữa các số trong chương trình “Dạy tiếng Việt lớp 1” Số 3: Van ôi, ui, uôi, ươi- Chương trình “Dạy tiếng Việt lớp 1 trên kênh VTV7” Nhân vật Kiến tím

Trang 1

BO THONG TIN VA TRUYEN THONG HỌC VIEN CONG NGHỆ BƯU CHÍNH VIEN THONG

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Dé tài: Nội dung chương trình truyền hình dành cho học sinh tiểu hoc trong bối cảnh dich Covid-19

(Nghiên cứu trường hợp Kênh VTV7 và Kênh HanoiTV)

Người hướng dẫn: TS Lê Vũ Điệp

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Anh

Lớp: DI7CQTT02 - B

Hệ: Đại học Chính quy

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

Khóa luận tốt nghiệp

thức trong thời gian học tập tại trường với điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất, từ

đó, tạo giúp tôi định hướng công việc trong tương lai.

Mặc dù đã dành nhiều thời gian cũng như nỗ lực để hoàn thành khóaluận, song, vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình hoàn thiện khóa

luận này tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiếnđóng góp từ thầy/cô cũng như Hội đồng bảo vệ

Tôi xIn chân thành cảm ơn!

Trân trọng,

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Lê Ngọc Anh

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 1

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2DANH MỤC HINH/BANG BIEU 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Cơ sở lý luận 11

7 Tong quan tình hình nghiên cứu 11

8 Kết cấu khóa luận 14CHUONG 1- CƠ SỞ LÝ THUYET 15

VE TRUYEN THONG VÀ TRUYEN HÌNH 15

1.1 Truyền thông 15

1.1.1 Khái niệm truyền thông 151.1.2 Truyền thông đại chúng và Phương tiện truyền thông đại chúng 181.1.3 Các học thuyết truyền thông 221.1.4 Mô hình truyền thông của Lasswell 25

1.2 Truyền hình 32

1.2.1 Khái niệm 321.2.2 Lịch sử ra đời của truyền hình trên thé giới 32

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 2

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp

1.2.3 Các đặc trưng của truyền hình 341.2.4 Đặc điểm của báo chí truyền hình và sản phẩm truyền hình 36

1.2.5 Xu thế hội tụ của truyền hình 36Chương 2- CƠ SỞ THUC TIEN 38

VE NỘI DUNG CHUONG TRINH TRUYEN HÌNH 38DANH CHO HOC SINH TIEU HOC 38

2.1 Thực trang các chương trình giáo dục trên truyền hình dành cho học

sinh tiểu học trên Kênh VTV7 nói chung và Kênh HanoiTV nói riêng 38

2.2 Thông tin cơ bản về Kênh VTV7 và Kênh HanoiTV 40

2.2.1 Kênh VTV7 40 2.2.2 Kênh HanoiTV 41

2.3 Nội dung chương trình học trên truyền hình và nội dung chương trình

học trên trường lớp năm học 2019-2020 42

2.3.1 Đối với khối lớp I 422.3.2 Đối với khối lớp 4 và lớp 5 55CHƯƠNG 3- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ 69 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYEN HÌNH 69

DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NĂM HỌC 2019-2020 69

3.1 Đánh giá độ hiệu quả của chương trình học trên truyền hình dành cho

học sinh tiểu học năm học 2019-2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 69

3.1.1 Mục tiêu của cuộc phỏng vấn 693.1.2 Tiêu chí lựa chọn đối tượng hướng đến trong cuộc phỏng vấn 693.1.3 Tiến hành thực hiện cuộc phỏng van 703.1.4 Kết qua cuộc phỏng van 71

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 3

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp

Tài liệu tiếng Việt 80Tài liệu tiếng Anh 82

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 4

Trang 6

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MUC HINH/BANG BIEU

Mức độ của giai đoạn truyền thông

Mô hình truyền thông của Lasswell (1948)

Kết quả thẩm định 49 ban mẫu Sách giáo khoa

Kết quả số bản mẫu Sách giáo khoa theo 3 mức thẩm định

Danh mục Sách giáo khoa lớp | sử dụng cơ sở giáo dục phổ thông

Một bài học thuộc phần Vần của “Sách tiếng Việt 1, Tập hai: Vì sự bình dang và dân chủ trong giáo dục”.

Tổng hợp các Số trong chương trình “Dạy tiếng Việt lớp 1” từ ngày

24/04/2020 đến ngày 21/05/2020

Thể hiện sự giao động về thời lượng giữa các số trong chương trình

“Dạy tiếng Việt lớp 1”

Số 3: Van ôi, ui, uôi, ươi- Chương trình “Dạy tiếng Việt lớp 1 trên

kênh VTV7”

Nhân vật Kiến tím xuyên suốt chương trình “Dạy tiếng Việt lớp 1”

Mục lục Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 4

Nội dung một Unit trong Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 4

Mục lục Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 4Nội dung một Unit trong Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 4

Lịch phát sóng chương trình học trên truyền hình của Đài Phátthanh và Truyền hình Hà Nội

Lịch phát sóng chương trình “Học trên truyền hình- Môn tiếng

Anh- Lớp 4”

Biểu đồ thể hiện sự giao động về thời lượng (phút giữa các số

trong chương trình “Học trên truyền hình - Môn tiếng Anh - Lớp 4” Phân loại nhóm đối tượng của cuộc phỏng vấn

Phân loại chỉ tiết từng nhóm đối tượng của cuộc phỏng vấn

Kết quả của cuộc phỏng vấn

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 5

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bung phát vào cuối thang 12/2019, dich bệnh Covid-19 đã có tác động

tiêu cực đến hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống, trong đó, không thêkhông kế đến lĩnh vực giáo dục và đảo tạo Theo số liệu thống kê của Tổ chứcGiáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), bắt đầu từ ngày04/05/2020, 188 quốc gia trên thế giới đã thực hiện đóng cửa trường học các

cấp Điều này đã làm ảnh hưởng đến hơn 90% học sinh, sinh viên, tương đươngvới con số 1.576.021.818 người

Tại Việt Nam, trường học các cấp từ tiêu học đến đại học cũng buộc phảiđóng cửa trước diễn biến phức tap của dịch bệnh Covid-19 Lúc này, phương

châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học” của Bộ Giáo dục và Đào tạocần được nhìn nhận rõ ràng hon bao giờ hết Dé thực hiện đúng phương châmnày, Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc các địa phương cần tính đến phương án triểnkhai dạy và học trực tuyến và trên truyền hình

Nhằm giúp học sinh/sinh viên duy trì nề nếp học tập, củng cô kiến thức

cũ và tiếp thu kiến thức mới đảm bảo nội dung chương trình năm học theohướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều tỉnh thành đã tổ chức triển khaiphương án dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình, vừa phủ hợp với điềukiện thực tiễn của địa phương, vừa nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của học

sinh, sinh viên trong tình hình cao điểm phòng chống dịch bệnh Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thực hiện chỉ dao cua

Thủ tướng Chính phủ, ngày 13/03/2020, Bộ Giáo dục và Dao tạo ban hành

quyết định số 736/QD-BGDDT, điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm họcđối với Giáo duc mầm non, Giáo dục phô thông và Giáo dục thường xuyên, ápdụng cho năm học 2019-2020.

Ngày 26/03/2020, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo

dục và Dao tạo đã ban hành Công văn 1061/BGDDT-GDTrH hướng dẫn về

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 6

Trang 8

Khóa luận tốt nghiệp

việc dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình trong thời gian nghỉ họctrên trường vì dịch bệnh Covid-19 Dé đảm bảo hoàn thành chương trình giáo

dục đào tạo và kết thúc năm học, ngày 31/03/2020, Bộ Giáo dục và Dao tao banhành công văn số 1125/BGDĐT-GDTrH để thực hiện việc hướng dẫn điềuchỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020 đối với cấp tiêu học, cụthê với như sau:

- _ Điều chỉnh nội dung day học phù hợp với thời gian còn lại của năm học

2019-2020.

- Đảm bảo hoàn thành chương trình phổ thông cấp tiêu học phù hợp với

tình hình thực tế tại cơ sở: Tăng cường các hình thức dạy học từ xa, như

dạy học trên truyền hình, Internet.

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đảo tạo kết hợp hình thực tiễncủa từng địa phương, các nhà trường cần khan trương xây dựng ké hoạch triển khai

việc dạy học trực tuyến hoặc trên trên truyền hình, thông báo lịch phát sóng cụ thê

trên đối với từng môn học, lớp học và phô biến tới toàn thé học sinh, giáo viên va

phụ huynh học sinh Các nhà trường đã hướng dẫn giáo viên, học sinh theo dõi lịchphát sóng các bài học (do Bộ Giáo dục và Đào tạo) phối hợp với Đài Truyền hình

Việt Nam xây dựng) trên Kênh Truyền hình giáo dục quốc gia (kênh VTV7) Các

tỉnh thành cũng bắt đầu triển khai phương pháp day học trực tuyến và day học trên

truyền hình (phát sóng trên kênh của Đài Truyền hình địa phương) từ đầu tháng03/2020 đến nay, sớm nhất là thành phố Hà Nội (09/03/2020)

Đề đạt được tính hiệu quả cao nhất, cần có sự kết hợp từ nhiều phía: Sở

Giáo dục và Đào tạo, nhà trường, học sinh, sinh viên và cả phụ huynh Nhìn

chung, tính đến thời điểm hiện tại, Sở Giáo dục và Đảo tạo thuộc các tỉnh thành

đã thực hiện tương đối tốt phương án mà Bộ Giáo dục va Dao tạo đã đưa ra

Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất về nội dung cũng như bậc học

GS.TS Phạm Tat Dong, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư cho rang,

trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra như thế này, việc dạy học trực tuyến và

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 7

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp

dạy học trên truyền hình là quan trọng, tuy nhiên, đây là phương pháp hiện đại, cầnphải có sự phối hợp thống nhất, nhất là về mặt nội dung và cấp học dé tat cả học sinh

đều tham gia Ông nhận xét: “Hiện nay, các địa phương mới chỉ có tư tưởng lo cho thi

cử, đánh giá nên day học sinh cuối cấp là chưa hợp lý”

Nhận thức được thực trạng trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tải:

“Nội dung truyền hình dành cho học sinh tiểu học trong bối cảnh dịch

Covid-19 (Nghiên cứu trường hợp của Kênh VTV7 và Kênh HanoiTV)” làm chủ đềcho dé tài nghiên cứu này Trước tình trạng không thống nhất về nội dung

chương trình truyền hình dành cho học sinh tiểu học của các Dai Phát Truyền hình trên cả nước, học sinh tiểu học thuộc các khối khác nhau khó nắm

thanh-bắt được liệu nội dung chương trình học của mình có tiếp tục được cung cấp

trên sóng truyền hình hay không Từ đó, các kênh truyền hình (kênh VTV7 củaĐài truyền hình Việt Nam và kênh truyền hình địa phương HanoiTV) cần đưa ra

sự thống nhất về đạt được sự thống nhất về nội dung các chương trình, đồngthời, đưa ra những biện pháp điều chỉnh việc truyền thông đến đối tượng họcsinh cũng như phụ huynh học sinh về sự thay đổi trong phương pháp dạy và

học Chính vì vậy, chủ đề nghiên cứu này là hết sức cấp thiết trong lĩnh vực

truyền hình nói riêng cũng như lĩnh vực báo chí truyền thông nói chung

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài khóa luận tập trung giải quyết những vấn đề cụ thê sau:

- _ Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tai

- - Nghiên cứu, phân tích và so sánh giữa nội dung truyền hình trong quá khứ

và hiện tại, từ đó chỉ ra sự khác nhau của hai thế hệ truyền hình này, dưới sự

ảnh hưởng của nhu cau, thói quen và mong muốn tiếp nhận của công chúng

- So sánh sự khác nhau về nội dung chương trình truyền hình dành cho học

sinh tiêu học trong năm học 2019-2020, sản xuất bởi Dai truyền hình Việt

Nam (VTV), mà cụ thể là kênh VTV7 và Đài Phát thanh- Truyền hình địa

phương, mà cụ thê là kênh HanoiTV

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 8

Trang 10

Khóa luận tốt nghiệp

- Néu ra ưu điểm và hạn chế của nội dung chương trình truyền hình dành

cho học sinh tiêu học trong bối cảnh dich Covid-19

- _ Những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện nội dung truyền

hình đành cho học sinh tiểu học trong thời gian tới

Nhiệm vụ của khóa luận nhằm:

- _ Xây dựng khung lý thuyết cho dé tài nghiên cứu

- Thiết lập bức tranh về sản xuất nội dung các chương trình truyền hình

dành cho khối học sinh tiểu học năm học 2019-2020 trong bối cảnh dịch

bệnh Covid-19, xét đến trường hợp của Dai truyền hình Việt Nam (kênhVTV7) và Đài Phát thanh- Truyền hình địa phương (Kênh HanoiTV)

- Nhận xét, đánh giá thái độ tiếp nhận của công chúng đối với nội dung

truyền hình

- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện vấn đề

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nội dung truyền hình dành cho học sinh tiểu học

tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi thời gian: Từ thời điểm triển khai phương án day học trực tuyến

và dạy học trên truyền hình trong năm học 2019-2020

- Phạm vi không gian: Đài truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh truyền

hình địa phương tại Việt Nam.

4 Câu hói va giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi 1: Nội dung các chương trình day học trên truyền hình dành cho

học sinh tiêu học có sự thay đôi như thé nào so với nội dung học trên trường lớp

trong năm học 2019-2020?

Câu hỏi 2: Nội dung chương trình dành cho học sinh tiêu học, trong năm

học 2019-2020, giữa các Đài truyền hình, cụ thể là Kênh truyền hình giáo dục quốc

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 9

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệp

gia VTV7 (trực thuộc Đài truyền hình Việt Nam) với các Dai địa phương, cụ thé là

Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội HanoiTV, khác nhau như thé nao?

Câu hỏi 3: Nội dung các chương trình dành cho học sinh tiểu học trong

năm học 2019-2020 của các Đài truyền hình đạt được hiệu quả ra sao trong bối

cảnh dich Covid-19?

Từ 3 câu hỏi trên, tac giả đưa ra các giả thuyết dudi đây:

Gia thuyết 1: Nội dung các chương trình day học trên truyền hình dànhcho học sinh tiểu học bám sát chương trình Sách giáo khoa tiêu học nhưng đây

mạnh về phần nghe- nhìn và chú trọng vào tính tương tác

Giả thuyết 2: Trong khi nội dung chương trình của Đài truyền hình Việt

Nam dành cho học sinh khối lớp 1, nội dung chương trình của các Đài địaphương tập trung chủ yếu vào khối lớp 4 và 5

Giả thuyết 3: Nội dung các chương trình dạy học trên truyền hình đã đạtđược nhiều thành công bước đầu, tuy nhiên vẫn cần có một sự thông nhất chung

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tra cứu và tìm hiểu các giáo trình, dé

cương môn học của các khoa/ngành khác, các bài khóa luận tốt nghiệp,

luận văn, luận án lĩnh vực báo chí, truyền thông và các ngành khoa học

liên quan

- Phương pháp phân tích nội dung/số liệu thống kê: Thu thập thông tin/nội

dung/số liệu thống kê liên quan đến các chương trình truyền hình giáodục dành cho học sinh tiểu học tại Việt Nam

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh giữa nội dung các chương trình

dạy học trên truyền hình và nội dung học trên trường, lớp So sánh giữa

nội dung chương trình dành cho học sinh tiêu học của Đài truyền hình

Việt Nam (VTV7) và Đài Phát thanh- Truyền hình địa phương(HanoITV).

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 10

Trang 12

Khóa luận tốt nghiệp

- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn với các phụ huynh có con

đang theo học phương pháp dạy học trên truyền hình Việc làm này giúp

đem lại cái nhìn đa chiều về thực trạng sử dụng nội dung truyền hình

dành cho cấp tiêu học trong bối cảnh dịch Covid-19

6 Cơ sở lý luận

Nhóm cơ sở lý thuyết về truyền thông:

- Một số khái niệm cơ bản về: Truyền thông, Công chúng, Truyền thông

đại chúng, Phương tiện truyền thông đại chúng và Truyền hình

- Áp dụng lý thuyết mô hình truyền thông tuyến tính (mô hình của Lasswell)

nhằm phân tích sự tác động qua lại giữa các thành tô trong mô hình truyềnthông, mà cụ thé ở đây là thành tổ M- Message (Thông điệp, nội dung)

- Các học thuyết trong lĩnh vực truyền thông:

e Thuyết viên đạn ma thuật (The Magic Bullet Theory): Học thuyết

này cho rằng con người sẽ phản ứng giống nhau đối với những tácđộng bên ngoài Thông điệp truyền thông được tiêm, bắn trực tiếp

vào công chúng Công chúng thụ động và bat lực trước việc thoát

khỏi ảnh hưởng của truyền thông

e Thuyết Sử dụng va hai lòng (Users and Gratifications): Con người sử

dụng loại hình phương tiện truyền tương ứng với mong muốn, nhucầu của họ Người làm truyền thông sẽ dựa vào đó để đưa ra hìnhthức nội dung phù hợp với loại phương tiện truyền thông đó

7 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Từ trước đến nay, nhiều bài báo viết về sự tác động của truyền hình với

trẻ em, các cuộc hội thảo về sản xuất chương trình truyền hình dành cho trẻ em,

bên cạnh đó, là các công trình nghiên cứu về tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí

truyền thông của trẻ em, có thể kể đến như:

Hội thảo “Truyền hình cho trẻ em trước những thách thức thời đại mới”,

do Ban Thanh thiếu niên và Ban quan hệ quốc tế Đài Truyền hình Việt Nam tổ

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 11

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệp

chức vào ngày 22/12/2010.) Mục đích của buổi Hội thảo nhằm cải thiện chấtlượng các chương trình phù hợp với khán giả nhỏ hiện nay hơn cũng như tiếp

cận được với xu hướng truyền hình thé giới

Trước khi hội thảo diễn ra, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện một

cuộc thăm dò ý kiến với đối tượng là khán giả nhỏ tuôi Kết quả cho thấy chỉ có45% trong số đối tượng được phỏng vấn dành thời gian cho các chương trìnhthiếu nhi trên truyền hình, phần lớn là hoạt hình hoặc giải trí của nước ngoài.Khi nhận được phản hồi đánh giá về nội dung chương trình truyền hình, đối

tượng được phỏng vấn nhận xét rằng: Chương trình truyền hình thiếu nhi chưa

phân theo lứa tuổi sinh lý cũng như hình thức thé hiện không được phong phú,

hấp dẫn về cả chủ đề lẫn thể loại

Hội thảo Sản xuất chương trình thiếu nhi- Giáo dục kết hợp Giải trí, namtrong khuôn khổ Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 37 Khi nhận định vềthực trạng các chương trình thiếu nhi, ông Lâm Kiết Tường- Phó Tổng giámđốc Đài truyền hình Việt Nam cho biết: "Thiếu nhi là đối tượng đặc biệt cần

được quan tâm Tuy nhiên hiện nay, thực trạng các chương trình thiếu nhi vừathiếu cũng như chất lượng chưa cao Lực lượng sản xuất cũng đang thiếu nên

gần như rất ít chương trình đo chúng ta sản xuất Đây cũng lĩnh vực khó vì cách

thức thực hiện cũng như sự đầu tư nguồn lực chưa được nhiều, đặc biệt khi

truyền hình và các loại báo chí khác đang phải cạnh tranh với Internet Hy vọngsau hội thảo nay, các don vị sản xuất, các đài phát thanh- truyền hình trong canước cần quan tâm đầu tư hơn nữa dé các chương trình dành cho thiếu nhi đượccải thiện và đến gần với các khán giả nhỏ tuổi hơn"

Trong Tham luận “Nhu cầu của trẻ em khi tiếp cận với các chương trìnhtruyền hình", Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thuy Anh đưa ra vấn đề: Để xác định

được nhu cầu của trẻ em là tương đối khó khăn, bởi trên thực tế, nhu cầu nàyliên tục thay đôi So với các thiết bị được đối tượng trẻ em sử dụng dé tiép nhannội dung các chương trình giải trí, giáo duc, truyền hình thé hiện rõ những ưu

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 12

Trang 14

Khóa luận tốt nghiệp

thé như: Dễ sử dụng, it gây hại cho mắt, cường độ âm thanh hợp lý, thời lượng

và nội dung chương trình được kiểm soát bởi trải qua khâu kiểm duyệt kỹ

lưỡng, phụ huynh có thé cùng tham gia vào quá trình xem truyền hình, tạo hiệuứng cộng đồng tốt

Trong tham luận “Cách thức sản xuất các chương trình giáo dục hấp dẫndành cho thiếu nhi”, đại diện của VTV7- bà Vũ Việt Nga — Nhà sản xuất Kênh

truyền hình giáo dục VTV7 cho biết hiện nay thuật ngữ Edutainment (Education

va Entertainment) dé nói về các chương trình Giáo dục kết hợp với giải trí dànhcho trẻ em Một chương trình truyền hình hướng đến đối tượng trẻ em phải baogồm day đủ hai yếu tổ này, dé đạt được điều này, người làm truyền hình cầnthấu hiểu tâm lý và nhu cầu của từng độ tudi

Ngoài ra, tham luận của Kênh truyền hình giáo dục quốc gia VTV7 cũngđưa ra những cách thức sản xuất chương trình giáo dục được áp dụng trên Kênhtruyền hình này đó là: Pretest (chiếu chương trình cho khán giả xem chương trìnhdemo trước khi phát sóng) và Postest (chiếu chương trình cho khán giả xem sau

một mùa phát sóng, ghi nhận phản hồi dé có những điều chỉnh phù hợp)

Trả lời chính xác cho câu hỏi: “Đối tượng khán giả của chương trình giáodục dành cho thiếu nhi là ai?”, Tham luận “Cách thức tiếp cận khán giả đối với

các chương trình giáo dục dành cho trẻ em” của Bà Phạm Thị Hoàng Diệp,

VTV7 đã chỉ rõ, đó là: trẻ em, phụ huynh và giáo viên, trong đó, trẻ em là đốitượng mục tiêu Trẻ em quyết định xem chương trình nào, sau đó, đến tầm quantrọng của phụ huynh bởi đây là đối tượng quyết định con mình có nên xemchương trình hay không và xem trong thời gian bao lâu Cuối cùng là giáo viên,

nhu cầu sử dụng các video, clip dé minh hoa, phuc vu bai hoc danh cho hoc sinh

là không hề nhỏ Giáo viên cũng là người chiếu hoặc giới thiệu các chương trình

tivi hay video hữu ích cho học sinh xem khi họ thấy các chương trình đó có các

nội dung phù hợp và phục vụ cho nhu cầu học tập của học sinh Đặc biệt, đối

với phương pháp dạy học trên truyền hình, giáo viên tham gia trực tiếp vào quá

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 13

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệp

trình sản xuất nội dung chương trình truyền hình với vai trò là cô van chuyên

môn và dẫn chương trình

Các hội thảo kể trên phần nào đưa ra được cái nhìn tổng quan về thựctrạng sản xuất các chương trình truyền hình dành cho đối tượng trẻ em và đềxuất phương hướng tiếp cận giải quyết những vấn đề đang gặp phải Tuy nhiên,trên thực tế, chưa có một công trình khoa học độc lập nào nghiên cứu về nội

dung chương trình giáo dục trên truyền hình dành cho đối tượng trẻ em Đặcbiệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra tại Việt Nam, việc nghiên

cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả của nội dung chương trình dạy học trên

truyền hình là vô cùng quan trọng

Hội thảo “Báo chí với quyền trẻ em- Đạo đức và kỹ năng” (Hội Nhà báo

Việt Nam và Hội Bảo vệ quyên trẻ em Việt Nam phối hợp tô chức, năm 2014.)Theo các đại biéu tham dự Hội thảo , trẻ em là nhóm công chúng đặc biệt củabáo chí nói chung và truyền hình nói riêng Các bài báo khi viết về trẻ em hayviết cho trẻ em phải đứng trên cơ sở tiếp cận quyền trẻ em, tôn trọng nguyên tắc

đạo đức nhà báo và quan trọng, luôn đặt lợi ích tốt nhất cho trẻ em trên hết Khithực hiện sản xuất bài viết hay chương trình truyền hình hướng đến đối tượng làtrẻ em, các nhà báo cần phải năm bắt được tâm lý, cách suy nghĩ cũng như quantâm đến tiếng nói của trẻ

8 Kết cau khóa luận

Kết cấu khóa luận, ngoại trừ Lời mở đầu và Tổng kết, gồm 3 chương:

Chương 1- Cơ sở lý thuyết về truyền thông và truyền hìnhChương 2- Cơ sở thực tiễn nội dung các chương trình truyền hình dànhcho học sinh tiêu học

Chương 3- Đánh giá hiệu quả nội dung chương trình truyền hình dành

cho học sinh tiêu học năm học 2019-2020

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 14

Trang 16

Khóa luận tốt nghiệp

CHUONG 1- CƠ SỞ LÝ THUYET

VE TRUYEN THONG VÀ TRUYEN HÌNH

1.1 Truyền thông

1.1.1 Khái niệm truyền thông

Trong lịch sử nghiên cứu truyền thông, việc đưa ra định nghĩa “truyềnthông” chính xác luôn là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận Vị giáo sư người MỹFrank E X Dance đã chỉ ra ba “sự khác nhau quan trọng về khái niệm” trongviệc định nghĩa “truyền thông” Đầu tiên là sự khác nhau về mức độ quan sát

(level of observation) Trong khi một số khái niệm có tính bao quát, như: “The

process that links discontinuos parts of the living world to one another” (tạm

dịch: La quá trình kết nối những phan bị gián đoạn của thế giới với nhau), sốkhác lại cu thé hơn: “The means of sending military messages, orders, efc., as

by telephone, telegraph, radio, couriers,” (tam dich: La phuong tién truyén tải

tin nhắn, mệnh lệnh bằng điện thoại, điện báo, ra-đi-ô, người đưa thư.)

Sự khác nhau thứ hai là về mục đích (intentionality) Theo Giáo sư người

Mỹ, đồng thời cũng là tác giả đáng chú ý trong lĩnh vực truyền thông Gerald R.Miller, cho rằng truyền thông là một quá trình truyền tải thông điệp với mụcđích rõ rang: “Those situations in which a source transmits a message to a

receiver with conscious intent to affect the latter’s behaviors” (tam dich: La

những tinh huống mà người nhận chủ động tiếp nhận thông tin được truyền tải

từ nguồn phat, sau đó dẫn đến sự thay đổi trong hành vi.”) Tuy nhiên, tác giả

Gary Cronkhite lại nhận định rang:” Human communication has occurred when

a human being responds to a symbol.” (tạm dịch: Truyền thông xảy ra khi con

người phan ứng lại với một sự kiện/hiện tượng nào đó.)

Cuối cùng là về đánh giá mang tính quy chuẩn (normative judgement)

Nếu khái niệm của tác giả John B Hoben chi ra rang: “Communication is the

verbal interchange of a thought or idea.” (tạm dịch: Truyền thông là sự trao đổi

suy nghĩ và ý tưởng thông qua ngôn ngữ nói.), thì hai tác giả Bernard Berdson

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 15

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp

and Gary Steiner cho rằng truyền thông chỉ đơn giản là: “the transmission of

information” (tạm dịch: Sự trao đổi thông tin) và không đánh giá mức độ hiệu

quả hay thành công của quá trình.

Theo tác giả Nguyễn Văn Dững: “Truyền thông là quá trình trao đổi liên

tục thông tin, tư tưởng, tình cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai

hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiếntới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân,

của nhóm, và cộng đồng xã hội”

Theo định nghĩa trong cuốn “Cơ sở lý luận Báo chí truyền thông”: “Truyềnthông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năngnhằm tạo sự liên kết lẫn nhau dé dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức.”

Theo tác giả Tạ Ngọc Tan: “Truyén thông là sự trao đổi thông điệp giữa cácthành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau.”

Trong cuốn sách Communication: The Social Matrix of Psychiatry, nhà tâmthan hoc Jurgen Ruesch đã liệt kê một số chức năng chính của Truyền thông, đó là:

e To receive and transit messages and to retain information (tạm dịch:

Nhận và truyền tải thông điệp, duy tri thông tin)

e To perform operations with the existing information for the purpose of

deriving new conclusions which were not directly perceived and for reconstructing past and anticipating future events (tam dich: Dựa trên

thông tin đã có dé đưa ra những quyết định mới, nhăm tái thiết lập quakhứ đồng thời dự đoán tương lai.)

e To initiate and modify physiological processes within his body (tạm

dich: Cai bién qua trinh sinh ly hoc.)

e To influence and direct other people and external events (tam dich: Tac

động hoặc định hướng người khác và các sự kiện xung quanh.)

Dựa trên quy mô truyền thông, học giả Denis McQuail còn đưa ra các

dạng thức truyền thông là: Truyền thông nội biên (intrapersonal

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 16

Trang 18

Khóa luận tốt nghiệp

communication), Truyền thông liên cá nhân/Truyền thông ngoại biên(interpersonal communication), Truyền thông nhóm (group communication) và

Truyền thông đại chúng (mass communication) Giải thích ngắn gọn, truyềnthông nội biên là quá trình trao đổi thông tin diễn ra bên trong “bản thân mỗicon người” Ngược lại, truyền thông liên cá nhân “mang tính xã hội, quan hệhữu cơ với xã hội”, là hoạt động trao đổi thông tin giữa người này và người

khác “thông qua sự tiếp nhận của các giác quan” (Tạ Ngọc Tan, 2001)

Nhà tâm thần học Jurgen Ruesch nhận định rằng, truyền thông nội biên

chính 1a “a special case of interpersonal communication”- (tạm dịch: trường hop

dac biét cua truyén thông liên cá nhân) Trong khi đó, một sự kiện truyền thông

có yếu tô liên cá nhân sẽ mang những đặc điểm sau:

e The presence of expressive acts on the part of one or more persons (tam

dịch: Khi giao tiếp giữa các cá nhân có sử dung các hành động có tinh

bộc lộ cảm xúc.)

e The conscious or unconscious perception of such expressive actions by

others (tam dịch: Những hành động đó được tiếp nhận có hoặc vô thức.)

e The return observation that such expressive actions were perceived by

others The perception of having been perceived is a fact which deeply influences and changes human behavior- (tam dich: Quan sát được những

hành đó đã được tiếp nhận, điều nay ảnh hưởng sâu sắc và thay đổi hành

vi con người.)

Ông cũng chỉ ra su khác nhau cơ bản giữa truyền thông nội biên vàtruyền thông liên cá nhân, đó là “registration of mistakes”- (tạm dịch- xử lý

những lỗi sai) Với truyền thông liên cá nhân, các hành động có tính bộc lộ cảm

xúc và có chủ đích được đánh giá, sau đó có thể được sửa lại nếu bị truyền đạt sai Tuy nhiên, với truyền thông nội biên, việc bản thân một người nhận ra mình

đã hiểu sai thông điệp mà chính mình đưa ra, là hoàn toàn khó hoặc thậm chí,

không thé

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 17

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp

Truyền thông nhóm là quá trình trao đổi thông tin diễn ra trong một cộng

đồng hoặc tổ chức Trong quá trình truyền thông thường có sự tham gia của một

người định hướng Cuối cing 1a truyền thông đại chúng (mass communication),

sẽ được giải thích chi tiết ở mục 1.1.4

Society-wide

networks (e.g mass.

(e.g local community)

Intragroup (e.g family) Interpersonal (e.g dyad, couple)

Intrapersonal (e.g processing information)

Hình 1.1 Mức độ của giai đoạn truyén thông

Nguồn: Sách “Sociology of Mass Communication-”” Denis McQuail

1.1.2 Ti ruyen thông dai chúng và Phương tiện truyền thông đại chúng

Đề hiểu được khái niệm “Truyền thông đại chúng”, trước hết tác giả xin

đưa ra định nghĩa về “Đại chúng”

Dai chúng (The mass) được dùng dé chỉ những cá nhân hoặc nhóm người

là khán, thính hoặc độc giả của phương tiện truyền thông đại chúng Khi so sánh

với định nghĩa của từ “audience” (khan gia), tác gia Sonia Livingstone dua ra nhận định sau: “audiences are denigrated as trivial, passive, individualized,

while publics are valued as active, critically engaged and politically

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 18

Trang 20

Khóa luận tốt nghiệp

significant.” (tam dịch: khán giả bi cho là kém quan trọng, thụ động và mang

tính cá nhân, trong khi công chúng được xem là chủ động, có mối liên hệ mậtthiết và có ý nghĩa về mặt chính trị, Sonia Livingstone, 2005)

Theo học giả Denis McQuail, một số đặc điểm chính của truyền thông

đại chúng là:

e Composed of a large aggregate of people (tạm dịch: Bao gồm tập hợp cá

nhân với số lượng lớn)

e Undifferentiated composition (tạm dịch: Không giống về thành phan)

e Mainly negative perception (tam dịch: Da phan là nhận thức tiêu cực)

e Lacking internal order or structure (tam dich: Thiếu trật tự và cấu trúc)

e Reflective of a wider mass society (tạm dịch: Phản anh một xã hội đại

chúng ở quy mô lớn hơn).

Theo tác giả Mai Quỳnh Nam, giao tiếp đại chúng được hiểu như là sựtruyền bá với số lượng lớn những nội dung giống nhau cho những cá nhân vànhững nhóm đông người trong xã hội, dựa vào những kỹ thuật truyền bá tập thé,

gọi là media Các kênh truyền thông đại chúng (mass media) đóng vai trò là

trung gian, truyền tải thông tin đến công chúng Những thông tin được truyền tai

qua kênh này thường có đặc điểm sau: tính công chúng, thông tin tổng hợp, có

tính kip thời và định kỳ.

Theo học giả và nhà văn người Mỹ Daniel Lerner, sự chuyên tiếp từ các

hệ thống truyền thông truyền miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúngchính là một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyền đổi từ xã

hội cổ truyền sang xã hội hiện đại.

Dựa trên Tháp nhu cầu Maslow (Maslow's Hierarchy of Needs), ở tầng

thứ 3- Nhu cầu về xã hội- kết nối (social needs), sau khi đã được thỏa mãn vềnhu cầu cơ bản (basic needs) ở tầng thứ 1 và nhu cầu được bảo đảm sự an toàn(safety needs) ở tầng thứ 2, con người bắt đầu thể hiện mong muốn được yêuthương, được thuộc về một tổ chức hay một xã hội nao đó Từ đó, ngày càng có

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 19

Trang 21

Khóa luận tốt nghiệp

nhiều người tham gia vào quá trình giao tiếp xã hội, điều này đồng nghĩa vớiviệc phương thức giao tiếp cá nhân không còn phát huy tác dụng nữa

Con người bắt đầu tìm kiếm những quá trình truyền thông ở quy mô lớn

hơn với sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông hiện đại hơn Như vậy, có

thê thấy rằng, sự phát triển của công nghệ gắn liền với sự phát triển của các

phương tiện truyền thông đại chúng nói riêng và truyền thông đại chúng nói

chung Tác giả Tạ Ngọc Tan có đưa ra định nghĩa ngăn gọn về truyền thông daichúng như sau: Truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi,

thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Harold Lasswell đã nêu lên ba chức năng chính của truyền thông đạichúng, đó là: “Surveillance of the environment” (tạm dịch: Kiểm soát môi

trường xã hội”, “Correlation of components of society” (tạm dịch: Liên kết các

bộ phận của xã hội với nhau) va “Transmission of culture between generations”

(tạm dịch: Truyền tải đi sản xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác.)

Thế ky 20 được mô tả là “first age of mass media” (tam dịch: kỷ nguyên

đầu tiên của phương tiện truyền thông dai chúng) (McQuail, 1983) Nguyênnhân là bởi các hình thái ban đầu của các phương tiện truyền thông đại chúng vàtruyền thông đại chúng đã bắt đầu xuất hiện từ khắp nơi trên giới Trong cuốn

McQuail’s Media and Mass communication theory, học giả Denis McQuail có

chỉ ra rang: Trong giai đoạn 2-3 thập ky dau của thé kỷ 20, có 4 câu hỏi lớn liênquan đến phương tiện truyền thông đại chúng được đặt ra: Thứ nhất, đó làquyền lực của những phương tiện truyền thông mới Từ đó dẫn tới mối quanngại vé su hop nhất va chia rẽ xã hội Thứ ba, câu hỏi liệu các phương tiệntruyền thông đại chúng có thê đem lại tri thức mới hay là điều ngược lại? Cuối

cùng, công nghệ mới áp dụng cho phương tiện truyền thông đại chúng khiếnviệc lưu trữ nguồn kiến thức, kinh nghiệm đã có trở nên dễ dàng, việc tiếp cận

thông tin mọi lúc mọi nơi cũng vậy.

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 20

Trang 22

Khóa luận tốt nghiệp

Cũng theo McQuail, quy trình truyền thông đại chúng bao gồm những

tính chất như sau:

® Large-scale distribution and reception of content (tạm dịch: Nội dung

được phát tán và tiếp nhận ở quy mô lớn)

© One-direction flow (tạm dịch: Một chiều).

e Asymmetrical relation between sender and receiver (tạm dịch: Không có

sự cân xứng gitra người gửi và người nhận).

e Impersonal and anonymous relationship with audience (tam dịch: Không

thé truy xuất được thông tin nguồn phat)

e Calculative or market relationship with audience (tạm dich: Các nhà san

xuất nội dung có chủ đích điều khiển dư luận/công chúng)

e Standardization and commodification of content (tạm dịch: Nội dung có

tính tiêu chuan hóa va thương mại)

Trong suốt quá trình phát triển của xã hội, con người đã tạo ra các loại

hình phương tiện khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích truyền thông của

mình Mỗi loại hình này đều phản ánh rõ nét trình độ văn hóa kỹ thuật cũng như

đáp ứng nhu cau giao tiếp của con người ở thời kỳ lich sử đó Tuy nhiên, tinh

đến thời điểm hiện tại, vẫn còn rất nhiều phương tiện truyền thông, mặc dù đượcphat minh từ nhiều thé kỷ trước, vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển

Theo tác giả Tạ Ngoc Tan các phương tiện truyền thông đại chúng ra đời

và chịu sự chi phối trực tiếp của hai yếu tố: “nhu cầu thông tin giao tiếp và kỹthuật- công nghệ thông tin” Căn cứ vào tính chất kỹ thuật và phương thức thựchiện truyền thông, truyền thông đại chúng được chia làm các loại hình sau:

Sách; Báo in; Điện ảnh; Phát thanh; Truyền hình; Quảng cáo; Internet; Băng,

đĩa hình và âm thanh.

Khái quát về lịch sử phát triển của các phương tiện truyền thông đạichúng, trong cuốn Truyén thông dai chúng, tac giả Ta Ngoc Tan đưa ra nhữngcột mốc quan trọng, đó là: Kỹ thuật thuở sơ khai; Chữ viết; Khoa hùng biện; Kỹ

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 21

Trang 23

Khóa luận tốt nghiệp

thuật in và sách; Báo in; Phát thanh và truyền hình; Máy tính, mang máy tinhtoàn cầu và các phương tiện kỹ thuật mới

Trong số những phương tiện truyền thông đại chúng ké trên, truyền hìnhđược xem là phương tiện quan trọng và nổi bật nhất Trong giáo trình “Giáotrình Báo chí truyền hình”, tác giả Dương Xuân Sơn có viết: “Sự ra đời củatruyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng trở nênhùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng, mà còn tăng về chất lượng.” Côngchúng xem truyền hình ngày càng trở nên đông đảo Với ưu thế về kỹ thuật và

công nghệ, truyền hình đã có tác động không nhỏ đến cuộc sông của con người,

“làm cho cuộc sống như được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn

về hình thức và phong phú hơn về nội dung.”

Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tài có truyền hình song (wireless TV) vàtruyền hình cáp (CATV) Xét dưới góc độ thương mại có truyền hình công cộng(public TV) và truyền hình thương mại (commercial TV) Xét theo tiêu chí mụcđích nội dung, người ta chia truyền hình thành truyền hình giáo dục, truyền hình

giải trí Xét theo góc độ kỹ thuật có truyền hình tương tự (Analog TV) và

truyền hình số (Digital TV)

Trong khóa luận này, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý thuyết

của loại hình báo hình (hay còn gọi là Truyền hình)

1.1.3 Các học thuyết truyền thông

Như đã đề cập phía trên, ở mỗi giai đoạn trong lịch sử nghiên cứu truyềnthông đại chúng đều xuất hiện các học thuyết, lý giải cho sự thay đổi của cáchsản xuất, phân phối và tiếp nhận nội dung truyền thông Ở nội dung dưới đây

của đề tài khóa luận, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích cơ sở lýthuyết của hai học thuyết: Thuyết Viên đạn ma thuật (Magic Bullet theory) vàThuyết Sử dụng và Hai lòng (Users and Gratifications) Tác giả lựa chọn hai

học thuyết này nhằm phục vụ cho việc so sánh giữa chương trình truyền hình

truyền thống và phi truyền thống

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 22

Trang 24

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.3.1 Thuyết Viên đạn ma thuật

Học thuyết này ra đời trong bối cảnh truyền thông đại chúng đang phát

triển trên phạm vi toàn cầu, từ những năm 1940 đến những năm 1950 Nó dựatrên giả định về bản chất của con người, chứ không phải là kết quả của bất cứcuộc nghiên cứu truyền thông nào Nội dung và giả định của Thuyết này chorằng truyền thông đại chúng có quyền lực to lớn, có khả năng tác động trực tiếp

và ngay lập tức đến công chúng, băng cách “ injecting information into theconsciousness of the masses.” (tạm dịch: tiêm thông tin vào tiềm thức của công

chúng.) (James Watson, Anne Hill, Dictionary of Media and Communication

Studies) Thông điệp được thiết kế và nội dung được sản xuất theo mục đích củaNguồn phát, “the audience is seen as impressionable and open to manipulation”(tạm dịch: Công chúng được xem là dễ dàng bị thao túng), từ đó tạo ra những

phản ứng giống nhau

Vào năm 1938, Lazarsfeld and Herta Herzog đã tiến hành thử nghiệm họcthuyết này trên sóng phát thanh của chương trình “The War of the Worlds” bằng

cách chèn một bản tin Bản tin này sau đó đã tạo một phản ứng tiêu cực trên

diện rộng Có nhiều tác nhân hỗ trợ cho học thuyết này, điển hình là: Mức độ

phô biến ngày càng tăng của những phương tiện truyền thông đại chúng, sự xuất

hiện và phát triển của “ngành công nghiệp thuyết phục” (persuasion industry) và

sự thống lĩnh gần như tuyệt đối của Hitler đối với truyền thông đại chúng ở thờiđiểm bấy giờ (Chiến tranh thế giới thứ hai)

1.1.3.2 Thuyết Sử dụng và Hài lòng

Định nghĩa của thuyết Sử dụng và Hai lòng gan liền với định nghĩa “active

audience” (công chúng chủ động) Trong cuốn Mass Communication theory:Explaining Origins, Processes, and Effects có viết: “Individuals actively seek out

media content that provide them with personal satisfactions of various needs eventually led to a new explanation- which in the present text will be called the

Users and Gratifications Theory.” (tam dich: Những cá nhân chủ động tìm kiém

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 23

Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp

nội dung truyền thông đem lại cho họ thỏa mãn phục vụ những nhu cầu cá nhân,

cuối cùng dẫn đến sự giải thích cho học thuyết Sử dụng và Hài lòng.)

Những nghiên cứu về học thuyết này bắt đầu từ thập kỷ 40 của thế kỷ XX

ở Mỹ, các số liệu điều tra thính giả giai đoạn đầu phổ cập Radio chính là nguyênnhân thúc đây các chuyên gia quan tâm nhiều hơn đến vấn đề hành vi tiếp xúcphương tiện truyền thông của công chúng Nội dung dưới đây, tác giả tập trung

đề cập đến kết quả nghiên cứu về lý thuyết “sử dụng và hài lòng” trên phươngtiện truyền hình

Thời gian đầu, hoạt động nghiên cứu thuyết Sử dụng và Hài lòng còn

tương đối sơ sài bởi các nhà nghiên cứu truyền thông chủ yếu “quy nạp những

loại hình Sử dụng và Hài lòng, về lý luận chưa có sự đột phá.” (Trích Báo chítruyền thông hiện đại nhìn từ lý thuyết “Sử dụng và hài lòng”, Phó Giáo SưTiến Sĩ Nguyễn Thành Lợi)

Mãi đến sau những năm 1960, giá trị của những nghiên cứu này mớiđược đánh giá cao trở lại và hoạt động nghiên cứu chuyên sâu bắt đầu trở nên

sôi động hơn, mà nổi bật nhất là những điều tra của chuyên gia truyền thôngDenis McQuail Cuộc điều tra của McQuail không chỉ quy nạp những đặc điểm

khác nhau của sự “hai lòng” (Gratifications) mà các chương trình đem lại cho

khán giả, mà còn rút ra được 4 vấn đề cơ bản như sau:

Thứ nhất, hiệu quả chuyển đổi tâm trạng: Các hoạt động giải tri và tiêukhiến trên truyền hình có thé giúp con người “thoát khỏi” những áp lực, gánh nặngcủa cuộc sống hàng ngày Hay nói cách khác, họ được giải phóng về mặt tinh than

Thứ hai, hiệu quả giữa con người với con người, gồm hai loại: Một là,

mỗi quan hệ giữa con người thật với con người “ảo” Khi xem các chương trình

trên truyền hình, người xem cảm giác như được gặp “người quen” với các nhânvật xuất hiện trong chương trình Hai là, thúc đây quan hệ giữa mối quan hệ

giữa con người với con người trong thực tê Sau khi xem một chương trình

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 24

Trang 26

Khóa luận tốt nghiệp

truyền hình thu hút sự quan tâm của những người có cùng sở thích, mọi ngườithường có xu hướng bàn luận về nội dung của nó

Ngoài ra, trong cuốn “ Sociology of Mass Communication”, McQuail còncho rằng mối quan hệ “ảo” vẫn có thé thỏa mãn nhu cau tâm ly tương tác với xã

hội của con người trên hai phương diện:

Thứ nhất, hiệu quả xác nhận bản thân: Các nhân vật, sự kiện, tình huống,

phương pháp giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong chương trình truyền hình cung cấp một sự liên kết cá nhân nhất định đối với người xem Qua đó, ngườixem có thé tự kiểm điểm và đánh giá hành vi bản thân

Thứ hai, hiệu ứng giám sát môi trường: bằng việc đón xem các chương trìnhtruyền hình, công chúng có thê thu thập được các thông tin có mối liên hệ trực tiếp

hoặc gián tiếp với ban thân, kịp thời nam bắt những thay đổi của môi trường

Từ đó, có thể khăng định, công chúng tiếp xúc với phương tiện truyền thôngtruyền hình dựa trên những nhu cầu cơ bản như thông tin, giải trí,quan hệ xã hội vàcác nhu cau về tinh thần và tâm lý Từ tính chat nội dung và hình thức củaphương tiện truyền hình, có thê thấy, các nhu cầu cơ bản này đều được đáp ứng

1.1.4 Mô hình truyền thông của Lasswell

Harold Dwight Lasswell là một nhà lý thuyết truyền thông và nhà khoa

học chính tri hàng đầu của Mỹ Vào năm 1948, trong khi đang tham gia giảng

dạy tại Trường luật Yale, ông đã phát triển mô hình truyền thông (Lasswell’s

model of communication/Lasswell’s 5W model) Mô hình này được xem như là

một trong những mô hình truyền thông đầu tiên và có tầm ảnh hưởng nhất tronglĩnh vực truyền thông Trong bài báo “The structure and function ofCommunication in society”, ông có viết: “convenient way to describe and act of

communication is to answer the following questions: Who? Says what? In

which channel? To whom? With what effect?” (tam dich: cach don gian dé dién

ta một hành động truyền thông đó là trả lời cho câu hỏi: Ai? Nói cái gi? Thông

qua kênh trung gian nào? Đến ai? và với tác động gì?)

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 25

Trang 27

Khóa luận tốt nghiệp

WHAT CHANNEL WHOM EFFECT?

COMMUNICATOR MESSAGE MEDIUM RECEIVER EFFECT

Hình 1.2 Mô hình truyền thông của Lasswell (1948)

Mặc dù xuất hiện vào thập kỷ 40 của thế kỷ 20, ở thời điểm mà truyền

thông cũng như nghiên cứu truyền thông vẫn còn tương đối truyền thống và đơngiản, mô hình truyền thông của Lasswell vẫn gây nên nhiều tranh luận, nhưng

về cơ bản, mô hình chỉ ra 5 thành tố trong quá trình truyền thông:

Communicator (Nguồn phat), Message (Thông điệp), Medium (Kênh), Receiver(Người nhận) va Effect (Anh hưởng)

Mô hình truyền thông 5W của Harold Lasswell là mô hình truyền thôngmột chiéu/tuyén tính (one-way/linear model of communication) Những mặt han

chế của mô hình truyền thông một chiều đã được nhiều nhà nghiên cứu truyền

thông chỉ ra “The convergence model of communication” của D Lawrence

Kincaid có viết: “The limitation of linear models became apparent in their

application to the study of mass communication (Klapper, 1960; Katz and

Lazarsfeld, 1955) and to the diffusion of innovations (Rogers, 1962) (tam dich:

Những han chế của mô hình truyền thông tuyến tính trở nên dé nhận thay honkhi ứng dụng vào nghiên cứu truyền thông đại chúng cùng với sự xuất hiện của

những cải tiễn mới.)

Nhận xét về mối quan hệ của các thành tố trong mô hình truyền thông củaLasswell, trong cuốn “Communication models for the study of mass

communication”, 2 học giả Denis McQuail và Sven Windahl đã viết: “it more orless takes granted that the communicator has some intention of influencing the

receiver and, hence, that communication should be treated mainly as a

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 26

Trang 28

Khóa luận tốt nghiệp

persuasive process It also assumed that messages always have effects.” (tạm

dich: Mô hình gần như mặc định rằng nguồn phát có mục đích tac động đếnngười nhận, vì thế, nó được xem như là một quá trình thuyết phục Nó cũngthừa nhận rang thông chắc chắn sẽ luôn gây ra ảnh hưởng.” Ngoài ra, hai học

giả này cũng nhận định: “Lasswell’s interest at that time was political

communication and propaganda For analysing propaganda the formula is well

suited.” (tam dich: Mối quan tâm của Lasswell ở thời điểm đó chủ yếu là vềtruyền thông và tuyên truyền chính trị Mô hình này phù hợp với việc phân tíchquá trình tuyên truyền hơn.)

Mặc dù tồn tại nhiều tranh cãi về hạn chế, mô hình truyền thông củaLasswell vẫn phủ hợp đối với dé tài nghiên cứu của khóa luận đó là: Nghiên cứu

nội dung trên phương tiện truyền thông đại chúng- Truyền hình

Thành tố nguồn phát (Communicator)

Trong truyền thông đại chúng, nguồn phát không chỉ là một cá nhân, mà

có thé là một nhóm người hoặc một tô chức (cơ quan báo chí, trạm phát thanh,trạm phát sóng truyền hình ) Nội dung của Thông điệp (Message) được xây

dựng và phát triển bởi các chuyên gia hoặc những người có chuyên môn, họ có

thé là phóng viên, nha bán, học giả, giảng viên Đây là những người có quyền

kiểm soát nội dung của thông điệp được truyền đi Khi tiến hành nghiên cứu và

phân tích Nguồn phát, cần quan tâm đến một số van đề như: trình độ kiến thức

và chuyên môn về chủ đề, mức độ trung thực khi chia sẻ về chủ đề hoặc có sựthiên vị liên quan đến quan điểm chính trị nào hay không?

Ngày nay, thành tố Nguồn phat trở nên da dang hơn nhờ có sự phát triển của

công nghệ và đặc biệt là Internet Gần như tất cả mọi người đều có thê trở thànhNguồn phát, sản xuất và phân tán ý tưởng và thông tin, mọi nơi mọi lúc Tuy

nhiên, chính việc lợi dụng quyền “tự do ngôn luận” của một số cá nhân trong xãhội, khi tham gia và môi trường truyền thông, đã gây ra một số van dé tiêu cực

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 27

Trang 29

Khóa luận tốt nghiệp

Trong bài báo “Đấu tranh phòng, chống lợi dụng quyền tự do ngôn luận

trên không gian mang”, PGS TS Trường Hồ Hải và ThS Âu Thi Tâm Minh cóviết: “Việc thé hiện quyền tự do ngôn luận của mỗi người chưa bao giờ trở nên

dễ dàng va có sức lan truyền nhanh chóng đến thé Nhưng chính điều này cũngmang đến những nguy cơ khi quyền nảy bị lạm dụng, nhất là khi những ngườiđăng tải thông tin trên không gian mạng có quan điểm sai trái, thái độ cực đoan,nhận thức pháp luật chưa đầy đủ

Thành tố Thông điệp (Message)Thông điệp hay Nội dung là những gì mà Nguồn phát truyền tải đến

Người nhận.

McLean, 2005 đã đưa ra khái niệm về Thông điệp như sau: “The message

is the stimulus or meaning produced by the source for the receiver or audience”

(tam dịch: Thông điệp ham chứa nội dung được Nguồn phat san xuất va truyềntải đến Người nhận hoặc khán giả)

Theo mô hình 5W của Lasswell, việc nghiên cứu va phân tích Thông điệp

chính là việc nghiên cứu và phân tích nội dung Tác giả W Lawrence Neuman đã liệt kê phân tích nội dung là “a key nonreactive research methodology” (tạm dich:

phương pháp nghiên cứu then chốt) và miêu tả nó như là “A technique for

gathering and analysing the content of text The ‘content’ refers to words,

meanings, pictures, symbols, ideas, themes, or any message that can be

communicated The ‘text’ is anything written, visual, or spoken that serves as a medium for communication” (tam dich: Một kỹ thuật thu thập và phân tích nội

dung của thông điệp, ám chi từ ngữ, ý nghĩa, hình ảnh, biểu tượng, ý tưởng, chủ dé

hoặc bat cứ loại thông điệp nao Nó có thé được tiếp nhận bằng cách nghe, nhìnhoặc đọc Đây cũng chính là các kênh trung gian trong mô hình truyền thông)

Dựa trên cuốn Media Sociology của David Barratt, lịch sử nghiên cứu

truyền thông đại chúng trên thế giới được chia ra làm ba giai đoạn: Giai đoạn

thứ nhất bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ XX tới cuối thập niên 1930, giai đoạn thứ

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 28

Trang 30

Khóa luận tốt nghiệp

hai từ khoảng năm 1940 đến đầu những năm 1960 và giai đoạn thứ ba là từ thập

niên 1960 đến những năm 1990 Cuối cùng, sự xuất hiện của Internet vào những

năm 1990 đã mở ra một giai đoạn mới Thông điệp truyền thông cũng có sựthay đổi theo từng giai đoạn này

Ở giai đoạn thứ nhất, nhóm tác giả thuộc “trường phái Frankfurt” ở Đức,bao gồm những nhà trí thức chống đối lại Hitler, cho răng các phương tiện

truyền thông đại chúng đã có vai trò quyết định để những người theo chủ nghĩaquốc xã lên nắm được chính quyền Tương tự, họ cũng cho rằng hệ thống cácphương tiện truyền thông đại chúng ở Mỹ đang dan biến cá nhân thành “những

khối đại chúng” (masses) Điều này có ảnh hưởng tiêu cực lên tư duy của người

dân nước Mỹ, khiến họ mat dan đầu óc suy luận và phê phán Các nhà nghiên

cứu truyền thông của giai đoạn đưa ra học thuyết “mũi kim tiêm” needle model), hay còn có tên gọi khác là viên đạn ma thuật” (magic bullet) délập luận cho hiện tượng này Học thuyết cho răng công chúng trở nên bị động vàgần như không thể chống đối lại sức thuyết phục của truyền thông đại chúng

(hypodermic-Những thông điệp được “chích” hoặc “bắn” thắng vào đầu của công chúng, tạo

ra phản ứng giống nhau từ phía Người nhận Học thuyết này sẽ được trình bàychỉ tiết ở mục 1.1.3.1

Giai đoạn thứ hai đã bắt đầu xuất hiện một số quan điểm ít bi quan hơn về

sức mạnh của phương tiện truyền thông đại chúng Các nhà nghiên cứu cho rằng

có tồn tại nhiều bước trung gian trong quá trình truyền thông đại chúng, đồngnghĩa với việc công chúng tiếp nhận thông điệp một cách gián tiếp Khi phântích tác động của truyền thông đại chúng, vai trò của các mối quan hệ xã hộinhư gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay “những người định hướng quan điểm”

(opinion leaders) được đề cập và đánh giá cao Các thông điệp từ phía Nguồnphát phải được “lọc” qua các mối quan hệ này rồi mới đến Người nhận Từ đó,học thuyết “Người gác công” (Gatekeeping Theory) của nhà tâm ly học người

Mỹ Kurt Lewin xuất hiện vào năm 1943

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 29

Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp

Giai đoạn thứ ba, lĩnh vực nghiên cứu truyền thông không chỉ dừng lại ởtác động của phương tiện truyền thông nữa, mà còn phát triển nhiều quan điểm

và đề tài khác nhau Đó có thê là: Nội dung truyền thông, phương thức sản xuất,

đặc điểm của các nhà truyền thông và hoạt động của họ

Với sự ra đời và phát triển của Internet, các cá nhân trong xã hội đượcthúc day thực hiện hành vi tương tác, vị trí công chúng chuyền từ bị động sang

chủ động Học thuyết “Sử dụng và hài lòng” (Users and Gratifications) chính làdau mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử nghiên cứu truyền thông

Từ những năm 1990 trở đi, truyền thông bước vào kỷ nguyên mới- kỷ nguyêncông nghệ số và phát triển trong quá trình toàn cầu hóa trên nền tảng Internet.Công chúng không chi dừng lại ở vai trò Người nhận nữa, mà có thé trở thành

Nguôn phát, chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối nội dung, thông điệp củaminh Học thuyết này sẽ được trình bay chi tiết ở mục 1.1.3.2

Thành tố Kênh (Medium)

Kênh truyền thông là những phương tiện mà Nguồn phát sử dụng để

truyền tải thông điệp hoặc thông tin đến Người nhận Việc nghiên cứu Kênh

truyền thông chính là việc phân tích các loại hình phương tiện này, từ đó đưa ra

quyết định loại hình phương tiện nào là phù hợp nhất

Như đã dé cập phía trên, tác giả W Lawrence Neuman miêu tả về

phương pháp nghiên cứu và phân tích nội dung của thành tố Thông điệp Nộidung có thê được tiếp nhận bằng cách nghe, nhìn hoặc đọc, đây cũng chính lànhững kênh trung gian trong mô hình truyền thông

Khi lựa chọn phương tiện truyền thông truyền tải Thông điệp đến Ngườinhận, Nguồn phát phải quan tâm đến các yeu tố như: Loại thông điệp, sé luong

người mà thông điệp có thể tiếp cận được, tốc độ truyền tải, thời gian để tiêu thụ

thông điệp, mối quan hệ giữa người tiếp nhận và thông điệp, cách sử dụng hiệuquả phương tiện truyền thông, ảnh hưởng gây nên bởi sự kết hợp giữa phương

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 30

Trang 32

Khóa luận tốt nghiệp

tiện và thông điệp cũng như phản ứng của Nguồn phát và Người nhận trong suốtquá trình truyền thông

Thành tố Người nhận (Receiver)

Trong truyền thông đại chúng, Người nhận là khán giả (audience), tiếpnhận và giải mã (decoding) thông điệp Đối với mô hình truyền thông 5W của

Harold Lasswell, việc nghiên cứu khán giả không được chú trọng bởi họ được

xem là những cá nhân kém quan trọng, bị động và đưa ra phản ứng tương tự

nhau cho các thông điệp truyền thông nhận được

Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều yếu tố tác động đến quá trình tiếp nhận

và giải mã thông điệp của Người nhận Thứ nhất là sự ghi nhớ có chọn lọc, có

nghĩa chỉ một phần thông điệp được tiếp nhận Trước khi được lưu trữ trong bộnhớ vĩnh viễn, não bộ cần một khoảng thời gian ngắn hạn dé lưu trữ một lượng

thông tin có han Thứ hai đó là sự bóp méo có chon lọc, có nghĩa Người nhận

luôn kỳ vọng vào những thứ họ muốn được nghe thấy Kết quả là, Thông điệpsau khi được tiếp nhận thường thêm vào những chỉ tiết không có sẵn hoặc lược

bớt những điều đã có sẵn Cuối cùng là các đặc điểm khác từ phía Người nhận

như: Trình độ học vấn, sự tự tin, niềm tin, quan điểm sống hay mối quan hệ xã

hội có thé anh hưởng đến quá trình tiếp nhận và giải mã thông tin

Thành té Effect (Ảnh hưởng)Việc phân tích thành tố Ảnh hưởng được thực hiện ngay sau khi Nguồnphát phát tán Thông điệp đến Người nhận Nhận định về thành tố Ảnh hưởngcủa truyền thông dai chúng, trong “The influence and effects of mass media”,học gia Denis McQuail đã chia Anh hưởng của quá trình truyền thông đại chúng

thành hai loại, đó la: “immediate effects” (tạm dịch: phản ứng tức thời) va

“unintended effects (tạm dịch: phản ứng không mong muốn)

Trong khi đó, dựa trên yếu tố Người nhận, hai tác giả Donald F Roberts

va Christine M Bachen trong bài viết “Mass communication effects” phân loại

như sau: Anh hưởng đên người lớn, anh hưởng đến trẻ em va trẻ vi thành niên.

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 31

Trang 33

Khóa luận tốt nghiệp

Ở nội dung dưới đây của đề tài khóa luận, tác giả chỉ tập trung phân tích cơ sở

lý luận của nội dung thông điệp trong lĩnh vực truyền thông đại chúng

1.2 Truyền hình

1.2.1 Khái niệm

Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latin và tiếng

Hy Lạp Trong tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là xa còn “videre” là thấy

được, tiếng Latin với nghĩa là thấy/xem được từ xa Trong tiếng Anh cũng nhưrất nhiều ngôn ngữ tại các quốc gia khác, từ 7elevision đều có chung một nghĩa.Theo nhà báo Đinh Ngọc Sơn- Phó Trưởng Khoa Phát thanh Truyền hình, Họcviện báo chí và Tuyên truyền định nghĩa:

“Xét trên phương diện kỹ thuật, truyền hình là quá trình biến đổi năng

lượng ánh sáng, tác động qua ống kính máy thu hình thành năng lượng điện.Nguồn tín hiệu điện tử được phát sóng, truyền đến máy thu hình và biến đổithành năng lượng ánh sáng tác động đến thị giác, người xem nhận được hình

ảnh thông qua màn hình”.

“Về mặt nội dung, truyền hình là loại truyền thông mà thông điệp được

truyền trong không gian thích hợp, cả hình ảnh và âm thanh, tạo cho người xem

cảm giác sống động của hiện thực cuộc sống.”

“Giáo trình báo chí truyền hình” đưa ra khái niệm về truyền hình: “Truyền

hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyền tải thông tin bằng hình ảnh và

âm thanh về một vật thé hoặc một cảnh đi xa băng sóng vô tuyến điện”.

1.2.2 Lịch sử ra đời của truyền hình trên thế giới

Trong cuốn “The Television history book”, có viết: Television’s history

is deeply bound up with the history of technological development in the

twentieth century and into the twenty-first” (tạm dịch: Lich sử truyền hình có

mối liên hệ chặt chẽ với lich sử phat triển công nghệ của thé ky XX va XVL)Nói về quá trình “tiến hoa’ của truyền hình, nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố:

“the politics of national differentiation, industrial competition and regulation”

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 32

Trang 34

Khóa luận tốt nghiệp

(tạm dịch: Sự khác nhau về nền chính trị của mỗi quốc gia, cạnh tranh trong

ngành công nghiệp và các điều lệ)

Trên thé giới, một số cột mốc phát minh quan trọng trong giai đoạn đầucủa truyền hình, đó là:

Năm 1900: Tại hội chợ quốc tế Paris, lần đầu tiên Constantin Perskyi đưa

ra khái niệm ““Television”, ông tóm tắt lại công nghệ điện tử, đề cập tới thành

quả của Nipkow và các đồng sự

Năm 1906: Boris Rosing đã kết hợp đĩa quay của Nipkow trước đó vàđèn chân không để xây dựng hệ thống tivi cơ điện tử đầu tiên

Năm 1924: John Logie Baird là người đầu tiên truyền được bóng ảnh

động dựa trên ứng dụng từ hệ thống cơ điện tử cơ bản của Nipkow trước đây

Năm 1925: John Logie Baird truyền thành công hình ảnh thật đangchuyền động

Năm 1926: Tại phòng thí nghiệm, John Logie Baird cho ra mắt chiếc tivi cơđiện tử đầu tiên, có thé truyền được hình anh trong 2 phút, không có âm thanh

Tại Mỹ, chiếc tivi điện tử xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 07/09/1927, với hệthống điện tử bên trong thiết kế bởi Philo Taylor Farnsworth So với phát minh củaBoris Rosing, phát minh của Farnsworth có điểm tiến bộ hơn và là nguyên bản sơ

khai nhất của chiếc tivi hiện đại ngày nay Sau đó, tập đoàn truyền thông lớn nhất

nước Mỹ RCA (Radio Corporation of America) đã mua bản quyền phát minh củaFarnsworth và dau tư cho dự án phát triển truyền hình tại Mỹ

Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được xem là công cụ giải trísau đó mới mở rộng thành trung gian truyền bá thông tin Dần dần, nó tham gia

vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, đồng thời đóng vai trò quan trọng

trong việc hình thành và định hướng dư luận, phổ biến kiến thức, làm giàu nền

văn hóa, quảng cáo, thương mại cũng như nhiều chức năng khác

Kể từ khi ra đời, truyền hình trở thành một trong những phương tiện

truyền thông đại chúng hiệu quả nhất Cùng với sự đi lên của trình độ văn

hóa-Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 33

Trang 35

Khóa luận tốt nghiệp

xã hội cũng như điều kiện kinh tế, khán giả truyền hình ngày càng đông đảokhắp mọi nơi trên thế giới

Tại Việt Nam, vô tuyến truyền hình lần đầu xuất hiện vào ngày04/01/1968 khi Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị đã ký quyết định thành lập

“Xưởng phim vô tuyến truyền hình Việt Nam”, với mục đích ban đầu nhằm đâymạnh công tác tuyên truyền ra nước ngoài về cuộc chiến tranh chống Mỹ của

dân tộc Việt Nam “Thiết bị đầu tiên là 4 chiếc máy quay phim 16 ly đã cũ, và

một số hộp phim từ hàng viện trợ của Hội hữu nghị Xô — Việt trong đó có bàndựng phim 16 ly.”, nhà báo Đinh Ngọc Sơn viết

Đầu năm 1970, các cán bộ kỹ thuật của Dai tiếng nói Việt Nam bắt tayvào tìm kiếm thiết bị và lắp ráp camera Tháng 8/1970, Cục kỹ thuật phát thanh

đã cho chạy thử 2 máy ghi hình điện tử với tên gọi Ngựa trời | và Ngựa trời 2.

Đây là 2 camera được lắp từ những linh kiện cũ rời rạc, trong đó 2 ống đèn điện

tử được nhập khẩu trực tiếp từ Liên Xô Ngày 07/09/1970, nhân kỷ niệm 25năm thành lập Dai tiếng nói Việt Nam, buổi phát hình đầu tiên được thửnghiệm Sau budi thử nghiệm, Đài tiếng nói Việt Nam đã phát sóng truyền hình

Ngày 27/01/1971 (tức 30 Tết Tân Hợi) Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt

nhân dân thủ đô.

Đầu năm 1991, Đài truyền hình Việt Nam đã sở hữu một số vệ tinh dé

phủ sóng cả nước Năm 2008, Việt Nam có vệ tinh Vinasat | phóng lên quỹ

đạo, một giai đoạn mới về Chính phủ không gian được mở ra

1.2.3 Các đặc trưng của truyền hình

Bên cạnh những tính chất cơ bản của báo chí, truyền hình còn có nhữngđặc trưng riêng, “Giáo trình báo chí truyền hình” của tác giả Dương Xuân Sơn

đã đưa ra 5 đặc trưng đó là:

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 34

Trang 36

Khóa luận tốt nghiệp

1.2.3.1 Tính thời sự

Truyền hình, với vai trò là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại,

có khả năng truyền tải thông tin kịp thời, nhanh chóng và thuận tiện hơn so với

những phương tiện còn lại Sự kiện ngay sau khi vừa diễn ra hoặc đang diễn ra có

thê được phát sóng hoặc tường thuật trực tiếp Bên cạnh đó, việc phát sóng liên tục24h giúp người xem luôn năm bắt được thông tin mới nhất một cách tức thì

1.2.3.2 Ngôn ngữ của truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh

Một ưu thé nổi trội của truyền hình so với báo in và phát thanh đó là cóthê truyền tải cả nội dung dưới dạng hình ảnh và âm thanh cùng một lúc Chính

vì vậy, truyền hình là một phương tiện truyền thông có sự tin cậy cao, có khả

năng tác động hoặc thậm chí thay đôi suy nghĩ và hành vi của con người

1.2.3.3 Tính phé cập và quảng bá

Nhờ có sự phát triển của kỹ thuật, khoa học và công nghệ, truyền hìnhngày càng mở rộng phạm vi phát sóng, phục vụ cả đối tượng ở những khu vựcvùng sâu, vùng xa trên khắp thé giới Tính quảng bá của truyền hình còn théhiện ở chỗ, bat kỳ sự kiện nao, sau khi được đưa lên vệ tinh, có thé được truyền

đi khắp mọi nơi

1.2.3.4 Khả năng thuyết phục công chúng

Khi sử dụng truyền hình, khán giả được tiếp xúc với cả hình ảnh lẫn âm

thanh, điều này tác động lớn đến nhận thức Nói cách khác, truyền hình đã thỏamãn nhu cầu và mong muốn “mắt thấy tai nghe” của người xem

1.2.3.5 Khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn

của nhân dân

Hiện nay, các chương trình truyền hình với nội dung phong phú, đa dang

nhưng vẫn phù hợp với nền văn hóa và tuân theo hệ thống chính trị của mỗiquốc gia, góp phần điều tiết và định hướng dư luận xã hội Công chúng xem

truyền hình ngày càng đông đồng nghĩa với việc truyền hình đã trở thành diễn

đàn của nhân dân, thê hiện tiêng nói của nhân dân.

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 35

Trang 37

Khóa luận tốt nghiệp

1.2.4 Đặc điểm của báo chí truyền hình và sản phẩm truyền hình

Về đặc điểm của báo chí truyền hình và sản phẩm truyền hình, tác giả

Dương Xuân Sơn đưa ra 2 đặc điểm như sau:

1.2.4.1 Về nội dung kỹ thuật

So với các phương tiện truyền thông đại chúng khác, truyền hình làphương tiện ra đời muộn, tuy nhiên, nó là sản phẩm đặc trưng nhất của thànhtựu nên văn minh Khoa học và Công nghệ Truyền hình đã thừa hưởng và tiếp

tục phát triển những thành quả cũng như phương pháp tạo hình, tiếng của điện

ảnh và phát thanh.

Cùng với sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật công nghệ, truyền

hình đã tạo ra một phương pháp hoàn toàn mới trong việc truyền tải thông tin Ởtruyền hình hội tụ các yếu tố: Sự khái quát triết lý của báo in, tính chuẩn xácbằng hình và âm của điện ảnh, phát thanh, tình hình tượng của hội họa và tư duy

về mặt cảm xúc của âm nhạc

1.2.4.2 Về tư duy sáng tạo sản phẩm

Một tác phẩm truyền hình, trước khi đến với đối tượng công chúng, cầntrải qua giai đoạn sáng tạo công phu Sản phẩm này là kết quả của cả một ekip,

thê hiện sự thống nhất của từng thành viên trong đoàn Nếu đối với báo in, nhà

báo có thê viết đề cương rồi cho sản xuất thành bài báo luôn, nhưng với truyền

hình, đề cương đó phải được thé hiện bằng kịch ban

1.2.5 Xu thé hội tụ của truyền hình

Mở đầu bài phát biểu tại hội thảo "Xu hướng phát triển của truyền hình

và Internet trên thế giới" trong khuôn khổ Liên hoan truyền hình toàn quốc lầnthứ 37, ông Đinh Đắc Vĩnh, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Namnhận định: "Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triểnnhư vũ bão của Internet, hệ thống mạng xã hội, hệ thống số Và điều nay đã tác

động và làm thay đổi mạnh mẽ đến ngành truyền hình.”

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 36

Trang 38

Khóa luận tốt nghiệp

Cũng theo ông Vinh, nếu trước đây, truyền hình chỉ phân phối dựa trênnhững nên tang truyền thống như: Hệ thống vệ tinh, truyền hình cáp và truyền hình

mặt đất Bước vào kỷ nguyên của công nghệ số, Internet ra đời và ngay lập tứccạnh tranh với những phương thức truyền thống trên, dé kênh phân phối phổ biếnnhất hiện nay Ông Vinh cho biết, xu hướng chuyên dịch của quảng cáo sangInternet đã tác động không nhỏ đến nguồn thu của truyền hình truyền thống

Cuộc cách mạng và khoa học công nghệ đã đưa đến một khái niệm mới

cho không chỉ truyền hình mà còn cả lĩnh vực truyền thông nói chung, đó làkhái niệm về “Hội tụ truyền thông” (media convergence) Chuyên gia truyềnthông người Mỹ Henry Jenkins đưa ra định nghĩa Hội tụ truyền thông như sau:

“media convergence refers to a situation in which multiple media systems

coexist and where media content flows fluidly across them Convergence is understood here as an ongoing process or series of intersections betweendifferent media systems and not a fixed relationship.” (tạm dịch: Hội tụ truyềnthông xảy ra khi nhiều hệ thống truyền thông cùng tồn tại và có một “dòng

chảy” nội dung giữa chúng Hội tụ ở đây được hiểu là một quá trình diễn ra liêntục hoặc chuỗi những sự giao thoa giữa các hệ thống truyền thông khác nhau,

đây không phải là một mối liên hệ cô định.)

Trong bài báo “Một số vấn đề đặt ra đối với báo chí trong môi trường hội

tụ truyền thông”, PGS TS Nguyễn Thanh Lợi có viết: “Xét từ nghĩa hẹp, hội tu

truyền thông là sự tích hợp các loại hình báo chí, tạo ra sự biến đổi về chất, hình

thành một loạt phương tiện truyền thông mới như sách điện tử, blog, mạng xãhội ” Xét từ nghĩa rộng, hội tụ truyền thông có phạm vi lớn hơn, “bao gồm sự

kết hợp tất cả các phương tiện truyền thông, không chỉ về loại hình truyềnthông, mà còn là sự hội tụ cả về chức năng, phương thức đưa tin, quyền sở hữu,

hình thái tô chức của các cơ quan báo chí, truyên thông ”

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 37

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2- CƠ SỞ THỰC TIEN

VE NOI DUNG CHUONG TRÌNH TRUYEN HÌNH

DANH CHO HOC SINH TIEU HOC

2.1 Thực trang các chương trình giáo dục trên truyền hình dành cho họcsinh tiểu học trên Kênh VTV7 nói chung và Kênh HanoiTV nói riêng

Trong giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển của Đài truyền hìnhViệt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và giải trí của đối tượng khán giả nhỏ,chương trình truyền hình có tên gọi “Những bông hoa nhỏ”, đây chính làchương trình truyền hình đầu tiên đặc biệt dành cho trẻ em Lịch phát sóng củachương trình rất cụ thé và dé theo dõi vì luôn được chiếu trước khi “Thời sự”

bắt đầu (19h)

Phân loại các chương trình truyền hình dành cho trẻ em làm các chuyênmục chính, đó là: Mục “Thời sự thiếu nhỉ” với các tin tức về hoạt động đội,

thông báo phát động đưa trẻ em đến trường hoặc hướng dẫn tiêm chủng

vắc-xin ; Tiếp đến là mục ca hát, diễn kịch của thiếu nhi và mục phim hoạt hình

(của Việt Nam và nước ngoài).

Đối với chuyên mục phim hoạt hình, trước năm 1990, các bộ phim hoạthình này thường có xuất xứ từ quốc gia như: Hãy đợi đấy!, Bolek và Lolek

Về sau có một sự gia tăng đáng ké về số lượng của những bộ phim truyền hình

từ Mỹ, Úc, Pháp hay Anh Nhiều nhất là bộ phim của hãng sản xuất phim hoạt

hình của Hoa Kỳ Walt Disney Các nhân vật từ những bộ phim hoạt hình này đã

được đối tượng khán giả nhỏ tại Việt Nam đón nhận và yêu thích

Đến cuối năm 1992, mục “Khoa học dành cho thiếu nhi” đánh dấu việccác chương trình truyền hình dành cho trẻ em đã bắt đầu hướng đến mục tiêugiáo dục trên truyền hình Từ năm 1995, chương trình đổi tên thành “Khoa học

vui” và chỉ phát sóng vào thứ 7, điều này chứng tỏ, người sản xuất chương trình

đã bắt đầu quan tâm đến việc kết hợp yếu tố Giáo dục và Giải trí vào các

chương hình này.

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 38

Trang 40

Khóa luận tốt nghiệp

Với sự ra đời của chương trình truyền hình “Vườn cô tích”, đây chính làbước ngoặt đánh dấu việc tổ chức các sân chơi truyền hình dành cho lứa tuôi

thiếu nhi Từ đó, các kênh truyền hình trên cả nước bắt đầu cung cấp cácchương trình khai thác nội dung, hướng đến đối tượng trẻ nhỏ Không chỉ dừnglại ở những kênh truyền hình quảng bá, kênh truyền hình mat phí (vi dụ: Bibi),cũng bắt tay sản xuất các chương trình này

Nếu trước đây, VTV2 là một lựa chọn dành cho các em nhỏ với những

chương trình như: Why? Why Family; Cuộc phiêu lưu của Đá Tiên, Bob va đội

xây dựng lưu động Bob, Góc sang tạo Chương trình giúp các em xây dựng và

hình thành kỹ năng học tập cá nhân và làm việc nhóm, đồng thời, mở mang kiến

thức về cuộc sống xung quanh

Các chương trình thuộc Đài truyền hình Việt Nam có thể ké đến như:Trên kênh VTV1: Grover hoạt bat, Bert nghiêm nghị, Ernie tốt bụng, Lăng kínhthông minh hoặc trên kênh VTV3: Vườn cô tích, Đồ rê mí, 10 vạn câu hỏi vì

Trước hết, nhu cầu về hình thức trình bay hay nói cách khác là yếu tốnghe- nhìn trong chương trình truyền hình tăng cao Để nắm bắt được nhu cầunảy, người sản xuất chương trình cần thấu hiểu được tâm sinh lý của độ tuổi ma

nhóm đối tượng này đang trải qua Khi xem một chương trình truyền hình, trẻ

nhỏ tiếp nhận thông tin bằng hai giác quan: thính giác và thị giác Trẻ nhỏ

thường có xu hướng dễ bị thu hút sự chú ý bởi âm thanh cũng như hình ảnh đặcsắc Chính vì vậy, các chương trình truyền hình hướng đến đối tượng này không

Lê Ngọc Anh - DI7CQTT02-B 39

Ngày đăng: 08/03/2024, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w