Trong chương 1, tác giả sẽ nghiên cứu lý thuyết về chuyển động thị giác, baogồm phân loại, vai trò, các yếu tố tạo nên chuyển động thị giác và ứng dụng của chuyền động thị giác trong các
Trang 1HỌC VIEN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THONG
KHOA ĐA PHƯƠNG TIỆN
Đề tài: “NGHIÊN CỨU CHUYEN ĐỘNG THỊ GIÁC VÀ UNG DUNG
VÀO MINH HỌA TRUYỆN TRANH “MON CHA CÁ VÀ CUON SO” CHO
NHÀ XUAT BAN KIM DONG”
Giang vién : ThS HÀ THI HUESinh viên thực hiện : DAO THI MAI ANH
: DI9TKDPT02 : 2019 — 2024
: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
HÀ NỘI - 2023
Trang 2BO ÁN TOT NGHIỆP LỜI CAM ĐOAN
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu chuyển động thị giác vàứng dụng vào minh họa truyện tranh “Món chả cá và cuốn số” cho nhà xuất bản
Kim Đông” là công trình nghiên cứu của bản thân mình Những phần có sử dụng tài
liệu tham khảo có trong đồ án đã được liệt kê và nêu rõ ra tại phần tài liệu tham khảo
Đồng thời những số liệu hay kết quả trình bày trong đồ án đều mang tính chất trung
thực, không sao chép, đạo nhái.
Nêu như sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu tat cả các kỷ luật của bộ môn cũng như Học viện đê ra.
Sinh viên
feDao Thi Mai Anh
Dao Thi Mai Anh — B19DCPT003 1
Trang 3BO ÁN TOT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗtrợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp Trong suốt bốn năm rưỡi học
tập tại Học viện tới giờ, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía các thầy cô, gia
đình và bạn bè, nhất là trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp vừa qua Quá trình
này đã giúp em có cơ hội dé tong hợp lại toàn bộ kiến thức đã học tại Học viện, cũng
như nghiên cứu sâu hơn những kiến thức chuyên môn dé ứng dụng vào sản phâm khóa
luận của minh.
Em xin phép gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Hà Thị Huệ, người đã trực tiếphướng dẫn, định hướng cho em trong suốt thời gian hơn một tháng vừa qua để em có
thê hoàn thành tốt nhất báo cáo đồ án tốt nghiệp của mình
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Học viện Công nghệ Bưuchính Viễn thông nói chung, các thầy cô trong Khoa Đa phương tiện nói riêng đã dạy
cho em những kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp
em có được co sở lý thuyết vững vàng dé ứng dụng vào trong quá trình thực hiện báo
cáo Báo cáo của em tuy đã hoàn thành nhưng vì em còn nhiều hạn chế về chuyên môn
nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của quý thầy cô để kiến thức và kỹ năng của em trong lĩnh vực được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Dao Thị Mai Anh — B19DCPT003 il
Trang 4BO ÁN TOT NGHIỆP MỤC LỤC
MỤC LỤC
LOT CAM ĐOAN 5 c2 tt nh ng iLOT CAM ƠN 5c 222 22 212 2 1 ro iiDANH MỤC HINH ẢNH - 2-5 SE 121121121121121121111 111111111 111 rre iiiTOM TAT DO ÁN 5-5 c2 thư iii
DANH MỤC THUAT NGU, TEN VIET TAT u.ooeoccccecceececccscesessessesssessessessessesesseseees ix
PHAN MO ĐẦU 5-22 c2 tt ngưng |CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VE CHUYEN ĐỘNG THỊ GIÁC - 7
1.1 Khái niệm chuyên động thị giác -:- 2-52 SsS22E2E2EEEEEEEEE1E111121121121211e xe 71.2 Phân loại chuyên động thị giác 52 S1 S2 122121121111 11212151E1111111111E te 91.2.1 Chuyên động ân tàng (Implied Motion) - ¿5c sSs+E‡ES£E‡EeEzEeErkererees 91.2.2 Chuyên động that (Actual Motion) - 2-52 sSs+E‡EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEerkrkrrrex 141.3 Vai trò của chuyên động thị giác - 5: 52s St EEE12EE212112121211121121 111C 151.4 Những yếu tô tạo nên chuyên động thị giác ¿2-52 +Sx+EEE+E‡EeEEErEzxrrerrrs 17
1.4.2 HUGG 19
1.4.3 Các yếu tố thị giác - 5c c t1 E1 1211 11112112111011112111 1211101211 tre 24Tiểu kết chương l - 2-2252 SE9SE2E2221E21211221221211211211221121121121111212121121 1x 28CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CHUYEN ĐỘNG THỊ GIÁC TRONG MINH HỌA
J):)0À4509:7.9); 000 29
2.1 Tổng quan về minh họa ¿2 SE 2+ 9EE‡E£EE£EE2EEEEEEEEEEEE2EE711171112111 1111 xeE 29
2.1.1 Khái niệm về minh họa 2: 552t2S++22EEt2EEYE22EEE2EEttEEvrtrrrrrrrtrrrrrrrreg 292.1.2 Tông quan lịch sử sách tranh ¿+ 2 + x+S+E£EE2E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkree 322.1.3 Mối quan hệ giữa hình ảnh va văn bản 2-2 2 522E22E2E2EzEcrErrkrrees 35
2.1.4.Vai trò của minh họa c5 5 2 222222 3231111111111 1111115555511 1111111133 ca 39 2.1.5 Quy trình minh họa sách - - c1 + 3121112113111 11119 11110111 11g11 1n re 40
2.2 Sử dụng chuyền động thị giác trong truyện tranh -¿¿+-++:xzx++zz+zxze: 47
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 1H
Trang 5BO ÁN TOT NGHIỆP MỤC LỤC
2.2.1 Truyện tranh cho lứa tui thiếu nhi - 2-5 s+S2+E£SE2E££E£E£EeEEErEzEexereree 472.2.2 Chuyển động thị giác trong truyện tranh - ¿+ 2 +2 £££x+Ee£zxzxzxzreree 482.2.3 Các phương pháp tạo nên chuyền động thị giác trong truyện tranh 51Tiểu kết chương 2 5: S112 E1 15E12112151121112111111111111111111111111 1101011101 1H10 58CHUONG 3: UNG DUNG CAC YEU TO CHUYEN DONG THI GIAC VAO
DU AN MINH HỌA TRUYỆN TRANH “MON CHA CA VA CUON SO” CHO
NHÀ XUẤT BAN KIM ĐỎNG 5 22222221 221122111221112211 1 re 59
3.1 Tổng quan về dự án minh họa truyện tranh “Món chả cá và cuốn số” cho nhà
xuất bản Kim Đồng 2-2 2 9E E2EEE1EE1E1121121121121121111111111 111111 111111111 yeu 59
3.1.1 Giới thiệu đôi nét về nhà xuất bản Kim Đồng 2 eeseesesseseeeeeees 59
3.1.2 Tông quan vê dự án minh họa truyện tranh “Món chả cá và cuôn sô” cho
nhà xuất bản Kim Đồng ¿2 ¿SE E9 1EE121122121121121121111111 011121111 y0 603.2 Ứng dụng các yếu tố chuyển động thị giác vào dự án minh họa truyện tranh
“Món chả cá và cuốn số” cho nhà xuất bản Kim Đồng 2 2552 252x+2z222 67Tiểu kết chương 3 cccsccecesscssessesscssessessessessesscsscsussssssssussscsvssssessessesaesseseessesseassassessecaveeees 71KET LUẬN VA KIÊN NGHỊ, - 5° 5° 5° 2s s£Ss£EsEEsEEsEseEeEsesersrsersrsrssrse 72DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -° 5° 5° 5° 5£ 5£ s2 s£s2Ss£sess£sesesse 73
Dao Thị Mai Anh — B19DCPT003 IV
Trang 6BO ÁN TOT NGHIỆP DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC HÌNH ANH
Hình 1 1.Báo Lao Động, Xem đội bay Nhật biểu diễn kích lệ nhân viên y tế, 2020 7
Hình 1 2 Gurihiru, The Unstoppable Wasp, Issue 3, 2018 -¿ c5 22s ‡cssscss 8
Hinh 1 3 Chuyén động di bộ của nhân Vật c2 2S 1121112 111111151111 E111 ke 9Hình 1 4 Chuyên động ấn tàng của khói - - 2 1E EEE2 2112112121211 211 111 cEe 10
Hình 1 5 AlanBeckerTurtorial, 12 Principles of Animation, 2017 -««<+++ 10
Hình 1 6 Kenvin Aita, seri chuyển động ẩn tàng -2- 2 22t 2x22 2E2E2EzEcrxerrrei IIHình 1 7 Bao bì sản pham nước ép Sunswee và sữa A]pina 5-52 cs+s+xscscscez 12
Hình 1 8 Alastaire Allday Creative Communation Website c5 c5 sc+cscsss+ 13
Hình 1 9 Website vận chuyên hàng POrfx - 2-52 2522k EEEEEEEEE1212112151 111 cxeE 13
Hình 1 10 David C Roy, Winding the Infinity Kinetic Sculpture, 2016 - 14 Hình 1 11 Go Media, Flying Gnome poster, 20Ú6 cà ng rưkt 16 Hình 1 12 Hokusai, Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa, 1830 - 1834 16
Hình 1 13 So sánh lực thị glác - - c1 121112111211 11911 111111 1110111 0111 1H 1 ng key 18
Hình 1 14 32⁄2, Poster nhân vật Ichigo Hitofuri trong game Touken Ranbu 18
Hình 1 15 Bố cục F - paffern -¿- +: + SE E8 121121811211121111112111111111 111111111 re 20Hình 1 16 Bố cục Z - paff€TT -¿- + tt SE 1215112111211111111111111 11111101111 1 1kg 20
Hình 1 17 Website đọc truyện Webfoon - c1 211 v12 11 111111111111 1g kg key 21
Hình 1 18 So đồ Gutenberg -¿- 2-52 2E E2E21211111111111111111111111 1111111 te 22Hình 1 19 Graziela Andrade, Cachinhos Dourados e os trễ ursos, 2021 -: 22
Hình 1 20 Gurihiru, The Unbelievable Gwenpool, Issue 4, 20177 ‹ -s+++ 23 Hình 1 21 Martin Diethelm, Museum Bellrive Zurich, I982 -< <5: 24 Hinh 1 29,1 ⁄2)19)0)1v190ì 0H" 25
Hình 1 23 webtalentS.pÏL - c2 3221112111231 3111 1191111111 011 1111 11 1111 1n EnH kTng vn ry 25
Hình 1 24 VTC News, Top 10 ô tô điện có khả năng tăng tốc nhanh nhất năm 2023,
"05 26
Hình 2 1 Phạm Đình Ân, Chuyện kể thành ngữ, 2021 -¿- 2 5¿+2+2£+£+z++zzzxezed 30
Hình 2 2 Connie Malamed, Visual Design Solutions - Principles and Creative
Inspiration for Learning Professionals, 20 Ï Š - - «+ v HH ưkt 31 Hình 2 3 John Amos Comenius, Comenius' Orbis Sensualium Pictus, 1658 32
Hình 2 4 William Blake, Songs of Innocence, l'789 2c 1+2 1x xssssrrres 33
Hình 2 5 George Routledge & Sons, Come Lasses and Lads, 1884 34 Hình 2 6 Lynne Chapman, Bears on the Stairs, 2010 ceccecsceesseeeteeeseeeeeeeseeeseeennees 36
Dao Thi Mai Anh — B19DCPT003 1H
Trang 7BO ÁN TOT NGHIỆP DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2 7 Nguyễn Hùng Lân, Dũng sĩ Hesman, 1992 và Dương Minh Đức, Nhóm
0860002000117 37 Hình 2 8 Marla Frazee, A couple of boys have the best week ever, 2008 - 38 Hình 2 9 Marta Altés, INO!, 20 ] - - 2c n1 12t 1S 11 1111111 1111111111 1111111 HH ệp 39
Hình 2 10 Siêu Trần, Mảnh vườn của San, 2018 -cc:-ccccccrxrrtrtirrrrrrrrrrrrrree 45Hình 2 11 Hà Ng, Chúc một ngày tốt lành, 2020 - ¿2 2 ++S2+E££E+EE2E+EeEeEerrxzxred 46Hình 2 12 Siêu Trần, Manh vườn của San Storyboard, 2018 .-cc sex 50
Hình 2 13 Julien Bizat, Le Chanteur et la Baleine, 2014 - << << ss+ 52
Hình 2 14 Simon Philip & Lucia Gaggiotti, Tớ muốn ăn bánh, 2022 : 33
Hình 2 15 Gemma Merino, The cow who climb a tree, 2018 << «<< << <<s+ 54 Hình 2 16 Benjamin Chaud, Farewell Floppy, 2010 cecceesseeseceeseeeteeeneeesteeeesennees 55
Hình 2 17 Mordical Gestein, The wild boy, 2002 - c1 c1 + 112 11311111111 xee 56
Hình 2 18 Laudec & Cauvin, Cédric - Tôi thích di học, 2014 - 55 55++<<<<<<+ 57
Hình 3 1 Logo nhà xuất bản Kim Đồng - -© + SêSềEE£EEEEEEEE2E12E12EEEE211e 21 cEe2 59Hình 3 2 Thiết kế nhân vật :-22++222xv2221112221 1122.112 trtirrrre 62
Hình 3 3 Storyboard của truyện frannh - + 1x1 vn ng HH nếp 62
Hình 3 4 Bìa trước va Dia SaU -.- Án ng ng TH TH TH HH kh 63
Hith 3 ni 1 -£Ÿ2à 63 Hinh 3 6 Trang 1n 64
Hình 3 7 Trang 3 - 4o cecececcecsscesseceseeeseeceeceeeessecsseceseeseseenseecsseseseesseeseseseeeeseeeeseenseeeags 64
I0: vs e 65 Hinh 3 9 Trang 7 ti 65 Hình 3 10 Trang 9 - ]Ú - Án LH nh TH TH HT HT HT nh nh 66 Hình 3 11 Trang 11 - l2 -.- + c1 1320113211 31931 1119111119111 181111 111 HH và 66 Hinh 3 Vi is su 67
Hinh 3 E0 vn 67
Hinh 3 14 Trang 1n - 68
Hình 3 15 Trang 3 - 4 áp dụng sơ đồ Guftenber 2-2 + x+2z++2++zxtzxzzzxrrxzrered 69Hình 3 16 Nhân vật tương phản với nỀn - ¿+ s+E+EE£EE£EESEE2EE2EEEEEE2EEE2EExrErree 69Hình 3 17 Đặc tả cuộn giấy -¿- s-ScsT E 121121112111101121112111101111111 11 11tr 70Hình 3 18 Chuyén động thị giác giúp cho nội dung xuyên suốt và ôn định 71
Dao Thi Mai Anh — B19DCPT003 IV
Trang 8BO ÁN TOT NGHIỆP TOM TAT ĐÔ ÁN
TÓM TAT DO ÁN
Trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp, cùng với việc tìm hiểu các bài báo trong vàngoài nước, tìm hiểu về lý thuyết về chuyền động thị giác và minh họa sách, nội dung
được chia làm ba phần như sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VE CHUYEN ĐỘNG THỊ GIÁC
Trong chương 1, tác giả sẽ nghiên cứu lý thuyết về chuyển động thị giác, baogồm phân loại, vai trò, các yếu tố tạo nên chuyển động thị giác và ứng dụng của
chuyền động thị giác trong các sản phâm đa phương tiện
CHUONG 2: NGHIÊN CỨU CHUYEN ĐỘNG THỊ GIÁC TRONG MINH HOA
TRUYỆN TRANH.
Trong chương 2, tác giả sẽ nghiên cứu về loại hình minh họa và minh họa sách,bao gồm lịch sử ra đời sách truyện tranh, qui trình sản xuát Đồng thời tác giả sẽ trình
bày các phương pháp tạo ra chuyên động thị giác trong truyện tranh
CHƯƠNG 3: UNG DỤNG CAC YEU TO CHUYEN ĐỘNG THỊ GIÁC VÀO
DỰ ÁN MINH HỌA TRUYỆN TRANH “MON CHA CA VÀ CUÓN SO” CHO
NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐÒNG
Chương 3 trình bày dự án truyện tranh “Món chả cá và cuôn sô” và sẽ đi sâu
vào thực tiễn chuyên động thị giác vào dự án minh họa truyện tranh thiếu nhi này
Trang 9BO ÁN TOT NGHIỆP DANH MỤC THUẬT NGỮ, TÊN VIET TAT
DANH MỤC THUẬT NGỮ, TÊN VIET TAT
Thuật ngữ, từ viết tắt Tên đầy đủ Y nghĩa
Storybroad Storybroad Kịch bản phân cảnh
Thumbnail Thumbnail Ảnh thu nhỏ
Là một mock — up book cho cuỗnDummy book Dummy book sách cuối cùng, có đầy đủ chữ và
tranh minh họa
RGB Red — Green — Blue |Hệ màu cho sản phâm kỹ thuật số
Cyan — Magenta — , , CMYK Hệ mau cho sản phâm in ân
Yellow — Key
Dao Thi Mai Anh — B19DCPT003
Trang 10BO ÁN TOT NGHIỆP PHAN MỞ ĐẦU
PHẢN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Minh họa sách hoặc bìa sách, một công cụ hữu hiệu dé trực quan hóa một đoạntrích, một văn bản, giúp người đọc nhận biết trực quan được nội dung, thông điệp sau
con chữ Bằng nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau mà tranh minh họa được sử
dụng như là một cách mô tả được câu chuyện, giải thích nội dung, hành động va
truyền tải thông tin Vì vậy, các nhà xuất bản ngày càng chú trọng hơn đến tranh minh
họa, day mạnh việc kết hợp những yếu tố thị giác để giúp nâng cao trải nghiệm của
người đọc Những bức tranh minh họa được vẽ sắc sao trên phần mềm đồ họa ngày
càng khẳng định được giá tri.
Một bức tranh minh họa đẹp quy tụ nhiều yếu tố và không thê không nhắc đếnyếu tổ chuyên động thị giác Việc sử dụng chuyền động thị giác cho một tác phẩm
minh họa đóng vai trò quan trọng, tác động đến việc truyền tải ý tưởng, thông điệp
trong tác phâm văn xuôi Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chuyền động thị giác như
hình khối, đường nét, màu sắc, thói quen đọc, từ ngữ, độ tương phản Ứng dụng các
yếu tố tăng cường chuyên động thị giác trong một tác phâm minh họa giúp thu hút sự
chú ý, thậm chí có thê gây ấn tượng mạnh cho người xem
Nhận thay được việc tăng cường chuyền động thị giác rất cần thiết trong lĩnhvực minh họa sách, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
chuyên động thị giác để ứng dụng vào trong dự án minh họa truyện tranh “Món chả cá
và cuốn số” cho nhà xuất bản Kim Đồng Với nội dung đơn giản nhưng đầy dễ thương,
người đọc được theo dõi những hành động ngô nghê của hai cô cậu bé hiếu kỳ có sở
thích khám phá những điều bi ấn và tình cảm gia đình được gửi gam trong câu chuyện
nho nhỏ Dự án minh họa truyện tranh “Món chả cá và cuốn số” cho nhà xuất bản Kim
Đồng hy vọng đóng góp một “làn gió” nho nhỏ trong luồng gió mới cho ngành xuất
bản tại Việt Nam.
2 Tình hình nghiên cứu:
1 Tình hình nghiên cứu trên thé giới:
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 1
Trang 11BO ÁN TOT NGHIỆP PHAN MỞ ĐẦU
Trên thế giới, trước đây có một số nghiên cứu liên quan tới chuyên động thịgiác Tuy vậy những công trình nghiên cứu chuyên sâu về chuyên động thị giác chưa
phong phú Sau đây là một số công trình nghiên cứu mà tác giả đã tìm hiểu được:
1 Trong cuốn sách “Graphic Design Solutions” được xuất bản năm 2013 của
Robin Landa có chỉ ra chuyên động thị giác kết hợp với nguyên tắc Nhịp điệu
Đó là sử dụng chuỗi các yếu tố như mau sắc, chất liệu, mối quan hệ giữa hình
và nền, điểm nhấn và sự cân băng dé tạo ra nhịp điệu, chủ động trong việc điềuhướng người xem Cuốn sách cũng chỉ ra mau chốt dé tạo ra chuyên động làhiểu được sự khác biệt giữa tính lặp lại (Repetition) và biến thể (Variation)
rằng: Tính lặp lại xảy ra khi bạn lặp lại một hoặc một số yếu tố hình ảnh nhiều
lần hoặc với tính nhất quán tuyệt đối hoặc hoàn toàn, còn tính biến thể được tạobang cách thay đổi mẫu hoặc các yếu tố (màu sắc, kích thước, hình dang,khoảng cách, vị trí hoặc trọng lượng hình ảnh) dé tạo sự thú vị về mặt hình anh
dé thu hút người xem và thêm yếu tô bat ngờ, nhưng nếu lạm dụng sẽ làm loãng
nhịp thị giác.
2 Cuốn “Making Comics: Storytelling Secrets of Comics, Manga and Graphic
Novels” cua Scott McCloud, xuất bản năm 2006, phân tích việc lựa chọn yếu tốchuyên động thị giác trong sản phẩm cụ thể, ở đây là truyện tranh hoặc tiểuthuyết minh họa Mục tiêu của sử dụng chuyên động thị giác là hướng dẫnngười đọc giữa các trang truyện (page) hoặc các khung truyện (panel), đồngthời tạo trải nghiệm đọc trực quan và minh bạch Vì vậy, người thiết kế đượcyêu cầu về khả năng sắp xếp các khung truyện trên một màn hình và cách sắpxếp các yêu tô đồ họa trong một khung; khả năng điều hướng mắt người đọcvào nội dung cần truyền tải; khả năng nắm bắt và lựa chọn những khoảnh khắc,hình ảnh, từ ngữ quan trọng dé minh họa lên trang giấy
3 Cuốn “Art and Visual Perception” cua Rudolf Arnheim, xuất ban năm 1974,
một cuốn sách nồi tiếng trong lĩnh vực thị giác và nghệ thuật Chuyên động là
sự hấp dẫn thị giác mạnh nhất dé thu hút sự chú ý Chuyển động ngụ ý một sựthay đổi trong các điều kiện của môi trường và sự thay đổi có thê đòi hỏi mộtphản ứng Ở chương VIII của chuyên động, tác giả đã đưa ra phản ứng về
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 2
Trang 12BO ÁN TOT NGHIỆP PHAN MỞ ĐẦU
chuyên động từ động vật đến con người như là một công cụ dé sinh tồn, đếnphân tích chuyên động trong những tác phẩm nghệ thuật và các sản phẩm kỹthuật số
4 Bài báo khoa học “The Visualization of Flow” của Joel Varland được đăng trên
cuốn “Bridges 2010: Mathematics, Music, Art, Architecture, Culture” nói vềchuyên động (dòng chảy) thị giác trong nghệ thuật, thiết kế được sử dung déđiều hướng người xem Các đường dòng được tạo chủ yếu bằng cách nhóm vacăn chỉnh các cạnh của khối, đường và điểm Bài báo giới thiệu về chuyên độngthị giác của nghệ thuật thư pháp (calligraphy), gesture, sự liên kết (alignment)
và sự tiếp diễn (continuation)
2 Tình hình nghién cứu trong nước:
Đã có một số bài viết, sách nghiên cứu đã phân tích về nhận thức thị giác vànguyên lý thị giác bằng nhiều phương pháp khác nhau Theo sự tìm hiểu chủ quan,
cũng như sự giới hạn hiểu biết của ban thân về chuyên động thị giác, cho đến nay, rat
it tác giả nghiên cứu và tổng hợp các yếu tố tạo nên chuyền động thị giác trong cùng
một công trình nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyền động thị giác chỉ được
đề cập ở những nghiên cứu rải rác, xen kẽ trong những cuốn giáo trình, sách báo khoa
học, bài giảng hoặc một số bài viết của những blog về thiết kế Trong quá trình tìm
hiểu và nghiên cứu tài liệu, bài viết trên những tạp chí, sách báo, giáo trình thiết kế của
các nhà nghiên cứu, tác giả đã tong hợp được một số công trình khoa học của những
người di trước với những kiên thức như sau:
1 Sách “Cơ sở tạo hình” của bộ đôi tác giả Lê Huy Văn và Trần Từ Thành, xuất
ban năm 2006 của nha xuất ban Mỹ thuật, chỉ ra rằng sử dụng chuyên động déliên kết những hình riêng lẻ với nhau tạo nên một hình thé tong hợp, dé lam
chúng mất đi tính cục bộ và tạo một bố cục hài hòa, thống nhất Ngoài ra,
hướng chuyền động là tập hợp những đường cong và nhờ những đường cong,chuyền động trở nên có nhịp điệu, sức căng và độ tương phản cao
2 Cuốn sách “Nguyên lý thị giác” của tác giả Nguyễn Hồng Hưng đưa ra những
kiến thức căn bản về chuyên động thị giác, cũng như mối quan hệ giữa chuyểnđộng thị giác với lực thị giác Đồng thời, cuốn sách đưa ra những ứng dụng phổ
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 3
Trang 13BO ÁN TOT NGHIỆP PHAN MỞ ĐẦU
biến của chuyển động thị giác vào các sản phẩm cụ thể như poster, website,
truyện tranh,
3 Cuốn “Ngôn ngữ hình ảnh” (2015) của tác giả Hà Thị Hồng Ngân nghiên cứu
lý thuyết về hệ thống xử lý thông tin của con người qua đôi mắt, từ đó cho thayvai trò của chuyển động thị giác Đồng thời những yếu tố ảnh hưởng đếnchuyền động thị giác như thói quen đọc sách, những tín hiệu thị giác (mũi tên,màu sắc, ghi chú, ) đều được giới thiệu trong cuốn sách nay
4 Cuốn bài giảng “Thiết kế đồ họa” (2018) do tác giả Trần Quốc Trung biên soạn
đã chỉ ra lý thuyết về chuyên động thị giác và những yếu tố ảnh hưởng đếnchuyển động thị giác bao gồm đường nét, hình khối, màu sắc, Đồng thờitrong bài giảng có đưa ra hai ví dụ về website một cách trực quan và lý giải vềcác yếu tố tạo nên chuyền động thị giác Nội dung bài giảng trực quan, cô đọng
và dé hiểu
Qua tìm hiểu và nghiên cứu những tài liệu và bài viết trên các tạp chí, sách báo,giáo trình thiết kế của các nhà thiết kế trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy các yếu
tố ảnh hưởng đến chuyên động thị giác chưa được tổng hợp thành một nghiên cứu
riêng biệt Các nội dung liên quan chỉ được nghiên cứu riêng lẻ trong các tải liệu.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả cần phải tập trung giải quyết, tổng hợp và
phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chuyên động thị giác Từ đó ứng dụng những ly
thuyết đã nghiên cứu vào thiết kế minh họa truyện tranh “Món chả cá và cuốn số” cho
nhà xuất bản Kim Đồng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
¢ Nghién cứu tong quan về chuyên động thị giác và các yêu tố ảnh hưởng đến
chuyền động thị giác Từ đó nghiên cứu giải pháp ứng dụng các yếu tố anhhưởng đến chuyển động thị giác vào thiết kế minh họa minh họa truyệntranh “Món chả cá và cuốn số” cho nhà xuất bản Kim Đồng
¢ _ Nghiên cứu tong quan về dự án minh họa truyện tranh “Món cha cá và cuốn
số” và một số sách minh họa dành cho lứa tuôi thiếu nhi đã có mặt trên thị
trường.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Dao Thi Mai Anh — B19DCPT003 4
Trang 14BO ÁN TOT NGHIỆP PHAN MỞ ĐẦU
‹ - Đối tượng: Chuyén động thị giác và các yếu tô ảnh hưởng đến chuyền động
thị giác Quá trình vẽ minh truyện tranh “Món chả cá và cuốn số” cho nhàxuất bản Kim Đồng
¢ Pham vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu lý thuyết liên quan đến chuyênđộng thị giác Quá trình vẽ minh họa truyện tranh “Món cha cá và cuốn số”
cho nhà xuất bản Kim Đồng
+ Phạm vi thời gian: Từ tháng 02 năm 2023 đến tháng 5 năm 2023
5 Ý nghĩa đề tài:
a Ý nghĩa lý luận:
¢ Dé tài đóng góp những cơ sở lý luận về nghiên cứu đưa ra yếu tố ảnh hưởng
đến chuyền động thị giác và áp dụng một cách hiệu quả trong quá trình vẽ
minh họa sách.
¢ Chuyén động thị giác có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền tải nội dung, ý
nghĩa thậm chí cả thông điệp của tác phẩm văn học đến với độc giả một
cách trực quan, nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.
b Giá trị thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thé trở thành tiền đề cho một số tổ chức, doanh nghiệp, có thé xem xét, điều chỉnh các thiết kế minh họa của bản than trong thực tế để đạt
hiệu quả tốt hơn
6 Phương pháp thực hiện nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện, có hai phương pháp nghiên cứu được lựa chọn Đầutiên là phân tích và tổng hợp những tài liệu liên quan đến chuyên động thị giác Tiếp
theo là tổng kết, phân tích và đánh giá các sự kiện thực tế để đưa ra các kết luận Phân
tích cơ sở lý thuyết và thực tiễn đưa ra các định hướng thiết kế đối với sản pham minh
họa truyện tranh “Món chả cá và cuôn sô” cho nhà xuât bản Kim Đông.
Tiên trình nghiên cứu:
Giai đoạn 1: Xây dựng đê cương nghiên cứu
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin nghiên cứu
Dao Thị Mai Anh — B19DCPT003 5
Trang 15BO ÁN TOT NGHIỆP PHAN MỞ ĐẦU
Giai đoạn 3: Xử lý thông tin nghiên cứu
Giai đoạn 4: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
7 Nội dung chính của đề tài:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VE CHUYEN ĐỘNG THỊ GIÁC
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CUU CHUYEN ĐỘNG THỊ GIÁC TRONG MINH HỌA
TRUYỆN TRANH.
CHUONG 3: UNG DUNG CAC YEU TO CHUYEN ĐỘNG THI GIÁC VÀO DỰ
AN MINH HOA TRUYEN TRANH “MON CHA CA VA CUON SO” CHO NHA
XUAT BAN KIM DONG
KET LUAN VA KIEN NGHI
Dao Thị Mai Anh — B19DCPT003 6
Trang 16BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
CHUONG 1: CO SO LY THUYET VE CHUYEN DONG THI GIAC
1.1 Khái niệm chuyén động thi giác
Chuyên động là sự thay đổi vị trí của một vật trong không gian theo thời gian sovới vật khác (vật hay hệ vật đó được qui ước là đứng yên) Phát hiện chuyển động
được coi là một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại của loải người trong hàng nghìn
năm, ví dụ như việc phát hiện ra một con thú dữ đang rình mò giữa cánh đồng hoang
hay một chiếc xe tải có thé lao về phía ta bat cứ lúc nào, bản năng sinh tồn đã thúc dục
con người tránh xa những gi nguy hiểm dang chau trực đến Hay ở thời đại công nghệ
số, chúng ta cũng đang được thấy rất nhiều chuyên động khác nhau: thị trường, sự phát
triển của công nghệ, Có nhiều khái niệm về chuyên động như chuyên động về mặt
vật lý (chuyên động nhiệt năng, điện năng, sức gió, khí động học), về cơ học; dịch
chuyền từ nơi này sang nơi khác, sự biến chuyên về mặt tâm — sinh lý; sự chuyển động
thị giác, Có thê nói răng: chuyên động là một đặc điêm của sự sông.
Chuyền động thị giác (Visual Movement) là một dang ảo giác thị giác do cáchsắp xếp, bố trí những chuỗi hình, mảng, màu, sắc, đường nét một cách có chủ ý
Chuyên động thị giác là “cảm nhận về sự chuyển động” xuất hiện trong thị giác của
người ngắm đối tượng, mặc dù đối tượng đang trong trạng thái đứng yên Sự chuyên
động này hoan toàn là cảm giác, do các yếu tô thị giác gợi nên trong cảm nhận của
người nhìn.
Hình 1 I Báo Lao Động, Xem đội bay Nhật biểu diễn kích lệ nhân viên y té, 2020
Dao Thi Mai Anh — B19DCPT003 7
Trang 17BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
Chuyén động thi giác con được ứng dung trong truyền thông thi giác Sựchuyền động xuất hiện trong một bức vẽ, một trang tạp chí, tài liệu, bằng cách định
hướng đôi mắt tập trung vào một hoặc nhiều yếu tố đồ họa trong một bố cục Đó có
thé là một màu sắc nổi bật, những tiêu dé in đậm, hay là những hình khối liên tiếp,
được đặt ở chính giữa tác phẩm hoặc bat kỳ vị trí nào cần được chú ý đến Ví du đầu
tiên là hình ảnh đoàn máy bay Nhật biểu diễn trong báo Lao Động, số ra ngày 26 tháng
05 năm 20020 Người xem có thể nhìn ra được hướng máy bay đang đi lên và sang
bên trái qua lớp khói trắng phía sau, dù cho đây là một bức ảnh tĩnh
Hình 1 2 Gurihiru, The Unstoppable Wasp, Issue 3, 2018
Ở vi du thứ hai, bức tranh phía trên mô phỏng đơn giản su chuyên động củamột hai cô gái đang rơi mình xuống một tòa nhà chọc trời Theo quy luật về sự liên tục
của định luật Gestalt, chúng ta hình dung sự tiếp diễn của những đường kẻ dọc phía
sau lưng hai cô gái và đường màu xanh của đôi cánh, vì thê người nhìn có cảm giác
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 8
Trang 18BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
hai cô gái dang lao xuống dưới với một tốc độ lớn Dù đây là bức tranh vẽ khung hình
đứng yên nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được chuyển động vì nó mô phỏng đúng quá
trình rơi thực tế Chúng ta hiểu rằng hai cô gái cứ tiếp tục rơi, tóc dai vàng hoe của cô
gái đang bay bởi áp lực chạy ngược chiều gió, đôi cánh đập liên tục sau lưng và hình
ảnh của một cơ thé dudi thang thé hiện sự chủ ý lao xuống của cô gái tóc nâu, đối lập
với chân tay vùng vẫy của cô gái tóc vàng hoe đang bị rơi một cách tự do.
1.2 Phân loại chuyển động thị giác
1.2.1 Chuyển động an tàng (Implied Motion)
Chúng ta có thê liên hệ khái niệm về sự chuyên động ấn tàng với kỹ thuật chụphoặc ghi 24 hình ảnh trong một giây Sau đó khi chiếu chậm lại thì 24 ảnh đó sẽ xuất
hiện nối tiếp nhau, gợi cho chúng ta nhìn thay một đường nét chuyền động (Uyên Huy,
2019, tr 213).
Hình 1 3 Chuyển động di bộ của nhân vật (Nguôn: slideserve.com)Khái niệm chuyên động an tàng có liên hệ với khái niệm đường nét ẩn tang(Implied lines) Đường nét ân tàng là một trong những hình thái của đường nét trong
nghệ thuật và kiến trúc Đây là loại đường nét mà chúng ta không thể nhìn thấy ngay
lập tức nếu không nghiền ngẫm, tìm kiếm và phân tích tác phẩm một cách chăm chú,
bởi lẽ nó đã được chủ đích ân giâu sau hình khôi và màu sắc Đường nét ân tảng còn là
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 9
Trang 19BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
những hình ky ha (Geometrical shape) được các hoa sĩ vẽ phác hoa, sắp xếp các hình
ảnh trước khi lên nét đầy đủ Điều này thể hiện rõ qua các phương pháp vẽ chồng lớp
(layer) lên nhau, được dùng phô biến trong vẽ tranh kỹ thuật số, làm hoạt hình Giữa
chuyên động ân tang và đường nét an tàng, chúng có sự tương đồng là luôn ấn minh,
không dễ để nhìn thấy nhưng chúng có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ thị giác
Dưới đây là ví dụ về chuyển động ẩn tang của khói trong các bộ phim hoạt hình hoặc
trong các tranh minh hoa của nghệ sĩ Mitch Leeuwe, đăng trên trang Instagram cá
nhân của anh.
Hình 1 4 Chuyển động ẩn tàng của khói (Nguồn: Instagram)Tuy không được thay những đường mũi tên màu đỏ, người xem có thể thấy được
sự chuyên động của lớp khói tím đang bốc lên cao và tỏa dan ra hai phía Trong hoạt
hình, chuyển động ấn tàng có thé được liên hệ với khái niệm 24 khung hình trên một
giây Mỗi động tác của nhân vật được tách riêng biệt trên từng khung hình và 24
khung hình sau khi được nối tiếp nhau sẽ tạo ra cho người xem một đường nét chuyên
động.
Trang 20BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
Keys
Extremes Breakdowns
My Tờ) Ae “
` —= ˆ" `.
Hình 1 5 AlanBeckerTurtorial, 12 Principles of Animation, 2017 (Nguồn: YouTube)
Chuyén động ẩn tàng cũng được sử dung trong những tác pham nghệ thuật Nócòn được gọi với cái tên khác là đường dẫn mắt (Path of eyes) Loạt đường này có vai
trò dan dắt hướng nhìn của người xem theo chủ ý của họa sĩ Có thé nhắc tới chim
tranh chuyển động ân tàng ghi lại các động tác nghệ sĩ múa ba lê của họa sĩ Kevin
Aita.
Hình 1 6 Kenvin Aita, seri chuyển động ẩn tàng (Nguon: Aitasudios.wordpress.com)
Theo như chia sẻ của Aita, anh nhận thấy cái đẹp trong loại hình múa nghệ thuật
và đồng thời thấy răng nhiếp ảnh đã “đóng băng” hết sức sống các vũ công trong tranh
của anh Với điểm mạnh là vẽ nhân vật, Aita đã đưa vào một loạt hình ảnh chuyển
động mờ của cùng một vũ công đang di chuyên trên sân khấu một cách tự nhiên “Tôi
không cảm thấy bat kỳ hình ảnh nào đủ mạnh dé đứng một mình như một bức tranh
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 II
Trang 21BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
tượng hình nên tôi quyết định kết hợp chúng thành một bức tranh Kết quả là bức tranh
“Bay chị em (The Pleiades).”
Ngoài ra, chuyên động an tàng còn được áp dụng rộng rãi trong việc thiết kế bao
bì sản phẩm, tạo sự thu hút và giúp tăng doanh thu bán hàng Hành vi tiêu dùng của
khách hàng thường bị ảnh hưởng bởi bao bì sản phẩm hơn là bản thân sản phẩm, vì
vậy bao bì luôn được kỳ vọng cao trong thiết kế Dé lọt vào mắt xanh của người tiêu
dùng, bất cứ nhà tiếp thị nào cũng phải cố gắng nêu bật được sản phẩm của mình và
điều đó không phải lúc nào cũng dé dàng Nếu chúng ta đang tiếp thị một sản phẩm tới
công chúng, đồng nghĩa rằng ta đang cạnh tranh với rất nhiều thông điệp khác nhau và
các yêu tô thu hút sự chú ý khác khiên việc nôi bật trở nên khó khăn hơn rât nhiêu.
Hãy so sánh dé nhận thay được tầm ảnh hưởng của bao bì có hình ảnh chuyền
động đên hành vi của người tiêu dùng.
Hình 1 7 Bao bì sản phẩm nước ép Sunswee và sữa Alpina (Nguồn:
newneuromarketing.com)
Mặc dù cả hai bao bì đều cho thấy được sự tươi mat của trai cam, sự tiệt trùngcủa ly sữa và độ ngon không có ý nghĩa trực tiếp, khách hàng vẫn có xu hướng đến với
lựa chọn số hai vì nhận thấy độ thơm ngon được nâng tầm lên bởi độ hấp dẫn của sản
phẩm Và độ tươi ảnh hưởng gián tiếp đến nhận thức tích cực về độ hấp dẫn của sản
phẩm, cho thấy ý định mua hang tăng lên cùng với mức độ đón nhận tích cực về sản
phẩm từ khách hàng
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 12
Trang 22BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
Chuyên động ẩn tang cũng áp dung vào thiết kế một số trang web Nhiều yếu tốthiết kế được sử dụng bao gồm màu sắc, từ ngữ, hình ảnh dé tao luồng hình anh và dé
dẫn dắt mắt người xem.
Simplicity: the secret to successful copy
Looking to deliver a career making speech?
‘Want strong seductive
Then you need to know your audience.
And how to sell your kleas to them
Hình 1 8 Alastaire Allday Creative Communation Website (Nguôn: unionroom.com)
Nhân vat Alastaire Allday được đặt bên trái, thuận theo hướng mắt người nhìn
vốn bắt đầu từ trái sang Ánh mắt của Allday liếc sang phải, giúp mắt người xem chú ý
sang thông tin bên cạnh anh ta và cuối cùng di đến một đường link được làm nồi bật
bên dưới để người dùng tiếp tục tìm hiểu thông tin
Hình 1 9 Website vận chuyển hang Portx (Nguồn: Pinterest)
Ở ví dụ trên, hình ảnh chiếc xe vận tải đóng vai trò đường dẫn thông tin chongười xem Màu sắc chủ đạo là vàng, sử dụng bối cảnh một điểm tụ và nối màu chủ
đạo với nhau, đặt đối tượng chính sang bên phải như là đích đến, tạo sự thu hút sự chú
y của người xem.
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 13
Trang 23BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
Kết luận rằng, chuyển động ẩn tàng có vai trò quan trong trong ngôn ngữ thigiác Nếu không hiểu và không biết cách khai thác thì thật khó dé đạt hiệu quả thâm
Trang 24BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 11.2.2 Chuyén động that (Actual Motion)
Như đã trình bày ở trên, chuyển động trong nghệ thuật là cảm giác, nhưngchuyền động thật là chuyền động vat lý, là dịch chuyên đối tượng từ vi trí này sang vị
trí khác Với chuyên động thật thì chúng ta phải tìm hiểu về những khuynh hướng,
trường phái nghệ thuật trong tranh hay trong các tác phẩm điêu khắc
Thi dụ, trường phái nghệ thuật động hoc (Kinetic art) đặc tả những dòng chảy
chuyền động dé tạo ra hiệu ứng trong tác phẩm Từ dau thế ky XX, các nghệ sĩ đã kết
hop sự chuyên động vào nghệ thuật, một phan dé khám pha đưa yếu tố thời gian vào
tác phâm, một phan phản dnh tầm quan trọng của máy móc và công nghệ và một phần
khám phá bản chất của thị giác Dưới đây là hình ảnh được cắt ra từ video “Winding
the Infinity Kinetic Sculpture” của David C.Roy (một nhà điêu khắc Kinetic), được
đăng tải trên chỉnh kênh của mình trên YouTube.
Infinity
by
David C Roy
Hình 1 10 David C Roy, Winding the Infinity Kinetic Sculpture, 2016
Chuyén động được tao ra co học bang các động cơ Các bộ phận chuyên độngthường được cung cấp năng lượng bằng gió, các tua bin động cơ hoặc chỉ bằng động
tác dịch chuyên của người quan sat Kinetic Art bao gồm nhiều kỹ thuật và phong cách
chồng chéo nhau, có thé được thấy rõ trong ví dụ hình Tác phẩm Infinity được dich
thân “cha đẻ” là David.C.Roy tác động lên bằng giữ chặt bánh xe sau, cách xoay bánh
xe trước chằm chậm 20 vòng (sẽ có một âm thanh đặc trưng của bánh răng) theo chiều
kim đồng hồ Khi thả tay ra, tác phẩm chuyên động theo như ý muốn
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 15
Trang 25BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
Ngoài trường phái nghệ thuật động học, các trường phái nghệ thuật khác như
nghệ thuật điêu khắc chuyển động (Kenetic Sculpture), nghệ thuật sắp đặt
(Installation), nghệ thuật thân thế (Body art), thì sự chuyển động được nghiên cứu
một cách cụ thé Thậm chí, những tác phẩm còn phải đi cùng với động thái “diễn”
(Display) chứ không chỉ là trưng bày triển lãm (Exhibition)
Chuyên động thật có thé ké tới nghệ thuật làm phim hoạt hình hoặc Video
Hoạt hình là hình thức sử dụng ảo ảnh quang học để tạo sự chuyển động Sựchuyên động này là do những hình ảnh tĩnh được chiếu liên tục không ngừng trong
một khoảng thời gian nhất định Sau khi dự kiến được đường nét an tang (Implied
line), các họa sĩ sẽ dựa vào đó mà lắp ghép hình của các động tác rời rạc thành một
chuỗi chuyên động Trong hoạt hình vẽ tay truyền thống, chuyền động thật được tạo ra
bang cách vẽ một loạt các khung hình hoặc các đối tượng riêng lẻ dé mô tả những thay
đổi nhỏ về vị trí/động tac/biéu cảm Khi những khung hình này được phát, thường là
24 khung hình/giây, mắt người sẽ cảm nhận được sự chuyên động linh hoạt của một
chuỗi hình ảnh Tương tự, trong hoạt hình máy tính, chuyển động thật đạt được băng
cách điều khiển các đối tượng nhân vật thông qua một loạt keyframe Phần mềm máy
tính sẽ đưa ra những phép tính giữa các frame đề tạo ra chuyên động mượt mà và liên
tục.
Đối với phim người đóng hoặc những quảng cáo/video sử dụng con người,chuyên động thật là chuyên động được ghi lại bởi máy ảnh hoặc các thiết bị ghi hình
khác Điều này có thể bao gồm chuyên động của diễn viên, đồ vật hoặc chính máy
quay, tao ra cảm giác hành động và cảm xúc trong câu chuyện băng hình ảnh.
Đó là một số van đề có liên quan đến chuyên động thật cũng như một số ứngdụng trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác Trên thực tế, việc tạo ra chuyên động thị giác
đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, trải nghiệm dé có thé đem lại những sản phẩm tốt nhất
1.3 Vai trò của chuyển động thị giác
Chuyên động thị giác có thé áp dụng cho thiết kế nhằm tao sự thống nhất trongtác phâm nghệ thuật hoặc các thiết kế khi dùng mắt theo dõi Như ví dụ dưới đây là
tam áp phich Flying Gnome của nhóm nhac hai người Gnome do Go Media thiết kế
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 16
Trang 26BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
Tên ban nhạc được đặt ở trên cùng bên trái, là điểm xuất phát mà người đọc dễdàng chú ý trước khi di chuyên mắt xuống theo dõi những thông tin phía dưới Hình
ảnh phù thủy với những đường sóng lượn được sắp xếp có chủ ý góp phần điều hướng
m ắt người đọc tiếp cận thông tin như mong muốn của đội ngũ thiết kế Tất cả những
yếu tô trong tam áp phích tạo thành một khối thống nhất hoàn hao
Vai trò thứ hai của chuyên động thị giác là định hướng người xem đến bất kỳthông điệp hình ảnh nào mà tác giả mong muốn Một tác phẩm có sử dụng yếu tố
chuyền động thị giác tốt dẫn dắt người nhìn tìm thấy được ý đồ của tác giả ân sâu sau
sự bày trí có chủ đích, điều đó đặt ra cho người nghệ sĩ phải chủ động, dự kiến về cách
điều chỉnh các hướng nhìn tiềm ấn bên trong tác pham một cách tinh tế Không có
chuyên động, một tác phẩm nghệ thuật có thể có nhiều phẩm chất bậc thầy vẫn có vẻ
vô hồn Ở ví dụ này, bức tranh khắc gỗ “Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa” (The Great
Wave off Kanagawa) của họa sĩ người Nhật Hokusai (được vẽ vào những năm 1830 —
1834) là một trong những bức tranh khắc họa chuyên động tuyệt vời
Hình 1 12 Hokusai, Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa, 1830 - 1834
Trang 27BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
Khi nhìn vào bức tranh, người xem có thé cảm nhận được chuyên động day sứcmạnh của con sóng, từng âm thanh, từng giai điệu dồn dập Những vệt nước màu xanh
vừa phản ánh cấu trúc của từng cơn sóng, vừa biểu đạt được hướng chuyển động
Thông qua bức tranh, tác giả muốn gửi gam đến một thông điệp rằng “Có thé những
khó khăn ở hiện tại vô cùng lớn lao, nhưng chỉ cần có gắng vượt qua thì những điều tốt
đẹp sẽ đến như một món qua dành tặng cho sự bên bi, kiên trì của bản thân” Chính
tác phâm này đã tạo cảm hứng và ảnh hưởng lớn đến các họa sĩ phương Tây, đặc biệt
là vào cuối thế kỷ 19 Như Vincent van Gogh, một người rất ngưỡng mộ Hokusai,
từng ca ngợi chất lượng vẽ và sử dụng đường nét trong “Sóng lừng ngoài khơi
Kanagawa” và nói răng nó có một tác động cảm xúc đáng sợ.
1.4 Những yếu tô tạo nên chuyền động thị giác
Theo như họa sĩ Uyên Huy, nguyên Trưởng Khoa Hội họa & Mỹ thuật Ứngdụng, ông đã tổng hợp những yếu tố dé tạo nên chuyền động thị giác như sau: Chuyên
động thị giác = Lực thị giác + Hướng + Các yếu tố thị giác + Sự lặp đi lặp lại + Sự
biến đổi + Mật độ + Tiết tau + Cường độ
1.4.1 Lực thị giác
Cái gây cho người nhìn cảm giác chuyên động thị giác là sự tồn tại của lực thịgiác Lực thị giác là sự lôi cuốn mắt người xem tới một đối tượng trong không gian bat
kỳ theo một mức độ nào đó, thông qua ý thức, khả năng trình bày, cách bồ trí bởi đôi
tay và trí tuệ của người nghệ sĩ Có những trường hợp sắp xếp đạt được sức hút mạnh
toát ra tự sự cộng hưởng tốt giữa các đối tượng với nhau, hoặc cũng có trường hợp
phối kết yếu do bị phân phối rời rạc, tản mạn
Nói tới “lực thị giác tốt” nghĩa là con mắt đã bị lôi cuén một cách mạnh mẽ vaocác yếu tố thị giác khi chúng được đặt gần trung tâm hoặc bồ trí thành một cụm chặt
chẽ Còn khi nói tới “lực thị giác yếu”, đây là trường hợp mà các yếu tố thị giác đã rời
xa trung tâm và nó đã kéo con mắt của người xem rời ra khỏi khu vực trung tâm của
không gian hay bồ trí một cách tản mạn
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 18
Trang 28BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
A B C
Hình 1 13 So sánh lực thị giác
Vi dụ ở ba hình vẽ trên, hình A không tạo được lực thị giác đủ mạnh dé thu hútcon mắt con người Ở hình B có sự hiện diện của một hình tròn đặc màu đen năm ở vị trí
trung tâm, tạo lực hút thị giác mạnh mẽ hơn so với hình A Còn hình C có sức hút thị giác
rất mạnh bởi hình tròn nằm lệch sang một bên gây chú ý tới người xem Ví dụ dưới đây là
minh họa một tam poster của tựa game “Touken Ranbu” của tác giả E77 trên Pixiv
Hình 1 14 E32, Poster nhân vật Ichigo Hitofuri trong game Touken Ranbu
(Nguôn: Pixiv)
Trang 29BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
Lực thị giác mạnh vì nhân vật trung tâm là Ichigo được lam nổi bật lên nhờnhững nhân vật phụ màu trắng đối lập với bộ trang phục tối màu của đối tượng chính
Chuyén động thị giác được thé hiện qua sự sắp xếp màu đỏ, hướng của thanh kiếm và
pose của hai nhân vật Ichigo và nhân vật bị đâm Con mắt của người xem bắt đầu tập
trung từ đối tượng chính và dịch chuyển xuống dong chữ phía dưới
1.4.2 Hướng
Hướng, hay chiều hướng, cần phải được xác định rõ ràng dé dẫn dắt người xemphải nhìn vào đâu Các nghệ sĩ sẽ gián tiếp điều khiển cái nhìn, dẫn đắt hướng nhìn ở
con mắt người xem Do đó, vấn đề được đặt ra là: người xem phải nhìn nhưng họ sẽ
nhìn theo hướng nào? Nhìn đối tượng này liệu có dẫn đến đối tượng kia hay không?
Và cuối cùng con đường đi của tia nhìn được người nghệ sĩ cố tình dẫn dắt có đúng
với trật tự sắp xếp của các yếu tổ thị giác một cách có hệ thống hay không?
Dựa theo thói quen, đặc tính của người xem, cùng với sự sắp xếp có chủ đíchcủa các nhà thiết kế hay họa sĩ dé tạo nên chuyền động thị giác, các sản phẩm thiết kế
như landing page/các tam poster luôn cần tuân theo một nguyên tac trình bày bố cục
nhất định Quy tắc đọc của con người cũng không quá khó đoán Tén tại một số trường
hợp ngoại lệ nhưng phần lớn mắt của chúng ta có xu hướng đọc từ điểm này sang điểm
kia một cách nhất định Các nghên cứu đã khái quát va chỉ ra ba loại: F — pattern, Z —
pattern và sơ đồ Gutenber
¢ F- pattern:
F-Pattern là quy luật chủ yêu đành cho việc phân bồ text Day là cách đọc theohình chữ F khi người đọc đang nhìn về phía một trang web có chứa rất nhiều nội dung
(tech-heavy content website) Mô hình này được Jacob Nielsen lần đầu tiên đề xuất,
sau khi công ty của anh thực hiện nghiên cứu eye-tracking Những nghiên cứu ban đầu
được thực hiện trên các thiết kế thiên về văn bản và kết quả tìm kiếm Mô hình chữ F
bắt đầu từ phía trên bên trái, mắt di chuyên theo chiều ngang sang góc trên bên phải,
sau đó quay trở lại phía bên trái trước khi mắt tiếp tục một lần “quét” khác Lần “quét”
thứ hai này sẽ không lâu bằng lần đầu tiên
Trang 30BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
Hình 1 15 Bồ cục F - pattern
¢ Z-pattern:
Bồ cục Z-pattern tuân theo hình dạng chữ Z roi Tương tự như mô hình chữ F,
người xem cũng sẽ bắt đầu theo hướng từ trên cùng bên trái, di chuyên theo chiều
ngang sang góc trên bên phải, sau đó đi xuống phía dưới bên trái, và kết thúc tại phía
dưới cùng bên phải Z-pattern đôi khi được gọi là bố cục chữ S đảo ngược, với các
đường cong thay vì các góc gấp khúc Về cơ bản thì chúng là một Ngoài ra bố cục này
có một số biến thé như bó cục hình zich zach, bố cục tam giác vàng (golden triangle)
Hình 1 16 Bồ cục Z - patternZ-pattern phù hợp với các thiết kế đơn giản, trong đó có một vai yếu tô chínhcần được người xem nhìn thấy Dưới đây là ảnh chụp màn hình một website đọc
truyện trực tuyến lớn của Hàn Quốc, phiên bản tiếng anh
Dao Thị Mai Anh — B19DCPT003 21
Trang 31BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
Hình 1 17 Website đọc truyện Webtoon
Vị trí số 1 là nơi thu hút nhất dé đặt logo, bên cạnh là những danh mục VỊ trí sé
2 là hai nut đăng nhập và đăng truyện lên “Creators 101” sẽ được thay đổi thành tên
của tác giả sau khi người dùng đăng nhập thành công Đích đến là vị trí số 4 cuối cùng,
người dùng có thé được doc tất cả các loại truyện nếu tải ứng dụng của Webtoon
¢ So đồ Gutenber:
Sơ đồ này mô tả một hình thái chung mà mắt người xem di chuyền khi nhìn vàothiết kế có nội dung phân bố đồng đều Bố cục này áp dụng cho nội dung chứa nhiều
văn bản, giống như các trang trong cuốn tiêu thuyết hoặc một tờ báo Sơ đồ Gutenberg
chia layout thành bốn góc phần tư:
Primary optical area — Khu vực quan trọng nhất: Phía trên bên tráiStrong fallow area — Khu vực ít được chú ý nhất: Phía trên bên phải
Weak fallow area — Khu vực ít được chú ý: Phía dưới bên trái
Terminal area — Khu vực đích đến: Phía dưới bên phải
Dao Thị Mai Anh — B19DCPT003 22
Trang 32Weak Fallow Terminal
Area Area
Hình 1 18 Sơ đồ GutenbergBên dưới là vi dụ về một trang sách minh hoa thiếu nhi áp dung sơ đồGutenberg Đây là tác phẩm minh họa truyện cô tích “Goldilocks và gia đình Gấu”
(Cachinhos Dourados e os três ursos) của họa sĩ Graziela Andrade, đăng tải trên
Behance.
Văn bản được đặt ở khu vực quan trọng nhất (Primary optical area) và khu vựcđích đến (Terminal area) Hai khu vực còn lại được dé ra một khoảng trống hoàn hảo
cho bức tranh minh họa Nhân vật Goldilocks nhìn từ trái sang và con đường đi lên
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 23
Trang 33BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
cùng với su sắp xếp của những chi tiết khác đã góp phan tạo một dòng chảy thi giác
hướng mắt người xem từ trái sang phải
Mỗi bố cục này đều chỉ ra những nơi nên đặt thông tin quan trọng, đều môphỏng vị trí tự nhiên của mắt khi không có hierarchy (hay còn gọi là phân cấp thông
tin) trong thiết kế Ba mô hình này phát huy được hiệu quả cao nhất khi những thiết kế
von đã được phân cấp thông tin, hoặc cả những thiết kế chứa nhiều yếu tố trong đó,
không chỉ mỗi văn bản Chúng đều có điểm xuất phát từ trái sang phải (một số quốc
gia có thói quen đọc từ phải sang cũng tương tự như vậy) nhưng cả Z-pattern và sơ đồ
Gutenberg đều kết thúc ở cùng một vị trí và đi chuyển qua khoảng ở giữa thiết kế
F-pattern không đạt được điểm kết thúc này Một điều mà chúng ta đều mong muốn là
người xem sẽ thấy nội dung hấp dẫn, muốn đọc nhiều hơn và thoát ra khỏi khuôn mẫu
chữ F để đến với vạch đích cuối cùng (terminal area)
Chuyên động thị giác còn có thể ứng dụng trong dàn trang hoặc truyện tranhgiúp cho mạch truyện 6n định, xuyên suốt Ở dưới là một trang truyện tranh Marvel
“The Unbelievable Gwenpool” do nhóm họa sĩ Gurihiru minh họa.
Hình 1 20 Gurihiru, The Unbelievable Gwenpool, Issue 4, 2017
Trang 34BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
Tuy không có can đến lực thị giác nhưng dựa theo thói quen người đọc từ tráisang phải, từ trên xuống dưới, những bóng thoại đóng vai trò điều hướng mắt người
xem nội dung câu thoại, từ đó người đó hình dung ra diễn biến câu chuyện ra sao và tò
mò muôn gio sang trang sau.
1.4.3 Các yếu tô thị giác
Chúng ta cảm nhận thế giới thông qua năm giác quan, trong đó thị giác đóngvai trò quan trọng nhất, dùng dé tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài tác động đến chủ
thể là con người Các yếu tô thị giác chính là những ngôn ngữ hình thức mà nghệ sĩ thị
giác sẽ dùng, phối hợp, tạo nên loại ngôn ngữ mà người ta cảm nhận được băng con
mắt (Uyên Huy, 2019, tr.95) Các yếu tổ thị giác bao gồm: Điểm, đường nét, diện,
hình, ánh sáng, màu sắc, không gian, chât liệu, bô cục.
Chuyên động thị giác được hình thành qua việc sắp xếp các yếu tố thị giác mộtcách có chủ ý Ví dụ như tâm poster viện bảo tàng của nghệ sĩ Martin Diethelm
MODE MUSEUM
1930-1970 BELLERIVE
—N ZURICH
April 1982
Hinh 1 21 Martin Diethelm, Museum Bellrive Zurich, 1982
Ở đây, tác gia đã sử dung chủ yêu yếu tố cham va đường nét dé tạo hình một côgái Chuyên động thị giác từ trên xuống, những thông tin quan trọng được đặt phía
trên Ngoài ra, hình và nên có sự tương phản mạnh khiên ta phải chú ý đên cô gái
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 25
Trang 35BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
trước rồi mới tim đến những thông tin khác Ta cùng xem thêm vi du thứ hai về một
banner của nhóm nhạc rock Chevelle.
gian, Mắt của người xem sẽ chú ý từ trên trái (chiều đọc thuận mắt) là khu vực rừng
tối đậm đến bên phải, nơi không gian rộng lớn, tạo nên một đường dẫn thị giác tốt
Ở vi dụ thứ ba, chuyền động thị giác được thé hiện rất rõ ràng nhưng cũng rấtđộc đáo, thông qua yếu tố đường nét là quãng đường của tàu con thoi Đường nét đứt
đoạn màu trắng nỗi bật trên nén tối, “kết nối” những nội dung cần truyền tải cho người
xem Nhịp điệu lên xuông êm ái của các đường nét khiên người xem thay dê chịu.
Ngoài ra, chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa chuyển động và hình trong
không gian.
Như đã nói, sự chuyển động trong tác phẩm chi là chuyển động ảo được hìnhthành trên cơ sở những yếu tố thị giác được “dan” lên phông nền Nhu vậy nó là sự
chuyển động thực chat là tĩnh, hay nói cách khác là cảm giác về chuyên động được
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 26
Trang 36BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
hình thành trên các yếu tố thị giác ở trang thái tĩnh, trạng thai đứng im hoàn toàn
(Uyên Huy, 2019, tr.206) Ngoài các yếu tố đã nêu là vị trí và hướng, chúng ta cũng
cần phân tích thêm mối quan hệ giữa hình của các yếu té thị giác và độ lớn của phông
nên Nghĩa là ta cần cân nhắc về kích thước, vị trí của hình được đặt trong không gian,
tức là nền Hình là thuật ngữ khá chung chung nói về dáng vẻ bề ngoài của vật thé, con
người, động — thực vật, Chúng ta có thể nhận diễn được “hình” khi chúng được biểu
hiện ở dạng rắn và khó có thể nhận diện được “hình” nếu chúng ở dạng lỏng, hơi
(khói, nước, đám mây ) Trên thực tế, hình của các yếu tố thị giác được quy vào
những hình có kỷ hà (Geonetric Shape) và hình tự nhiên (Organic Shape), hình có
hướng hay hình vô hướng Hình tông thê hay hình đơn lẻ thường có điện tích nhỏ hơn
so với diện tích nền và được coi như là những bộ phận chuyên động bên trong nền Có
thê nói, cái lớn làm nên cho cái nhỏ, cái nhỏ đang chuyên động trong cái lớn.
Hình 1 24 VTC News, Top 10 6 tô điện có khả năng tăng tốc nhanh nhất năm 2023,
2023
Ví dụ ô tô được tạo dáng phù hợp quy luật khí động học thì dù nó có ở trạng
thái đứng yên, ta vẫn cảm giác nó muốn lao đến Nghĩa là kiêu dang của nó hình thành
nên sự chuyên động rõ rệt Chúng ta hãy xem xét thêm về hai hình tam giác: một tam
giác đều và một tam giác không đều với một cạnh bị kéo dài Khi nhìn vào hai hình
này, chúng ta có cảm giác hình thứ hai thể hiện sự chuyên động rõ ràng hơn so với
hình một Như vậy, xét về trạng thái độc lập thì hình vô hướng gợi cho chúng ta cảm
giác tĩnh hơn.
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 27
Trang 37BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
Tốc độ chuyển động của hình cũng phụ thuộc vào đặc điểm của phông nên
Xem xét hình ảnh trên, việc dé nền mờ hơn không chỉ là nôi bật chiếc xe mà còn “tăng
tốc độ” chuyển động của xe lên cao Không chỉ phương pháp làm mờ nền được sử
dụng để tăng giảm tốc độ, ta có thể phân tích thêm qua thí nghiệm của
Gian.F.Minguzzi:
Cho một vat mau den chuyên động qua hai phông nền trắng và ghi liên tục vớicùng một vận tốc Khi vật đen chuyên động của phông ghi, ta có cảm giác vận tốc bị
giảm đi do hiệu ứng tương phản giữa hình và nền yếu Cũng như vậy nếu cho một vật
đi qua một phông hình theo một tốc độ nhất định Nếu ta tăng gấp đôi kích thước của
vật và kích thước của nên, ta có cảm nhận kích thước giảm đi một nửa.
Như vậy, dé tác phâm mà người nghệ sĩ muôn truyền tải cho người xem nhìn thay, cảm nhận, hiệu, đông cảm điêu liên quan đên thị giác, tức là phải đi qua con mắt.
Đối tượng tiếp nhận, cảm thụ được ngôn ngữ thị giác gồm hai loại:
- _ Thứ nhất, thông qua cảm nhận của tác giả, người đã sử dụng các yếu tố thị giác
để diễn tả tác phẩm theo cách riêng của mình Tác giả phải khách quan cânnhắc, kiểm tra các yếu tố được sử dụng dưới góc nhìn của người tiếp nhận tácphẩm sao cho nó tạo sự hiệu quả, phù hợp với thị hiéu quần chúng mà vantruyền tải giá trị nghệ thuật
- Thi hai, thông qua cảm nhận của người xem, những người tiếp nhận tác phẩm
và qua đó, họ có thể giải mã được những ý tưởng/ thông điệp mà tác giả gửigắm vào Với đối tượng người xem có một chút kiến thức ngôn ngữ thị giác,
phân tích kỹ càng các hình tượng được trải bay trên tác phẩm mà van không sao
hiểu rõ, giải mã được nội dung thì nhược điểm ấy trước hết do tác giả chưathuần thục trong việc sử dụng các tín hiệu thị giác Còn với người xem it/haunhư không có kiến thức về ngôn ngữ nay, xét về góc độ truyền thông mà ngườixem vẫn chưa hiểu, không cảm nhận được thông điệp là lỗi phần lớn do tác giả
Qua đó thấy rằng, tạo ra sự chuyên động thị giác cần chú ý đến nhiều yếu tố
như nên, hình, vỊ trí, màu sắc mới tạo nên một tác phâm tạo hình gây chuyên động
thị giác hiệu quả.
Đào Thị Mai Anh — B19DCPT003 28
Trang 38BO ÁN TOT NGHIỆP
Dao Thi Mai Anh — B19DCPT003
CHƯƠNG 1
29
Trang 39BO ÁN TOT NGHIỆP CHUONG 1
Tiéu két chuong 1
Chuyén động đã xuất hiện như một phan trong su sống của con người Nhờnhận biết chuyên động, con người có thể tránh được hiểm nguy Chuyên động cũng
đóng góp một phan lớn trong việc phát triển con người và xã hội Chuyên động thị
giác là một dạng ảo giác về sự chuyền động do sự bồ trí, sắp đặt có chủ đích của người
nghệ sĩ Có hai loại chuyển động thị giác là chuyển động ân tàng, được ứng dụng phổ
biến trong các ấn phẩm điện tử/minh họa, và chuyển động thật, thường được thấy
trong các triển lãm nghệ thuật hoặc ứng dụng phô biến trong quay dựng Vai trò của
chuyên động thị giác nhằm tạo sự thống nhất trong tác pham và đem lại thông điệp ma
tác giả muốn bày tỏ đến cho người xem Tuy nhiên, đối tượng người xem, hoặc là
người có kiến thức về ngôn ngữ thị giác, hoặc là những người ít/hầu như không có
kiến thức đó, chưa phát hiện ra được nội dung của tác phẩm thì phần lớn là sự yếu kém
của tác giả Các yếu tô dé tạo nên chuyền động thị giác bao gồm lực thị giác, chiều
hướng, các yếu tổ thị giác cùng với vị trí/mật độ xuất hiện của những thành phan trên
Trang 40BO ÁN TOT NGHIỆP CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CHUYEN ĐỘNG THỊ GIÁC TRONG MINH HỌA
TRUYỆN TRANH
2.1 Tổng quan về minh họa
2.1.1 Khái niệm về minh họa
Minh hoa là sử dụng những sản phẩm vẽ tay dé diễn tả một câu chuyện, hay dégiải thích một hành động, một sự kiện, một nội dung cụ thể Minh họa có thể được
hiểu là ngôn ngữ hình ảnh Tác phẩm minh họa được tích hợp trên các xuất bản phẩm
như áp phích, tờ rơi, tạp chí, sách, tài liệu giáo khoa, phim hoạt hình, trò chơi điện tử
và phim điện anh,
Hình minh họa thường ít phức tạp hơn ảnh chụp và thường được cách điệu hóa,
ngoại lệ là những nghệ sĩ theo chủ nghĩa tả thực Trong trường hợp này, nghệ sĩ vẽ
chính xác đến mức khó có thê phân biệt được hình minh họa với một bức ảnh chụp
Công cụ dé tạo ra những hình minh họa rất đa dạng, từ máy tính với bảng vẽ điện tử
hoặc trên giấy bằng bút mực, bút chì hoặc sơn Bat ké công cụ nào được sử dụng, các
hình minh họa đều có sức hấp dẫn với người xem vì tính đa dạng và độc đáo của
chúng, đồng thời thể hiện cá tính riêng của những người nghệ sĩ Những trường hợp sử
dụng hình minh họa với mục đích:
- Miêu tả những thứ không thể nhìn thấy được (ví dụ: các hệ thống cơ quan,
linh kiện máy móc, môi trường vi sinh, )
- Cụ thể hóa hình ảnh con người và đồ vật, bao gồm những hình ảnh tưởngtượng (ví dụ: những món đồ vật hay những con quái vật, các nhân vật thầnthánh trong câu chuyện thần thoai/cé tich, )
- Mô tả một hoạt động, một quy trình thực hiện (ví dụ như các bước rửa tay,
cách phòng cháy chữa cháy, )
- Thể hiện phong cách cá nhân của mình
Có rất nhiều loại hình minh họa, bao gồm:
¢ Minh họa vector (Vector illustrations): Những hình minh họa được vẽ bang
những công cu vẽ vector chuyên dung Chúng thường được tao ra từ hình anh,
Dao Thị Mai Anh — B19DCPT003 31