1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS - Tác động của tin giả (Fake News) trên mạng xã hội đổi với công chúng Việt Nam hiện nay

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Tin Giả (Fake News) Trên Mạng Xã Hội Đối Với Công Chúng Việt Nam Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Truyền Thông
Thể loại luận văn ths
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 6,16 MB

Nội dung

Từ những vấn đề cấp thiết đặt ra trong bối cảnh mạng xã hội lên ngôicùng với những lý do khách quan và chủ quan từ phía người nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài Tác động của tin giả Fak

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xã hội càng phát triển, nhu càu của công chúng ngày càng tăng Mộttrong số đó là nhu cầu mong muốn được cung cấp thông tin về mọi mặt đờisống một cách khách quan, chân thực, hấp dẫn Trong vòng mười năm trở lạiđây, bên cạnh bốn loại hình báo chí với chức năng cung cấp thông tin chocông chúng, mạng xã hội ra đời đã tạo bước ngoặt lớn trong việc kết nối vàtruyền thông Cùng với sự hồ trợ ngày càng mạnh mẽ của công nghệ, mỗi cánhân khi tham gia cộng đồng mạng có thể tạo ra không gian công cộng choriêng mình, thoải mái đăng tải, chia sẻ và kết nối với nhau Khoảng cách vềkhông gian địa lý bị xóa bỏ, thông tin được công chúng cập nhật trong tíchtấc Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh mà mạng xã hội đem đến chocông chúng, không thể tránh khỏi những mặt trái có sự tác động mạnh mẽ tới

xã hội Vấn đề tin giả (Fake News) là một trong số đó

Cách đây 14 năm, mạng xã hội mà khởi sự là mạng xã hội Facebook rađời đã tạo nên một cuộc cách mạng về công nghệ giúp việc kết nối, trao đổithông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết Đó còn là kênh để người dùng chia

sẻ, bày tỏ tâm tư, tình cảm, lưu giữ kỷ niệm cá nhân Với những thế mạnhvượt trội mà trước đây chưa có công ty cung cấp nền tảng dịch vụ nào làmđược đã khiến mạng xã hội được người dùng toàn cầu ưa chuộng và sử dụng.Nhưng nếu như trong những năm đầu xuất hiện mạng xã hội, đây là môitrường kết nối, trao đổi thông tin lành mạnh của cộng đồng thì 3 đến 4 nămgần đây, mạng xã hội vô hình chung trở thành nguồn cung cấp thông tinkhông chính thống Những ưu điểm của mạng xã hội bị đối tượng xấu lợidụng, trở thành công cụ đế chúng lan truyền tin bịa đặt, tin giả

Hiện nay, mạng xã hội dần chiếm ưu thế, thậm chí lấn át truyền thôngđại chúng Công chúng truy cập, kết nối, tiếp cận thông tin qua đường linkđược chia sẻ trên mạng xã hội với tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với việc tự tìm

Trang 2

vào trang báo điện tử hay trang thông tin điện tử đế tìm kiếm nội dung Bêncạnh đó, mạng xã hội giúp mọi người có thể đăng tải, chia sẻ, bình luận thôngtin quá dễ dàng nên việc một bộ phận trong xã hội vì mục đích chính trị haybất cứ lý do nào khác sử dụng “khe hở” đó tạo thành cơ hội để lan truyền tingiả đến cộng đồng là điều dễ hiểu Những năm gần đây, tin giả (Fake News)trên mạng xã hội phát triển rất mạnh Tin giả ở Việt Nam có xu hướng tăngnhanh, để lại hậu quả xấu đối với xã hội nói chung và tổ chức, cá nhân nóiriêng Nhiều trường hợp, các nạn nhân trong các vụ thông tin giả ngoài việcảnh hưởng tới uy tín, danh dự, kinh tế, tinh thần, còn có thể dẫn đến thiệtmạng do không thế chịu đựng được chỉ trích của dư luận xã hội Điều này nảysinh một sự thật nhức nhối rằng, tin giả có khả năng lan truyền kinh khủnghơn tin chính thống, gây hoang mang, làm sai lệch nhận thức về thế giới quan,những vấn đề chính trị của công chúng.

Mặt khác, tin giả có cơ chế hoạt động gần giống tin đồn nhưng cáchthức làm tinh vi hơn rất nhiều Cùng đề cập đến nhiều vấn đề nhạy cảm, bứcxúc của mọi mặt đời sống, nhưng nếu tin đồn chỉ là tin thất thiệt, mập mờ,không có căn cứ chính xác thì tin giả đưa đến công chúng những bằng chứng

“mắt thấy, tai nghe” thông qua hình ảnh hoặc video tự quay, tự chụp để vờminh chứng tính “chính xác” của tin tức, khiến độc giả, khán thính giả khónghi ngờ và đặt niềm tin tuyệt đối Không những thế, tin giả thường đề cậpđến các vấn đề quan trọng, nổi cộm thuộc mọi lĩnh vực đời sống như: Chínhtrị, giáo dục, xã hội, văn hóa, giải trí Cách làm đó biển tin giã trở nên gần gũivới công chúng, thôi thúc độc giả, khán thính giả có nhu cầu chia sẻ thông tinvới mọi người vì nhiều mục đích khác nhau như: Cảnh báo, dạy dỗ, mua vui

Không chỉ xuất hiện trên mạng xã hội, một số tin giả còn được báo chíchính thông đăng tải lại Dưới tác động của cơ chê thị trường, nhiêu nhà báo

bị phụ thuộc hoàn toàn vào mạng xã hội để tăng lượng truy cập, dẫn đến tìnhtrạng truyền thông xã hội có thể sẽ lấn át truyền thông đại chúng trong việc

Trang 3

cung cấp thông tin đến độc giả, khiến báo chí mất dần vai trò chủ đạo thôngtin, thậm chí bị mạng xã hội dẫn dắt bởi các tin tức giả mạo, tác động xấu đến

dư luận xã hội, uy tín của tờ báo

Sau hàng loạt tin giả được lan truyền quá nhanh trên mạng xã hội ởViệt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung thì bằng nhiều biện pháp, tất cảcác nước trên thế giới đã và đang tìm giải pháp đế hạn chế, ngăn chặn tin giả(Fake News) Tuy nhiên, việc quản lý và xử lý tin giả ờ Việt Nam vẫn hạn chế

do trình độ chuyên môn của cán bộ chức năng, công nghệ phục vụ công tácquản lý và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản

lý Internet và thông tin trên mạng xã hội của Việt Nam chưa theo kịp sự pháttriển của thực tế Đen hiện tại, tin giả vẫn tiếp tục nảy sinh, tồn tại và lan tỏa,gây thiệt hại trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội, ảnh hưởng tới tình hình

an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Những luồng tin này không chỉ tácđộng xấu đến nhận thức của công chúng, phá hủy danh dự người khác màlớn hơn thế, nó đã và đang làm ảnh hưởng đến việc sản xuất thông tin của cơquan báo chí chính thống, thay đổi thời cuộc của cả hệ thống chính trị quốcgia

Từ những vấn đề cấp thiết đặt ra trong bối cảnh mạng xã hội lên ngôicùng với những lý do khách quan và chủ quan từ phía người nghiên cứu, tác

giả lựa chọn đề tài Tác động của tin giả (Fake News) trên mạng xã hội đổi với công chúng Việt Nam hiện nay để tiến hành nghiên cứu, phân tích, làm rõ

vấn đề

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong vài năm trở lại đây, khi mạng xã hội được sử dụng rộng rãi vớitốc độ chóng mặt và khó kiểm soát thì vấn đề tin giả (Fake News) là vấn đềkhông mới Tuy nhiên, cho đên nay ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu chuyênsâu nào về vấn này Những nhận định, nghiên cứu về tin giả (Fake News) chỉ

Trang 4

dừng lại ở các bài báo, các tham luận tại hội thảo hoặc một chương/ một mụcnhỏ trong vấn đề nghiên cứu như:

Khai thác và xử lý thông tin báo chỉ: Đòi hỏi sự chuyên nghiệp, thận trọng và bản lĩnh của tác giả Nguyễn Trung Kiên, Phó trưởng Ban Thư ký

Báo Công lý (Tham luận đề cập đến vấn đề xử lý thông tin trong “thế giớiphẳng”)

Đổi mới báo chí — Những bài học từ thực tiễn của tác giả Nguyễn Thị

Thanh Phương, Tạp chí Y học Quân sự (Tham luận nói lên một số hạn chế,bất cập và bài học kinh nghiệm trong quá trình đổi mới báo chí)

Hai tham luận trên được trình bày trong Hội thảo quốc gia về “Báo chí

30 năm đổi mới, những vấn đề lý luận và thực tiễn” ngày 29/12/2016

Cuộc chiến chống lại Fake News và trách nhiệm xã hội của báo chí của

tác già Lê Quốc Minh, Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (Thamluận đưa ra một số ví dụ điển hình về tin giả (Fake News) trên thế giới nóichung và tại Việt Nam; sự thiếu đạo đức nghề nghiệp của nhà báo dẫn đếnthiếu sót trong kiểm chứng thông tin mà đưa tin giả lên mặt báo.)

Truyền thông trên mạng xã hội của nhóm tác giả Đoàn Thanh niên

Ngân hàng Trung ương (Tham luận đưa ra một số giải pháp nhằm giúp hoạtđộng truyền thông trên mạng xã hội đạt hiệu quả cao, đồng thời hạn chế tối đathông tin xấu, độc.)

Khai thác và sử dụng mạng xã hội — mang lại chất lượng thông tin báo chí tốt nhất cho công chủng của nhóm tác giả Đoàn Thanh niên cơ quan

Ban Tuyên giáo Trung ương (Tham luận nêu ra những lưu ý đối với nhà báotrong quá trình tác nghiệp để giúp nhà báo nâng cao hiệu quả trong việc tiếpnhận thông tin trên mạng xã hội.)

Nhận thức của nhà báo khi tham gia mạng xã hội của tác giả Bùi Lan

Anh, Biên tập viên Kênh VTC1, Đài Tiếng nói Việt Nam (Tham luận nêu vai

Trang 5

trò, vị trí và xu hướng của mạng xã hội trong bối cảnh hiện nay và thực trạngnhận thức của nhà báo, người dân khi tham gia mạng xã hội.)

Các tham luận trên được trình bày tại tọa đàm “Truyền thông trên mạng

xã hội” do Ban Chấp hành Đoàn khối các cơ quan trung ương tổ chức vàotháng 6/2018

Mục Vẩn nạn tin giả (Fake News) trong sách Báo chí và truyền thông

đa phương tiện của PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang (Chủ biên) (Mục đề

cập đến quá trình bùng nổ của tin giả trong những năm gần đây và đưa ra một

số giải pháp giúp công chúng nhận biết được tin giả)

Bên cạnh đó cũng có một số luận văn, luận án nghiên cứu về những vấn

đề tương đồng với tin giả (Fake News) như tin sai, tin đồn Cụ thể:

Nhận diện thông tin sai và việc cải chỉnh thông tin sai trên báo in nước

ta hiện nay của tác giả Phan Thị Thanh Thủy, năm 2011 (Luận văn đề xuất

những giải pháp giúp nhận diện thông tin sai và cách thức, kết quả cải chínhthông tin sai trên báo in.)

Nhũng sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi “cơ chế tin đồn ” trên báo chí (Khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008) của tác giả Nguyễn Thanh Mai,

năm 2009 (Thông qua một số sự kiện xã hội điển hình chịu ảnh hưởng bởi tinđồn trên báo chí, luận văn nêu lên thực trạng tin đồn và cách giải quyết củacác cơ quan báo in trong việc hạn chế thực trạng trên.)

Vấn đề tự do báo chỉ ở Việt Nam thời kỳ đổi mới của tác giả Nguyễn

Thị Phương Thanh, năm 2011 (Luận văn đề cập đến một số biểu hiện quyền

tự do báo chí, trong đó có biếu hiện thông tin giật gân, câu khách, sai sựthật )

Nhiều nghiên cứu của các tác giả quốc tế cũng chọn tin giả là vấn đề

mà họ quan tâm và mong muôn tìm cách tháo gõ

Trang 6

Social Media and Fake News in the 2016 Election (Truyền thông xã hội

và Fake News trong cuộc bầu cử 2016) của nhóm tác giả Allcott, Hunt,Gentzknow, Matthew, Đại học Staníồrd, Đại học New York, Cục Nghiên cứuKinh tế quốc Gia, Hoa Kỳ (Phân tích thực trạng tin giả trong cuộc bầu cửtổng thống Hoa Kỳ năm 2016, công trình nghiên cứu đưa ra mối liên hệ giữatin giả và mạng xã hội.)

Bài báo The Long and Brutaỉ History of Fake News (Một lịch sử lâu

đời và bạo tàn của tin giả) của tác giả Jacob Soll đăng tải trên trang webpolitico.com ngày 18/12/2016 (Bài báo đưa thông tin rằng việc làm giả tintức không chỉ xuất hiện trong vài năm gần đây mà nó đã có từ rất lâu đời.)

Bài báo Why Fake News stories thrive Online?, (Tại sao những câu

chuyện giả mạo phát triển trực tuyến?) của tác giả Judith Donath đăng tải trênweb cnn.com vào ngày 20/11/2016 (Bài báo giải thích lý do vì sao tin giảphát triển trong môi trường trực tuyến dễ dàng hơn những kênh truyền tảithông tin khác.)

Những công trình, đề tài nghiên cứu trên đây là những tài liệu quý, có ýnghĩa tham khảo rất quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vềvấn đề khá phức tạp này Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mới chỉđưa ra những nội dung chung, ngắn gọn về khái niệm, chức năng, quy luậtbiến đổi của tin giả mà chưa chỉ rõ đặc điểm của tin giả, chưa đưa ra nhữngkết luận khoa học về sự tác động của tin giả trên mạng xã hội đối với côngchúng Việt Nam Vì vậy, có thể coi đề tài của chúng tôi là một nghiên cứuđầu tiên về vấn đề này nhìn từ góc độ báo chí học, dựa trên những khảo sát cụthế về tác động của tin giả đối với công chúng trong hai năm từ tháng 6/2016đến tháng 6/2018

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 7

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề tin giả (Fake News), luận văn

sẽ khảo sát và phân tích thực trạng của tin giả ở Việt Nam để thấy tác độngcủa tin giả trên mạng xã hội đối với công chúng Việt Nam hiện nay Từ đó,chỉ ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất thêm những cách làm để hạn chếtin giả trên mạng xã hội và các kênh truyền thông đại chúng ở Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về tin giả (Fake News)

- Khảo sát và phân tích thực trạng của tin giả ở Việt Nam tại các trangmạng xã hội, đặc biệt trang mạng xã hội Facebook được đa số người dân ViệtNam sử dụng

- Khảo sát, điều tra công chúng để đo lường tác động của tin giả đốivới công chúng Việt Nam hiện nay

- Đề xuất những giải pháp giúp công chúng nhận biết tin giả (FakeNews), đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm hạn chế tin giả trên mạng

xã hội và Báo điện tử tại Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng, tác động và ảnh

hưởng của tin giả đối với công chúng Việt Nam hiện nay Công chúng đượclựa chọn khảo sát là đối tượng tham gia mạng xã hội có độ tuổi từ 16 tuổi đến

60 tuổi Đồng thời, nghiên cứu để đưa ra cách xử lý tin giả của các công tycung cấp nền tảng dịch vụ mạng xã hội, trang tìm kiếm thông tin trên Internet

và cơ quan báo chí ở Việt Nam, đặc biệt đối với báo điện tử, cơ quan báo chí

có giao diện điện tử

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình triển khai đề tài, tác giả sử dụng những phương phápnghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả nghiên cứu những nội dungliên quan đến đề tài để thừa hưởng có phát triển những ý tưởng của các nhànghiên cứu trong và ngoài nước

- Phương pháp phân tích nội dung: Tác giá tổng hợp, thống kê tin giảtrong thời gian khảo sát rồi phân tích nội dung, chi tiết, ngôn ngữ của thôngtin để đưa ra các giải pháp giúp công chúng nhận diện tin giả

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tác giả phát bảng hỏi và thuđược 275 phiếu trá lời để từ đó thống kê ý kiến dư luận xã hội vê quá trìnhtiếp cận, tác động, phản ứng và cách thức mà công chúng lựa chọn trong việchạn chế tin giả

- Phương pháp phỏng phấn nhóm: Tác giả lựa chọn 3 nhóm côngchúng (chọn mẫu gồm: 1 nhóm sinh viên và 2 nhóm công nhân viên chức),đưa ra trường hợp tin giả cụ thể nhằm trao đổi, quan sát phản ứng của họ để

có được thông tin sâu hơn về tác động của tin giả đối với từng nhóm đốitượng

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tác giả lựa chọn phỏng vấn sâuđối với lãnh đạo báo chí và biên tập viên đang công tác tại cơ quan báo chínhằm hiểu hơn về cách thức mà các cơ quan báo chí cũng như nhà báo nhậnbiết, ứng phó, hạn chế tin giả

Trang 9

6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn đề tài

Ỷ nghĩa lý luận: Tác giả hy vọng luận văn sẽ có những đóng góp làm rõ

vấn đề tin giả (Fake News), tác động của tin giả trên mạng xã hội đối vớicông chúng Việt Nam và những giải pháp chống tin giả, cách nhận biết tin giảtrong bối cảnh mạng xã hội lên ngôi

Ỷ nghĩa thực tiễn:

- Góp phần giúp người đọc nhận diện được tin giả (Fake News) và táchại của nó đối với mọi mặt đời sống, từ đó biết chọn lọc những tin kháchquan, chính xác để tiếp nhận

- Góp phần giúp nhà báo trong quá trình hành nghề biết chọn lọcthông tin để khai thác, nhận thức rõ hơn về trách nhiệm “người gác cổng” củamình trong bối cảnh bùng nổ thông tin

- Thông qua những giải pháp mà các trang mạng xã hội, trang tìmkiếm thông tin phổ biến ở Việt Nam như Google đang cải thiện cùng nhữnggiải pháp mà báo chí Việt Nam đề xuất, tác giả mong muốn luận văn sẽ là tàiliệu tham khảo giúp lãnh đạo, nhà báo, công chúng hạn chế được tin giả (FakeNews) xuất hiện tương đối phổ biến như hiện nay

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có

3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tin giả (Fake News)

Chương 2: Thực trạng tin giả (Fake News) trên mạng xã hội và tác động của nó đến công chúng Việt Nam

Chương 3: Một số đề xuất và khuyến nghị để hạn chế tin giả (Fake News)

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LỶ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIN GIẢ (FAKE

NEWS) 1.1 Khái niệm chung về tin tức

Có nhiều khái niệm về tin tức Những khái niệm đó về cơ bản đều mô

tả tin tức là một trong những thể loại thông tấn báo chí, là thông điệp về một

sự kiện, hiện tượng thời sự có ý nghĩa trong cuộc sống

Không phải bất kỳ sự kiện nào cũng là tin, mà chỉ có những sự kiệnquan trọng, mới mẻ, được công chúng quan tâm mới được coi là tin Nhà xãhội học, nhà phê bình báo chí có tên tuổi Bemard Rosko khẳng định: Bất kỳmột tin nào cũng có bản chất của nó Đó là sản phấm xã hội, phản ánh cốgắng nhận thức về những gì diễn ra trong xã hội Đó là sản phẩm có tổ chức,phản ánh những gì các phương tiện thông tin đại chúng quyết định xử sự với

xã hội

Theo từ điển Macquarie của Australia, tin tức là những thông tin màtrước đó không biết Theo nhà học giả phương tây Klause Schoenbach , tin lànhững gì vừa mới xảy ra Nhà nghiên cứu người Mỹ - Walter Lipman lại viếtrằng: Tin - không phải là sự phản ánh điều kiện xã hội, mà là bản tổng kết vềnhững gì ta nhìn thấy

Các nhà nghiên cứu Everett Dennis và John Merill thì đưa ra địnhnghĩa: “Tin là một thông báo, trong đó đưa ra cái nhìn hiện đại về thực tiễnđối với một vấn đề, sự kiện hay quá trình cụ thể Tin phản ánh những thay đổiquan trọng đối với cá nhân hay xã hội, được đưa ra trong bối cảnh phổ biếnhay điển hình”.[38, tr 30]

Còn theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn, nói đến tin tức là nói đến sự kiện Sựkiện là đối tượng phản ánh của thể loại tin, đồng thời là nội dung của tin Nói

Trang 11

một cách ngấn gọn, tin là thông điệp nhanh nhất về một sự kiện mới có ýnghĩa thời sự.

Theo cuốn sách Nhà báo - Bí quyết kỹ năng - nghề nghiệp, NXB Lao

động năm 1998 thì tin có thể được hiểu như sau:

- Là cái mà trước đây người ta chưa biết, là những kiến thức mới hoặc

là tin sốt dẻo

- Thông báo về một điều gì đó mới mẻ hoặc là về cái xảy ra trước đóhoàn toàn chưa lâu

- Là con người, sự việc, sự kiện, vấn đề hay là cái gì đó đáng lưu tâm

- Là sự kiện, hay vấn đề được công bố trên các phương tiện thông tinđại chúng hoặc là những vấn đề thú vị quan trọng [7, tr 18]

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi và PGS.TS Phạm Minh Sơn thì định nghĩatin là “một trong nhóm các thể loại thông tấn báo chí, trong đó thông báo,phản ánh một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện vàcon người, vấn đề vừa mới xảy ra trong cuộc sống có ý nghĩa chính trị, xã hộinhất định” [20, tr 39]

1.1.2 Tiêu chi để đánh giá chất lượng, hiệu quả của tin tức

Hoạt động truyền thông nào cũng đều có mục đích Hiệu quả truyềnthông là việc đạt được mục đích đó trên thực tế Đối với xã hội, hiệu quả tácđộng của truyền thông đại chúng được xem xét ở 3 mức độ:

Thứ nhất là hiệu quả tiếp nhận, nghĩa là sự đánh giá về số lượng, cáchthức tiếp cận và chấp nhận nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đạichúng Ví dụ, điều tra, khảo sát số lượng người đọc báo in (đọc trong hoàncảnh nào, thành phần đọc gồm đối tượng nào )

Trang 12

Thứ hai là hiệu ứng xã hội gồm phản ứng tâm lý, cách ứng xử, hành vi

cụ thế của cá nhân hoặc cộng đồng, việc hình thành dư luận xã hội khi tiếpnhận thông điệp của truyền thông đại chúng Điều kiện tiếp nhận thông tinnhư tâm lý, trình độ nhận thức hay kinh nghiệm sống cá nhân cũng là tácnhân chi phôi quy mô, tính chât của hiệu ứng xã hội

Thứ ba là hiệu quả thực tế Đây là mức độ cao nhất để đánh giá hiệuquả xã hội của truyền thông đại chúng Hiệu quả thực tế ở đây là những thayđổi, vận động thực tế của xã hội dưới tác động của báo chí Các phóng viên,các biên tập viên khi sản xuất tin bài luôn mong muốn thông tin của mình cótrọng lượng nhất định với xã hội Nhưng để đánh giá hiệu quả truyền thôngmột cách tương đối chính xác là việc không dễ bởi tiến trình phát triển của xãhội luôn chịu sự tác động bởi nhiều nguyên nhân mà truyền thông đại chúng

là một phần trong đó Đấy là chưa kể thông tin mà báo chí đưa ra tạo hiệu ứng

xã hội ngoài ý muốn, mặc dù trước đó thông tin ấy được đánh giá có chấtlượng tốt [22, tr 28-30]

Có thể thấy, hiệu quả thông tin trong nhiều trường hợp không gắn liềnvới chất lượng thông tin, có nghĩa là không phải thông tin cứ có chất lượng thì

sẽ đạt hiệu quả Vì vậy, để đánh giá hiệu quả thông tin không phải điều dễdàng, cũng không có thước đo cụ thể cho việc đó Tuy nhiên, các nhà nghiêncứu cũng phát hiện ra những điếm chung quan trọng giúp ích cho việc nhìnnhận, đánh giá; đặc biệt giúp ích trong việc sản xuất các sản phẩm tin tức chấtlượng, hiệu quả hơn

Để đánh giá tin, bài, phóng sự có chất lượng hay không phụ thuộc vàotừng cơ quan báo chí Bởi hoạt động truyền thông đại chúng không chỉ có sự

nồ lực của nhà truyền thông mà nó còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa báochí với công chúng, trong khi đó mỗi cơ quan báo chí sẽ hướng đến đối tượngcông chúng khác nhau Tuy nhiên, giữa các cơ quan báo chí sẽ có nhiều điểmtrùng nhau trong cách nhìn nhận, đánh giá chất lượng sản phẩm thông tin bởi

Trang 13

truyền thông về bản chất nhằm thực hiện chức năng của xã hội, định hướng xãhội trên cơ sở ý thức hệ giai cấp mà nó phục vụ.

Trong cuốn sách Tùm tin phóng sự truyền hình, Neil Everter - nguyên

phóng viên, biên tập viên, đạo diên thời sự phát thanh-truyên hình, giảng viênbáo chí hãng BBC cho biết, đế có một câu chuyện tin, bài hay, truớc khi đualên sóng truyền hình cần tiến hành khảo sát những câu hỏi sau:

- Có phù hợp với khán giả của bạn không?

- Có độc đáo không?

- Có gây cảm xúc không?

- Có ánh hưởng đến người dân không?

- Họ có quan tâm không?

- Người ta có nói về chuyện đó không?

- Có phù hợp với mục đích của chương trình hay không? [41, tr 6]Loic Hervouet, Tổng Giám đốc Trường Đại học báo chí Lille (Pháp)

trong cuốn Viết cho độc giả cho rằng hứng thú đọc ngày nay của công chúng

không như trước kia nữa, từ một xã hội không có nhiều thứ để đọc đã chuyểnqua một xã hội dư thừa, bội thực ấn phẩm Nhu cầu thông tin, nhất là thôngtin cụ thể và có ích vẫn còn rất lớn Sự phong phú và đa dạng của các loạihình báo chí trên quầy báo hay thành công của mạng Internet là bằng chứngcho thấy nhu cầu thông tin lớn đến mức nào Nhưng người đọc báo càng trởnên khó tính hơn, họ đòi hỏi thông tin phải chính xác và phải thật nhanh Độc giả chỉ đọc những gì họ quan tâm trong một bài báo và khi đã đọc xongnhững gì đáng quan tâm, họ cho rằng đã đọc trọn vẹn một bài báo [39, tr 11-13]

Eric Fikhtelius là một trong số các nhà báo nổi tiếng làm phóng sự, sảnxuất các chương trình phát thanh-truyền hình ở Thụy Điển, tham gia giảng

Trang 14

dạy báo chí ở trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đưa ranhững tiêu chí mà theo ông, nó sẽ giúp tạo ra thông tin hiệu quả, chất lượng:

- Sốt dẻo: Tin tức càng nóng hổi càng có giá trị cao Càng mất nhiềuthời gian kể từ thời điểm xảy ra sự kiện sẽ càng làm giảm sự thích thú củacông chúng đối với nó

- Chưa được biết trước: Phản ánh sự kiện/ hiện tượng mà nhiều ngườichưa biết thì thông tin đó sẽ là thông tin mới, dù cho sự kiện đó đã diễn rađược một thời gian

- Gần gũi với công chúng: Thông tin được khai thác gần gũi với ngườitiếp nhận về địa lý hay về văn hóa luôn khiến công chúng thấy thích thú honnhững thông tin diễn ra ở nơi xa lạ với họ Giá trị của thông tin sẽ tỷ lệ thuậnvới khoảng cách thực tế từ công chúng đến nơi có sự kiện

- Bất thường: Thông báo về tai nạn máy bay là thông tin thu hút ngườitiếp nhận hơn là việc máy bay đã bay tới đích

- Liên quan đến các cá nhân nổi tiếng: Câu chuyện về một cá nhân nổitiếng sẽ có sức lôi cuốn hơn nhiều so với chuyện về một người bình thường.Hãy tìm những cá nhân sáng chói mới để giới thiệu với công chúng

- Thông tin về những sự kiện chưa có kết thúc, chờ công bố tiếp: Đó lànhững thông tin mà kết cục chưa rõ ràng, ngay cả ở thời điểm cuối cùng.Cách làm báo kiểu này được gọi là “cliff hanger” nhằm tạo sự căng thẳng

- Thông tin “của cá nhân”: Hay còn gọi là tin độc quyền, đó là nhữngtin do ban biên tập hoặc phóng viên khai thác được và là người sở hữu thôngtin đầu tiên và duy nhất

- Quan trọng: Khi lựa chọn tin tức, phóng viên không chỉ dựa vào trựcgiác cùa minh mà còn phải sử dụng cả tư duy sáng suốt Để nghề báo đảmnhận được những nhiệm vụ mà xã hội giao phó, phóng viên cần làm sáng tỏ

Trang 15

những điều thực sự quan trọng với mọi người, giúp họ hiểu và lý giải đượccác sự kiện diễn ra trong nước và thế giới [33, tr 37-41]

Những ý kiến trên của các nhà nghiên cứu truyền thông về tiêu chí màtin tức cần đạt được dù có khác biệt ở sự nhấn mạnh, cụ thể hóa hay thứ tựsắp xếp trước sau nhưng có thể nói về cơ bản chúng vẫn có sự thống nhất.Tính hấp dẫn của tin tức báo chí nói chung không chỉ là vấn đề thuộc về hìnhthức mà còn phải có nội dung chính xác, mới mẻ, bổ ích và ý nghĩa Có nhưvậy, tin tức khi đến tay công chúng mới được tiếp nhận và đạt hiệu quả xã hộitốt

1.1.3 Quá trình sản xuất của tin tức

1.1.3.1 Lập kế hoạch thông tin

Khâu lên kế hoạch thông tin đóng vai trò quan trọng đối với mọi cơquan báo chí, đảm bảo sản phẩm có chủ đề nhất quán và rành mạch Sau đó,phóng viên sẽ được giao đề tài theo chủ đề tòa soạn đưa ra dựa trên yêu cầuthông tin hoặc mảng thông tin họ theo dõi Hoặc một nhóm phóng viên sẽcùng khai thác một đề tài lớn theo sự phân công sắp xếp của lãnh đạo banhoặc lãnh đạo cơ quan

Trước khi giao phóng viên thực hiện tin, bài, các phòng, ban thường có

dự kiến trước những sự kiện quan trọng để đưa tin, hoặc những chiến dịchthông tin về một chủ đề hay sự kiện nóng được dư luận quan tâm Tuy nhiên,trên thực tế, rất nhiều sự kiện xảy ra bất ngờ, không theo kế hoạch, đòi hỏiphóng viên phải nhạy bén, nắm bắt vấn đề và thông tin nhanh Khâu lập kếhoạch thông tin đòi hỏi cấp quản lý, trưởng ban, thư ký tòa soạn phải có cáinhìn bao quát mọi vấn đề đang diễn ra được dư luận quan tâm

1.1.3.2 Tổ chức thực hiện lấy tin, bài

Trang 16

Tổ chức thực hiện lấy tin bài là khâu liên quan trực tiếp đến phóngviên Thông thường, để sán xuất được một tác phẩm báo chí, phóng viên cầnthực hiện đầy đủ các bước:

- Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế

- Xác định chủ đề, đề tài, tư tưởng xuyên suốt trong tin, bài

- Thu thập và khai thác thông tin

- Chắp bút thể hiện tác phẩm bằng nội dung và hình thức

Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế là khâu đầu tiên trong quy trình sảnxuất một tác phẩm báo chí Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thục tế nếu đượccoi trọng sẽ giúp nhà báo có thêm thông tin, tài liệu, giúp việc chọn đề tàiđược thuyết phục hơn Việc tìm hiểu và nghiên cứu thực tế chính là quá trìnhnhà báo thu thập thông tin cần thiết cho việc quyết định có chọn hay khôngchọn đề tài đó

Phóng viên phải xác định được chủ đề, đề tài, tư tưởng xuyên suốttrong tác phẩm mình định khai thác trước khi ra hiện trường lấy thông tin Đềtài trong cuộc sống rất đa dạng và phong phú, nếu không biết cách giới hạnphạm vi rộng hay hẹp của đề tài thì phóng viên sẽ dễ lan man trong vấn đề họchọn, thậm chí hiểu không đúng về phạm trù mình chắp bút dẫn đến đưathông tin sai cho công chúng

Quá trình thứ ba là thu thập và khai thác thông tin Quá trình này đòihỏi nhà báo phải có kỹ năng nghiệp vụ tốt để khai thác thông tin một cáchnhanh chóng, chính xác và đầy đủ Thông thường, nhà báo sử dụng baphương pháp cơ bản để khai thác thông tin:

- Đọc và nghiên cứu tài liệu (bản báo cáo, kỷ yếu, tư liệu lịch sử,thông tin trên Internet );

Trang 17

- Đối chứng, kiểm chứng thông tin Phóng viên có thể sử dụng phươngpháp phỏng vấn để kiểm chứng thông tin từ đối tượng hoặc nhân vật đangnắm giữ thông tin.

- Trong quá trình tác nghiệp tại hiện trường, phóng viên cần quan sát

để phân tích, thẩm định lại thông tin một lần nữa, có như vậy mới có thể đảmbảo thông tin mà nhà báo đưa ra là chính xác

Khâu cuối cùng là nhà báo chắp bút thể hiện tác phẩm của mình bằngnội dung và hình thức Nội dung của tác phẩm báo chí có phản ánh chân thực,khách quan sự kiện, vấn đề xảy ra trong cuộc sống hay không; mang tính thời

sự như thế nào; có ý nghĩa xã hội gì phụ thuộc vào những vấn đề nhà báo đềcập và cách thức mà bài báo thể hiện, về hình thức thể hiện tác phẩm, tùytừng loại hình báo chí sẽ phản ánh sự vật, sự việc theo những cách khác nhau

Biên tập viên ở đây không chỉ nói đến những nhân viên trong cơ quanbáo chí làm công tác biên tập, mà rộng hơn nó là sự kiểm duyệt, biên tập tintức của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí Họ chính là người quyết định

có sử dụng tin mà phóng viên cung cấp hay không

Trang 18

Những năm trở lại đây, khi báo điện tử trở thành nguồn tin đến vớicông chúng nhanh nhất thì công tác biên tập trực tuyến khiến biên tập viênchịu nhiều sức ép về thời gian, đòi hỏi người biên tập không chỉ có kiến thứcsâu rộng mà cần có tinh thần trách nhiệm cao, sự linh hoạt và khả năng làmviệc nhóm tốt Điều đó sẽ giúp hạn chế tối đa tin sai, tin già đến với côngchúng.

Một sản phẩm báo chí chỉ được xem là hoàn thiện và có giá trị khi nóđến tay độc giả Chính vì thế, xuất bản và phát hành là khâu cuối cùng, tốiquan trọng trong toàn bộ quy trình biên tập Hoạt động này bao gôm việc in

ân, phát sóng hoặc phát mạng tùy vào từng loại hình báo chí Khâu này yêucầu tính kỹ thuật cao vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung, hình thức, quyếtđịnh tính kịp thời của sản phẩm báo chí

Sự xuất hiện của loại hình báo điện từ đã chiếm ưu thế lớn trong việcđưa thông tin nhanh đến độc giả Hầu hết tin tức báo mạng được cập nhậtthường xuyên với dung lượng không giới hạn Điều đó tạo ra một cuộc chạyđua thông tin bởi tin tức càng được phát hành sớm thì tính cạnh tranh củathông tin càng cao, hiệu quả thông tin cũng lớn hơn nhiều Tuy nhiên, sựnhanh chóng nếu gắn liền với sự cẩu thả sẽ tạo ra hệ quả là nhiều thông tinđến với công chúng sẽ không chính xác, thậm chí cơ quan báo chí có thế lànơi phát hành tin sai, tin giả

1.2 Khái niệm về tin giả (Fake News)

1.2.1 Định nghĩa tin giả (Fake News)

“Fake News” là một thuật ngữ tiếng Anh, được dùng phổ biến tại ViệtNam với nghĩa là “tin giả mạo”, “tin tức giả” Tin giả (Fake News) được hiểumột cách đơn giản nhất là tin tức hay những câu chuyện không đúng sự thật

Trang 19

Có rất nhiều định nghĩa về tin giả, theo các tác giả Allcott, Hunt,Gentzknow, Matthew (Đại học Staníồrd, Đại học New York, Cục Nghiên cứuKinh tế quốc Gia, Hoa Kỳ) thì tin giả là một thuật ngữ được sử dụng để đềcập các câu chuyện tin tức không mang tính trào phúng, không có thật trongthực tế nhưng lại được tin là đúng, có nguồn gốc trực tuyến (trên phương tiệntruyền thông xã hội, trang web tin giả) hoặc trên các phương tiện truyền thôngtruyền thống [32]

Tờ báo New York Times đã định nghĩa “tin giả” trên Internet là những

bài báo giả tạo nhằm mục đích đánh lừa người đọc, thường với mục đích kiếmlợi thông qua “clickbait” “Clickbait” là thuật ngữ được dùng trên Internetmang nghĩa “có mục đích chính là thu hút sự chú ý và khuyên khích kháchtruy cập nhấp vào liên kết tới một trang web cụ thể” [46]

“Tin giả là một hình thức lừa dối hoặc cố tình truyền tin sai lệch vớimục đích gây hiểu lầm về mặt tài chính, hoặc chính trị, khác hẳn với các bàiviết mang tính chất châm biếm thông thường” [36] là một quan niệm khác vềkhái niệm này

Trong chương trình 60 Minutes Overtime của Đài CBS News, các nhà

sản xuất cũng đưa ra định nghĩa về tin giả Nhà sản xuất Guy Campanile chorằng, tin giả là những câu chuyện được tạo ra bằng trí tưởng tượng, có mụcđích và dù theo bất cứ định nghĩa nào thì đó là một lời nói dối Còn nhà sảnxuất Michael Radutzky định nghĩa về thuật ngữ tin giả (Fake News) là dùng

để mô tả những chuyện sai lệch với sự thật nhưng lại cuốn hút và được hàngtriệu người tiếp nhận [31]

Có nhà nghiên cứu khác định nghĩa về tin giả là bất kỳ bài viết hayvideo nào chứa thông tin sai sự thật được ngụy trang dưới dạng nguồn tinđáng tin cậy Mặc dù tin giả không phải mối lo ngại duy nhất trên Internetnhưng gần đây nó đã trở thành một vấn nạn mang quy mô lớn trong bối cảnhtruyền thông hiện đại Tin giả thường xuất phát từ những trang web chuyên

Trang 20

đăng tải những câu chuyện không có thật hay những câu chuyện xúc động.Những tin này thường được đặt tiêu đề mang tính chất khiêu khích như

“Người nổi tiếng ủng hộ việc không đánh răng”, “Chính khách bán chất thảiđộc hại trên thị trường chợ đen” Những tiêu đề kiểu như thế này có vẻ đángngờ đôi chút hoặc vô lý đến mức ngớ ngẩn [47]

Từ những định nghĩa về tin giả (Fake News) từ các nhà nghiên cứutrước đó, có thể tóm gọn lại: Tin giả là thuật ngữ dùng đe chỉ những thông tinbịa đặt, không có thật, cố tình đăng tải trên các phương tiện truyền thôngtruyền thống hoặc xã hội vì mục đích kinh tế, chính trị và có tác động, ảnhhưởng tiêu cực lên nhiêu mặt đời sông, xã hội Tin giả là những thông tinđược tạo ra giống tin thật, có chứng cứ bằng hình ảnh, thậm chí là video đếtạo niềm tin tuyệt đối cho công chúng

1.2.2 Lịch sử hình thành của tin giã (Fake News)

Tin giả không phải là vấn đề mới phát sinh khi sự tự do ngôn luận đượckhoa học công nghệ hồ trợ trở thành virus lan truyền đến cộng đồng nhanhchóng và khó kiểm soát như mấy năm gần đây, mà nó đã có lịch sử từ lâu đời

và gây ra nhiều tác động tiêu cực Trong một bài viết trên trang politico.comcủa tác giả Jacob Soll, ông đã khái quát lịch sừ ra đời và phát triển của tin giả(Fake News) [34]

Ở thế kỷ thứ XV, tin giả đã xuất hiện với sự kiện Lễ Phục sinh năm

1975 ờ Trent (Italy), một đứa bé 2 tuổi rưỡi tên Simonino đã mất tích và mộtthầy thuyết giáo dòng Franciscan, Bemardino da Feltre, trong hàng loạt bàigiảng của ông tuyên bố cộng đồng người Do Thái địa phương đã sát hại đứatrẻ, rút và uống máu của nó để mừng lễ Vượt qua Tin đồn nhanh chóng lan

đi Từ lâu trước đó, ông da Feltre đã nói thi thế cậu bé được tìm thấy trongtầng hầm nhà một người Do Thái Đáp lại, giám mục kiêm công tước Trent,Johannes IV Hinderbach, ngay lập tức ra lệnh bắt giữ và tra tấn toàn bộ cộng

Trang 21

đồng Do Thái của thành phố 15 người bị tuyên có tội và đưa lên giàn thiêu.Câu chuyện đó đã khiến nhiều người dân xung quanh học theo Nhận ra đó làcâu chuyện giả mạo, giáo hoàng can thiệp, cố gắng ngăn chặn cả việc raogiảng câu chuyện và những vụ sát nhân Nhưng Hinderbach không tuân theomệnh lệnh của giáo hoàng và do cảm thấy bị đe dọa, tiếp tục lan truyền thêmnhững câu chuyện giả mạo về việc dân Do Thái uống máu của trẻ em Cônggiáo Cơn giận dữ của dư luận trong bầu không khí bài Do Thái khiến giáohoàng không thể can thiệp được nữa, trong khi Hinderbach tiến thêm mộtbước bằng cách phong thánh cho Simonino Ngày nay, các sử gia đã xác nhận

rõ ràng rằng chuyện người Do Thái giêt rôi uông máu trẻ em là hoàn toànngụy tạo và nhiêu câu chuyện đã bị dựng nên từ thế kỷ XII để làm nền chophong trào bài Do Thái Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, một trang webbài Do Thái vẫn khẳng định những câu chuyện đó là thật và Simonino vẫn làmột vị thánh tử vì đạo Nhiều thế kỷ đã trôi qua nhưng hệ lụy của nhiều tingiả vẫn còn mãi, sự kiện trên là một ví dụ Điều đó cho thấy mức độ nghiêmtrọng của tin giả

Đến thế kỷ XVII, nhiều tin giả đã xuất hiện trên mặt báo, trong đó cónhững câu chuyện tưởng như vô lý, phi thực tế vẫn lan truyền với tốc độnhanh chóng Từ chuyện hoang đường về quái vật biển khơi và phù thủy tớiviệc kết tội những kẻ không giữ điều răn của giáo hội đã gây ra các thảm họa

tự nhiên Trận động đất Lisbon năm 1755 là một trong những dữ kiện tin tứckhó xác minh nhất mọi thời đại, khi giáo hội và nhiều nhà cầm quyền ở châu

Âu nói đó là do những kẻ có tội lỗi theo quan điểm Công giáo Những lời đồnthổi không có chứng cứ khoa học về trận động đất kinh hoàng đó được pháttán rất nhanh, thậm chí còn xuất bản thành sách khổ nhỏ đưa đến tay ngườidân Nội dung cuốn sách khẳng định, một số người sống sót nhờ vào sự hiểnlinh của Đức Mẹ Chính các tài liệu giả mạo trên cơ sở tôn giáo về trận độngđất đó đã khiến triết gia danh tiếng của phong trào Khai sáng Voltaire cầm bút

Trang 22

tấn công những giải thích hoang đường về các hiện tượng tự nhiên, và từ đóông trở thành một trong những người đầu tiên trong lịch sử chống lại tin già.

Trước Cách mạng Pháp, nhiều phe phái chính trị của Pháp đã đưa rahàng loạt số liệu khác nhau về vấn đề thâm hụt ngân sách của chính quyềnquân chủ lúc bấy giờ Điều này đã tạo ra sự nghi ngờ trong dư luận ở khắpthành phố Paris (Pháp) và cho đến hiện tại, người dân nước Pháp vẫn khôngtìm ra sự thật

Năm 1800, khi những quan điểm về sắc tộc, đặc biệt là người nô lệ dađen trở nên gay gắt và lên đến đỉnh điểm ở Hoa Kỳ thì cũng là lúc tin giả có

cơ hội được “nảy mâm” Những câu chuyện như người da đen sau một đêmchuyển thành da trắng, hoặc những câu chuyện bịa đặt về tội ác và sự nổi dậycủa người Mỹ gốc Phi đã khiến cho họ phải chịu nhiều trận bạo lực kinhhoàng

Đen đầu thế kỷ XIX, báo chí hiện đại xuất hiện đã làm tăng sức lan tỏacủa tin giả Điều này đã tác động đến nhiều mặt của các quốc gia trên thế giớibởi tin giả thường mang tính giật gân, câu khách Đó là những tin hư cấu, gâysốc được tạo nên bởi trí tưởng tưởng của nhà báo

Năm 1835, tờ New York Sun tuyên bố họ đã khám phá ra rằng, trên mặt

trăng xuất hiện một nền văn minh khác, ở đây tồn tại sự sống Tuyến bài này

đã lan truyền khắp báo chí trong và ngoài nước Mỹ, giúp New York Sun trở

thành tờ báo ăn khách nhất và thu về nhiều lợi nhuận nhất thời điểm bấy giờ.Tuy nhiên, sau một tuần đăng tải, tờ báo lại xác nhận rằng họ đã bịa ra mọichuyện Nhưng điều ngạc nhiên rằng họ không bị tổn hại gì từ việc tán pháttin giả này [43]

Năm 1933, khi Bộ Công tác Khai sáng và Tuyên truyền Reich đượcHitler và Đảng quốc xã lập ra lên nắm quyền, nhiều tin giả đã lan truyền trêncác loại hình báo chí từ báo in cho đến phát thanh, truyền hình với mục đíchgây ảnh hưởng chính trị Tin giả khi đã được đăng tải trên các phương tiện

Trang 23

truyền thông đại chúng - đơn vị được coi là cơ quan quyền lực đứng thứ tưtrong một thể chế chính trị, thì mức độ ảnh hưởng mang tính chất tiêu cực cùachúng đến với công chúng và mọi mặt đời sống là vô cùng lớn Tuy vậy, ởĐức những năm 1933, những tin giả như thế vẫn xuất hiện tràn lan khiến mọitầng lớp nhân dân đều hướng sự chú ý quan tâm của mình vào đó.

Ngày 1/4/1957, tại Thụy Sĩ, xuất hiện tin ảnh nông dân thu hoạch sợi

mỳ spaghetti từ cây và đem ra ngoài phơi khô Tin giả này do đài BBC củaThụy Sĩ phát tán Ngay sau bản tin, họ nhận được hàng nghìn cuộc điện thoạihỏi về cách để trồng spaghetti như thế Nhưng thực tế, đây chỉ là một trò đùacủa nhà đài nhân ngày Cá tháng Tư Đáng tiếc là, hậu quả của nó để lại khánghiêm trọng bởi với tư cách là một cơ quan báo chí chính thống, BBC haybất cứ kênh truyền thông nào khác không được phép đưa tin giả đến với côngchúng bởi dù chỉ là vô tình hay hữu ý nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến niềm tincủa công chúng và khiến họ có phản ứng nghi ngờ khi tiếp nhận thông tin củacác cơ quan báo chí

Như vậy có thể thấy, tin giả không phải mới xuất hiện trong những nămgần đây mà nó là vấn đề có từ thời cổ đại, trung cổ Nhưng có lẽ tin giả trởnên bùng nổ khi mạng Internet xuất hiện Hằng ngày, có rất nhiều tin giả đượctung lên mạng xã hội và nhiều tin giả đã trở thành chủ đề được toàn cầu quantâm Đơn cử như giai đoạn bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 Nhiều tingiả bị phát tán trên mạng xã hội về vấn đề này cho đến bây giờ vẫn rất khó đểxác minh rành mạnh và rõ ràng Một số trường họp tin giả điển hình như bảntin nói về chuyện một nhân viên FBI liên quan tới vụ điều tra các email của

bà Clinton bị rò rỉ được phát hiện đã chết trong một vụ tự sát (chuyện nàykhông xảy ra); hoặc một bản tin khác nói rằng Giáo hoàng Francis ủng hộ tỉphú Donald Trump, Những tin giả về giai đoạn bầu cử Tổng thống Hoa Kỳnăm 2016 không chỉ gây chấn động trong nước Mỹ mà còn kéo theo sự quantâm của toàn cầu

Trang 24

Đầu năm 2017 xuất hiện tin bé gái gốc Nga tên là Lisa (13 tuổi) bịngười tị nạn đến từ Trung Đông cưỡng hiếp tập thể ở Berlin (Đức) Tin này

đã được nhiều cơ quan báo đài của Đức và Nga đăng lại, chia sẻ rộng rãi trênmạng xã hội Tuy nhiên vài tuần sau đó, cảnh sát đã chỉ ra rằng đây là tin giả.Hậu quả mà nó để lại rất nghiêm trọng: Hằng trăm người dân đã xuống đườngphản đối sự hậu thuận của các nhóm cực hữu và chống Hồi giáo; và tin nàysuýt dẫn đến sự cố ngoại giao giữa Berlin và Moskva [80]

Có thể nói, tin giả đã manh nha từ rất lâu và bùng nổ vào thời đại côngnghệ số, nhanh chóng lan truyền như virus khi xuất hiện mạng xã hội Việcxuất hiện các công cụ xuất bản tin tức một cách dễ dàng đã khiến tin giả đượctạo ra dễ hơn bao giờ hết Các kênh truyền thông chính là “con đường rộng”đưa tin giả đến với công chúng Nội dung tin giả thường đề cập đến vấn đềchính trị, tin tức giật gân, những chuyện lạ, câu chuyện về người nổi tiếng Bởi thường đề cập đến những vấn đề “nóng” trong xã hội nên tin giả rất dễlan truyền và có ảnh hưởng lớn và nó càng trở nên nghiêm trọng hơn khi

nhiều người tin rằng tin giả là tin thật Nghiên cứu trên Buzzfeed cho thấy

những chuyện bịa đặt, tin giả khi lan truyền đã thu hút lượng tương tác nhiềuhơn tin báo của các cơ quan báo chí chính thống nối tiếng [82]

1.2.3 Phân biệt tin giả (Fake News) với tin sai

và tin đồn

Harold Laswell đã thể hiện mô hình truyền thông như sau: [21, tr 18]

Trang 25

Nhìn vào mô hình truyền thông có thể thấy, yếu tố nhiễu là nguyênnhân dẫn đến việc truyền thông có thể không chính xác dẫn đến sai sót Quátrình nhiễu này có thể do điều kiện khách quan như phương tiện kỹ thuật hoặc

do điều kiện chủ quan từ chính phóng viên, biên tập viên Sơ đồ trên cũng chothấy, yếu tố nhiễu là điều mà không một cơ quan báo chí nào muốn xảy ratrong quá trình truyền thông nhưng nó vẫn tồn tại

Những dạng sai sót thường gặp ở thông tin báo chí có thể kể như sau:

- Sai do lồi kỹ thuật của quá trình đánh máy, in ấn (gồm cả lồi sai vềchính tả như sai từ, mất từ)

- Sai nội dung thông tin bài báo (do quá trình thu thập, xử lý thông tinchưa kỹ dẫn đến sai chi tiết trong bài viết hoặc sai toàn bộ nội dung thông tintrong tin, bài)

Tùy vào từng mức độ sai của tin tức mà cơ quan báo chí sẽ có cách giãiquyết khác nhau như tự gỡ bài xuống để sửa đối với báo điện tử, rút kinhnghiệm lần sau đối với những loại hình báo khác (truyền hình, phát thanh, báoin) Đối với những tin tức sai hoàn toàn nội dung, phóng viên, biên tập viên

và thậm chí cơ quan báo chí sẽ bị xử phạt hành chính hoặc treo bút, ngừnghoạt động một thời gian tùy vào tính chất và mức độ sự việc

Có thể thấy, những người làm ra tin sai không có chủ ý Nguyên nhândẫn đến những sai sót của họ là do thiếu chủ quan, cẩu thả trong việc khaithác tư liệu và kiểm chứng thông tin

Trang 26

1.2.3.2 Nhận diện tin đồn

Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông, tin đồn là “tin được truyền miệngcho nhau một cách không chính thức, không rõ nguồn gốc và không có sựđảm bảo về tính chính xác” [25, tr 232]

Theo Allport và Postman, hai nhà tâm lý học xã hội người Mỹ cho rằngtin đồn là “một sự khẳng định về một chủ thể được quan tâm mà không có đủbằng chứng đáng tin cậy được đưa ra” Trong tin đồn thông thường có mộtphần được cho là sự thật [23, tr 54]

Tin đồn là một sản phẩm tâm lí xã hội, vì thế nó phụ thuộc nhiều vàotrạng thái tâm lí của người tiếp nhận và người đưa tin Chính vì vậy, trongnhững bối cảnh hoảng loạn, thiếu thông tin, bao giờ cũng nảy sinh nhiều tinđồn Tốc độ lan truyền của tin đồn tỷ lệ thuận với tầm quan trọng và sự mập

mờ của tin đồn đó Nói cách khác, vấn đề mà tin đồn đề cập đến càng quantrọng, càng hấp dẫn với cá nhân bao nhiêu, càng mơ hồ bao nhiêu thì càngxuất hiện nhiều tin đồn bấy nhiêu

Quan niệm tin đồn là thông tin đuợc truyền miệng một cách khôngchính thức, không có căn cứ chính xác và được nhiều người quan tâm Chínhbởi đặc tính truyền miệng, không có căn cứ chính xác mà tin đồn khi được tánphát sẽ dễ dàng bị phát hiện và xóa bỏ

Những đối tượng tung tin đồn thường có chù ý, mục đích không tốtnhằm gây tiếng xấu hay quảng cáo quá đà cho cá nhân, tổ chức hoặc cơ quannào đó Chính bởi được tạo ra nhờ cơ chế truyền miệng nên tin được đồnthường thiếu căn cứ chính xác và dễ nhận ra, không tồn tại được lâu Tuynhiên, ảnh hưởng mà nó gây ra cũng rất nghiêm trọng bởi tin đồn thường lànhững vấn đề được nhiều người quan tâm, nên ngay sau khi xuất hiện, nóthường lan truyền rất nhanh và có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội

Trang 27

1.2.3.3 Sự khác biệt giữa tin sai, tin đồn

và tin giả

Từ những dẫn chứng, lý lẽ đã được phân tích ở trên, có thể thấy tin sai

là dạng thông tin dễ nhận biết nhất bởi tin sai xuất hiện nhiều khi là yếu tố

“nhiễu” trong một quá trình truyền thông Đó không phải do chủ đích của nhàbáo mà do sự chủ quan, cẩu thả; kỹ năng nghiệp vụ còn non nớt (khả năngphân tích và chọn lọc thông tin kém) dẫn đến sai sót trong quá trình truyềnthông

Mặt khác, tin đồn và tin giả có đặc điểm gần như giống nhau Nhữngngười tán phát tin đồn và tin giả thường có mục đích rõ ràng Tuy nhiên, nếunhư tin đồn được tạo ra bởi cơ chế truyền miệng, công chúng dễ nhận ra đượcthật giả hơn thì tin giả hoàn toàn ngược lại Nó là những thông tin được tạo ragiống tin thật, cũng có chứng cứ bằng hình ảnh, thậm chí là video đế tạo niềmtin tuyệt đối cho công chúng

Ảnh hưởng của tin đồn và tin giả thường sẽ lớn hơn so với tin sai Nó

sẽ tác động đến đối tượng trực tiếp bị đồn thổi và tung tin giả, làm dậy sóng,gây hoang mang dư luận, thậm chí khiến nhiều cơ quan chức năng phải vàocuộc để giải quyết vấn đề

1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành tin giả (Fake News)

Khi mạng xã hội chưa tồn tại, báo chí là nơi cung cấp thông tin chủ yếucho công chúng, nhưng đến ngày nay, mạng xã hội trở thành một “ông lớn”trong giới truyền thông Theo khảo sát cùa Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters(Đại học Oxíồrd) thì “44% số người được hỏi tại 26 quốc gia trên thế giới chobiết họ coi Facebook là nguồn tin chủ yếu” [81] Có thể thấy lượng ngườidùng mạng xã hội lớn hơn rất nhiều so với lượng công chúng của các loạihình báo chí truyền thống Đồng nghĩa với tình hình đó là các cơ quan báo chí

Trang 28

không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới bị mất công chúng, nguồn thu tàichính vào các trang mạng xã hội.

Internet, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ là cơ hội nhưng cũng là tháchthức rất lớn đối với các cơ quan báo chí truyền thống Bởi khi có Internet,thông tin từ một cơ quan báo chí chỉ cần nhanh hơn vài phút là bài báo ấy đã

có lượng công chúng cao hơn nhiều lần so với cơ quan báo chí khác Chính vìthế, khi nhà báo tiếp nhận nguồn tin (từ công chúng, nguồn trung gian hay từmạng xã hội) sẽ luôn muốn tin tức mình có được sẽ cập nhật nhanh chóngnhất, là tin “độc quyền” Điều đó dẫn đến hệ quả phóng viên, biên tập viênkhông dành nhiều thời gian hoặc thậm chí bở qua khâu kiểm chứng nội dung.Chưa kể đến việc tuân thủ quy trình biên tập và đăng tin, bài ở nhiều cơ quanbáo chí bị buông lỏng, nhiều khâu biên tập kém hoặc bị bỏ qua Chính nhữngviệc làm thiếu trách nhiệm đó đã góp phần phát tán tin giả lên mặt báo

Thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam đã bị phạt do đăng tingiả (lấy nguồn từ mạng xã hội hoặc các tờ báo khác) Sự dễ dàng trong việcsao chép, lấy tin bài của nhau, cẩu thả trong khâu kiểm chứng dẫn đến tìnhtrạng báo chí vô tình hay hữu ý đã trở thành nguôn “tiêp tay” cho các tin giảđến với công chúng nhanh hơn và nhiều hơn

Mặt khác, số lượng các trang web đăng tin giả xuất hiện ngày càngnhiều và trở nên bùng nổ trên mạng xã hội Nhiều trang tin giả có hình thứcgiống trang chính thống khiến không chỉ công chúng nhầm lẫn mà ngay cảphóng viên, biên tập viên cũng bị lừa Trong khi đó, việc phân biệt tin giả, tinthật khó hơn rất nhiều việc so sánh hàng giả, hàng thật trên thị trường bởi tintức không có chuẩn mực để đối chiếu

Như đã phân tích ở trên, tin giả thường mang nội dung gây sốc, đánhvào tâm lý tò mò của công chúng Trong khi đó tỷ lệ công chúng “thông hiểutruyền thông” [49] còn thấp (“Thông hiểu truyền thông” là thuật ngữ chỉ kỹnăng tiếp cận, đánh giá, phân tích để hiểu rõ thông tin từ báo đài và mạng xã

Trang 29

hội) Đa phần công chúng tiếp cận tin tức do thị hiếu nhu cầu, mang tâm lý cátin nên thường tin vào những thông tin mà minh đọc được Đây cũng là mộttrong những nguyên do khiến tin giả dễ lan truyền, được một bộ phận côngchúng đón nhận và tán phát.

Theo CNN, xu hướng chia sẻ thông tin hiện nay phản ánh rõ về tínhthiên vị trong xu hướng tin giả Khi cộng đồng chia sẻ tin tức đồng nghĩa vớiviệc họ có cùng quan điểm với nguồn tin đó Nó giống như một cách tuyên bốmối quan hệ của người tiếp nhận với một cộng đồng cụ thể Những tin thật cóthể đáp ứng được vai trò này nhưng tin giả còn hoạt động mạnh mẽ hơn Bởikhi đăng tải bất cứ thông tin nào (tin thật hoặc tin giả), chỉ cần nguồn tin đóphù hợp với quan điểm của cộng đồng thì đồng nghĩa với việc cá nhân ngườitiếp nhận sẽ là cầu nối gắn kết chặt chẽ hơn mối quan hệ của cá nhân với cộngđồng ấy [35]

Bởi lẽ nhiều thông tin dù đã được cơ quan chức năng khẳng định là giảmạo nhưng vẫn gây tranh cãi trong dư luận vì vẫn có một số bộ phận côngchúng bảo vệ quan điếm của mình và kết luận sụ việc theo ý kiến cá nhân củabản thân họ Theo báo cáo gần đây của Pew thì phần lớn số người được hỏiđều tin vào khả năng phát hiện tin giả của mình [66] Cũng chính vì họ tin vào

sự kiểm định thông tin của mình, tin những gì mình tiếp nhận là đúng sẽ dẫnđến việc họ không kiểm chứng lại thông tin

Trang 30

Bảng 1.2.4: Biểu đồ khảo sát khả năng nhận diện tin giả của công chủng

(Nguồn: vietnamplus.com)

Sự dễ dãi trong việc kiểm chứng thông tin của nhà báo và cơ quan báo

chí; sự hiếu kỳ ngây thơ của một bộ phận công chúng khi tiếp nhận thông tin;

sự hỗn loạn của các trang web đăng tin giả để câu view; sự dễ dàng trong việc

phát tán tin tức là nguyên nhân khiến cho tin giả tồn tại, tạo nên một “hệ

sinh thái tin tức mới trên mạng” mà nói như Nguyên Tổng thống Hoa Kỳ

Barack Obama (trả lời trong một bài báo của tờ New Yorker số ra ngày

26/11/2016): “Mọi thứ đều thật và không có gì là thật” [54]

1.3 Mạng xã hội và tin giả (Fake News) trên mạng xã hội

Trước khi tìm hiểu định nghĩa về mạng xã hội (social network), cần

phải hiểu rõ về truyền thông xã hội (social media) bởi hiện nay ở Việt Nam,

hai khái niệm này vẫn được sử dụng đan xen và chưa được phân biệt rõ ràng

Bất cứ một khái niệm liên quan đến ngành xã hội đều được định nghĩa

theo nhiều cách khác nhau Truyền thông xã hội (social media) cũng vậy

Trong cuốn Những câu chuyện kể và truyền thông xã hội (2012), Ruth Page

contident

39% rất tư tin

15% không tự tin

Trang 31

định nghĩa truyền thông xã hội là các ứng dụng dựa trên nền tảng Internetnhằm thúc đấy các mối tương tác xã hội giữa các thành viên tham gia [44]

Tượng tự, cuốn sách Người dùng trên toàn cầu, liên hiệp lại! Những cơ hội và thách thức của truyền thông xã hội của Kaplan và Haenlein (2010), tác

giả định nghĩa truyền thông xã hội là “một nhóm ứng dụng trên Internet đượcxây dựng trên nền tảng công nghệ và lý tưởng của web 2.0 nhằm tạo điều kiệncho sự sáng tạo và trao đổi thông tin của người sử dụng” [37] Bổ sung thêmnội dung định nghĩa mà Kaplan và Haenlein đã nói, Murphy cho rằng truyềnthông xã hội là công cụ truyền thông mà công chúng có thể tạo ra và trao đốithông tin trên mạng Internet

Còn theo định nghĩa chính thức của Chính phủ nhà nước CHXHCNViệt Nam, dưới đề xuất của bộ Thông Tin và Truyền thông, thì mạng xã hội

“là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch

vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin vớinhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (íồrum),trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch

Trang 32

dung (user- generated content) Không còn hình thức thông tin độc quyền nhưbáo chí chính thống, truyền thông xã hội đem đến quyền lợi cho mỗi công dânđều có thể tự tạo lập kênh thông tin cho riêng mình Kênh thông tin đó có thể

do một cá nhân lập ra như blogs hay Twitter hoặc có thể do một tập thể xâydựng nên như Wikipedia [3]

Tóm lại, truyền thông xã hội là các ứng dụng dựa trên nền tảng Internetcho phép người dùng sử dụng có thể tương tác và chia sẻ những thông tin củamình với nhóm đối tượng nhất định

Như đã đề cập phía trên, hai khái niệm truyền thông xã hội (socialmedia) và mạng xã hội (social network) vẫn được sử dụng đan xen Tuynhiên, cần phái chú ý rằng hai khái niệm này có sự khác biệt, về mặt bản chấtcông nghệ, hai khái niệm này đều cùng chỉ một bản thể: Đó là những websitedựa trên nền tảng web 2.0 để giúp người sử dụng có thể tạo lập và truyền tảithông tin Tuy vậy, thuật ngữ truyền thông xã hội mang nghĩa rộng hơn, baohàm cả phương tiện lẫn nội dung truyền thông, trong khi mạng xã hội nhấnmạnh nhiều hơn đến nền tảng công nghệ tạo ra nó

như thế nào?

Internet chính thức có mặt ở Việt Nam từ năm 1997 [24], nhưng gầnmột thập kỉ sau thì mạng xã hội đâu tiên (Yahoo 360) mới thực sụ xuât hiện ởnước ta Trước thời điểm Yahoo 360 ra đời, ở Việt Nam đã xuất hiện một sốdịch vụ kết nối qua mạng internet (social network), điển hình là YahooMessenger và Gmail, nhưng những dịch vụ đó mang tính cá nhân (personal)nhiều hơn là xã hội (social) Năm 2005, Yahoo 360 được thí điểm ở ViệtNam Điểm khác biệt của Yahoo 360 so với Yahoo Messenger hay Gmail là

nó giúp cho người dùng tạo được một trang cá nhân riêng, từ đó có thể viếtblog, chia sẻ quan điểm, trao đổi và thảo luận thông tin với những người dùngkhác Đối với một quốc gia mà thời điểm bấy giờ, Internet vẫn còn rất mới và

Trang 33

thói quen thể hiện quan điểm cá nhân với cộng đồng còn ít thì Yahoo 360thực sự mang lại một làn gió mới, đặc biệt với giới trẻ Vào những thời điểmhoàng kim nhất, mạng xã hội này thu hút đến hơn hai triệu người dùng ở ViệtNam [45] Giai đoạn này chính là giai đoạn mà nền “văn hóa ảo,” tức văn hóa

sử dụng internet được hình thành, kéo theo nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trênmạng internet Trong năm 2006, báo điện tử Vietnamnet bình chọn “làn sóngblog” là một trong 10 sự kiện công nghệ-thông tin tiêu biếu nhất trong năm.[49]

Năm 2008, Yahoo tuyên bố đóng cửa dịch vụ blog Yahoo 360 Tuyvậy, vào thời điểm đó, với tiềm năng của một thị trường hơn 80 triệu dâncùng với gần một nửa là dân số trẻ, không ít những dịch vụ blog khác nhảyvào thế chân của Yahoo 360 tại Việt Nam, tiêu biểu là Blogspot vàWordpress Cùng lúc, dịch vụ mạng xã hội Facebook, sau một năm thâm nhậpvào thị trường Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ

Sự xuất hiện của Facebook đánh dấu một bước phát triển mới chotruyền thông xã hội ở Việt Nam, đặc biệt khi xét đến quy mô lan tỏa củathông tin Nếu như với nền tảng blog, người dùng có thể tạo ra nội dung,nhưng bị hạn chế về khả năng chia sẻ thì Facebook đã phá vỡ rào cản này vớitính năng “Share” (chia sẻ) rất dễ dàng, kết nối mạng lưới “Friends” (bạn bè)nhanh và rộng cùng sự nhạy bén của các tính năng tương tác khác (comment

và like) [10, tr 12]

Facebook đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Internet Việt Nam sangmột giai đoạn mới: Từ những vòng tròn “íriends” nhỏ, rời rạc và mang tính cánhân trên Yahoo 360, cộng đồng Internet Việt Nam đã chuyển sang một mạnglưới thực sự, với hầu hết tất cả người dùng đều có thể kết nối và chia sẻ thôngtin với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất Theo trang tin The NextWeb, tính tới tháng 7-2017, số người dùng Facebook ờ Việt Nam là 64 triệungười dùng, chiếm 3% trong tổng số tài khoản Facebook đang hoạt động toàn

Trang 34

cầu và là quốc gia đứng thứ 7 trong nhóm 10 quốc gia có số người dùngFacebook lớn nhất thế giới [79]

Với một cộng đồng lớn mạnh như vậy, số lượng “công dân mạng”(netizens) của Việt Nam đủ để hình thành nên một xã hội mạng lưới (networksociety) thực sự, với sự trợ giúp của các công cụ truyền thông đại chúng mới(mass-self communication), tự tạo ra một lượng thông tin khống lồ và cũng tựlan truyền khối lượng thông tin đó đến với nhau

Đây cũng là thời điểm mà mạng xã hội bắt đầu tạo ra những ảnh hưởnglớn đến nền báo chí, truyền thông ở Việt Nam và cũng là thời điểm thuận lợicho tin giả (Fake News) được lan truyền

1.3.2 Sự lan truyền cửa tin giả (Fake News) trên mạng xã hội

Cuối năm 2017, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho biết: Mộtnghiên cứu về 126.000 tin đồn và tin giả với sự tham gia của hơn 3 triệungười trên mạng Twitter trong 11 năm qua cho thấy chúng lan nhanh hơn, xahơn, sâu hơn và rộng hơn so với tin chính thống Đặc biệt, tin giả thườngđược người dùng đăng tải lại (re-tweet) nhiều hơn so với robot mạng TheoSinan Aral, Giáo sư Công nghệ thông tin tại MIT thì nguyên nhân dẫn đếnthực trạng trên bởi tin giả thường mới lạ hơn, và mọi người thường hay chia

sẻ những thông tin mới lạ Mặc dù nhóm nghiên cứu không kết luận rằng tínhmới lạ giúp tin giả được đăng lại (re-tweet) nhiều hơn, nhưng họ khẳng địnhtin giả có xu hướng tạo ra bất ngờ hơn tin thật, khiến chúng dễ được chia sẻnhiều hơn [61]

Số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng năm 2017 củaBkav (Việt Nam) cho thấy, 63% người dùng thường xuyên tiếp xúc với tintức giả mạo trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hằng ngày [62]

Trang 35

Việc truyền tin trên truyền thông xã hội về cơ bản cũng giống kiểu

“một đồn mười, mười đồn trăm” Thông tin càng giá trị hoặc có sức ảnhhưởng (dù tích cực hay tiêu cực) thường sẽ được lan truyền nhanh chóng Đểbiết được sự kiện hay vấn đề nào nhận được sự quan tâm của độc giả, ta cóthể dựa vào lượng like (số lượng người ủng hộ), comment (bình luận), share(chia sẻ) trên mạng xã hội Việc thông tin được lan truyền nhanh chóng đã cónhiều tác động tích cực trong đời sống xã hội như việc người dân Hà Nội kêugọi ngừng chặt cây xanh hàng loạt diễn ra vào năm 2015; nhiều trường hợp có

số phận kém may mắn trong xã hội được cứu giúp nhờ sự chung tay của cộngđồng Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đó, những thông tin giảmạo bị lan truyền có ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng

Tin giả thường được những đối tượng mà các nhà nghiên cứu báo chígọi là “nhà báo công dân” tung ra Sự ra đời của Internet, truyền thông xã hội

và nền tảng web 2.0 đã tạo ra một thế hệ công chúng mới, độc giả không chỉ

là những người tiếp nhận tin tức mà còn là người chủ động cung cấp, lantruyền thông tin cho người khác và cho cả báo chí - công việc trước đây chỉ

do nhà báo đảm nhiệm “Nhà báo công dân” có thế là bất kỳ ai, từ công chúngđơn thuần hoặc cộng tác viên, bloger, những người sử dụng mạng xã hội màthường xuyên tham gia cung cấp thông tin cho báo chí và cộng đồng Bởi vậy,

họ có thể dễ dàng đăng tải thông tin và chia sẻ nó đến mọi người, chỉ cần cócông cụ hỗ trợ là mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram, Twitter ).Không thể phủ nhận nhiều “nhà báo công dân” đã giúp các cơ quan báo chí cóđược nguồn tin nhanh chóng và chính xác, tuy nhiên, họ cũng là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến việc lan truyền tin giả Bởi lẽ đa phần “nhà báocông dân” chỉ đơn thuần là những người sử dụng mạng xã hội, họ không đượcđào tạo chuyên sâu về báo chí, cũng có thể không có khả năng đọc và phântích tin Chính vì vậy, nhiều thông tin họ đưa ra trở thành tin giả Đó chưa kểmột số kẻ có tâm địa ác ý đã lợi dụng mạng xã hội là kênh truyền thông đểđưa tin giả đến với công chúng

Trang 36

Năm 2017, Smartinsights.com đã thống kê: Mỗi phút có khoảng 360nghìn người dùng đăng ký mới trên Facebook, 150 nghìn tin nhắn được traođổi, 300 nghìn status được cập nhật, 50 nghìn link được chia sẻ, 133.300 ảnhđược đăng tải và 100 nghìn đề nghị kết bạn mới Trong khi đó, trên Youtube,mỗi phút có hơn 400 giờ nội dung được đăng tải Còn theo Google, công cụtìm kiếm này nhận thấy số lượng tìm kiếm đã đạt đến hàng nghìn tỷ mỗi năm,trong đó 15% lượng tìm kiếm mỗi ngày có nội dung hoàn toàn mới Ngày1/11/2017, Facebook thừa nhận có tới 270 triệu tài khoản trên mạng xã hộinày là không hợp pháp [64] Với số lượng tài khoản không hợp pháp và nộidung đăng tải lớn như trên, việc phát hiện và ngăn chặn những nội dungkhông đúng sự thật trên các nền tảng mạng xã hội là rất khó Hàng loạt tin giả

ra đời khiến cho việc ngăn chặn gặp khó khăn bởi tin giả này chưa chặn xongthì tin giả khác đã xuất hiện

1.3.3 Thói quen chia sẻ tin tức của người dùng

Hằng ngày, hàng trăm triệu người trên thế giới chia sẻ thông tin vớinhau qua nhiều hình thức như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video đã khiếncho lượng thông tin trên mạng xã hội trở nên đa dạng và phong phú Chủ đềcủa những tin tức đó là vô tận Từ những tin ảnh hưởng trực tiêp đên đời sôngnhiều người như thiên tai (động đất, sóng thần, bão lũ, hỏa hoạn ), chiếntranh, bạo lực, tội phạm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống riêng tư,sinh hoạt của mỗi người (cách chăm con, dạy con; cách nấu món ăn ngon;chia sẻ về một ngày làm việc, một khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống ) đềuxuất hiện trên mạng xã hội Chỉ cần những thông tin đó liên quan đến cá nhânđộc giả, họ sẽ thường “phản ứng” với nó bằng cách “share” (chia sẻ thông tin)đến những người khác Tùy thuộc vào chế độ họ chọn là “íriends” (dành chobạn bè của bạn) hay “public” (dành cho tất cả mọi người), thông tin mà một

cá nhân (có sử dụng trang mạng xã hội) chia sẻ sẽ đến được với hàng trăm,hàng triệu hoặc hàng vạn người khác

Trang 37

Ví dụ, khi đội tuyển U23 Việt Nam về nước sau khi giành ngôi vị Áquân giải bóng đá U23 Châu Á vào cuối tháng 1/2018, hàng triệu người dân

ra đường đón đội tuyển trở về Quá trình di chuyển của đội tuyển từ Sân bayNội Bài đến Sân vận động Mỹ Đình-Hà Nội không chỉ được Đài truyền hìnhViệt Nam tường thuật trực tiếp mà những “cư dân” mạng xã hội cũng dùngtính năng “live” trên Facebook để ghi hình lại Công chúng chia sẻ thông tinrầm rộ không chỉ để ghi dấu ấn ngày trở về vinh quang của những người hùngsân cỏ, mà còn để thông báo cho bạn bè biết quãng đường các cầu thủ từ sânbay về đã đi đến đâu để cùng ra đón và chung vui với nhau

Có thể thấy, thói quen chia sẻ thông tin của công chúng trên mạng xãhội phản ánh tâm lý người dùng muốn thông báo, chia sẻ những thông tin mớinhất, nóng nhất trên trang cá nhân của mình cho bạn bè, người thân Một tintức giật gân về vấn đề nóng nào đó sẽ thu hút được sự quan tâm, bàn luận đặcbiệt và chia sẻ nhanh chóng của công chúng

Tuy nhiên, với thói quen tiếp nhận và chia sẻ thông tin của một bộ phậnngười dùng hiện nay thường không cẩn trọng xem xét tính đúng đắn của tiêu

đề, nội dung câu chuyện đuợc chia sẻ trục tuyến; không kiểm chứng thông tintrước khi bình luận hay tương tác với người khác; thậm chí có người chỉ đọctiêu đề một tin tức nào đó được chia sẻ mà không cần xem nội dung cụ thể tintức đó nói gì sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc hiểu sai thông tin hoặc gópphần gia tăng tốc độ tán phát tin giả trên trực tuyến, tiếp tay cho những đốitượng muốn lan truyền tin giá ra cộng đồng

Mặt khác, nhiều đối tượng công chúng dễ bị tác động tâm lý bởi nhữngthông tin đang là vấn đề nóng của xã hội Ví dụ, các bà, các mẹ thường chú ýđến những tin tức liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, bình đẳng giới,giáo dục hoặc vấn nạn bắt cóc trẻ em Các ông, các bố thường chú ý đến vấn

đề mang tính chính trị Giới trẻ thường quan tâm đến giáo dục, thời tranghay du lịch Chính vì vậy, khi công chúng tiếp nhận những thông tin mà họ

Trang 38

quan tâm, họ thường có xu hướng chia sẻ thông tin đó cho người khác Việcchia sẻ tin tức giúp các thành viên của mạng xã hội có cơ hội cùng nhau nóilên tiếng nói của mình Trong nhiều hoàn cảnh, tiếng nói của họ giúp đỡ đượcngười gặp khó khăn hay ảnh hưởng tích cực đến sự quyết định của các cơquan chức năng về một vấn đề cụ thể Nhưng đôi lúc, hiệu ứng của làn sóng

dư luận trên mạng xã hội đi theo hướng tiêu cực, gây nên sự tranh cãi sâu sắc,ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân vật của thông tin đó hay thậm chí ảnhhưởng gián tiếp đến tâm lý của công chúng

Ví dụ, vào tháng 5/2018, vụ việc bị cáo Nguyễn Khắc Thủy (78 tuổi) ởVũng Tàu dâm ô trẻ em chỉ bị tuyên án phạt 18 tháng tù treo đã tạo ra lànsóng bất bình trong dư luận xã hội Ngay sau khi thông tin này được các cơquan báo chí công bố, rất nhiều người đã chia sẻ tin tức trên mạng xã hội và

tỏ thái độ bất bình, thất vọng trước bản án mà bị cáo Thủy nhận được Tâm lýcủa công chúng bị tác động mạnh mẽ về hành vi vô nhân tính của kẻ hiếp dâm

và án phạt mà hắn phải lãnh Và chỉ chưa đến một tuần sau khi vụ việc diễn

ra, dưới sự tác động mạnh mẽ của mạng xã hội, Tòa án nhân dân tôi cao đã cửchánh án và thẩm phán cấp cao đến Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

để rút hồ sơ vụ Nguyễn Khắc Thủy dâm ô trẻ em về xem xét lại [69]

Đấy mạnh tính năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin,mạng xã hội cho phép công chúng có quyền tự do ngôn luận và chia sẻ tin tức

mà dường như không có sự kiểm soát Những vụ việc mang tính tiêu cực kiểunhư trên thường có tác động mạnh đến công chúng hơn những thông tin mangtính tích cực Bởi thế công chúng dễ bị tác động và chia sẻ thông tin nhiềuhơn Lợi dụng tâm lý đó của người tiếp nhận, những kẻ tung tin giả thườngđưa tin có yêu tô giật gân, phản ánh mặt trái cùa xã hội lên mạng xã hội, dụdỗ” công chúng chia sẻ và lan truyền

Trang 39

1.3.4 Sự quản lý của Đăng, Nhà nước đối với mạng xã hội

Trong số các trang mạng xã hội thì Facebook là trang có số lượngngười dùng ở Việt Nam rất lớn Với sự tương tác cao và tốc độ lan truyềnthông tin nhanh, người dùng sử dụng nó như một công cụ để nắm bắt thôngtin, liên lạc, chia sẻ, thể hiện, bày tỏ về mọi vấn đề, lĩnh vực trong đời sốngcủa cá nhân cũng như người khác Không ít người đã và đang coi mạng xã hội

là nơi để bày tỏ bức xúc của mình và nhiều lúc gây ra những phiền phứckhông đáng có Đó cũng có thể là điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhânmang mục đích xấu lợi dụng nhằm lan truyền tin bịa đặt, tin giả

Việc bày tở suy nghĩ, ý kiến, quan điểm hay tự do trao đổi thông tintrên hệ thống báo chí, xuất bản, Internet, mạng xã hội là quyền tự do của côngdân , tuy nhiên, người dùng cần sử dụng mạng xã hội đúng luật Đe quản lý

và tạo môi trường lành mạnh cho người dùng tham gia mạng xã hội, Đảng,Nhà nước Việt Nam đã đưa ra những văn bản pháp luật quy định về vấn đềnày Quy định pháp luật được cụ thể hóa trong Hiến pháp và bằng việc banhành các bộ luật như: Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Công nghệ thôngtin , các điều khoản liên quan đến việc sử dụng, phát ngôn trên mạng xã hộiđược quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 20, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: Mọi người có quyên bât khả xâm phạm vê thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không

bị tra tẩn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xủc phạm danh dự, nhãn phâm [29] Trường

hợp người dùng mạng xã hội thể hiện bức xúc của mình và đánh giá ngườikhác bằng việc nêu đích danh, hình ảnh của cá nhân, tổ chức thì người dùng

có thể bị định hình tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của ngườikhác Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999 (bổ sung sửa đổi 2009),

“vu khống” hoặc “làm nhục người khác” sẽ là khung phạt dành cho đối tượng

có ngôn từ không chuẩn mực, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến người khác

Trang 40

khi đăng tải thông tin trên mạng xã hội Cụ thể, khoản 1, điều 121, Bộ luật

Hình sự năm 1999 quy định về tội làm nhục người khác: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cảo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm [30] Khoản 1, Điều 122, đưa ra khung phạt dành cho Tội vu khống: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xủc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tổ cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm [30]

Theo khoản 1, Điều 5, Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 củaChính phủ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tintrên mạng, một số hành vi sử dụng mạng xã hội bị nghiêm cấm bao gồm: Sửdụng mạng xã hội, dịch vụ internet và thông tin trên mạng xã hội nhằm mục

đích: a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gảy phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dãn tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mãu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm

ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tỉn dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp Luật quy định; d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khổng, xúc phạm uy tín của tô chức, danh dự và nhân phâm của cá nhân; đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cẩm; truyền

bá tác phẩm báo chỉ, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; e) Giả mạo

tổ chức, cả nhân và phát tản thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhãn [27]

Đe nâng cao trách nhiệm của người dùng mạng xã hội, Nhà nước đãđưa ra những mức phạt hành chính nhằm răn đe, cảnh cáo những hành vi sai

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w