Nỗ lực hạn chế tin giả của các công ty cung cấp nền tảng dịch

Một phần của tài liệu Luận văn ThS - Tác động của tin giả (Fake News) trên mạng xã hội đổi với công chúng Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 88)

BỌ ZÁO ZỤK VÀ DÀO TẠO

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÈ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐẾ HẠN CHÉ

3.1. Nỗ lực hạn chế tin giả của các công ty cung cấp nền tảng dịch

Hiện nay, một số trang mạng xã hội được công chúng sử dụng nhiều nhất như Facebook, Instagram, Twitter... nhưng ở Việt Nam, số lượng người dùng Facebook vẫn phổ biến nhất. Vì thế trong phần này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ nỗ lực hạn chế của mạng xã hội Facebook và những trang công cụ tìm kiếm khác.

NewsFeed trên mạng xã hội Facebook được tạo nên nhằm giúp người dùng cập nhật thông tin và tương tác với nhau dễ dàng hơn. Nhưng trong vài năm trở lại đây, NewsFeed dường như đã trở thành tờ báo lá cải bởi những thông tin đăng tải trên đó không có sự kiếm duyệt nào từ nhà quản lý. Các nội dung được xếp hạng phần lớn dựa trên khả năng tạo ra sự giận dữ và những phản ứng tâm lý tức thời của công chúng.

Trong 2 năm trở lại đây, mạng xã hội Facebook là nguồn tán phát tin giã chủ yếu. Công ty cung cấp nền tảng dịch vụ mạng xã hội này cũng đang nỗ lực nâng cấp, cải tiến phần mềm nhằm mục đích hạn chế tin giả xuất hiện trên NewsFeed. Năm 2015, Facebook ra tùy chọn báo cáo: “It’s a false news story” (Đây là câu chuyện sai sự thật) trên NewsFeed. Năm 2016, mạng xã hội này cho sử dụng thử nghiệm thuật toán nhận diện độ chính xác của câu chuyện trên Internet. Tháng 3/2017, Facebook đưa ra tính năng “Đánh dấu là

spam” và tháng 4/2017, chức năng “hướng dẫn nhận biết tin giả” xuất hiện.

[12; 289]

Trong cuộc trao đổi nhóm với mẫu phụ nữ đã đi làm, chị Đặng Thúy Quỳnh, nhân viên marketing cho biết, Facebook không cho phép đăng tải những động từ mạnh như “đau”, “dữ dội”, “viêm loét”... lên Facebook. Họ phải thay thế từ khác bớt nhạy cảm hơn. Hoặc nếu cá nhân đăng tải, chia sẻ (share), gửi tin nhắn (inbox) cùng một nội dung cho nhiều người, tài khoản Facebook đó sẽ bị coi là spam và tạm thời bị khóa. Điều đó cho thấy Facebook đã có tính năng để quản lý chặt hơn những trang bán hàng Online hay chạy quảng cáo trên mạng xã hội. Tuy nhiên, phần mềm quản lý này của Facebook vẫn có nhiều lồ hổng. Thay vì viết “đau”, những nhân viên marketing chỉ cần sửa lại thành “đ.au” thì vẫn đăng tái thông tin bình thường.

Hoặc tính năng spam có thể bị phá bỏ dễ dàng nhờ một vài thủ thuật đơn giản.

Nhóm trả lời phỏng vấn kiến nghị các trang mạng xã hội nên học hỏi lẫn nhau trong cách quản lý, hạn chế tin giả. Ví dụ, nếu một tài khoản trên Youtube đã bị report hoặc spam thì việc đăng tải video lên trang này sẽ gặp khó khăn và Facebook cũng cần làm như vậy để loại bỏ tối đa khả năng các trang thông tin ấy có thể tiếp tục đưa tin giả.

Bên cạnh đó, mạng xã hội Facebook xây dựng hệ thống machine- learning để chống tin giật gân. Để xây dựng được hệ thống này, nhân viên Facebook đã phải kiểm tra và phân tích một cách thủ công hàng trăm nghìn thông tin đăng tải trên NewsFeed nhằm nhận diện và phân loại tin giật gân.

Những người này quyết định tiêu đề (title) nào là giật gân còn tiêu đề nào thì không. Sau đó, Facebook xây dựng thuật toán machine-leaming xử lý trên những dữ liệu mà con người đã phân loại. Những thuật toán được xây dựng từ các mẫu ngôn ngữ mà con người nhận diện là giật gân, sau đó phân tích kết nối mạng xã hội của những tài khoản đã đăng nó. Sau khi thu thập đủ dữ liệu, trải qua huấn luyện và sửa chữa, hệ thống machine-leaming sẽ trở nên chính

xác giống như những người lập trình nó lúc đầu, nhưng nhanh hơn nhiều lần.

Ngoài việc nhận diện tin giật gân, Facebook còn sử dụng hệ thống này để tìm cách nhận diện tin giả. Việc này khó hơn rất nhiều bởi dữ liệu là cả một mẩu tin thay vì một cụm ngắn như tiêu đề bài viết. Tuy nhiên cho đến hiện nay, tất cá tin giật gân và tin giả được xử lý giống nhau, không phân biệt là từ trang nào.[68]

Bên cạnh đó, mạng xã hội Facebook cho rằng việc áp dụng nghiêm ngặt luật lệ “Blocking and tackling” (Chặn và giải quyết) giúp loại bỏ nhiều nguồn tin sai lệch bởi những người tán phát tin giả thường tạo một tài khoản ảo hoặc vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng (Community Standard) của Facebook.

Khi đó, nhà quán lý sẽ áp dụng phương thức xóa bỏ tất cả những trang tin trên dù nó là giả hay thật. Tuy nhiên, việc làm này ánh hưởng nhiều đến người dùng và những trang tin được lập ra không vì mục đích xấu.

Theo Adam Mosseri, cựu quản lý của News Feed, những thuật toán Facebook tạo ra đang được điều chỉnh để chú trọng các yếu tố nghiêm túc hơn, dựa trên chất lượng bài viết chứ không chỉ khả năng kích thích cảm xúc.

Các yếu tố như lượt tương tác (click, like) sẽ không được coi trọng như trước.

Bù lại, họ sẽ ưu tiên những yếu tố như: Công chúng dành bao lâu để xem video, dành bao lâu để đọc một bài viết, họ đánh giá mức độ giàu thông tin của bài viết như thế nào. News Feed phiên bản mới có thể sẽ coi trọng những bài viết công phu, chất lượng hon xưa. [42]

Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại, Facebook vẫn phải thừa nhận rằng không thể giải quyết triệt để được vấn nạn tin giả bởi thông tin sai lệch có thể đến từ bất kì ngóc ngách nào trên Internet. Xoá bỏ hẳn các group có nội dung chính trị cũng là một phương án được cân nhắc, nhưng như vậy đồng nghĩa với việc xoá bỏ luôn một lượng lớn tranh luận dân sự cân thiêt cho sự phát triển của xã hội.

Google cũng rất nỗ lực trong cuộc chiến chống tin giả. Tháng 11/2016, trong tuyên bố gửi tới Reuters, phát ngôn viên của Google cho biết: “Chúng tôi sẽ cấm quảng cáo trên các trang có thông tin xuyên tạc, sai lệch và che giấu thông tin về nhà xuất bản, nội dung của nhà xuất bản hoặc mục đích chính của trang web đó”. Chính sách này cũng được áp dụng cho các trang tin giả mạo. Trước đó, Google đã cấm các trang quảng cáo video, hình ảnh bạo lực, khiêu dâm và gây thù hận sừ dụng chương trình AdSense. Tháng 4/2017, Google công bố tính năng Fact Check (kiểm tra thực tế) sằn có trong phần Tìm kiếm và Tin tức nhằm nhận diện các báo cáo tin tức được các cơ quan báo chí phát hành.[59]

Google cũng phát triển nhiều tính năng mới để hỗ trợ người dùng trong việc nhận diện tin tức. Trên Google Chrome có công cụ kiểm tra nguồn tin là Newsguard với đường link http://fakenewsguard.com. Fake News Guard giúp người dùng kiểm tra mọi trang họ truy cập hoặc bất kỳ liên kết nào trong nguồn cấp dữ liệu Facebook. Nếu nguồn của bài viết đã bị đưa vào danh sách đen, công cụ sẽ cung cấp cho người dùng một cảnh báo trong trình duyệt.

Phần mềm cũng cho phép công chúng báo cáo những thông tin giả bằng cách đưa tin đó vào danh sách này. Công cụ đánh giá và phát hiện tin giả Fake News Guard dựa vào 9 tiêu chí để đánh giá trang tin (cả trang báo điện tử và mạng xã hội). Neu trang nào nhận được dấu tích (tick) màu xanh là trang đó đạt đủ 9 tiêu chí; màu đỏ là trang tin không chính thống; màu vàng là trang web mà người dùng cần nghi ngờ; màu tím có hình mặt cười là trang web hài trên mạng; màu ghi là trang tin chưa được kiếm chứng. Công cụ này cho phép công chúng tự kiểm chứng thông tin cho mình. Fake News Guard mới được ra đời từ tháng 8/2018.

Ảnh 3.1: Công cụ Newstrition có trong “Cửa hàng Chrome trực tuyến”

(Nguồn: Google Chrome)

Bên cạnh đó, công cụ Newstrition trên Google Chrome cũng là một phần mềm của Hoa Kỳ giúp người dùng xác định nguồn tin tiếp nhận. Công cụ giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc kiểm tra và xếp hạng nguồn câu chuyện đăng tải. Công cụ cung cấp thông tin cơ bản như: Thông tin về nhà xuất bản được xác minh bởi Viện Diễn đàn Tự do (Freedom Forum Institute);

nguồn tin bài viết; bình chọn và đóng góp nguồn thực tế của riêng bạn; xếp hạng tin tức cho nhiều yếu tố; xem điểm số dư luận chung. Người dùng có thể sử dụng công cụ này trên các tiện ích mở rộng trình duyệt Chrome và Firefox một cách miễn phí.

Ở Đài Loan cũng có phần mềm hỗ trợ người dùng phân biệt tin thật/ giả như phần mềm https://newshelper.gOv.tw/. Chương trình này đã và đang được sử dụng hiệu quả hiệu quả ở Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản. Người dùng có thể cài đặt phần mềm trên trình duyệt máy tính để sử dụng. Bên cạnh đó, phần mềm cho phép người dùng chuyển tiếp (forward) thông tin mà người dùng

tiếp nhận đến phần mềm giúp kiểm chứng thông tin. Phần mềm khuyến khích người dùng chuyển tiếp nội dung tin tức đó cho họ để kiểm chứng trước khi chia sẻ với bạn bè.

Tuy nhiên, những phàn mềm kiểm chứng tin giả này chưa phổ biến ở Việt Nam và cũng chưa có phiên bản Tiếng Việt giúp đại đa số người dân Việt Nam có thể sử dụng. Những dữ liệu trong phần mềm trực tuyến chưa cập nhật những trang web và thông tin của Việt Nam.

Thực tế cho thấy, tốc độ phát triển của những phần mềm nhận diện tin giả đang thụt lùi so với tốc độ làm giả tin tức. Giữa tháng 4/2018, BuzzFeed, tập đoàn giải trí của Hoa Kỳ được công chúng biết đến qua những video dựng kỹ xảo đẹp mắt về nhiều chủ đề (chủ yếu liên quan đến nghệ thuật) đã làm giả clip Cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói xấu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Trong video, ông Obama giả đã nói những lời lẽ thô tục về ông Trump. BuzzFeed cho biết, Video sử dụng Adobe After Effects và FakeApp, được làm trong 60 tiếng với sự giúp sức của một kỳ thuật viên video chuyên nghiệp.

Ảnh 3.1: Ảnh chụp từ clip dàn dựng Obama nói xâu Trump (Nguồn:

news.zing.vn)

s CÔNG NGHỆ

ĨHỚC ĩ Rực TUYÊN

Hình thức làm video kiểu này là “giả tinh vi” (deepfake). “Deepfake”

thường được dùng để mô tả video tạo ra bằng phần mềm trí tuệ nhân tạo miễn phí giông như FakeApp đang lan tràn trên các diên đàn nước ngoài như Reddit và Discord. Clip này tuy khó thực hiện nhưng tương lai, nó có thể là mục tiêu hướng tới của kẻ xấu cho mục đích bất chính, bao gồm chèn mặt các sao vào video khiêu dâm, lấy hình ảnh các chính khách, tổng thống để đưa tin phi chính trị... Đoạn video giả được BuzzFeed dàn dựng và đăng tải với mục đích cảnh báo về nạn video giả tinh vi có thể gây ra tổn thất không thể lường trước được. Đến nay, hình thức làm giả video này chưa phổ biến nhưng theo bà Maggie Farley, Giáo sư trợ giảng Trường Truyền thông của Đại học Hoa Kỳ, năm năm tới nó sẽ phổ biến hơn nhiều. Những kỳ năng hay công nghệ phát hiện tin giả đang có hiện nay không còn giúp ích cho người dùng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS - Tác động của tin giả (Fake News) trên mạng xã hội đổi với công chúng Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w