Đối vói cơ quan báo chí và nhà báo

Một phần của tài liệu Luận văn ThS - Tác động của tin giả (Fake News) trên mạng xã hội đổi với công chúng Việt Nam hiện nay (Trang 88 - 101)

BỌ ZÁO ZỤK VÀ DÀO TẠO

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÈ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐẾ HẠN CHÉ

3.2. Đối vói cơ quan báo chí và nhà báo

3.2.1.1. Ứng dụng các phần mềm quản lý

Để hạn chế tin giả trên mạng xã hội, trước hết, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường và chủ động kiểm soát thông tin người dùng đưa lên mạng xã hội thông qua các phương tiện kỹ thuật. Những cơ quan quản lý báo chí luôn có nhu cầu muốn phát hiện và cảnh báo xu hướng xã hội đang diễn ra trên các nguồn thông tin chính thống và phi chính thống; dự báo các nội dung hoặc thảo luận nhạy cảm có nguy cơ bùng phát khi mới xuất hiện. Bên cạnh đó, cơ quan truyền thông đại chúng cũng muốn có công cụ giúp họ tự động rà quét và phát hiện sớm các nguồn tin / tài khoản / nhóm / Fanpage nhạy cảm về các chủ đề cần quản lý và các nguồn tin đặc biệt nhạy cảm sẽ được thường xuyên giám sát và báo cáo kịp thời. Với thực trạng tin giả (Fake News) hoặc thông tin xấu độc được tán phát quá nhanh thì nhu cầu có một phần mềm có

khả năng hiểu ngôn ngữ và tự động can thiệp làm loãng kịp thời các chủ đề nhạy cảm theo hướng tiêu cực là điều vô cùng cần thiết.

Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng hệ thống msocial.icomm.vn để giúp các cơ quan truyền thông đại chúng làm nhiệm vụ này. Phần mềm Msocial có khả năng thu thập thông tin đa hướng ở tốc độ cao với đối tượng thu thập thông tin gồm các nguồn dữ liệu bất kì trên mạng xã hội Facebook (với điều kiện đó là nguồn thông tin mở) từ các trang nhóm tới các trang cá nhân. Toàn bộ thông tin được Msocial thu thập sau khi xử lý có thể truy vấn trên một máy tìm kiếm tốc độ cao. Máy tìm kiếm này được thiết kế và tối ưu chuyên biệt cho việc tìm kiếm dữ liệu văn bản, có thể trả về các kết quả chính xác từ hàng triệu bản ghi dữ liệu chỉ trong thời gian chưa tới một giây và đáp ứng khả năng tìm kiếm tức thời với độ trễ rất thấp. Các kết quả xuất hiện trong hệ thống tìm kiếm có thể chỉ vừa mới xuất hiện trên mạng xã hội. Phần mềm còn hồ trợ tìm kiếm người dùng tại các địa điểm (tỉnh, thành trong hồ sơ đăng ký tài khoản) xác định có quan tâm tới một chủ đề nào đó. Thứ hạng tìm kiếm trả về những người dùng có quan tâm nhiều nhất tới chù đề đó thông qua các bài viết, status, like, comment, share liên quan; tìm kiếm các từ khóa nổi bật, các link được các trang mạng/blog chia sẻ và bình luận nhiều cũng như thái độ bình luận của từng người dùng.

Không những thế, một trong các chức năng hiệu quả của Msocial phục vụ công tác nghiệp vụ là khả năng theo dõi các cá nhân một cách tự động. Bất kì cá nhân nào sau khi được đưa vào danh sách theo dõi, các hoạt động công khai cùa họ trên mạng xã hội đều được hệ thống nhận dạng và phân tích, báo cáo đầy đủ. Msocial còn có thể tự động lọc, phân loại và phát hiện các đối tượng khả nghi dựa vào hoạt động, mức độ tương tác và sắc thái tình cảm, ngữ nghĩa nội dung các bài viết của những người này. Khi các đối tượng được nhận diện là khả nghi, danh sách của họ kèm theo chi tiết các hoạt động được gửi cho những người dùng chuyên trách của Msocial đế đưa vào danh sách

theo dõi hoặc có các biện pháp hành động khác. Dựa vào lượng thông tin thu thập vê rât lớn và liên tục biên động, Msocial phân tích và nhận dạng các xu hướng nội dung tiêu cực xuất hiện trên mạng xã hội, đồng thời cảnh báo cho những người quản trị hệ thống. Các xu hướng tiêu cực này có thể được định nghĩa bởi những người quản trị hoặc được xác định tự động bởi máy tính. Hệ thống cũng rà quét thường xuyên và đảm bảo đưa ra cho co quan chức năng cá nhân đưa nguồn tin gốc.

Tính năng phân loại, thống kê nội dung của Msocial cho phép người sử dụng hệ thống dễ dàng tiếp cận các loại thông tin theo nhiều nhóm khác nhau, được phân loại tự động. Ngoài ra, các thống kê về nội dung cho phép người sử dụng dễ dàng có cái nhìn tổng quan hơn về dòng chảy thông tin hiện tại trên mạng xã hội mà không buộc phải đọc quá nhiều nội dung. Các nhà quản lý báo chí khi sử dụng phần mềm này không chỉ tham vấn thông tin qua hệ thống “Hiển thị dữ liệu” mà còn có thể nhận được các thông báo, cảnh báo thông tin tức thời thông qua thư điện tử và hệ thống nhắn tin SMS tùy theo lựa chọn. Ngoài các thông báo tức thời, hệ thống cũng có những thông báo tóm tắt tình hình theo ngày, theo tuần, dựa trên các cụm từ khóa và những cá nhân được theo dõi.

Tính chính xác, cân bằng, khách quan, độc lập...là những giá trị quan trọng làm nên sự khác nhau giữa báo chí và các loại hình truyền tin tức khác (như mạng xã hội, website cá nhân...). Trong đó, tính chính xác là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của truyền thông đại chúng. Nhưng làm thế nào để tòa soạn có thể kiểm tra độ chính xác của thông tin? Hiện nay, bên cạnh việc kiểm chứng bằng phương thức thủ công, một số tòa soạn có bộ phận fact-check sử dụng phần mềm Dịch vụ tra cứu thông tin (Fact Checking Service) để kiểm tra nguồn tin của những tin tức gửi về. Cơ chế hoạt động của dịch vụ này là khi phóng viên gửi bài về, kèm với các nguồn họ có. Sau khi biên tập xong, bài viết sẽ được chuyển đến bộ phận fact - check để họ làn lại

các tài liệu, gọi các nguồn để kiểm tra. Đối với những tòa soạn chưa có bộ phận fact-check riêng, phóng viên có thể tự làm quy trình này để kiểm định lại thông tin của mình.

Trong thời đại công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng các phần mềm công nghệ song song với phưong thức thủ công được nhiều cơ quan báo chí áp dụng trong quản lý, kiểm chứng thông tin, nhằm tăng tính

“chính xác” trong việc đưa tin tức đến công chúng. Đây cũng là những phần mềm góp phần giúp cơ quan truyền thông đại chúng tránh khỏi những sai sót không đáng có trong việc khai thác nguồn tin trên mạng xã hội, làm giảm nguy cơ tán phát tin giả (Fake News) ra cộng đồng.

3.2.1.2 Sự hỗ trợ về mặt pháp lý

Hiện nay, về mặt luật pháp, Việt Nam đã có Bộ luật Hình sự, Luật Báo chí..., trong đó có các quy định liên quan đến xử lý người đưa tin giả, đưa tin sai sự thật trên báo chí và trên mạng Internet. Điều đó góp phần tăng cường tính trách nhiệm của các cơ quan báo chí trong việc khai thác và đăng tin;

đồng thời cẩn trọng hơn khi tìm nguồn tin. Ngày 12/6/2018, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng và luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019.

[70] Bộ luật là văn bản pháp luật giúp thắt chặt hơn nữa hành lang pháp lý trong việc ngăn chặn, phòng chống các tội phạm sử dụng Internet để tạo ra hành vi xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

Với Luật An ninh mạng, các hành vi này được quy định rõ thêm, như Điều 8 - Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng, tại khoán 1 nêu rõ gồm

“xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc” (điểm c) hay “thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tố chức, cá nhân khác” (điếm d)... [28] Ngoài ra, Luật An

ninh mạng cũng làm rõ về điều kiện, quy trình, các bước thu thập chứng cứ điện tử để làm cơ sở xử lý các cá nhân, tổ chức về hành vi tung tin giả, tin sai sự thật trên mạng Internet - điều mà trước đây các cơ quan pháp luật thường lúng túng trong quá trình thực hiện tố tụng.

Như vậy, với hành lang pháp lý rất rõ ràng, chúng tôi cho rằng Luật An ninh mạng sẽ có những tác động tích cực tới việc xử lý tin giả trên mạng, cũng như tác dụng răn đe đối với những cá nhân, tổ chức trước đây còn mơ hồ về việc này hay những người có ý đồ lợi dụng việc đưa tin giả để câu view, câu like, quảng cáo bán hàng, trục lợi hoặc lợi dụng công cụ mạng đế tấn công, xúc phạm người/tổ chức khác...

Theo công bố trên tạp chí Forbes, có 2,2 tỷ người hiện đang hoạt động trên Facebook. Trong đó, có 1,45 tỷ người dùng Facebook Online mỗi ngày.

Trước các vấn nạn thông tin tiêu cực đang hoành hành, Facebook đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện các nội dung xấu như bạo lực, khiêu dâm, lời lẽ thù địch, kỳ thị, phân biệt chủng tộc... Tuy nhiên, chỉ có 38% nội dung xấu được mạng xã hội phát hiện. [51] Sở dĩ công cụ của Facebook không thể phát hiện hết bởi ngôn ngữ có tính biến đổi liên tục, có những từ ngữ không được sử dụng rộng rãi. Do vậy, cái gốc để giải quyết các vấn đề nóng bỏng trên mạng xã hội vẫn là ý thức của người dùng. Chính vì vậy, song song với những văn bản pháp lý, ngày 28-5-2018, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức toạ đàm “Xây dựng Bộ quy tấc ứng xử trên mạng xã hội vì một môi trường mạng lành mạnh tại Việt Nam”.[67] Bộ Quy tắc ứng xừ không phải là văn bản pháp luật mà nó được xây dựng dựa trên những quy chuẩn về đạo đức mà không thể quy định thành pháp luật, như: Đăng tải các lời lẽ kỳ thị, phân biệt chủng tộc, giới tính,... Quy tắc này dành cho các cơ quan, tổ chức và từng đối tượng công chúng cụ thể, như: Các quy tắc trong gia đình, tại trường học, các quy tắc riêng dành cho đối tượng công chức, lực lượng vũ trang... nhằm xây dựng một môi trường an

toàn, lành mạnh để bảo vệ chính người tham gia mạng xã hội, đấu tranh với cái xấu, cái ác và khuyến khích những mặt tích cực. Cá ý kiến trong tọa đàm đều cho rằng, Bộ Quy tắc ứng xử nếu được thi hành sẽ góp phàn cùng với hành lang pháp lý hạn chế tối đa tin giả, tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư tưởng, tâm lý, quan điểm cùa công chúng.

Bộ quy tắc ứng xử này khi đưa ra thảo luận ở nhiều co quan, đon vị truyền thông đại chúng và giảng dạy truyền thống đại chúng đều có nhất trí cao. Việc đưa ra một bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội tại Việt Nam là cần thiết, không chỉ trong việc quản lý tin giả (Fake News) mà còn có thể trở thành bộ khung hữu ích cho việc xây dựng môi trường mạng sạch tại Việt Nam.

3.2.1.3. Tạo nguồn tin chính thống trên mạng xã hội cho công chúng Bổ sung kiến thức cho công chúng là điều cần thiết và đây cũng là một chức năng thường xuyên của báo chí (chức năng khai sáng). Tuy nhiên, bên cạnh việc cơ quan truyền thông đưa các bản tin “nói lại” về tin giả thì có nhiều cách khác để bổ sung, cập nhật kiến thức cho công chúng. Xét về lý thuyết chức năng thì truyền thông đại chúng (trong đó có báo chí) có chức năng thông tin - giao tiếp và chức năng khai sáng. Việc báo chí thông tin các sự kiện, vấn đề thời sự đến công chúng - đó là một hình thức bổ sung kiến thức cho công chúng rõ nhất. Công chúng ở một nơi cụ thể có thể nắm bắt tin tức diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, với nhiều góc độ khác nhau để cập nhật kiến thức và sự hiểu biết của mình. Báo chí còn là kênh quảng bá tri thức rất hữu hiệu (các chương trình khám phá thế giới xung quanh, chương trình dạy học, tìm hiểu lịch sử, chương trình tư vấn về sức khỏe, thậm chí ngay cả các game show trên truyền hình cũng là nơi để công chúng ôn lại tri thức cũ và tiêp nhận tri thức mới..

Với mạng xã hội, công chúng tiếp nhận thông tin cơ bản không qua

“màng lọc” nào mà phụ thuộc cách nhìn của người đưa thông tin lên (có thể

đúng, có thể sai và họ hầu như không chịu trách nhiệm cho việc này). Trong khi đó, thông tin báo chí đến với công chúng qua rất nhiều “màng lọc” để đảm bảo chính thống, khách quan, chính xác và đầy đủ - với sự ràng buộc trách nhiệm rất cao, thậm chí cả tính pháp lý.

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó trưởng đại diện Báo Tuổi Trẻ tại Miền Bắc cho biết: Ở báo Tuổi Trẻ, trên bản điện tử Tuổi Trẻ Online, chúng tôi có mục tin Thật - Giả. Mục này đưa các bản tin dẫn nguồn từ cơ quan chức năng, từ người có trách nhiệm và kiểm chứng của phóng viên liên quan tới một thông tin/sự kiện xuất hiện trên mạng trước đó, được người dùng mạng chia sẻ nhưng về dấu hiệu thì chúng tôi xác định đó là tin giả. Đây không phải là tin

“đính chính” mà là một cách thông tin giúp người đọc - nhất là người dùng mạng xã hội - có thể đối chứng nhanh nhất và nắm bắt đúng bản chất của thông tin xuất hiện trên mạng, góp phần ngăn chặn tin giả, tin xấu tràn lan trên mạng. Ớ góc độ cá nhân, tôi nghĩ mục này cần thiết và là một cách làm hay, sáng tạo, đa phần công chúng cảm thấy thích thú và hữu ích. Còn tất cả các sản phẩm của báo Tuổi Trẻ đều đang làm nhiệm vụ của báo chí, trong đó có việc bổ sung thông tin, kiến thức cho công chúng để họ có thể nhận thức đúng đắn về sự kiện, vấn đề thời sự đang diễn ra, làm họ thay đổi thái độ, và từ đó dẫn tới hành vi phù hợp. Ví dụ: Khi sân bay Tân Sơn Nhất ngày một trở nên quá tải, các tuyến giao thông xung quanh sân bay thường xuyên ùn tắc, báo Tuổi Trẻ đã tồ chức phóng viên điều tra và chỉ ra nghịch lý trong khi sân bay chật hẹp, đường ách tắc như vậy thì có những khu đất rộng lớn người ta lại để làm sân golf và dự kiến triển khai dự án khách sạn, trường học, nhà ở...

Từ thông tin Tuổi Trẻ Online cung cấp, công chúng bức xúc, bày tỏ sự phẫn nộ và đòi hỏi cấp thẩm quyền phải dừng dự án, thu hồi đất để mở rộng sân bay, mở rộng đường sá.

Những cơ quan báo chí chính thống như Báo Quân đội nhân dân, Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam... cũng có chuyên mục “Chống diễn biến

hòa bình”; “Phòng, chống Tự diễn biến, tự chuyển hóa””, “Nhận diện sự thật”... trên giao diện báo điện tử để giúp công chúng tiếp cận với nguồn tin chính xác hơn, đặc biệt trong vấn đề chính trị. Chị Phạm Kiều Trinh, Phóng viên Phòng Thời sự, Kênh Phát thanh - Truyền hình Quân đội cho biết:

Chuyên mục “Nhận diện sự thật” được phát sóng vào thứ Bảy hằng tuần trên Kênh Quốc phòng Việt Nam. Nội dung được chúng tôi phản ánh là những chiêu trò chống phá Đảng, Nhà nước của các đối tượng phản động, trong đó chúng đưa rất nhiều tin giả, tin sai sự thật đến với công chúng thông qua mạng xã hội và kênh video Youtube. Những thông tư, bộ luật mới được ban hành, tiểu sử cuộc đời của các chính trị gia đều bị đối tượng phản động làm sai lệch. Hình thức làm giả từ đơn giản đến phức tạp, tinh vi. Từ những clip chỉ đưa hình ảnh và lời bình rất dài đến những nội dung được quay, chụp và dàn dựng công phu. Những đối tượng này thường có tư duy lệch lạc và chúng muốn tuyên truyền những luồng tư tưởng trái chiều với Đảng, Nhà nước tới rộng rãi công chúng. Những người cả tin, ba phải là nạn nhân trực tiếp và rất dễ bị chúng dẫn dắt. Có những người thậm chí bỏ công ăn việc làm để tham gia vào các cuộc biểu tình phi nghĩa nhằm chống đối chính quyền. Qua 3 năm thực hiện chuyên mục, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của công chúng. Các phóng sự chuyên đề của chúng tôi đã phần nào giúp người dân tiếp cận với nguồn tin chính thống, không có những hành động vi phạm pháp luật và đặc biệt là góp phần củng cố lòng tin của họ với Đảng, Nhà nước và quân đội.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS - Tác động của tin giả (Fake News) trên mạng xã hội đổi với công chúng Việt Nam hiện nay (Trang 88 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w