1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LV ThS KTCT – Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

142 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 179,23 KB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu: Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số sách chuyênkhảo, hội thảo quốc gia, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, đềcập đến hoạt động xuất khẩu của Việt nam

Trang 1

MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài:

Việt Nam bước vào thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước trong điều kiện tác động của toàn cầu hóa kinh tếđang ảnh hưởng tới hầu khắp các quốc gia đồng thời các nướctrên thế giới đang tích cực tìm kiếm con đường đi của mình trongthế kỷ XXI với những cơ hội và thách thức to lớn nhất là đối vớicác nước nghèo và chậm phát triển

Xung lực chính của quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa là

lự do hóa thương mại Mục tiêu cuối cùng của tự do hóa thươngmại là xóa bò tất cả các rào cản thuế quan cũng như phi thuế quan

dể tạo điều kiện cho hàng hóa được giao lưu tự do giữa các nước,tiến dần tới một thị trường thống nhất Tự do hóa thương mại gấnliền với quá trình hình thành các định chế liên kết kinh tế khu vực

và toàn cầu dưới tác động của sự phát triển lực lượng sản xuất vàcông nghệ thông tin đã và đang là khuynh hướng vận động chủyếu và là động lực cơ bản thúc đẩy thương mại và đầu tư Đây làquá trình vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các quốc gia Đặc biệtđối với các nước đi sau các nước đang phát triển thì đây vừa là cơhội, vừa là thách thức nhưng không the dứng ngoài cuộc Dù mức

độ có khác nhau nhưng nhìn chung thì các nước trên thế giới đềulựa chọn đường lối kinh tế mở chấp nhận hội nhập trên cơ sở khaithác tối da những tác động tích cực và hạn chế đến mức tối thiểunhững ảnh hường tiêu cực của loàn cầu hóa và khu vực hóa, xâydựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tiến hành tự do hóa thươngmại và tham gia vào các định chế liên kết khu vực và toàn cầu

Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc

tế là một bộ phận quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và cóvai trò quyết định đến lợi thế của một quốc gia trên thị trường thế

Trang 2

giới Vì vậy việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc lế nói chung

và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ nói riêng là mục tiêu pháttriển kinh tếhàng đầu của các quốc gia

Góp phần quan trọng trong thành tựu chung của đất nước,hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã giải quyết được những vấn

dề kinh tế, khai thác được nội lực, phát huy tiềm năng, lợi thế sosánh của đất nước Tuy nhiên, công lác xuất khẩu của chúng tacòn bộc lộ một số tồn tại như quỵ mô và kim ngạch xuất khẩu cònnhỏ bé so với các nước trong khu vực; cơ cấu các mặt hàng xuấtkhẩu còn ở tình trạng lạc hậu, chất lượng thấp, mặt hàng manhmún, sức cạnh tranh yếu Thị trường xuất khẩu bấp bênh, nhiềudoanh nghiệp chưa giữ được uy tín với bạn hàng nước ngoài

Thực hiện chủ trương của Đảng về chủ động hội nhập kinh tếquốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, cổng nghệ, kiếnthức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, chúng ta

đã và đang lích cực tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế, trong đó

có Tổ chức thương mại thế giới WTO Ngay sau khi Tổ chức thươngmại thế giới đi vào hoạt động, ngày 1-1-1995 Việt Nam đã gửi đơnxin gia nhập tổ chức này Việt Nam đã bước vào giai đoạn cuối củaquá trình đàm phán gia nhập WTO, vấn đề gia nhập WTO chỉ còn

là thời gian Song điều quan trọng hơn khi gia nhập WTO, tác độngcủa nó như thế nào; có những cơ hội và thách thức gì đang chờđón các doanh nghiệp Việt Nam - những người trực tiếp chịu tácđộng và quyết định sự thành hay bại trong hội nhập; các cơ quanhoạch định chính sách, các doanh nghiệp cần phải làm gì khi ViệtNam trở thành thành viên của WTO Do vậy, việc nghiên cứu cáctác động của quá trình gia nhập WTO đối với hoạt động xuất khẩuhàng hóa và dịch vụ nói chung và một số mặt hàng xuất khẩu chủyếu nói riêng của Việt Nam Trên cơ sở đó đề xuất những giải phápnhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vào thị trường thế giới và khu

Trang 3

vực trong giai đoạn mới - giai đoạn đẩy mạnh cóng nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc lế có ý nghĩa cấp thiết cả vềmặt lý luận và thực tiễn.

2 Tình hình nghiên cứu:

Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số sách chuyênkhảo, hội thảo quốc gia, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, đềcập đến hoạt động xuất khẩu của Việt nam trong giai đoạn hộinhập kinh tế quốc tế và giới thiệu về Tổ chức thương mại thế giớicũng như đánh giá các tác động của liến trình gia nhập WTO đếnkinh tế xã hội Việt Nam

Về hoạt động xuất khẩu:

- Trong tập Ký yếu hội thào khoa học quốc gia “Thương mạiViệt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” (Hà nội 2004)

do Bộ thương mại chú trì, tập hợp bài nghiên cứu của các lác giả làcác GS, PGS, TS, cán bộ nghiên cứu giảng viên, cán bộ làm cổnglác thương mại Các tác giả đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánhgiá các thành tựu, các hạn chế của hoạt động thương mại quốc tếcủa Việt nam về các chính sách phát triển thương mại, vai trò củanhà nước và doanh nghiệp trong phát triển thương mại quốc tế, vềchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu, năng lực cạnhtranh của các doanh nghiệp, về việc phát triển thị trường tài chính,thị trường lao động Các nhóm chuyên đề trong hội thảo đượcthảo luận để làm rõ các vấn đề lý luận và thực liễn của thương mạiViệt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đánhgiá những thành tựu và hạn chế khi tham gia quá trình này

- Trong sách chuyên khảo: Đổi mới chính sách nhằm thúcđẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế - tác giả TS Lê Thị Anh Vân do NXB Lao động ấnhành 2003 Tác giả nghiên cứu lý thuyết thương mại quốc tế, các

Trang 4

mô hình thương mại quốc tế được sử dụng trong hoạch định chínhsách xuất khẩu, vai trò các nhân lố ảnh hưởng đến việc dẩy mạnhxuất khẩu hàng hoá Tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm của một

số nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, phân tích đặcđiểm của khu vực mậu dịch tự do ASEAN và các ảnh hưởng đếnViệt Nam, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu củaviệt nam về quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu mặt hàng, đánh giáquan hệ thương mại giữa Việt Nam và các thị trường châu Á từ đó

đề ra các giải pháp cơ bản nhằm thúc dẩy xuất khẩu sang khu vựcchâu Á giai đoạn 2001-2010

Về gia nhập Tổ chức thương mại thế giới:

- Trong sách chuyên khảo “Việt nam gia nhập Tổ chứcthương mại thế giới” - Trường cán bộ thương mại Trung Ương -NXB Chính trị quốc gia (2005) Các tác giả giới thiệu tổng quát vềWTO đánh giá những cơ hội và thách thức cùa Việt Nam khi trởthành thành viên cúa WTO từ đó nêu ra những yiệc cần làm khiViệt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới

- Trong sách chuyên khảo “Việt Nam và liến trình gia nhậpWTO” do Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vãn phối hợp với ViệnKONRAD ADENAƯER xuất bán 2005 Các học giả Đức và Việt Nam

đã trình bày nhiều tham luận khoa học đề cập đến các vấn để lýluận và thực tiễn, phân tích dưới góc độ kinh tế và pháp luật cũngnhư dự báo những tác động xã hội đối với việc Việt Nam gia nhậpWTO Cuốn sách công bố các tham luận được sắp xếp theo 3 nhómvấn đề: Tiến trình chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, sự gia nhậpWTO và tác động đối với kinh tế - xã hội Việt Nam, kinh nghiệm từtiến trình gia nhập WTO

Hoạt động xuất khẩu và gia nhập WTO của Việt Nam dã đượcrất nhiều tác giả nghiên cứu Tuy nhiên do mục đích và yêu cầukhác nhau nên các tác giả mới chỉ dừng ở việc xem xét từng khía

Trang 5

cạnh của hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế và khu vực, đánh giá các tác động của quá trình hội nhậpkinh tế quốc lế đối với kinh tế-xã hội Việt Nam, các giải pháp đẩymạnh xuất khẩu, chưa có một đề tài độc lập nào nghiên cứu mộtcách hệ thống về các tác động tích cực cũng như ảnh hưởng tiêucực của việc thực hiện các cam kết trong quá trình đàm phán gianhập Tổ chức thương mại thế giới đối với hoạt động xuất khẩu củaViệt Nam và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩukhi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu cùa Việt Nam dưới tác độngcủa quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giớiWTO, từ đó đưa ra một số gợi ý về giải pháp dẩy mạnh hoạt độngxuất khẩu khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO

Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ tập trung giải quyết cácnhiệm vụ sau:

- Khái quát hoá các tác động của Tổ chức thương mại thếgiới WTO đến hoạt động xuất khẩu của các quốc gia đặc biệt là cácnước đang phát triển là thành viên

- Tìm hiểu kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đẩy mạnhhoạt động xuất khẩu từ khi gia nhập WTO

- Đánh giá khái quát các lác động của quá trình gia nhậpWTO đốn hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu của Việt Namtrong tiến trình gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO

Trang 6

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của

Việt Nam từ năm 1995 đốn nay Tuy nhiên, do sản phẩm xuất khẩurất da dạng nên để tài chỉ lập trung nghiên cứu những mặt hàngchính trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và những thị trường chínhtrong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết các nội dung nghiên cứu trên, đề tài sử dụngphương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử phươngpháp phân tích, thống kê, so sánh, lôgíc

6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn:

- Hệ thống hoá các tác động của quá trình đàm phán gianhập WTC) đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Namdưới tác động quá trình đàm phán gia nhập WTO

- Hệ thống hoá các tác động của việc thực hiện các cam kếtkhi Việt Nam trở thành thành viên WTO đối với hoạt động xuấtkhẩu của Việt Nam

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu khi Việt Nam chính thức là thành viên WTO

7 Bố cục của luận văn:

Ngoài lời mở đầu, kết luận và các tài liệu tham khảo, nộidung chính cùa luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Tác động của Tổ chức Thương mại Thế giới WTOđến hoạt động xuất khẩu của các quốc gia

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Namtrong tiến trình gia nhập WTO

Trang 7

Chương 3: Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩukhi Việt Nam trở thành thành viên WTO.

Trang 8

CHƯƠNG I:

TÁC ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) ĐẾN

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC QUỐC GIA

1.1 KHÁI LUỢC VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI(WTO)

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của WTO

1.1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của WTO

GATT là tên viết tắt của hiệp định chung về thuế quan vàthưưng mại WTO là tên viết lắt của tổ chức Thương mại thế giới.Trước khi kết nhập vào WTO, GATT đã có một lịch sử tồn tại 47năm Liên hợp quốc triệu tập Hội nghị quốc tế về thương mại vàviệc làm ở Havana và cho ra đời Hiến chương Havana, tháng 3-

1948 Hiến chương Havana dự kiến thành lập một tổ chức Thươngmại quốc tế (ITO) Hiến chương có các điều khoản về việc làm vàhoạt động kinh tế, phát triển kinh tế và tái thiết, chính sách thươngmại, các thông lệ kinh doanh hạn chè' (của các bèn tư nhân) Hiệpđịnh liên chính phú về hàng hoá, các diều khoản về thiết chế

Hội nghị Havana kết thúc với sự ra dời của Hiến chươngHavana với chữ ký của các nước tham dự nhưng Hoa Kỳ khôngphê chuẩn, do đó, lổ chức Thương mại quốc tế không được ra đời.Mặc dù vậy, các diều khoản liên quan đốn thuế quan và các nộidung khác về nhập khẩu và xuất khẩu đã được bàn bạc hoàn tấttrước đó trong các cuộc họp trù bị tại Hội nghị Havana Hai mươi

ba trong số hơn 50 nước tham gia dự thâo thành lập ĨTO đã cùngnhau liến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biệnpháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mạiquốc tế lừ những năm 30 Nhằm tiến tới thực hiện mục tiêu tự dohoá mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo

Trang 9

công ăn việc làm, phát triển kinh tế các nước thành viên tham giađàm phán, nhóm 23 nước này quyết định lấy một phần về chínhsách thương mại trong dự thảo Hiến chương của ỈTO, biến nóthành nội dung của hiệp định chung về thuế quan và thương mại(GATT), được ký kết ngày 30-10-1947 Trong vòng đàm phán đầutiên về thuế quan, các nước này đạt được một số ưu đãi thuế quannhâì định và kết quà là đã đưa ra dược 45.000 ưu đãi về thuếquan, áp dụng giữa các thành viên tham gia đàm phán với khốilượng thương mại giá trị khoảng 10 tỷ USD, tức là khoảng 1/5 tổnggiá trị thương mại thế giới lúc bấy giờ Thông qua Nghị định thư thihành tạm thời, các nước ký kết đồng ý đưa GATT vào hoạt độngtạm thời từ ngày 1-1-1948 mà không chờ đến khi hiến chươngHavana đủ điều kiện có hiệu lực.

Trong thực tế, hiến chương Havana đã chẳng bao giờ có hiệulực, còn GATT thì đi vào hoạt động như một bước trung gian vàtiếp tục hoạt động cho đến ngày 31- 12-1994, khi hiệp địnhMarrakesh thành lập Tổ chức thương mại thế giới có hiệu lực Mặc

dù chỉ là Nghị định thư tạm thời được ký bởi 23 thành viên thamgia sáng lập, nhưng GATT đã trở thành công cụ (hay cơ cấu) đaphương duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế từ năm 1948 chođến khi Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời và đi vào hoạtđộng lừ ngày 1-1-1995

1.1.1.2 Các vòng thương lượng GATT và sự thành lập WTO

Từ khi thành lập đến khi kết thúc hoạt động có tất cả bảyvòng đàm phán dưới thời GATT Vòng đàm phán thứ tám -VòngUruguay đưa tới kết quả ký kết hiệp định Marrakesh thành lập Tổchức Thương mại thế giới Các vòng đàm phán đã diễn ra: vòngđàm phán Giơnevơ 1947, vòng đàm phán Annecy 1949, vòng đàmphán Torquay 1951, vòng đàm phán Giơnevơ 1956, vòng đàmphán Dillon 1960 - 1961, vòng đàm phán Kennedy 1964-1967,

Trang 10

vòng đàm phán Tokyo 1973 -1979 và vòng dàm phán Uruguay

1986 - 1994

Chủ đề trung tâm cùa sáu vòng đàm phán đầu tập trung vàogiảm thuế quan do thương mại quốc lế khổng ngừng phát triển.Nội dung đàm phán của GATT dần dần mở rộng Vòng Tokyo cóthêm chủ đề khác, với kết quả là đưa ra các bộ quy tắc (code) chi'

có hiệu lực với các quốc gia thừa nhận chúng Vòng Uruguay đã

mở rộng nội dung, ngoài đàm phán giảm thuế quan còn đàm pháncác lĩnh vực thương mại khác và cả phi thương mại như dịch vụ,quyền sở hữu trí tuệ

Cho đốn vòng Kennedy, các cuộc thương lượng về thuế quantrong vác vòng thương mại GATT đều là song phương, trên cơ sở

có đi có lại, nhân nhượng lẫn nhau Từ vòng Kennedy là các vòngđàm phán đa phương Kết quả của các vòng đàm phán songphương là các bên đã nhân nhượng giảm thuế trung bình 25% với55.000 hạng mục thuế quan, chủ yếu là nguyên liệu và bán thànhphẩm, bao trùm 50% khối lượng thương mại toàn cầu thời kỳ đó

Đến cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX,trước những biến chuyển của tình hình thương mại quốc tế, GATT

tỏ ra có những bất cập, không theo kịp tình hình

Thứ nhất, việc giảm và ràng buộc thuế quan theo GATT ở

mức thấp cộng với một loạt các suy thoái kinh tế trong những năm

70 và 80 đã thúc đẩy các nước tạo ra các loại hình bảo hộ phi thuếquan khác nhau để đối phó với hàng nhập khẩu, hoặc ký kết cácthoả thuận song phương dàn xếp thị trường giữa các chính phủTây Âu và Bắc Mỹ Đồng thời, nhiều hình thức hỗ trợ và trợ cấp mới

đã xuất hiện trong thời gian này

Thứ hai, đến những năm 80, GATT đã không còn thích ứng

với thực tiễn thương mại thế giới Khi GATT đi vào hoạt động năm

Trang 11

1948, Hiệp định này chủ yếu điều tiết thương mại hàng hoá hữuhình Từ đó đến nay, thương mại quốc tế đã phát triển nhanhchóng, mở rộng sang cả lĩnh vực thương mại như ngân hàng, bảohiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch xây dựng, tư vấn Các loại hình thương mại dịch vụ này cùng với các vấn đề thươngmại trong đấu tư và báo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đếnthương mại đã phát triển nhanh chóng và trở thành một bộ phậnquan trọng của thương mại quốc tế.

Thứ ba, trong một số lĩnh vực của thương mại hàng hoá,

GATT còn có những lỗ hổng cần được hoàn thiện Ví dụ: trong nôngnghiệp và hàng dệt may, các cố gắng tự do hoá thương mại đãkhông đạt được thành công lớn Kết quả là còn rất nhiều ngoại lệvới các quy tắc chung trong hai lĩnh vực thương mại này

Thứ tư, về mặt cơ cấu tổ chức và cơ chế giải quyết tranh

chấp, GATT cũng tỏ ra không thích ứng với tình hình thế giới GATTchỉ là một hiệp định, việc tham gia mang tính chất tự nguyên.Thương mại quốc tế ở những thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ XX đòihỏi phải có một tó chức thường trực, có nền tảng pháp lý vữngchắc để đảm bảo thực thi các hiệp định, qui định chung củathương mại quốc tế về hệ thống giải quyết tranh chấp, GATT chưa

có một cơ chế điều tiết thủ tục tố tụng chặt chẽ, không đưa ra mộtthời gian biểu nhất định, do đó, các vụ việc tranh chấp thườngđược kéo dài, dễ bị bế tắc Để thúc đẩy hoạt động thương mạiquốc tế một cách có hiệu quả, rõ ràng hệ thống này cần phải đượccải tiến

Những yếu tố trên, kết hợp với một số nhân tố khác đãthuyết phục các bên tham gia GATT cần phải nỗ lực để củng cố và

mở rộng hệ thống thương mại đa biên Vòng đàm phán Uruguay,diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994, đã đạt được những nội dungchính sau: nhất trí thành lập WTO với yêu cầu chấp nhận cả gói

Trang 12

các kết quả của vòng Uruguay, đưa nhiều lĩnh vực kinh tế mới vàokhuôn khổ hệ thống thương mại thế giới (dịch vụ, sở hữu trí tuệ vàđầu tư liên quan tới thương mại); thuế hoá các biện pháp phi thuếquan; chấm dứt sự tổn tại riêng rẽ của hiệp định đa sợi, đưa hàngdệt vào khuôn khổ thế giới; phá vỡ một mảng quan trọng trongchính sách bảo hộ kéo dài đối với hàng nông nghiệp và một sốhàng dệt nhạy cảm khác của các nước phát triển với quy định cụthể, không thổ tránh né Thể chế hoá nhiều mặt và toàn bộ hệthống thương mại thế giới, hạn chế rõ rệt các nhược điểm củaGATT cũ Vòng đàm phán thứ 8 của GATT tuy kết thúc bằng việc

ký hiệp định tại Marrakesh (Marốc), song nó lại khai mạc vào tháng9-1986 tại Punta del Este (Uruguay), vì thế vòng đàm phán nàyđược gọi là vòng đàm phán Uruguay Hiệp định Marrakesh thànhlập tổ chức Thương mại thế giới (thường được gọi là hiệp địnhthành lập WTO)

Hiện nay WTO là tổ chức thương mại lớn nhâ't thế giới với

150 nước thành viên và 29 hiện là quan sát viên Con số này gầnngang bằng với số thành viên các nước tham gia vào Tổ chức Liênhợp quốc (191 nước) WTO chiếm khoảng 85% thương mại toàncầu và chiếm tới 90% thương mại dịch vụ toàn thế giới

1.1.2. Mục tiêu, chức năng và những nguyên tác chủ yêu của WTO

1.1.2.1 Mục tiêu hoạt động của WTO

Mục tiêu bao quát và chi phối các hoạt động của WTO là tự

do hoá thương mại Điều này được phản ánh trong tất cả các đàm phán thương lượng của GATT trước đây và WTO hiện nay Tự

cuộc-do hoá thương mại được coi là nền tảng cho sự phát triển củathương mại thế giới hiện đại Vì thế, nó được nêu ra và trở thànhđiều kiện không chí cho các cuộc đàm phán về thuế quan về mậudịch hàng hoá và dịch vụ, về bản quyền trí tuệ mà còn trở thành

Trang 13

một trong những điều kiện có tính quyết định trong quá trình xcmxét để kết nạp thành viên mới Tự do hoá thương mại cũng đã trởthành cơ sở để GATT trước đây và WTO hiện nay đề ra nhữngnguyên tắc, chức năng hoạt động của mình.

Hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới nhằm đến cácmục tiêu cụ thể sau:

Mục tiêu kinh tế: Hoạt động của WTO nhằm thúc đẩy tiến

trình tự do hoá thương mại hàng hoá và dịch vụ Phát triển bềnvững và bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển của các thể chếthị trường Những hoạt động này được thực hiện qua việc loại bỏcác hàng rào thương mại, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cácchính phủ, các tổ chức, cá nhân về các quy định điều chỉnh quan

hệ thương mại quốc tế, qua đó xây dựng được môi trường pháp lý,thương mại rõ ràng

Mục tiên chính trị: Hoạt động của WTO nhằm giải quyết các

bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành viêntrong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương phù hợp vớicác nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế và luật lệ của WTO,đảm bảo cho các quốc gia đang phát triển và đặc biệt là các quốcgia kém phát triển nhất được thụ hưởng những lợi ích đích thực từ

sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu pháttriển kinh tế của các quốc gia và khuyến khích các quốc gia nàyngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới

Mục tiêu xã hội: Hoạt động của WTO nhằm nâng cao mức

sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các quốc gia thành viên,đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôntrọng

1.1.2.2 Các chức năng của Tổ chức thương mại thế giớiWTO

Trang 14

Tổ chức Thương mại thế giới WTO thực hiện các mục tiêu củamình thông qua 5 chức nãng cụ thể sau;

1.Tổ chức Thương mại thế giới tạo điều kiện thuận lợi choviệc thực thi, quản lý, điều hành, cũng như các mục tiêu khác củahiệp định thành lập WTO và các hiệp định thương mại đa phương,các Hiệp định thương mại nhiều bên

2.Tổ chức Thương mại thế giới là một diễn đàn cho các cuộcđàm phán giữa các nước thành viên về những mối quan hệ thươngmại đa phương trong những vấn đề được điều chính theo các thoảthuận quy định trong các phụ lục của Hiệp định thành lập tổ chứcThương mại thế giới WTO có thể là diễn đàn cho các cuộc đàmphán tiếp theo giữa các nước thành viên về các môi quan hệthương mại đa phương của họ và cũng là một cơ chế cho việc thựcthi các kết quả của các cuộc đàm phán đó hay do Hội nghị Bộtrưởng quyết định

3.Tổ chức thương mại thế giới theo dõi thoả thuận về nhữngquy tắc và thủ tục điều chính việc giải quyết tranh chấp giữa cácnước thành viên liên quan đêh việc thực hiện và giải thích hiệpđịnh của WTO và các hiệp định thương mại đa phương và các hiệpđịnh nhiều bên

4.Tổ chức Thương mại thế giới theo dõi cơ chế rà soát chínhsách thương mại

5.Với mục tiêu nhằm đi đến sự thống nhất lớn hơn trong quátrình hoạch định chính sách toàn cầu, Tổ chức Thương mại thế giới,khi cần thiết sẽ phải hợp tác với quỹ tiền tệ quốc tế IMF, ngânhàng thế giới WB và các cơ quan trực thuộc của nó

1.1.2.3 Nguyên tắc chủ yếu của WTO

Nguyên tắc không phân biệt đối xử Nguyên tắc này thể

hiện ở hai nội dung:

Trang 15

* Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viênkhác sự đối xử không kém ưu đãi hơn so với sự đối xử mà thànhviên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ ha (gọi là Quy chếđãi ngộ tối huệ quốc - MFN), đối xử bình đẳng với các nước khác.Đây là nguyên lắc quan trọng vì nó được quy định ngay tại điềuđầu tiên của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại Hiệpđịnh đóng vai trò điều tiết thương mại hàng hóa Thông thường,nguyên lắc đãi ngộ tối huệ quốc được áp dụng trong các hiệp địnhthương mại song phương Khi nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốcđược áp dụng đa phương đối với tất cả các quốc gia thành viên củaWTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phânbiệt đối xử, vì tất cả các quốc qua sẽ dành cho nhau sự đối xử ưuđãi nhất WTO cũng cho phép các nước thành viên được duy trìmột số ngoại lệ của nguyên tắc này Chẳng hạn một số nước cóthể ký kết một hiệp định thương mại tự do chỉ được áp dụng đốivới những hàng hóa trao đổi nội bộ một nhóm Đây là một hìnhthức phân biệt đối xử với hàng hóa của các nước ngoài nhóm Một

ví dụ khác: một số nước có thể íạo cơ hội đặc biệt để hàng hóa củacác nước đang phát triển dễ dàng tiếp cận thị trường nước mình.Tương tự một nước cũng có thê tăng hàng rào đối với sản phẩmcủa nước mà họ cho rằng có sử dụng những biện pháp thương mạikhông bình đẳng Đối với lĩnh vực dịch vụ, trong một sỏ trường hợpnhất định, các nước có thể áp dụng biện pháp phân biệt đối xử.Tuy nhiên, các hiệp định của WTO cũng quy định rằng chỉ đượcphép làm như vậy với các điều kiện nghiêm ngặt Nói một cáchkhái quát, MFN có nghĩa là khi một nước giảm bớt hàng rào thuếquan hay mở cửa thị trường nước mình thì nước này phải dành sựđãi ngộ tương tự như vậy đối với cùng loại hàng hóa, dịch vụ củatất cả các đối tác thương mại, cho dù đối tác đó giàu hay nghèo,mạnh hay yếu

Trang 16

* Mỗi thành viên sẽ không dành cho sản phẩm của công dânnước mình sự đối xử ưu đãi hơn so với sản phẩm của người nướcngoài (gọi là Quy chế đối xử quốc gia - NT) Nguyên tắc NT yêu cầumột nước phải đối xử bình đẳng và công bằng giữa hàng hoá nhậpkhẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước.

Hàng nội địa và hàng nhập khẩu phải đối xử bình đẳng, ngaysau khi đã nhập khẩu, thâm nhập vào thị trường Nguyên tắc nàycũng được áp dụng đối với lĩnh vực dịch vụ, thương hiệu, bảnquyền, bằng sáng chế nước ngoài cũng như trong nước Do vậy,việc đánh thuế tương đương đánh vào sản phẩm nội địa

Nguyên tắc: Tự do hóa thương mại tùng bước và bằng con đường đàm phán

Một trong những biện pháp hiển nhiên nhất nhằm khuyếnkhích mậu dịch là giảm bớt các rào cản thương mại, ví dụ nhưhàng rào thuế quan và những chiêu bài như cấm nhập khẩu hayhạn ngạch nhập khẩu nhằm hạn chế định lượng nhập khẩu Diềunày cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanhdài hạn có thời gian diều chinh, nàng cao sức cạnh tranh, hoặcchuyển đổi cơ cấu Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ đượcthoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương và đaphương Nguyên tắc này của WTO nhằm đảm bảo thương mại giữacác quốc gia ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán

hạ thấp các hàng rào thương mại để thúc đẩy buôn bán Để thựchiện nguyên tắc thương mại ngày càng tự do này WTO đảm nhậnchức năng là diễn đàn đàm phán thương mại đa phương để cácnước có thể liên tục thảo luận về vấn đề tự do hoá thương mại

Nguyên tắc dễ dự đoán nhờ ràng buộc cam kết cùng chính sách minh bạch.

Trang 17

Đây là nguyên tắc của WTO nhằm ràng buộc các nước thànhviên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo được trongthương mại quốc tế Để đảm bảo nguyên lắc này các nước thànhviên WTO có nghĩa vụ phải minh bạch hoá các quy định thươngmại của mình, phải thông báo mọi biện pháp đang áp dụng vàràng buộc chúng (tức là cam kết sẽ không thay đổi theo chiểuhướng bất lợi cho thương mại nêu thay đổi phải được thông báo,tham vấn bù trừ hợp lý).

Chính sách ổn định và minh bạch sẽ khuyến khích đầu tư, tạoviệc làm, người tiêu dùng cũng tận dụng được nhiều lợi thế nhờ tự

do cạnh tranh, nghĩa là họ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn và đượchưởng một mức giá thấp Hệ thống thương mại đa biên cụ thể hóanhững nỗ lực của chính phủ các quốc gia thành viên nhằm tạo mộtmôi trường thương mại ổn định và đề dự đoán

Đối với WTO, việc các quốc gia thành viên thỏa thuận mở cửathị trường hàng hóa hay dịch vụ đồng nghĩa với việc ràng buộc cáccam kết Trong lĩnh vực hàng hóa, ràng buộc cam kết thể hiện ởviệc ấn định các thuế suất tối đa Có thể xảy ra các trường hợp,dặc biệt với các nước đang phát triển, mức thuế đánh vào hànghóa nhập khẩu thấp hơn mức thuế ràng buộc Còn với các nướcphát triển, mức thuế áp dụng thực tế và mức thuế ràng buộcthường tương đương nhau

WTO đã rất nỗ lực trong việc sử dụng nhiều biện pháp khácnhằm tăng cường tính minh bạch và ổn dịnh WTO cũng có thể tìmcách làm cho các quy định thương mại của các quốc gia thành viêntrở nên thật rõ ràng và công khai, minh bạch Việc thường xuyêngiám sát các chính sách thương mại của từng nước thành viênthông qua cư chế rà soát chính sách thương mại cũng là một biệnpháp nhằm tăng cường tính minh bạch trên cả bình diện quốc gialẫn bình diện thế giới

Trang 18

Nguyên lác tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng

Đây là nguyên tắc nhằm hạn chế tác dộng tiêu cực của cácbiện pháp cạnh tranh không bình đảng như bán phá giá, trợ cấphay dành các quyền cho một số doanh nghiệp nhất định Có thểnói rằng WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnhtranh tự do, công bằng và không bị bóp méo Tất cả các hiệp địnhcủa WTO đều nhầm mục tiêu tạo dựng một môi trường cạnh tranhngày càng bình đảng hơn giữa các quốc gia

WTO cho phép áp dụng thuế nhập khẩu, thậm trí trong một

số trường hợp nhất định nó còn cho phép áp dụng một số hìnhthức bảo hộ khác Như vậy, đây là một hệ thống những quy địnhnhằm bảo đảm cạnh tranh mở, bình đảng và không có sai phạm

Những quy định liên quan đến nguyên lắc không phân biệtđối xử Quy chế tối huệ quốc và dãi ngộ quốc gia nhằm mục tiêubảo đảm những diều kiện thương mại bình đẳng, cũng như nhữngquy định về việc bán phá giá và trự cấp Đối với những vấn đềphức tạp như thế này, các quy định của WTO giúp xác định trườnghợp nào là bình đẳng, trường hợp nào là không bình đẳng Cũngnhư biện pháp trả đũa mà chính quyền có thể sử dụng, bằng cáchthu thuế nhập khẩu phụ thu để có thể bù đắp những tổn thất docác biện pháp thương mại không lành mạnh gây ra

Nguyên tắc dành cho các nước thành viên là nước đang phát triển một số ưu đãi, khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế.

Hệ thống của WTO góp phần vào quá trình phát triển của cácquốc gia Tuy nhiên, các nước đang phát triển cần một thời hạnlinh động hơn trong việc thực hiện các hiệp định của hệ thống Bảnthân các hiệp định của WTO ngày nay cũng đều lấy lại những điêu

Trang 19

lệ của GATT trước đây, theo dó quy định dành một sự trợ giúp dặcbiệt và các chính sách thương mại thuận lợi cho các nước đangphát triển.

Các ưu đãi này dược thể hiện thông qua việc cho phép cácthành viên đang phát triển một số quyền và không phải thực hiệnmột số quyền cũng như một số nghĩa vụ hay thời gian quá độ dàihơn để điều chỉnh chính sách

Do có đến 3/4 số thành viên là các quốc gia đang phát triển

và các nền kinh tế chuyển dổi nên một Irong những nguyên tắc cơbản của WTO là khuyên khích phát triển và cải cách kinh tế, dànhnhững điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho các quốc gia nàyvới mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của các quốc gianày vào hệ thống thương mại đa phương, đồng thời chú ý đến cáctrợ giúp kỹ thuật cho các quốc gia này

1.1.3 Các hiệp định của WTO

Trong hiệp định thành lập WTO, ngoài phần vãn bân chính(quy định việc thành lập tổ chức thương mại thố giới, phạm vi,chức năng, cơ cấu của tổ chức thương mại thế giới, quan hệ của tổchức thương mại thế giới với các tổ chức khác, Ban thư ký, ngânsách và đóng góp thành viên gia nhập ), còn có các phụ lục làcác hiệp định

- Các hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá:

+ Hiệp định chung về thuế quan vằ thương mại (GATT 1994)+ Hiệp định về các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT)+ Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)+ Hiệp định về nông nghiệp

+ Hiệp định về hàng dệt may (ATC)

Trang 20

+ Hiệp dịnh về các biện pháp đầu tư liên quan đến thươngmại (TRIMs)

+ Hiệp định về thực hiện Điều VI của GATT 1994 về chốngphá giá (ADP)

+ Hiệp dinh về thực hiện Điều VII của GATT 1994 về xác địnhtrị giá hải quan

+ Hiệp định về kiểm định trước khi xếp hàng (PSI)

+ Hiệp định về quy chế xuất xứ

+ Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (1LP)

+ Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM)+ Hiệp định về các biện pháp tự vệ

- Các bản ghi nhớ và quyết định:

+ Bản ghi nhớ về việc làm sáng tỏ Điều II 1 (b) của GATT

1994 ( ràng buộc thuế quan )

+ Bản ghi nhớ về việc làm sáng tỏ Điều XVII của GATT 1994 (doanh nghiệp thương mại nhà nước )

+ Bản ghi nhớ về các điều khoản cân đối thanh toán củaGATT 1994

+ Quyết định về dữ bỏ gánh nặng kiểm chứng

+ Quyết định về thương mại và môi trường

+ Bàn ghi nhớ về các quy định và thủ tục giải quyết cáctranh chấp

+ Cơ chế rà soát chính sách thương mại

- Hiệp định về thương mại dịch vụ

+ Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)

+ Hiệp dịnh về viễn thông cơ bản trong khuôn khổ WTO

Trang 21

+ Hiệp dịnh về công nghệ thông tin (ITA)

- Hiệp định chung về những khía cạnh của quyền sở hữu trítuệ liên quan đến thương mại (TRIPS)

- Các hiệp định nhiều bên

+ Hiệp định về mua bán thịt

+ Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng

+ Hiệp định về mua bán các sản phẩm sữa

+ Hiệp định về mua sắm chính phủ

Mọi kết quả của vòng đàm phán Uruguay trở thành nhữngvăn kiện chính thức của WTO mà bất kỳ một nước thành viên WTOnào cũng phải tham gia Với các hiệp định thương mại nhiều bêncác nước thành viên WTO có the tham gia hay không tuỳ ý, cáchiệp định này không tạo ra quyền hay nghĩa vụ dối với các nướcthành viên không chấp nhận chúng Ngoại trừ bón hiệp định nhiềubên toàn bộ các hiệp định hoặc khuôn khổ pháp lý của WTO mangtính chất ràng buộc, hoặc chấp nhận cả gói hoặc từ bỏ quy chếthành viển Điều này cũng có nghĩa là một bên ký kết của GATT chỉ

có thể trở thành thành viên của WTO sau khi nộp văn bản chấpnhận hợp lệ

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT ký năm

1947 vẫn tổn lại bên cạnh các văn bản pháp lý khác của WTO, nhưHiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 Hiệp địnhchung về thương mại Do đó, đổ phân biệt người la gọi hiệp địnhchung về thuê quan và thương mại ký kết năm 1947, có hiệu lực

từ 1-1-1948 là “GAĨT” 1947 và gọi hiệp định về thuế quan vàthương mại ký kết năm 1994 nằm trong phụ lục 1A của hiệp địnhthành lập tổ chức Thương mại thế giới là “GATT1994”

Trang 22

Các nước thành viên có nghĩa vụ bảo đảm rằng những thútục, quy định và luật pháp quốc gia của họ phải phù hợp với nhữngđiều khoản của những hiệp định này Quá trình hài hoà hoá cácquy định của tất cả các quốc gia thành viên sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho thương mại hàng hoá và dịch vụ Ngoài ra, sự hài hoà củacác quy định của từng quốc gia sẽ bảo dảm cho việc không tạo ranhững rào cản không cần thiết đối với thương mại và xuất khẩucủa từng nước thành viên như sẽ không bị cản trở do mức thuế caohoặc những rào cân khác đối với thương mại.

Hiện nay trong vòng đàm phán mới của WTO có một số vấn

đề lớn:

- Vấn đề dịch vụ Các nước đang phát triển lo ngại sự chiếm

lĩnh thị trường của các cống ty xuyên quốc gia và yêu cầu tiếp tụcđàm phán về các vấn đề như viễn thông cơ bản, tài chính, vận tảibiên, di chuyển các thể nhân, mua sắm dịch vụ

- Vấn đề chống bán phá giá Các nước đang phát triển cho

đây là công cụ bảo hộ thị trường của các nước phát triển và đòi hỏiphải đàm phán về vấn đề này vì thực tiễn cho thấy các nước đangphát triển luôn thua thiệt khi bị kiện

- Trợ cấp Các nước công nghiệp phát triển trợ cấp cho các

lĩnh vực nghiên cứu và triển khai và liên quan đốn môi trường, tức

là các lĩnh vực nằm ngoài quy định trợ cấp của WTO, còn trợ cấpcủa các nước đang phát triển thì nằm trong quy định về trợ cấp

- Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại Quy chế tối huệ quốc xoá bỏ yêu cẩu tỷ lệ nội địa hoá nhấtđịnh trong sản phẩm gây khó khăn cho các nước đang phát triểntrong việc khuyến khích sử dụng các nguyên liệu nhicn liệu trongnước, tạo việc làm

Trang 23

- Thương mại điện tử Trên thực tế các nước đang phát triển

chịu nhiều thua thiệt vì nhiều năm nữa họ mới có thể phát triển vàthu lợi từ hoạt động trong lĩnh vực này

- Vấn đề đầu tư Các nước đang phát triển phản đối mạnh

mẽ quy chế đối xử bình đẳng giữa các công ty nước ngoài và công

ty trong nước vì lo ngại các công ty nước ngoài "bóp chết” cáccông ty trong nước và chi phối thị trường nội địa

- Vấn đề tính minh bạnh trong việc mua sắm của chính phủ.

Các nước đang phát triển phê phán việc dưa việc mua sắm củachính phủ vào WTO vì Chính phủ với khoán mua sắm khoảng 40-50% GNP không được ưu đãi giúp đỡ các doanh nghiệp của nướcmình do khâ năng cạnh tranh thấp

- Vấn đề môi trường trong thương mại Các nước đang phát

triển phản đối ý định này của Mỹ vì đó là một rào cản mới, một bảo

hộ trá hình đối với các sản phẩm xuất khẩu của họ

- Chính sách cạnh tranh quốc tế Các nước đang phát triển

cho rằng chưa cần các luật lệ cạnh tranh toàn cầu, mà chỉ cần cócác luật chặt chẽ hơn đối với các công ty xuyên quốc gia và thuhẹp thực hiện luật chống phá giá, còn các nước phát triển muốn cóchính sách này để các công ty của họ có thể tãng thị phần ở cácnước đang phát triển

Ngoài các vấn đề trên, hiện nay còn có 4 vấn đề khúc mắclớn giữa các thành viên WTO Đó là các vấn đề nông nghiệp, sởhữu trí tuệ, giảm thuế hàng công nghiệp và giải quyết tranh chấp

1.2 VAI TRÒ CỦA WTO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC QUỐC GIA

Tổ chức Thương mại thế giới WTO chưa phải là một tổ chứcthương mại tự do, song khi gia nhập một tổ chức có số lượng thànhviên khắp toàn cầu, được thiết lập với xu hướng tự do hoá thương

Trang 24

mại từng bước, hiện đang chiếm 85% thương mại và 90 % dịch vụloàn cẩu là gia nhập “sân chơi“ rộng lớn nhất với các quy tắc của

nó Khó có thể đánh giá dược đầy đủ ảnh hưởng của WTO đến thịtrường quốc tế thông qua tự do hoá thương mại Tuy nhiên, có thểxem xét các tác động của WTO trên cơ sở lý thuyết kinh tế quốc lế

và ảnh hưởng thực tế của WTO đến hoạt động xuất khẩu của cácquốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển

Theo lý thuyết kinh tế quốc tế, khu vực tự do thương mại(Free Trade Area- FTA) là một trong 5 loại hình cùa hội nhập kinh

tế khu vực, trong đó các nước cam kết sẽ xoá bỏ rào cân thươngmại giữa các nước thành viên nhưng mỗi nước vẫn duy trì chínhsách thương mại riêng Khi gia nhập vào khu vực tự do thương mại(FTA) các nền kinh tế thành viên sẽ chịu hai loại hình tác động: cáclác động tĩnh (static effects) và các tác động mang tính động(dynamic effects)

1.2.1 Các tác động tĩnh

Các tác động tĩnh của các khối thương mại tự đo bao gồm tácđộng làm chệch hướng thương mại và tạo lập thương mại

Tác động tạo lập thương mại sẽ xuất hiện khi có một vài

ngành sản xuất trong một nước thành viên được thay thế bằngviệc nhập khẩu các hàng hóa đó với chi phí rẻ hơn từ các nướcthành viên khác Bằng cách đó nó sẽ làm tăng của cải của cácnước thành viên do tăng cường chuyên môn hóa trong sân xuất.Nếu các nước thành viên mở rộng xuất khẩu sang các nước thứ bathì các nước này cũng sẽ có lợi từ việc hình thành khối thương mại

tự do trên Tác động tạo lập thương mại sẽ làm tăng phúc lợi kinh

tế trong khu vực tự do thương mại do việc các ngành công nghiệpđược chuyển hướng dựa trên những lợi thế so sánh, có hiệu quảhơn Theo phân tích của các nhà kinh tế quốc tế, tạo lập thươngmại sẽ có lợi cho người tiêu dùng vì được mua sản phẩm với giá

Trang 25

thấp hơn, trong khi đó ngân sách chính phủ sẽ giảm sút do mất đimột phần từ nguồn thu thuế nhập khẩu; các nhà sản xuất nội địacũng sẽ giảm lợi nhuận do thị phần bị chia sẻ cho các doanhnghiệp nước ngoài Tuy nhiên, khi tổng hợp lại thì tạo lập thươngmại vẫn gia tàng phúc lợi quốc gia do thặng dư của người tiêudùng vẫn lớn hơn giá trị mất đi của nguồn thuế và lợi nhuận củanhà sản xuất.

Tác động chệch hướng thương mại xuất hiện khi những hàng

hóa nhập khẩu với chi phí thấp lừ bên ngoài khối sẽ được thay thếbởi những hàng hoá nhập khẩu với chi phí cao hơn từ nội bộ khối.Khi đó, tác động này sẽ làm tổn thất cho các nước thành vicn vìphải tăng nhập khẩu những hàng hóa kém hiệu qủa hơn, từ đó tạonên những thay đổi trong cơ cấu sản xuất Việc dỡ bỏ thuế quangiữa các nước thuộc khối thương mại tự do sẽ khiến giá nhập khẩumặt hàng nào dó từ các thành viên trong khối thấp hơn giá nhập

từ nước ngoài khối, do nước nhập khẩu vẫn duy trì một mứcthuếquan cao đối với các nước không phải thành viên

Như vậy, nếu tác động tạo lập thương mại lớn hơn tác độngchệch hướng thương mại thì sẽ tốt hơn cho phát triển kinh tế củacác nước tham gia hiệp định, về mặt lý thuyết, người ta đã chi ra

rằng có hai điều kiện để có thể dạt được mong muốn nói trên Một

lả, trao đổi buôn bán giữa hai nước trước khi có hiệp định càng cao

thì càng ít có khả năng xảy ra tác động chệch hướng thương mạilớn sau hiệp định Bời vì, quy mò của trao đổi mậu dịch trước hiệpđịnh thường phản ánh lợi thế so sánh toàn cấu, cho nên những ưuđãi mà hiệp định mang lại sẽ không tạo nên sự chuyển hướngthương mại sang các nhà sản xuất kém hiệu quả hơn Hai là, biểu

thuế đối với các nước bên ngoài khối càng thấp thì khả năng làmchệch hướng thương mại của một hiệp định thương mại khu vựccàng thấp Trên thực tế một khối thương mại tự do được hình

Trang 26

thành thường đem lại đồng thời hai tác động tạo lập và chệchhướng thương mại và trong nhiều trường hợp, tác động trướcthường lớn hơn tác động sau, do đó, nó vần sẽ góp phần làm tăngsản lượng quốc gia.

Trên cơ sở tác động tạo lập và chệch hướng thương mại củacác khối thương mại tự do, nền sản xuất của các nước thành viên

sẽ được chuyển dịch theo hướng có hiệu quả hơn Đó chính là cơ

sở để làm tăng khối lượng mậu dịch của các nước thành viên vàkhối lượng trao đổi mậu dịch trong nội bộ khối

Như vậy, có thể thấy, trong bất kỳ trường hợp nào các nhàsản xuất nội địa cũng phải chịu những tác động có chiều hướng bấtlợi, có thể dẫn đến phá sản hoặc giải thể nếu mặt hàng của họkhông có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nướcthành viên khác trong khối thương mại tự do Tuy nhiên, cũng cóthể khâng dinh rằng nếu các doanh nghiệp sản xuất nhanh chóngnắm bắt cơ hội, xác định lợi thế của mình để chuyển đổi mặt hàngthì doanh nghiệp đó sẽ có nhiều khả năng thành công

1.2.2 Các tác động mang tính động

Những tác động được xảy ra theo thời gian của việc hìnhthành một khối thương mại tự do là làm tăng cạnh tranh, khuyếnkhích đầu tư và sử dụng tốt hơn các nguồn lực, trong đó tác độngthúc đẩy cạnh tranh là thách thức lớn nhất, đặc biệt đối với cácnước đang phát triển Khi chưa thành lập khối thương mại lự do,các nhà sản xuất kém hiệu quả trong nước được bảo hộ bằng cáchàng rào thương mại Khi chúng được giảm bót hoặc xoá bỏ cácnhà sản xuất có hiệu quả hơn ờ các nước thành viên khác sỗ trànvào Khi đó, những hãng không chịu được sức ép của cạnh tranh sẽphải xáp nhập hoặc rút khỏi ngành Những người trụ lại được trongngành sẽ có điều kiện mở rộng thị trường và có cơ hội đạt dượcnền kinh tế theo quy mô Đồng thời, các nguồn lực dư thừa trong

Trang 27

ngành sẽ được phân bổ sang các ngành sản xuất khác có hiệu quảhơn Dù có nhiều cách phân loại, song về cơ bân các tác độngmang tính động bao gốm các tác động dưới đây:

Mở rộng thị trường Việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan là cơ

hội dể các nhà sản xuất thâm nhập thị trường khối thương mại tự

do Mở rộng thị trường cũng đổng nghĩa với cơ hội mở rộng sànxuất, gia tăng lợi nhuận Đối với các nước đang phát triển thì đây

là điều cần thiết Tuy nhiên, các nền kinh tế này vẫn có khả năng

mở rộng thị trường mà không nhất thiết phải thông qua thị trườngcủa khối

Nâng cao tính cạnh tranh Cạnh tranh được coi là động lực

phát triển và đó cũng là tác động lớn nhất mang tính động củakhối thương mại tự do Khi khối thương mại lự do được hình thành,các hàng rào thuế quan nội khối sẽ bị xoá bỏ, điều đó có nghĩa làcác doanh nghiệp không còn được bảo hộ Họ sẽ phải đối mặt với

sự cạnh tranh khốc liệt hơn với các sản phẩm của các nước thànhviên trong khối Đế tồn tại và phát triển các doanh nghiệp sẽ phảihoạt dộng có hiệu quả hơn, nâng cao tính cạnh tranh đáp ứngđược nhu cầu ngày càng cao của thị trường

Dưới góc độ của các tác động mang tính động thì đây là cơhội để các nhà sản xuất trong nước phải vận động để thoát ra khỏitình trạng trì trệ, ỷ lại, đổi mới hoạt động kinh doanh, nâng caonăng suất, chất lượng sản phẩm, dổi mới công nghệ, hạ giá thànhsản phẩm Mặt khác, cạnh tranh cũng là thách thức không nhỏ đốivới tất cả các doanh nghiệp, không nâng cao tính cạnh tranh đồngnghĩa với khả năng thất bại của doanh nghiệp, đặc biệt là đối vớinhững ngành công nghiệp dược bảo hộ

Thúc đẩy đầu tư Hội nhập kinh tế dù ở bất kỳ hình thức nào

cũng có thể thúc dẩy đầu tư vốn cũng như công nghệ Sự phát

Trang 28

ngày càng cao, cần những khoản đầu tư không nhỏ Thêm vào đóviệc tận dụng khả năng mở rộng thị trường và nhu cầu nâng caotính cạnh tranh cũng sẽ đòi hỏi vốn đầu tư Chính vì vậy việc thamgia khối thương mại tự do sẽ là cơ hội thu hút vốn đầu tư từ cácthành viển của khối, đây cũng là điều kiện để các nhà đầu tư tìmhiểu sâu hơn thị trường các thành viên khác, lìm kiếm cơ hội đấu

tư vào các ngành công nghiệp có tiềm năng

1.2.3 Tác động của WTO đến các nước đang phát triển

là thành viên

Trang 29

Đối với một nền kinh tế đang phát triển, tham gia WTO làmức hội nhập kinh tế cao nhất và rộng rãi nhất trong bối cảnh củanền kinh tế quốc tế hiện nay Nhiều nước đang phát triển đã thamgia những tổ chức liên kết khu vực khác nhau ASEAN, SELA hayNAFTA và cam kết thực hiện những luật chơi của các tổ chức này.Nhưng những luật chơi đó dù sao chỉ mới là những luật chơi chotừng nhóm nước, nhiều khi là những nhóm nước ở trên cùng mộtkhu vực có nhiều điều kiện tương đổng về địa lý, kinh tế, chính trị,

xã hội, văn hoá WTO là một sân chơi rộng rãi nhất, gồm các thànhviên đa dạng nhất, có những luật chơi phổ quát nhất, mà hầu hếtluật chơi được đặt ra ở mức độ cao theo tiêu chuẩn những nước cótrình độ phát triển cao nhất Để hội nhập được với một tổ chức nhưWTO, các nền kinh tế đang phát triển không thể không thực hiệnnhững sự điều chỉnh ở mức cao nhất và phổ quát nhất mà mộtthành viên WTO cần có

Những lợi ích các quốc gia đang phát triển có thể đạt được khi tham gia WTO Việc trở thành thành viên WTO bảo đảm cho

một quốc gia những quyền hợp pháp về không phân biệt đối xửtrong thương mại với 150 nước thành viên của WTO Điều nàyđược quy định trong nguyên tắc tối huệ quốc MFN và nguyên tắcđối xử quốc gia NT MFN yêu cầu tất cả các quy định về thuế quan

và thương mại được áp dụng cho hàng nhập khẩu sẽ không bịphân biệt đối xử giữa các nước thành vicn Điều khoản đối xử quốcgia NT nghiêm cấm các nước có sự phân biệt đối xử giữa hàngnhập khẩu và hàng sản xuất cùng loại trong nước Ngoài ra, mọithành viên \VTO đều có thể giâi quyết tranh chấp thương mại mộtcách công bàng thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp Một lợi íchquan trọng khác của thành viên WTO là quyền tham gia vào quátrình xây dựng các quyết định của WTO, vào việc tiến hành cáccuộc đàm phán thương mại đa phương Đổng thời, WTO cũng buộc

Trang 30

các nước có nghĩa vụ tôn trọng một loạt các hiệp định của WTO.Hơn nữa, mõi nước thành viên cần phải thực hiện những cam kếtràng buộc trong việc tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ Mức

độ liếp cận tới các thị trường của các nước đang phát triển phụthuộc sự phát triển của chính họ cũng như nhu cầu tài chính vàthương mại

Các cam kết có được từ các vòng đàm phán của WTO tác dộng đến phương thức kinh doanh ở các nước dang phát triển là thành viên WTO Các hiệp định của WTO, thông qua việc làm tãng

mức độ cạnh tranh và mở cửa thị trường, làm thay đổi điều kiệnkinh doanh ở tất cả các nước đang phát triển là thành viên Điềunày được lý giải ở những khía cạnh sau: người tiêu dùng ở nhữngnước đang phát triển là thành viên sẽ có lợi do thuế đánh vào hàngnhập khẩu giảm Điều này có nghĩa là hàng nhập khẩu trở nén rẻhơn Đồng thời, họ cũng có lợi do sự cạnh tranh trong nước manglại khi các nhà sản xuất trong nước có thể nhập khẩu các yếu tốđầu vào với giá rẻ hơn Tương tự, việc kinh doanh ở tất cả các nướcthành viên WTO cũng chịu ảnh hưởng từ các hoạt động của WTO:Các biện pháp tự do hoá thương mại của các nước như loại bỏhoặc giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan buộc các nhà sảnxuất tãng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như thịtrường xuất khẩu Việc giảm bớt bảo hộ cũng có nghĩa là tạo ramôi trường cạnh tranh bình đẳng trên thị trường thế giới Việc tự

do hoá khu vực dịch vụ đã làm tăng luồng đầu tư giữa các nước.Như vậy, bất kỳ một thay đổi nào trong các Hiệp định WTO cũng

sẽ tác động trực tiếp đến tất cả các nước cả phát triển và đangphát triển hoặc các ngành kinh tê ở các nước thành viên

Các nước kém phát triển có thể nỗ lực tự mở cửa nhờ tác động của WTO WTO có những nguyên tắc cơ bán liên quan tới

chế độ đối xử đặc biệt dôi với các nước đang phát triển, nhất là các

Trang 31

nước kém phát triển Theo nguyên tắc này, trong quá trình tự dohoá thương mại thế giới, các nước kém phát triển không cần phảithực hiện những đóng góp không phù hợp với điều kiện về thươngmại, tài chính và mức độ phát triển cùa họ Nói cách khác, nhữngnước phát triển là thành viên WTO không yêu cầu những nước kémphát triển phải thực hiện nguyên tắc có đi có lại về những thoảthuận đã đạt được trong những vòng đàm phán trước Mật khác,WTO hoạt động hiệu quả sẽ giúp các nước đang phát triển cải cáchthương mại, tăng sự rõ ràng minh bạch, quốc tế hoá cơ chế hoạtđộng thương mại.

WTO tác dộng đến việc ban hành và thực hiện luật quốc gia của các nước đang phát triển Theo nguyên tắc cơ bản của WTO,

mỗi nước thành viên phủi dám bảo rằng các quy định và thủ tụchành chính của mình phù hợp với các hiệp định của WTO Trongtrường hợp xáy ra bất đổng, cấc chính phủ có thể viện dẫn đến cơchế giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết các bất đồng

Tác động của WTO đến các nước đang phát triển thông qua việc bảo vệ quyền lợi của các quốc gia này khi thực hiện các Hiệp định của WTO Thực tế cho thấy việc cắt giảm các hàng rào thuế

quan và phi thuế quan theo các hiệp định WTO đã mở rộng khảnăng tiếp cận thị trường không chỉ ở các nước phát triển mà cả ởcác nước đang phát triển và đang chuyển đổi Hầu hết hàng hoáđược xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang các nước pháttriển với thuế suất thấp và bảo hộ thông qua thuế quan gần nhưđược xoá bỏ

Với cách phân chia của WTO thì hiện nay hơn 3/4 số thànhviên của WTO là các nước đang phát triển, kém phát triển và cácnước có nền kinh tế chuyển đổi Do đó, trong rất nhiều hiệp địnhcủa WTO đều đành những điều khoản ưu đãi riêng cho các nướcthuộc những nhóm này, được gọi là đối xử đặc biệt và khác biệt,

Trang 32

thường mang tính giảm nhẹ so với những nghĩa vụ, cam kết chung

mà WTO đề ra Ví dụ: được miễn không phải thực hiện một nghĩa

vụ nào đó; mức độ cam kết thấp hơn; thời gian thực hiện nhữngcam kết dài hơn; được hưởng ưu đãi bổ sung về mở cửa thị trườngcủa các nước phát triển, được sử dụng một số biện pháp hạn chếđịnh lượng Đối với các nước đang phát triển và kém phát triểnnhất có thể duy trì các loại trợ cấp xuất khẩu như: trợ cấp giảm chiphí tiếp thị xuất khẩu nông sản, kể cả những chi phí vận chuyển,nâng cấp và các chi phí chế biến khác, chi phí vận tải quốc tế vàcước phí các điều kiện vận tải nội địa ưu đãi hơn so với hàng tiêuthụ trong nước Trong lĩnh vực nông nghiệp, các thành viên đang

và kém phát triển còn được duy trì nhiều loại hỗ trợ trong nướcgắn liền với các chương trình phát triển như: trợ cấp đầu tư trongnông nghiệp, trợ cấp đầu vào cho những người sản xuất có thunhập thấp và thiếu nguồn lực, trợ cấp thay đổi cơ cấu cây trồng (vídụ: thay thế trồng cây thuốc phiện bằng những loại cây có íchhơn ) Trong lĩnh vực công nghiệp, ngoài trợ cấp xuất khẩu, cácthành viên đang phát triển còn có thể áp dụng trợ cấp khuyếnkhích sử dụng hàng nội địa trong vòng 5 năm kể từ ngày Hiệp địnhWTO có hiệu lực Riêng đối với các thành viên trong quá trìnhchuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tếthị trường được tiếp tục duy trì trợ cấp xuất khẩu và trợ cấpkhuyến khích sử dụng hàng nội địa trong vòng 7 năm kể từ ngàyHiệp định WTO có hiệu lực Đối với các nước đang phát triển, WTOcho phép có quyền duy trì hệ thống giá lính thuế tối thiểu hiệnhành trong một thời gian quá độ thông qua đàm phán về một số ítmặt hàng Bên cạnh đó, các nước đang phát triển còn được trợgiúp kỹ thuật trong việc đào tạo nhân lực, soạn thảo và áp dụngcác biện pháp mới, tiếp cận thông tin về các phương pháp định giáhải quan, nghiên cứu tìm giải pháp trong trường hợp các nước nàygặp trở ngại đến mức có thể ảnh hưởng đến các nhà nhập khẩu và

Trang 33

phân phối đơn lẻ Các nước đang và chậm phát triển được tư vấn,

hỗ trợ trong việc soạn thảo các quy định kỹ thuật, thành lập các cơquan tiêu chuẩn quốc gia, tham gia các tổ chức tiêu chuẩn quốc

tế, hỗ trợ các nhà sản xuất tiếp cận hệ thống đánh giá hợp chuẩntrên lãnh thổ nước mình Trừ các trường hợp khẩn cấp, các nướcphát triển phải dành thời gian hợp lý trước khi áp dụng những biệnpháp mới để các nước đang phát triển điều chỉnh sản phẩm hoặcquy trình sản xuất WTO cũng quy định rằng, các nước thành viên

sẽ lưu tâm và xem xét đến các điều kiện phát triển kinh tế, thươngmại, lài chính của các nước đang phát triển trong quá trình xâydựng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, nhằm không tạo ra nhữngtrớ ngại bất hợp lý đối với hàng xuất khẩu từ các nước đang pháttriển Trong điều kiện công nghệ và kinh tế-xã hội đặc biệt củanước mình, các nước đang phát triển có thể không sử dụng cáctiêu chuẩn quốc tế mà được phép áp dụng một số tiêu chuẩn, quyđịnh kỹ thuật cụ thể nhằm mục đích duy trì các kỹ thuật, quy trìnhsản xuất trong nước phù hợp với trình độ phát triển, nhu cầu tàichính và thương mại của nước mình Đối với các nước đang pháttriển, WTO dành những ưu đãi trong vấn đề tự vệ trong thương mại

ở một chừng mực nào đó, xuất khẩu của các nước đang phát triểnkhông phải chịu ảnh hưởng của các biện pháp tự vệ

1.3 KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC ĐẨYMẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TỪ KHI GIA NHẬP WTO

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc có sự thay đổi qua từng giai đoạn, phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và quốc tế Kể từ khi đệ đơn xin gia nhập WTO vào năm 1985, bên

cạnh việc tiếp tục những biện pháp hỗ trợ xuất khẩu Trung Quốcbắt đầu có những nồ lực cải cách theo định hướng thị trường và tự

do hóa thương mại Việc Trung Quốc giảm dần quy mô trợ cấpxuất khẩu, tiến tới xóa bỏ hình thức hỗ trợ xuất khẩu này vào năm

Trang 34

1991 và bắt đầu những nỗ lực cắt giảm thuế quan nhập khẩu từnăm 1992 cho thấy Trung Quốc đã có tầm nhìn chiến lược vềnhững cải cách theo định hướng thị trường, về vai trò của lự dohóa thương mại nói chung và tự do hóa nhập khẩu nói riêng như làgiải pháp dài hạn đổ thúc đẩy xuất khẩu Đế thúc đẩy xuất khẩuTrung Quốc chuyển sang áp dụng các chính sách hoàn thuế xuấtkhẩu, bảo hiểm và bảo lãnh xuất khẩu và đẩy mạnh quá trình tự

do hóa nhập khẩu Đây là những chính sách phù hợp với tập quán

và thông lệ quốc tế được sử dụng phổ biến ở các nước công nghiệpphát triển và nhiều nước khác

Áp dụng những chính sách thích hợp để khơi thông nguồn lực của đất nước, hình thành và phát triển các ngành xuất khẩu Một

trong những bài học quý báu nhất rút ra từ chính sách cài cách mởcửa nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng của Trung Quốc làviệc phá bỏ sự cứng nhắc trong cơ chế phân bổ nguồn lực, tạo điềukiện để những nguổn lực trong một thời gian dài không được sửdụng hoặc sử dụng lãng phí được chuyển đến những ngành mà đấtnước có lợi thế so sánh (như dệt may và các ngành công nghiệpnhẹ khác) Để’ hướng nguồn lực đổ vào những ngành mà TrungQuốc có lợi thế so sánh (nhưng trong một thời gian dài bị kìmhãm), hàng loạt các chính sách được áp dụng như chính sách địnhhướng vìmg và ngành mục liêu, phát triển hình thái gia công xuấtkhẩu, thu hút vốn FDI vào các ngành định hướng xuất khẩu sửdụng nhiều lao động Bên cạnh việc giải phóng sức lao động chocác ngành xuất khẩu, chính sách phi tập trung hóa và mở rộngquyền tự chủ cho các địa phương dã giúp bộc lộ một lợi thế cực kỳquan trọng trong việc dẫn tới sự thần kỳ về xuất khẩu của TrungQuốc

Áp dụng những chính sách thích hợp để tạo lập và phát triển những lợi thế cạnh tranh mới, dẫn đến sự chuyển dịch nhanh

Trang 35

chóng cơ cấu xuất khẩu Trước hết trọng tàm được dành cho các

ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép và cácngành công nghiệp nhẹ khác, rồi sau đó có sự chuyển dan sangcác mặt hàng có hàm lượng vốn, công nghệ và giá trị gia tăng caohơn như diện, diện lử, máy móc thiết bị viền thông và các sảnphẩm công nghệ mới - công nghệ cao khác Đế đạt được các mụctiêu nói trên Trung Quốc áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho cácngành nói trên trong khuôn khổ chính sách định hướng ngành mụctiêu, thực hiện chính sách nhằm tạo lập và phát triển năng lựccông nghệ quốc gia, triển khai các chương trình khoa học côngnghệ trong nước kết hợp với nhập khẩu công nghệ tiên tiến củanước ngoài Việc nhập khẩu công nghệ nước ngoài không chỉ dừnglại ở hình thức nhập khẩu máy móc thiết bị mà có sự chuyểnhướng sang hình thức chuyển giao li- xăng, tư vấn kỹ thuật, thiết

kế hoặc tổ chức sản xuất phối hợp Hình thức tiếp nhận li-xãngcông nghệ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc lựa chọn côngnghệ, cũng như việc kết hợp công nghệ nước ngoài với công nghệsẩn có trong nước Một kênh quan trọng mà Trung Quốc tận dụngkhai thác dể tiếp cận công nghệ của nước ngoài là thu hút vốn đáu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là FDI của các công ty đaquốc gia lớn trên thế giới Những biện pháp khuyến khích củaTrung Quốc đã có tác dụng mạnh mẽ trong việc thu hút FDI, đặcbiệt dưới hình thức các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài(WF0E) Chính các doanh nghiệp này ngày càng đóng vai trò quyếtdinh đối với sự tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo, đặcbiệt là các sản phẩm công nghệ mới-cống nghệ cao của TrungQuốc

Khai thác một cách thích hợp vai trò của tỵ giá hối đoái vù các biện pháp đòn bẩy khuyến khích tài chính để thúc đẩy xuất khâu Tính thực dụng của chính sách tỷ giá ờ Trung Quốc sau khi

Trang 36

nước này xóa bỏ hệ thống tỷ giá kép và thống nhất các mức tỷ giá,thực hiện những cải cách toàn diện theo định hướng thị trường cònđược khẳng dinh thêm bởi thực tế là trong nhừng năm gần đây.bất chấp xu hướng giảm giá của đồng Nhân dân tệ và áp lực quốc

tế đòi Trung Quốc phải nâng giá đồng tiền của mình Trung Quốcvẫn duy trì chính sách ổn định giá trị đồng Nhân dân tệ với lý dochưa hội đủ những điều kiện cần thiết để điều chỉnh tỷ giá Biệnpháp nâng giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào ngày21/7/2005 vừa qua có thể được coi như là một mũi tên nhằm tới

nhiều mục tiêu Thứ nhất, biện pháp này nhằm giảm áp lực từ phía

Mỹ và các nước công nghiệp phát triển khác đòi Trung Quốc phài

nâng giá và tiến tới thả nổi đồng Nhân dán tệ Thứ hai, mặc dù

nâng giá đồng Nhân dàn lệ nhưng về thực chất Trung Quốc vẫntạo cho mình một "hành lang" thích hợp cho việc điều chỉnh tỷ giákhi cần thiết nhằm dạt tới các mục tiêu riêng của mình Ngoàichính sách tỷ giá Trung Quốc còn sử dụng một loạt các đòn bẩykhuyến khích tài chính khác để hỗ trợ xuất khẩu như trợ cấp trựctiếp, miền giảm thuê nhập khẩu đối với các nguyên liệu và bánthành phẩm sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoàn thuê xuấtkhẩu, cung cấp tín dụng xuất khẩu, áp dụng lãi suất ưu đãi đoi vớicác khoản cho vay bằng nội tệ dành cho những người sản xuấthàng xuất khẩu, trợ cấp cho các hoạt động vận lải, bảo quản vàbao hiểm hàng xuất khẩu Tuy nhiên, lừ khi bắt đầu nỗ lực gianhập WTO, Trung Quốc đã giảm dần quy mô và tiến tới xóa bỏhình thức trợ cấp xuất khẩu trực tiếp vào năm 1991 và cho đếngiữa những năm 90 thì phần lớn các biện pháp đòn bẩy khuyếnkhích khác cũng được bãi bỏ Có thế nói những biện pháp hỗ trợxuất khẩu nói trên đã được Trung Quốc khai thác một cách triệt để

và chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp cho hànghóa Trung Quốc tìm được chỗ đứng và có được vị thế vững chắcnhất định trên trôn thị trường thố giới Từ giữa thập kỷ 90 của thế

Trang 37

kỷ XX trở đi, chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếudựa vào những biện pháp được sử dụng phổ biến trên thế giới nhưthực hiện hoàn hoặc miền giâm thuế nhập khẩu và thuế VzXT.cung cấp tín dụng xuất khẩu và dịch vụ bảo hiểm, bảo lãnh chonhững người xuất khẩu và các dịch vụ hỗ trợ công cộng khác.

Có sự phối hợp đúng đắn, linh hoạt và có hiệu quả các công

cụ chính sách thúc đẩy xuất khẩu, gắn chính sách thúc đẩy xuất khẩu với những cải cách toàn diện trong nền kinh tế Trên thực tế

có thể lấy ví dụ điển hình về sự kết hợp giữa cải cách chính sáchthương mại với cải cách trong lĩnh vực ngoại hối và tỷ giá hối đoái

ở Trung Quốc Những biện pháp cải cách trong các lĩnh vực nàythường đi kèm với nhau, bổ sung hỗ trợ lần nhau Chẳng hạn việccho phép các doanh nghiệp và các địa phương được giữ lại mộtphần thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu và áp dụng chế độ tỷ giáthanh toán nội bộ là những biện pháp nhằm giảm bớt khó khănnảy sinh đối với những người xuất khẩu do chính phủ trung ươnghạn ché' dần việc bù lõ xuất khẩu Bên cạnh dó, việc ban hành chế

độ giữ lại ngoại lệ có tác dụng tạo động lực khuyến khích dối vớinhững người xuất khẩu; nhưng mức độ khuyến khích đó được tănglên cùng với việc cho phép các doanh nghiệp chuyển nhượng ngoại

tệ đó tại các trung tâm hoán đổi ngoại lệ Những biện pháp cảicách trong lĩnh vực đối ngoại ở Trung Quốc được thực hiện đồngthời với những cải cách toàn diện khác trong nền kinh tế như cảicách thể chế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách các lĩnhvực tài chính - ngân hàng và thuế, đầu tư vào giáo dục và pháttriển cơ sở hạ tầng Những cải cách này có tác dụng tăng cườngnãng lực điều hành cả về vĩ mô và vi mô trong nền kinh tế, nângcao hiệu quả của quá trình phân bổ nguổn lực, từ đó tác động tíchcực đến tăng trưởng kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nóiriêng

Trang 38

Khai thác và phát huy triệt để vai trò của FDl để thức đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu Trung Quốc chủ

trương dựa vào vốn FĐI để phục vụ mục tiêu mở rộng xuất khẩu.Cùng với quá trình hình thành khuôn khổ pháp lý điều tiết FDI theohướng ngày càng hoàn thiện, minh bạch hơn, Trung Quốc còn cónhững bước đi đúng đắn nhằm định hướng FDI vào những ngành

mà Trung Quốc có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, tranh thủkhai thác yếu tố địa lý - dân tộc để đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDIđịnh hướng xuất khẩu Việc thu hút FDI của Trung Quốc chủ yếuphục vụ cho mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chế tạo

sử dụng nhiều lao động, với nguồn cung cấp FDI trọng tâm là HổngKông, Đài Loan và các nển kinh tế khác trong khu vực nơi có nhiềungười Hoa sinh sống Một loạt các cơ sở sàn xuất gia công - lắp rápphục vụ xuất khẩu (chủ yếu từ Hổng Kông và Đài Loan) được thiếtlập ở các đặc khu kinh tế, các thành phố mờ cửa, các khu khai thác

và phát triển kỹ thuật cao ở Trung Quốc Cùng với việc tiếp tụckhai thác FDI để gia tăng xuất khẩu các mật hàng chế tạo sử dụngnhiều lao động nói chung, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh việc gắnFDI với các mục tiêu công nghiệp với việc ban hành và sửa đổinhiều lần "Quy định tạm thời về định hướng đầu tư nước ngoài",theo đó vốn FDI được khuyên khích đổ vào các ngành định hướngxuất khẩu, các ngành công nghệ mới - công nghệ cao

Trang 39

CHƯƠNG 2:

THỤC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

TRONG TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO

2.1 KHÁI LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTOCỦA VIỆT NAM

Nhận thức được xu thế khách quan của quá trình toàn cầuhoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã coi hội nhập kinh tếquốc tế là một bộ phận không thể lách rời của quá trình đổi mới.Các văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội đều khẳng định chủtrương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia các

tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế nước tatrên trường quốc tế, phát huy nội lực đổng thời tranh thủ nguồn lựcbên ngoài và chủ động hội nhập kinh lế quốc tế để phát triểnnhanh, có hiệu quả và bền vững Việt Nam đã liên tục, nhất quánthực hiện các bước hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng

Sau ngày thông nhất đất nước, Việt Nam đã tiếp tục quan hệvới các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như IMF, VB, ADB Tháng10-1994 Việt Nam chính thức gửi đơn xin gia nhập Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Tháng 12- 1994, Việt Nam gửi đơnxin gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Tháng 7-1995,Việt Nam đã chính thức gia nhập ASEAN và thực hiện CEPT vàAFTA Tháng 3-1996, Việt Nam đã tham gia với tư cách thành viênsáng lập Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) Tháng 6-1996, Việt Namgửi đơn xin gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái BìnhDương (APEC) Tháng 11-1998 Việt Nam chính thức được côngnhận là thành viên của APEC

Trong liến trình gia nhập WTO, cho đến nay Việt Nam đã đạtđược những kết quả nhất định:

Trang 40

- Tháng 6 năm 1994, Việt Nam được công nhận là quan sátviên của GATT.

- Ngày 4-1-1995 ngày đầu mở cửa, WTO tiếp nhận đơn xingia nhập của Việt Nam

- Ngày 30-1-1995 nhóm cóng lác về việc gia nhập WTO củaViệt Nam được thành lập

Ngày đăng: 22/08/2024, 20:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w