1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xúc cảm tình cảm” và phân tích “khái niệm, vai trò và cácquy luật của xúc cảm và tình cảm

15 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xúc Cảm Tình Cảm Và Phân Tích Khái Niệm, Vai Trò Và Các Quy Luật Của Xúc Cảm Và Tình Cảm
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tâm Lý Học Đại Cương
Thể loại Bài Thi Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 355,21 KB

Nội dung

Xúc cảm tình cảm có thểnhuốm màu, biến dạng, thậm chí làm biến đổi các sản phẩm củaquá trình nhận thức, sự cảm nhận của các giác quan đến các sự vậthiện tượng bên ngoài hay cảm nhận chín

Trang 1

HÀ N I - 2022 Ộ

B T PHÁP Ộ Ư

TR ƯỜ NG Đ I H C LU T HÀ N I Ạ Ọ Ậ Ộ

Đềề bài: Khái ni m, vai trò và các quy lu t c a xúc c m và tnh c m Lấy ví d ệ ậ ủ ả ả ụ

minh h a Anh/ch v n d ng tri th c vềề các quy lu t c a xúc c m và tnh c m vào o ị ậ ụ ứ ậ ủ ả ả

cu c số́ng và ho t đ ng h c t p c a b n thân nh thề́ nào? Anh/ch có bi n pháp ộ ạ ộ o ậ ủ ả ư ị ệ

gì đ h n chề́ nh ng “đi m yề́u” c a xúc c m và tnh c m? ể ạ ữ ể ủ ả ả

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

I Một số nội dung lý luận liên quan đến đề tài 4

I.1 Khái niệm “xúc cảm và tình cảm” 4

I.2 Khái niệm “xúc cảm” 4

I.3 Khái niệm “tình cảm” 4

I.4 Mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm 4

II Phân tích 5

II.1 Vai trò và các quy luật của xúc cảm, tình cảm 5

II.1.1 Vai trò của xúc cảm, tình cảm 5

II.1.2 Các quy luật của xúc cảm và tình cảm 6

II.2 Vận dụng tri thức về các quy luật của xúc cảm và tình cảm vào cuộc sống và hoạt động học tập của bản thân 8

II.2.1 Vận dụng tri thức của quy luật lây lan 8

II.2.2 Vận dụng tri thức của quy luật thích ứng 9

II.2.3 Vận dụng tri thức của quy luật tương phản 9

II.2.4 Vận dụng tri thức của quy luật di chuyển 9

II.2.5 Vận dụng tri thức của quy luật pha trộn 10

II.2.6 Vận dụng tri thức của quy luật hình thành tình cảm 10

II.3 Biện pháp để hạn chế những “điểm yếu” của xúc cảm và tình cảm 10

KẾT LUẬN 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống của mỗi con người, luôn có những mối quan hệ xã hội nhất định với môi trường xung quanh Những mối quan hệ đó sẽ tác động tới việc thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu vật chất hay tinh thần của con người, qua đó con người sẽ thể hiện và bộc lộ thái độ của mình Những thái độ đó hay còn được gọi

là xúc cảm và tình cảm Đó là một trong những mặt quan trọng của đời sống tâm lí của con người Trong bất kì lĩnh vực xã hội nào, dù là lao động chân tay hay trí óc, dù trong môi trường ngoài xã hội hay trong gia đình, ở cơ quan, trường học,…con người

sẽ luôn chịu sự tác động của xúc cảm và tình cảm

Chính vì tầm quan trọng và mức độ phổ biến của trạng thái tâm lí đó, em xin phép lựa chọn đề tài: “Xúc cảm tình cảm” và phân tích: “Khái niệm, vai trò và các quy luật của xúc cảm và tình cảm Lấy ví dụ minh họa Anh/chị vận dụng tri thức về các quy luật của xúc cảm và tình cảm vào cuộc sống và hoạt động học tập của bản thân như thế nào? Anh/chị có biện pháp gì để hạn chế những “điểm yếu” của xúc cảm

và tình cảm?”

Trong quá trình phân tích, do vốn kiến thức và khả năng hạn hẹp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những đánh giá, nhận xét của thầy, cô

để bài làm của em được hoàn thiện hơn và rút kinh nghiệm cho những lần sau

Em xin chân thành cảm ơn!

3

Trang 4

NỘI DUNG

I Một số nội dung lý luận liên quan đến đề tài

I.1 Khái niệm “xúc cảm và tình cảm”

Xúc cảm, tình cảm là thái độ riêng của cá nhân đối với hiện thực khách quan có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu của họ.1

I.2 Khái niệm “xúc cảm”

Xúc cảm là những rung động của con người trước một tình huống cụ thể, mang tính nhất thời, không ổn định.2

I.3 Khái niệm “tình cảm”

Tình cảm là thái độ cảm xúc mang tính ổn định của con người đối với hiện thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan đến nhu cầu và động

cơ của họ Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển xúc cảm trong những điều kiện xã hội nhất định.3

I.4 Mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm

Giữa xúc cảm và tình cảm tuy có những sự khác biệt nhất định những chúng vẫn

có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau:

Trước hết, xúc cảm là cơ sở của tình cảm Vì tình cảm là do xúc cảm được tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát hóa để hình thành Nếu không có xúc cảm thì con người sẽ không có tình cảm

1 Giáo trình Tâm lí học đại cương, Trường Đại học Luật Hà Nội, TS Đặng Thanh Nga chủ biên, tr138.

2 Giáo trình Tâm lí học đại cương, Trường Đại học Luật Hà Nội, TS Đặng Thanh Nga chủ biên, tr139.

3 Giáo trình Tâm lí học đại cương, Trường Đại học Luật Hà Nội, TS Đặng Thanh Nga chủ biên, tr139.

Trang 5

Xúc cảm còn là biểu hiện của tình cảm Thông thường, tình cảm luôn là cái ẩn giấu bên trong, ít khi bộc lộ ra ngoài, chỉ khi gặp một hoàn cảnh cụ thể nào đó thì nó mới được bộc lộ ra và được biểu hiện bằng xúc cảm

Tình cảm có sự tác động lại xúc cảm Tình cảm chi phối xúc cảm về cường độ, tốc độ và nội dung

Có thể thấy, tình cảm và xúc cảm không tách rời nhau mà luôn gắn bó, hoạt động xen kẽ nhau, hòa nhập vào nhau trong mọi mặt đời sống tâm lí của con người

II Phân tích

II.1 Vai trò và các quy luật của xúc cảm, tình cảm

II.1.1 Vai trò của xúc cảm, tình cảm

* Đối với quá trình nhận thức

Đối với nhận thức, xúc cảm tình cảm chính là động cơ, là nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối nhận thức, kích thích sự tìm tòi, khám phá, sức sáng tạo của con người Xúc cảm tình cảm có thể nhuốm màu, biến dạng, thậm chí làm biến đổi các sản phẩm của quá trình nhận thức, sự cảm nhận của các giác quan đến các sự vật hiện tượng bên ngoài hay cảm nhận chính sự phản ánh của bản thân mình từ đó khiến cho cảm xúc con người thay đổi như: vui, buồn, mệt mỏi hay tràn đầy sinh lực,…Xúc cảm và tình cảm có thể làm cho kết quả của nhận thức không hoàn toàn đúng với hiện thực khách quan

* Đối với đời sống con người

5

Trang 6

Trong đời sống của con người, xúc cảm và tình cảm đóng vai trò to lớn cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý Nếu như không có cảm xúc thì con người sẽ không thể tồn tại

và mọi hoạt động sống sẽ không thể phát triển một cách bình thường

Khi con người bị “đói tình cảm”, toàn bộ hoạt động sống và sinh hoạt sẽ bị định trệ, sinh ra những biểu hiện buồn chán, sợ hãi, căng thẳng, dẫn đến mất tập trung, thiếu sức sống, thiếu năng lượng Chính những xúc cảm và tình cảm có tác dụng động viên, thúc đẩy, mang đến những nguồn năng lượng tinh thần giúp con người luôn có sức sống, làm cho mọi hoạt động sống được vận hành một cách bình thường

* Đối với hoạt động

Đối với sự ảnh hưởng trong hoạt động thì xúc cảm và tình cảm

là động lực mạnh mẽ của con người Nó thôi thúc con người hoạt động nhiều hơn với những suy nghĩ tích cực và sự sáng tạo không ngừng; giúp cho con người vượt qua khó khăn, thử thách hay những vấp ngã trong cuộc sống và chủ động hành động để đạt được mục đích trong cuộc sống của mình Sự thành công của con người trong mỗi giai đoạn phụ thuộc vào thái độ của con người đối với công việc

đó Khi ở trạng thái hưng phấn, dạt dào cảm hứng sáng tạo, tươi trẻ, hoạt bát sẽ làm cho con người có thể bộc lộ tài năng như các nhà văn, nhà thơ hay nhà khoa học Do vậy, thái độ và hành động của con người có tác động rất to lớn đối với sự thành công của mỗi cá nhân Theo nhà thơ Cuba Jose Marti nói: “Thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu thơ có vần, chứ không làm được nhà thơ.”

Trong giao tiếp thì xúc cảm tình cảm tích cực sẽ mang đến tác động tốt cho mối quan hệ giữa con người với con người, giúp họ xây dựng được tình cảm tốt với nhau Con người sẽ trở nên hảo tâm hơn, quan tâm đến nhau hơn, giàu lòng vị tha và chân thành hơn Ngược lại, những xúc cảm tình cảm tiêu cực có thể phá hoại nhân cách con

Trang 7

người, cản trở tính tích cực của cá nhân, dẫn đến xuất hiện những cơn tức giân, sự sợ hãi, khổ tâm; không chỉ làm rối loạn quá trình sinh lí mà còn làm rối loạn cả các hoạt động tâm lí của con người Cảm xúc sẽ truyền đạt thái độ, tâm thế, tính hợp tác và quan điểm của cá nhân khi giao tiếp Khi giao tiếp thể hiện cảm xúc phù hợp sẽ mang lại hiệu quả.4

II.1.2 Các quy luật của xúc cảm và tình cảm

* Quy luật lây lan

Xúc cảm, tình cảm của người này có thể lan truyền sang người khác Khi trong một tập thể hay chỉ trong một mối quan hệ giữa hai cá nhân, những tâm trạng của một người có thể khiến cho đối phương cảm nhận và đồng cảm với những tâm trạng, tình cảm đó Chính vì thế, trong cuộc sống hàng ngày, ta có thể dễ dàng bắt gặp những hiện tượng như “vui lây”, “buồn lây”, “cảm thông”,…

* Quy luật thích ứng

Một xúc cảm hay tình cảm nào đó khi được nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần một cách không đổi thì dần dần nó sẽ lắng xuống và biến mất Hay còn gọi là hiện tượng

“nhàm quen”, “chai dạn” của tình cảm Trong cuộc sống, hiện tượng “xa thương gần thường” cũng chính là do quy luật này tạo ra

* Quy luật tương phản

Trong quá trình hình thành và biểu hiện của xúc cảm và tình cảm, sự xuất hiện hoặc suy yếu của một xúc cảm tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm của một hiện tượng khác diễn ra đồng thời Ví dụ như trong các cuộc kháng chiến của nhân dân ta, người dân càng yêu nước bao nhiêu thì càng căm thù giặc bấy nhiêu Trong nghệ thuật, quy luật này là cơ sở để xây dựng các tình tiết gây cấn, đẩy cao mâu thuẫn Như khi ta đọc tác phẩm truyện dân gian Tấm Cám: càng yêu mến nhân vật Tấm hiền

4 https://www.luatquanghuy.edu.vn/blog/bai-tap-luat/tam-ly-dai-cuong/cac-quy-luat-cua-xuc-cam-va-tinh-cam/

7

Trang 8

lành và đáng thương bao nhiêu thì càng căm phẫn nhân vật dì ghẻ và Cám độc ác bấy nhiêu Trong dạy học, giáo dục tư tưởng, tình cảm người ta sử dụng quy luật này như một biện pháp “ôn nghèo nhớ khổ, ôn cố tri ân”

* Quy luật di chuyển

Là hiện tượng tình cảm, cảm xúc có thể di chuyển từ người này sang người khác Nó thường được biểu hiện qua những trạng thái tâm lí thường thấy như: “Giận

cá chém thớt” hay “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”

* Quy luật pha trộn

Trong đời sống tình cảm của con người, nhiều khi hai tình cảm có tính chất đối lập nhau, có thể xảy ra cùng một lúc nhưng chúng không loại trừ nhau mà pha trộn vào nhau cùng tồn tại với nhau Đời sống tình cảm và cảm xúc của con người luôn chứa đầy những mâu thuẫn, phức tạp vì vậy cần phải biết đến quy luật này để thông cảm, điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình

* Quy luật về sự hình thành tình cảm

Xúc cảm là cơ sở của tình cảm, tình cảm được hình thành từ những xúc cảm đồng loại Chúng được động hình hóa, tổng hợp hóa và khái quát hóa từ xúc cảm mà thành

Có thể nói, nếu không có các quy luật này của xúc cảm và tình cảm thì sẽ khó hình thành nên những trạng thái tâm lí tình cảm của con người hoặc gây ra hiện tượng “đói tình cảm” làm cho toàn bộ hoạt động sống của con người không thể phát triển bình thường Đời sống tình cảm luôn rất phong phú, đa dạng và phức tạp chính vì vậy chúng ta cần phải nắm bắt được tình cảm của bản thân và điều tiết nó cho thật phù hợp với chính mình và môi trường xung quanh

Trang 9

II.2 Vận dụng tri thức về các quy luật của xúc cảm và tình cảm vào cuộc sống và hoạt động học tập của bản thân.

Mỗi một cá nhân sẽ đều có những xúc cảm và tình cảm riêng, vào những hoàn cảnh khác nhau thì cũng sẽ hình thành những xúc cảm tình cảm khác nhau Vậy nên, nó luôn phong phú và nhiều cung bậc Vì vậy chúng ta phải nắm bắt được tình cảm của bản thân Đối với bản thân em, xúc cảm và tình cảm có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của em, đặc biệt là các quy luật của xúc cảm và tình cảm Vậy nên, bản thân em cần phải nắm rõ được kiến thức về các quy luật của xúc cảm và tình cảm để vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày nói chung và trong học tập nói riêng

II.2.1 Vận dụng tri thức của quy luật lây lan

Quy luật lây lan có sức ảnh hưởng rất lớn đối với bản thân em

Có những lúc em nhận được sự vui lây hay buồn lây từ mọi người; nhưng cũng có những lúc em lan tỏa được niềm vui của bản thân cho những người xung quanh, hoặc những lúc em chán nản, buồn

bã và mệt mỏi cũng khiến cho những người xung quanh em cảm thấy buồn chán Nhận thức được tầm quan trọng của quy luật lây lan, em đã vận dụng rất nhiều vào trong cuộc sống của bản thân mình Luôn cố gắng tránh những người có suy nghĩ tiêu cực khi bản thân mình đang có cảm xúc buồn bã, chán nản Tiếp xúc nhiều nhất

có thể với những người luôn vui tươi, cởi mở, tràn đầy năng lượng để

họ lan truyền cảm xúc đó cho mình Luôn lắng nghe nhiều hơn để thấu hiểu mọi người xung quanh, để có thể đồng cảm, chia sẻ với họ

9

Trang 10

Đối với việc học tập, em đã vận dụng quy luật lây lan thông qua rất nhiều những việc làm khác nhau Luôn cố gắng tạo dựng và xây dựng cho mình một môi trường học tập hòa đồng, đoàn kết, bạn bè trong môi trường đó sẽ luôn chia sẻ cho nhau những niềm vui và nỗi buồn Có cho mình một tấm gương sáng trong học tập để noi theo Hạn chế lây lan cái xấu, những cảm xúc và việc làm tiêu cực cho các bạn trong lớp

II.2.2 Vận dụng tri thức của quy luật thích ứng

Quy luật thích ứng có vai trò rất lớn trong cuộc sống của em Nhờ có quy luật này mà em đã biết cách trân trọng những gì mình đang có Luôn tạo ra dấu ấn riêng của bản thân mình Tránh gây ra

sự nhàm chán tới mức mình chưa kịp nói mà mọi người đã biết mình

sẽ nói gì

Còn trong học tập, quy luật thích ứng rất quan trọng Nhờ có quy luật thích ứng mà bản thân em có thể học tập với hiệu quả cao hơn Trước hết, em đã tìm cách để thay đổi phương pháp học tập cho hiệu quả hơn, chánh gây nhàm chán cho bản thân Tiếp theo,

em luôn cố gắng rèn luyện thêm các kĩ năng cho bản thân bằng việc năng nổ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học Không chỉ thế, việc tự thay đổi bản thân để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, mọi môi trường học tập cũng là việc làm mà em đã thực hiện

II.2.3 Vận dụng tri thức của quy luật tương phản

Vận dụng tri thức của quy luật tương phản vào cuộc sống và học tập giúp bản thân em có cái nhìn toàn diện hơn về một vấn đề Nhờ có quy luật tương phản giúp em tránh được việc nhìn nhận vấn

Trang 11

đề theo một chiều, phiến diện và bảo thủ Thay vào đó, trong mọi vấn đề em luôn nhìn theo hai hướng, tìm ra những mặt tốt xấu khác nhau, từ đó mới đưa ra quyết định và lựa chọn cuối cùng cho bản thân

II.2.4 Vận dụng tri thức của quy luật di chuyển

Trong cuộc sống và trong việc học tập của em, quy luật di chuyển có sức ảnh hưởng rất lớn Vận dụng quy luật này đã giúp em kiềm chế được cảm xúc của bản thân mình, tránh hiện tượng “vơ đũa cả nắm” Tránh thiên vị trong việc đánh giá và nhìn nhận mọi vấn đề Luôn cố gắng tạo cho mình tâm trạng vui tươi, thoải mái để

có thể nhận định và đánh giá vấn đề một cách khách quan và chính xác hơn

II.2.5 Vận dụng tri thức của quy luật pha trộn

Nhờ có quy luật pha trộn, em đã biết cách để điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình Nắm được tri thức về quy luật pha trộn nên

em hiểu được trong cuộc sống, không phải những gì mình nghe thấy thì nó là như vậy Đôi khi những điều mình nghe được chỉ là điều người khác nói chứ không phải điều mà họ nghĩ Có thể họ muốn tốt cho mình nhưng lại luôn dùng những từ ngữ nặng nề khiến cho mình hiểu sai về họ Biết về quy luật pha trộn đã giúp em luôn cẩn thận suy xét về những hành vi đối lập của mọi người xung quanh mình trong cuộc sống

II.2.6 Vận dụng tri thức của quy luật hình thành tình cảm

Nhờ có quy luật hình thành tình cảm mà em biết muốn hình thành một thứ tình cảm nào đó thì phải bắt nguồn từ đâu Hay là để

tự tạo những xúc cảm, trong khi học tập của bản thân em, thì em

11

Trang 12

thường gắn những kiến thức đó với thực tiễn cuộc sống Và cũng biết được trong một số trường hợp nào đó thì không nên hình thành tình cảm

Có thể thấy, các quy luật của xúc cảm và tình cảm có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và việc học tập của bản thân em Khi nắm được tri thức về các quy luật sẽ giúp cuộc sống của em trở nên

dễ dàng hơn, mọi công việc sẽ được thực hiện với hiệu quả tốt hơn

II.3 Biện pháp để hạn chế những “điểm yếu” của xúc cảm

và tình cảm.

Những điểm yếu của xúc cảm và tình cảm đều bắt nguồn từ chính con người, cụ thể hơn là cách con người sử dụng và thể hiện những xúc cảm, tình cảm của bản thân

để bộc lộ ra môi trường xung quanh Khi con người không thể tiết chế được những xúc cảm quá khích của mình thì những xúc cảm đó có thể đi theo hướng tiêu cực, khiến chính bản thân rơi vào bế tắc Chình vì vậy biện pháp để hạn chế những “điểm yếu” của xúc cảm tình cảm chính là cách mà chính bản thân chúng ta điều chỉnh và kiểm soát xúc cảm, tình cảm của bản thân cho phù hợp Nếu mỗi chúng ta học được cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, chính chúng ta sẽ có thể điều hòa áp lực và những vấn đề gây phiền muộn trong đời sống và công việc của mình

Trước hết, chúng ta cần điều chỉnh hành động của cơ thể Khi gặp phải những tình huống bất ngờ và gây khó khăn khiến cho tâm trạng của chúng ta dần trở nên tiêu cực thì thay vì phản ứng ngay lập tức, hãy cho bản thân một chút thời gian để tiếp thu, nắm bắt và xử lý thông tin sự việc vừa xảy ra Sau đó hãy kiểm soát cảm xúc

để trở lại trạng thái cân bằng bằng cách thả lỏng cơ thể và hít thở sâu để giữ bình tĩnh Khi cảm thấy bản thân mình đã ở trong một tư thế và trạng thái thoải mái nhất thì hãy bắt đầu xử lí tình huống Cách này sẽ giúp hạn chế tình trạng thể hiện cảm xúc tiêu cực của bản thân ra bên ngoài, làm mất thiện cảm của người khác đối với mình

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w