1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích cơ chế tâm lý ( cấu trúc tâm lý) của hành vi phạm tội lấy ví dụ

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhu cầu: Trang 4 thực tế thì phương thức thỏa mãn nhu cầu có xu hướng không phù hợp với cácchuẩn mực đạo đức xã hội và quy định pháp luật.Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, nhu cầu thực

lOMoARcPSD|38544120 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM ĐỀ BÀI: Phân tích cơ chế tâm lý ( cấu trúc tâm lý) của hành vi phạm tội Lấy ví dụ LỚP : N09 – TL2 HỌ VÀ TÊN : ĐỖ HUYÊN TRANG MSSV : 451814 Hà Nội – 2022 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 MỤC LỤC A ĐẶT VẤN ĐỀ: 1 B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1 I Lý luận của Mác về số lượng giá trị của hàng hóa 1 1 Khái niệm: 1 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến só lượng giá trị của hàng hóa: 2 3 Ý nghĩa nghiên cứu……………………………………………………… 4 II Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: 4 1.Thực trạng và nguyên nhân: 4 2 Giải pháp: 6 C KẾT LUẬN: 10 D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: .11 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 A ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong quá trình đánh giá sản phẩm, giá thành trở thành thứ được đưa lên hàng đầu Vậy nên làm sao để sản phẩm có giá thành rẻ nhưng mẫu mã thu hút, chất lượng tốt vẫn luôn là bài toán khó cho các doanh nghiệp để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Nắm bắt được lí luận của C.Mác về lượng giá trị của hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tìm ra những giải pháp nhằm tăng chất lượng của sản phẩm cũng như tăng năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm, đưa thị trường hàng hóa của nước ta lên một tầm nhìn phát triển mới Xuất phát từ lý do trên, em xin chọn đề bài số 01: “ Lý luận của Mác về số lượng giá trị của hàng hóa – Giải pháp làm tăng sức cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và.tìm hiểu kĩ hơn B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1 Cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội: 1.1 Hành vi phạm tội: Hành vi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, có lý trí và được thể hiện ra bên ngoài bằng hành động hoặc không hành động Dưới góc độ tâm lý học thì hành vi phạm tội là mặt biể hiện bên ngoài của hoạt động phạm tội Là cách xử sự của con người trong một hoàn cảnh cụ thể, có nội dung tâm lý riêng, được biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành động nhất định (việc làm, lời nói, cử chỉ, điệu bộ) trái với pháp luật hình sự 1.2 Nhu cầu: Nhu cầu phản ánh sự phụ thuộc của con người vào môi trường bên ngoài Nhu cầu là cội nguồn của tính tích cực của con người, là nguyên nhân sâu xa bên trong hành vi Mọi hành động của con người đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự thỏa mãn như cầu Nhu cầu của con người rất phong phú, đa dạng, không có giới hạn và không bao giờ được hoàn toàn thỏa mãn: nhu cầu sinh lý, nhu cầu vật chất, nhu cầu xã hội Do đó, khi nhu cầu vượt quá khả năng 1 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 thực tế thì phương thức thỏa mãn nhu cầu có xu hướng không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quy định pháp luật Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, nhu cầu thực hiện động lực thúc đẩy hành vi của người phạm tội Nó quy định xu hướng lựa chọn ý định, động cơ, mục đích phạm tội Có thể nói, nguồn gốc của hành vi phạm tội gồm: ý thức sai về nhu cầu và phương thức thỏa mãn nhu cầu Bên cạnh đó, nhu cầu được thỏa mãn thông qua việc thực hiện hành vi phạm tội có những đặc trưng sau: tính nhỏ nhen, hẹp hòi, thiếu về vật chất, thực dụng; tính hẹp hòi của những nhu cầu xã hội cần thiết (nhu cầu lao động, nhu cầu đạo đức,…); tính cao siêu, vượt quá nhu cầu trung bình thỏa mãn cho phép, tính đồi bại1 Ví dụ: nhu cầu của những tên tội phạm trộm cắp tài sản thường là tính thiếu vật chất, nhu cầu hưởng thụ, tiêu xài vượt quá nhu cầu trung bình cho phép 1.3 Lợi ích: Lợi ích là bậc thang từ nhu cầu đến hành vi; là sự nhận thức nhu cầu và so sánh nó với những điều kiện và công cụ; phương tiện thực hiện đang có Lợi ích cũng là xu hướng nhận thức đối tượng có ý nghĩa được cá nhân lựa chọn và có nội dung phong phú về mặt tình cảm Lợi ích còn người thể hiện ở mối quan hệ của cá nhân với điều kiện hiện tại; với cái ước muốn ở kế hoạch hoạt động sống trong tương lai Đôi khi những dạng hành vi nhất định trở thành lợi ích độc lập của cá nhân; tách khỏi điều kiện xuất phát2 Đối với hành vi phạm tội, lợi ích là chất xúc tác để người phạm tội nhìn nhận từ đó nhận thức nhu cầu và so sánh với công cụ, phương tiện hiện có Từ đó, mà có hành vi thể hiện ra xã hội để đạt được lợi ích và thỏa mãn nhu cầu Người phạm tội luôn đối lập các lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, xâm phạm các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp 1 Đặng Thanh Nga (Chủ biên), Giáo trình Tâm lý học tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2019, tr.102 23 Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình Tâm lý học tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2019, trang 103 2 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 của người khác Ví dụ: từ nhu cầu được ăn tiêu hưởng lạc thoải mái nhưng lại không muốn làm, những tên tội phạm muốn bảo vệ lợi ích của mình nên đã thực hiện những hành vi lấy đi công sức của những người khác như trộm cắp tài sản 1.4 Động cơ phạm tội: Động cơ là khái niệm có thể được mô tả như là một lực lượng bên trong thúc đẩy hành vi của chúng ta Khi nhu cầu của con người đã nhận thức và có khả năng thực hiện thì nó trở thành động cơ Động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu hoặc đạt tới một mục đích nào đó Động cơ phạm tội là các yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội để đạt được mục đích người phạm tội mong muốn Động cơ phạm tội chỉ có trong những trường hợp phạm tội cố ý Những tội phạm vô ý, người phạm tội không mong muốn thực hiện hành vi phạm tội, vì vậy, khi thực hiện hành vi bên trong, chủ thể không có động cơ phạm tội thúc đẩy Cơ sở tạo thành động cơ phạm tội là những nhu cầu về vật chất, tinh thần, các lợi ích sai lệch của cá nhận được chủ thể nhận thức hoặc những tư tưởng sai lệch cỉa chủ thể, cũng có thể là những nhu cầu bình thường nhưng chủ thể đã lựa chọn cách thỏa mãn chúng trái với các lợi ích và chuẩn mực của xã hội Ví dụ: Đối với tội trộm cắp tài sản, động cơ phạm tội của tội trộm cắp tài sản là yếu tố vật chất Yếu tố vật chất thúc đẩy hành vi của họ từ bên trong dẫn tới mục đích phạm tội trộm cắp tài sản ra bên ngoài 1.5 Mục đích phạm tội: Mục đích phạm tội là kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi phạm tội; là “hình ảnh” tâm lý trong não của người thực hiện tội phạm mong muốn đạt được3 Trong hoạt động phạm tội không phải 3 TS Nguyễn Hữu Toàn (chủ biên), Giáo trình Tâm lý học tội phạm Học viện Cảnh sát nhân dân, 2018, trang 58 3 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 hành vi phạm tội nào cũng có mục đích phạm tội nào cũng có mục đích phạm tội Ở những trường hợp phạm tội đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội đã cân nhắc xác định rõ mục đích khi thực hiện hành vi đó, vì vậy luôn tồn tại mục đích phạm tội Nó thể hiện huynh hướng, ý chí của người phạm tội Mục đích được xác định trên cơ sở động cơ Động cơ thúc đẩy mà con người đề ra cho mình những mục đích cụ thể Chúng thực hiện chức năng nhận thức và khách thể của hành vi, định hướng và điều khiển hành vi Ngoài ra, mục đích sau khi được xác định rõ ràng cũng có tác dụng lôi cuốn con người vào hành động Mục đích phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã hôi của hành vi phạm tội Những hành vi phạm tội giống nhau về mặt khách quan nhưng khác nhau về mục đích, thì mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau Ví dụ: Ở tội hiếp dâm, mục đích của người phạm tội là nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của bản thân Người phạm tội lấy nhu cầu tình dục làm động cơ thúc đẩy nên mục đích phạm tội là đạt được sự thỏa mãn về mặt sinh lý 1.6 Ý định phạm tội: Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội được gọi chung là ý định phạm tội Ý định phạm tội là một hiện tượng năng động xuất hiện trên cơ sở những động lực nhất định thúc đẩy và gắn liền với sự phân tích, đánh giá hoàn cảnh cụ thể xác định mục đích cụ thể Trước khi hoàn thành hành vi phạm tội, ý định phạm tội là yếu tố tâm lý có tính chủ quan, không mang tính khách quan Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, chủ thể chịu trách nhiệm hình sự không phải vì ý 4 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 định phạm tội mà vì hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện ra bên ngoài thế giới khách quan Tuy nhiên, khi đã xác định ý định phạm tội thì đó chính là cơ sở dẫn đến việc thực hiện tội phạm Ý định phạm tội quan hệ chặt chẽ với điều kiện thực hiện tội phạm Điều kiện thay đổi có thể làm thay đổi ý định phạm tội hoặc làm xuất hiện ý định phạm tội mới Ví dụ như: ban đầu chủ thể có ý định trộm cắp tài sản nhưng khi điều kiện thay đổi người phạm tội thực hiện hành vi giết người cướp tài sản Ý định sẽ biến mất khi không có điều kiện hoàn cảnh khách quan thuận lợi cho việc thực hiện hành vi phạm tội Ví dụ: anh A có ý định bắt cóc bé B nhưng tại thời điểm đó, mẹ bé ở nhà nên A đã từ bỏ ý định đó Đôi khi có điều kiện phạm tội nhưng chủ thể tự nguyện từ bỏ ý định phạm tội vì nguyên nhân khác nhau 1.7 Quyết định thực hiện hành vi phạm tội: Quyết định thực hiện hành vi phạm tội là sự lựa chọn cuối cùng của người phạm tội về mục đích, phương án phương tiện phạm tội, thể hiện ý chí và lý trí của người phạm tội, thái độ của họ đối với hành vi phạm tội và hậu quả của nó Có thể nói rằng đến thời điểm này nhân cách đã chuyển hóa, mục đích mà chủ thể đã định nổi lên trên hết, mọi ý nghĩ đều tập trung hướng đến kết quả phạm tội Trong thực tế, sự lựa chọn phương án hành động có thể thích hợp, có cơ sở hợp lý, có tính logic phát triển của các sự kiện Nhưng cũng có thể không thích hợp, không hợp lý khi những phương án có khả năng không được sắp xếp theo trình tự của ý định của người phạm tội Rất nhiều trường hợp người phạm tội không dự tính đầy đủ những khả năng có thể xảy ra nên khi hành động gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại Đó là những hiện tượng vẫn thường xảy ra do hạn chế về mặt trí tuệ, nhận thức của người phạm tội, do thao tác vụng về của họ 1.8 Phương thức thực hiện hành vi phạm tội: 5 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Phương thức thực hiện hành vi phạm tội là hệ thống phương pháp được lựa chọn xuất phát từ động cơ và mục đích đã hình thành và do đặc điểm tâm lý của người hành động quy định Đây là mặt khách quan của hành vi phạm tội có ý thức Phương thức thực hiện hành vi phạm tội phản ánh ý định và quá trình chuẩn bị phạm tội Qua phương thức hành động này có thể thấy được động cơ mà người phạm tội tuân thủ, mục đích mà họ theo đuổi Trong phương thức còn thể hiện đặc điểm tâm lý, vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, các mối quan hệ xã hội, kiểu khí chất, trạng thái tâm lý của người phạm tội Ví dụ: Những hành vi côn đồ thường có ở những người thuộc khí chất nóng, lì lợm, khó kiềm chế bản thân, vô kỷ luật, thích ăn chơi, hưởng thụ, coi thường người khác Trong hành vi phạm tội, phương thức hành động quan hệ mật thiết với động cơ và mục đích Nếu động cơ xác định mục đích, thì đến lượt mục đích lại xác định tính chất và phương thức hành động đạt kết quả Làm rõ phương thức phạm tội giúp ta hiểu thêm về động cơ, mục đích phạm tội 2 Liên hệ làm rõ cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội qua vụ án Lê Văn Luyện: 2.1 Tóm tắt vụ án Lê Văn Luyện: Vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án giết người cướp của xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích vào ngày 24 tháng 8 năm 2011 Trong vụ án này, Lê Văn Luyện đã sát hại vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con 18 tháng tuổi Con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém mất tay Đây là một vụ án rất nghiêm trọng, gây xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương cũng như những ý kiến về việc sửa đổi luật phòng chống tội phạm Vụ án cũng đáng lưu ý ở tình tiết Lê Văn Luyện phạm tội khi chưa đến 18 tuổi Do vậy khi kết án, Luyện chịu mức án nặng nhất là 18 năm tù theo luật pháp của Việt Nam tại thời điểm đó 2.2 Cấu trúc tâm lý của hành vi giết người cướp tài sản của Lê Văn Luyện: 6 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 2.2.1 Nhu cầu của Lê Văn Luyện: Đối với hành vi giết người, cướp tài sản của Lê Văn Luyện, nhu cầu được xác định là nhu cầu vật chất Cảm thấy tiền lương phụ hồ không đủ để ăn chơi và mất nhiều thời gian, sức lực, Luyện đã mượn xe máy của anh mình mang đi cắm được 5.500.000 đồng để ăn tiêu Sau khi đã ăn chơi hết số tiền trên, Luyện nhận ra mình không có tiền chuộc xe nên phát sinh nhu cầu cần tiền để chuộc xe và ăn chơi tiếp Lúc này, nhu cầu đã vượt quá khả năng chi trả thực tế của Luyện nên đã dẫn tới Luyện có những suy nghĩ thực hiện hành vi cướp tài sản mà theo như Luyện khai nhận thì đó là con đường giúp Luyện có tiền nhanh nhất Nhưng đây cũng chính là phương thức thỏa mãn nhu cầu không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quy định pháp luật 2.2.2 Lợi ích của Lê Văn Luyện: Xuất phát từ nhu cầu vật chất là cần tiền để tiêu xài và có tiền chuộc lại chiếc xe máy mượn của người anh họ đã đem đi cầm cố nên mọi ý nghĩ của Lê Văn Luyện đều tập trung hướng tới việc đạt được lợi ích vật chất chính là nguồn tiền để ăn chơi và trả nợ Từ ý nghĩ đó mà Luyện bằng mọi cách phải có được lợi ích vật chất kể cả hành vi đó có là hành vi vi phạm pháp luật hay không Từ ý nghĩ kiếm tiền để chi trả cho việc chuộc lại xe cũng như nhu cầu ăn chơi của bản thân mà hành vi phạm tội của Luyện được thực hiện đó chính là hành vi giết người Lợi ích vật chất này chính là bậc thang từ nhu cầu đến hành vi để thỏa mãn nhu cầu và đạt được lợi ích 2.2.3 Động cơ phạm tội của Lê Văn Luyện: Động cơ phạm tội của Lê Văn Luyện được hình thành khi nhu cầu vật chất được nhận thức và có khả năng thực hiện Trong những trường hợp phạm tội cố ý thì bao giờ hành vi của người phạm tội cũng đều do động cơ phạm tội thúc đẩy Hành vi phạm tội của Luyện được thực hiện với lỗi cố ý nên cũng không nằm ngoài sự thúc đẩy của động cơ phạm tội Hành vi đó xuất phát từ 7 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 những động cơ sau: Thứ nhất, động cơ vụ lợi gắn liền với những ham muốn vật chất Do nghiện game mà với mức lương phụ hồ lại quá ít ỏi cùng với việc phải bỏ sức và thời gian lao động ra nhiều nên Luyện đã nghĩ đến việc lấy xe của chú đi cầm Nhưng khi cầm xong, do chỉ muốn ăn chơi mà không làm, sự túng thiếu tiền bạc lại bủa vây lấy Luyện Lúc này, nhu cầu vật chất của Luyện tăng cao, Luyện cần tiền nhưng lại phải bằng con đường nhanh nhất, không tốn nhiều sức lực, thời gian nên Luyện đã nhận thức được chỉ có hành vi đi cướp tài sản mới có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu ấy Thứ hai, động cơ tự khẳng định mình Đang trong độ tuổi vị thành niên, có thể thấy nhu cầu độc lập của Luyện khá cao được thể hiện thông qua như việc dù gia đình khá giả, có điều kiện cho Luyện đi học nhưng Luyện lại muốn tự kiếm tiền để thỏa mãn nhu cầu vui chơi của bản thân Không những thế, sau khi mang xe chú đi cắm để lấy tiền ăn chơi, ăn chơi hết, không đủ 5 triệu chuộc xe nhưng Luyện vẫn không quay về xin bố mẹ mà “tự trả nợ” bằng cách đi cướp tiệm vàng Có thể thấy Luyện không muốn chịu sự chi phối, giám sát của gia đình, Luyện cho rằng mình đủ lớn để quyết định và giải quyết mọi thứ Thứ ba, động cơ phòng thủ Ban đầu, Luyện chỉ có ý định cướp vàng để giải quyết nhu cầu vật chất duy nhất của mình Nhưng sau khi cảm giác mình bị phát hiện, Luyện đã sợ hãi và sinh ra động cơ phải phòng thủ trước để thực hiện hành động cướp một cách trọt lọt Vậy nên, Luyện xuống tay với vợ chồng anh Ngọc, chị Chín để không bị phát hiện Động cơ phòng thủ cũng thúc đẩy Luyện chém tay của cô con gái lớn đang tìm cách liên lạc với bên ngoài và con gái nhỏ đang khóc Mục tiêu của Luyện rất rõ ràng: hắn phải tiêu diệt hết nhân chứng để che giấu hành vi giết người, cướp tài sản của mình Việc bé Ngọc Bích còn sống là do phán đoán sai của Luyện, hắn nghĩ cô bé đã chết rồi nên mới bỏ đi Như vậy, động cơ phòng thủ đã thúc đẩy Luyện thực hiện hành vi giết người đầy tàn bạo của mình 8 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Thứ tư, động cơ giải trí Luyện quá đam mê vào game “Đế chế”, mà nếu ngồi chơi game thì lại không đi làm được Nhưng éo le thay, nếu không đi làm, Luyện lại không có tiền để ngồi net chơi game Việc Luyện mạng xe của chú đi cầm cũng chỉ vì lấy tiền đó để chơi game Vậy nên, động cơ này cũng góp phần làm Luyện bằng được thực hiện thành công hành vi cướp tài sản của mình Điều này dẫn đến việc Luyện xuống tay giết người để bỏ chạy với tài sản trót lọt 2.2.4 Mục đích phạm tội của Lê Văn Luyện: Khi thực hiện hành vi phạm tội của mình, Luyện đã hướng đến mục đích rõ ràng: chiếm đoạt số vàng cướp được từ tiệm vàng Ngọc Bích và sẵn sàng thực hiện bất cứ hành vi nào để đạt được mục đích ấy, trong đó có hành vi giết người Mục đích cướp được vàng của Luyện được đặt ra khi hắn nhận thấy cần thiết phải có tiền để đáp ứng những nhu cầu của mình và mục đích ấy đã định hướng và điều khiển hành vi của Luyện, dẫn đến việc hắn có những hành động giết vợ chồng chủ tiệm vàng, phá tủ kính và lấy vàng,… để có thể đạt được mục đích của mình 2.2.5 Ý định phạm tội của Lê Văn Luyện: Ý định phạm tội của Lê Văn Luyện xuất hiện trên cơ sở những động lực nhất định thúc đẩy và gắn liền với sự phân tích, đánh giá hoàn cảnh cụ thể và việc xác định mục đích cụ thể Ý định phạm tội của Luyện được biểu hiện thông qua một kế hoạch phạm tội rõ ràng, có sự tính toán kỹ lưỡng, mang tính lý trí cao và sẵn sàng bằng mọi cách để đạt được mục đích phạm tội của mình Kế hoạch phạm tội của Luyện được vạch ra cụ thể như sau: Thứ nhất, về mục đích phạm tội: Mục đích khi thực hiện hành vi cướp tiệm vàng của Luyện là chiếm đoạt số vàng từ tiệm vàng Ngọc Bích Để thực hiện mục đích đó, Luyện đã ra tay sát hại vợ chồng chủ tiệm vàng và hai con gái của họ Thứ hai, về khách thể xâm phạm: bằng hành vi giết người, cướp tài sản Luyện đã Lê Văn Luyện đã xâm phạm tới cả khách thể là quyền được bảo 9 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, và quyền sở hữu tài sản của công dân, vi phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Thứ ba, về phương thức thực hiện Phương thức thực hiện hành vi của Luyện là hệ thống phương pháp được Luyện lựa chọn, bao gồm: Thời gian gây án: Rạng sáng ngày 24 tháng 8 năm 2011 Địa điểm gây án: tiệm vàng Ngọc Bích (xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) Công cụ gây án: một con dao nhọn, một con dao phớ Hành vi: Đột nhập vào nhà nạn nhân để trộm vàng và nữ trang, ngắt cầu dao điện và camera, khi thấy sắp bị phát hiện liền quyết định ra tay trước: Chém vợ chồng chủ tiệm vàng, chém đứt tay con gái lớn của anh chị khi thấy cô bé có ý định liên lạc với bên ngoài, giết con gái lớn thứ hai của anh chị chủ tiệm rồi phá tủ kính lẩy vàng và bỏ trốn Thông qua một loạt hành vi của Lê Văn Luyện, có thể thấy hắn đã có sự chuẩn bị rõ ràng và kỹ lưỡng để có thể thực hiện được ý định phạm tội của mình 2.2.6 Quyết định thực hiện hành vi giết người, cướp tài sản của Lê Văn Luyện: Thứ nhất, đối với quyết định thực hiện hành vi cướp tài sản Trong vụ việc này, Luyện đã quyết định thực hiện hành vi phạm tội thông qua việc đột nhập tiệm vàng lúc rạng sáng (3h sáng) vì nhận thức được rằng đây là khoảng thời gian mà mọi người vẫn chưa thức giấc để tránh không bị phát hiện Mục đích của Luyện là ăn trộm vàng, y đi xuống tầng 1 nơi trưng bày vàng thì phát hiện hệ camera, chuông báo động chống trộm, cầu dao điện nên đã nhanh chóng ngắt cầu dao, rút dây camera để dễ dàng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản Tuy nhiên, khi Luyện định cậy phá tủ trưng bày vàng lại sợ gây ra tiếng động sẽ bị phát hiện nên y đã quyết định quay lên tầng 3 và chờ chủ nhà ra khỏi phòng ngủ sẽ bất ngờ giết chết từng người để dễ dàng cướp tài sản và che giấu hành vi phạm pháp của mình Thứ hai, đối với việc thực hiện hành vi giết người Sau khi lẻn vào được nhà 10 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 tại tiệm vàng Ngọc Bích, Luyện định vào phòng ngủ của vợ chồng chủ nhà nhưng sợ không giết được cả hai nên đã nằm chờ chủ nhà ra khỏi phòng ngủ sẽ bất ngờ giết chết từng người để dễ dàng cướp tài sản Đến khoảng 6h sáng, Luyện phát hiện anh Ngọc đang bê chậu quần áo lên tầng 3 nên bám theo và cầm dao tấn công ông chủ nhà Vợ của nạn nhân sau khi nghe thấy tiếng kêu đã xông vào đánh Luyện Trong quá trình giằng co, anh Ngọc giằng được on dao nhưng vì cả hai vợ chồng đều bị thương quá nhiều nên không chống lại được Luyện và hắn sau đó đã quyết định giết chết cả hai vợ chồng Biết trong nhà còn người, Luyện chạy xuống tầng hai, thấy cháu Bích đang cầm điện thoại, hắn vung dao chém vào tay cô bé Tưởng Bích đã chết nên Luyện đã đi vào để sát hại tiếp con gái út của chủ nhà đang nằm trên giường Đây có lẽ là một quyết định tức thời, manh động và đã có sẵn sự tính toán rõ ràng của Luyện Có thể nhận định rằng, việc thực hiện hành vi giết người đã được hình thành trong tâm trí của Luyện vì Luyện đã mang dao phòng trường hợp xấu nhất là bị phát hiện thì sẽ chống trả để che đậy hành vi phạm tội của mình C KẾT LUẬN: Sự hấp dẫn về giá cả là một ưu thế cạnh tranh rất lớn của một sản phẩm hàng hóa, bên cạnh sự bảo đảm về chất lượng Ðể có giá cả hấp dẫn, các chi phí trên một đơn vị sản phẩm phải giảm thiểu tối đa Ðiều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với hàng hóa Việt Nam khi chúng ta đang bước vào một sân chơi chung, trong một cơ cấu hàng hóa tương đồng với nhiều nước có nền kinh tế 11 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 mạnh hơn trong khu vực Như vậy, muốn tồn tại và phát triển trên thị trường khắc nghiệt này, các doanh nghiệp Việt Nam phải có những chiến lược cụ thể nhằm nâng cao mức cạnh tranh của hàng hóa Học thuyết về lượng giá trị của Mác chính là cơ sở để các doanh nghiệp tìm ra lối đi cho mình, để biến thách thức thành cơ hội để tăng lợi nhuận tối đa, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Th.S Nguyễn Việt Hải (2022), Nhận diện và phản bác quan điểm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay, nguồn http://www.tinhdoandaknong.org.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/2238-nhan-dien- va-phan-bac-quan-diem-phu-nhan-su-menh-lich-su-cua-giai-cap-cong-nhan-trong-thoi- dai-ngay-nay.html 12 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 3 Pgs.Ts Nguyễn Mạnh Hưởng (2012), Phải chăng ngày nay giai cấp công nhân không còn sứ mệnh lịch sử?, nguồn http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien- tu-chuyen-hoa/phai-chang-ngay-nay-giai-cap-cong-nhan-khong-con-su- menh-lich-su/1205.html 4 TS Phạm Thị Vân Anh (2020), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập, nguồn https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh- kinh-doanh/giai-phap-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep- trong-hoi-nhap-329640.html 13 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w