Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn...6... Phong tục cưới hỏi của đất nước Lào Khác với Việt Nam, người Lào chúng tôi
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO
( PHẦN NÓI )
Đề tài:
VIẾT BÀI VĂN KỸ NĂNG NÓI 5 BÀI
Trang 2MỤC LỤC
I TIỂU LUẬN PHẦN NÓI 1
1 Phong tục cưới hỏi của đất nước Lào 1
2 Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài vào văn hóa Lào 2
3 Sự biến đổi môi trường ở đất nước/ quê hương (tỉnh, thị trấn, làng, xã , thôn) anh/ chị đang diễn ra như thế nào? 3
4 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang học ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam 5
5 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn 6
Trang 3I TIỂU LUẬN PHẦN NÓI
1 Phong tục cưới hỏi của đất nước Lào
Khác với Việt Nam, người Lào chúng tôi có phong tục cưới rất đặc sắc và
có những nét khác với Việt Nam Tôi được biết nếu như ở Việt Nam sau khi cưới cô dâu phải về nhà chú rể, ở Lào thì ngược lại chú rể sẽ về nhà cô dâu Phong tục cưới hỏi của người Lào chúng tôi đã được rút gọn so với trước đây gồm có một lễ phụ (lễ bắn tin) và hai lễ chính là ăn hỏi và lễ cưới
Tục bắn tin ở Lào: Cha mẹ chàng trai sẽ nhờ ông/bà mai đến đưa tin cho
cha mẹ cô gái về ý định cho hai bạn trẻ kết hôn Cô gái Lào thường e lệ và làm duyên trước khi được cưới hỏi
Ngan mẳn (Lễ ăn hỏi): Sau khi hai gia đình gặp gỡ và thống nhất chuyện
cưới xin, bố mẹ, đại diện hai bên tiếp tục bàn bạc, thỏa thuận các điện kiện và cách tổ chức đám cưới Đặc biệt hơn là chọn ngày lành tháng tốt để cử hành hôn
lễ Trước khi đám cưới được diễn ra, gia đình chú rể cần phải chuẩn bị một số lễ
vật sau:
Khà Khuôn phí (lễ vật để cúng Thần Hoàng- nơi nhà gái đang cư ngụ): giá trị tùy thuộc theo hoàn cảnh cũng như thành phần trong xã hội của hai bên gia đình
Khà Đoòng (lễ vật thách cưới): Được coi là của hồi môn đền bù cho công sức nuôi dưỡng của gia đình nhà gái Đây là một trong những nghi thức không thể thiếu mà nhà trai phải nộp cho gia đình cô dâu
Lễ ăn hỏi tại Lào bây giờ tổ chức đơn giản hơn rất nhiều, các lễ vật cũng chỉ mang tính hình thức Nhà trai cần phải chuẩn bị lễ vật thách cưới và sau này của hồi môn cho vợ chồng trẻ sẽ được gia đình trao lại để xây dựng một cuộc sống riêng sau lễ cưới
Ngan vi va (Đám cưới)
Trang 4Phong tục cưới hỏi của người Lào thường được tổ chức vào thời điểm từ tháng 10 đến tháng 3 theo lịch lào Lý do đơn giản vì khoảng thời gian đó là mùa khô, tránh được mùa mưa Người Lào thường kiêng cưới hỏi vào tháng 7,8,9 vì được coi là tháng của Phật mọi người sẽ ăn chay và kiêng kỵ sát sinh, tổ chức hội hè,
Một đám cưới truyền thống của người Lào sẽ được tổ chức tại nhà cô dâu vào 10 giờ sáng hoặc 4 giờ chiều Khi kết thúc tại nhà cô dâu, khách mời sẽ dự bữa tiệc mừng đám cưới ngay sau đó Trong đám cưới thường có những thủ tục sau:
Haih- Khởi (Lễ rước rể): lễ rước rể sẽ được cử hành đầu tiên trong ngày
cưới Khi đến giờ lành, phái đoàn nhà trai gồm bạn bè, họ hàng sẽ rước chú rể đến nhà cô dâu
Su- khoắn ( lễ buộc chỉ cổ tay): Sợi chỉ trắng sẽ được chủ hôn đưa cô dâu
và chú rể buộc cho nhau Đây là biểu tượng cho sự may mắn và lời chúc phúc cho đôi trẻ: hai tâm hồn sẽ thành một và sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi
Hặp pathan a hản (Lễ ăn mừng của đám cưới): Lễ ăn mừng sẽ được tổ
chức ở nhà cô dâu hoặc khách sạn
Dù có tổ chức ở những nơi xa hoa nhưng nét đặc sắc trong phong tục cưới hỏi của người Lào vẫn không hề thay đổi Đây là nét đẹp trong văn hóa truyền thống ít quốc gia nào có thể giữ vững được cho đến ngày nay
2 Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài vào văn hóa Lào.
Ẩm thực Lào của chúng tôi mang phong cách giống với quốc gia láng giềng
là Campuchia và Thái Lan Với các hương vị chính là: cay, chua và ngọt Người Lào chúng tôi ai cũng đều thích ăn cay, rất cay Tuy nhiên, ẩm thực lại mang những phong cách đặc trưng rất riêng
2
Trang 5Người Lào chúng tôi, cũng ăn các món giống Việt Nam như thịt heo,
gà, trâu và vịt là những thành phần quan trọng để nấu nướng nhiều thứ món ăn thông thường
Chúng tôi cũng ăn gạo là chính; các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay
Vị chính trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc …Lý do người Việt hay hỏi vì sao chúng tôi thích ăn cay là phần đông người Lào sử dụng nguồn lao động chân tay, vị cay gây kích kích, tạo món ăn ngon, giúp người lao động ăn được nhiều, tăng sức lao động Người Lào chúng tôi thường có những khu vườn nhỏ ở trong nhà, chúng tôi tự trồng các loại rau như hành, dưa chuột, củ cải,
Chúng tôi tiếp thu những món ăn của các quốc gia nhưng chế biến lại theo khẩu vị, để phù hợp với chúng tôi Tuy nhiên có thể khẳng định, đồ ăn Việt Nam
và đồ Lào khá giống nhau ở nhiều món Gia vị chính của Lào trong các món ăn
là hai vị thuốc "gialang" và "macụt", cùng với các gia vị khác như ớt, tỏi, phà đẹt… cùng các gia vị Việt Nam trong rất nhiều món ăn Và người Lào chúng tôi cũng có 1 món ăn rất đặc trưng đó là món gỏi đu đủ Thái với tên gọi là Som Tam Thái Chúng tôi đã học hỏi từ Thái món này, và chế biến theo phong cách người Lào
Sự tiếp thu văn hóa ẩm thực từ các quốc gia láng giếng đã làm phong phú
ẩm thực Lào, tuy nhiên phong tục ẩm thực của đất nước chúng tôi vẫn còn được giữ gìn và tiếp tục truyền lại cho các thế hệ sau
3 Sự biến đổi môi trường ở đất nước/ quê hương (tỉnh, thị trấn, làng, xã , thôn) anh/ chị đang diễn ra như thế nào?
Salavan (cũng là Saravane , tiếng Lào : ສາ ລະ ວັນ ) là một tỉnh của Lào , nằm ở phía nam của đất nước chúng tôi Tên trước đó của nó là Saravan đã được người Thái đổi thành Salavan vào năm 1828 Nó là một phần của Vương quốc
Trang 6Champasak trong một khu vực được gọi là Muang Mang, nơi sinh sống của các nhóm thiểu số Môn-Khymer
Tỉnh Salavan có diện tích 16.389 km vuông (6.328 sq mi) Tỉnh giáp với tỉnh Savannakhét về phía bắc, Việt Nam về phía đông, tỉnh Xekong về phía đông nam, tỉnh Champasak về phía nam và Thái Lan về phía tây Phần trung tâm của tỉnh nằm trên Cao nguyên Bolaven, là khu vực nông nghiệp trọng điểm với cây cà phê Arabica là cây trồng chủ đạo Phần phía tây của tỉnh Salavan được phân định bởi sông Mekong trong khi phần phía đông được phân định bởi biên giới Lào-Việt Tỉnh Salavan cũng có những lượng lớn: sắn, gỗ, cà phê đi xuất khẩu các nước láng giềng
Phải thừa nhận, những giá trị mà cây trồng cà phê, sắn đem lại cho bà con vùng Salavan rất lớn Tuy nhiên địa hình chủ yếu là đồi núi, có độ dốc lớn, lượng mưa hàng năm nhiều và tập trung từ tháng 6 đến tháng 9, cường độ mưa lớn, vì vậy mức độ xói mòn đất xẩy ra rất mạnh Tác hại của xói mòn không những làm mất một lượng lớn đất mặt quý hiếm, mà còn rửa trôi hàng loạt chất dinh dưỡng, biến đất trở nên nghèo, cấu trúc giảm, thậm chí nhiều nơi đất bị xói mòn trơ sỏi đá, mất khả năng sản xuất
Việc trồng cà phê, trồng cây lấy gỗ đem đi xuất khẩu tại đây, đã biến đổi môi trường sinh thái, kết cấu của rừng từ đa tầng giảm còn 1-2 tầng, vì vậy chính quyền địa phương đã đưa ra một số biện pháp bảo vệ đất như trồng xen kẽ các loại cây hoa mà
Cà phê là loài cây lấy hạt cần sử dụng rất nhiều phân bón, nên nhiều hộ gia đình chưa có sự hướng dẫn trong trồng cây đã sử dụng phân bón hóa học rất nhiều gây ra thoái hóa đất nhanh hơn
Việc chưa trồng bù đắp, mất lượng cây rừng lớn mỗi năm khiến cho những năm gần đây, lũ lụt ở vùng Salavan xảy ra nghiêm trọng đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của bà con, lũ lụt đã làm cho nhiều người bị chết, đường xá
bị hỏng nghiêm trọng
4
Trang 74 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang học ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam
Khoảng thời gian trước khi sang Việt Nam, em là học sinh đã tốt nghiệp hệ trung học phổ thông Phay Lom, có điểm trung bình chung của 03 năm học phổ thông đạt từ 6,5 trở lên Em đã rất thích đi sang Việt Nam khi còn học lớp 9 Và
em luôn cố gắng học tập, giúp đỡ ba mẹ với mong muốn sau này có thể mang kiến thức của mình phục vụ cho đất nước Và may mắn em là một trong những sinh viên được cử sang Lào học tập
Trong quá trình sang Việt Nam học tập em đã được học tập tiếng Việt tại Trường hữu nghị T78 Trong quá trình sang Việt Nam em còn hơi ngại vì lần đầu xa ba mẹ, phải tự mình chủ động học tập và sinh sống Nhưng được ở cùng phòng với các anh cán bộ cũng sang học lần này, em đã cảm thấy mình được giúp đỡ rất nhiều
Các môn học ở Việt Nam rất khác so với Lào, cách giảng dạy, phong cách
cô giáo Việt Nam cũng khác với Lào Giọng nói, phong cách giảng dạy của cô giáo Việt Nam rất dễ nghe, tuy nhiên trình độ tiếng Việt của em còn hạn chế nên nhiều khi em có thể nói nhưng không biết viết ra thế nào
Trong lớp có lớp trưởng, có các bạn xung quanh rất nhiệt tình giúp đỡ người Lào học tập tại đây như chúng em Không khí, thời tiết tại Việt Nam có thể nói là khá dễ chịu, dù Hà Nội xe cộ rất đông Nhưng em vẫn tranh thủ thời gian học tập, lên thư viện tìm đọc tài liệu Tài liệu ở Lào khó tim, không đa dạng như Việt Nam nên các kiến thức em thu được rất dễ dàng Cách ăn uống của người Việt Nam cũng khác người Lào, nên khi sang đây lúc đầu em cảm thấy hơi lo lắng Nhưng giờ thì em đã quen với môi trường của trường mình
Em sẽ cố gắng học tập, và mong nhận được sự giúp đỡ từ các thầy cô để chúng em thu được các kiến thức mới, về phục vụ cho đất nước
Trang 85 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp trong 10 năm qua Theo tổ chức minh bạch quốc tế, Lào vẫn là một trong những nước có tình trạng tham nhũng cao nhất trên thế giới Điều này đã ngăn cản đầu tư từ nước ngoài và tạo
ra những vấn đề lớn với quy định của pháp luật, bao gồm cả khả năng của quốc gia để thực thi hợp đồng và quy định kinh doanh Điều này đã góp phần làm cho khoảng một phần ba dân số Lào hiện đang sống dưới mức nghèo khổ theo mức quốc tế (dưới mức 1,25 đô la Mỹ mỗi ngày)
Tại Lào trong khoảng 10 năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến quá trình
đô thị hóa đã diễn ra rất mạnh mẽ tại các đô thị lớn như: Vientiane, Luang Prabang, Savannakhet, và Pakse …chính điều này đã tạo ra một hiệu ứng tích cực thúc đẩy đô thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi cả nước Có khá nhiều đô thị mới, khu đô thị mới được hình thành; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở,…Và trong 4-5 thập kỷ qua, Lào ghi nhận nhiều thành quả trong nỗ lực giảm nghèo, giảm xuống chỉ còn 27,6% trong năm 2007-2008,
và ở mức 18,3% trong năm 2018-2019
Kinh tế Lào là một nền kinh tế đang phát triển với thu nhập thấp, với một trong những quốc gia có bình quân thu nhập đầu người hàng năm thấp nhất trên thế giới và một trong các nước kém phát triển nhất Năm 2014, Lào chỉ xếp hạng
141 trên Chỉ số Phát triển Con người (HDI) Theo Chỉ số đói nghèo toàn cầu (2015), Lào đứng thứ 29 trong danh sách 52 quốc gia có tình trạng đói nghèo nhất
Và trong đại dịch Covid-19 chắc chắn rằng tỷ lệ hộ nghèo tại Lào sẽ tăng lên rất nhiều Theo báo cáo giám sát kinh tế Lào mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố trong tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến trong lĩnh vực du lịch và lữ hành ở Lào sẽ ở mức 25% Điều này thúc đẩy tỷ lệ nghèo lên 3,1% trong năm 2020, tương đương 214.000 người
6
Trang 9Tuy nhiên, nước này cũng còn nhiều thách thức phải đối mặt để tiếp tục giảm tỷ lệ nghèo xuống thấp, đặc biệt là đại dịch Covid-19
Một số tác động của quá trình đô thị hóa ở Lào là: Góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, cải thiện tình trạng đói nghèo Lối sống của dân cư ở khu vực nông thôn nhích gần lối sống thành thị về nhiều mặt
Tuy nhiên Việc đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh đã làm gia tăng ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải bệnh viện không được xử lý, hệ thống thoát nước không được đảm bảo Thêm vào đó, vấn nạn về ô nhiễm không khí cũng ngày càng tồi
tệ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đồng thời gây hại cho sức khỏe cộng đồng Nguyên nhân chính dẫn đến các vấn nạn trên chính là sự bùng nổ các hoạt động xây dựng, khí xả thải từ các phương tiện giao thông cơ giới, khói bụi từ các khu vực sản xuất vùng lân cận,…
Trang 10TIỂU LUẬN
MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO PHẦN 2
( PHẦN VIẾT )
Đề tài:
TÓM TẮT 4 BÀI ĐỌC VÀ VIẾT 4 BÀI VĂN
THEO 4 CHỦ ĐỀ
Trang 11MỤC LỤC
II CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT 1
Bài 1: Hội nhập văn hóa lấy con người làm trung tâm 1
Bài 2 Loài người trước những thách thức về môi trường 1
Bài 3: Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu 2
Bài 4: Di dân từ nông thôn vào đo thị - hiện trạng và thách thức ch phát triển đô thị 3
Chủ đề 1: Viết về cảm nhận của anh/ chị về Hà Nội 4
Chủ đề 2: Viết về du lịch và tiềm năng du lịch của quốc gia Lào 5
Chủ đề 3: Tầm quan trọng của sông MeKong trong cuộc sống và sự phát triển của người dân Lào 6
Chủ đề 4: Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đã tác động đến quốc gia Lào như thế nào? 7
Trang 12II CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT
Bài 1: Hội nhập văn hóa lấy con người làm trung tâm
Hội nhập quốc tế về văn hóa diễn ra hàng ngày, hàng giờ, vừa vô hình vừa hữu hình, thấm đượm vào đời sống bình dị của người dân Để hội nhập văn hóa thực sự có hiệu quả cần phát triển toàn diện trên mọi mặt
Văn hóa là một khái niệm rộng Văn hóa không chỉ bao gồm những hoạt động văn hóa nghệ thuật mà còn bao gồm những tri thức, hệ giá trị và phong cách sống của một cộng, đồng dân cư hay một dân tộc
Năm 2002, UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng: văn học và nghệ thuật, cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.( )
Có thể nói hội nhập quốc tế về văn hóa liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân, và gắn liền với các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế Văn hóa dễ thẩm thấu và có tác dụng lan tỏa lớn, tạo ra môi trường, sống và không gian tinh thần đề nuôi dưỡng, nâng đỡ mọi sự phát triển
Về đối ngoại, có những thời điểm, văn hóa giữ vai trò tiên phong trong việc hóa giải, khai thông, tạo bước đột phá hoặc hỗ trợ cho quá trình hội nhập của đất nước
Hội nhập quốc tế về văn hóa cần phải lấy con người làm trung tâm, do toàn dân thực hiện, phục vụ lợi ích của nhân dân và góp phần xây dựng con người
có văn hóa
Bài 2 Loài người trước những thách thức về môi trường
Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết các nguy cơ chính đe doạ hành tinh chúng ta như biến đổi khí hậu, tốc độ tuyệt chủng của các loài và thách thức của việc cung cấp lương thực cho số dân cư đang ngày
1
Trang 13càng tăng chỉ là một số trong muôn vàn những vấn đề còn tồn tại Tất cả những điều đó đang khiến loài người phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới
Trong vòng 20 năm qua, cộng đồng thế giới đã cắt giảm 95% lượng chất hoá học gây thủng tầng ô zôn, đưa ra hiệp ước về cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính cùng với sáng kiến mua bán khí thải và thị trường mua bán khí thải; tăng diện tích đất liền được bảo vệ lên đến gần 12% diện tích Trái Đất và đưa ra hàng loạt các biện pháp quan trọng liên quan các vấn đề từ đa dạng sinh học và sa mạc hoá đến mua bán các chất thải độc hại và các cơ thể sống bị biến đổi
Các nhà nghiên cứu cũng đồng thời cảnh báo rằng chúng ta đang sống vượt
xa ngưỡng cho phép Dân số thế giới đông đến mức “Nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì cuộc sống của con người vượt quá mức có sẵn hiện nay Nhu cầu môi trường của con người là 21,9 héc ta/người trong khi năng lực sinh thái của Trái Đất chỉ có thể cung cấp trung bình 15,7 ha/người” Thêm vào đó, cuộc sống của hàng tỷ người ở các nước đang phát triển đang bị đe dọa
Tương lai chung của chúng ta phụ thuộc vào hành động của chúng ta ngày hôm nay, chứ không phải là ngày mai hay một lúc nào đó trong tương lai
Bài 3: Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu
Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ, mà trái lại, đã xuât hiện ở thế kỷ XV và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX Cho đến nay, vần còn đang có những ý kiến khác nhau về nguồn gốc và bản chất của quá trình toàn cầu hoá
Toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ
sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ