Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn...5... Sự tiếp thu văn hóa ẩm thực Việt Nam vào văn hóa ẩm thực của Lào Ẩm thực Là
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO
( PHẦN NÓI )
Đề tài:
VIẾT BÀI VĂN KỸ NĂNG NÓI 5 BÀI
Trang 2MỤC LỤC
TIỂU LUẬN PHẦN NÓI 1
1 Về 01 nét văn hóa đặc sắc của đất nước Lào 1
2 Sự tiếp thu văn hóa ẩm thực Việt Nam vào văn hóa ẩm thực của Lào 1
3 Sự biến đổi môi trường ở đất nước/ quê hương (tỉnh, thị trấn, làng, xã , thôn) anh/ chị đang diễn ra như thế nào? 3
4 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang học ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam 4
5 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh
do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn 5
Trang 3I TIỂU LUẬN PHẦN NÓI
1 Về 01 nét văn hóa đặc sắc của đất nước Lào
Tết Bunpimay hay còn gọi là Tết té nước là lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của người Lào, hàng năm thu hàng triệu du khách khắp nơi đổ về tham dự Hai địa điểm đón Tết Bunpimay nổi tiếng ở Lào được đông đảo du khách tìm đến là cố đô Luang Prabang và Vang Vieng
Vào dịp tháng 4 hàng năm theo Phật Lịch, Tết té nước diễn ra và thời điểm cũng là mùa cao điểm du khách ghé thăm đất nước Triệu voi đông nhất
Đúng như tên gọi Tết té nước, thay cho lời chúc phúc đầu năm, người dân Lào sẽ té nước vào nhau để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, nhà nhà ấm
no, hạnh phúc
Theo phong tục của người Lào, trước khi té nước họ sẽ dành cho nhau những lời chúc năm mới tốt đẹp và người trử thường té nước vào người lớn tuổi với lời chúc thịnh vượng và sống lâu
Nước không chỉ dùng để người với người té vào nhau mà nước còn được té đến tất cả nhà cửa, đồ đạc, vật dụng và vật nuôi với niềm tin nước sẽ gột rửa đi những điều xấu trong năm cũ để đón năm mới sạch sẽ, khỏe mạnh Những người
bị ướt càng nhiều thì sẽ càng hạnh phúc
Du khách nước ngoài ghé thăm Lào thường chọn cố đô Luang Prabang và Vang Vieng để đón Tết té nước Đặc biệt tại cố đô, nơi hội tụ nhiều điểm đến nổi tiếng và những ngôi chùa độc đáo sẽ giúp du khách tận hưởng rõ nét không khí lễ hội cùng nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc
2 Sự tiếp thu văn hóa ẩm thực Việt Nam vào văn hóa ẩm thực của Lào
Ẩm thực Lào tuy chưa nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới, nhưng ai từng đến Lào chắc chắn không thể không mê mẩn những món ăn truyền thống của đất nước của chúng tôi
1
Trang 4Chúng tôi được biết đến các môn ăn mang hương vị cay, giống như Thái Lan, Campuchia Ở Việt Nam có đồ ăn cay nhưng mức độ thì chưa bằng người Lào
Ở Lào có món xôi Lào – đây là món ăn thường có trong bữa cơm của chúng tôi Chúng tôi thích ăn gạo nếp Người Lào thường ăn xôi với gà nướng, rau luộc
và cheo boong - loại nước chấm gần giống mắm nêm ở Việt Nam Xôi được đựng trong giỏ đan bằng tre, có mùi thơm hấp dẫn Cách nấu xôi, người Lào đã tiếp thu văn hóa của người Việt Nam và người thái Lan
Món ăn Khausoy: Khausoy là món ăn nổi tiếng tại Luang Prabang, món
ăn gần giống với phở nhưng nguyên liệu chế biến đơn giản hơn Món ăn này được bắt nguồn từ món phở của Việt Nam Cách nấu khausoy là dùng nước lọc đun sôi và cho phở sợi to vào chần Phở và nước dùng được cho vào tô sau đó trộn sốt khausoy lên trên, ăn kèm rau cải, rau muống sống, hành khô, hạt tiêu, tương ớt Khausoy là thành phần quan trọng nhất của món ăn này, được làm từ thịt lợn xay nhuyễn trộn với tỏi, cà chua, gia vị các loại Người Lào thường cho rau sống và các loại ớt cay vào Kiểu ăn này cũng có nét tương đồng với Việt Nam
Sai Oua Kuang là loại xúc xích thịt lợn nhồi cùng nhiều loại thảo dược thơm Món này khi ăn sẽ được cắt nhỏ ra thành từng khoanh.Kiểu làm này giống món dồi lợn của Việt Nam Thực khách có thể chấm xúc xích với tương ớt Jeow đặc trưng của Lào, hoặc dùng luôn vì món ăn khá đậm vị
Tam Lao là món salad truyền thống của Lào với thành phần gồm đu đủ, thịt cua đen, tôm khô, cà chua và nước mắm cá padek. Món ăn này có vị cay đặc trưng vì người Lào vốn ăn rất cay vì thế người chế biến thường bỏ thêm đường
và chút vỏ cam
Các món ăn này ở Việt Nam thường có, tuy nhiên chúng tôi đã tiếp thu có chọn lọc và biến những món ăn này mang đậm hương vị Lào Và sự tiếp biến văn hóa ẩm thực đã giúp cho các món ăn của chúng tôi ngày càng đa dạng hơn
Trang 53 Sự biến đổi môi trường ở đất nước/ quê hương (tỉnh, thị trấn, làng,
xã , thôn) anh/ chị đang diễn ra như thế nào?
Rác thải đang làm nguy hại đến môi trường, Thủ đô Vientiane của đất nước Lào hiện nay, mỗi ngày phát sinh từ 500-600 tấn rác thải dân sinh, chợ, nhà máy, công sở… nhưng khả năng thu gom và xử lý thực tế của khu xử lý rác thải
Km 32 chỉ đạt 300-350 tấn/ngày, phần còn lại chủ yếu do người dân tự tiêu hủy hoặc vứt bừa bãi ở những khu vực công cộng
Đáng lo ngại, đất bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất, hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất Sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm cũng trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng đe dọa sức khỏe của người dân
Tình hình đốt rác và nương rẫy bừa bãi vẫn còn diễn ra, đây nguyên nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm không khí tại Vientiane Ngoài ra khói bếp gia đình, thuốc lá, các khảo sát cho thấy tỷ lệ phơi nhiễm ô nhiễm không khí tạo ra rủi ro đáng kể đối với sức khỏe của người sống tại đô thị lớn nhất của Lào này, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lao thêm 47% và tối đa 188% tỷ lệ mắc các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp
Nhận thức được vai trò của việc bảo vệ môi trường, Vientiane đang nỗ lực ban hành các cơ chế pháp lý để quản lý và xử lý vấn đề rác thải triệt để, tập trung các nguồn lực nội tại và hỗ trợ bên ngoài để phát triển hệ thống quản lý hiện đại, đem lại lợi ích thiết thực
Người dân Lào hiện nay vẫn còn những người chưa có ý thức cao, họ vẫn không chịu ký kết với các nhà thu gom rác thải đến thu gom rác, khiến cho vấn
đề rác thải ra môi trường của Lào tại Vientiane ngày càng nghiêm trọng Chính Phủ Lào đã họp để xử lý vấn đề này, và theo tầm nhìn và chiến lược quản lý chất thải rắn bền vững trên cơ sở 3Rs (tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu) để đưa Vientiane thành đô thị “xanh, sạch và đáng sống” vào năm 2030 với hệ thống thu gom và xử lý rác thải hiện đại
3
Trang 64 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang học ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam
Thời gian trước khi tôi đến Việt Nam:
Tôi là Văn phòng quản lý huyện của Lào, tôi năm nay đã 33 tuổi, hiện tôi
đã có gia đình và có vợ rất xinh đẹp Công việc của tôi là cán bộ quản lý, nên hàng ngày các vấn đề tôi xử lý chuyên về hành chính Là một trong những cán
bộ trẻ của cơ bản Tôi đã được chọn và cử sang Việt Nam học tập Lúc ban đầu khi có quyết định tôi vừa mừng vừa lo lắng vì phải xa các con và vợ của mình Tuy nhiên do yêu cầu của công việc tôi đã quyết tâm đi học
Khoảng thời gian ban đầu tôi học tập và sống ở Việt Nam
Khi mới sang Việt Nam tôi rất bỡ ngỡ vì lúc đó giao tiếp tiếng Việt rất khó, lúc đầu tôi nghĩ rằng tiếng Việt là một hệ thống ngôn ngữ phức tạp và khó có thể học thành thạo được Tuy nhiên sau 1 năm học tập tại trường Hữu Nghị T78 Tây Sơn, các mẹ đỡ đầu đã giúp đỡ tôi trong việc luyện nói, học cách sinh hoạt của người Việt Tôi được biết đến cách chào hỏi, cách hành xử của người Việt Nam Nhìn chung văn hóa của các bạn cũng không có nhiều điểm khác chúng tôi Người Lào chúng tôi hay chắp tay khi chào hỏi, còn người Việt thì chỉ cần cúi đầu Học tập và sinh sống tại Hà Nội, tôi cảm thấy nơi đây là nơi bình yên, dù ban ngày có ồn ào, kẹt xe, nhưng về ban đêm Hà Nội tuyệt đẹp, nơi có những ngôi nhà cao tầng, những quán ăn trang trí đẹp mắt
Tôi cực kỳ biết ơn và may mắn khi được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa, và toàn thể cô giáo của Học viện báo chí Các thầy cô đã giúp đỡ lưu học sinh như chúng tôi, chúng tôi biết chúng tôi là những cán bộ đi học, khả năng nói tiếng Việt chưa nhanh, và hiểu đúng lời thầy cô, nhưng lúc nào thầy cô cũng chỉ bảo và cho tài liệu để đọc
Tôi cảm thấy vui mừng khi đến Việt Nam, và được học tập dưới mái trường Học viện Báo chí và tuyên truyền
Trang 75 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn
Đô thị hóa tại Lào là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa
số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống Quá trình đô thị hóa ở đất nước Lào đang diễn ra tại Vientiane Hiện tượng tích cực mới nảy sinh trong quá trình toàn cầu hóa: là sự mở rộng hợp tác giữa các quốc gia, sự gia lưu hòa nhập văn hóa; sự phong phú ẩm thực giữa các nước láng giềng, Việt Nam, Lào, trang phục, ứng xử khi có sự hòa nhập của nhiều cộng đồng dân cư cùng một nơi cư trú…
+ Những hiện tượng tiêu cực trong quá trình toàn cầu hóa cũng xuất hiện: sự nghèo đói, sự thất nghiệp, sự pha trộn văn hóa không chọn lọc, dần biến mất bản chất văn hóa
Cụ thể là trong quá trình đô thị hóa là Tệ nạn trộm cắp tại Vientiane diễn ra ngày càng phức tạp
Thực tế chứng minh thời điểm lễ hội, tại thành phố Vientiane, nơi thường được tổ chức với quy mô lớn, thu hút hàng trăm nghìn lượt người tham dự, sự kiện cộng đồng là dịp lý tưởng nhất cho các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp Bất chấp các nỗ lực kiểm soát an ninh, sự liều lĩnh của các đối tượng chuyên hành nghề trộm cắp, cướp giật hoạt động đã khiến nhiều người đã trở thành
“miếng mồi ngon” cho các đối tượng này…
Nhiều người sau khi bị kẻ gian lấy mất điện thoại, ví tiền thì mới giật mình
vì chính sự sơ hở, mất cảnh giác của mình đã tạo điều kiện cho các loại tội phạm này hoành hành, nhưng không phải ai bị móc túi, cướp giật cũng báo lực lượng chức năng vì nghĩ giá trị tài sản không lớn…
5
Trang 8Mặt khác, bất chấp các nỗ lực tăng cường kiểm soát an ninh, trật tự, tình hình trộm cắp, cướp giật xảy ra ở các lễ hội liên tục được cảnh giác, nhắc nhở nhưng dường như người dân đôi lúc vẫn chưa giành sự quan tâm đúng mực Quá trình đô thị hóa, mở rộng giao lưu, thu hút khác du lịch đến với Lào tuy nhiên vẫn còn bộ phận không ít đối tượng xấu coi thường luật pháp gây mất
an toàn an ninh và trật tự xã hội, tạo hình ảnh tiêu cực và gây lo ngại cho người dân cũng như người nước ngoài sống và làm việc tại Lào Và cơ quan chức năng của Lào đang gia sức chấn chỉnh vấn đề này
Trang 9TIỂU LUẬN
MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO PHẦN 2
( PHẦN VIẾT )
Đề tài:
TÓM TẮT 4 BÀI ĐỌC VÀ VIẾT 4 BÀI VĂN
THEO 4 CHỦ ĐỀ
Trang 10MỤC LỤC
CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT 1 Bài 1: HỘI NHẬP VĂN HÓA: LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM 1 Bài 2: LOÀI NGƯỜI TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VẺ MÔI
TRƯỜNG 1 Bài 3: TOÁN CẦU HÓA LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU 2 Bài 4: DI DÂN TỪ NÔNG THÔN VÀO ĐÔ THỊ - HIỆN TRẠNG VÀ
THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 3 Chủ đề 1: Viết về cảm nhận của anh/ chị về Hà Nội 3 Chủ đề 2: Viết về du lịch và tiềm năng du lịch của quốc gia Lào 4 Chủ đề 3: Tầm quan trọng của sông MeKong trong cuộc sống và sự phát triển của người dân Lào 6 Chủ đề 4: Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đã tác động đến quốc gia Lào 7
Trang 11CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT
Bài 1: HỘI NHẬP VĂN HÓA: LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM
Văn hóa không chỉ bao gồm những hoạt động văn hóa nghệ thuật mà còn bao gồm những tri thức, hệ giá trị và phong cách sống của một cộng, đồng dân
cư hay một dân tộc Theo dòng chảy thời gian, hội nhập quốc tế về văn hóa xuất phát từ sự giao lưu văn hóa mà lợi ích là làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đây phát triển của mỗi nền văn hóa nói riêng và của cả xã hội nói chung
Mục tiêu hội nhập quốc tế về văn hóa bao gồm hai quá trình song song: Thứ nhất, tham gia sâu rộng vào các cơ chế hợp tác đa phương và tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa; tiến hành quảng bá, giới thiệu cái hay, cái đẹp, cái đặc biệt của nền văn hóa dân tộc; Thứ hai, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, bao gồm cả những tri thức về khoa học, những ý tưởng về văn hóa và giáo dụ, những kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển, từ đó góp phần phát triển đất nước Có thể nói hội nhập quốc tế về văn hóa liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân, và gắn liền với các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế Hội nhập quốc tế về văn hóa cần phải lấy con người làm trung tâm, do toàn dân thực hiện, phục vụ lợi ích của nhân dân và góp phần xây dựng con người có văn hóa
Bài 2: LOÀI NGƯỜI TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VẺ MÔI TRƯỜNG
Trong bản báo cáo “Môi trường toàn cầu : Vì sự phát triển (GEO-4)”, Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết các nguy cơ chính đe doạ hành tinh chúng ta như biến đổi khí hậu, tốc độ tuyệt chủng của các loài và thách thức của việc cung cấp lương thực cho số dân cư đang ngày càng tăng chỉ là một số trong muôn vàn những vấn đề còn tồn tại, khiến loài người phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới
1
Trang 12Trong vòng 20 năm qua, cộng đồng thế giới đã cắt giảm 95% lượng chất hoá học gây thủng tầng ô zôn, đưa ra hiệp ước về cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính cùng với sáng kiến mua bán khí thải và thị trường mua bán khí thải; tăng diện tích đất liền được bảo vệ lên đến gần 12% diện tích Trái Đất
Theo các nhà nghiên cứu, nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì cuộc sống của con người vượt quá mức có sẵn hiện nay, nhu cầu môi trường của con người
là 21,9 héc ta/người trong khi năng lực sinh thái của Trái Đất chỉ có thể cung cấp trung bình 15,7 ha/người
Thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng không chỉ bao gồm biến đổi khí hậu, tỉ lệ tuyệt chủng và nghèo đói mà gồm cả những vấn đề do tăng dân số, tăng nhu cầu tiêu dùng của người giàu và sự tuyệt vọng của người nghèo gây ra Tương lai chung của chúng ta phụ thuộc vào hành động của chúng ta ngày hôm nay, chứ không phải là ngày mai hay một lúc nào đó trong tương lai
Bài 3: TOÁN CẦU HÓA LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU
Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ, mà trái lại, đã xuất hiện ở thế kỷ XV và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX
Một số học giả gọi toàn cầu hóa hiện nay là toàn câu hóa tư bản chủ Bởi lẽ quá trình đó chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nước tư bản chủ, đặc biệt là các nước tư bản lớn
Thông qua quá trình toàn cầu hóa, các nước phát triển phương Tây muốn bắt phần còn lại của thế giới không chỉ khuất phục về kinh tế, chính trị và quân
sự, mà còn muốn hạn chế tối đa nét đặc thù của văn hóa phi phương Tây, bởi theo họ, các nền văn hóa này không phù hợp, thậm chí còn xung đột với văn hóa
và văn minh phương Tây Báo cáo phát triển người của UNDP năm 1999 đã phác họa một bức tranh khá không bình đẳng giữa các nước, cũng như giữa những tầng lớp người khác nhau
Toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ
sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ
Trang 13Xét một cách đại thể, các nước phát triển hơn về kinh tế, giàu có hơn sẽ được chia sẻ cơ hội nhiều hơn các nước nghèo Điều đó cũng có nghĩa là, toàn cầu hóa sẽ đem lại cho các nước nghèo, đang phát triển nhiều thách thức hơn so với cơ hội Toàn cầu hóa đang làm cho chúng ta xích lại gần nhau hơn theo nghĩa tất cả chúng ta đều phải chịu ảnh hưởng từ những hành động của nhau, chứ không phải theo nghĩa tất cả chúng ta đều sử dụng những lợi thế của nó và cùng nhau chia sẻ gánh nặng
Bài 4: DI DÂN TỪ NÔNG THÔN VÀO ĐÔ THỊ - HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Đô thị hóa là một quá trình tất yếu Chính quyền các đô thị phải bắt kịp được sự phát triển của các thành phố, tạo điều kiện để sự phát triển được thực hiện trong tầm kiểm soát
Việc tăng dân số thành thị và sự tập trung dân số thành thị, dẫn đến những siêu thành phố sẽ xuất hiện, gây tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, tăng gánh nặng cho dịch vụ công, tình hình tội phạm và người nghèo thành thị ngày càng gia tăng
Trong nhiều năm qua, quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát chặt chẽ và không được quy hoạch hợp lý đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái Chính quyền đô thị cần tìm kiếm cách tiếp cận
để giải quyết những vấn đề đó chứ không phải tìm các biện pháp ngăn chặn luồng di cư vào đô thị Một trong những biện pháp hạn chế được luồng di cư vào
đô thị là chiến lược xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách nông thôn, đô thị
1 Viết bài văn ngắn theo 4 chủ đề sau:
Chủ đề 1: Viết về cảm nhận của anh/ chị về Hà Nội.
Trước khi sang Việt Nam tôi có biết Hà Nội là nơi trung tâm kinh
tế, xã hội, văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, ngày nay trên lãnh thổ của thành phố Hà Nội còn tồn tại dấu tích của một nền văn hiến lâu đời, đó
3