1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn tiếng việt nâng cao kỹ năng nói

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Viết Bài Văn Kỹ Năng Nói 5 Bài
Trường học Học viện Báo Chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Tiếng Việt Nâng Cao (Phần Nói)
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 51,86 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO ( PHẦN NÓI ) Đề tài: VIẾT BÀI VĂN KỸ NĂNG NÓI 5 BÀI MỤC LỤC 1 Chủ đề 01: Nét văn hóa đặc sắc của đất nước Lào – Lễ hội Té nước .1 2 Chủ đề 2 Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài vào văn hóa Lào – văn hóa ẩm thực .2 3 Chủ đề 3 Sự biến đổi môi trường ở quê hương Làng Năm giang, huyện Viêng Thong, tỉnh Bo ly kham xây 4 4 Chủ đề 4 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang học ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam .5 5 Chủ đề 5 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn 6 I TIỂU LUẬN PHẦN NÓI 1 Chủ đề 01: Nét văn hóa đặc sắc của đất nước Lào – Lễ hội Té nước Lễ hội Té Nước ở Lào có tên là Bunpimay, hoạt động này của đất nước chúng tôi diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến 15/4 dương lịch theo Phật lịch Trong lễ hội Té nước, người dân Lào tập trung đến chùa lễ Phật, tắm Phật bằng nước thơm, nghe sư giảng đạo, rồi té nước cho các nhà sư, chùa và cây cối xung quanh chùa Lễ hội Té nước của dân tộc Lào là lễ hội mang ý nghĩa gột rửa những điều xui xẻo trong năm cũ Với mong muốn năm mới người được té nước sẽ gặp may mắn và tốt lành Với ý nghĩa trên, thì Lễ hội Té nước còn mong muốn năm mới cầu mong mùa mưa thuận gió hòa, cầu cho mưa về tắm mát ruộng đồng, làm mềm đất rẫy để người dân tra hạt Lễ hội Té nước (Bunpimay) của đất nước Lào chúng tôi là một trong nghi lễ truyền thống, thường được tổ chức vào đúng thời điểm Tết truyền thống của nhân dân Lào Đây là một trong nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng Lễ hội là lúc mà chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và thần linh thì còn là dịp để đoàn tụ gia đình thôn bản, mọi người cùng tham gia những trò chơi và những điệu dân vũ truyền thống trong không gian văn hóa bản địa của dân tộc mình Lễ hội té nước được tổ chức khắp cả nước nhưng tại cố đô Luang Prabang và Vang Vieng là thu hút được nhiều người tham gia hơn cả Vì tại Luang Prabang, có nhiều chùa chiền và là nơi có nhiều khu du lịch nổi tiếng, không khí lễ hội rất vui vẻ, sôi động với rất nhiều trò chơi thú vị Trong lễ hội té nước, chúng còn còn tổ chức hoạt động buộc chỉ cổ tay Những sợi chỉ màu chúng tôi buộc vào tay của nhau như là lời chúc hạnh phúc và sức khỏe đến người được buộc Đây là một hoạt động nhìn đơn giản nhưng lại phản ánh những tình cảm mong cho mọi người đều hạnh phúc của người dân Lào Chúng tôi không cần mong cho bản thân tốt đẹp trước, bởi theo chúng tôi khi làm điều gì tốt lành cho người khác, thì điều tốt lành ấy cũng sẽ đến với mình 1 Trong mùa lễ hội Bunpimay, nhiều người dân Lào còn rủ nhau đắp núi cát ở sân chùa, trang trí đèn hoa, cờ đuôi nheo, cờ phướn 12 con giáp và chỉ ngũ sắc dâng lên các nhà sư để tỏ lòng thành kính, cầu nguyện sang năm mới sẽ được phước lành nhiều như những hạt cát trên núi Hai loài hoa không thể thiếu trong dịp Tết của đất nước chúng tôi là hoa Chămpa và hoa Muồng vàng Chúng tôi thường kết hoa Chăm pa thành vòng đeo cổ hoặc cài lên tóc và treo hoa Muồng vàng trong nhà hoặc trên xe trong dịp năm mới để cầu may mắn Món ăn truyền thống trong dịp Tết Bunpimay của chúng tôi là Lạp, một món ăn làm từ thịt heo, gà hoặc bò và đặc biệt là không thể thiếu thính gạo nếp Trong tiếng Lào, “Lạp” có nghĩa là “Lộc”, chúng tôi dùng món Lạp với hi vọng sẽ phát tài, phát lộc, gặp nhiều may mắn cả năm Đây là một lễ hội rất độc đáo của đất nước chúng tôi Nếu được thì mời thầy cô giáo Học viện Báo Chí và Tuyên truyền có dịp ghé thăm mùa lễ hội này 2 Chủ đề 2 Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài vào văn hóa Lào – văn hóa ẩm thực Tuy là đất nước của miền đất bị thất lạc cuối cùng ở Đông Nam Á nhưng đất nước Lào của chúng tôi lại được biết đến như một quốc gia với nền văn hóa phong phú, đa dạng, nơi tập trung và hội tụ của những nét đẹp văn hóa nhưng ẩn chứa trong nó vẫn là những đặc trưng văn hóa rất riêng, vô cùng đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Trên nền văn hóa ấy, văn hóa ẩm thực đã góp phần tạo nên một nền văn hóa Lào với những đặc trưng riêng biệt, có sự tương đồng nhưng không bị hòa lẫn với các nền văn hóa khác trong khu vực Trong kho tàng văn hóa ẩm thực của thế giới, Lào được biết đến là đất nước của nhiều món ăn ngon, từ những món ăn dân giã trong đời thường đến những món ăn cầu kỳ để phục vụ cho ngày Tết và lễ hội đều mang những nét tinh túy của linh hồn đất nước Triệu Voi Và người Lào chúng tôi bị ảnh hưởng khá nhiều bởi nét văn hóa ẩm thực của Campuchia và Thái Lan, Việt Nam Các mang ăn của chúng tôi mang đậm các vị cay, ngọt, béo và một chút chua trong các món ăn 2 Người Lào ăn gạo là chính; các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay Vị chính trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc … Món ăn tiêu biểu của người Lào là sự pha trộn giữa cay và ngọt, được trung hòa thêm thảo mộc Mắm cá (pa dek) và mắm Cheo gồm da trâu, ớt nướng, tỏi nướng, riềng nướng, đường cùng nhiều gia vị thảo mộc trộn lẫn hoặc mắm Muok gồm lòng cá trộn ớt, sả, củ hành … hầu như nhà nào cũng có và nước mắm (nám pla) được người Lào sử dụng hết sức phổ biến Ẩm thực nước Lào mang một chút phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái Lain là gừng, me, lá cahanh và nhiều loại ớt khô rất cay Vị chính trong các món ăn hầu hết là vị ớt Chính vì cay này tạo nên một nét văn hóa vì phần đông người Lào sử dụng nguồn lao động chân tay, vị cay gây kích thích, tạo món ăn ngon, giúp người lao động ăn được nhiều tăng sức lao động.Những món ăn của người dân Lào không đắt tiền, nét mộc mạc trong chế biến, không cầu kì… và nét hương vị của món ăn vẫn còn nguyên vẹn Ẩm thực của chúng tôi đã tiếp thu nét văn hóa ẩm thực của Thái Lan và Việt Nam trong những món ăn như nộm đu đủ gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị khác nhau Và đây cũng là món ăn đặc sản của chúng tôi, ở Lào gọi là Tam Maak Hung Ngoài ra chúng tôi cũng có nét văn hóa ẩm thực giống với Việt Nam, như có cá nướng, lạp sườn, tôm, chỉ khác là chúng tôi đã trộn gia vị Lào, trộn chung với ớt cay Và món nước chấm chúng tôi cũng học hỏi từ Việt Nam như pha bằng nguyên liệu ớt, tỏi, hành, mắm, muối, bột ngọt và chanh Cách pha nước chấm này tôi rất yêu thích Ngoài ra chúng tôi cũng tiếp thu học hỏi khá nhanh trong cách ăn côn trùng của Campuchia và Thái Lan Người Lào chúng tôi cũng rất thích dùng côn trùng để chế biến nhiều món ăn Từ dế cơm, trứng kiến đến con cà cuống, nhền nhện trong các món chiên, xào, dồi đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon Tuy nhiên, món ăn từ côn trùng của Lào không phải tất cả đều ăn Các chế biến món ăn, 3 Giờ có sự giao lưu tiếp biến văn hóa của các quốc gia như Campuchia và Thái Lan, Việt Nam chúng tôi dần làm phong phú thêm ẩm thực của đất nước mình Điều đó tạo nên sự vận động văn hóa ẩm thực của Lào ngày càng phong phú 3 Chủ đề 3 Sự biến đổi môi trường ở quê hương Làng Năm giang, huyện Viêng Thong, tỉnh Bo ly kham xây Sự biến đổi môi trường của đất nước Lào chúng tôi trong nhưng năm gần đây đều có sự thay đổi khá rõ rệt Ở Lào, khí hậu xavan (Köppen Aw) với mùa khô và mùa mưa riêng biệt Mùa khô ở làng Năm giang, huyện Viêng Thong, tỉnh Bo ly kham xây là từ tháng 11 đến tháng 3 giống như thủ đô Viêng Chăn Tháng 4 đánh dấu sự bắt đầu của mùa mưa, kéo dài bảy tháng Nói chung, huyện Viêng Thong, tỉnh Bo ly kham ẩm và nóng suốt năm, dù vẫn có chút dao động nhiệt độ Những năm gần đây do tình trạng trái đất nóng lên, khi hậu, môi trường của huyện cũng đang dần thay đổi Trước đây, tại làng Năm giang, huyện Viêng Thong, tỉnh Bo ly kham xây, do điều kiện kinh tế thấp, ngoài sử dụng nước ngầm, nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng nước sông suối, ao hồ, kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày Khi nguồn nước này bị ô nhiễm, suy giảm hay cạn kiệt, cuộc sống của người dân cũng bị ảnh hưởng Tại những khu vực bị ô nhiễm, để có nước sử dụng, nhiều hộ dân phải đầu tư xây dựng bể lọc hay mua các thiết bị lọc nước Ô nhiễm không khí cũng tác động trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày của người dân Tại không ít vùng của huyện, mùi hôi thối do nước thải, chất thải từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; bụi bẩn và tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất len lỏi khắp các làng, khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn Hiện nay, cấp chính quyền ở làng Năm giang đã đưa ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước là tăng cường kiểm tra, giám sắt, phạt nặng các cơ ở sai phạm, tuyên truyền vận động ý thúc người dân giảm xả thải ra môi trường Từ khi rác thải được thu gom, nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, môi trường xung quanh không còn vương vãi chất thải, sức khỏe bà con trong làng cũng tốt lên, 4 nhất là các cháu nhỏ và người cao tuổi không còn mắc một số chứng bệnh về đường hô hấp như trước Chúng tôi trong làng đều nhận thấy rõ tác dụng của việc bảo vệ môi trường sống xung quanh nên càng tích cực tham gia dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường Giờ có sự tuyên truyền của chính quyền mà giờ nhiều người dân đã có ý thức tự giác hơn bảo vệ môi trường sống của chính mình 4 Chủ đề 4 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang học ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam Tôi là người Lào, đất nước Lào của chúng tôi Lào là một đất nước hiền hoà thơ mộng, và khi nhắc đến Lào, người ta sẽ nhắc lên sông Mê Kông đây được coi là món trang sức quý giá còn tiềm ẩn chưa được khám phá của du khách bốn phương Vì vậy tôi rất tự hào vì mình là người dân tộc Lào Cuộc sống của tôi khi sang Việt Nam Tôi là một cán bộ được cử đi học tại Việt Nam, khoảng thời gian trước tôi sống và làm việc tại cơ quan Tôi đã kết hôn, hiện đang sinh sống với vợ con rất hạnh phúc Công việc của tôi đảm nhận nhưng công việc hành chính và cố gắng làm tốt với vai trò cán bộ tại Lào Thi thoảng tôi cũng đi họp, trao đổi giữa các cơ quan với nhau Tôi đã là cán bộ công chức được 5 năm Để được đi học tại Việt Nam, tôi đã được cán bộ cân nhắc lựa chọn Nhằm nâng cao chất lượng phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, tôi rất vinh dự là cán bộ trẻ được cơ quan cử sang Việt Nam học tập Để đem những kiến thức mình học tập tại Việt Nam phục vụ cho cơ quan, học hỏi những kinh nghiệm từ Việt Nam Và khi đến Việt Nam tôi thực sự thấy Việt Nam rất đẹp Tôi đã có 1 năm học tập tiếng việt tại Chi hội Trường Hữu nghị T78, Hà Nội Theo tôi được biết là một Chi hội trực thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam- Lào thành phố Hà Nội Đây là nơi đào tạo văn hóa, dự bị tiếng Việt cho lưu học sinh Lào như chúng tôi và đào tạo trung học phổ thông cho các em người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc Việt Nam Quãng thời nay ở T78 tôi đã được trao đổi kinh nghiệm, học thêm tiếng để tìm hiểu kỹ hơn về Việt Nam 5 Và sau hơn 1 năm thì tôi vào học tại Học viện Báo chí và tuyên truyền, tôi được gặp gỡ các bạn sinh viên, thầy cô giáo Việt Nam Tôi rất yêu mến họ Tuy nhiên nhiều khi các thầy cô và bạn sinh viên người Việt nói tôi chưa hiểu rõ Nhưng họ rất thân thiện, giúp đỡ rất nhiều cho tôi Tiếng Việt rất khác tiếng Lào nên tôi chỉ nói còn viết thì còn sai rất nhiều Nhưng nhờ có các em Việt Nam đã hỗ trợ tôi trong quá trình tôi làm bài, tôi viết tiểu luận nên các tiếng Việt của tôi từng ngày đã thay đổi Ở Việt Nam, phương pháp học cũng rất đổi mới, thầy cô rất yêu nghề, giảng dạy rất nhiệt huyết điều đó làm tôi rất vui vì mình được đi học tập tại đây 4 năm học tập tại mái trường Học viện tôi mong mình có thể tiếp thu nhiều kiến thức, dành thời gian rảnh để khám phá thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thành Việt Nam Đợt dịch Covid-19 nên chúng tôi không được đến trường, tôi cũng khá buồn Nhưng hi vọng đất nước Việt Nam và Lào sẽ chiến thắng đại dịch này 5 Chủ đề 5 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn Đất nước chúng tôi trong quá trình đô thị hóa đã thấy rất nhiều mặt tích cực tác động đến đời sống của chúng tôi Đô thị hóa đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động Thay đổi sự phân bố dân cư, những vùng đất trống bây giờ đã được lấp đầy Và hiện nay, thủ đô Viên Chăn là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động Và thủ đô Viên Chăn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng Và là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài Tuy nhiên trong đại dịch Covid 19, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế quốc gia Lào vừa đưa mức dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) Lào từ 6,1% năm 2019 xuống còn 3,3% năm 2020 Trước đó, mức tăng trưởng GDP dự kiến năm 2020 được Lào công bố chính thức là 6,5% Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến đất nước của chúng tôi Chính phủ Lào đang nỗ lực giảm thiểu tác động kinh tế do khủng hoảng Covid-19, để ổn định phát triển đất nước 6 Đi cùng xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa tại Lào, quá trình đô thị hóa cũng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ cả về tốc độ lẫn quy mô, về số lượng lẫn chất lượng Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, dân số kéo theo đó là sự gia tăng rất nhanh về khối lượng rác Nguồn thải từ các hộ dân: Đây là nguồn rác thải chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các nguồn rác thải hiện có trên địa bàn Nguồn thải từ các chợ, trung tâm thương mại: là một trong những nguồn thải chiếm tỷ trọng khá lớn với thành phần chủ yếu là rác hữu cơ và bao bì nylon Nguồn thải từ các cơ quan, trường học: thành phần chủ yếu là giấy Rác đường phố: cành lá cây, rác sinh hoạt rơi vãi, xuất phát từ các hộ vãng lai, buôn bán sinh hoạt trên đường phố, rác do nhân dân thiếu ý thức mang vứt bỏ ra đường… Ngoài ra, đô thị hoá ở Lào đã và đang dẫn đến mất cân đối trong sự hài hoà cần thiết giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên Đồng thời, cũng làm mất đi sự cân đối và sự hài hoà cần thiết giữa các vùng dân cư, các vùng kinh tế Sự phân tầng xã hội về mặt kinh tế tất yếu sẽ sinh ra phân tầng xã hội về giáo dục, về văn hoá, về hệ tư tưởng, từ đó dẫn tới mâu thuẫn trong đời sống chính trị Đó là tiền đề cho những bất an trong đời sống xã hội của Lào/ Đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đè như nghèo đói lạc hậu, mù chữ,tệ nạn như trộm cắp… 7 TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO PHẦN 2 ( PHẦN VIẾT ) Đề tài: TÓM TẮT 4 BÀI ĐỌC VÀ VIẾT 4 BÀI VĂN THEO 4 CHỦ ĐỀ MỤC LỤC Bài 1: Hội nhập văn hóa lấy con người làm trung tâm; 1 Bài 2: Loài người trước những thách thức về môi trường; 1 Bài 3:Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu; 2 Bài 4: Di dân từ nông thôn vào đô thị - hiện trạng và thách thức ch phát triển đô thị 3 Chủ đề 1: Viết về cảm nhận của anh/ chị về Hà Nội 3 Chủ đề 2: Viết về du lịch và tiềm năng du lịch của quốc gia Lào 4 Chủ đề 3: Tầm quan trọng của sông MeKong trong cuộc sống và sự phát triển của người dân Lào 5 Chủ đề 4: Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đã tác động đến quốc gia Lào như thế nào? .6 II CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT Bài 1: Hội nhập văn hóa lấy con người làm trung tâm; Hội nhập quốc tế về văn hóa diễn ra hàng ngày, hàng giờ, vừa vô hinh vừa hữu hình, thấm đượm vào đời sống bình dị của người dân Văn hóa là một khái niệm rộng văn hóa không chỉ bao gồm những hoạt động văn hóa nghệ thuật mà còn bao gồm những tri thức, hệ giá trị và phong cách sống của một cộng đồng dân cư hay một dân tộc Theo dòng chảy thời gian, hội nhập quốc tế về văn hóa xuất phát từ sự giao lưu văn hóa mà lợi ích là làm phong phú thêm, đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển của mỗi nền văn hóa nói riêng và của cả xã hội nói chung Có thể nói hội nhập quốc tế về văn hóa liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân , và gắn liền với các lĩnh vực chính trị , an ninh và kinh tế Văn hóa dễ thẩm thấu và có tác dụng lan tỏa lớn , tạo ra môi trường sống và không gian tinh thần để nuôi dưỡng , nâng đỡ mọi sự phát triển Về đối ngoại , có những thời điểm , văn hóa giữ vai trò tiên phong trong việc hóa giải , khai thông , tạo bước đột phá hoặc hỗ trợ cho quá trình hội nhập của đất nước Hội nhập quốc tế về văn hóa cần phải lấy con người làm trung tâm , do toàn dân thực hiện , phục vụ lợi ích của nhân dân và góp phần xây dựng con người có văn hóa Bài 2: Loài người trước những thách thức về môi trường; Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc ( UNEP ) cho biết các nguy cơ chính đe doạ hành tinh chúng ta như biến đổi khí hậu, tốc độ tuyệt chủng của các loài và thách thức của việc cung cấp lương thực cho số dân cư đang ngày càng tăng chỉ là một số trong muôn vàn những vấn đề còn tồn tại Tất cả những điều đó đang khiến loài người phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới Trong vòng 20 năm qua, cộng đồng thế giới đã cắt giảm 95 % lượng chất hoá học gây thủng tầng ô zôn, đưa ra hiệp ước về cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính; tăng diện tích đất liền được 1 bảo vệ lên đến gần 12 % diện tích Trái Đất và đưa ra hàng loạt các biện pháp quan trọng liền các vấn đề từ đa dạng sinh học Các nhà nghiên cứu cũng đồng thời cảnh báo rằng chúng ta đang sống vượt xa ngưỡng cho phép Dân số thế giới động đến mức “Nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì cuộc sống của con người/vượt quá mức có sẵn hiện nay GEO - 4 cũng nhắc lại tuyên bố mà Uỷ ban Brundtland đã đưa ra rằng thế giới không đối mặt với những cuộc khủng hoảng riêng về mà tất cả khủng hoảng môi trường ”, “ khủng hoảng phát triển”, “ khủng hoảng năng lượng ” đều là một Tương lai chung của chúng ta phụ thuộc vào hành động của chúng ta ngày hôm nay, chứ không phải là ngày mai hay một lúc nào đó trong tương lai Bài 3:Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu; Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ , mà trái lại , đã xuất hiện ở thế kỷ XV và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX Toàn cầu hóa hiện nay đang tác động hết sức mạnh mẽ đến các quốc gia dân tộc , đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại , cũng như đến cuộc sống của từng người Về mặt xã hội , những nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu đã và đang mang lại những thay đổi to lớn trong thói quen lao động và lối sống của con người ở tất cả các quốc gia dân tộc Về mặt chính trị người ta thường nhắc tới những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc gia Điều đó được lý giải bằng sự tác động của kinh tế đối với chính trị Toàn cầu hoá kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu hoả ; nó đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực chính trị Đến lượt mình, những thay đổi về chính trị lại có tác động trở lại đối với kinh tế 2 Cùng với toàn cầu hoá, nhiều học giả đã chỉ ra xu hướng đồng nhất tất cả các nền văn hoá Tất cả các nước phát triển đang muốn áp đặt các giá trị văn hoá của mình cho toàn thế giới 3 Bài 4: Di dân từ nông thôn vào đô thị - hiện trạng và thách thức ch phát triển đô thị Đô thị hóa là một quá trình tất yếu Việc ngăn chặn các luồng di dân từ nông thôn vào thành thị là không thì lực và không thể Kinh nghiệm của các nước cho thấy, chỉ có thể làm chậm lại chứ không thể ngăn cản hoàn toàn quá trình đô thị hóa và những luồng di dân của người nghèo vào thành phố Điều quan trọng là chính quyền các đô thị phải bắt kịp được sự phát triển của các thành phố , tạo điều kiện để sự phát triển được thực hiện trong tầm kiểm soát Trong nhiều năm qua, quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát chặt chẽ và không được quy hoạch hợp lý đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái Những hậu quả không mong muốn đó đã tạo ra áp lực ngày càng lớn đối với chính quyền các thành phố lớn, các đô thị Một trong những biện pháp hạn chế được luồng di cư vào đô thị là chiến lược xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách nông thôn, đô thị 1 Viết bài văn ngắn theo 4 chủ đề sau: Chủ đề 1: Viết về cảm nhận của anh/ chị về Hà Nội Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam Và là thành phố tôi đã gắn bó trong suốt quãng thời gian mình được học tập dưới mái trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền Theo như tôi được biết, Hà Nội là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh Và dân số Hà Nội hiện nay theo tôi được biết là khoảng hơn 10 triệu dân Tôi thường nghe bạn bè Việt Nam của mình nói rằng, Thủ đô Hà Nội đã hơn 1000 năm tuổi Hà Nội nổi tiếng bởi lịch sử lâu đời, giàu bản sắc, văn hóa truyền thống dân tộc, và vùng đất này còn được biết đến là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách trong và quốc tế Tôi rất thích những quán cóc ven đường của Hà Nội, những gánh hàng rong bán hoa, những quán ăn với những gia vị rất ngon 4 Tôi cảm thấy, Hà Nội là thành phố rất đáng sống Bởi Hà Nội có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, trên một năm có 4 mùa rõ rệt Mỗi mùa đều có những đặc trưng riêng, và điều này giúp tôi cảm nhận khác nhau về cuộc sống của mình tại nơi đây Tôi rất thích những con phố cổ ở Hà Nội, rất cổ kính và giàu giá trị lịch sử Hà Nội vào mùa đông thường rất lạnh, vào hè nóng thì nóng, mùa thu thì mùa hoa sữa về Đây là một trong những điều đặc biệt nhất mà tôi nhớ về Hà Nội Quãng thời gian ở Hà Nội, tôi được biết đến những công trình kiến trúc lớn, được xây dựng từ thời xa xưa như Nhà hát Lớn, Phủ Chủ tịch, Bắc Bộ phủ, trụ sở Bộ Ngoại giao, Quốc Tử Giám, Chùa một cột, Bảo tàng Lịch sử… Tôi cảm thấy người Hà Nội sống hòa đồng, chan hòa, thân thiện với mọi người Tôi thấy nhiều thầy cô giáo trong Học viện báo chí sống rất giữa thanh lịch và văn minh, luôn giúp đỡ sinh viên Chủ đề 2: Viết về du lịch và tiềm năng du lịch của quốc gia Lào Tiếng Việt xưa gọi là Vạn Tượng hoặc Mường Viêng, Viêng Chăn (Vientiane) là thủ đô của nước Lào Bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp 2, trong đó có 5 đơn vị đô thị và 4 đơn vị nông thôn Du lịch tự nhiên là thế mạnh của Lào với rất nhiều di sản thiên nhiên cấp quốc gia đang được nhà nước đầu tư phát triển rất mạnh mẽ trong nhiều năm trở lại đây Theo báo cáo về công tác Di sản của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Hiện nay CHDCND Lào có 15 di tích cấp quốc gia được công nhận, trong đó thủ đô Viêng Chăn có 6 di tích, Luongphabang có 2 điểm, Champasak có 3 điểm, Huaphan, Xiengkhuang, Khammuan và Savannakhet mỗi tỉnh có 1 di tích Bên cạnh đó, Lào hiện có 2 di sản được thế giới công nhận là Cố đô Luongphabang và Chùa đá Vatphou, tỉnh Champasak Ngoài ra, có một di sản cấp khu vực là Vườn quốc gia Năm Hạ 5 Trong năm 2018, tiếng Khèn Lào vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nhân dịp đó, Chính phủ Lào đã long trọng tổ chức lễ rước Khèn qua các di tích tại thủ đô Viêng Chăn để chào mừng thành quả trên Khí hậu ở Lào được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa Mùa mưa kéo dài từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau, còn mùa khô là từ tháng 5 đến hết tháng 11 Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch ở Lào có lẽ là vào mùa khô Bởi lúc này nền nhiệt độ trung bình rơi vào khoảng từ 15 đến 30 độ C, có nắng và khá lý tưởng cho việc thăm quan nghỉ dưỡng Đặc biệt, nếu bạn tới đây vào ngày 13, 14, 15 tháng 4, thì sẽ có cơ hội tham gia vào lễ hội té nước – Một lễ hội truyền thống và rất nổi tiếng của đất nước chúng tôi Khi đến Lào, tại Thủ đô Vientiane (Viêng Chăn) có những điểm mà các bạn không nên bỏ lỡ như “khải hoàn môn” Patuxai, Pha That Luong – biểu tượng quốc gia Lào, vườn tượng Phật Xieng Khuan… hay những ngôi chùa nằm rải rác trong thành phố Chùa ở Vientiane nhiều và đẹp chẳng kém gì Thái Lan Những ngôi chùa tháp kiến trúc Khmer cổ kính được chạm trổ tỉ mỉ, nhiều sắc màu, hấp dẫn du khách tham quan Thành phố Vientiane không mấy phát triển về du lịch Du khách sẽ khó tìm thấy sự nhộn nhịp, tấp nập của du khách ngoại quốc hay những điểm vui chơi giải trí đông đúc tại Lào Ngoài ra ở Lào còn có Chủ đề 3: Tầm quan trọng của sông MeKong trong cuộc sống và sự phát triển của người dân Lào Sông Mekong với chiều dài 4.350 km có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của khoảng 60 triệu người dân sống dọc theo lưu vực Và hiện nay sông Mekong chảy vào Lào tại Ban Pak Nam La, tỉnh Luang Namtha (biên giới Lào-Trung), một số là biên giới quốc tế và một số chảy qua trung lưu, tạo nên biên giới của Lào ở cả bên trái và bên phải Nó chảy từ lãnh thổ của Lào tại làng Vankham, tỉnh 6 Champassak (biên giới Lào-Campuchia) đến miền Nam Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông Trước đó, sông Mekong rất phong phú, với hơn 1.000 loài cá Cá lớn ó là loài cá nước ngọt lớn nhất ở sông Mekong và là loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới, nhưng hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng Ngoài ra loài cá quý hiếm trên thế giới ở sông Mekong như cá tra dầu hay cá Moynihan, một loài động vật có vú như cá heo Thời Pháp, Lào đã cố gắng cho nổ đá trong khu vực này để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hải, nhưng thất bại trong việc xây dựng cầu và đường sắt nối các đảo để di chuyển tàu dọc theo đường sắt, cho phép tàu từ biển đến Vientiane và Luang Prabang Và sông Mekong có khoảng cách xa, cũng như các con sông lấy nước từ các phụ lưu của nó, dẫn đến một lượng lớn nước quanh năm Lưu lượng nước trung bình cả năm từ 100.000-140.000x1.000.000 m3 Tuy nhiên, lượng nước thu được trong mùa mưa đạt 70-74% tổng lượng Sông Mekong chảy qua nhiều cảnh quan khác nhau tạo thành nhiều vũng triều, vừa quanh co, vừa hẹp, sâu, rộng Từ Muang Sing đến Viêng Chăn, sông Mekong hẹp 100-300 m, rộng khoảng 8.000 m Vào mùa mưa, việc đi lại bằng đường thủy rất thuận tiện, không bị cạn kiệt vào mùa khô và sông Mekong cũng có thể cung cấp thủy điện Sông Mekong và các phụ lưu của nó là hơn mười con sông, như Nam Ou, Nam Tha, Nam Bang, Nam Khan, Nam Ngiep, Nam Sueng, Nam Ngum, Nam Theun-Hinboun, Nam Kading, Nam Sen San Đây là những con sông quan trọng, là nguồn tài nguyên nuôi dưỡng dân tộc Lào từ nam chí nam, là con đường giao thông đi lại thuận lợi cho những người từ xa đến, đi lại quanh năm Dọc theo sông Mekong có các đảo lớn nhỏ kéo dài từ nam xuống nam, phần lớn thuộc địa phận tỉnh Champassak, được gọi là Siphandon Và con sông Mekong có tầm quan trọng rất to lớn đối với kinh tế, giao lưu xuất nhập khẩu với các bạn láng giềng trên đường thủy Vì vậy chúng tôi rất biết ơn những giá trị mà con sông đem lại cho chúng tôi 7 Chủ đề 4: Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đã tác động đến quốc gia Lào như thế nào? Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh Ở trong đó đất nước chúng tôi đang cũng trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa Trong quá trình hội nhâp, toàn cầu hóa đã tác động đến Lào trên các mặt, kinh tế, chính trị, văn hóa đời sống xã hội như: Và trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đất nước chúng tôi đã có những sự thay đổi tích cực như tạo ra động lực phát triển và mở rộng quan hệ giữa các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, trước hết là các quan hệ kinh tế, sau đó là ới quan hệ khác như chính trị, văn hóa, giáo dục dào tạo… Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào đang ngày càng tăng trưởng hơn trước Hệ thống nền kinh tế của Lào càng ngày phát triển theo hướng mở không bị giới hạn bơi những đường biên giới, ranh giới dân dộc, tôn giáo ở Lào Toàn cầu hóa đã tạo ra những thuận lợi cho quá trình hợp tác phát triển các bên cùng có lợi Làn sống khoa học công nghệ ngày càng trở nên phổ biến, các máy móc trình độ công nghệ cũng đã được áp dụng nhiều vào các lĩnh vực đời sống của chún toi Việc khai thác và sử dụng máy móc khoa học cũng đã nhiều hơn trước Bây giờ tất cả mọi người ở Lào đều có thể tiêu thụ phim, âm nhạc hoặc văn học của các nghệ sĩ ở lục địa khác Quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra cơ hội để Lào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, về bưu chính viễn thông, về điện, nước… Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ được đem lại Lào, thì nhiều người dân đã từ bỏ truyền thống văn hóa của đất nước mình và đi theo 8 truyền thống phương Tây Đây cũng là mặt tiêu cực mà toàn cầu hóa đem lại Toàn cầu hóa cũng đã làm cho sự phân hoá giàu nghèo ở Lào tăng lên rõ rệt 9

Ngày đăng: 07/03/2024, 15:55

w