Tiểu luận môn tiếng việt nâng cao (8)

20 0 0
Tiểu luận môn tiếng việt nâng cao (8)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO ( PHẦN NÓI ) Đề tài: VIẾT BÀI VĂN KỸ NĂNG NÓI 5 BÀI MỤC LỤC I TIỂU LUẬN PHẦN NÓI 3 1 Nét văn hóa đặc sắc của đất nước Lào: Văn hóa: Lễ hội mãn chay Bun Oọc P’hăn Sả 3 2 Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài vào văn hóa Lào 4 3 Sự biến đổi môi trường ở đất nước/ quê hương (tỉnh, thị trấn, làng, xã , thôn) anh/ chị đang diễn ra như thế nào? .5 4 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang học ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam .6 5 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn 7 I TIỂU LUẬN PHẦN NÓI 1 Nét văn hóa đặc sắc của đất nước Lào: Văn hóa: Lễ hội mãn chay Bun Oọc P’hăn Sả Văn hóa: Lễ hội mãn chay Bun Oọc P’hăn Sả là lễ hội ra chay Sau ba tháng vào chay ở tại chùa, các nhà sư làm Bun oọc p’hăn sả nghĩa là ra chay vào đầu tháng 11 Người ta thường tổ chức lễ hội ra chay vào trước ngày rằm tháng 11 Trước ngày đó, trong các chùa, các nhà sư trưởng chùa đã bàn bạc với các nhà sư và đại diện dân bản để chuẩn bị tổ chức ngày lễ này Chùa được trang hoàng đẹp đẽ và dội nước cọ rửa sạch sẽ Các pho tượng Phật và bàn thờ Phật cũng được lau chùi thật sạch Vào sớm ngày lễ hội, nhân dân trong bản đã tập trung trong sân chùa Các nhà sư trong chùa tập trung thành hàng dài Đi đầu là nhà sư trưởng trong chùa và theo sau ông là các nhà sư, sau cùng là các chú tiểu Mọi người đều ôm bát khất thực Tiếng trống và tiếng nhạc của dàn nhạc trong thôn bản vang lên, các nhà sư đi thành vòng tròn ở giữa, nhân dân đứng xung quanh Phụ nữ thì cầm làn thức ăn, đàn ông thì đứng xung quanh với vẻ thành kính Phụ nữ quỳ gối và tay đặt thức ăn vào bát các nhà sư Nhiều người đàn ông đặt tiền vào bát của các nhà sư và cũng quỳ xuống thành kính nhận phúc lành do các nhà sư ban cho Sau lễ dâng thức ăn cho sư, nhân dân tập trung trong chùa nghe các nhà sư tụng kinh Buổi tụng kinh diễn ra trong vòng 30 phút Sau đó nhà sư trưởng chùa làm lễ dạt nặm, nghĩa là vẩy nước thơm đã được chuẩn bị sẵn trong một chiếc xô bằng một cành lá phúc Nước vẩy đều ra tất cả mọi người Sau đó, sư trưởng tuyên bố cho toàn dân được biết các nhà sư đã thực hiện tốt nghĩa vụ và công việc của mình trong ba tháng mùa chay Các nhà sư đã sám hối về những lỗi lầm mà mình đã mắc phải trong một năm qua và từ hôm nay, các nhà sư đã được ra chay Mùa chay đã kết thúc Nếu trong ba tháng vào chay các nhà sư chỉ được ở trong chùa không được đi ra ngoài thì sau Bun oọc p’hăn sả, các nhà sư được đi ra ngoài thăm bố mẹ và anh em bạn bè 2 Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài vào văn hóa Lào Văn hóa ẩm thực Pháp, Việt Nam, Thái Lan vào văn hóa ẩm thực của Lào Ẩm thực Lào có thể chưa được đánh giá cao trong bản đồ ẩm thực của khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên nơi đây vẫn luôn có những món ăn ngon ấn tượng, khiến bạn sẽ nhớ mãi khi rời xa Người Lào có mó mộm đu đủ trong tiếng Lào được gọi là Tam Maak Houng Đu đủ được chọn là quả không xanh quá nhưng cũng không được gần chín Sau khi đu đủ được nạo thành sợi sẽ cho vào cối để đâm nhẹ Gia vị cho vào bao gồm nước cốt chanh, mắm tôm, cà pháo, tiêu, ớt Khi ăn món đu đủ nộm của Lào, mùi thơm của gia vị hòa cùng vị chua sẽ đưa đến cho thực khách hương vị riêng không giống với bất cứ món ăn này được bán ở bất cứ nơi nào khác Hầu hết các nhà hàng, quán ăn tại Lào đều có món ăn này Và đây là món ăn được học hỏi, thay đổi chút gia vị cho hợp với khẩu vị của người Lào Và đây cũng là 1 trong những món nổi tiếng tôi hay làm khi đang sinh sống tại Việt Nam Do từng trải qua một khoảng thời gian dài là thuộc địa của Pháp nên các món ăn Pháp cũng được ưa chuộng tại Lào, và có thể dễ dàng tìm thấy ở mọi nơi, nhất là trong những nhà hàng ở Vientiane và Luang Phrabang Đặc biệt, món bánh mỳ giòn kiểu Pháp hay baguette là món ăn sáng phổ biến của người Lào Người Lào thường nhúng baguette vào cà phê sữa để ăn, hay ăn với trứng rán hoặc nhét pate vào trong như bánh sandwich Và có người Việt Nam sinh sống tại Lào, họ đã giới thiệu cho chúng tôi cách làm gia vị, món sốt của món bánh mì này Món ăn này người Lào chúng tôi cũng đã học hỏi cách chế biến từ Việt Nam và Thái Lan nhưng vẫn dự được nét đặc sắc của người Lào Khausoy là món ăn nổi tiếng tại Luang Phrabang, nhìn bên ngoài tương tự phở của Việt Nam nhưng nguyên liệu chế biến đơn giản hơn nhiều và hương vị rất thơm ngon Nước dùng khausoy chỉ là nước lọc đun sôi và cho phở sợi to vào chần Sau đó, đổ nước và phở vào tô, cho khausoy lên trên, ăn kèm rau cải, rau muống sống, hành khô, hạt tiêu, tương ớt Khausoy là thành phần quan trọng nhất của món ăn này, được làm từ thịt lợn xay nhuyễn trộn với tỏi, cà chua, gia vị các loại Món ăn này chúng tôi đã được tiếp thu từ văn hóa ẩm thực của Việt Nam Việc chọn lọc các món ăn, tiếp thu cách chế biến món ăn của nước bạn, chúng tôi đã tạo nên những món ăn riêng của đất nước mình, điều đó tạo nên sự vận động văn hóa ẩm thực quốc gia Lào 3 Sự biến đổi môi trường ở đất nước/ quê hương (tỉnh, thị trấn, làng, xã , thôn) anh/ chị đang diễn ra như thế nào? Nhìn chung, Lào vẫn là đất nước lý tưởng về không khí trong lành do diện tích rừng rộng, lượng khí thải xe cộ không nhiều, đặc biệt là Lào chưa phải chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm ngành công nghiệp nặng Vấn đề đáng lo ngại về môi trường ở Lào là vấn đề xử lý rác thải tại đô thị Tại Vang Vieng, được kết nối với thủ đô Vientiane bằng tuyến đường cao tốc 110km, đang là địa điểm được khách du lịch nội địa Lào lựa chọn, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến biên giới bị đóng cửa, lượng khách quốc tế đến Lào sụt giảm mạnh Các nhà quan sát môi trường nhận thấy lượng rác trên sông Nam Song, chảy qua thị trấn Vang Vieng, đã tăng lên đáng kể kể từ đầu tháng 1 Lượng rác này được cho là do khách du lịch và các nhà hàng ven sông, bất chấp các biển báo cấm vứt rác ở hầu khắp các điểm công cộng Du khách đỗ xe ngay bên bờ sông, tổ chức tiệc và vứt rác bừa bãi, theo Vientiane Times Những điều này sẽ ảnh hưởng đến tự nhiên và môi trường sống của các loài sinh vật Các quan chức của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vang Vieng đang tỏ ra lo ngại địa phương này sẽ gặp thách thức trong việc xử lý lượng rác thải gia tăng ở khu vực sông Nam Song, do ý thức kém của du khách Trước đó, khi chính phủ Lào yêu cầu đóng cửa các tụ điểm du lịch dọc sông Nam Song, nơi có nhiều khách du lịch ba lô, lượng rác thải được ghi nhận giảm 60% Nhưng việc xả nước thải ra sông vẫn còn là một vấn đề nan giải khi các cơ quan chức năng đang nỗ lực để giữ cho dòng sông sạch, đủ đáp ứng các nhu cầu du lịch Chính quyền Vang Vieng tuyên bố sẽ xử phạt 500.000 Kip đối với mỗi trường hợp xả thải xuống sông bị phát hiện Tuy nhiên, do hạn chế về triển khai giám sát, môi trường ở Vang Vieng có được đảm bảo hay không vẫn phụ thuộc vào ý thức của khách du lịch Hay như, tại thủ đô Vientiane của Lào có dân số gần 1 triệu người, bao gồm 481 bản và 173.840 hộ gia đình nhưng chỉ mới có 22.393 hộ có thể tiếp cận với dịch vụ thu gom rác thải Khoảng 73% hộ gia đình không thể tiếp cận hoặc chưa ký thỏa thuận về các dịch vụ quản lý chất thải Thay vào đó là đổ hoặc đốt rác bừa bãi ở những nơi công cộng Bên cạnh đó, hệ thống thu gom rác hiện tại của thành phố Vientiane không cho phép phân loại rác trước khi thu gom, góp phần gây ra vấn đề quá tải tại bãi rác KM32 ở bản Naphasouk, Quận Xaythany Đồng thời, chính quyền thành phố cũng chưa có cơ chế hay chính sách khuyến khích nào để chuyển đổi, phân loại và tận dụng tài nguyên rác thải Dự kiến, lượng rác thải đô thị ở Vientiane sẽ tăng lên 1.6 triệu tấn vào năm 2030 Vấn đề rác thải ở Lào hiện nay là một trong những nguy cơ gây ô nhiêm môi trường không khí Chính Phủ Lào đang tăng cường để xử lý vấn đề này 4 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang học ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam Cuộc sống của tôi trước khi đến Việt Nam, thì tôi là cán bộ của văn phòng năng lượng và khai thác Tôi đã làm việc ở đây được 5 năm rồi Và do yêu cầu của công việc, ngày càng phải đối mới, để Lào có thể phát triển đất nước, nên 10 năm trở lại đây, Lào có chính sách cử cán bộ Lào đi đào tạo tại Việt Nam Và khi có quyết định học tập tại Việt Nam, tôi vừa vui mừng vừa lo lắng Bởi tôi phải xa gia đình, xa vợ con của mình Tuy nhiên, với yêu cầu của công việc và sự giao phó trách nhiệm của cơ quan vào bản thân mình Tôi sẽ cố gắng học tập để đem kiến thức phục vụ cho cơ quan mình Để có thể học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền tôi đã có khoảng thời gian 1 năm học tập Tiếng Việt tại trường Hữu Nghị T78 Ở đây có một người mẹ đỡ đầu giúp đỡ chúng tôi Hầu hết các thành viên trong Chi hội hữu nghị Việt Nam-Lào thị xã Sơn Tây đều được sinh ra và lớn lên trên đất nước Lào Vào các ngày nghỉ hoặc ngày trong tuần các em sẽ đến thăm cha mẹ đỡ đầu, cùng tham gia các hoạt động của gia đình, để tiếp xúc giao lưu làm quen với các phong tục tập quán và cuộc sống tại gia đình Đây cũng là cơ hội để người Lào chúng tôi rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Việt, trao đổi ngôn ngữ và văn hóa, góp phần nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt, từ đó kết nối tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa 2 dân tộc Việt - Lào Và khi đến trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền tôi cảm thấy rất vui vì được các thầy cô giáo trong khoa quan tâm, đưa tài liệu cho để học hỏi thêm kiến thức Tiếng Việt với tôi là môn học khó, nên rất may mắn là được nhận sự giúp đỡ từ thầy cô và các em sinh viên trong việc học tập Cuộc sống của tôi ở kí túc xá rất tốt, môi trường ở và vấn đề an ninh của kí túc xá rất cẩn thận nên chúng tôi không có gì lo lắng Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, chúng tôi cảm thấy đất nước của các bạn rất phát triển, con người cần cái gì cũng có Một cảm thấy yêu thích những món ăn của các bạn Và tôi thực sự sẽ nhớ nơi đây khi trở về Lào 5 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn Tại đô thị Vientiane ở Lào hiện nay có chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm ngày càng gia tăng Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm hàm lượng các chất tự nhiên trong đất tăng lên, hoặc thêm các độc chất lạ (đến mức vượt tiêu chuẩn cho phép), gây độc hại cho môi trường sinh vật và làm xấu cảnh quan Nguyên nhân là do đất chịu tác động của các chất thải rừ hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và các bãi chôn lấp rác thải; các chất độc hóa học tồn lưu Chẳng hạn, nước thải từ khu vực sản xuất, các khu dân cư không qua xử lý xả thẳng ra môi trường một số kênh, mương ngấm vào đất, gây ô nhiễm đất và làm thay đổi hàm lượng các chất hóa học trong đất Hiện nay, hầu hết nước thải sinh hoạt ở các đô thị đều không được xử lý mà được xả thẳng ra môi trường Một số kênh, mương, ao hồ, trong các khu vực đô thị đã trở thành những nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, thường xuyên bị ô nhiễm Thủ đô Vientiane mỗi ngày phát sinh từ 500-600 tấn rác thải dân sinh, chợ, nhà máy, công sở… nhưng khả năng thu gom và xử lý thực tế của khu xử lý rác thải Km 32 chỉ đạt 300-350 tấn/ngày, phần còn lại chủ yếu do người dân tự tiêu hủy hoặc vứt bừa bãi ở những khu vực công cộng Thông tin từ Văn phòng quản lý và dịch vụ thủ đô Vientiane (VCOMS) mới đây cho biết rác thải hộ gia đình nằm trong diện quản lý được chỉ chiếm 27%, trong khi phần còn lại không sử dụng dịch vụ thu gom rác thải đô thị và lựa chọn việc vứt bừa bãi hoặc đốt bỏ, gây ra thách thức to lớn cho môi trường Trong khi đó, thủ đô Vientiane cũng chưa có hệ thống xử lý và phân loại rác thải, đặc biệt là rác thải hữu cơ và nhựa, theo Vientiane Times Việc không có sự phân loại từ đầu, tất cả các loại rác thải đều được xử lỷ cùng nhau, gây ra sự lãng phí trong việc tái chế và khai thác lợi ích từ rác thải, đồng thời giảm thiểu áp lực đến môi trường tự nhiên Theo tầm nhìn và chiến lược quản lý chất thải rắn bền vững trên cơ sở 3Rs (tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu) để đưa Vientiane thành đô thị “xanh, sạch và đáng sống” vào năm 2030 với hệ thống thu gom và xử lý rác thải hiện đại, thành phố Vientiane, cụ thể là VCOMS đang nỗ lực ban hành các cơ chế pháp lý để quản lý và xử lý vấn đề rác thải triệt để, tập trung các nguồn lực nội tại và hỗ trợ bên ngoài để phát triển hệ thống quản lý hiện đại, đem lại lợi ích thiết thực, cho phép toàn bộ người dân trên địa bàn tiếp cận với dịch vụ xử lý rác thải toàn diện và chi phí thấp Đồng thời, Vientiane cũng có kế hoạch thiết lập các điểm thu gom, phân loại và xử lý rác thải phi tập trung tại các địa điểm công cộng nhằm sản xuất nguồn phân bón, khí sinh học có ích Theo thông tin từ VCOMS, toàn thành phố Vientiane hiện có 129 phương tiện thu gom rác thải các loại Hoạt động đốt rác và nương rẫy bừa bãi là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm không khí tại Vientiane, tiếp đó là sự phổ biến của khói bếp gia đình, thuốc lá, các khảo sát cho thấy tỷ lệ phơi nhiễm ô nhiễm không khí tạo ra rủi ro đáng kể đối với sức khỏe của người sống tại đô thị lớn nhất của Lào này, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lao thêm 47% và tối đa 188% tỷ lệ mắc các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO PHẦN 2 ( PHẦN VIẾT ) Đề tài: TÓM TẮT 4 BÀI ĐỌC VÀ VIẾT 4 BÀI VĂN THEO 4 CHỦ ĐỀ MỤC LỤC II CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT 1 Bài 1: HỘI NHẬP VĂN HÓA: LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM 1 Bài 2: LOÀI NGƯỜI TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VẺ MÔI TRƯỜNG 1 Bài 3: TOÁN CẦU HÓA LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU 2 Bài 4: DI DÂN TỪ NÔNG THÔN VÀO ĐÔ THỊ - HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 3 Chủ đề 1: Viết về cảm nhận của anh/ chị về Hà Nội 4 Chủ đề 2: Viết về du lịch và tiềm năng du lịch của quốc gia Lào 5 Chủ đề 3: Tầm quan trọng của sông MeKong trong cuộc sống và sự phát triển của người dân Lào 6 Chủ đề 4: Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đã tác động đến quốc gia Lào như thế nào? .7 II CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT Bài 1: HỘI NHẬP VĂN HÓA: LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM Văn hóa không chỉ bao gồm những hoạt động văn hóa nghệ thuật mà còn bao gồm những tri thức, hệ giá trị và phong cách sống của một cộng, đồng dân cư hay một dân tộc Theo dòng chảy thời gian, hội nhập quốc tế về văn hóa xuất phát từ sự giao lưu văn hóa mà lợi ích là làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đây phát triển của mỗi nền văn hóa nói riêng và của cả xã hội nói chung Mục tiêu hội nhập quốc tế về văn hóa bao gồm hai quá trình song song: Thứ nhất, tham gia sâu rộng vào các cơ chế hợp tác đa phương và tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa; tiến hành quảng bá, giới thiệu cái hay, cái đẹp, cái đặc biệt của nền văn hóa dân tộc; Thứ hai, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, bao gồm cả những tri thức về khoa học, những ý tưởng về văn hóa và giáo dụ, những kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển, từ đó góp phần phát triển đất nước Có thể nói hội nhập quốc tế về văn hóa liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân, và gắn liền với các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế Hội nhập quốc tế về văn hóa cần phải lấy con người làm trung tâm, do toàn dân thực hiện, phục vụ lợi ích của nhân dân và góp phần xây dựng con người có văn hóa Bài 2: LOÀI NGƯỜI TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VẺ MÔI TRƯỜNG Trong bản báo cáo “Môi trường toàn cầu : Vì sự phát triển (GEO-4)”, Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết các nguy cơ chính đe doạ hành tinh 1 chúng ta như biến đổi khí hậu, tốc độ tuyệt chủng của các loài và thách thức của việc cung cấp lương thực cho số dân cư đang ngày càng tăng chỉ là một số trong muôn vàn những vấn đề còn tồn tại, khiến loài người phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới Trong vòng 20 năm qua, cộng đồng thế giới đã cắt giảm 95% lượng chất hoá học gây thủng tầng ô zôn, đưa ra hiệp ước về cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính cùng với sáng kiến mua bán khí thải và thị trường mua bán khí thải; tăng diện tích đất liền được bảo vệ lên đến gần 12% diện tích Trái Đất Theo các nhà nghiên cứu, nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì cuộc sống của con người vượt quá mức có sẵn hiện nay, nhu cầu môi trường của con người là 21,9 héc ta/người trong khi năng lực sinh thái của Trái Đất chỉ có thể cung cấp trung bình 15,7 ha/người Thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng không chỉ bao gồm biến đổi khí hậu, tỉ lệ tuyệt chủng và nghèo đói mà gồm cả những vấn đề do tăng dân số, tăng nhu cầu tiêu dùng của người giàu và sự tuyệt vọng của người nghèo gây ra Tương lai chung của chúng ta phụ thuộc vào hành động của chúng ta ngày hôm nay, chứ không phải là ngày mai hay một lúc nào đó trong tương lai Bài 3: TOÁN CẦU HÓA LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ, mà trái lại, đã xuất hiện ở thế kỷ XV và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX Một số học giả gọi toàn cầu hóa hiện nay là toàn câu hóa tư bản chủ Bởi lẽ quá trình đó chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nước tư bản chủ, đặc biệt là các nước tư bản lớn 2 Thông qua quá trình toàn cầu hóa, các nước phát triển phương Tây muốn bắt phần còn lại của thế giới không chỉ khuất phục về kinh tế, chính trị và quân sự, mà còn muốn hạn chế tối đa nét đặc thù của văn hóa phi phương Tây, bởi theo họ, các nền văn hóa này không phù hợp, thậm chí còn xung đột với văn hóa và văn minh phương Tây Báo cáo phát triển người của UNDP năm 1999 đã phác họa một bức tranh khá không bình đẳng giữa các nước, cũng như giữa những tầng lớp người khác nhau Toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ Xét một cách đại thể, các nước phát triển hơn về kinh tế, giàu có hơn sẽ được chia sẻ cơ hội nhiều hơn các nước nghèo Điều đó cũng có nghĩa là, toàn cầu hóa sẽ đem lại cho các nước nghèo, đang phát triển nhiều thách thức hơn so với cơ hội Toàn cầu hóa đang làm cho chúng ta xích lại gần nhau hơn theo nghĩa tất cả chúng ta đều phải chịu ảnh hưởng từ những hành động của nhau, chứ không phải theo nghĩa tất cả chúng ta đều sử dụng những lợi thế của nó và cùng nhau chia sẻ gánh nặng Bài 4: DI DÂN TỪ NÔNG THÔN VÀO ĐÔ THỊ - HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Đô thị hóa là một quá trình tất yếu Chính quyền các đô thị phải bắt kịp được sự phát triển của các thành phố, tạo điều kiện để sự phát triển được thực hiện trong tầm kiểm soát Việc tăng dân số thành thị và sự tập trung dân số thành thị, dẫn đến những siêu thành phố sẽ xuất hiện, gây tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, tăng gánh nặng cho dịch vụ công, tình hình tội phạm và người nghèo thành thị ngày càng gia tăng 3 Trong nhiều năm qua, quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát chặt chẽ và không được quy hoạch hợp lý đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái Chính quyền đô thị cần tìm kiếm cách tiếp cận để giải quyết những vấn đề đó chứ không phải tìm các biện pháp ngăn chặn luồng di cư vào đô thị Một trong những biện pháp hạn chế được luồng di cư vào đô thị là chiến lược xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách nông thôn, đô thị 1 Viết bài văn ngắn theo 4 chủ đề sau: Chủ đề 1: Viết về cảm nhận của anh/ chị về Hà Nội Hà Nội không có quá nhiều điểm du lịch mới mẻ, hấp dẫn giới trẻ nhưng chắc chắn sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho những trải nghiệm và cảm nhận hoàn hảo Địa điểm du lịch Hà Nội sở hữu những nét độc đáo, riêng biệt và có chiều sâu Tôi cảm thấy rất ấn tượng bởi khu phố đi bộ quanh Hồ Gươm, vì đây là nơi vui chơi, một không gian vừa truyền thống lại có phần hiện đại Tôi thấy khu phố, có không gian trong lành, không khói bụi, không có xe máy bởi dòng người thảnh thơi tản bộ trên những cung đường mà chỉ vừa vài phút trước xe cộ còn đang chen chúc Tôi được nhìn thấy những trò chơi dân gian như nhảy dây, kéo co,của Việt Nam mà đến bây giờ vẫn còn được lưu dự Bạn bè tôi nói những nét văn hoá truyền thống đang được Hà Nội bảo tồn, cho các thế hệ sau này, và là nơi quảng bá văn hóa du lịch Hà Nội Tôi yêu thích Ẩm thực Hà Nội, bởi không ở đâu ẩm thực lại phong phú đến vậy Tôi biết Hà Nội đã nổi bật với vô số cái tên như bún chả, bún đậu mắm tôm, phở bò, chả cá Lã Vọng, bún thang, bánh cuốn,… đến những món ăn mang đặc trưng của mỗi mùa từ cốm, sấu chín,… Cảm nhận của tôi về Hà Nội, là Hà Nội rất cổ kính ghi dấu thời gian hằn trên những mảnh ghép kiến trúc Cầu Long Biên là một chiếc cầu đã có từ thời xa xưa đến nay, Hoàng Thành Thăng Long, Nhà hát lớn, nhà tù 4 Hoả Lò,… tất cả đều còn nguyên vẹn được nhà nước Việt Nam tại điểm du lịch Hà Nội đây thực sự là điều tuyệt vời Và tôi cảm thấy sự lẽ náo nhiệt về đêm nhộn nhịp ở Hà Nội khi đi trên Phố bia Tạ Hiện, phố trà chanh nhà thờ Hà Nội về đêm, khi bóng tối lan dần, phủ lên cảnh vật Tôi cảm thấy Hà Nội nhộn nhịp, Hà Nội xáo động trong nhịp sống gấp gáp nhưng không phải vì thế mà thiếu vắng nét bình yên Những góc phố nhỏ, những con đường sáng sớm xao xác, thưa thớt người qua lại, đâu đó chỉ có vài gánh hàng rong, đôi ba dáng người tần tảo Mỗi địa điểm du lịch Hà Nội đều có đằng sau những câu chuyện, những mảnh ghép lịch sử lâu đời Chủ đề 2: Viết về du lịch và tiềm năng du lịch của quốc gia Lào Lào còn được gọi là “đất nước Triệu Voi” hay Vạn Tượng Du lịch Lào được chia làm 7 vùng chính: Vientiane, Xiengkhoang, Luang Phabang, Thakhek, Savanakhet, Pakse và Champasak Đặc biệt Vientiane (Viêng Chăn) còn được gọi là “xứ chùa” Tổng cộng Lào có 1.400 ngôi chùa Vientiane nằm thoai thoải ven sông Mêkông Bên kia bờ là tỉnh NongKhai (Thái Lan) Khúc sông này, năm 1994 chính phủ Úc đã tài trợ xây chiếc Cầu Hữu Nghị Lào-Thái(Lao-Thai Friendship Bridge) dài 1240m Chính nhờ chiếc cầu này mà đã ra mở ra hướng phát triển mới cho du lịch 2 nước, kết nối hành lang Đông – Tây và mở ra sự phát triển cho ngành du lịch của cả 3 nước Đông Dương Bờ sông Vientiane chưa được khai thác đúng mức, chủ yếu mới ở mặt hàng ăn, quán cóc Quán cóc ven bờ sông Vientiane rất đa dạng về thực phẩm, với nhiều món ăn ngon và lạ miệng Vang Vieng, Luang Prabang, Pha That Luang… là những thắng cảnh không thể bỏ qua khi du lịch tới Lào Ẩm thực Lào còn nổi tiếng là phong phú và đa dạng Ai đã một lần đến Lào chắc đã từng thưởng thức món nướng đặc trưng nơi đây hay những món lẩu cá chua, lạp, món ăn từ côn trùng… 5 Giống như người Camphuchia và Thái Lan, người Lào cũng rất thích các món ăn được chế biến từ côn trùng Từ dế cơm, trứng kiến, đến con cà cuống, nhện trong các món chiên, xào, dồn đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon Cà cuống – một côn trùng có ích sống nhiều ở các đồng ruộng Campuchia được người Lào nhập về với giá rất đắt là côn trùng được ưa chuộng nhất với hương vị thơm cay Các món ăn từ côn trùng rất giàu đạm, được người Lào chế biến đa dạng, hấp dẫn và lạ mắt cũng giống như chính mùi vị của nó vậy Với những điều kiện thiên nhiên ban tặng cho Lào rất nhiều danh lam thắng cảnh, những ngôi chùa cổ kính, văn hóa, ẩm thực của Lào đa dạng Thì đây chính là những tiềm năng quan trọng của phát triển du lịch Thu hút các khách du lịch trong và ngoài nước tới Lào Vai trò quan trọng của du lịch trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương Vì vậy Lào cũng đang tăng cường giao lưu văn hóa và sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam, Campuchia, phấn đấu vì hòa bình, hữu nghị ở khu vực và trên toàn thế giới; tăng cường hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong phát triển du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá; khuyến khích giao lưu thanh niên và hợp tác giữa các thành phố của Việt Nam, Campuchia Chủ đề 3: Tầm quan trọng của sông MeKong trong cuộc sống và sự phát triển của người dân Lào Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng nơi sông bắt nguồn thuộc tỉnh Thanh Hải, chảy qua Vân Nam Trung Quốc, qua các nước Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam Ngành đánh bắt thủy sản trên sông đã mang lại thức ăn cho hàng chục triệu người, trong khi nước sông được sử dụng để tưới cho những cánh đồng ở hai đất nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới Dù các phương thức vận tải đang chuyển 6 lên đất liền, nhưng sông Mekong vẫn là một tuyến đường thương mại quan trọng của khu vực Tầm quan trọng của Mekong đối với an ninh lương thực và phát triển kinh tế khu vực lớn như vậy cũng đồng nghĩa với việc bất kỳ sự thay đổi nào về dòng chảy của nó đều có thể là mối nguy hiểm cho sinh kế của những người sống dọc con sông Vấn đề thủy điện ở lưu vực sông Mê Kông đang được các quốc gia có dòng chảy của sông đi qua quan tâm đắc biệt là vấn đề thủy điện Thủy diện ở lưu vực sông Mê Kông bao gồm toàn bộ tiềm năng thủy điện tại lưu vực thượng lưu và hạ lưu sông Mê Kong Các ước tính tiềm năng thủy điện lưu vực hạ lưu sông Mê Kông (tức ngoại trừ Trung Quốc) là 30.000 MW, trong khi của lưu vực thượng lưu sông Mê Kông là 28.930 MW Tại hạ lưu sông Mê Kông, hơn 3.235 MW đã được thực hiện thông qua các cơ sở xây dựng chủ yếu trên mười năm qua, trong khi các dự án đang được xây dựng sẽ đạt thêm 3.209 MW Thêm 134 dự án được lên kế hoạch cho hạ lưu sông Mê Kông để tận dụng hết khả năng phát thủy điện của con sông Tác động quan trọng nhất đến việc sử dụng và quản lý nước trên khu vực Mê Kông hiện nay cũng như tương lai là thủy điện Hiện nay, Lào có 5 dự án thủy điện gồm Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng, Pak Lay và Luang Prabang trên dòng chính sông Mekong Hiện tại, Lào đã xuất khẩu được gần 7.000 MW điện, trong đó gần 6.000 MW đưa sang Thái Lan, 570 MW cho Việt Nam, 320 MW cho Campuchia và 10 MW cho Myanmar Việc phát triển thủy điện đã giúp cho Lào ngày càng phát triển đất nước Và Lào đang chuẩn bị xây thêm thủy điện thứ 6 của lưu vực sông Mê Kông tuy nhiên gây rất nhiều tranh cãi Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng có tiềm năng rất lớn về bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện khả năng kinh tế và tăng cường sự công bằng xã hội Ngoài ra, thu nhập nhờ bán điện của Lào cũng góp phần xoá đói giảm nghèo cho những người dân, và cộng đồng dân cư nói chung 7 Chủ đề 4: Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đã tác động đến quốc gia Lào như thế nào? Lào đã gắn kết quá trình đô thị hóa với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng Hệ thống đô thị Lào đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, tỷ lệ đô thị hóa Lào là 40% Khu vực đô thị đã chiếm tỷ lệ 70% chi phối trong tổng GDP, mang lại nhiều giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ và có tác dụng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng và trong cả nước Toàn cầu hóa đem lại cơ hội cho Lào phát triển, sự tăng trưởng mạnh về kinh tế Lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện để phát triển từ đó đẩy mạnh quá trình xã hội hóa Toàn cầu hóa đã giúp Lào mở ra cơ hội giao lưu, học tập và tiếp thu những thành tựu khoa học, kĩ thuật tiên tiến, có thêm thị trường, được sự hỗ trợ của các tổ chức, liên minh đã tham gia như Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Hoa Kỳ… Dưới tác động của toàn cầu hóa, cơ cấu kinh tế sẽ có sự chuyển dịch nhất định Đi kèm với nó là những cải cách thiết thực và hiệu quả để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực Lào đang từng bước xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, Trung Quốc Tuy nhiên, quá trình hôi nhập, toàn cầu hóa ở Lào cũng đang dẫn đến tình trạng phân hóa giàu – nghèo ngày càng sâu sắc hơn trong xã hội Những bất công xảy ra nhiều hơn dưới sự chi phối của đồng tiền Sự cạnh tranh kinh tế với các nước lớn phát triển đòi hỏi Lào phải biết nắm bắt thời cơ, tận dụng tối đa nguồn lực nếu không sẽ bị bỏ xa, khó lòng theo kịp Toàn cầu hóa tác động đến Lào nên vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại là cực kỳ cần thiết trong giai đoạn hiện nay 8 9

Ngày đăng: 07/03/2024, 15:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan