Tiểu luận môn tiếng việt nâng cao (7)

21 0 0
Tiểu luận môn tiếng việt nâng cao (7)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO ( PHẦN NÓI ) Đề tài: VIẾT BÀI VĂN KỸ NĂNG NÓI 5 BÀI MỤC LỤC I TIỂU LUẬN PHẦN NÓI 1 1 Nét văn hóa đặc sắc chay của người Lào 1 2 Sự tiếp thu văn hóa ẩm thực của Thái Lan vào văn hóa Lào 2 3 Sự biến đổi môi trường ở đất nước/ quê hương (tỉnh, thị trấn, làng, xã , thôn) anh/ chị đang diễn ra như thế nào? .3 4 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang học ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam 4 5 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn 5 I TIỂU LUẬN PHẦN NÓI 1 Nét văn hóa đặc sắc chay của người Lào Việt Nam và Lào là đất nước sát nhau và có quan hệ tình cảm gắn kết qua nhiều thế kỷ Có những điểm tương đồng song cũng có nhiều khác biệt trong phong tục, tập quán của hai đất nước Và người Lào chúng tôi có rất nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử Những phong tục, tập quán ấy trở thành “hít bản không mường” (lệ làng) và được mọi người tự giác thực hiện Thành viên nào làm trái lệ làng sẽ bị phạt bằng những hình thức khác nhau do các già làng và tập thể mường quyết định Và nét đặc sắc trong đám ma của người Lào rất khác người Việt Nam, được thể hiện như sau: Trong gia đình người Lào, khi có người chết thì những người thân dù đau thương nhưng không khóc lóc thảm thiết mà nén lòng chịu đựng Người chết là ông bà, cha mẹ thì con cháu dùng nước dừa non để rửa mặt, dùng giấy in dấu chân tay để thờ cúng Thi hài được vẩy nước thơm và được người thân lấy đồng tiền được mài sáng cho vào miệng, lấy chỉ trắng buộc một vòng vào cổ, hai tay và hai chân Dù hoả táng hay chôn thì thi hài của người chết cũng được đặt vào quan tài Chọn vị trí chôn cất hay hoả táng trong bãi tha ma, người Lào thường dùng nắm xôi hay quả trứng tung lên Nếu quả trứng hay nắm xôi rơi ở đâu thì chôn hay hoả táng ở vị trí đó Nếu hoả táng thì ba ngày sau, người thân mời bà con và các vị sư ra nhặt xương, đem bỏ vào hũ sành, đưa về đặt ở các tháp trong chùa để tiện thờ cúng Tục thiêu xác chỉ thực hiện đối với người đứng đầu bản (chầu bản) Các trường hợp khác đều thổ táng Lễ thiêu xác chầu bản do chẩu hua (ông sư) chủ trì với các nghi thức Phật giáo đã được hoà nhập và cải biến hợp với truyền thống tộc người Lào 1 2 Sự tiếp thu văn hóa ẩm thực của Thái Lan vào văn hóa Lào Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái Lan: cay, chua và ngọt Tuy nhiên Lào, ẩm thực lại mang những phong cách đặc trưng rất riêng Một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Thái Lan và Lào dễ nhìn thấy đó là ăn cay Đặc biệt là ớt là gia vị không thể thiếu trong các món ăn nơi đây, chúng được coi như là linh hồn của các món ăn Mặc dù ớt là loại nguyên liệu không được coi là nguyên liệu đầu tiên ở quốc gia này, chính được đem về bởi các đất nước Tây Ban Nhà và Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVI, XVII qua các con đường giao thương của thương nhân Món ăn của Thái Lan và Lào đều có sự 3 vị cay, chua và ngọt Món ăn nơi đây thể hiện sự đa dạng của nguyên liệu được trình bày trong món ăn Chính vị cay này cũng là một nét văn hóa vì phần đông người Lào sử dụng nguồn lao động chân tay, vị cay gây kích kích, tạo món ăn ngon, giúp người lao động ăn được nhiều, tăng sức lao động Ở mỗi vùng cũng có các món ăn đặc trưng, có các tên gọi khác nhau và được chế biến theo đặc trưng của từng vùng, nhưng không thể không có vị cay của ớt…Một món ăn tiêu biểu của người Lào là sự pha trộn giữa cay và ngọt, được trung hòa thêm thảo mộc Người Lào học tập người Thái trong cách ăn đồ nướng: Họ cho rằng tất cả mọi loại thức ăn đều có thể nướng được Những món ăn được phổ biến nhiều nhất trên đường phố là các món nướng, đây là nơi đáng để trải nghiệm cho các du khách nước ngoài vào đêm khuya Chính vì vậy, lò nướng đã trở thành dụng cụ không thể thiếu trong mỗi bếp người Lào Người Lào cũng tiếp thu được trình bày như một bữa tiệc của người Thái: Du khách đến Lào sẽ thấy ngạc nhiên khi thưởng thức một bữa cơm bình dân nơi đây, sẽ thấy sự đa dạng trong ẩm thực của Lào: có tới hàng chục món ăn kèm và chúng được bày biện cầu kỳ như một bữa tiệt trang trọng Một bữa ăn bình dân bên ngoài khá là mất thời gian, chúng có thể kéo dài từ 1 – 2 tiếng đồng hồ cho việc chuẩn bị và thưởng thức Chia sẻ bữa ăn với nhau đã trở thành 2 một nét văn hóa lâu đời ở đây, góp phần kết nối mọi người Chính vì vậy hình ảnh người Lào ăn một mình là rất hiếm gặp Sự giao lưu tiếp biến văn hóa ẩm thực Thái Lan vào quốc Gia Lào đã tạo nên sự vận động văn hóa ẩm thực của quốc gia Và điều đó làm nên sự đa dạng, mang đậm phong cách riêng biệt của người Lào cho đến tận bây giờ 3 Sự biến đổi môi trường ở đất nước/ quê hương (tỉnh, thị trấn, làng, xã , thôn) anh/ chị đang diễn ra như thế nào? Trong 10 năm trở lại đây, nạn khai thác gỗ, phá rừng bừa bãi và săn bắt động vật hoang dã kiểu tận diệt của người dân địa phương tại Lào đã trở thành vấn nạn đáng lo ngại, đe dọa các quần thể động vật rừng, thủy sản trước nguy cơ tuyệt chủng Khiến cho đất đai dễ gây sạt nở Để khắc phụ tình trạng đó năm 2005, Chính phủ Lào đã ban hành chương trình hành động gồm 3 biện pháp nhằm đạt mục tiêu rừng bao phủ đạt 70% diện tích cả nước vào năm 2020, trong đó bao gồm việc phục hồi 6 triệu ha diện tích rừng suy thoái, thực hiện trồng 500 nghìn ha cây công nghiệp và ngăn chặn nạn chặt phá rừng trái phép Tuy nhiên, mục tiêu này đã đã không đạt được do Lào đối mặt với nhiều khó khăn Tháng 6/2021, Bộ Nông Lâm nghiệp phấn đấu đẩy mạnh hoạt động trồng mới 200.000 ha rừng, bao gồm 160.000 ha cây sản xuất, 40.000 ha cây phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ môi trường, bên cạnh mục tiêu phục hồi 1.8 triệu ha rừng trên phạm vi cả nước Theo Bộ trưởng Phet Phomphiphak, kỷ niệm 41 năm ngày Trồng cây Quốc gia là dịp quan trọng để thúc đẩy tinh thần trồng rừng trên cả nước nhằm phát triển, bảo về và sử dụng bền vững rừng trong tương lai Hiện tại, độ bao phủ rừng của Lào là 62% Về công tác bảo vệ rừng, Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt ngành gỗ và cấm xuất khẩu gỗ thô đã có hiệu lực kể từ 13/5/2016 Tiếp đó, Chính phủ Lào cũng đã cắt bỏ hoàn toàn hạn ngạch khai thác gỗ 200 nghìn Ha/năm Đến nay, chính quyền chỉ cho phép chặt cây trong các đợt tận thu lâm sản để nhường mặt bằng cho các dự án phát triển 3 Và 5 năm đã qua, chính phủ Lào đã ban hành và thực hiện nghiêm ngặt Chỉ thị 15 về tăng cường quản lý việc khai thác và kinh doanh gỗ, qua đó đạt được một thành quả tương đối; tập trung phục hồi diện tích rừng suy thoái và khuyến khích việc trồng rừng; nâng cấp một số khu bảo tồn tự nhiên lên thành vườn quốc gia, bao gồm Vườn quốc gia Nam Et-Phouleuy ở tỉnh Huaphan, Vườn quốc gia Nakai-Nam Theun và Hin Namno ở tỉnh Khammuan; chú trọng theo dõi, kiểm tra chất lượng nguồn nước ở 10 khu vực ưu tiên, thiết lập trạm quan trắc ở 312 điểm, cải tạo và nâng cấp trung tâm theo dõi địa chấn sẵn có cũng như xây dựng mới thêm hàng chục trung tâm khác Người đứng đầu chính phủ Lào báo cáo Quốc hội rằng các công tác quản lý và bảo vệ môi trường cũng được thực hiện và cho kết quả tương đối Vấn đề về môi trường sinh thái tại Lào đang được Đảng và Nhà nước quan tâm để hướng đến phát triển bền vững, để hạn chế thiên tai lũ lụt, ảnh hưởng đến bà con 4 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang học ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam Tôi là một giáo viên dạy trung học phổ thông tại Lào Tôi đã có gia đình nhỏ của mình Công việc chính của tôi là giảng dạy Và để cho trình độ của mình ngày tốt hơn, tôi đã được sự đồng ý, đề cử của cán bộ lãnh đạo sang Việt Nam học tập Các cán bộ người Lào đi học như chúng tôi đều mong muốn đất nước thoát khỏi nhóm các nước kém phát triển Hiện nay Lào đã đạt được nhiều chỉ số về tổng thu nhập trên đầu người mặc dù chỉ số tài sản con người vẫn còn nhiều thách thức phát triển phải đối mặt như chỉ số tổn thương của kinh tế và môi trường, bao gồm cả những tác động tiêu cực do dịch Covid-19 gây ra Để đạt được mục tiêu phát triển đất nước, Chính phủ Lào đang đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ nhà nước sang Việt Nam học tập và hợp tác với các đối tác phát triển để đảm bảo Lào có thể thoát ra khỏi nhóm các nước kém phát triển nhất vào năm 2026 4 Tôi cảm thấy mình rất vinh dự khi có điều kiện, có được sự tài trợ của chính phủ khi sang học tập và sinh sống 1 thời gian tại Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam Tiếng Lào là một ngôn ngữ thuộc Ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai- Kadai Tiếng Lào chịu những ảnh hưởng của tiếng Phạn Tiếng Lào cũng là ngôn ngữ truyền thống của hoàng gia Lào, truyền đạt tư tưởng Ấn Độ giáo và Phật giáo Để bắt đầu với ngôi trường mới ở Việt Nam, chúng tôi được học tiếng việt Tiếng Việt là một ngôn ngữ rất hay nhưng tôi thấy rất khó Tôi được học tiếng việt tại trường hữu nghĩ T78, nơi có các thầy cô rất nhiệt tình dạy chúng tôi phát âm, dạy bản chữ cái, dạy cách nói trong giao tiếp hàng ngày Dù tôi chưa nói được thành thạo tiếng Việt nhưng tôi có thể hiểu những điều các bạn nói đến 60 – 70% Nhiều lúc làm bài luận tôi thực sự thấy rất khó để tìm tài liệu, nhưng may mắn nhờ sự giúp đỡ của sinh viên người Việt Nam đã rất tận tình giúp đỡ chúng tôi Tôi cảm thấy cách dạy học của người Việt Nam rất thân thiện, phương pháp giảng dạy cũng rất mới, đặc biệt là việc áp dụng mô hình học trực tuyến Thầy cô giảng dạy kết hợp với trình chiếu, ngoài việc cung cấp kiến thức trên lớp còn cho sinh viên thêm tài liệu để tìm hiểu Tôi xin được cảm ơn các thầy cô giáo tại Học viện vì đã cho chúng tôi thêm kiến thức Văn hóa ẩm thực của người Việt Nam cũng khác so với người Lào Người Lào của chúng tôi ăn rất cay, còn người Việt Nam món ăn rất thanh nhẹ điển hình là món Phở của người Việt Tôi rất thích, khi được đi học tôi đã được khám phá nhiều địa danh nổi tiếng ở Hà Nội, như Hồ Gươm, Lăng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà hát lớn của Hà Nội… đây đều là những nơi tôi đã từng đặt chân đến Tôi cảm thấy yêu quý Hà Nội và Hà Nội của các bạn rất phát triển 5 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn Quá trình đô thị hóa tại Lào được thể hiện rõ ràng nhất tại thủ đô Vientiane Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực của Lào Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực Nông-Lâm nghiệp của Vientiane trong giai đoạn 5 5 năm qua đạt mức bình quân 4.21%, công nghiệp tăng 11.75%, dịch vụ tăng 8.21%, bình quân sản phẩm địa phương trên đầu người đạt 6.213 USD, thấp hơn so với mục tiêu 6.500 USD Vientiane cũng ghi nhận khả năng thu ngân sách hơn 6.4 nghìn tỷ Kip, vượt chỉ tiêu 5 năm, trong khi chi ngân sách ở mức 3.276 tỷ Kip, thanh toán nợ của cùng giai đoạn trước được hơn 615 tỷ Kip, tương đương 43.81% Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Vientiane đạt 3.55 tỷ USD, tăng 46.8% so với chỉ tiêu, trong khi nhập khẩu ở mức 8.95 tỷ USD, thấp hơn 26.11% so với mục tiêu Sản lượng lúa gạo đạt 1.5 triệu tấn, đạt 84.38% chỉ tiêu Toàn thành phố có tổng cộng 67 trang trại bò thương phẩm, đàn chăn nuôi 18.650 con, tăng 55.42% so với kế hoạch Trong giai đoạn 5 năm, Vientiane cũng đưa khả năng tiếp cận lưới điện của người dân trên toàn địa bàn lên 100%, đạt năng suất 324.000 m3 nước sạch/ngày, tăng 1.25% so với chỉ tiêu Ngoài ra, Vientiane cũng xây mới hơn 365km đường giao thông, đạt 75.92% mục tiêu ban đầu Các chỉ tiêu không đạt được của Vientiane xuất phát từ hạn chế ngân sách, nhà thầu dự án thiếu vốn, vướng mắc trong đàm phán giải phóng mặt bằng Thành phố cũng phê duyệt và cấp mới cho 60.343 lô đất, ít hơn mục tiêu là 100 nghìn lô Tuy nhiên, nguyên nhân khiến Vientiane không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng xuất phát từ các đợt thiên tai nghiêm trọng trong năm 2018, khi lũ lụt gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành nông nghiệp Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 trong năm 2020 cũng khiến nhiều thành phần kinh tế chịu thiệt hại Trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, chính quyền Vientiane cho biết sẽ tập trung quản lý hiệu quả các dự án đầu tư cả công và tư, hiện thực hóa chính sách bảo vệ môi trường, thúc đẩy sản lượng hàng hóa và các mục tiêu trọng tâm khác Trong năm năm tới, Thủ đô Vientiane đặt mục tiêu tăng trưởng 7-8% và đạt chất lượng cũng như tính bền vững để xứng tầm với vị thế trung tâm đất nước Vientiane cũng đặt mục tiêu tăng cường huy động các nguồn vốn cho việc phát triển hạ tầng công cộng cần thiết, hỗ trợ các địa phương tự chủ động trong quản lý, tăng độ thuận lợi cho môi trường đầu tư và thương mại cũng như đảm 6 bảo thực thi các quy định pháp lý có liên quan nhằm thu hút thêm nguồn đầu tư mới có chất lượng Bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì Lào cũng phải đối mặt với những hiện tượng tiêu cực: Đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề như nghèo đói lạc hậu, mù chữ; tệ nạn như trộm cắp, ô nhiễm môi trường, phân chia giàu nghèo 7 TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO PHẦN 2 ( PHẦN VIẾT ) Đề tài: TÓM TẮT 4 BÀI ĐỌC VÀ VIẾT 4 BÀI VĂN THEO 4 CHỦ ĐỀ MỤC LỤC II CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT 1 Bài 1: HỘI NHẬP VĂN HÓA: LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM 1 Bài 2: LOÀI NGƯỜI TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VẺ MÔI TRƯỜNG 1 Bài 3: TOÁN CẦU HÓA LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU 2 Bài 4: DI DÂN TỪ NÔNG THÔN VÀO ĐÔ THỊ - HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 3 Chủ đề 1: Viết về cảm nhận của anh/ chị về Hà Nội 4 Chủ đề 2: Viết về du lịch và tiềm năng du lịch của quốc gia Lào 5 Chủ đề 3: Tầm quan trọng của sông MeKong trong cuộc sống và sự phát triển của người dân Lào 6 Chủ đề 4: Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đã tác động đến quốc gia Lào như thế nào? .8 II CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT Bài 1: HỘI NHẬP VĂN HÓA: LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM Văn hóa không chỉ bao gồm những hoạt động văn hóa nghệ thuật mà còn bao gồm những tri thức, hệ giá trị và phong cách sống của một cộng, đồng dân cư hay một dân tộc Theo dòng chảy thời gian, hội nhập quốc tế về văn hóa xuất phát từ sự giao lưu văn hóa mà lợi ích là làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đây phát triển của mỗi nền văn hóa nói riêng và của cả xã hội nói chung Mục tiêu hội nhập quốc tế về văn hóa bao gồm hai quá trình song song: Thứ nhất, tham gia sâu rộng vào các cơ chế hợp tác đa phương và tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa; tiến hành quảng bá, giới thiệu cái hay, cái đẹp, cái đặc biệt của nền văn hóa dân tộc; Thứ hai, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, bao gồm cả những tri thức về khoa học, những ý tưởng về văn hóa và giáo dụ, những kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển, từ đó góp phần phát triển đất nước Có thể nói hội nhập quốc tế về văn hóa liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân, và gắn liền với các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế Hội nhập quốc tế về văn hóa cần phải lấy con người làm trung tâm, do toàn dân thực hiện, phục vụ lợi ích của nhân dân và góp phần xây dựng con người có văn hóa Bài 2: LOÀI NGƯỜI TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VẺ MÔI TRƯỜNG Trong bản báo cáo “Môi trường toàn cầu : Vì sự phát triển (GEO-4)”, Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết các nguy cơ chính đe doạ hành tinh chúng ta như biến đổi khí hậu, tốc độ tuyệt chủng của các loài và thách thức của việc cung cấp lương thực cho số dân cư đang ngày càng tăng chỉ 1 là một số trong muôn vàn những vấn đề còn tồn tại, khiến loài người phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới Trong vòng 20 năm qua, cộng đồng thế giới đã cắt giảm 95% lượng chất hoá học gây thủng tầng ô zôn, đưa ra hiệp ước về cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính cùng với sáng kiến mua bán khí thải và thị trường mua bán khí thải; tăng diện tích đất liền được bảo vệ lên đến gần 12% diện tích Trái Đất Theo các nhà nghiên cứu, nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì cuộc sống của con người vượt quá mức có sẵn hiện nay, nhu cầu môi trường của con người là 21,9 héc ta/người trong khi năng lực sinh thái của Trái Đất chỉ có thể cung cấp trung bình 15,7 ha/người Thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng không chỉ bao gồm biến đổi khí hậu, tỉ lệ tuyệt chủng và nghèo đói mà gồm cả những vấn đề do tăng dân số, tăng nhu cầu tiêu dùng của người giàu và sự tuyệt vọng của người nghèo gây ra Tương lai chung của chúng ta phụ thuộc vào hành động của chúng ta ngày hôm nay, chứ không phải là ngày mai hay một lúc nào đó trong tương lai Bài 3: TOÁN CẦU HÓA LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ, mà trái lại, đã xuất hiện ở thế kỷ XV và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX Một số học giả gọi toàn cầu hóa hiện nay là toàn câu hóa tư bản chủ Bởi lẽ quá trình đó chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nước tư bản chủ, đặc biệt là các nước tư bản lớn Thông qua quá trình toàn cầu hóa, các nước phát triển phương Tây muốn bắt phần còn lại của thế giới không chỉ khuất phục về kinh tế, chính trị và quân sự, mà còn muốn hạn chế tối đa nét đặc thù của văn hóa phi phương Tây, bởi theo họ, các nền văn hóa này không phù hợp, thậm chí còn xung đột với văn hóa và văn minh phương Tây Báo cáo phát triển 2 người của UNDP năm 1999 đã phác họa một bức tranh khá không bình đẳng giữa các nước, cũng như giữa những tầng lớp người khác nhau Toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ Xét một cách đại thể, các nước phát triển hơn về kinh tế, giàu có hơn sẽ được chia sẻ cơ hội nhiều hơn các nước nghèo Điều đó cũng có nghĩa là, toàn cầu hóa sẽ đem lại cho các nước nghèo, đang phát triển nhiều thách thức hơn so với cơ hội Toàn cầu hóa đang làm cho chúng ta xích lại gần nhau hơn theo nghĩa tất cả chúng ta đều phải chịu ảnh hưởng từ những hành động của nhau, chứ không phải theo nghĩa tất cả chúng ta đều sử dụng những lợi thế của nó và cùng nhau chia sẻ gánh nặng Bài 4: DI DÂN TỪ NÔNG THÔN VÀO ĐÔ THỊ - HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Đô thị hóa là một quá trình tất yếu Chính quyền các đô thị phải bắt kịp được sự phát triển của các thành phố, tạo điều kiện để sự phát triển được thực hiện trong tầm kiểm soát Việc tăng dân số thành thị và sự tập trung dân số thành thị, dẫn đến những siêu thành phố sẽ xuất hiện, gây tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, tăng gánh nặng cho dịch vụ công, tình hình tội phạm và người nghèo thành thị ngày càng gia tăng Trong nhiều năm qua, quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát chặt chẽ và không được quy hoạch hợp lý đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái Chính quyền đô thị cần tìm kiếm cách tiếp cận để giải quyết những vấn đề đó chứ không phải tìm các biện pháp ngăn chặn luồng di cư vào đô thị Một trong những biện pháp hạn chế được luồng di cư vào đô thị là chiến lược xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách nông thôn, đô thị 3 1 Viết bài văn ngắn theo 4 chủ đề sau: Chủ đề 1: Viết về cảm nhận của anh/ chị về Hà Nội Hà Nội đẹp không chỉ trong mắt người Việt Nam, mà cả trong cảm nhận của khách du lịch và bạn bè người Lào Và giờ thì tôi đã hiểu câu nói của bạn bè người Việt là Hà Nội là một trong những địa danh đáng đến nhất hành tinh Tôi cảm thấy Hà Nội có sự nhộn nhịp của cuộc sống, sự đa dạng trong ẩm thực cùng bề dày văn hóa, lịch sử và sự thân thiện của người dân Hà Nội rất nhiều tuyến phố, khu vực phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm tôi thấy rất thu hút du khách quốc tế Tại đây, tôi được có cơ hội chiêm ngưỡng hoặc tham gia vào các trò chơi dân gian của người dân bản địa như nhảy dây, kéo co Và người dân ở đây luôn chào đón bạn bằng sự vui vẻ, nhiệt tình đối với người Lào Những gánh hàng rong trên đường phố Hà Nội là nét giản dị mộc mạc giữa một đô thị phồn hoa, là điều thân thuộc, như nét đẹp riêng của một nền văn hóa Hà thành mà tôi nhìn thấy Cho dù các trung tâm thương mại mọc lên càng nhiều, siêu thị sầm uất hay cửa hàng tiện lợi xuất hiện nhưng người ta vẫn ưa thích những món hàng ở gánh rong như một thói quen Tôi có tìm hiểu về Hà Nội, và được biết Hà Nội có nền văn hóa đầy bản sắc Hà Nội có những khu Phố cổ sôi động, náo nhiệt, tấp nập người mua, kẻ bán xen lẫn tiếng xe cộ, tiếng trò chuyện rôm rả, tất cả tạo nên một nhịp điệu cuộc sống rất riêng cho thành phố Hà Nội có những cửa hàng nơi những nghệ nhân làm đồ truyền thống sinh sống và làm việc, là những người giữ gìn và bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa của Hà Nội Hà Nội có những công trình kiến trúc Pháp tuyệt đẹp, Phủ Chủ tịch, nhà hát lớn Hà Nội, cầu Long Biên… là những công trình tiêu biểu, là những điểm đến mang tính lịch sử 4 Ẩm thực Hà Nội là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều hương vị chua, cay, mặn, ngọt và thể hiện hoàn chỉnh hình ảnh của một Hà Nội sôi động xen lẫn trầm mặc, cuốn hút và hấp dẫn Và món ăn tôi thích ở Hà Nội là món Phở Đồ ăn ở Việt Nam không cay như của Lào, nên tôi cảm nhận các món ăn rất vừa phải Hà Nội cũng gây được ấn tượng với tôi bởi hình ảnh của những khách sạn Hà Nội mới, các cửa hàng đồ hiệu, nhà hàng sang trọng nằm ở những con phố trung tâm Tôi thực sự thấy Hà Nội đẹp và phát triển Chủ đề 2: Viết về du lịch và tiềm năng du lịch của quốc gia Lào Với nhiều địa điểm nổi tiếng như hang Pha Tok, Phonsavan, Vientiane, Khu bảo tồn thiên nhiên Bokeo… Lào được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế Đầu tiên phải kể đến là Thủ đô Vientiane của Lào đã từng một thời là thuộc địa của Pháp Vì thế khác du lịch có thể dễ dàng bắt gặp những ảnh hưởng của người Pháp trên đường phố ở đây Điểm đến hấp dẫn nhất ở đây đó là Phù đồ Pha That Luang – một kiến trúc Phật giáo có niên đại từ năm 1586 – cao đến 49 mét và được cho là lưu giữ những báu vật của nhà Phật Tượng đài Chiến thắng Patuxai hay còn gọi là Anou Savary là một trong những địa danh nổi tiếng nhất ở Viêng Chăn và được thiết kế giống với Khải Hoàn Môn ở Paris Patuxai được dựng và hoàn thành vào năm 1968 trên Đại lộ Lang Xang đối diện dinh tổng thống và được bao quanh bởi một công viên cùng tên Du lịch Lào đến thăm chùa Phra Keo, Vientiane, bạn sẽ như lạc vào một thế giới nghệ thuật, nơi được trang hoàng bởi các tác phẩm điêu khắc, chạm trổ đặc sắc và trưng bày những hiện vật quý hiếm được dát vàng, dát ngọc Wat Phra Keo không chỉ thờ tượng Phật mà còn được biết đến như một bảo tàng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật Đạo giáo của Lào (từ 5 đồng, đá và đất nung rất thanh tú, sắc sảo) Ở thủ đô Vientiane, Phra Keo là ngôi chùa quan trọng và nổi tiếng chỉ đứng sau Pha That Luang Không chỉ được biết đến là đất nước triệu voi, Lào còn chinh phục khách du lịch khắp thế giới bởi những lễ hội độc đáo, sự hiền hòa gần gũi của người dân và nền văn hóa ẩm thực rất độc đáo Ẩm thực Lào đối với các nước láng giềng như Thái Lan và Campuchia có nét tương đồng là đều rất thích các món ăn chế biến từ các loại côn trùng Người dân Lào có thể chế biến rất nhiều loại côn trùng thành các món chiên xào, nhồi đậu phộng, hấp cơm, ngâm giấm,… Món côn trùng mà người Lào đặc biệt yêu thích chính là cà cuống Đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực của người dân Lào chúng tôi là sự mộc mạc trong cách chế biến và nguyên liệu không đắt tiền, vì vậy, các món ăn gần như giữ được nguyên vẹn hương vị truyền thống của nó, gây ấn tượng cho du khách với trải nghiệm ẩm thực Lào rất chân thật Ngoài ra, cay cũng là vị yêu thích trong các món ăn hàng ngày của người Lào Lý do có thể được giải thích là đa phần người Lào làm các công việc khá vất vả, món cay vì thế sẽ giúp kích thích vị giác và làm tăng sức lao động Cùng với thiên nhiên, ẩm thực, môi trường trong lành, đất nước Lào của tôi đang có những tiềm năng mạnh về du lịch Nhiều năm trở lại đây, Đảng và chính Phủ Lào đang xây dựng các hiệp ước để cùng với các nước láng giếng hợp tác phát triển du lịch, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, tốc độ phát triển của Lào đã giảm sút nặng nệ Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc tạo công ăn việc làm cho người dân, người dân có thêm thu nhập, đất nước sẽ ngày càng giàu mạnh Chủ đề 3: Tầm quan trọng của sông MeKong trong cuộc sống và sự phát triển của người dân Lào 6 Đối với Lào, sông Mê Công có vai trò đặc biệt quan trọng Mê Công là con sông dài thứ 12 trên thế giới và lớn thứ 10 về tổng lượng dòng chảy (hàng năm đạt khoảng 475 tỉ m3, lưu lượng trung bình khoảng 15.000 m³/ s) Ngoài nguồn tài nguyên nước, lưu vực sông Mê Công có tính đa dạng sinh học rất cao, chỉ xếp sau lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ Dòng chảy sông Mê Công nuôi dưỡng nhiều vùng đất ngập nước đa dạng, đa chức năng trong lưu vực, duy trì các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và sinh thái đặc trưng Đất ngập nước có vai trò quan trọng là nguồn sống của người dân địa phương, tạo môi trường thuận lợi cho nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, sản xuất hàng hóa và phát triển du lịch Ngoài ra, các vùng đất ngập nước tự nhiên còn mang lại các lợi ích khác như giảm thiểu lũ, trữ nước và làm sạch môi trường Những cánh rừng rộng lớn trong lưu vực sông Mê Công là môi trường sinh sống cho hàng ngàn loài động, thực vật Các hệ sinh thái rừng ở lưu vực này rất phong phú với các khu rừng xanh, rừng trên núi, rừng cây rụng lá, cây bụi, cây lấy gỗ và rừng đước Rừng cung cấp vật liệu xây dựng và các sản phẩm ngoài gỗ là nguồn thu nhập quan trọng của người dân nông thôn và nguồn thị trường các sản phẩm động, thực vật như thức ăn, dược liệu và các loại khác Và sông Mekong có ý nghĩa quan trọng với Lào trong các hoạt động du lịch kinh tế: Lào chuẩn bị thực hiện quá trình tham vấn trước Uỷ hội sông Mekong (MRC) về cho thực hiện dự án thủy điện Sanakham có trị giá hơn 2 tỷ USD Công trình dự kiến bắt đầu khởi công xây dựng trong năm 2020, hoàn thành và vận hành liên tục từ năm 2028 với công suất 684 MW Điện sản xuất ra chủ yếu sẽ bán sang Thái Lan Ngoài Sanakham, hiện nay Lào có 5 dự án thủy điện gồm Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng, Pak Lay và Luang Prabang trên dòng chính sông Mekong Trong đó, 7 Xayaburi và Don Sahong đã đi vào hoạt động lần lượt từ tháng 10/2019 và tháng 1/2020 Theo nội dung báo của Công ty Fujiwara và Công ty Daoheuang tại Đại hội Đảng bộ lần thứ VII quận Chanthabouly, thủ đô Vientiane diễn ra mới đây về kế hoạch triển khai dự án “Phát triển du lịch ngắm cảnh hoàng hôn sông Mekong” trên cơ sở hợp đồng tô nhượng với Sở Kế hoạch và Đầu tư Vientiane vào năm 2011 Theo kế hoạch triển khai dự án, hai công ty sẽ đầu tư và hoạch định chiến lược phát triển một công viên công cộng (Công viên Chao Anouvong) ở bờ sông Mekong theo chủ trương chính sách xanh và bền vững mà chính quyền Vientiane ban hành, bao gồm việc kiến tạo thảm cỏ, trồng mới cây xanh và vườn hoa, nâng cấp hệ thống điện thành LED và bố trí đội ngũ quản lý và bảo trì cũng như tổ bảo vệ an ninh, trật tự, đảm bảo cho hoạt động buôn bán và tham quan chợ đêm được đi vào khuôn khổ và thu hút thêm du khách Sông Mekong đã đêm lại cho Lào rất nhiều lợi ích cả về tốc độ phát triển trưởng kinh tế ngày càng tăng, tạo công ăn việc làm cho người lao động nghèo, phát triển du lịch Chủ đề 4: Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đã tác động đến quốc gia Lào như thế nào? Nước CHDCND Lào đã và đang bước vào hội nhập kinh tế với những lợi thế và thách thức Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của Lào Quốc gia của chúng tôi khẳng định xuất khẩu là điều kiện tiên quyết để phát triển đất nước Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế thế giới Trong đó, cơ cấu kinh tế thế giới có bước chuyển dịch mạnh về chất: Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ dựa vào công nghệ cao và tri thức tăng mạnh Đây là cơ hội và tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển và hiện đại hóa xã hội loài người Nhờ quá trình hội nhập, toàn 8 cầu hóa Làocó điều kiện tiếp nhận các nguồn lực phát triển từ bên ngoài như vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ chuyển giao, kinh nghiệm tổ chức quản lý… khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên… thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế trong nước Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa thực chất đã giúp Lào mở rộng và phát triển thị trường toàn cầu Sự giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn, hàng rào quan thuế và phi quan thuế bị dỡ bỏ, nhờ đó trao đổi hàng hóa tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển của các nước Đảng và Nhà nước Lào đã chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là xuất khẩu hàng nông sản như ngô, cao su, sắn,… Việt Nam là một trong những nước có tỷ trọng nhập khẩu nông sản lớn nhất của Lào Quan hệ anh em láng giềng đã thúc đẩy quan hệ kinh tế của hai nước ngày càng phát triển Việt Nam là một thị trường truyền thống xuất khẩu nông sản của Lào, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, hứa hẹn những bước phát triển nâng tầm mới trong thời gian tới Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng đều trong những năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm 2017 Hai bên phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào cuối năm 2018 Sau khi hai bên đã ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Lào mới, tạo thêm điều kiện thuận lợi để hoàn thành mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương năm 2019 tăng 40% so với năm 2018 (Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê Lào giai đoạn 2017-2019) Dưới tác động của quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, những thành tựu của khoa học – công nghệ được chuyển giao nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi tạo điều kiện cho Lào đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học – công nghệ để phát triển 9

Ngày đăng: 07/03/2024, 15:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan