Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn...5... Về 01 nét văn hóa đặc sắc của đất nước Lào- Lễ buộc chỉ cổ tay Quốc gia Lào
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO
( PHẦN NÓI )
Đề tài:
VIẾT BÀI VĂN KỸ NĂNG NÓI 5 BÀI
Trang 2MỤC LỤC
I TIỂU LUẬN PHẦN NÓI
1 Về 01 nét văn hóa đặc sắc của đất nước Lào- Lễ buộc chỉ cổ tay 1
2 Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài vào văn hóa Lào 2
3 Sự biến đổi môi trường ở đất nước Lào 3
4 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang học ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam 4
5 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn 5
Trang 3I TIỂU LUẬN PHẦN NÓI
1 Về 01 nét văn hóa đặc sắc của đất nước Lào- Lễ buộc chỉ cổ tay
Quốc gia Lào là một quốc gia có lịch sử hình thành từ rất lâu, có văn hóa, phong tục tập quán, có ngôn ngữ và lối sống riêng của mình Và lễ buộc chỉ tay cũng là một trong những tín ngưỡng tôn giáo nổi tiếng tại Lào
Lễ buộc chỉ cổ tay theo phong tục tập quán dân tộc mình, người Lào gọi là
“Ba xri xù khuẳn” hoặc “Xù khuẳn ba xri” Đây là một tục lệ của dân tộc Lào được kế thừa, truyền lại từ thời xa xưa và là một tục lệ vô cùng có ý nghĩa đối với đời sống hằng ngày của nhân dân Lào trước đây và hiện nay
Lễ buộc chỉ cổ tay thường được người Lào tổ chức trong các dịp quan trọng, như: Bunpimay (Tết Lào), lễ cưới hỏi, ma chay, lễ tân gia… Lễ buộc chỉ tay của người Lào có nhiều ý nghĩa khác nhau, nếu được tổ chức vào dịp năm mới thì lễ buộc cổ chỉ tay để cầu may mắn cho bản thân và các thành viên trong gia đình; đối với đám cưới, lễ buộc chỉ cổ tay để chúc phúc cho cô dâu, chú rể; khi nhà có người ốm đau, gia đình tổ chức làm lễ để cầu sức khỏe cho người bị ốm; hay khi nhà có người mất thì họ hàng sẽ tổ chức lễ buộc chỉ cầu cho linh hồn được siêu thoát, con cháu được bình an
Lễ buộc chỉ cổ tay gồm 2 phần chính là nghi thức cúng và nghi thức buộc chỉ Theo phong tục, nghi lễ phải được tổ chức ở nơi trang trọng nhất trong nhà,
cơ quan Người chủ trì nghi lễ theo nguyên tắc là Mophon (thầy cúng), nhà sư, nhà sư đã hoàn tục hoặc các bậc cao niên có uy tín trong dòng tộc, dòng họ làm
lễ buộc chỉ cổ tay Để chuẩn bị mâm lễ cúng, quan trọng nhất là tháp chỉ, các sợi chỉ được buộc vào mâm cúng và đủ dài để người dự lễ có thể nắm được, xung quanh tháp chỉ có thể trang trí hoa, trên đỉnh có cắm một cây nến vàng; lễ vật cúng gồm trứng luộc, thịt lợn, nước, cơm nếp, bánh kẹo…
Chuẩn bị tiến hành lễ, tất cả những người tham dự sẽ ngồi xung quanh mâm cúng, khi tiến hành lễ, mỗi người tham dự sẽ dùng ngón cái của bàn tay trái kẹp một phần của sợi chỉ và truyền phần còn lại cho những người ngồi sau cứ thế
1
Trang 4kéo dài cho đến bao giờ hết sợi chỉ mới thôi Ðến giờ lành, thầy cúng sẽ châm cây nến vàng trên đỉnh của mâm lễ và bắt đầu bài khấn, mọi người ngồi xung quanh mâm cúng, tay trái cầm sợi chỉ, tay phải chạm nhẹ vào mâm, những người ngồi xa, không với tới mâm thì vẫn chắp tay trái trước ngực, tay phải chạm nhẹ vào khuỷu tay của người ngồi phía trước để truyền lời nguyện của thầy cúng tới tất cả các thành viên Khi cúng xong, thầy cúng cầm cuộn chỉ đã được chia thành nhiều đoạn buộc chỉ, đọc lời cầu phúc cho mọi người và phân phát cho người lớn, người cao tuổi để tiến hành buộc chỉ cổ tay cầu phúc, cầu an cho các con, cháu và khách tham dự lễ Những người khác cũng lấy chỉ trên mâm cúng và buộc cho người khác để cầu phúc cho nhau. Theo quan niệm của người Lào chúng tôi, để những lời cầu chúc có hiệu nghiệm, người được buộc phải để sợi chỉ trên tay trong ít nhất ba ngày, không được tháo chỉ vì bất cứ lý do nào
Trải qua nhiều thập kỷ, người dân Lào vẫn giữ nguyên vẹn lễ buộc chỉ cổ tay vào các dịp đầu năm mới, cưới hỏi, ma chay Ðây là lễ tục tâm linh mang đậm bản sắc dân tộc của người Lào, vì thế hiện nay chúng tôi vẫn bảo tồn, giữ gìn trong thời kỳ hội nhập văn hóa như hiện nay
2 Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài vào văn hóa Lào.
Đất nước Lào đất rộng, dân không đông lại gồm nhiều dân tộc, bộ tộc Tuy cùng sinh sống bằng nghề nông nhưng trình độ sản xuất không đồng đều nên phong tục tập quán ở mỗi miền có sự khác biệt Vì thế mà phong tục tập quán ở Lào rất đa dạng thể hiện rõ trình độ sản xuất sinh hoạt của mỗi nhóm dân tộc, bộ tộc Đặc biệt sự tiếp thu rõ rệt nhất từ nước ngoài vào văn hóa Lào là về ẩm thực
Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Thái Lan: cay, chua và ngọt Tuy nhiên, khi về tới Lào, các món ăn được chế biến sao cho phù hợp với khẩu vị của mình
Người Lào rất hay dụng các gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay Vị chính trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt
Trang 5Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế, ớt hầm,
ớt luộc … Vì người Lào lao động chân tay là chủ yếu, nên ăn ớt cay để kích thích vị giác, ăn sẽ ngon hơn Món ăn tiêu biểu của người Lào là sự pha trộn giữa cay và ngọt
Lào học hỏi món nộm đu đủ của Thái về với Lào, món ăn này gọi là Tam Maak Hung hay có cái tên thuần Việt hơn là nộm đu đủ đây là món ăn đặc trưng của Lào, xuất hiện trong các bữa cơm của người dân bản xứ nơi đây cũng như bày bán rất nhiều trên đường phố Đi qua bất cứ khu phố ẩm thực nào bạn cũng
có thể tìm thấy món ăn bình dân nhưng vô cùng hấp dẫn này Tam Mak Hoong
vị sựt sựt của đu đủ, chút chua của cà chua, giòn của cả phát, vị cay của ớt và đặc biệt là hương vị mắm cá vô cùng đặc biệt Ăn kèm thêm cùng đồ nướng hay cơm nếp thì thực sự quá tuyệt vời Món gỏi này được người Lào còn thường dùng trong những dịp đặc biệt như lễ, Tết
Những món ăn, gia vị của Thái Lan đã được người Lào kết hợp với các món ăn mang đậm phong cách của quê hương mình Điều này tạo nên sự vận động phát triển ẩm thực văn hóa của quốc gia Lào
3 Sự biến đổi môi trường ở đất nước Lào
Rừng cũng là một nguồn thực phẩm hoang dã quan trọng, thuốc chữa bệnh thảo dược và gỗ làm nhà, thậm chí vào những năm 90 tiếp tục là một kho dự trữ các sản phẩm thiên nhiên có giá trị cho tiêu dùng phi thương mại Kể từ giữa thập niên 80, việc khai thác gỗ thương mại rộng rãi cho thị trường xuất khẩu đã làm gián đoạn việc thu hái lâm sản truyền thống ở một số địa điểm và góp phần vào nạn phá rừng cực kỳ nhanh trong cả nước
Lào ngày càng gặp nhiều vấn đề về môi trường, với nạn phá rừng là một vấn đề đặc biệt quan trọng như mở rộng khai thác thương mại rừng, kế hoạch bổ sung các công trình thủy điện, nhu cầu nước ngoài cho động vật hoang dã và lâm sản ngoài gỗ cho thực phẩm và thuốc truyền thống và dân số tạo ra áp lực ngày càng tăng
3
Trang 6Vào những năm 1950, rừng chiếm 70% diện tích đất ở Lào Đến năm 1992, theo ước tính của chính phủ, diện tích rừng đã giảm gần 1/3, chỉ còn 47% tổng diện tích đất
Hoạt động săn bắt động vật hoang dã kiểu tận diệt của người dân địa phương đã trở thành vấn nạn đáng lo ngại, đe dọa các quần thể động vật rừng, thủy sản trước nguy cơ tuyệt chủng
Chỉ riêng tại vườn quốc gia Nam Et – Phouleuy ở tỉnh Hua Phan, miền Bắc Lào, là nơi hay xảy ra các vụ săn bắt thú rừng trái phép trong phạm vi bảo tồn, thu giữ hàng trăm vũ khí, công cụ săn bắt, chủ yếu là súng
Môi trường hiện nay tại Lào đang bị hủy hoại nghiêm trọng, chính phủ Lào Lào đang có những hành động tập trung cải thiện việc quản lý và sử dụng tài nguyên nước có lợi ích, trong lĩnh vực sinh hoạt, canh tác và đánh bắt thủy sản Các nguồn nước tự nhiên cũng sẽ được bảo vệ chặt chẽ hơn, bao gồm nước đầu nguồn rừng, sông ngòi…
Về vấn đề quản lý đất đai, Lào đặt mục tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho 1,6 triệu thửa đất, 200.000 ha cây trồng và phục hồi 1,8 triệu ha rừng Tăng trưởng xanh và các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu là mục tiêu của chính phủ trong kế hoạch bảo vệ môi trường Kế hoạch này liên quan đến một nghiên cứu khả thi về việc giảm thiểu khí nhà kính để hỗ trợ cho Kế hoạch Không phát thải ròng 2050
4 Kể về trải nghiệm về khoảng thời gian trước khi anh/ chị sang học ở Việt Nam và khoảng thời gian ban đầu anh/ chị học tập và sống ở Việt Nam
Trước khi sang Việt Nam tôi làm ở Ban chỉ huy quân sự huyện Viêng Thong hành chính Công việc của tôi là một người bộ đội, chỉ đạo trực tiếp công tác quốc phòng, quân sự địa phương trên địa bàn và trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng vũ trang địa phương trên các mặt xây dựng và hoạt động tác chiến Tôi cảm thấy rất tự hào khi mình được đứng trong hàng ngũ quân đội của đất nước Tôi đã có gia đình, đã làm trong ngành này 6 năm
Trang 7Theo Nghị quyết IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và hướng tới hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng, Chính phủ Lào luôn coi việc đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu Đi đôi với phát triển đào tạo nguồn nhân lực ở trong nước, Lào còn nhấn mạnh đến việc phát triển chiều sâu cả về lượng và chất việc đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài.10 năm trở lại đây, số người Lào đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài không ngừng gia tăng Và do còn là chiến sĩ trẻ, nên tôi được các cán bộ lãnh đạo cấp cao cử sang Việt Nam học tập
Và khi sinh viên Lào đi học đại học tại Việt Nam đều phải qua một năm học tiếng Việt tại trường Hữu nghị T78 ở Sơn Tây Thời gian học tập tại mái trường tôi đã được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Việt, trao đổi ngôn ngữ và văn hóa, góp phần nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt, từ đó tôi cảm thấy rất yêu quý các bạn Việt Nam và Lào
Sống xa nhà, xa quê hương như tôi đã nhận được sự quan tâm sâu sắc không chỉ của Đảng, Chính phủ hai nước mà tôi còn nhận được sự quan tâm của chính quyền các địa phương, các tổ chức đoàn thể của Việt Nam Tôi cảm thấy rất may mắn về điều đó Thời gian vừa qua, được học tập tại Học viện Báo chí tôi cảm thấy rất vui vì được sự giúp đỡ, dạy kiến thức từ các thầy cô giáo của khoa mình đang theo học
Sống tại Việt Nam lúc đầu tôi còn chưa quen khi phải xa gia đình một thời gian khá lâu, tuy nhiên việc xa gia đình giúp tôi tiếp thu thêm kiến thức để sau khi kết thúc chương trình học mang kiến thức về phục vụ quê hương
Cuộc sống ở kí túc xá Học viện tôi được sự giúp đỡ của các ban quản lý kí túc xá, tôi cảm thấy rất thoải mái Tôi cảm ơn Đảng và Nhà nước Việt Nam
5 Viết về sự đô thị hóa hoặc một trong các hiện tượng nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở đất nước của bạn
Đô thị hóa được hiểu là quá trình kinh tế- xã hội biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của cư dân đô thị Quá trình này bao gồm sự thay
5
Trang 8đổi về lực lượng sản xuất, trước hết là sự phân bổ dân cư, trong kết cấu nghề nghiệp, xã hội,…Đó là quá trình tập trung tăng cường phân hóa các hoạt động
đô thị và nâng cao tỷ lệ dân thành thị trên các quốc gia toàn thế giới Và đất nước Lào của tôi cũng đang nằm trong quá trình đô thị hóa
Tính đến thời điểm hiện tại, dân cư đô thị tăng lên một cách nhanh chóng Dân số hiện tại của Lào là 7.374.378 người vào ngày 13/06/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Dân số Lào hiện chiếm 0,09% dân số thế giới Lào đang đứng thứ 105 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Mật độ dân số của Lào là 32 người/km2 Với tổng diện tích đất là 230.612 km2 36,29% dân số sống ở thành thị (2.640.299 người vào năm 2019)
Độ tuổi trung bình ở Lào là 24,7 tuổi Quá trình đô thị hóa làm cho dân cư đô thị gia tăng không ngừng
Trong năm 2021, dân số của Lào dự kiến sẽ tăng 103.802 người và đạt 7.430.610 người vào đầu năm 2022 Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 117.332 người Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ giảm -13.530 người Điều đó
có nghĩa là số người chuyển đến Lào để định cư sẽ ít hơn so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác
Quá trình đô thị hóa làm cho dân cư tập trung đông đúc tại các thành phố lớn của Lào Lãnh thổ đô thị tại Lào còn tăng nhanh hơn cả dân số Lối sống đô thị ngày càng được phổ biến
Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, lối sống thành thị ngày càng được phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng lớn đến cư dân Lối sống của người dân nông thôn đang có sự thay đổi, giống với lối sống thành thị Nguyên nhân là do sự phát triển của thông tin đại chúng làm cho lối sống đô thị ngày càng phổ biến hơn
Trang 9TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO PHẦN 2
( PHẦN VIẾT )
Đề tài:
TÓM TẮT 4 BÀI ĐỌC VÀ VIẾT 4 BÀI VĂN
THEO 4 CHỦ ĐỀ
Trang 10MỤC LỤC
II CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT 1 Bài 1: HỘI NHẬP VĂN HÓA: LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM 1 Bài 2: LOÀI NGƯỜI TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VẺ MÔI TRƯỜNG 1 Bài 3: TOÁN CẦU HÓA LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU 2 Bài 4: DI DÂN TỪ NÔNG THÔN VÀO ĐÔ THỊ - HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 3 Chủ đề 1: Viết về cảm nhận của anh/ chị về Hà Nội 3 Chủ đề 2: Viết về du lịch và tiềm năng du lịch của quốc gia Lào 4 Chủ đề 3: Tầm quan trọng của sông MeKong trong cuộc sống và sự phát triển của người dân Lào 6 Chủ đề 4: Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đã tác động đến quốc gia Lào như thế nào? 7
Trang 11II CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT
Bài 1: HỘI NHẬP VĂN HÓA: LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM
Văn hóa không chỉ bao gồm những hoạt động văn hóa nghệ thuật mà còn bao gồm những tri thức, hệ giá trị và phong cách sống của một cộng, đồng dân
cư hay một dân tộc
Theo dòng chảy thời gian, hội nhập quốc tế về văn hóa xuất phát từ sự giao lưu văn hóa mà lợi ích là làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đây phát triển của mỗi nền văn hóa nói riêng và của cả xã hội nói chung Mục tiêu hội nhập quốc tế về văn hóa bao gồm hai quá trình song song: Thứ nhất, tham gia sâu rộng vào các cơ chế hợp tác đa phương và tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa; tiến hành quảng bá, giới thiệu cái hay, cái đẹp, cái đặc biệt của nền văn hóa dân tộc; Thứ hai, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, bao gồm cả những tri thức về khoa học, những ý tưởng về văn hóa và giáo dụ, những kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển, từ đó góp phần phát triển đất nước
Có thể nói hội nhập quốc tế về văn hóa liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân, và gắn liền với các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế Hội nhập quốc tế về văn hóa cần phải lấy con người làm trung tâm, do toàn dân thực hiện, phục vụ lợi ích của nhân dân và góp phần xây dựng con người có văn hóa
Bài 2: LOÀI NGƯỜI TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VẺ MÔI TRƯỜNG
Trong bản báo cáo “Môi trường toàn cầu : Vì sự phát triển (GEO-4)”, Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết các nguy cơ chính đe doạ hành tinh chúng ta như biến đổi khí hậu, tốc độ tuyệt chủng của các loài và thách thức của việc cung cấp lương thực cho số dân cư đang ngày càng tăng chỉ là một số trong muôn vàn những vấn đề còn tồn tại, khiến loài người phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới Trong vòng 20 năm qua, cộng đồng thế giới đã cắt giảm 95% lượng chất hoá học gây thủng tầng ô zôn, đưa ra hiệp ước về cắt giảm lượng khí phát thải
1
Trang 12gây hiệu ứng nhà kính cùng với sáng kiến mua bán khí thải và thị trường mua bán khí thải; tăng diện tích đất liền được bảo vệ lên đến gần 12% diện tích Trái Đất
Theo các nhà nghiên cứu, nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì cuộc sống của con người vượt quá mức có sẵn hiện nay, nhu cầu môi trường của con người
là 21,9 héc ta/người trong khi năng lực sinh thái của Trái Đất chỉ có thể cung cấp trung bình 15,7 ha/người
Thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng không chỉ bao gồm biến đổi khí hậu, tỉ lệ tuyệt chủng và nghèo đói mà gồm cả những vấn đề do tăng dân số, tăng nhu cầu tiêu dùng của người giàu và sự tuyệt vọng của người nghèo gây ra Tương lai chung của chúng ta phụ thuộc vào hành động của chúng ta ngày hôm nay, chứ không phải là ngày mai hay một lúc nào đó trong tương lai
Bài 3: TOÁN CẦU HÓA LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU
Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ, mà trái lại, đã xuất hiện ở thế kỷ XV và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX
Một số học giả gọi toàn cầu hóa hiện nay là toàn câu hóa tư bản chủ Bởi lẽ quá trình đó chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nước tư bản chủ, đặc biệt là các nước tư bản lớn
Thông qua quá trình toàn cầu hóa, các nước phát triển phương Tây muốn bắt phần còn lại của thế giới không chỉ khuất phục về kinh tế, chính trị và quân
sự, mà còn muốn hạn chế tối đa nét đặc thù của văn hóa phi phương Tây, bởi theo họ, các nền văn hóa này không phù hợp, thậm chí còn xung đột với văn hóa
và văn minh phương Tây Báo cáo phát triển người của UNDP năm 1999 đã phác họa một bức tranh khá không bình đẳng giữa các nước, cũng như giữa những tầng lớp người khác nhau
Toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ
sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ
Xét một cách đại thể, các nước phát triển hơn về kinh tế, giàu có hơn sẽ được chia sẻ cơ hội nhiều hơn các nước nghèo Điều đó cũng có nghĩa là, toàn